10158_Kiến thức và thực hành về việc sử dụng thuốc của thai phụ đến khám thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2013

luận văn tốt nghiệp

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc mang thai xảy ra khi giao tử của nữ là noãn bào kết hợp với giao tử
của nam là tinh trùng trong quá trình thụ tinh. Theo Hướng dẫn quốc gia về chăm
sóc sức khỏe sinh sản, quá trình mang thai thường diễn ra từ 37 đến 41 tuần tính từ
ngày kinh cuối cùng [2]. Dân gian thường có câu: “Chửa là cửa mả” để nói lên mức
độ nguy hiểm cho mẹ và thai nhi trong giai đoạn này. Phụ nữ khi mang thai có thể
bị thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, mắc một số bệnh liên quan đến thai nghén như: sảy
thai, thai lưu, đẻ non, chửa trứng, chửa ngoài tử cung, rau tiền đạo, tiền sản giật…
và thai nhi cũng có nhiều nguy cơ như dị tật, thai suy dinh dưỡng, suy thai, thai mắc
bệnh trong tử cung… Nếu thai phụ và thai nhi được khám và quản lý thai nghén tốt,
đặc biệt được các nhân viên y tế chăm sóc và tư vấn cẩn thận, sẽ làm giảm được
những nguy cơ trên [1],[4],[7],[12].

Trong các chế độ chăm sóc cho thai phụ, sử dụng thuốc và các vi chất dinh
dưỡng là một trong những việc quan trọng giúp thai phụ và thai nhi khỏe mạnh. Khi
thai phụ đến khám thai, các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cho họ sử dụng một số
thuốc thiết yếu, những khoáng chất, vitamin cần thiết cho quá trình hình thành và
phát triển của thai như sắt, canxi và một số vitamin khác. Hiện nay, các chế phẩm
thuốc bổ sung cho phụ nữ mang thai xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Thai
phụ có thể tiếp cận những thông tin về sử dụng thuốc từ nhiều nguồn khác nhau.
Nếu thai phụ không được tư vấn đúng hoặc sử dụng thuốc chống chỉ định cho phụ
nữ mang thai hoặc không bổ sung các thuốc thiết yếu sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho
thai và mẹ.

Các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào tỷ lệ và mức độ thiếu máu
thai nghén [5],[8],[10],[14],[16],[18],[19]. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu
về kiến thức và thực hành sử dụng thuốc nói chung của thai phụ.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức về sử dụng thuốc khi mang thai của thai phụ đến khám thai
tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2013.
2. Mô tả thực hành về sử dụng thuốc khi mang thai của thai phụ đến khám thai
tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2013.
2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về quá trình mang thai
1.1.1. Đại cương

Việc mang thai xảy ra khi giao tử của nữ là noãn bào kết hợp với giao tử của
nam là tinh trùng trong “quá trình thụ tinh” hay thông thường còn gọi là “thụ thai”.

Thời gian mang thai bình thường kéo dài 280 từ ngày đầu của kỳ kinh cuối,
hay 266 ngày kể từ ngày thụ thai. Như vậy, việc sinh nở thường xảy ra sau khi thụ
tinh 38 tuần, tức là khoảng 40 tuần kể từ ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối [3].
1.1.2. Những thay đổi về giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ mang thai
1.1.2.1. Thay đổi ở bộ phận sinh dục

– Khi có thai thân tử cung mỗi ngày một to ra. Niêm mạc tử cung biến thành
ngoại sản mạc. Cơ tử cung mềm ra, giảm trương lực. Các mạch máu nuôi dưỡng tử
cung cũng tăng sinh. Cơ ở thân tử cung đặc biệt phát triển mạnh ở lớp giữa là lớp cơ
có các sợi đan chéo nhau.

– Tại cổ tử cung: chất nhày ở ống cổ tử cung đặc lại, bịt kín ống này giống
như một cái nút chai gọi là nút nhầy cổ tử cung.

– Âm đạo mềm, dài ra và có khả năng dãn rộng cho thai nhi chui ra khi sinh nở.

– Dịch âm đạo tăng nhiều hơn, có mầu trắng đục và độ pH toan [3].
1.1.2.2. Thay đổi ở các cơ quan ngoài bộ phận sinh dục
* Thay đổi tại vú

Vú căng và mỗi ngày một to ra do các tuyến sữa và các ống dẫn sữa phát
triển. Quầng vú, núm vú thẫm màu. Tại quầng vú nổi các hạt như hạt kê. Các mạch
máu ở vú cũng tăng sinh, dãn rộng. Gần đến ngày đẻ trong vú đã có sữa non.
* Thay đổi ở da, cân, cơ và xương khớp

Xuất hiện các vết xạm trên mặt ở vùng trán, gò má, cổ; vết rạn trên bụng.

Các cơ nhất là cơ thành bụng cũng mềm và dãn ra.

Hệ thống xương cũng bị ngấm nước nên hơi mềm ra. Có thể gặp tình trạng
loãng xương do lượng canxi được huy động ra nhiều để tạo xương cho thai nhi.

Những tháng cuối của thai nghén có thể gặp hiện tượng đau, tê bì, mỏi yếu
của các chi.
3
* Thay đổi ở bộ máy tuần hoàn

Khi có thai khối lượng máu tăng lên, có thể tới 50%. Vì thế lúc bình thường
khối lượng máu có khoảng 4 lít, khi có thai tăng lên thành 6 lít. Trong đó, mức tăng
về huyết cầu thường thấp hơn mức tăng về huyết tương nên máu bị loãng và dễ bị
thiếu máu. Lượng huyết cầu tố bình thường khi không có thai ở phụ nữ là 12 gam
trong 100 ml máu hoặc hơn (12g%) nhưng ở người có thai lượng huyết cầu tố trung
bình chỉ là 11g%. Dưới mức này thai phụ bị coi là thiếu máu.

Số lượng bạch cầu tăng, tiểu cầu tăng, các yếu tố đông máu tăng. Một số
thành phần trong máu giảm hơn lúc chưa có thai như lượng protid huyết thanh,
canxi và sắt huyết thanh, dự trữ kiềm.

Tim người có thai phải làm việc nhiều hơn: Cung lượng tim tăng 50%. Nhịp
tim tăng thêm 10-15 nhịp/phút. Huyết áp động mạch không thay đổi.
* Thay đổi ở bộ máy hô hấp

Thể tích không khí lưu thông qua phổi tăng từ 7,25 lít/phút lên tới 10,5
lít/phút.

Nhịp thở của thai phụ cũng tăng hơn. Khi hô hấp, mức di động của cơ
hoành tăng lên và rộng hơn.
* Thay đổi ở bộ máy tiết niệu

Thận hơi to ra. Tốc độ lọc máu qua thận tăng 50%. Lưu lượng máu qua thận
cũng tăng từ 200 ml/phút lên 250 ml/phút.

Niệu quản người có thai dài ra, giảm trương lực, lại bị tử cung to, nặng đè vào
nên bị ứ đọng nước tiểu, dễ gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (viêm thận-bể thận).

Đến gần tháng đẻ, ngôi thai xuống thấp lại đè vào bàng quang gây đái rắt.
* Thay đổi ở bộ máy tiêu hoá

Khi mới có thai, do ảnh hưởng của nội tiết thai nghén, thai phụ thường có tình
trạng tiết nước bọt, lợm giọng buồn nôn hoặc nôn mửa gọi là “tình trạng nghén”.

Khi thai đã lớn, dạ dày bị tử cung to đẩy lên, nằm ngang ra nên hay ợ hơi
hoặc ợ chua do chảy ngược dịch vị lên thực quản.

Răng dễ bị sâu do tình trạng thiếu canxi và từ đó dễ viêm lợi, viêm miệng.
4
* Thay đổi ở bộ máy thần kinh

Về tâm lý và cảm xúc, khi có thai người phụ nữ có thể có các biến đổi thể
hiện bằng sự thay đổi tính tình, giảm sút trí nhớ, dễ giận hờn, cáu gắt, có khi khóc
lóc. Nhiều người bị rối loạn giấc ngủ: ban ngày thì ngủ gà ngủ gật nhưng đêm đến
có khi lại không sao nhắm mắt được.
* Những thay đổi khác ở toàn thân

Thay đổi về chuyển hoá: có tình trạng lưu giữ nước trong cơ thể ngoài tế
bào. Lượng nước tăng lên trong máu, trong tử cung và vú là 3 lít; lượng nước tăng ở
thai nhi, nước ối, bánh rau khoảng 3,5 lít.

Về các muối khoáng: nhu cầu về chất sắt thường vượt quá nguồn sắt thai
phụ có sẵn. Nồng độ canxi trong máu giảm có thể dẫn đến chứng co giật do thiếu
canxi. Magie cũng giảm hơn lúc chưa có thai.

Chuyển hoá các chất đường bột (glucid), mỡ (lipid) và đạm (protid) đều
tăng hơn lúc chưa có thai.

Sự tăng trọng lượng cơ thể: trong suốt thời kỳ thai nghén thai phụ sẽ tăng
khoảng 11 đến 12 kg.

Thân nhiệt: trong ba tháng đầu vẫn tiếp tục ở mức cao do tồn tại hoàng thể
thai nghén. Từ tháng thứ tư trở đi, thân nhiệt trở lại mức bình thường [3].

1.2. Các thuốc và vi chất với thai nghén
1.2.1. Sắt

Phụ nữ mang thai thường cần hàm lượng sắt cao để tạo máu cho con. Thực
tế nhu cầu về chất sắt thường vượt quá nguồn sắt thai phụ có sẵn. Nếu chế độ dinh
dưỡng không bù đủ nhu cầu tăng lên khi có thai và cho con bú hoặc thai phụ bị
nhiễm các bệnh do vi trùng và ký sinh trùng sẽ làm tăng nguy cơ cho mẹ và thai.
1.2.1.1. Chẩn đoán thiếu máu ở thai phụ

– Lâm sàng: xanh xao, niêm mạc nhợt, mỏi mệt (là nhóm triệu chứng chính).

– Xét nghiệm máu: huyết sắc tố dưới 110g/l máu.

– Các xét nghiệm khác: xét nghiệm máu để chẩn đoán sốt rét, bệnh về máu –
xét nghiệm phân tìm trứng giun sán.
5
1.2.1.2. Ảnh hưởng của thiếu máu với thai nghén và sinh đẻ
* Với người mẹ:

– Mỏi mệt, suy yếu do thiếu oxy, tim hoạt động nhiều có thể dẫn đến suy tim.

– Sức đề kháng giảm, dễ bị mắc các bệnh khác nhất là nhiễm khuẩn hậu sản.

– Khi chuyển dạ thường rặn yếu, gây chuyển dạ kéo dài, co hồi tử cung kém
nên dễ bị băng huyết.

– Trong thời kỳ hậu sản: tiết sữa kém, mất sữa sớm.
* Với thai nhi:

– Thiếu oxy làm thai chậm phát triển, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân rất cao, trẻ dễ
bị thiếu máu do thiếu sắt.

– Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và mắc các bệnh đường tiêu hoá do không thực
hiện được tốt việc nuôi con bằng sữa mẹ, ăn sam quá sớm.
1.2.1.3. Xử trí và chăm sóc

– Khám thai, phát hiện sớm và điều trị tích cực cho các thai phụ thiếu máu.

– Giải thích cho thai phụ về nguy cơ của thiếu máu với thai phụ

– Thực hiện chương trình phòng chống thiếu máu cho thai phụ và bà mẹ.

+ Giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng cho thai phụ và bà mẹ nuôi con: ô
vuông thức ăn, bổ sung thịt, cá, trứng, và rau có màu xanh sẫm, tẩy giun.

+ Uống bổ sung viên sắt và axit folic: viên sắt folic thường có hàm lượng
sắt 60mg và axit folic 0,5 mg. Mỗi ngày uống 1 viên sau bữa ăn khoảng 2 giờ trong
suốt thời gian trước đẻ và 6 tuần sau đẻ.

– Thai phụ thiếu máu nặng (rất xanh xao) và điều trị không hồi phục cần
được chuyển tuyến và đẻ ở bệnh viện.

– Ghi đầy đủ các thông số và kết quả của những lần khám vào sổ, phiếu
khám [6],[9],[10],[13].
1.2.2. Axit Folic

Axit folic (folate) còn gọi là vitamin B9, là một loại vitamin cần thiết cho
dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người, giúp tổng hợp AND và là một trong những
vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh.

Hậu quả của thiếu axit folic là khiếm khuyết ống thần kinh gây ra vô sọ,
thoát vị não- màng não, hở đốt sống, gai đôi cột sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở
tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch…
6

Vì ống thần kinh của thai nhi được hình thành trong 4 tuần đầu của thai kì,
nên việc bổ sung axit folic phải được thực hiện ngay từ khi có ý định mang thai cho
đến hết 3 tháng đầu của thai kì.
* Hậu quả của thiếu hụt axit folic với phụ nữ mang thai

– Thiếu máu hồng cầu khổng lồ

– Nguy cơ sẩy thai cao

– Sinh non, sinh con nhẹ cân

– Có mối quan hệ giữa việc thiếu axit folic với khuyết tật của ống thần kinh
của thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy).
* Làm thế nào để đảm bảo đủ lượng axit folic?

Axit folic có nhiều trong rau lá xanh như súp lơ xanh, cải làn; trong các loại
hạt như đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam
quýt. Đặc biệt axit folic có nhiều trong gan gia súc và gia cầm…

Ngoài việc tăng cường ăn các loại như trên, thai phụ nên dùng viên bổ
sung axit folic. Bổ sung bằng dạng thuốc uống với liều 400mcg/ngày trước khi
mang thai ít nhất là 1 – 3 tháng, và uống axit folic kèm với sắt từ khi phát hiện
có thai đến sau khi sinh một tháng. Nên lựa chọn sắt có chứa 60mg sắt nguyên
tố, axit folic 400- 500mcg.

Hình 1.1. Viên acid folic

Cần lưu ý là axit folic rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao cũng như quá
trình chế biến. Khi chế biến, không nên ngâm, rửa cũng như nấu quá lâu cũng để
tránh thất thoát thành phần axit folic trong nguồn thực phẩm [2],[6],[13].
7
1.2.3. Canxi
* Vai trò của canxi đối với cơ thể

Canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể người với số lượng đòi hỏi
cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Canxi là thành phần chủ
yếu cấu tạo nên bộ xương và răng, nhưng cũng là một yếu tố không thể thiếu tạo
nên quá trình đông máu và còn tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ.

Sự hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể người còn phụ thuộc vào sự
cung cấp đầy đủ một số yếu tố khác như phốt pho và đặc biệt là vitamin D. Thiếu
vitamin D thì dù cung cấp đủ canxi cơ thể cũng không thể hấp thu được.

Với phụ nữ có thai, canxi không những cần cho mẹ mà còn rất cần cho thai.
Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua rau thai vào
máu con. Phần lớn lượng canxi này cùng với phospho cấu tạo nên bộ xương thai nhi.
* Nhu cầu canxi đối với phụ nữ có thai

Khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên: trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800 mg
nhưng 3 tháng giữa là 1.000 mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500 mg vì thai
càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển.

Người có thai thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân,
đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ
canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với
bàn tay co rúm, các ngón tay chụm lại giống như bàn tay người đỡ đẻ.

Đối với thai, thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong
bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp…
* Bổ sung canxi cho phụ nữ có thai

Trước hết canxi là thành phần có sẵn trong các thực phẩm ăn uống hằng
ngày. Một số thức ăn sau đây chứa nhiều canxi: cua đồng, tôm đồng, sữa bột, sữa
bò và dê tươi, vừng, rau cần, cà rốt, sữa bột đậu nành…

Tuy vậy không phải ăn vào bao nhiêu canxi thì cơ thể hấp thu được hết, tùy
thuộc vào loại thức ăn, thành phần của phospho và vitamin D mà sự hấp thu canxi
nhiều hay ít. Ở phụ nữ trưởng thành, hấp thu và chuyển hóa canxi còn phụ thuộc
hormon estrogen của buồng trứng vì thế ở người mạn kinh, do buồng trứng không
hoạt động, estrogen thiếu hụt làm tăng tình trạng loãng xương. Vì vậy việc ăn uống
8
đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, không kiêng khem vô lý, chọn lựa
thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết, tránh được tình trạng
thiếu canxi cho cả mẹ và thai.

Có thể cung cấp canxi cho cơ thể bằng các loại thuốc có canxi. Thuốc chứa
canxi gồm: loại đơn thuần hoặc loại phối hợp với các vitamin D, C, A.

Thuốc chứa canxi có thể ở dạng viên, dạng sirô và có thể ở dạng tiêm. Tuy
nhiên, sử dụng phải có sự chỉ dẫn của thầy thuốc để tránh quá liều có thể dẫn đến
tình trạng tăng canxi huyết và sỏi đường tiết niệu [1],[2],[13].
1.2.4. Các vitamin
1.2.4.1. Vitamin C

Vitamin C thuộc nhóm tan trong nước. Nó không có khả năng tồn tại lâu
trong cơ thể, lượng vitamin thừa sẽ được thải ra ngoài ngay. Ở phụ nữ mang thai,
nhu cầu về chất này tăng cao nên hàm lượng của nó trong máu thường giảm. Những
nghiên cứu trước đây cho thấy:

– Vitamin C rất quan trọng đối với cấu trúc của các màng làm từ collagen.

– Ở phụ nữ có thai, hàm lượng vitamin C trong máu và trong bạch cầu (kho
dự trữ chất này) thường giảm.

– Người không dùng đủ vitamin C trước và trong khi có thai dễ bị ối vỡ sớm.

Hình 1.2. Những thức ăn có nhiều vitamin C

Vitamin C có nhiều trong các loại rau và hoa quả.
1.2.4.2. Vitamin A

– Vai trò của vitamin A: có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác. Thiếu
vitamin A sẽ làm tăng tỉ lệ mắc bệnh nhiếm khuẩn và tử vong, gây khô mắt, có thể
dẫn đến mù loà vĩnh viễn nếu không được điều trị.
9

Đối với người phụ nữ có tình trạng dinh dưỡng tốt, không cần bổ sung về
Vitamin A trong suốt thời kỳ mang thai. Trong 3 tháng đầu của thời kỳ có thai,
thậm chí phải tránh dùng vitamin A liều cao vì nguy cơ dị dạng. Đối với người phụ
nữ dinh dưỡng kém, chắc chắn vitamin A là chất dinh dưỡng cần được chú ý đặc
biệt. Trong thời gian mang thai cũng như sau khi sinh người mẹ cần được dinh
dưỡng tốt để đảm bảo việc cung cấp đủ vitamin A cho nguồn sữa mẹ.

Hình 1.3. Những thức ăn nhiều nhiều vitamin A

– Sữa, gan, trứng…là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng hấp thu và dự trữ
trong cơ thể để dùng dần. Nguồn gốc vitamin A từ thực vật có trong các loại rau có
màu xanh đậm nhất là rau ngót, rau muống, rau dền, các loại củ quả có màu vàng,
màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ, là những thức ăn có nhiều caroten còn gọi là
tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A [2],[7],[13].
1.2.4.3. Vitamin D

– Vai trò của vitaminD: giúp cho cơ thể hấp thu các khoáng chất như canxi,
photpho vào cơ thể (nếu cơ thể thiếu vitamin D, lượng canxi đưa vào cơ thể từ thức
ăn hàng ngày chỉ được hấp thu có khoảng 20%) vì thế dễ gây các hậu quả như trẻ
còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp liền lâu.

– Phụ nữ có thai cũng nên được bổ sung vitamin D bằng cách nên có thời
gian hoạt động ngoài trời vào buổi sáng càng nhiều càng tốt hoặc nên ăn những thức
ăn có nhiều vitamin D [2],[7].
1.2.4.4. Vitamin B1

– Vitamin B1 là yếu tố cần thiết để chuyển hoá glucide, các loại hạt cần dự
trữ vitamin B1 cho quá trình nảy mầm nên ngũ cốc và các loại hạt họ đậu là những
nguồn vitaminB1 tốt. Ăn gạo không giã trắng quá, không bị mối, mục, nhất là ăn
nhiều đậu đỗ là cách bổ sung đủ chất vitamin B1 cho nhu cầu của cơ thể và chống
được bệnh tê phù.
10
1.2.4.5. Vitamin B2

– Vitamin B2 tham gia quá trình tạo máu nên thiếu vitamin B2 sẽ gây thiếu
máu nhược sắc, nếu thiếu kèm theo việc thiếu hụt cả acide folic, sẽ gây thiếu máu
nguyên hồng cầu khổng lồ, và nếu thiếu thêm cả chất đạm,cơ thể sẽ mắc bệnh thiếu
máu hồng cầu lớn do dinh dưỡng.

– Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau đậu, bia.
Cáchạt ngũ cốc toàn phần là nguồn B2 tốt nhưng giảm đi nhiều trong quá trình xay
xát [2],[13].
1.2.5. Thuốc kháng sinh với phụ nữ có thai

Thuốc kháng sinh có vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh do nhiễm
khuẩn gây ra và được chia thành nhiều nhóm thuốc khác nhau:

– Nhóm beta – lactamin (penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin…).

– Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, roxithromycin…).

– Nhóm teracyclin (doxycylin, minocyclin…).

– Nhóm phenicol (chloramphenicol, thiamphenicol).

– Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin…).

– Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…).

Sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai: hầu hết các thuốc kháng sinh
đều vượt qua được hàng rào nhau thai và có thể gây tác hại cho thai nhi. Mức độ tác
hại trên thai nhi tùy thuộc vào loại kháng sinh sử dụng, liều lượng, thời gian sử
dụng và thuốc đã được sử dụng trong giai đoạn nào của thai kỳ. Các tác hại gây ra
có thể là khuyết tật, dị dạng hay thai chết lưu.

Đối với phụ nữ có thai, thuốc kháng sinh có thể xếp thành 3 nhóm:

– Nhóm có thể dùng (chỉ định): gồm có beta-lactamin, macrolid.

– Nhóm không thể dùng (chống chỉ định) gồm có phenicol (gây suy tủy,
giảm bạch cầu, “hội chứng xám ở trẻ em”), tetracycline (gây vàng răng ở trẻ em…),
aminoglycosid (gây điếc…), quinolon (gây tổn thương thoái hóa khớp).

– Nhóm thuốc dùng thận trọng: rifamycin (không nên dùng trong 3 tháng
đầu thai kỳ), nitrofuran, acid nalidixic (không nên dùng cuối thai kỳ), metronidazol,
trimethoprim, sulfamid (không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ).
11

Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải luôn được sự chỉ định của thầy thuốc,
cần tránh việc sử dụng tùy tiện và lạm dụng thuốc kháng sinh. Trong quá trình điều
trị, thai phụ cần phải uống thuốc đúng liều lượng và thời gian mà thầy thuốc chỉ
định, chỉ ngừng thuốc khi bệnh đã khỏi hoàn toàn [2],[7].
1.3. Các nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới

Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2008, tần suất thiếu máu thai nghén ở
phụ nữ mang thai trên toàn thế giới trung bình khoảng 41,8% [15],[17]. Thiếu
máu ở phụ nữ mang thai được ghi nhận là vấn đề quan trọng vì nó là một trong
những nguyên nhân gây sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, băng huyết
sau sinh, nhiễm khuẩn hậu sản, chậm phát triển tâm thần ở trẻ, giảm khả năng
làm việc ở mẹ….

Theo Vũ Bá Quyết (2013), tỷ lệ thiếu sắt xảy ra ở 66,1% phụ nữ có thai vào
quý III. Một số các tác động lâm sàng trong thai kỳ của thiếu máu: làm giảm khả
năng chịu đựng mất máu trong lúc sinh, tăng nguy cơ suy tim, tăng nguy cơ sinh
non, trẻ thiếu cân và bé so với tuổi thai, tác động xấu đến khả năng nhận thức từ nhỏ
đến tuổi thiếu niên [10].

Nguyễn Thị Thu Hà (2013) báo cáo tại Hội thảo khoa học “Cập nhật lâm
sàng về Sản phụ khoa” của Hội Sản phụ khoa và sinh đẻ Việt Nam cho biết, tỉ lệ
thiếu máu ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam là 26,5%; tỉ lệ thiếu máu ở phụ
có thai tại Việt Nam là 24- 45,7%. Trong đó, 75% thiếu sắt ở phụ nữ có thai là
do thiếu máu [6].

Nghiên cứu của Đoàn Thị Nga (2010) và Huỳnh Nguyễn Khánh Trang
(2010) tại Mỹ Tho năm 2009 cho thấy tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ là 25,3%.
Trong đó có 76,5% thai phụ thiếu máu nhẹ và 23,5% thai phụ bị thiếu máu trung
bình. Tình trạng thiếu máu trong thai kỳ liên quan đến các yếu tố như nghề
nghiệp, khám thai, mang thai quý II [8].

Theo Huỳnh Nam Phương (2010) khi nghiên cứu tiếp thị xã hội với việc bổ
sung sắt cho phụ nữ có thai tại Hòa Bình cho thấy phụ nữ tại đây có kiến thức tương
đối tốt về các điều kiện chăm sóc thai nghén nhưng thực hành không đầy đủ. Họ có
những hiểu biết cơ bản về phòng chống thiếu máu thiếu sắt, tác dụng của viên sắt
nhưng chỉ có 62,2% uống viên sắt và 72,3% uống hàng ngày [9].

Phan Lạc Hoài Thanh (2005) khi nghiên cứu tại Tiên Du, Bắc Ninh cho biết
có 37,3% thai phụ biết rằng cần phải uống viên sắt khi mang thai. Nhưng thực tế lại
có 64% thai phụ được bổ sung viên sắt trong quá trình thai nghén [11].
12
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu

Các thai phụ đến khám thai tại phòng khám bệnh viện Phụ sản Trung Ương,
với các tiêu chuẩn:

– Mang thai từ 12 tuần trở lên, kết quả khám thai bình thường (tính theo
ngày kinh cuối cùng).

– Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

– Các thai phụ bị các bất thường cần phải nằm điều trị tại bệnh viện như tiền
sản giật, cao huyết áp, dọa đẻ non, dọa sảy…
2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 01/2013- tháng 09/2013
2.3. Địa điểm nghiên cứu

Khoa khám – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.5. Cỡ mẫu, phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu
2.5.1. Cỡ mẫu nghiên cứu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả tỷ lệ mắc quần thể như sau:
n = Z2
(1- α/2)p(1 – p)/(p.έ)2

Trong đó:

– n: cỡ mẫu nghiên cứu
– p = 0,5.
– έ: giá trị tương đối. Lấy έ= 0,15

– α: mức ý nghĩa thống kê. Lấy α = 0,05.

– Z1- α/2: giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị α được chọn, là 1,96.

Vậy, ta có cỡ mẫu của nghiên cứu về kiến thức là:

n = 1,962 x 0,5 x 0,5/(0,5 x 0,15)2 = 171 (người)

– Vậy cỡ mẫu được chọn là: 180 (thai phụ)
13
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Chọn tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu tại khoa khám- Bệnh
viện Phụ sản Trung Ương trong thời gian nghiên cứu đến khi đủ cỡ mẫu 180 thai
phụ thì dừng lại.
2.6. Nội dung, các biến số/chỉ số và phƣơng pháp thu thập thông tin
2.6.1. Nội dung, các biến số/chỉ số nghiên cứu
* Các biến về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

– Tuổi

– Nghề nghiệp

– Trình độ văn hóa

– Tiền sử sản khoa

– Trình trạng hôn nhân

– Tuổi thai
* Kiến thức về sử dụng thuốc khi mang thai

– Thời điểm bắt đầu uống thuốc sắt/canxi

– Tần suất uống viên sắt/canxi

– Cách uống sắt/canxi

– Tác dụng phụ

– Sử dụng các loại thuốc khác: kháng sinh, thuốc bổ….
* Thực hành về sử dụng thuốc khi mang thai

– Thời điểm bắt đầu uống thuốc sắt/canxi

– Tần xuất uống viên sắt/canxi

– Cách uống sắt/canxi

– Tác dụng phụ

– Sử dụng các loại thuốc khác: kháng sinh, thuốc bổ….
2.6.2. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin
* Công cụ thu thập

– Phiếu nghiên cứu (Phụ lục 1)
* Phương pháp thu thập thông tin

– Gặp gỡ và phỏng vấn thai phụ theo mẫu phiếu nghiên cứu.

+ Thai phụ sau khi vào phòng Khám thai, được khám toàn trạng và sản khoa
có kết quả bình thường.
14

+ Phỏng vấn thai phụ (trước khi thai phụ được Nhân viên y tế tư vấn).

+ Thai phụ được giải thích rõ mục đích của nghiên cứu và cách tiến hành
nghiên cứu.

+ Phỏng vấn thai phụ theo mẫu phiếu nếu được thai phụ đồng ý.
2.6.3. Nghiên cứu viên

Nhóm nghiên cứu là những Hộ sinh công tác tại khoa Khám – Bệnh viện Phụ
sản Trung Ương.
2.7. Sai số và cách khống chế

– Sai số chọn được khống chế bằng các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đã
được định nghĩa ở trên.

– Sai số phỏng vấn và khám được khống chế bằng các cách:

+ Phiếu nghiên cứu được thiết kế và thử nghiệm trước khi nghiên cứu.

+ Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích các câu hỏi
2.8. Xử lý số liệu

– Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 để tính tỷ lệ phần trăm, giá trị
trung bình và độ lệch chuẩn; giá trị p.
2.9. Đạo đức nghiên cứu

– Nghiên cứu được sự đồng ý của Bệnh viện, Khoa khám.

– Tất cả các thai phụ tham gia nghiên cứu đều tự nguyện.

– Tất cả các thông tin của thai phụ đều được giữ kín, không tiết lộ cho bất
kỳ ai nếu không được sự đồng ý của họ.

15
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu
3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
Số lƣợng (n= 180)
Tỷ lệ %
Tuổi trung bình
29,04 ± 5,15

Nghề nghiệp
Tự do
88
48,9
Công nhân viên chức
86
47,8
Học sinh, sinh viên
6
3,3
Trình độ học vấn
Đại học, cao đẳng
88
48,9
Trung cấp
86
47,8
Từ cấp 3 trở xuống
6
3,3

* Nhận xét

– Tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu là 29,04 ± 5,15 tuổi.

– Có 48,9% thai phụ làm nghề tự do và 47,8% là công nhân viên chức.

– Có 48,9% các sản phụ có trình độ học vấn từ đại học trở lên.
3.1.2. Tiền sử sản khoa
Bảng 3.2. Số lần mang thai
Số lần mang thai
Số lƣợng (n=180)
Tỷ lệ %
1
87
48,3
2
73
40,6
3
16
8,9
4
4
2,2

* Nhận xét:

– Có 48,3% sản phụ mang thai lần đầu tiên. Tuy nhiên cũng có 8,9% và
2,2% sản phụ mang thai lần 3 và 4.
16
3.2. Kiến thức về sử dụng thuốc khi mang thai
3.2.1. Kiến thức của thai phụ về sử dụng sắt

Biểu đồ 3.1. Kiến thức về thời điểm sử dụng viên sắt khi mang thai
* Nhận xét:

– Có 30,6% thai phụ biết thời điểm uống sắt là từ khi bắt đầu mang thai và
34,4% thai phụ biết nên uống sắt trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ.
Bảng 3.3. Kiến thức về tần suất sử dụng viên sắt khi mang thai
Kiến thức
Số lƣợng (n= 180)
Tỷ lệ %
Uống hàng ngày
138
76,6
Thỉnh thoảng
37
20,6
Khác
1
0,6
Không biết
4
2,2

* Nhận xét:

– 76,6% thai phụ cho rằng nên uống viên sắt hàng ngày.
17
Bảng 3.4. Một số kiến thức về cách uống viên sắt

Kiến thức
Số lƣợng (n= 180)
Tỷ lệ %
Có nên uống sắt
kèm các thuốc
khác không

60
33,3
Không
76
42,2
Không biết
44
24,3
Nên uống sắt với
loại nước gì
Nước lọc
139
72,2
Nước hoa quả
16
8,9
Nước chè, café
1
0,6
Khác
3
1,6
Không biết
21
11,7
Nên uống vào thời
gian uống sắt trong
ngày
Ngay sau ăn
125
69,5
Xa bữa ăn
44
24,4
Khác
2
1,1
Không biết
9
5,0

* Nhận xét:

– Có 42,2% thai phụ cho rằng không nên uống sắt với các loại thuốc khác.

– 72,2% thai phụ cho rằng nên uống sắt với nước lọc.

– Có 69,5% thai phụ cho rằng nên uống sắt ngay sau ăn.

Biểu đồ 3.2. Hiểu biết về tác dụng phụ của viên sắt
* Nhận xét:

– Có 36,7% thai phụ biết tác dụng phụ của uống sắt là táo bón và đi ngoài
phân đen. Tuy nhiên, có đến 30,6% thai phụ không biết tác dụng phụ của uống sắt.

18
3.2.2. Kiến thức về sử dụng canxi

Biểu đồ 3.3. Kiến thức về thời điểm sử dụng viên canxi khi mang thai
* Nhận xét:

– Có 30,6% thai phụ cho rằng thời điểm uống canxi là trong vòng 3 tháng
đầu thai kỳ.
Bảng 3.5. Một số kiến thức về cách uống viên canxi
Kiến thức
Số lƣợng (n= 180)
Tỷ lệ %
Có nên uống canxi
kèm các thuốc
khác không

18
10
Không
106
58,9
Không biết
56
31,1
Nên uống canxi
với loại nước gì
Nước lọc
139
77,2
Nước hoa quả
13
7,2
Nước chè, café
4
2,2
Khác
3
1,7
Không biết
20
11,1
Nên uống canxi
vào thời gian uống
canxi trong ngày
Sau ăn sáng
81
45
Sau ăn trưa
46
25,6
Sau ăn tối
25
13,9
Khác
15
8,3
Không biết
13
7,2

* Nhận xét:

– Có 58,9% thai phụ cho rằng không nên uống canxi với các loại thuốc khác.

– 77,2% thai phụ cho rằng nên uống canxi với nước lọc.

– Có 45% thai phụ cho rằng nên uống canxi sau ăn sáng.

19
Bảng 3.6. Kiến thức về tần suất sử dụng viên canxi khi mang thai
Kiến thức
Số lƣợng (n= 180)
Tỷ lệ %
Uống hàng ngày
129
71,7
Thỉnh thoảng
36
20
Khác
6
3,3
Không biết
9
5

* Nhận xét:

– 71,7% thai phụ cho rằng nên uống viên sắt hàng ngày.

Bảng 3.7. Kiến thức về tác dụng phụ của viên canxi
Kiến thức
Số lƣợng (n= 180)
Tỷ lệ %
Sỏi tiết niệu
37
20,6
Táo bón
18
10
Khác
10
5,6
Không biết
115
63,8

* Nhận xét:

– Có đến 63,8% thai phụ không biết tác dụng phụ của uống canxi.
3.2.3. Kiến thức về sử dụng thuốc khác
Bảng 3.8. Kiến thức về sử dụng thuốc khác khi mang thai
Kiến thức
Số lƣợng (n= 180)
Tỷ lệ %
DHA
20
11,1
Các vitamin
48
26,7
Thuốc đông y
21
11,7
Thuốc tây y
8
4,4
Khác
4
2,2
Không biết
82
45,6
DHA
20
11,1

* Nhận xét:

– Có 26,7% thai phụ cho rằng nên uống thêm các vitamin khi mang thai;
11,7% nên uống thêm thuốc đông y và 11,1% uống DHA.
20
Bảng 3.9. Kiến thức về sử dụng kháng sinh khi mang thai
Kiến thức
Số lƣợng (n= 180)
Tỷ lệ %
Phụ nữ mang thai
có nên uống kháng
sinh không
Nên dùng
3
1,7
Chỉ dùng theo chỉ định
85
47,2
Không nên dùng
88
48,9
Khác
4
2,2
Những loại kháng
sinh được dùng
cho phụ nữ có thai
Đúng
21
11,7
Sai
17
9,4
Không biết
142
78,9

* Nhận xét:

– Có 48,9% thai phụ cho rằng phụ nữ mang thai không nên sử dụng kháng sinh.

– Có 78,9% thai phụ không biết loại kháng sinh được sử dụng trong thai kỳ.

Biểu đồ 3.4. Nguồn kiến thức về sử dụng thuốc khi mang thai
* Nhận xét:

– Có 61,1% thai phụ nhận được các thông tin về sử dụng thuốc trong thai kỳ
từ các phương tiện truyền thông.

21
3.3. Thực hành về sử dụng thuốc khi mang thai
3.3.1. Thực hành về sử dụng sắt

Biểu đồ 3.5. Thời điểm sử dụng viên sắt khi mang thai
* Nhận xét:

– Có 31,1% thai phụ bắt đầu uống viên sắt từ khi mang thai và có 33,9%
thai phụ bắt đầu uống viên sắt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Bảng 3.10. Tần suất sử dụng viên sắt

Thực hành
Số lƣợng (n= 174)
Tỷ lệ %
Uống hàng ngày
140
80,5
Thỉnh thoảng
33
18,9
Khác
01
0,6

* Nhận xét:

– 80,5% thai phụ uống viên sắt hàng ngày.
22
Bảng 3.11. Một số thực hành về cách uống viên sắt
Thực hành
Số lƣợng (n= 174)
Tỷ lệ %
Uống sắt kèm các
thuốc khác

30
17,2
Không
144
82,8
Nước uống cùng
với sắt
Nước lọc
156
89,6
Nước hoa quả
17
9,8
Nước chè, café
1
0,6
Thời điểm uống sắt
trong ngày
Ngay sau ăn
170
97,8
Xa bữa ăn
2
1,1
Khác
2
1,1

* Nhận xét:

– 82,8% thai phụ không uống sắt kèm theo với các loại thuốc khác.

– 89,6% thai phụ uống sắt với nước lọc.

– Có 97,8% thai phụ uống sắt ngay sau ăn.
Bảng 3.12. Tác dụng phụ khi uống viên sắt
Thực hành
Số lƣợng (n= 174)
Tỷ lệ %
Không
98
56,3
Buồn nôn, nôn
8
4,6
Táo bón, phân đen
60
34,5
Khác
10
5,6

* Nhận xét:

– 56,3% thai phụ không có tác dụng phụ sau uống sắt.
23
3.3.2. Thực hành về sử dụng canxi

Biểu đồ 3.6. Thời điểm sử dụng viên canxi khi mang thai
* Nhận xét:

– Có 32,2% thai phụ bắt đầu uống viên canxi trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Bảng 3.13. Một số thực hành về cách uống viên canxi
Thực hành
Số lƣợng (n= 165)
Tỷ lệ %
Uống canxi kèm
các thuốc khác

16
9,7
Không
149
90,3
Uống canxi với
loại nước gì
Nước lọc
156
94,5
Nước hoa quả
6
3,6
Nước chè, café
2
1,2
Khác
1
0,6
Thời gian uống
canxi trong ngày
Sau ăn sáng
59
35,8
Sau ăn trưa
63
38,2
Sau ăn tối
38
23,0
Khác
5
3,0

* Nhận xét:

– 90,3% thai phụ không uống canxi kèm theo với các loại thuốc khác.

– 94,5% thai phụ uống canxi với nước lọc.

– 35,8% thai phụ uống canxi sau ăn sáng.
24
Bảng 3.14. Tần suất viên canxi khi mang thai
Thực hành
Số lƣợng (n= 165)
Tỷ lệ %
Uống hàng ngày
113
68,5
Thỉnh thoảng
52
31,5

* Nhận xét:

– 68,5% thai phụ uống viên canxi hàng ngày.

Bảng 3.15. Tác dụng phụ khi uống viên canxi
Thực hành
Số lƣợng (n= 165)
Tỷ lệ %
Không
138
83,6
Buồn nôn, nôn
16
9,7
Táo bón
2
1,2
Khác
9
5,5

* Nhận xét:

– 86,3% thai phụ không có tác dụng phụ sau uống canxi.

3.3.3. Thực hành về sử dụng thuốc khác

Bảng 3.16. Sử dụng kháng sinh khi mang thai
Thực hành
Số lƣợng
Tỷ lệ %
Sử dụng các thuốc kháng
sinh khi mang thai

65/180
36,1
Không
115
63,9
Lý do uống kháng sinh
Ho, khạc đờm
14/65
21,5
Cảm cúm
42
64,6
Sốt
8
12,3
Khác
1
1,5
Người kê thuốc kháng sinh
Bác sĩ
28/65
43,1
Mua thuốc tại nhà thuốc
37
56,9
Người nhà
1
1,5
* Nhận xét

– Có 36,1% thai phụ có sử dụng kháng sinh khi mang thai. Trong đó, 64,6%
dùng kháng sinh là do cảm cúm.

– Có 56,9% thai phụ dùng kháng sinh đã mua thuốc tại nhà thuốc.
25

Bảng 3.17. Sử dụng các thuốc khác khi mang thai
Thực hành
Số lƣợng (n= 180)
Tỷ lệ %
DHA
13
7,2
Các vitamin
110
61,1
Thuốc đông y
8
4,4
Thuốc tây y
3
1,6
Khác
3
1,6

* Nhận xét

– Có 7,2% thai phụ uống DHA, 61,1% thai phụ uống thêm các loại
vitamin…
3.4. So sánh kiến thức và thực hành về sử dụng thuốc của thai phụ
Bảng 3.18. So sánh kiến thức và thực hành về sử dụng thuốc của thai phụ
Đặc điểm
Kiến thức
Thực hành
p
Đúng
Không
Đúng
Không
Thời điểm bắt đầu sử dụng viên sắt
117
63
117
63
> 0,05
Tần suất uống sắt
138
42
140
40
> 0,05
Thời điểm uống sắt trong ngày
44
136
2
178
< 0,05 Thời điểm bắt đầu sử dụng viên canxi 55 125 58 122 > 0,05
Tần suất uống canxi
129
51
113
67
> 0,05
Thời điểm uống canxi trong ngày
81
99
59
121
< 0,05 Bổ sung các vitamin 48 132 110 70 < 0,05

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *