BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Huy Toàn
KYÕ NAÊNG GIAO TIEÁP CUÛA HOÏC VIEÂN
TRÖÔØNG TRUNG CAÁP CAÛNH SAÙT NHAÂN
DAÂN II
CHUYEÂN NGAØNH: TAÂM LYÙ HOÏC
MAÕ SOÁ: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC:
TS. HUYØNH VAÊN SÔN
TP HOÀ CHÍ MINH-2011
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình
khác.
HỌC VIÊN
Nguyễn Huy Toàn
3
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là những thầy cô khoa Tâm lý giáo dục và những
thầy cô đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Huỳnh Văn Sơn, người thầy kính
mến đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu tạo điều
kiện giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn quý thấy cô phòng Sau Đại học đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình học và thực hiện luận văn.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, lãnh đạo các bộ môn, khoa,
phòng trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân II đã tạo điều kiện cho tôi học tập và
điều tra khảo sát để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Học viên
Nguyễn Huy Toàn
4
MỤC LỤC
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANND
: An ninh nhân dân
CAND
: Công an nhân dân
CSND
: Cảnh sát nhân dân
ĐC
: Đối chứng
GT
: Giao tiếp
KN
: Kỹ năng
KNDĐ
: Kỹ năng diễn đạt
KNĐK
: Kỹ năng điều khiển
KNGT
: Kỹ năng giao tiếp
KNLN
: Kỹ năng lắng nghe
TCCSND
: Trung cấp Cảnh sát nhân dân
TLH
: Tâm lý học
TN
: Thực nghiệm
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lực lượng CAND nói chung, lực lượng CSND nói riêng là lực lượng vũ
trang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn cho xã hội. Đặc
điểm nghề nghiệp CSND là thực hiện các công việc liên quan đến công tác đấu
tranh và phòng chống tội phạm trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội. Với tính chất
nghành nghề của mình, các cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng CSND trong công việc
hàng ngày luôn có sự tiếp xúc với nhiều đối tượng thuộc nhiều thành phần, nhiều
lĩnh vực nghành nghề, trình độ,… khác nhau. Điều đó đòi hỏi người cán bộ, chiến sỹ
CSND phải có khả năng giao tiếp tốt mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển, người Cảnh sát nhân
dân có kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng ứng xử trong mối quan hệ với đồng đội,
với nhân dân, với người nước ngoài… trong quá trình thực thi nhiệm vụ sẽ tạo được
hình ảnh đẹp của người CSND Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mắt người dân và
bạn bè quốc tế.
Giáo dục trong nhà trường có vai trò quan trọng không những trong việc
cung cấp các tri thức cần thiết mà còn hình thành các KN nhất định cho người học.
Việc giảng dạy trong các trường CAND nói chung và trong trường TCCSND II nói
riêng luôn hướng đến việc cung cấp cho học viên các tri thức khoa học liên quan
đến lĩnh vực nghành nghề từ đó hình thành các KN nghề nghiệp nhất định cho học
viên. Bên cạnh đó, các kỹ năng năng mềm khác như KNGT, KN giải quyết vấn đề,
… cũng là mục tiêu nhà trường hướng tới trong quá trình giáo dục. Đối với học viên
trường TCCSND II, KNGT tốt có ý nghĩa không chỉ đối với việc học tập, rèn luyện
tại trường mà cả trong công tác thực tiễn của học viên sau khi ra trường. Thực tiễn
cho thấy những học viên có KNGT tốt thường đạt kết quả tốt trong học tập, rèn
luyện và trong công tác thực tiễn tại các đơn vị ở địa phương sau khi ra trường.
KNGT của học viên kém sẽ gây những ảnh hưởng không nhỏ cho việc học tập, rèn
luyện cũng như cho việc thực thi nhiệm vụ của học viên tại các địa phương sau khi
tốt nghiệp. Từ đó gây ảnh hưởng đến hình ảnh người CSND, đến việc xây dựng mối
quan hệ giữa người cán bộ, chiến sỹ CSND với quần chúng nhân dân, làm giảm tính
7
hiệu quả cho công tác của lực lượng CSND trong công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Trong hoạt động học tập, rèn luyện của học viên CAND, KNGT tốt là yếu tố
cần thiết tạo điều kiện cho học viên lĩnh hội những tri thức khoa học, tiếp thu những
kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực, trình độ của bản thân đáp ứng yêu cầu phát
triển trong thời đại mới. Đồng thời, với tính chất của môi trường học tập và rèn
luyện của trường CSND là mang tính tập trung, việc có KNGT tốt cũng là yếu tố
thuận lợi giúp cho học viên CAND nói chung, học viên TCCSND nói riêng xây
dựng được các mối quan hệ gắn bó, hòa đồng với đồng đội, đồng chí, với bạn bè,
với thầy cô,… Trên cơ sở đó, học viên có điều kiện trau dồi và nâng cao kiến thức về
chuyên môn nghiệp vụ cũng như hoàn thiện các KN nghề nghiệp của bản thân.
Mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về nhân cách, năng lực của
người cán bộ, chiến sỹ CSND nhưng hầu như chưa có đề tài nghiên cứu về vấn đề
KNGT của học viên trường TCCSND II đồng thời việc nghiên cứu về vấn đề GT
của học viên TCCSND II hầu như chưa chú trọng đi sâu tìm hiểu vấn đề KNGT của
học viên. Do vậy, việc hình thành đề tài nghiên cứu “Kỹ năng giao tiếp của học
viên trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân II” là cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng KNGT của học viên trường TCCSND II và nguyên
nhân của thực trạng này. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
KNGT cho học viên ở trường TCCSND II.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Học viên khóa K16 (2009 – 2011) và khóa K17 (2010 – 2012) hệ chính quy
đang học tập tại trường TCCSND II.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Kỹ năng giao tiếp của học viên trường TCCSND II.
8
4. Giả thuyết khoa học
KNGT của học viên ở trường TCCSND II đạt mức trung bình. Thực trạng
này xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan như học viên ít chú
trọng quan tâm rèn luyện KNGT trong quá trình học tập, rèn luyện, trong nhà
trường ít có các hoạt động hướng đến việc rèn luyện KNGT cho học viên… Nếu có
biện pháp tác động phù hợp sẽ có thể nâng cao KNGT của học viên trường
TCCSND II.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài như giao
tiếp, kỹ năng, kỹ năng giao tiếp.
– Tìm hiểu thực trạng về KNGT của học viên trường TCCSND II.
– Thử hiện một vài biện pháp nhằm nâng cao KNGT của học viên trường
TCCSND II.
6. Giới hạn đề tài
Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu sau:
– Nghiên cứu đối với học viên năm thứ K16, K17 hệ chính quy các khóa học
từ 2009 – 2011 tại trường TCCSND II.
– Nghiên cứu một số KNGT của học viên như kỹ năng điều khiển quá trình
giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng diễn đạt.
– Chỉ nghiên cứu KNGT trong hoạt động học tập của học viên trường
TCCSND II và chưa có điều kiện nghiên cứu sâu trong các hoạt động khác.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
– Thu thập các sách, báo, tạp chí, tài liệu… có liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
– Phân loại, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
9
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng bảng câu hỏi nhằm:
– Điều tra nhận thức của học viên về vai trò của KNGT.
– Điều tra về sự tự đánh giá KNGT của học viên.
– Đánh giá về mức độ các KNGT của học viên.
– Điều tra thuận lợi, khó khăn trong việc rèn luyện KNGT của học viên.
– Điều tra những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến KNGT của học viên.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Nghiên cứu, tìm hiểu các KNGT của học viên thông qua các hoạt động:
– Hoạt động học tập trong giờ chính khóa.
– Hoạt động học tập trong giờ ngoại khóa.
Kết quả quan sát được ghi theo bản mẫu. [Phụ lục 2]
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn nhóm tập trung hướng vào các nội dung gắn với bảng
hỏi.
Nội dung phỏng vấn được ghi thành biên bản. [Phụ lục 3]
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao KNGT của học
viên.
Thực nghiệm được tiến hành qua một số biện pháp tác động trên nhóm TN
với 15 học viên. 15 học viên được lựa chọn trong nhóm ĐC để tiến hành các so sánh
để đánh giá hiệu quả của các biện pháp tác động trong TN.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê toán học:
Sử dụng phần mềm SPSS for Window 11.5 để xử lý các số liệu điều tra khảo
sát.
8. Đóng góp mới của đề tài:
8.1. Về mặt lý luận: tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận của tâm lý học hiện đại
về KNGT nói chung và KNGT của học viên Cảnh sát nói riêng
10
8.2. Về mặt thực tiễn: nghiên cứu thực tiễn về thực trạng KNGT của học viên
trường TCCSND II. Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao KNGT của học
viên đáp ứng yêu cầu học tập, rèn luyện tại trường và công việc sau khi ra trường.
11
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO
TIẾP
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài
Vấn đề GT không những là nhu cầu của mỗi cá nhân trong xã hội mà nó còn
đóng vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách của cá nhân thông qua các mối
quan hệ xã hội. Vì vậy GT và KNGT đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có
thể điểm qua vài nghiên cứu trong nước và ngoài nước về vấn đề GT như sau:
1.1.1. Những nghiên cứu về giao tiếp
Những năm đầu thế kỷ 20, Tâm lý học đã bắt đầu quan tâm nhiều đến việc
nghiên cứu về vấn đề GT.
Những nghiên cứu của S.Freud về sự đồng nhất hóa để lý giải, phân tích các
giấc mơ và một số quá trình ở trẻ em như sự bắt chước các khuôn mẫu của “những
người quan trọng khác”, sự hình thành cái “siêu tôi”, tiếp nhận vai trò nam, nữ,…
đã cho thấy cơ chế đồng nhất hóa đảm bảo mối liên hệ qua lại giữa các chủ thể
trong nhóm xã hội từ đó tạo ra sự đồng nhất cảm xúc, thấu cảm, tiếp thu tình cảm
của người khác [19]. Trong GT, sự đồng nhất này là vô cùng quan trọng vì nó cho
phép cá nhân hiểu được tâm lý của một người xa lạ với cái tôi của cá nhân. Theo
Freud, trong một số trường hợp thì sự đồng nhất cảm xúc mang tính chất “truyền
nhiễm tâm lý” và rất đặc trưng cho đám đông hợp quần.
Tâm lý học Gestalt nghiên cứu GT như một cấu trúc trọn vẹn. Họ phân tích
GT thành các yếu tố và đặt chúng trong hệ thống các yếu tố rộng hơn, các quan hệ
xã hội. Khi nghiên cứu các yếu tố GT, nhà tâm lý học Pháp Bateson đã phân biệt
thành hai hệ thống GT là GT đối xứng và GT bổ sung. Theo ông, mọi GT đều biểu
hiện ra ở một trong những phương thức ấy thể hiện tính hệ thống khi thiết lập được
sự bình đẳng hay sự tương hỗ và tính bổ sung khi thể hiện sự khác nhau. [34]
Tâm lý học Liên Xô (cũ) cũng nghiên cứu đến vấn đề GT nhưng theo nhiều
hướng tiếp cận khác nhau:
Hướng thứ 1: nghiên cứu vấn đề lý luận chung về GT như bản chất, cấu trúc,
cơ chế GT, phương pháp luận nghiên cứu GT, mối quan hệ giữa GT và hoạt động…
12
Hướng nghiên cứu này được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà
TLH Liên Xô (cũ) như “Về bản chất giao tiếp người” (1973) của Xacopnhin, “Tâm
lý học về các mối quan hệ qua lại trong nhóm nhỏ” (1976) của I.L.Kolominxki,
“Tâm lý học giao tiếp” (1978) của A.A.Leonchiev, “Giao tiếp trong tâm lý học”
(1981) của K.Platonov, “Phạm trù giao tiếp và hoạt động trong tâm lý học” của
B.P.Lomov.
Hướng nghiên cứu này tồn tại hai luồng quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho
rằng GT có thể là một dạng hoạt động hoặc có thể là một phương thức, điều kiện
của hoạt động. Đại diện cho quan điểm theo xu hướng này là A.A.Leonchiev. Quan
điểm thứ hai cho rằng hoạt động và giao tiếp là những phạm trù tương đối độc lập
trong quá trình thống nhất của đời sống con người. Phạm trù “hoạt động” phản ánh
mối quan hệ giữa chủ thể – khách thể, phạm trù “giao tiếp” phản ánh mối quan hệ
chủ thể – chủ thể. [30]
Hướng thứ 2: nghiên cứu các dạng GT nghề nghiệp trong đó giao tiếp sư
phạm là một loại GT nghề nghiệp được nhiều nhà TLH quan tâm nghiên cứu. Năm
1963, P.Ia Galperin, A.V Daporogiet, D.B Elconin đã nghiên cứu và viết về “Những
vấn đề hình thành tri thức và kỹ năng cho học sinh và những phương pháp dạy học
mới ở trường phổ thông” đã được trình bày trong cuốn “Những vấn đề của tâm lý
học”. Ngoài ra, P.Ia Galperin còn nghiên cứu vấn đề “Hình thành tri thức và kỹ
năng theo lý thuyết hình thành hành động trí tuệ qua từng giai đoạn” đã được xuất
bản năm 1968. Đồng thời, cũng có nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu về giao tiếp
sư phạm như A.A. Leonchiev với “Giao tiếp sư phạm” (1979), A.V.Petropxki với
“Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”, V.A.Krutetxki với “Những cơ sở của
tâm lý học sư phạm” (1980), Ph.N.Gonobolin với “Những phẩm chất tâm lý của
người giáo viên”.
Học thuyết về nhu cầu của A. Maslow đưa ra hệ thống năm bậc về nhu cầu
của con người. Trong quá trình GT, cá nhân cần có khả năng nhận diện và khêu gợi
ở người khác những nhu cầu nhất định vì thông qua GT các chủ thể mới có thể được
thỏa mãn và làm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. [24]
Học thuyết phân tích giao tiếp dựa trên cơ sở mọi hành vi của con người đều
xuất phát từ một trong ba trạng thái bản ngã là phụ mẫu, thành niên và trẻ con.
Trong quá trình GT với nhau, khi người này đưa ra một tác nhân từ một trong ba
13
trạng thái bản ngã thì người kia cũng đáp lại một phản hồi từ một trong ba trạng thái
bản ngã. Do đó, mối quan hệ GT giữa hai người được coi là có hiệu quả khi người
đưa ra tác nhân nhận lại được sự phản hồi như mong muốn đồng thời đường đi của
tác nhân và phản hồi không chồng chéo lên nhau. [24]
Biểu đồ 1.1 : Miêu tả về giao dịch tâm lý giữa các trạng thái bản ngã trong giao tiếp
Học thuyết giao tiếp liên nhân cách cho rằng GT là sự trao đổi thông tin về
những quan điểm, ý kiến, cảm xúc và ngay cả những “cái tôi” của chính bản thân
[24]. Mức độ hiểu biết về bản thân, về người khác trong GT là yếu tố quan trọng
giúp GT thành công và được minh họa bằng bốn khu vực:
Biểu đồ 1.2: Cửa sổ Johary
I
Khu vực mở
II
Khu vực mù
III
Khu vực chính
diện
IV
Khu vực không
nhận biết được
Thông qua trao đổi thông tin với nhau các cá nhân trong GT mới có thể hiểu
biết về bản thân mình và người khác. Điều này được xây dựng trên cơ sở lòng tin
trong GT giữa các chủ thể.
Học thuyết giao tiếp của Jurgen Ruesch nhấn mạnh những khó khăn trong
GT tập trung ở những gì cá nhân suy nghĩ mà không tập trung ở những gì cá nhân
nói hay viết. Công việc của GT là xóa đi khoảng cách trong suy nghĩ giữa người này
và người khác trong việc dùng ngôn ngữ. Các yếu tố trong GT như hoàn cảnh xã
Phụ mẫu
Thành niên
Trẻ em
Phụ mẫu
Thành niên
Trẻ em
Tác nhân
Phản hồi
(Ít) Phản hồi (Nhiều)
Biết
Không biết
Không tự nhận
biết mình
Tự nhận biết
mình
Biết
Không
biết
(Ít)
Biểu
hiện
(Nhiều)
Người khác nhận
biết được
Người khác không
nhận biết được
14
hội, vai trò, vị trí, những nguyên tắc và luật lệ, những thông điệp có tầm quan trọng
giúp chủ thể hiểu được tác động của xã hội và ý định của người khác trong GT. [24]
Thuyết X, thuyết Y và thuyết Z nghiên cứu vấn đề GT trong quản lý. Thuyết
X và thuyết Y do Douglas Mc Gregor đưa ra là hai hệ thống giả thuyết về bản chất
con người. Công tác quản lý phải bắt đầu từ câu hỏi là các nhà quản lý có thể nhìn
nhận bản thân họ như thế nào trong mối liên hệ với người khác để có cách quản lý
hiệu quả. Thuyết Z do Sven Lung Stendt chủ trương giảm mức tối thiểu sự chỉ huy
trong quản lý nhằm tạo tính tự lập, tự chủ của người dưới quyền giúp họ thi thố
sáng kiến, tính sáng tạo và chịu trách nhiệm. Quan điểm của thuyết này chủ yếu dựa
trên niềm tin và sự tinh tế trong quan hệ GT trong quá trình quản lý. [24]
Học thuyết giao tiếp xã hội nhấn mạnh vai trò của các năng lực GT, năng lực
và cái tôi của cá nhân trong mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân trong quá trình xã
hội hóa – quá trình hình thành cá thể người với tư cách là một cơ cấu sinh học mang
tính người thích nghi với cuộc sống xã hội. Qua đó, hấp thụ và phát triển những
năng lực người đặc trưng trưởng thành như một nhân cách. [19]
Ở Việt Nam, nhiều tác giả với những nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về
bản chất của GT, vai trò, vị trí của GT trong sự hình thành nhân cách như “Các Mác
và phạm trù giao tiếp” (1963) của Đỗ Long, “Giao tiếp, tâm lý, nhân cách” (1981),
“Giao tiếp và sự phát triển nhân cách của trẻ” (1981), “Bàn về phạm trù giao tiếp”
(1981) của Bùi Văn Huệ, “Nhập môn khoa học giao tiếp” (2006) của Nguyễn Sinh
Huy, Trần Trọng Thủy.
Hiện nay, GT cũng là một nội dung quan trọng được giảng dạy trong các
trường. Trong “Giáo trình tâm lý học xã hội – những vấn đề lý luận” của Mai Thanh
Thế, “Giáo trình giao tiếp sư phạm” (2002) của Lê Thanh Hùng (Đại học An
Giang), “ Khoa học giao tiếp” (2002) của Nguyễn Ngọc Lâm (Đại học mở Tp
HCM), “Ứng xử sư phạm” của Trịnh Trúc Lâm (2006),… đã cung cấp các nội dung
như khái niệm GT, chức năng, vai trò của GT, phong cách GT, hệ thống GT,…
cũng như nguyên tắc, quy trình ứng xử và các tình huống ứng xử trong GT sư phạm
cung cấp cái nhìn hệ thống về các vấn đề GT và GT sư phạm.
Khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng có nhiều công
trình nghiên cứu về GT. Nghiên cứu về GT sư phạm có các tài liệu như “Đặc điểm
giao tiếp sư phạm” (1985) của tác giả Trần Trọng Thủy, “Giao tiếp và ứng xử sư
15
phạm” (1992) của tác giả Ngô Công Hoàn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và
thực tiễn trong GT sư phạm. Đây cũng là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi định
hướng cho đề tài trong nghiên cứu KNGT của học viên trường TCCSND II. Ngoài
ra, còn một số nghiên cứu như “Đặc điểm của giao tiếp của người Cảnh sát khu
vực” (1998) của tác giả Hoàng Văn Học, “Giao tiếp và sự hình thành nhân cách
thiếu niên” (1999) của tác giả Đào Thị Oanh cũng đã cung cấp một vấn đề về lý
luận và thực tiễn về GT và nhân cách của lứa tuổi thiếu niên cũng như các đặc điểm
GT của người Cảnh sát khu vực. Từ đó góp phần giúp đề tài hình thành các vấn đề
lý luận về đặc điểm GT của học viên trường TCCSND II.
Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu về GT của một số tác giả được đăng trên
tạp chí khoa học chuyên nghành có thể kể đến như:
Đề tài “Một số đặc điểm giao tiếp của học viên tham gia các lớp đào tạo giáo
viên khoa học xã hội nhân văn quân sự cấp phân đội” (tạp chí Tâm lý học số 12-
2006) của tác giả Trương Quang Học (Học viện Chính trị quân sự) nghiên cứu các
đặc điểm GT sư phạm của học viên tham gia các lớp đào tạo giáo viên khoa học xã
hội nhân văn quân sự cấp phân đội tại Học viện Chính trị quân sự đã cung cấp một
vấn đề lý luận về đặc điểm GT của học viên quân sự giúp chúng tôi có những định
hướng nhất định trong nghiên cứu lý luận về GT của học viên trường TCCSND II.
Đề tài “Giao tiếp giữa lãnh đạo và công nhân trong các doanh nghiệp hiện
nay” của tác giả Phan Thị Mai Hương (Viện Tâm lý học) (Tạp chí Tâm lý học số 8-
2010) nghiên cứu mức độ, phạm vi, nội dung GT và đối tượng GT trong GT giữa
người lãnh đạo doanh nghiệp và công nhân đã cung cấp một số lý luận về GT trong
quan hệ giữa lãnh đạo và công nhân trong điều kiện quan hệ xã hội hiện nay.
Bên cạnh đó, một số luận án nghiên cứu về giao tiếp và các vấn đề liên quan
có thể kể đến như:
Luận án Tiến sỹ TLH giáo dục “Một số đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo
trong nhóm chơi không cùng độ tuổi” của Lê Xuân Hồng (1996) đã hệ thống các lý
luận về GT của trẻ, nghiên cứu việc tổ chức chơi và những ảnh hưởng của tác động
qua lại giữa trẻ trong nhóm chơi không cùng lứa tuổi ở trường mẫu giáo. Những
nghiên cứu của đề tài giúp chúng tôi có cơ sở xem xét những đặc điểm GT của học
viên ở các lứa tuổi khác nhau trong trường TCCSND II.
16
Luận án Tiến sỹ “Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp sư phạm” (1997)
của Nguyễn Thanh Bình khẳng định GT sư phạm là một loại GT nghề nghiệp giữa
giáo viên và học sinh cần có sự tiếp xúc tâm lý, xây dựng bầu không khí thuận lợi
nhằm tạo kết quả tối ưu trong hoạt động dạy và hoạt động học. Qua đó, cho thấy GT
sư phạm có vị trí đặc biệt quan trong trong cấu trúc năng lực sư phạm. Đây cũng là
vấn đề cần chú ý khi nghiên cứu về vấn đề GT và KNGT của học viên CSND.
Luận án Tiến sỹ TLH về “Đặc điểm giao tiếp của hiệu trưởng tiểu học”
(2000) của Nguyễn Liên Châu nghiên cứu lý luận đặc điểm GT, đặc điểm GT trong
quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học, trên cơ sở đó góp phần nâng cao hiệu quả
KN quản lý trường tiểu học của hiệu trưởng.
Luận án Tiến sĩ TLH “Một số đặc điểm giao tiếp ngoài giảng đường của sinh
viên” (2006) của Nguyễn Văn Đồng đã đề cập đến đặc điểm GT của sinh viên trong
hoạt động ngoài giảng đường, từ đó luận án đã cung cấp một số cơ sở lý luận cần
thiết để chúng tôi định hướng cho việc nghiên cứu các đặc điểm GT cũng như rèn
luyện KNGT của học viên CSND ngoài giảng đường tại trường chúng tôi.
Luận án Tiến sĩ TLH “Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh trung học phổ
thông dân tộc Tày, Nùng” của Phùng Thị Hằng (2007) đã phân tích, hệ thống hoá lý
luận về GT và nghiên cứu thực trạng một số đặc điểm GT của học sinh Trung học
phổ thông dân tộc Tày, Nùng ở ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Từ đó, đề
xuất và tiến hành TN một số biện pháp tác động sư phạm nhằm góp phần mở rộng
phạm vi đối tượng GT, nội dung giao tiếp, khắc phục một số hạn chế về mặt tâm lý
trong GT của học sinh Trung học phổ thông dân tộc Tày, Nùng.
Các luận văn thạc sỹ nghiên cứu hoạt động GT của sinh viên cũng như của
một số khách thể nhất định như:
Luận văn Thạc sỹ TLH “Giao tiếp của sinh viên sư phạm trong thời gian rỗi”
(1988) của Phạm Thị Giang Minh nghiên cứu một số vấn đề lý luận về GT của sinh
viên trong thời gian rỗi, từ đó đề tài nhấn mạnh vai trò của GT trong việc hình thành
nhân cách của sinh viên đặc biệt là sinh viên sư phạm. Từ nghiên cứu thực tế đề tài
khẳng định vai trò của GT của sinh viên trong thời gian rỗi cũng có ảnh hưởng tới
việc hình thành nhân cách của sinh viên.
Luận văn Thạc sỹ “Xu thế phát triển của hoạt động giao tiếp ở sinh viên sư
phạm” (1996) của Đào Thị Thường đề cập đến các vấn đề GT của sinh viên sư
17
phạm như nhu cầu, phạm vi và không khí GT trong tập thể sinh viên, nội dung, đối
tượng và hiệu quả GT của sinh viên sư phạm. Việc nghiên cứu này được tiến hành
trên cùng một khác thể ở các thời điểm khác nhau (1982, 1984) để so sánh và đánh
giá xu thế phát triển của hoạt động GT ở sinh viên sư phạm.
Luận văn Thạc sỹ TLH “Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm giao tiếp của
sinh viên Đại học văn hoá” (1997) của Phan Thị Dung đã tìm hiểu một số đặc điểm
GT của sinh viên Đại học văn hoá như đối tượng và nội dung GT, nhu cầu GT,
KNGT, từ đó nghiên cứu đối tượng, nội dung GT bằng ngôn ngữ và KNGT.
Luận văn Thạc sỹ TLH “Đặc điểm giao tiếp của nhà báo” (1999) của Nguyễn
Công Vinh khái quát một số lý luận cơ bản về GT và GT của nhà báo. Đề tài nêu ra
một số khác biệt về đặc điểm GT của những người làm báo nói, báo hình và báo
viết, giữa nhà báo có kinh nghiệm và nhà báo ít kinh nghiệm, giữa nhà báo nam và
nhà báo nữ, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực GT của nhà báo.
Luận văn Thạc sỹ TLH “Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng
Sư phạm An Giang” (1999) của Đỗ Văn Thông khái quát một số vấn đề cơ bản về
lý luận GT sư phạm làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm GT
của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm An Giang dựa vào đối tượng, nội dung, nhu
cầu và khả năng GT, từ đó đề xuất những biện pháp để nâng cao hiểu biết về GT
của sinh viên góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Luận văn Thạc sỹ TLH “Nghiên cứu đặc điểm giao tiếp của sinh viên có kiểu
nhân cách hướng nội và hướng ngoại” (1999) của Trần Thị Kim Thoa nghiên cứu
một số vấn đề lý luận như khả năng GT, nhu cầu GT, ấn tượng GT… của những sinh
viên có kiểu nhân cách hướng nội và hướng ngoại. Đồng thời qua khảo sát thực tế
đặc điểm GT của sinh viên sư phạm Yên Bái có kiểu nhân cách hướng nội, hướng
ngoại, tác giả đề xuất một số biện pháp sư phạm phù hợp với từng loại sinh viên có
các kiểu nhân cách hướng nội hoặc hướng ngoại nhằm nâng cao khả năng GT cho
sinh viên để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
Luận văn Thạc sỹ “Đặc điểm ấn tượng ban đầu khi giao tiếp của học sinh
trung học dạy nghề có kiểu nhân cách khác nhau” (2000) của Vũ Thị Hoàng Yến
khái quát một số lý luận cơ bản về vấn đề nghiên cứu (GT và vai trò của GT, nhân
cách, phân loại nhân cách…) từ đó tìm hiểu đặc điểm ấn tượng ban đầu khi GT của
18
những học sinh trung học dạy nghề có kiểu nhân cách khác nhau và vấn đề ảnh
hưởng của tâm thế đến sự hình thành ấn tượng ban đầu của học sinh trong GT.
Luận văn Thạc sỹ “Đặc điểm giao tiếp của học sinh trung học cơ sở trường
phổ thông dân tộc nội trú huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La” (2001) của Nguyễn Quang
Sáng nghiên cứu lý luận cơ bản về GT như khái niệm, bản chất, vai trò của GT đối
với sự hình thành phát triển nhân cách, trên cơ sở đó tìm hiểu đặc điểm GT của
thiếu niên phổ thông dân tộc nội trú. Đồng thời tác giả thử nghiệm một số biện pháp
sư phạm nhằm mở rộng phạm vi, đối tượng GT của học sinh góp phần hình thành
phát triển nhân cách cho các em.
Luận văn Thạc sỹ TLH “Một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo
viên của sinh viên người dân tộc trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai” (2003) của
Đới Thị Thu Thuỷ hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về GT, GT sư phạm từ đó
nêu lên những khó khăn tâm lý trong GT với giáo viên của sinh viên người dân tộc
và những ảnh hưởng đến hiệu quả GT. Từ việc phân tích nguyên nhân nảy sinh các
khó khăn tâm lý đó tác giả TN một số biện pháp tác động nhằm hạn chế khó khăn
tâm lý trong GT với giáo viên của sinh viên người dân tộc.
Luận văn Thạc sỹ TLH “Một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo
viên của học sinh đầu tuổi học người dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum” (2005) của
Nguyễn Văn Thăng hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài (khái
niệm, bản chất, vai trò của GT, những khó khăn tâm lý trong GT…), từ đó tìm hiểu
thực trạng những khó khăn tâm lý nảy sinh trong GT với giáo viên ở học sinh đầu
tuổi học người dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum và nguyên nhân của thực trạng đó. Đề
tài cũng TN một số biện pháp tác động nhằm hạn chế khó khăn tâm lý trong GT với
giáo viên của học sinh đầu tuổi học người dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum.
Luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục “Một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp
với giáo viên của sinh viên người dân tộc thiểu số trường cao đẳng sư phạm Kon
Tum” (2006) của Nguyễn Thị Vui hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến
đề tài và nghiên cứu thực trạng một số trở ngại tâm lý trong GT với giáo viên của
sinh viên người dân tộc và nguyên nhân nảy sinh những khó khăn tâm lý đó. Trên
cơ sở đó, tác giả thử nghiệm một số biện pháp tác động nhằm hạn chế những trở
ngại tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của sinh viên người dân tộc thiểu số.
19
Ngoài ra, các luận văn nghiên cứu vấn đề giao tiếp trong một số lĩnh vực
khác cũng có thể kể đến như luận văn Thạc sỹ Ngôn ngữ học so sánh “Giao tiếp
ngôn ngữ” (trường hợp: giao tiếp ngôn ngữ trong ngành khách sạn) (2006) của
Đặng Quang Hoàng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh); luận văn Thạc sỹ Châu Á học “Văn hóa giao tiếp phi ngôn
ngữ của người Hàn” (so sánh với người Việt) (2009) của Lee Yoon Hee Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh); luận văn
Thạc sỹ “Văn hóa giao tiếp của người Việt ở miền Tây Nam Bộ” (2010) của Đoàn
Thị Thoa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh); luận văn Thạc sỹ Văn hóa học “Văn hóa giao tiếp trong hoạt động tiếp
dân của cán bộ, công chức” (2010) của Hoàng Thị Lệ Hà Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh); luận văn Thạc sỹ Ngôn
ngữ học “Ngôn ngữ giao tiếp trong lễ tiệc cưới hỏi ở thành phố Hồ Chí Minh” của
Nguyễn Thị Tịnh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh).
Nhìn chung, các tài liệu, đề tài trên đã nghiên cứu vấn đề GT ở nhiều khía
cạnh khác nhau trên khách thể tương đối đa dạng và phong phú với những thời điểm
nghiên cứu khác nhau. Từ đó các đề tài đã cung cấp cái nhìn đa chiều về vấn đề GT
với các cách tiếp cận khác nhau giúp chúng tôi có những định hướng nhất định
trong nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài. Tuy nhiên, khách thể nghiên
cứu của các đề tài trên tuy đa dạng, phong phú nhưng không có sự trùng lặp với
khách thể của đề tài chúng tôi nghiên cứu. Điều này cho thấy vấn đề GT của sinh
viên CSND nói riêng, sinh viên CAND nói chung vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đề
cập đến.
1.1.2. Những nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp
1.1.2.1. Những nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp
KNGT cũng được nhiều nhà TLH quan tâm nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau:
A.A.Leonchiev đã nghiên cứu và liệt kê các KNGT sư phạm như KNĐK
hành vi bản thân, KN quan sát, KN nhạy cảm xã hội, biết phán đoán nét mặt người
20
khác, KN đọc, hiểu, biết mô hình hóa nhân cách học sinh, KN làm gương cho học
sinh, KNGT ngôn ngữ, KN kiến tạo sự tiếp xúc, KN nhận thức.
IP.Dakharov nghiên cứu đề ra trắc nghiệm 10 KNGT gồm các KN như KN
tiếp xúc, thiết lập quan hệ, KN biết cân bằng nhu cầu bản thân và đối tượng trong
quá trình GT, KN nghe đối tượng, KN tự kiềm chế, kiểm tra người khác, KN tự chủ
cảm xúc hành vi, KNDĐ dễ hiểu, cụ thể, kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong GT, KN
thuyết phục, KN chủ động điều khiển quá trình GT, KN nhạy cảm trong GT. [15]
Allan Pease -TS Tâm lý học Mỹ – đã xuất bản cuốn “Body language” (1988)
với bản tiếng Việt là “Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể” (Lê Huy Lâm dịch-
2008) đã phân tích KN phát hiện các trạng thái tâm lý thông qua những động tác, cử
chỉ, điệu bộ, tư thế,… của con người trong GT. [37]
Derak Torrington viết cuốn “Tiếp xúc mặt đối mặt trong quản lý” (1994) đi
sâu phân tích các hình thức GT thường gặp giữa người quản lý với người bị quản lý
qua đó đòi hỏi người quản lý cần có những KNGT nhất định như KN nghe, KN hỏi
và gợi vấn đề, KN truyền đạt…[ 40]
Dale Carnegie trong cuốn “Đắc nhân tâm” (2002) đã trình bày những nghệ
thuật, những bí quyết trong quan hệ GT giữa con người và con người. Theo ông, để
thu hút được đối tượng GT, con người cần phải có nghệ thuật và KNGT nhất định
như KN thể hiện sự quan tâm, KN biểu hiện cảm xúc, KNLN,…[4]
Paul Ekman viết cuốn “Emotion Revealed” (2003) nêu lên vấn đề cảm xúc
biểu hiện trong GT của cá nhân thể hiện qua nét mặt từ đó đề cập đến KN nhận diện
nét mặt và các cảm xúc đi kèm trong quá trình GT. [59]
Nhìn chung, các tài liệu trên đã cung cấp một số vấn đề lý luận về KNGT và
cũng đã nêu lên nhiều KNGT cần thiết đối với cá nhân trong quá trình GT như:
KNĐK hành vi bản thân, KN phán đoán nét mặt và cảm xúc của người khác, KN sử
dụng phương tiện GT, KNLN, KNDĐ, KNĐK nhu cầu của đối tượng GT, KNĐK
quá trình GT, KN thuyết phục…
Trong nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu các KNGT trong các lĩnh
vực khác nhau. Có thể kể đến một số nghiên cứu như:
Trần Trọng Thủy với bài “Tình người, giao tiếp và văn hóa giao tiếp” (1998)
đã phân tích mối quan hệ giữa tình người, văn hóa và giao tiếp. GT chính là phương
tiện thể hiện tình người, là hình thức tác động qua lại của con người trong quá trình
21
sống và hoạt động cùng nhau… Thông qua GT, bản chất con người được thể hiện,
con người thu nhận được những tri thức về thế giới, về người khác, về bản thân,…
Tác giả đã đề cập đến một số KNGT như KN chỉnh sửa các ấn tượng ban đầu của
mình về người khác khi mới làm quen với họ, KN bước vào GT với người khác một
cách không có định kiến…
Tác giả Nguyễn Đình Xuân đã nghiên cứu GT trong quản lý với các vấn đề
như khái niệm, ý nghĩa, chức năng, cấu trúc, loại hình và phong cách GT trong quản
lý. Qua đó, tác giả đã đề cập đến một số KNGT như KN lựa chọn địa điểm, thời
gian tiếp khách, KN làm chủ cảm xúc của mình trong tiếp xúc, KN nghe và dẫn dắt
người nói để thu thập thông tin, KN nói gọn gàng,…[52]
Các tài liệu của nhiều tác giả cũng đề cập đến những KNGT cần thiết trong
các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp khác nhau như:
Giáo trình “Những cơ sở khoa học của quản lý kinh tế” (1985) của Mai Hữu
Khuê đã nêu ra những KN mà người lãnh đạo cần có là KN hiểu nhu cầu lo lắng của
đối tượng, KN thể hiện sự quan tâm với cấp dưới, KNLN, KN nghiên cứu con
người. [23]
Với tài liệu “Tâm lý học kinh doanh và quản lý” (1994), Nguyễn Văn Lê đã
cho rằng trong GT đàm phán nhà quản trị cần có những kỹ thuật như biết cách tạo
thiện cảm ban đầu với người đối thoại, hiểu biết những cách nói tế nhị theo phong
tục người nước ngoài…[31]
Tác giả Nguyễn Văn Đính đề cập đến một số KNGT mà người hướng dẫn
viên cần có khi tiếp xúc với khách du lịch trong “Giáo trình tâm lý và nghệ thuật
giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch” (1997) như KN định hướng, KN định vị,
KNĐK giao tiếp. [10]
Tác giả Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển trong “Tâm lý học quản lý”
(1998) đề cập đến vấn đề GT, GT sư phạm và GT quản lý trong đó nêu lên KNGT
sư phạm với cấu trúc bao gồm các thành phần như biết định hướng, hiểu được các
dấu hiệu bề ngoài và ngôn ngữ trong GT, biết điều khiển quá trình GT. [3]
Qua các tài liệu trên, các tác giả cũng đã đề cập nhiều đến sự cần thiết của
KNGT trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau như trong kinh doanh, trong quan
lý, trong du lịch,… Các KNGT được các tác giả đề cập đến là: KN thể hiện sự quan
22
tâm, KNLN, KN tạo thiện cảm ban đầu với người đối thoại, KNDĐ, KN hiểu các
dấu hiệu bề ngoài và ngôn ngữ trong GT, KNĐK quá trình GT…
Bên cạnh đó, các bài viết, các kết quả nghiên cứu đề cập đến KNGT được
đăng trên tạp chí Tâm lý học có thể kể đến như:
Bài viết “Thực trạng kỹ năng giao tiếp của cán bộ chính trị trong hoạt động
tuyên truyền ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay” (tạp chí Tâm lý học số 12-2006) của
tác giả Nguyễn Hoàng Lân (Học viện Chính trị quân sự) đã đánh giá các KNGT của
cán bộ chính trị trong công tác tuyên truyền như KN tiếp xúc, thiết lập quan hệ GT,
KN biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng GT, KNLN, KN tự chủ cảm xúc
và hành vi, KN tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng GT, KNDĐ, KN linh hoạt, mềm
dẻo trong GT, KN thuyết phục, KNĐK quá trình GT.
Kết quả nghiên cứu của Hà Thị Thư (Trường Đại học Lao động-xã hội) về
“Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp của cán bộ xã hội” (tạp chí Tâm
lý học số 4-2008) nghiên cứu các KN cơ bản cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp
của người cán bộ xã hội trong đó đề cập đến các KN cần thiết của người cán bộ xã
hội như KNLN, KN quan sát, KNGT,…
Bài viết “Một số biểu hiện của tình trạng thiếu kỹ năng sống của trẻ em hiện
nay” (tạp chí Tâm lý học số 8-2010) của Nguyễn Thị Hoa (Viện Tâm lý học) đề cập
đến những biểu hiện yếu kém về KN sống của trẻ em hiện nay mà một trong những
biểu hiện đó là sự yếu kém về KNGT thể hiện qua việc chưa biết lắng nghe tích cực,
chưa biết trình bày ý kiến của mình hợp lý, ít có khả năng thấu cảm, cảm thông và
chia sẻ với người khác.
Các luận án nghiên cứu KNGT có thể đề cập đến như:
Luận án Tiến sỹ TLH của Võ Sĩ Lục về “Kỹ năng giao tiếp nghiệp vụ của
trinh sát an ninh và phương pháp đánh giá chúng” (2002) nghiên cứu về KNGT
trong hoạt động nghiệp vụ của trinh sát ANND. Đề tài trình bày những KNGT
nghiệp vụ cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ an ninh theo các nhóm KN định vị, KN
định hướng và KNĐK trong GT. Đây là đề tài nghiên cứu về vấn đề KNGT trong
hoạt động lực lượng CAND mà cụ thể là lực lượng ANND giúp chúng tôi có những
định hướng nhất định trong việc nghiên cứu KNGT của học viên CSND.
Đề tài nghiên cứu khoa học (mã số CS.2000-04) “Tìm hiểu những khó khăn
(về mặt kỹ năng) trong giao tiếp của trẻ 4-5 tuổi với các bạn cùng độ tuổi và biện
23
pháp khắc phục” (2002) của tác giả Phan Thị Thu Hiền đã nghiên cứu, tìm hiểu
những khó khăn trong quá trình GT đặc biệt là những khó khăn về KNGT của trẻ 4
– 5 tuổi với bạn cùng độ tuổi. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm
khắc phục những khó khăn trong GT và nâng cao KNGT của trẻ.
Luận án Tiến sỹ TLH “Đặc điểm giao tiếp của Hiệu trưởng trường trung học
cơ sở thành phố Viêng Chăn” (2003) của Khăm Phẳn Thong Mala nghiên cứu
những vấn đề lý luận về GT, thực trạng nhu cầu và nội dung GT, KNGT của các
Hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố Viêng Chăn, từ đó tác giả thử nghiệm
một số biện pháp tác động nhằm nâng cao KNGT của người Hiệu trưởng.
Luận án Tiến sỹ “Khó khăn tâm lý của học sinh đầu lớp 1” (2009) của Vũ
Ngọc Hà (Viện Tâm lý học) đã chỉ ra thực trạng các khó khăn tâm lý của học sinh
đầu lớp 1 trong hoạt động học tập và sinh hoạt trong nhà trường những ngày đầu đi
học tiểu học, gây cản trở cho hoạt động học tập và sinh hoạt của học sinh khiến cho
các hoạt động này kém hiệu quả. Một trong những khó khăn mà học sinh gặp phải
là khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ trong GT với bạn xuất phát chủ yếu
từ sự thiếu hụt KNGT.
Luận án Tiến sỹ của Phạm Thị Tuyết “Kỹ năng giao tiếp của cán bộ giao
dịch ngân hàng” (2010) nghiên cứu KNGT của cán bộ giao dịch ngân hàng trong
việc trao đổi thông tin, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với khách hàng nhằm
thỏa mãn nhu cầu khách hàng và mang lại lợi ích cho ngân hàng. Điều đó đòi hỏi
cán bộ giao dịch phải có những KNGT như: tạo ấn tượng ban đầu, lắng nghe tích
cực, tự kiềm chế cảm xúc, ứng xử linh hoạt – mềm dẻo, sử dụng phương tiện giao
tiếp, tư vấn – thuyết phục và thu thập thông tin. Đây là những KNGT quan trọng,
cần thiết trong nghề nghiệp của cán bộ giao dịch ngân hàng.
Các luận văn thạc sỹ nghiên cứu về KNGT có thể kể đến là:
Luận văn Thạc sỹ TLH “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo sinh người dân
tộc trong trường trung học sư phạm” (1995) của Lã Thị Thu Hà hệ thống hoá những
vấn đề lý luận và tìm hiểu thực trạng KNGT sư phạm của giáo sinh người dân tộc
trong trường trung học sư phạm Bắc Thái, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp rèn luyện
và nâng cao KNGT sư phạm cho giáo sinh người dân tộc.
Luận văn Thạc sỹ TLH “Kỹ năng định hướng giao tiếp trong công tác vận
động quần chúng của cán bộ hội phụ nữ cấp cơ sở nông thôn tỉnh Nghệ An” của
24
Nguyễn Thị Thanh Tâm (2000) nghiên cứu thực trạng KNGT trong công tác vận
động quần chúng của cán bộ Hội phụ nữ cấp cơ sở ở nông thôn tỉnh Nghệ An. Trên
cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao KNGT trong công tác này, qua đó nâng
cao hiệu quả của công tác vận động quần chúng.
Luận văn Thạc sỹ TLH “Tự đánh giá về kỹ năng giao tiếp của thiếu niên
trong giao tiếp với bạn” (2005) của Vũ Thị Lý nghiên cứu về tự ý thức, tự đánh giá,
các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá, GT và KNGT,… và nghiên cứu thực trạng tự
đánh giá về khả năng GT của thiếu niên trong GT với bạn và các yếu tố ảnh hưởng
đến tự đánh giá của thiếu niên trong GT với bạn. Từ đó đề xuất một số biện pháp tác
động nhằm nâng cao KN tự đánh giá của thiếu niên trong GT với bạn.
Nhìn chung, các bài viết khoa học, các luận án, luận văn đã nghiên cứu
KNGT trên nhiều khách thể khác nhau với nhiều môi trường, địa bàn khác nhau đã
cho thấy vai trò, tầm quan trọng của KNGT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
đồng thời cũng góp phần cung cấp một số định hướng nhất định cho đề tài của
chúng tôi. Tuy nhiên, qua đó cũng cho thấy vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về
KNGT của lực lượng CSND. Việc nghiên cứu KNGT của lực lượng CAND nói
chung và lực lượng CSND nói riêng trên thực tế vẫn chưa được quan tâm nhiều.
1.1.2.2. Những nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của sinh viên
KNGT của sinh viên cũng là một hướng nghiên cứu được nhiều sự quan tâm.
Qua quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên, nhiều KN trong đó có KNGT được
hình thành. Ngược lại KNGT cũng đem lại nhiều hiệu quả cho quá trình học tập, rèn
luyện của sinh viên. Những nghiên cứu về KNGT của sinh viên có thể kể đến như:
Bài viết của tác giả Đậu Minh Long (Đại học Sư phạm Huế) về “Những trở
ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất trường ĐH sư phạm, ĐH
Huế” (tạp chí tâm lý học số 3-2007) đề cập đến nguyên nhân cơ bản khiến cho sinh
viên sư phạm năm thứ nhất gặp nhiều trở ngại trong GT là do thiếu kiến thức về GT
và chưa được trang bị, rèn luyện về các KNGT. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất việc
rèn luyện KNGT cho sinh viên hướng vào việc rèn luyện ba nhóm KNGT chính là
nhóm KN định hướng, nhóm KN định vị và nhóm KNĐK giao tiếp.
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Hoa (Đại học
Giáo dục, ĐH QG HN) về “Những rào cản tâm lý trong giao tiếp của sinh viên sư
25
phạm trong quá trình triển khai các hình thức dạy học theo tín chỉ” (tạp chí Tâm lý
học số 11-2009) đề cập đến vấn đề sinh viên sư phạm năm thứ 4 vẫn còn thiếu hụt
hoặc chưa hoàn thiện các KNGT như KNLN, KN thuyết trình, KNDĐ,…đã gây
nhiều ảnh hưởng đến quá trình học tập cũng như quá trình GT với bạn bè trong
nhóm, với giảng viên.
Ngoài ra, các luận án, luận văn nghiên cứu về vấn đề KNGT của sinh viên có
thể kể đến như:
Luận án Tiến sỹ TLH “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên” của Hoàng
Thị Anh (1992) đã khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về giao tiếp sư phạm và
nghiên cứu thực trạng KNGT sư phạm của sinh viên trong đó tác giả trình bày các
KNGT sư phạm theo các nhóm như nhóm KN định hướng GT gồm KN nhận thấy
sự thay đổi trạng thái tâm lý qua nét mặt, ánh mắt, KN nhận thấy sự thay đổi trạng
thái tâm lý qua lời nói, KN phán đoán nhanh được ý định của đối phương,…; nhóm
KNĐK bản thân (KN định vị) gồm KN biết chủ động đề xuất giao tiếp theo mục
đích của mình, KN tự kiềm chế, …; nhóm KNĐK đối phương gồm các KN hướng
đối tượng theo ý mình để đạt mục đích GT, KN kích thích hứng thú học tập của học
sinh trên lớp,…
Các luận văn tập trung KNGT sư phạm của sinh viên cũng có thể đề cập đến
một số luận văn như luận văn Thạc sỹ TLH “Tìm hiểu kỹ năng giao tiếp sư phạm
của sinh viên Cao đẳng Sư phạm” (1996) của Trịnh Thị Ngọc Thìn, Luận văn Thạc
sỹ TLH “Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường cao đẳng Sư
phạm Lạng Sơn” (1999) của Lô Thị Na và “Nghiên cứu khả năng giao tiếp của sinh
viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La” (2001) của Lò Mai Thoan, luận văn Thạc
sỹ TLH “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc có
nhu cầu giao tiếp ở những mức độ khác nhau” (2002) của Phạm Văn Đại, luận văn
Thạc sỹ TLH “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường Cao Đẳng Cần Thơ”
(2010) của Châu Thúy Kiều đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về GT,
nhu cầu GT, phát triển nhu cầu GT, GT sư phạm, KNGT sư phạm và nghiên cứu
thực trạng KNGT, KNGT sư phạm của sinh viên Cao đẳng Sư phạm, từ đó đưa ra
một số biện pháp nhằm rèn luyện và nâng cao KNGT sư phạm cho sinh viên cao
đẳng sư phạm nói riêng và sinh viên sư phạm nói chung.