DANH MỤC VIẾT TẮT
AIDS
Acquired Immune Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
ARV
Anti RetroVirus
(Thuốc kháng virus)
BN
Bệnh nhân
BYT
Bộ Y tế
CBYT
Cán bộ y tế
CTV
Cộng tác viên
ĐTNC
Đối tƣợng nghiên cứu
GMD
Gái mại dâm
HIV
Human Immunodeficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời)
NCC
Nguy cơ cao
NCMT
Nghiện chích ma túy
NTCH
Nhiễm trùng cơ hội
PKNT
Phòng khám ngoại trú
PTTH
Phổ thông trung học
QHTD
Quan hệ tình dục
TCMT
Tiêm chích ma túy
THCS
Trung học cơ sở
TP
Thành phố
TT
Trung tâm
TTYT
Trung tâm Y tế
UNAIDS
Chƣơng trình phối hợp phòng, chống
HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc.
WHO
World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)
MỤC LỤC
Mục lục Trang
Những chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU…………………………………………………………………………………………………..2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………..
3
1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS và công tác chăm sóc điều trị trên thế giới …………….
3
1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS và công tác chăm sóc điều trị tại Việt Nam …………..
4
1.3. Tình hình dịch HIV/AIDS và công tác chăm sóc điều trị tại Hà Nội ……………….
6
1.4. Tình hình dịch HIV/AIDS và công tác chăm sóc điều trị tại Trung Tâm y tế
Huyện Từ Liêm ………………………………………………………………………………………………
7
1.5. Một số khái niệm
………………………………………………………………………………………
8
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………
12
2.1. Địa điểm, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu………………………………………………
12
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………………….
12
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu……………………………………………………………………………
12
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………………………
12
2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ………………………………………………………………………………..
12
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
………………………………………………………………………….
13
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
………………………………………………………………………………
13
2.3.2. Cỡ mẫu ……………………………………………………………………………………………….
13
2.3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
…………………………………………………………………………
13
2.3.4. Công cụ thu thập số liệu
……………………………………………………………………….
13
2.3.5. Kỹ thuật thu thâp số liệu ……………………………………………………………………….
13
2.3.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu
…………………………………………………………………
13
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
………………………………………………………………………..
14
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………………..
14
2.6. Hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………………………………..
14
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
………………………………………………………….
15
3.1. Kiến thức và thực hành điều trị ARV của ngƣời nhiễm HIV. ……………………….
15
3.1.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ……………………………………………….
15
3.1.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV ………………………………………………………..
18
3.1.3. Thực hành điều trị ARV
………………………………………………………………………..
22
3.2. Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ của ngƣời thân, đồng đẳng viên, CTV
……………….
24
Chƣơng 4: BÀN LUẬN
………………………………………………………………………………..
27
4.1. Kiến thức và thực hành điều trị ARV của ngƣời nhiễm ……………………………….
27
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học và các thông tin chung của ĐTNC
……….
27
4.1.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV
……………………..
28
4.1.3. Thực hành điều trị ARV……………………………………………………………………….30
4.2. Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ của ngƣời thân, đồng đẳng viên, CTV
……………….
31
4.3. Công tác chăm sóc và điều trị cho ngƣời nhiễm………………………………………….32
4.4. Ý nghĩa của nghiên cứu
……………………………………………………………………………
33
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………
34
1. Kiến thức, thực hành của ngƣời nhiễm HIV/AIDS trong điều trị ARV tại TTYT
huyện Từ Liêm năm 2012 ………………………………………………………………………………
34
2. Hoạt động hỗ trợ chăm sóc của ngƣời thân, đồng đẳng viên, CTV.
………………….
34
KHUYẾN NGHỊ
………………………………………………………………………………………….
36
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Phiếu phỏng vấn ngƣời đang điều trị ARV
Phụ lục 2 : Quy trình chuẩn bị sẵn sàng điều trị ARV cho ngƣời nhiễm HIV
Phụ lục 3 : Quy trình quản lý ngƣời nhiễm HIV/AIDS tại cơ sở chăm sóc và điều trị
Phụ lục 4: Danh sách bệnh nhân tham gia phỏng vấn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Trang
Bảng 1: Giới tính, tuổi và trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu……….
15
Bảng 2: Nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu……………………………………..
16
Bảng 3: Số buổi tham gia tập huấn của đối tƣợng nghiên cứu ……………………………….
17
Bảng 4: Nội dung tập huấn trƣớc điều trị ARV ……………………………………………………
17
Bảng 5: Kiến thức về điều trị thuốc ARV
……………………………………………………………
18
Bảng 6: Kiến thức về thời gian điều trị và cách uống thuốc ARV ………………………….
18
Bảng 7: Kiến thức về tác dụng phụ thuốc ARV……………………………………………………
19
Bảng 8: Kiến thức về tuân thủ điều trị ………………………………………………………………..
20
Bảng 9: Kiến thức về không tuân thủ điều trị ………………………………………………………
20
Bảng 10: Kiến thức về uống bù thuốc khi quên và các biện pháp hỗ trợ ……………….
21
Bảng 11: Kiến thức chung về tuân thủ điều trị ARV
…………………………………………….
21
Bảng 12: Số lần uống thuốc và khoảng cách uống thuốc ………………………………………
22
Bảng 13: Xử lý khi gặp tác dụng phụ của thuốc ARV ………………………………………….
23
Bảng 14: Quên thuốc trong tháng ………………………………………………………………………
23
Bảng 15: Số lần quên thuốc trong tháng ……………………………………………………………..
23
Bảng 16: Lý do quên thuốc và xử lý khi quên thuốc…………………………………
24
Bảng 17: Hoạt động hỗ trợ chăm sóc của ngƣời thân
……………………………………………
25
Bảng 18: Đƣợc sự hỗ trợ bởi đồng đẳng viên…………………………………………..
25
Bảng 19: Hoạt động hỗ trợ chăm sóc, điều trị đƣợc cung cấp bởi đồng đẳng
viên…………………………………………………………………………………………………….
25
Bảng 20: Đƣợc sự hỗ trợ bởi cộng tác viên ………………………………………………………..
26
Bảng 21: Hoạt động hỗ trợ chăm sóc, điều trị cung cấp bởi cộng tác viên…..
26
Bảng 22: Tham gia câu lạc bộ ngƣời nhiễm HIV …………………………………………………
26
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Trang
Biểu đồ 1: Hệ thống chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam…………..
5
Biểu đồ 2: Số bệnh nhân ngƣời lớn điều trị ARV qua các năm…………………
6
Biểu đồ 3: Phân bố tỷ lệ nhiễm HIV theo đƣờng lây……………………………….
7
Biểu đồ 4: Chăm sóc và điều trị ARV tại TTYT huyện Từ Liêm………………
8
Biểu đồ 5: Tình trạng hôn nhân…………………………………………………………….
16
Biểu đồ 6: Lý do nhiễm……………………………………………………………………….
17
Biểu đồ 7: Kiến thức về hậu quả của không tuân thủ điều trị……………………
20
Biểu đồ 8: Các biện pháp nhắc nhở uống thuốc………………………………………
22
Biểu đồ 9: Các tác dụng phụ gặp phải trong tháng………………………………….
22
Biểu đồ 10: Các đối tƣợng chăm sóc, hỗ trợ cho ngƣời nhiễm………………….
24
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau hơn 30 năm kể từ khi HIV (virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở
ngƣời) đƣợc phát hiện tại Mỹ năm 1981, đến nay nhiễm HIV/AIDS đã lan khắp
toàn cầu và phát triển với tốc độ nhanh hơn mọi dự báo trƣớc đây của tổ chức Y tế
Thế giới (WHO)[14]. Theo WHO và UNAIDS, chỉ tính riêng trong năm 2011 đã có
2,2 triệu ngƣời mới bị nhiễm HIV và 1,7 triệu ngƣời chết vì AIDS [16], còn theo số
liệu của Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, tính đến 31/3/2012, số trƣờng hợp
nhiễm HIV hiện còn sống là 201.134 trƣờng hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống
là 57.733 và 61.579 trƣờng hợp tử vong do AIDS [14].
Đến nay vẫn chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thuốc ức chế sự nhân lên
của virus nhằm kéo dài cuộc sống của ngƣời nhiễm HIV. Theo WHO dự báo đến năm
2015 cũng chƣa có vacxin có hiệu quả đƣa vào sử dụng [6].
Tuy nhiên điều trị kháng RertoVirus (ARV) là điều trị phức tạp, cần phải
uống thuốc đầy đủ đúng giờ (tuân thủ điều trị) để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh
kháng thuốc. Khi điều trị ARV phải theo dõi tác dụng phụ, thất bại điều trị, thay đổi
phác đồ và hội chứng phục hồi miễn dịch. Do đó, chăm sóc hỗ trợ điều trị phải toàn
diện bao gồm quản lý lâm sàng, tƣ vấn, hỗ trợ tâm lý xã hội, chăm sóc giai đoạn
cuối đời, dự phòng lây nhiễm HIV. Để đáp ứng nhu cầu đó, mạng lƣới chăm sóc hỗ
trợ điều trị HIV/AIDS từ trung ƣơng tới địa phƣơng đƣợc thành lập. Hoạt động điều
trị ARV phần lớn đƣợc thực hiện tại các phòng khám ngoại trú (PKNT), việc chăm
sóc và hỗ trợ tuân thủ điều trị cho ngƣời nhiễm đƣợc thực hiện tại PKNT và cộng
đồng.
Năm 2000, Bộ Y tế (BYT) đã ban hành hƣớng dẫn quốc gia về chẩn đoán và
điều trị HIV/AIDS, đƣợc bổ sung chỉnh sửa vào năm 2005 và 2009, đồng thời phân
cấp điều trị bằng việc thiết lập các PKNT tại hầu hết các tỉnh. Ngƣời nhiễm
HIV/AIDS có thể đăng ký để đƣợc chăm sóc và điều trị miễn phí tại một trong
những phòng khám này.
Hà Nội là một trong 10 tỉnh/thành phố (TP) có số ngƣời nhiễm HIV cao nhất
trên toàn quốc, tính đến 30/3/2012 số ngƣời nhiễm HIV lũy tích là 23.412 ngƣời, số
ngƣời nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 8.855 ngƣời và số ngƣời nhiễm
2
HIV/AIDS đã tử vong là 3.594 ngƣời. Do sự tăng nhanh cả về số ngƣời nhiễm HIV
lẫn ngƣời nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS nên công tác chăm sóc và điều
trị cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS đã, đang và tiếp tục là vấn đề cấp bách trong thời
gian tới.
Theo thống kê của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hà Nội,
Từ Liêm là huyện có số ngƣời nhiễm cao trong 5 năm trở lại đây. Tính đến
30.3.2012 số ngƣời nhiễm HIV ghi nhận đƣợc trên địa bàn toàn huyện là 1.204
ngƣời, trong đó số trƣờng hợp đã chuyển sang AIDS là 622 và luỹ tích số chết do
AIDS là 320 ngƣời.
Với mục tiêu tăng cƣờng hệ thống hỗ trợ, chăm sóc nhằm nâng cao chất
lƣợng cuộc sống cho ngƣời nhiễm HIV, góp phần làm giảm tác động của
HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế, xã hội và ngăn chặn sự lây nhiễm HIV trong
cộng đồng. Năm 2006 Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Từ Liêm đã triển khai chƣơng
trình điều trị ARV cho ngƣời nhiễm HIV.
Với mong muốn đánh giá để tìm hiểu các hoạt động của PKNT bao gồm: hoạt
động của nhóm cộng tác viên, đồng đẳng viên và kiến thức, thực hành của ngƣời
nhiễm HIV trên địa bàn huyện chúng tôi thực hiện đề tài:
“ Kiến thức, thực hành trong điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS và
một số hoạt động hỗ trợ của cộng đồng tại TTYT Huyện Từ Liêm, Hà Nội”
Với 2 mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức, thực hành của người nhiễm HIV/AIDS trong điều trị
ARV tại TTYT Huyện Từ Liêm, TP Hà Nội năm 2012.
2. Mô tả một số hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh
nhân HIV/AIDS dựa vào người thân, đồng đẳng viên, cộng tác viên tại
TTYT Huyện Từ Liêm, TP Hà Nội năm 2012.
3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS và công tác chăm sóc điều trị trên thế giới
Kể từ ca nhiễm HIV đƣợc phát hiện đầu tiên vào năm 1981 tại Mỹ, đại dịch
HIV đã lan ra hầu hết các nƣớc trên thế giới, tác hại của dịch HIV/AIDS không chỉ
gây ra cho các nhóm nguy cơ cao (NCC) mà còn đang tiếp tục gây ra cho nhóm
ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhƣ phụ nữ và trẻ em. Theo thống kê của WHO và chƣơng
trình phối hợp Liên hợp quốc về phòng, chống HIV/AIDS (UNAIDS) đến tháng
12/2008 toàn thế giới có khoảng 33,4 triệu ngƣời hiện đang bị nhiễm HIV, trong đó
số ca nhiễm mới của năm 2008 là 2,7 triệu ngƣời và 2 triệu ngƣời chết liên quan
đến HIV/AIDS [14].
Sau 25 năm kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên tại Đông Nam Á, dịch HIV đã lan
rộng, xấp xỉ có khoảng 3,5 triệu ngƣời đang sống chung với HIV. Chỉ tính riêng
trong năm 2008 có khoảng 200.000 trƣờng hợp nhiễm mới và 230.000 ngƣời chết
liên quan đến HIV [15].
Mỗi ngày trên thế giới có hơn 6.800 ngƣời bị nhiễm HIV và hơn 5.700 ngƣời
chết liên quan đến HIV. Nguyên nhân chính là do họ không đƣợc tiếp cận với các
dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị phòng ngừa nhiễm HIV. Tính đến 12/2007 có
khoảng 3 triệu ngƣời nhiễm HIV ở các nƣớc có thu nhập trung bình và thấp đƣợc
nhận thuốc điều trị ARV chiếm 31% số ngƣời cần đƣợc điều trị [17].
Tại Đông Nam Á số lƣợng ngƣời nhiễm HIV nhận đƣợc điều trị HIV tăng gấp
8 lần từ năm 2003 (55.000 ngƣời) đến năm 2008 (443.000 ngƣời). Tính đến
12/2008 có khoảng 1.453 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị ARV
(88% là các cở sở nhà nƣớc). Trong số những ngƣời nhận đƣợc dịch vụ chăm sóc và
điều trị ARV có khoảng 39% là phụ nữ (25% ở Indonesia; 52% ở Bhutan) [7].
Một nghiên cứu trƣờng hợp đƣợc tiến hành ở Epiopia (11/2008), Ấn Độ
(2/2009) và Guyana (8/2009) để tìm hiểu kinh nghiệm trong việc giám sát, hỗ trợ
bệnh nhân (BN), với mục đích chính là xác định việc thực hành cũng nhƣ quản lý
BN trong công tác hỗ trợ chăm sóc và điều trị ngƣời nhiễm HIV. Epiopia bắt đầu
điều trị ARV từ năm 2003 và điều trị miễn phí vào 1/2005; đến 10/2008: 295.401
ngƣời lớn và trẻ em đƣợc nhận chăm sóc toàn diện, 165.766 ngƣời đƣợc điều trị
4
ARV tại 353 cơ sở y tế. Tại Guyana BN đƣợc điều trị đầu tiên vào năm 2002; đến
6/2009 có 2.648 ngƣời đã đƣợc tiếp cận điều trị ARV. Ấn Độ bắt đầu chƣơng trình
điều trị ARV miễn phí vào năm 2004 tại 8 bệnh viện công. Tính đến tháng 12/2008
có 611.754 ngƣời bao gồm cả ngƣời lớn và trẻ em đƣợc chăm sóc toàn diện và
280.539 ngƣời đã đƣợc nhận điều trị ARV. Số ngƣời hiện còn sống và nhận thuốc
điều trị ARV tại Ấn Độ là 193.795 ngƣời [7].
Những kinh nghiệm của Ấn Độ, Epiopia, Guyana cho thấy vấn đề cốt lõi trong
việc chăm sóc, điều trị BN là phải xây dựng đƣợc hệ thống giám sát BN, sự kỳ thị,
chi phí, thiếu hiểu biết về điều trị ARV là một trong những rào cản để ngƣời nhiễm
HIV tiếp cận với các dịch vụ y tế [7].
1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS và công tác chăm sóc điều trị tại Việt Nam
Trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam đƣợc phát hiện vào tháng 12 năm
1990 tại TP Hồ chí Minh. Năm 1993 dịch bắt đầu bùng nổ trong nhóm nghiện
chích ma túy (NCMT) tại TP Hồ Chí Minh. Chỉ 5 năm sau ca nhiễm HIV đầu tiên
dịch đã lan tràn trên phạm vi cả nƣớc. Tính đến ngày 30/9/2010 toàn quốc có
180.312 ngƣời nhiễm HIV hiện còn sống, 42.339 bệnh nhân AIDS hiện còn sống,
48.368 ngƣời nhiễm HIV tử vong, tính theo dân số tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV đƣợc
phát hiện chiếm 0,26% dân số. Cho đến nay, đã có 100% số tỉnh, thành phố, 97,8%
số quận/huyện và trên 74% số xã/phƣờng báo cáo có ngƣời nhiễm HIV/AIDS [5].
Trong năm 2009, phân bố các trƣờng hợp nhiễm HIV vẫn chủ yếu tập trung ở
nhóm tuổi từ 20-39 tuổi (chiếm 80% số trƣờng hợp phát hiện nhiễm HIV). Những
năm gần đây, tỷ lệ nhiễm HIV phân theo nhóm tuổi có xu hƣớng chuyển dịch từ
nhóm tuổi 20-29 sang nhóm tuổi 30-39. Tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV trong nhóm tuổi từ
20-29 tuổi giảm từ 52,7% năm 2006 xuống còn 45,4% năm 2009 và tỷ lệ ngƣời
nhiễm HIV trong nhóm tuổi 30-39 tuổi tăng từ 30% năm 2006 lên 39.7% năm 2009
[5].
Một số đặc điểm về tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay:
– Dịch HIV/AIDS có chiều hƣớng gia tăng.
– Hình thái lây nhiễm HIV chủ yếu qua tiêm chích ma túy.
5
– Dịch HIV đã có dấu hiệu lan ra cộng đồng: biểu hiện qua tỷ lệ nhiễm
HIV/AIDS trong nhóm phụ nữ mang thai và nhóm thanh niên khám tuyển
nghĩa vụ quân sự.
– Đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam đa dạng, có ở mọi địa phƣơng và
diễn biến phức tạp.
Tại Việt Nam, năm 1995 chúng ta bắt đầu điều trị thuốc ARV cho ngƣời
nhiễm HIV/AIDS. Từ năm 1995 đến năm 2003, mỗi năm chỉ có 50 BN đƣợc tiếp
cận với thuốc điều trị ARV. Năm 2004, con số này tăng lên 500 BN, năm 2005 là
3.400 BN, đến năm 2006 số BN điều trị là 7.818 BN [5] .
Biểu đồ 1: Hệ thống chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam
(Nguồn: Cục phòng, chống HIV/AIDS)
Tại mỗi tuyến lại có nhiều mô hình khác nhau tùy thuộc vào vị trí đặt PKNT
nhƣ: PKNT đặt tại Bệnh viện tỉnh/TP hoặc quận/huyện, PKNT đặt tại TTYT
quận/huyện, PKNT đặt tại trung tâm 05-06, PKNT độc lập…Tại PKNT, họ đƣợc
cung cấp các dịch vụ khám và chăm sóc sức khỏe nói chung, phát hiện và điều trị
nhiễm trùng cơ hội (NTCH), tƣ vấn và điều trị ARV.
TUYẾN TRUNG
ƢƠNG
TTPC HIV/AIDS
tỉnh/TP
Khoa AIDS
TTYTDP huyện
BỘ Y TẾ
CỤC PHÕNG, CHỐNG
HIV/AIDS
– 3 Trung tâm điều trị HIV/AIDS
– 5 – 7 Bệnh viện vệ tinh
Trạm y tế xã, mạng lƣới cộng tác
viên PC HIV/AIDS thôn/ bản
PKNT hoặc khoa lây- Bệnh viên
huyện
Khoa HIV/AIDS hoặc phòng điều
trị HIV/AIDS thuộc khoa truyền
nhiễm- BV đa khoa
Hỗ trợ của
các tổ
chức phi
chính phủ,
các tổ
chức quốc
tế, doanh
nghiệp và
hệ thống y
tế tƣ nhân,
tổ chức
ngƣời
nhiễm
HIV/AIDS
Y tế
Bộ
công
an:
trƣờng
trại
05, 06
6
Với nỗ lực của Chính phủ và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, số ngƣời
nhiễm HIV đƣợc điều trị bằng thuốc ARV liên tục tăng trong những năm gần đây.
Tính đến 30/6/2010 có 43.871 ngƣời nhiễm đang điều trị bằng thuốc kháng HIV,
trong đó có 41.527 ngƣời lớn và 2.344 trẻ em đang đƣợc điều trị, tăng gấp 5,3 lần so
với năm 2006 và 2,7 lần so với năm 2007 [5].
Biểu đồ 2: Số bệnh nhân ngƣời lớn đang điều trị ARV qua các năm
Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS [5]
1.3. Tình hình dịch HIV/AIDS và công tác chăm sóc điều trị tại Hà Nội
Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nƣớc; diện tích 3.344
km2; dân số 6.533.938 ngƣời; có 10 quận nội thành, 18 huyện ngoại thành, 1 thị xã
và 577 xã/phƣờng/thị trấn. Ca nhiễm HIV đầu tiên đƣợc phát hiện vào năm 1993,
đến nay lũy tích phát hiện số ngƣời nhiễm HIV tính đến 30/12/2011 là 23.197
ngƣời, số chuyển sang HIV/AIDS còn sống là 19.521 BN, số tử vong do HIV là
3.676 ngƣời. Gần 90% số ngƣời nhiễm tập trung ở 12 quận huyện Hà Nội cũ,
466/577 xã/phƣờng (80,6%) đã phát hiện có ngƣời nhiễm [12].
Đa số các trƣờng hợp nhiễm HIV ở Hà Nội là nam giới (chiếm 83,36%) cao
gấp 5 lần so với nữ giới (15,65%). Dịch HIV tại Hà Nội chủ yếu tập trung trong
nhóm NCC nhƣ: NCMT (68,45%), gái mại dâm (GMD) (8,81%). Nhóm tuổi có
ngƣời nhiễm cao nhất vẫn là độ tuổi từ 20-39 tuổi chiếm 87,23% [12].
500
2670
7818
15273
25597
36008
41527
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
45000
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tháng
6/2010
7
Năm 1996 Hà Nội đã triển khai chƣơng trình quản lý, tƣ vấn, chăm sóc cho
ngƣời nhiễm HIV bao gồm cả chăm sóc và điều trị nội, ngoại trú; đến năm 2001 thì
triển khai phòng chăm sóc, điều trị ngoại trú tại khoa truyền nhiễm của các TTYT
quận/huyện chủ yếu là điều trị các NTCH và bƣớc đầu tiếp cận điều trị ARV. Tính
đến 12/2011 lũy tích số ngƣời nhiễm HIV đăng ký điều trị tại PKNT là 9.811 ngƣời;
lũy tích số bệnh nhân AIDS đƣợc điều trị ARV là 4.867 ngƣời (năm 2010 số bệnh
nhân AIDS điều trị mới là 1.411 ngƣời); số BN hiện đang điều trị ARV là 4.417
ngƣời trong đó có 450 BN đang điều trị tại các Trung tâm lao động xã hội [12].
1.4. Tình hình dịch HIV/AIDS và công tác chăm sóc điều trị tại Trung Tâm y
tế Huyện Từ Liêm
*/Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Huyện Từ Liêm – Hà Nội (địa bàn nghiên cứu):
Tính đến 31.3.2012 luỹ tích số trƣờng hợp nhiễm HIV đƣợc phát hiện là 1.204
ngƣời, trong đó số trƣờng hợp đã chuyển sang AIDS là 622 ngƣời, luỹ tích số chết
do AIDS: 320 ngƣời. 16/16 đơn vị đều có ngƣời nhiễm HIV. Trong số ngƣời nhiễm
HIV thì nam giới vẫn chiếm đa số 81,18%, nữ giới chỉ chiếm khoảng 18,82%.
Nhóm tuổi có ngƣời nhiễm HIV cao nhất là từ 20-34 tuổi chiếm 78,45% [11].
Cũng nhƣ TP Hà Nội, tỷ lệ nhiễm HIV tại Huyện Từ Liêm tập trung chủ yếu
tại các nhóm NCC nhƣ TCMT chiếm 71,10%, GMD chiếm 2,82% [11].
Biểu đồ 3: Phân bố tỷ lệ nhiễm HIV theo đƣờng lây
(Nguồn: Trung tâm y tế Từ Liêm – Hà Nội)
Thực hiện sự chỉ đạo của TT phòng chống HIV/AIDS Hà Nội tháng 6/2006
TTYT huyện Từ Liêm thành lập PKNT.
8
Biều đồ 4: Chăm sóc và điều trị ARV tại TTYT huyện Từ Liêm
Tại PKNT – TYYT Huyện Từ Liêm có: 01 bác sỹ, 1 dƣợc sỹ, 3 điều dƣỡng
thực hiện công tác tƣ vấn, chăm sóc và điều trị cho ngƣời nhiễm HIV và 01 cán bộ
phụ trách. Ngƣời nhiễm HIV đến PKNT đƣợc thực hiện tƣ vấn và điều trị theo 2
quy trình theo quyết định 2051/QĐ-BYT.
Từ năm 2006 đến nay PKNT đƣợc sự tài trợ của Quỹ toàn cầu trong công tác tƣ
vấn, chăm sóc, điều trị cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng, bao gồm cả điều
trị dự phòng và điều trị thuốc đặc hiệu. Do khuôn khổ, nguồn lực của đề tài nghiên
cứu, chúng tôi thực hiện đánh giá một số nội dung trong các hoạt động của PKNT
tại TTYT Huyện Từ Liêm. Nội dung đánh giá của đề tài nhằm trả lời cho các câu
hỏi:
– Công tác chăm sóc và điều trị cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS tại PKNT –
TTYT huyện Từ Liêm giai đoạn 2006 – 2011 diễn ra nhƣ thế nào?
– Hoạt động hỗ trợ chăm sóc và điều trị ngƣời nhiễm HIV dựa vào ngƣời thân,
đồng đẳng viên, cộng tác viên tại Huyện Từ Liêm ra sao?
– Với các hoạt động đó thì kiến thức, thực hành trong quá trình điều trị ARV
của ngƣời nhiễm HIV/AIDS tại Huyện Từ Liêm nhƣ thế nào?
1.5. Một số khái niệm
HIV là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ “Human Immunodeficiency Virus”
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời). Khi virus này vào máu, nó sẽ phá hủy dần
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Hà Nội
Trung tâm Y tế Huyện Từ Liêm
PKNT
Đồng đẳng
viên
Đối tƣợng
hƣởng lợi
CTV
xã/phƣờng
9
các tế bào miễn dịch, làm giảm khả năng đề kháng và chống trả bệnh tật của cơ thể
ngƣời [1].
AIDS là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ “Acquired Immune Deficiency
Syndrome” (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời) do HIV gây nên.
AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV, ở giai đoạn này hệ thống miễn
dịch của cơ thể đã suy yếu trầm trọng [1].
Người nhiễm HIV là ngƣời mang virus HIV trong máu, giai đoạn đầu không có
biểu hiện triệu chứng gì bên ngoài, chẩn đoán chủ yếu dựa vào xét nghiệm; họ có
thể truyền HIV cho ngƣời khác ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình nhiễm HIV [1].
Nhiễm HIV đƣợc chia làm 4 giai đoạn, phụ thuộc vào các bệnh lý liên quan
đến HIV nhƣ tình trạng sụt cân, các NTCH, các bệnh ác tính, mức độ hoạt động về
thể lực. Cụ thể nhƣ sau:
– Giai đoạn sơ nhiễm (Giai đoạn cửa sổ): Triệu chứng thô sơ, giống nhƣ biểu
hiện của các bệnh nhiễm các virus khác, thƣờng gặp là sốt, đau đầu mệt mỏi,
hạch sƣng ở vài nơi hoặc phát ban dạng sởi hoặc sẩn ngứa trên da. Tuy nhiên
các biểu hiện trên sẽ khỏi sau 7-10 ngày, xét nghiệm HIV vẫn có thể cho kết
quả âm tính.
– Giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng: Rất thƣờng gặp ở ngƣời nhiễm
HIV, họ không có biểu hiện bệnh tật ra bên ngoài nhƣng xét nghiệm HIV
thông thƣờng cho kết quả dƣơng tính. Giai đoạn này kéo dài từ 5-20 năm
hoặc lâu hơn tùy thuộc vào hành vi của ngƣời nhiễm HIV.
– Giai đoạn nhiễm HIV có các triệu chứng liên quan đến AIDS (giai đoạn cận
AIDS): không có biểu hiện đặc trƣng; Có thể gặp: sƣng hạch toàn thân dai
dẳng, sụt cận, sốt kéo dài trên 380C, tiêu chảy, mẩn ngứa dai dẳng.
– Giai đoạn AIDS: Có ít nhất 2 trong số các triệu chứng chính và 1 trong số
các triệu chứng phụ sau:
+ Triệu chứng chính: sụt cân trên 10% trọng lƣợng cơ thể, tiêu chảy kéo
dài trên 1 tháng, sốt kéo dài trên 1 tháng.
+ Triệu chứng phụ: Ho dai dẳng trên 1 tháng, nhiễm nấm Candida ở hầu
họng, nổi ban, mẩn ngứa toàn thân, nổi mụn rộp (Herpes, Zona), nổi
hạch nhiều nơi trên cơ thể.
10
Tư vấn HIV/AIDS là quá trình trao đổi, cung cấp các kiến thức, thông tin cần
thiết về phòng, chống HIV/AIDS giữa ngƣời tƣ vấn và ngƣời đƣợc tƣ vấn nhằm
giúp ngƣời đƣợc tƣ vấn tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan đến dự phòng
lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị ngƣời nhiễm HIV [1].
Số bệnh nhân AIDS đang được chăm sóc, điều trị tại cơ sở y tế là số BN có hồ
sơ đăng ký tại cơ sở, đang nhận các dịch vụ chăm sóc, điều trị bao gồm điều trị dự
phòng, chẩn đoán, điều trị NTCH, điều trị lao, điều trị ARV, tƣ vấn hỗ trợ, v.v…. Số
này sẽ bao gồm:
– Số bệnh nhân chƣa đƣợc điều trị ARV;
– Số bệnh nhân đang nhân điều trị ARV [2].
Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS là cơ sở y tế:
– Có các điều kiện trang thiết bị nhƣ đƣợc quy định trong Quyết định số
07/2007/QĐ-BYT về Chƣơng trình hành động quốc gia về chăm sóc, hỗ trợ
và điều trị cho ngƣời nhiễm HIV đến năm 2011 [3];
– Thực hiện các chức năng nhiệm vụ nhƣ đƣợc quy định trong quyết định số
2051/QĐ-BYT về Quy trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng virus HIV
và theo hƣớng dẫn Quốc gia về chẩn đoán và điều trị HIV theo Quyết định số
3003/QĐ-BYT [4].
Tiêu chuẩn tuân thủ và sẵn sàng điều trị thể hiện sự hiểu biết về HIV/AIDS,
điều trị bằng ARV, tầm quan trọng của tuân thủ điều trị, cách sử dụng thuốc, tác
dụng phụ thƣờng gặp, hƣớng xử lý. Thể hiện sự tuân thủ điều trị (tham gia tập huấn
đầy đủ, tái khám đúng hẹn, tuân thủ điều trị bằng dự phòng cotrimoxazole). Có kế
hoạch điều trị và hỗ trợ điều trị (lịch uống thuốc, các biện pháp nhắc nhở uống
thuốc, xác định ngƣời hỗ trợ tuân thủ điều trị) và ngƣời bệnh đồng ý và cam kết
tham gia điều trị [4].
Tuân thủ điều trị là uống đủ liều thuốc đƣợc chỉ định và uống đúng giờ. Tuân
thủ điều trị ARV là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự thành công của điều trị
và chống kháng thuốc [4].
11
Mục đích của điều trị ARV [2]:
– Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lƣợng virus trong máu ở mức thấp
nhất;
– Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh NTCH;
– Cải thiện chất lƣợng cuộc sống và tăng khả năng sống sót cho ngƣời bệnh.
Nguyên tắc điều trị ARV [2]:
– Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ về y
tế, tâm lý và xã hội cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS;
– Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và đƣợc chỉ định khi ngƣời bệnh
có đủ tiêu chuẩn lâm sàng /hoặc xét nghiệm và chứng tỏ đã sẵn sàng điều trị;
– Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Điều trị ARV là
điều trị suốt đời; ngƣời bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu
quả và tránh kháng thuốc;
– Ngƣời nhiễm HIV đƣợc điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp dự
phòng lây nhiễm virus cho ngƣời khác;
– Ngƣời nhiễm HIV đƣợc điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chƣa đƣợc hồi
phục cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh NTCH.
Các thuốc điều trị ARV [2]:
– Stavudin (d4T)
– Zidovuzine (AZT)
– Lamivudine (3TC)
– Nevizapine (NVP)
– Epavirenz (EFV)
Phác đồ điều trị bậc 1:
– Zidovuzine (AZT) + Lamivudine (3TC)
– Stavudin (d4T) + Lamivudine (3TC) + Nevizapine (NVP)
Chỉ định điều trị ARV [2]:
– Khi CD4 dƣới 200 trong 1ml máu;
– Hoặc CD4 dƣới 350 trong 1ml máu + bệnh ở giai đoạn lâm sàng 2,3;
– Hoặc bệnh ở giai đoạn lâm sàng 4 (không phụ thuộc vào số lƣợng tế bào CD4.
12
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Từ Liêm là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, gồm 15 xã và 1 thị
trấn. Tính đến 30/3/2012 dân số toàn huyện là 420.000 ngƣời, số ngƣời nhiễm HIV
ghi nhận đƣợc là 1204 ngƣời.
TTYT Từ Liêm là đơn vị sự nghiệp y tế, chịu sự chỉ đạo toàn diện của Sở y
tế và quản lý nhà nƣớc trên địa bàn huyện. Có chức năng triển khai thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng
chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức
khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe…theo phân cấp và theo quy định
của pháp luật.
PKNT – TTYT Từ Liêm đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 6 năm
2006, thực hiện các nhiệm vụ: quản lý ngƣời nhiễm HIV/AIDS (phụ lục 3), điều trị
NTCH, điều trị ARV, chăm sóc giảm nhẹ; chuyển tiếp, chuyển tuyến; điều phối và
hỗ trợ kỹ thuật các dịch vụ chăm sóc tại nhà, nhóm hỗ trợ đồng đẳng; phối hợp với
cộng tác viên, các ban ngành, đoàn thể và cộng đồng để hỗ trợ ngƣời nhiễm, đặc
biệt hỗ trợ tuân thủ điều trị. Tất cả ngƣời nhiễm HIV khi đến đăng ký điều trị đều
đƣợc thực hiện theo quy trình 5 bƣớc (phụ lục 2).
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Ngƣời nhiễm HIV/AIDS hiện đang điều trị ARV tại
PKNT trung tâm y tế Từ Liêm.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2012 đến tháng 6/2012.
2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
Ngƣời nhiễm HIV đang đƣợc chăm sóc và điều trị ARV tại PKNT – TTYT
Từ Liêm và thƣờng trú tại Huyện Từ Liêm. Đã tham gia điều trị ARV ít nhất 06
tháng. Có đủ sức khỏe, tỉnh táo để trả lời các câu hỏi phỏng vấn; Đồng ý tham gia
nghiên cứu.
13
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu với thiết kế mô tả
cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu: Chọn mẫu toàn bộ (BN đủ các tiêu chuẩn lựa chọn) tại thời điểm
nghiên cứu là 269 BN.
2.3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
Sau khi lập danh sách toàn bộ BN hiện đang đăng ký điều trị tại PKNT và
sàng lọc tất cả các BN theo tiêu chuẩn lựa chọn. Số BN đăng ký tại thời điểm
nghiên cứu là 312 BN, số BN đáp ứng đủ tiêu chuẩn để đƣa vào nghiên cứu là 269
(phụ lục 4). Do vậy cỡ mẫu chúng tôi quyết định là 269.
2.3.4. Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng bộ phiếu phỏng vấn có cấu trúc cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS đang
điều trị ARV (phụ lục 1) bao gồm các biến số nhƣ:
– Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu nhƣ tuổi, giới, trình độ học vấn,
nghề nghiệp…
– Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV nhƣ hiểu biết về thuốc, cách uống
thuốc, thời gian điều trị, tác dụng phụ của thuốc, tuân thủ điều trị, không tuân thủ
điều trị, hậu quả của không tuân thủ điều trị, kiến thức về uống bù thuốc khi quên
và các biện pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị…
– Thực hành điều trị ARV bao gồm: số lần uống thuốc trong ngày, khoảng
cách giữa các lần uống thuốc, quên thuốc trong tháng, các biện pháp nhắc nhở uống
thuốc, theo dõi và xử lý khi quên thuốc, xử lý khi gặp phải tác dụng phụ của thuốc…
– Các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc của ngƣời thân, đồng đẳng viên và các
cộng tác viên…
2.3.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân đến đăng ký khám tại PKNT.
2.3.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu
– Lập danh sách đối tƣợng nghiên cứu dựa trên danh sách BN HIV/AIDS đang
điều trị ARV tại PKNT – TTYT Huyện Từ Liêm (phụ lục 4).
14
– Thực hiện thu thập thông tin: lựa chọn 04 điều tra viên là cán bộ của khoa
kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS – Trung tâm y tế Từ Liêm và cán bộ trạm y tế xã
Cổ Nhuế.
– Tập huấn cho các cán bộ tham gia thu thập thông tin trƣớc điều tra.
– Tiến hành thử nghiệm bộ công cụ, chỉnh sửa và hoàn chỉnh bộ công cụ.
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
– Làm sạch số liệu: Kiểm tra hàng ngày các số liệu đƣợc thu về sau mỗi lần
điều tra;
– Nhập số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0;
– Chạy thử phần mềm xử lý số liệu tìm các lỗi do nhập liệu sai hoặc không hợp
lệ;
– Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0;
Kết quả được tính bằng bảng tần số, tỷ lệ và các biểu đồ.
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu sẽ đƣợc thông báo về mục đích của nghiên cứu, chỉ tiến
hành nghiên cứu khi đƣợc sự đồng ý tham gia nghiên cứu của đối tƣợng nghiên cứu.
Đảm bảo tính bí mật của các thông tin thu đƣợc. Các số liệu thu đƣợc chỉ phục
vụ cho công tác nghiên cứu.
Toàn bộ đề cƣơng nghiên cứu đã đƣợc sự đồng ý của lãnh đạo TTYT Huyện
Từ Liêm.
Kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc phản hồi về PKNT – TTYT huyện Từ Liêm làm
cơ sở để nâng cao chất lƣợng các hoạt động chăm sóc và điều trị ARV cho ngƣời
nhiễm HIV.
2.6. Hạn chế của nghiên cứu
– Đối tƣợng nghiên cứu có thể từ chối tham gia nghiên cứu.
– Sai số nhớ lại, Sai số trả lời, chƣa có nhóm chứng.
Hạn chế của đề tài: đề tài chỉ nghiên cứu trong nhóm đối tƣợng tham gia điều trị
ARV tại PKNT – TTYT huyện Từ Liêm và không có nghiên cứu trƣớc để so sánh.
15
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kiến thức và thực hành điều trị ARV của ngƣời nhiễm HIV
3.1.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 1: Giới tính, tuổi và trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu
Thông tin chung
n =269
Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam
171
63,6
Nữ
98
36,4
Nhóm tuổi
20 – 29 tuổi
39
14,5
30 – 39 tuổi
174
64,7
≥ 40 tuổi
56
20,8
Trình độ học vấn
Tiểu học (1 – 5)
4
1,5
THCS (6 – 9)
14
5,2
PTTH (10 – 12)
240
89,2
Trung cấp, cao đẳng, đại học
11
4,1
Tổng hợp số liệu điều tra cho thấy đa phần đối tƣợng tham gia nghiên cứu là
nam giới (chiếm 63,6%), 64,7% đối tƣợng nghiên cứu (ĐTNC) có độ tuổi 30 đến 39
tuổi. Trong đó ngƣời nhiều tuổi nhất là 58 và ngƣời ít tuổi nhất là 22.
89,2 % đối tƣợng tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn ở cấp PTTH, 4,1%
ĐTNC có trình độ Trung cấp, cao đẳng, đại học và 1,5% ĐTNC có trình độ học vấn
ở cấp Tiểu học.
16
14.5%
77.0%
5.6%
1.5%
1.5%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
80.0%
Chưa có
vợ/chồng
Có
vợ/chồng
Ly thân, ly
dị
Góa
Sống
chung
chưa kết
hôn
Biểu đồ 5: Tình trạng hôn nhân
77,0% ĐTNC sống cùng với vợ/chồng; 14,5% sống độc thân cùng bố/mẹ và
anh/chị em, 5,6% ĐTNC hiện sống ly thân, góa (chiếm 1,5%) và sống chung chƣa
kết hôn (1,5%).
Bảng 2: Nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu
Nghề nghiệp
n = 269
Tỷ lệ (%)
Nông dân
26
9,7
Công Nhân
24
8,9
Thợ thủ công
14
5,2
Bộ đội/ công an
1
0,4
Lái xe
18
6,7
Nhân viên Hành chính
13
4,8
Thất nghiệp
135
50,2
Khác
38
14,1
50,2% BN đang điều trị ARV không có việc làm, 49,8% số BN hiện có công
ăn việc làm; trong đó nông dân (chiếm 9,7%), công nhân (8,9%), lái xe (6,7%) còn
lại làm các nghề và công việc khác.
17
53.9%
37.9%
2.6%
5.6%
QHTD
TCMT
Khác
Không biết
Biểu đồ 6: Lý do nhiễm HIV
Biểu đồ 6 cho thấy đƣờng lây chủ yếu của các BN đang điều trị ARV là
đƣờng TCMT ( 53,9%), QHTD ( 37,9%), khác (5,6%) và 2,6% không nhớ.
Bảng 3: Số buổi tham gia tập huấn của đối tƣợng nghiên cứu
Nội dung
n = 269
Tỷ lệ (%)
1 – 2 buổi
136
50,6
3 – 5 buổi
123
45,7
≥ 6 buổi
10
3,7
100% ĐTNC đƣợc tập huấn tuân thủ điều trị trƣớc khi tham gia điều trị ARV,
trong đó 50,6% ĐTNC tham gia tập huấn từ 1 đến 2 buổi, 45,7 % tham gia tập huấn
từ 3 đến 5 buổi, 3,7% tham gia trên 6 buổi.
Bảng 4: Nội dung tập huấn trƣớc điều trị ARV (n = 269)
Nội dung đƣợc tập huấn
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Thông tin cơ bản về HIV, điều trị ARV, dự phòng
NTCH
262
97,4
Xác định ngƣời hỗ trợ tuân thủ điều trị
162
60,2
Hỗ trợ BN mô tả hoạt động hàng ngày
134
49,8
Các tác dụng phụ của thuốc và cách xử trí
205
76,2
Lý do không tuân thủ điều trị và đề ra giải pháp
189
70,3
Lên kế hoạch tuân thủ điều trị
188
69,9
Phác đồ điều trị
136
50,6
97,4 % ĐTNC biết họ đƣợc tập huấn các thông tin cơ bản về HIV, điều trị
bằng ARV, dự phòng NTCH trƣớc điều trị, 76,2% đƣợc tập huấn về tác dụng phụ
18
của thuốc, cách xử trí khi gặp tác dụng phụ, 50,6 % cho biết họ đã tham gia tập huấn
về các phác đồ điều trị, 60,2% ĐTNC xác định ngƣời hỗ trợ tuân thủ điều trị.
3.1.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV
Bảng 5: Kiến thức về điều trị thuốc ARV
Nội dung
n = 269
Tỷ lệ (%)
Thuốc ARV là thuốc gì
Thuốc kháng sinh
3
1,1
Thuốc kháng virus HIV
266
98,9
Không biết
0
0
ARV đƣợc phối hợp mấy loại thuốc
Từ 2 loại thuốc
4
1,5
Ít nhất 3 loại thuốc trở lên
263
97,8
Không biết
2
0,7
98,9% ĐTNC cho biết ARV là thuốc kháng virus HIV, vẫn còn 1,1% ĐTNC
cho rằng ARV là thuốc kháng sinh.
97,8% ĐTNC biết đƣợc điều trị ARV phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc trở
lên, 1,5% cho rằng điều trị ARV đƣợc kết hợp từ 2 loại thuốc và 0,7% ĐTNC không
biết thuốc ARV đƣợc kết hợp từ bao nhiêu loại thuốc.
Bảng 6: Kiến thức về thời gian điều trị và cách uống thuốc ARV
Nội dung
n = 269
Tỷ lệ (%)
Thời gian điều trị ARV
Điều trị một thời gian
2
0,7
Điều trị khi thấy hết triệu chứng
5
1,9
Điều trị đến khi thấy cơ thể khỏe lên
5
1,9
Điều trị suốt đời
257
95,5
Cách uống thuốc ARV
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Uống thuốc ARV 2 lần/ngày
269
100
Khoảng cách giữa 2 lần uống ARV là 12 tiếng
269
100
19
95,5% ĐTNC đang điều trị đều nhận thức đƣợc điều trị ARV là điều trị suốt
đời. Chỉ có 0,7 % ĐTNC cho rằng điều trị ARV chỉ trong một thời gian và 1,9%
nghĩ rằng khi thấy cơ thể khỏe lên và hết triệu chứng thì thôi không điều trị nữa.
100% BN tham gia nghiên cứu biết rằng khi tham gia điều trị ARV thì họ phải
uống 2 lần trong ngày và khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc là 12 tiếng.
Bảng 7: Kiến thức về tác dụng phụ thuốc ARV
Kiến thức về tác dụng phụ của ARV
n = 269
Tỷ lệ (%)
Có tác dụng phụ
Có ( Biết về tác dụng phụ của thuốc ARV)
266
98,9
Không
3
1,1
Triệu chứng của tác dụng phụ
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Nổi mẩn
189
70,3
Vàng da
84
31,2
Nôn
78
29,0
Tiêu chảy
65
24,2
Đau bụng
46
17,1
Đau đầu
98
36,4
Hoa mắt, chóng mặt
136
50,6
Khác
12
4,5
98,9% ĐTNC biết đƣợc các tác dụng phụ của thuốc và kể tên đƣợc các tác
dụng phụ có thể gặp phải khi tham gia điều trị ARV. Tác dụng phụ đƣợc nhắc đến
nhiều nhất nổi mẩn (70,3%); hoa mắt, chóng mặt (50,6%); đau đầu (36,4%); vàng da
(31,2%); nôn (29%).