ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CAO THỊ THO
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHẦN MỀM
QUẢN LÝ TÀI SẢN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CỦA
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội, 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CAO THỊ THO
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHẦN MỀM
QUẢN LÝ TÀI SẢN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CỦA
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS
Ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH HÓA
Hà Nội, 2014
— i —
MỤC LỤC
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………….. 1
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………… III
LỜI CẢM ƠN
…………………………………………………………………………………….
IV
DANH SÁCH CÁC HÌNH …………………………………………………………………… V
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………… 1
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………………………. 1
2. Mục tiêu của đề tài …………………………………………………………………………. 1
3. Nội dung công việc cần thực hiện …………………………………………………….. 2
4. Bố cục của luận văn………………………………………………………………………… 3
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI –
THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ………………………………………………. 4
1.1. Tổng quan về thành phố Hà Nội …………………………………………………… 4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
……………………………………………………………………. 4
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ……………………………………………………………. 5
1.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội …………………… 6
1.2.1. Cơ sở hạ tầng hệ thống thoát nước ……………………………………………… 6
1.2.2. Hiện trạng việc tin học hóa quản lý tài sản hệ thống thoát nước của Hà
Nội và những bất cập cần giải quyết.
……………………………………………………… 7
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ GIS HỖ TRỢ QUẢN LÝ HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC HÀ NỘI
………………………………………………………. 10
2.1. Tổng quan về GIS ……………………………………………………………………… 10
2.1.1. Khái niệm của GIS
…………………………………………………………………. 10
2.1.2. Các thành phần của GIS
………………………………………………………….. 11
2.1.3. Các chức năng của GIS …………………………………………………………… 12
2.2. Các công nghệ cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý dữ liệu không gian ……… 13
2.2.1. Yêu cầu chung về hệ quản trị cơ sở dữ liệu ………………………………… 13
2.2.2. Phân tích một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu ………………………………….. 13
2.2.3. Đánh giá và lựa chọn các hệ quản trị cơ sở dữ liệu
………………………. 15
2.3. Các công nghệ GIS
…………………………………………………………………….. 16
2.3.1. Phân tích một số công nghệ GIS ………………………………………………. 16
2.3.2. Đánh giá một số công nghệ GIS
……………………………………………….. 19
2.4. Mô hình triển khai hệ thống – WebGIS
……………………………………….. 22
2.4.1. Khái niệm WebGIS
………………………………………………………………… 22
2.4.2. Kiến trúc WebGIS………………………………………………………………….. 23
— ii —
2.4.3. Các hình thức triển khai ………………………………………………………….. 26
2.4.4. Tiềm năng của WebGIS ………………………………………………………….. 28
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG DỰ ÁN VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ ………………… 29
3.1. Các nội dung của việc lập một dự án đầu tư CNTT
………………………. 29
3.2. Đặc tả yêu cầu hệ thống phần mềm quản lý tài sản hệ thống thoát
nước của thành phố Hà Nội ………………………………………………………………… 31
3.2.1. Các yêu cầu kĩ thuật ……………………………………………………………….. 31
3.2.2. Các chức năng theo quy trình nghiệp vụ ……………………………………. 34
3.3. Xác định tổng dự toán
………………………………………………………………… 61
3.3.1. Căn cứ pháp lý ………………………………………………………………………. 61
3.3.2. Nội dung xác định tổng mức đầu tư ………………………………………….. 62
3.3.3. Dự toán chi tiết ……………………………………………………………………… 64
3.3.4. Tổng dự toán
…………………………………………………………………………. 67
3.4. Phương pháp quản lý dự án ……………………………………………………….. 69
KẾT LUẬN
……………………………………………………………………………………….. 71
4.1. Kết luận ……………………………………………………………………………………. 71
4.2. Đề xuất hướng nghiên cứu và phát triển ……………………………………… 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………………………………………… 72
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………….. 73
1. Căn cứ pháp lý lập dự án
………………………………………………………………. 73
2. Danh sách tác nhân ………………………………………………………………………. 74
3. Một số Usecae chính
……………………………………………………………………… 74
4. Bảng tính điểm tác nhân ……………………………………………………………….. 92
5. Bảng thuyết minh hệ số lương ……………………………………………………….. 93
6. Bảng hệ số kỹ thuật – công nghệ ……………………………………………………. 93
7. Bảng hệ số tác động môi trường …………………………………………………….. 95
8. Bảng tính điểm Usecase ………………………………………………………………… 96
9. Bảng chi tiết chức năng
…………………………………………………………………. 98
— iii —
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
–
Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi
–
Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực
–
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Cao Thị Tho
— iv —
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà
Nội và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đình Hóa tôi đã
thực hiện đề tài: “Lập dự án đầu tư xây dựng phần mềm quản lý tài sản hệ thống
thoát nước của thành phố Hà Nội ứng dụng công nghệ GIS”.
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện công nghệ thông
tin – Đại học quốc gia Hà nội cũng như các thầy cô, những người đã trang bị
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Viện.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
thầy giáo PGS.TS Nguyễn Đình Hóa, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn
khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn
này.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình cũng như
bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý
kiến quý báu để tôi có điều kiện tốt nhất để học tập và nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh
khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các quý
thầy cô cùng các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
Cao Thị Tho
— v —
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính Hà Nội
………………………………………………………… 4
Hình 2.1. Sơ đồ kiến trúc 3 tầng của WebGIS ………………………………………….. 23
Hình 2.2. Các bước xử lý thông tin của WebGIS
………………………………………. 25
Hình 3.1. Mô hình kiến trúc phần mềm ………………………………………………….. 32
—1—
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của cả
nước. Tốc độ đô thị hóa của Hà Nội không ngừng tăng trong những năm qua. Sự
hình thành một loạt các khu đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung, kèm theo
sự gia tăng dân số làm cho nhu cầu thoát nước tăng lên nhanh chóng. Hàng ngày
thành phố phải chịu một lượng rác thải và nước thải từ các hộ gia đình và cơ sở
này là rất lớn. Trong nhiều năm qua hệ thống thoát nước đang bị quá tải, đặc biệt
vào mùa mưa thường xuyên xảy ra ngập úng.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do thành phố chưa
quản lý tốt tài sản của hệ thống lưới thoát nước. Công ty thoát nước Hà Nội hiện
đang quản lý một khối lượng tài sản khổng lồ bao gồm các đường ống nước thải
dưới lòng đất, các thiết bị như bơm, van, các hồ chứa, hồ xử lý… Việc quản lý
tài sản, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị còn gặp rất nhiều khó khăn, không
kịp thời vì thiếu công cụ hỗ trợ quản lý và vận hành. Việc cập nhật các thông tin
về vị trí và hiện trạng của hệ thống đường ống, hố ga, điểm xả,… còn khá thủ
công, phụ thuộc rất nhiều vào việc khảo sát, đo đạc tại thực địa do chưa áp dụng
ứng dụng GIS vào quản lý; dẫn đến việc lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và khắc
phục sự cố của hệ thống thoát nước còn chậm, đôi khi thiếu chính xác.
Trước thực trạng này việc xây dựng một Hệ thống quản lý thoát nước của
thành phố Hà Nội ứng dụng công nghệ GIS là cần thiết. GIS là một công nghệ
hữu ích trong quản lý và xử lý tích hợp các dữ liệu địa lý, nói đơn giản là công
nghệ bản đồ số, có thể xử lý nhiều dạng dữ liệu môi trường khác nhau, biến
thành thông tin hữu ích trợ giúp chính quyền quản lý hệ thống hạ tầng thoát
nước tốt hơn nhằm khắc phục tình trạng úng ngập và cải thiện môi trường, cảnh
quan, thiên nhiên của Hà Nội.
Với lý do trên nên em chọn đề tài “Lập dự án đầu tư xây dựng phần
mềm quản lý tài sản hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội ứng dụng
công nghệ GIS” là đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
Lập dự án đầu tư xây dựng phần mềm quản lý tài sản hệ thống thoát nước
của thành phố Hà Nội ứng dụng công nghệ GIS ở mức có thể trình cấp trên phê
duyệt và đưa ra đấu thầu.
—2—
3. Nội dung công việc cần thực hiện
Trong việc lập một dự án đầu tư công nghệ thông tin có rất nhiều nội
dung cần phải trình bày:
–
Thông tin chung của dự án
–
Sự cần thiết đầu tư
–
Mục tiêu đầu tư
–
Quy mô đầu tư
–
Phân tích, lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ
–
Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án
–
Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
–
Các mốc thời gian thực hiện đầu tư
–
Kiến nghị hình thức áp dụng quản lý dự án
–
Xác định phương pháp quản lý dự án
Trong khuôn khổ luận văn này, tôi xin được bỏ qua, không trình bày chi
tiết cụ thể về các nội dung mang tính thủ tục hành chính, không có nhiều ý nghĩa
chuyên môn như thông tin chung của dự án (căn cứ pháp lý, tên chủ đầu tư,…),
các mốc thời gian thực hiện đầu tư…, mà tập trung vào các nội dung mang tính
chuyên môn hơn như: lựa chọn giải pháp công nghệ, đặc tả yêu cầu, dự toán
kinh phí,….
Với tinh thần trên, nội dung các công việc cần thực hiện trong luận văn
này là:
–
Khảo sát hiện trạng hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội, sự cần
thiết phải lập dự án xây dựng hệ thống quản lý nước thải, sử dụng công
nghệ GIS, đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
–
Lựa chọn, thuyết minh mô hình và giải pháp kỹ thuật công nghệ được đề
xuất để xây dựng hệ thống.
–
Đặc tả các qui trình nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý tài sản hệ thống
thoát nước
–
Xác định yêu cầu chức năng của hệ thống
–
Dự toán kinh phí của dự án
–
Xác định phương pháp quản lý dự án
—3—
4. Bố cục của luận văn
Luận văn được chia làm 5 phần:
–
Đặt vấn đề
–
Chương 1: Hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội – Thực trạng và
vấn đề quản lý
–
Chương 2: Giải pháp công nghệ GIS hỗ trợ quản lý tài sản hệ thống
thoát nước
–
Chương 3: Xây dựng dự án và dự toán chi phí
–
Kết luận
—4—
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CỦA THÀNH
PHỐ HÀ NỘI – THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ
1.1. Tổng quan về thành phố Hà Nội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1.
Vị trí địa lý
Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên,
Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các
tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú
Thọ. Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa
thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối
giao thông quan trọng của Việt Nam.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính Hà Nội
—5—
1.1.1.2.
Địa hình, sông ngòi
Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng
bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây
(cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên
sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các
huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức.
Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông Hồng.
Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn sông Hồng
qua Hà Nội dài 163km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các
sông: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu, Bùi.
Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng ở nội thành Hà
Nội như hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục hồ
đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì… và
nhiều hồ lớn thuộc địa phận Hà Tây (cũ): Ngải Sơn – Đồng Mô, Suối Hai, Mèo
Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn…
1.1.1.3.
Khí hậu
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của
khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa
ít.Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ
mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có
độ ẩm và lượng mưa khá lớn.Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi
và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển
tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông.
Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng
nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng.
Nhưng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa
phương của Hà Nội hiện nay không lớn.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Diễn ra trong bối cảnh trong nước và thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến
phức tạp cả về kinh tế và chính trị, năm 2013, kinh tế xã hội Hà Nội tiếp tục gặp
nhiều khó khăn: nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, trang thiết bị giảm làm ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; lạm phát tuy được
kiềm chế nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ quay trở lại; tiến độ thu ngân sách nhà
nước đạt thấp so với dự toán…Tuy nhiên, do những chính sách hỗ trợ tăng
—6—
trưởng kinh tế của Chính phủ và các giải pháp tháo gỡ khó khăn của Thành phố
phần nào đã phát huy hiệu quả, đã tích cực tác động đến tình hình kinh tế – xã
hội của Thành phố. Theo Báo cáo thống kê tình hình kinh tế xã hội của thành
phố Hà Nội năm 2013 của Cục thống kê thành phố Hà Nội, kinh tế Hà Nội năm
2013 duy trì tăng trưởng so của cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP) tăng 8,25%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 12%; tổng mức bán
hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 13,8%; kim ngạch xuất
khẩu tăng 0,2%…
1.1.2.2. Tình hình xã hội
–
Dân số: Ước tính dân số toàn thành phố năm 2013 là 7146,2 nghìn
người tăng 2,7% so với năm 2012, trong đó dân số thành thị là 3089,2
nghìn người chiếm 43,2% tổng số dân và tăng 4,4%; dân số nông thôn là
4057 nghìn người tăng 1,4%.
–
Lao động – việc làm: những tháng cuối năm, do tình hình kinh tế có
chuyển biến tốt nên sản xuất kinh doanh cũng có chiều hướng tăng lên
đã làm tăng thu nhập cho người dân
1.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội
1.2.1. Cơ sở hạ tầng hệ thống thoát nước
Tốc độ đô thị hóa của Thành phố không ngừng tăng trong những năm
qua. Sự hình thành một loạt các đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung, kèm
theo sự gia tăng dân số như : Khu đô thị mới Định Công – Linh Đàm, Trung
Hòa – Nhân Chính, Khu liên hiêp thể thao Mỹ Đình, Nam Trung Yên, Mỹ Đình
1, Mỹ Đình 2, Việt Hưng, Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây, Bắc Thăng Long –
Vân Trì… làm cho nhu cầu thoát nước tăng lên nhanh chóng. Điều này gây áp
lực lên hệ thống thoát nước, sông hồ trong vùng Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mặt
khác, lượng nước thải sinh hoạt chảy vào các hệ thống cống chung ngày càng
tăng cao, xả trực tiếp vào sông hồ mà không qua xử lý. Chính vì vậy, chất lượng
nước tại các sông hồ xấu đi một cách nghiêm trọng, môi trường bị ô nhiễm
nặng nề làm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, thường xuyên xảy ra ngập úng
khi có mưa lớn, làm xấu đi cảnh quan đô thị và ảnh hưởng xấu tới nhịp độ phát
triển kinh tế của Thành phố.
Theo đánh giá của Công ty thoát nước Hà Nội thì hệ thống thoát nước
thành phố hiện đang cũ, yếu kém và khả năng thu nước mưa lẫn nước thải đều
hạn chế. Hiện việc thoát nước ở Hà Nội chủ yếu nhờ các sông, mương nội tại
của thành phố và cuối cùng xả ra các sông lớn. Theo số liệu thống kê năm 2012,
—7—
công ty thoát nước Hà Nội đang quản lý 685km cống, khoảng 13.000 ga thu/ga
thăm, xấp xỉ 100km mương, 46 kênh, sông và quản lý mực nước 44 hồ điều hòa,
4 trạm bơm và 3 trạm xử lý nước thải. Toàn bộ hệ thống thoát nước Hà Nội
được phân làm 3 lưu vực chính tại sông Tô Lịch, sông Nhuệ và sông Cầu
Bây.Tính bình quân trên toàn địa bàn thành phố, mật độ cống hiện trung bình là
62m/ha và tỉ lệ đường cống so với đầu người ở Hà Nội là 0,35m/người – quá
thấp so với các đô thị trên thế giới (trung bình 2m/người).Đặc biệt hơn, hệ số
phục vụ đường cống thoát nước chỉ chiếm khoảng 65 – 70% tổng chiều dài
đường phố và tập trung chủ yếu trong khu vực phố cũ.Tại nhiều khu vực chưa
có hệ thống cống. Với lưu vực sông Tô Lịch (khu vực nội thành) cũng có tới
74km cống xây dựng trước năm 1954, cống có tiết diện nhỏ, xuống cấp nên khả
năng thoát nước rất kém, trong đó nhiều tuyến cống xuống cấp nghiêm trọng
như tuyến Lò Đúc, Quán Sứ…
1.2.2. Hiện trạng việc tin học hóa quản lý tài sản hệ thống thoát nước của
Hà Nội và những bất cập cần giải quyết.
Bênh cạnh vấn đề về cơ sở hạ tầng của hệ thống thoát nước, vấn đề quản
lý chưa tốt mạng lưới thoát nước cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến
hiện trạng trên. Công ty thoát nước Hà Nội hiện đang quản lý một khối lượng tài
sản khổng lồ bao gồm các đường ống nước thải dưới lòng đất, các thiết bị như
bơm, van, các hồ chứa, hồ xử lý… Việc quản lý tài sản, vận hành và bảo dưỡng
thiết bị rất khó khăn, không kịp thời vì thiếu công cụ hỗ trợ quản lý và vận hành.
1.2.2.1.
Hạ tầng công nghệ thông tin
Về hạ tầng công nghệ thông tin của công ty khá đồng đều với mặt bằng
chung của thành phố Hà Nội. Các cán bộ kĩ thuật hầu hết được trang bị máy tính
xách tay và máy tính để bàn để làm việc.
Việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý và vận hành đang
từng bước được triển khai.
Công ty có một hạ tầng công nghệ thông tin với số lượng cụ thể như sau:
–
Máy chủ: 0
–
Máy sách tay: 10
–
Máy quét (scan): 01
–
Máy tính để bàn: 50
–
Máy in: 10
–
Hệ thống mạng kết nối internet: ADSL VNPT
—8—
–
Thiết bị đo đạc GPS: 01
1.2.2.2.
Ứng dụng công nghệ thông tin
Một số phần mềm ứng dụng đang được sử dụng để vận hành và quản lý
tại công ty thoát nước Hà Nội:
–
Phần mềm quản lý nhân sự
–
Phần mềm kế toán
–
Phần mềm cập nhật mạng lưới AutoCad: đang sử dụng để cập nhật bản
vẽ mạng lưới
–
Microsoft Office
1.2.2.3.
Quy trình cập nhật hồ sơ bản vẽ mạng lưới
Công ty thoát nước Hà Nội hiện đang sử dụng AutoCAD để quản lý bản
vẽ tổng thể mạng lưới, các thông tin liên quan được quản lý bằng Excel và Word
trong hệ thống phần mềm của Microsoft Office.
Công ty hiện tại cập nhật được mốt số tuyến cống chính trên bản vẽ với
các thông tin: chiều dài tuyến cống, code cao tuyến cống và hướng dòng chảy
–
Tô mầu được cho các tuyến cống
–
Nhập thông tin cho các tuyến cống
–
Chỉ ra hướng chảy của các tuyến cống
–
Nhập thông tin đường kính các tuyến cống
Các quy trình liên quan đến công tác cập nhật thông tin bản vẽ lên bản
CAD chưa được xây dựng. Việc cập nhật phụ thuộc vào nhu cầu quản lý của
phòng kĩ thuật tại từng thời điểm.Thời gian cập nhật không được thống nhất
theo định kì.
–
Việc tổng hợp dữ liệu từ các bản vẽ thiết kế, hoàn công rất khó khăn.
Các bản vẽ ở rất nhiều tỷ lệ khác nhau: 1:20, 1:100, 1:500…
–
Hệ tọa độ ở các bản vẽ không thống nhất: các bản vẽ tỷ lệ lớn được
thành lập trên hệ tọa độ vuông góc, các bản vẽ tỷ lệ nhỏ hơn được thực
hiện trên hệ tọa độ VN2000. Việc này gây khó khăn rất lớn trong việc
ghép các bản vẽ nhỏ thành bản vẽ tổng quát toàn bộ mạng lưới
–
Do các bản vẽ không được lưu trữ một cách đầy đủ và đồng bộ: một số
bản vẽ chỉ có bản in không có bản số nên việc số hóa không thể thực
hiện được.
—9—
–
Các tuyến cống được cập nhật vào với độ chính xác chưa cao: do vẽ dựa
theo các tuyến đường trên bản đồ nền.
–
Truy vấn các thông tin hết sức khó khăn do các mục được bố trí không
khoa học, chồng chéo.
–
Các đối tượng khác chưa được thể hiện trên bản vẽ như: trạm bơm, hố
ga, cấu trúc chuyển dòng….
Qua hiện trạng việc tin học hóa quản lý tài sản hệ thống thoát nước Hà
Nội còn khá lạc hậu, dẫn đến việc quản lý, cập nhật thông tin và hiện trạng về
hệ thống mạng lưới thoát nước còn chậm, đôi khi thiếu chính xác, dẫn đến chi
phí cho hoạt động quản lý và vận hành mạng lưới tăng cao, đồng thời ảnh hưởng
đến môi trường, cảnh quan của toàn thành phố.
Nhu cầu thực tiễn:
Công ty thoát nước Hà nội mong muốn có một phần mềm quản lý mạng
lưới chuyên biệt, nhằm phục vụ công tác quản lý vận hành hệ thống mạng lưới
thoát nước, đảm bảo một số tính năng chính sau:
–
Quản lý toàn bộ thông tin mạng lưới
–
Cung cấp các công cụ để cập nhật mạng lưới, có công cụ để nhập số liệu
từ các file excel và GPS.
–
Tìm kiếm và kết xuất dữ liệu.
–
Lập và quản lý các kế hoạch liên quan đến công tác vận hành, duy tu,
bảo dưỡng
–
Xây dựng các báo cáo theo mẫu đã có từ các dữ liệu mạng lưới và dữ
liệu vận hành
–
Quản lý và cập nhật các thông tin liên quan đến khu vực ngập úng.
—10—
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ GIS HỖ TRỢ
QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC HÀ NỘI
2.1.
Tổng quan về GIS
2.1.1. Khái niệm của GIS
Hệ thống thông tin địa lý – Geographic Information System (GIS) là một
nhánh của công nghệ thông tin, đã hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước
và phát triển rất mạnh trong những năm gần đây.
GIS được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian (bản
đồ) gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý
các hoạt động theo lãnh thổ.
Chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân v.v… đánh giá
được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế-xã hội thông
qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông
tin. Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, GIS đã trở thành công cụ trợ giúp
quyết định trong hầu hết các hoạt động kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối
phó với thảm hoạ thiên tai v.v… GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan được gắn
với một nền bản đồ số nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu bản đồ đầu
vào.
Có nhiều định nghĩa về GIS, nhưng nói chung đã thống nhất quan niệm
chung: GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng
các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để
phục vụ một mục đích nghiên cứu, quản lý nhất định.
Xét dưới góc độ là công cụ, GIS dùng để thu thập, lưu trữ, biến đổi, hiển
thị các thông tin không gian nhằm thực hiện các mục đích cụ thể.
Xét dưới góc độ là phần mềm, GIS làm việc với các thông tin không
gian, phi không gian, thiết lập quan hệ không gian giữa các đối tượng. Có thể
nói các chức năng phân tích không gian đã tạo ra diện mạo riêng cho GIS.
Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể được hiểu
như là một công nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ để biến chúng thành các thông
tin trợ giúp quyết định phục vụ các nhà quản lý.
Xét dưới góc độ hệ thống, GIS là hệ thống gồm các hợp phần: Phần cứng,
Phần mềm, Cơ sở dữ liệu và Cơ sở tri thức chuyên gia.
—11—
2.1.2. Các thành phần của GIS
2.1.2.1. Phần cứng
Bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi có khả năng thực hiện
các chức năng nhập thông tin (Input), xuất thông tin (Output) và xử lý thông tin
của phần mềm. Hệ thống này gồm có máy chủ (server), máy khách (client), máy
quét (scanner), máy in (printer) được liên kết với nhau trong mạng LAN hay
Internet.
2.1.2.2. Phần mềm
Đi kèm với hệ thống thiết bị trong GIS ở trên là một hệ phần mềm có tối
thiểu 4 nhóm chức năng sau đây:
–
Nhập thông tin không gian và thông tin thuộc tính từ các nguồn khác
nhau.
–
Lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức các thông tin không gian và
thông tin thuộc tính.
–
Phân tích biến đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các bài
toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian- thời gian.
–
Hiển thị và trình bày thông tin dưới các dạng khác nhau, với các biện
pháp khác nhau.
Phần mềm được phân thành ba lớp: hệ điều hành, các chương trình tiện
ích đặc biệt và các chương trình ứng dụng.
2.1.2.3. Cơ sở dữ liệu
GIS phải bao gồm một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin không gian
(thông tin địa lý: cặp tọa độ x,y trong hệ tọa độ phẳng hoặc địa lý) và các thông
tin thuộc tính liên kết chặt chẽ với nhau và được tổ chức theo một ý đồ chuyên
ngành nhất định. Thời gian được mô tả như một kiểu thuộc tính đặc biệt. Quan
hệ được biểu diễn thông qua thông tin không gian và/hoặc thuộc tính
2.1.2.4. Con người
Đây là một trong những hợp phần quan trọng của công nghệ GIS, đòi hỏi
những chuyên viên hướng dẫn sử dụng hệ thống để thực hiện các chức năng
phân tích và xử lý các số liệu. Đòi hỏi phải thông thạo về việc lựa chọn các công
cụ GIS để sử dụng, có kiến thức về các số liệu đang được sử dụng và thông hiểu
các tiến trình đang và sẽ thực hiện
—12—
2.1.2.5. Chính sách và quản lý
Ðây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ
thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS. Hệ
thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này phải được
bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ
người sử dụng thông tin.
Để hoạt động thành công, hệ thống GIS phải được đặt trong 1 khung tổ
chức phù hợp và có những hướng dẫn cần thiết để quản lý, thu thập, lưu trữ và
phân tích số liệu, đồng thời có khả năng phát triển được hệ thống GIS theo nhu
cầu. Hệ thống GIS cần được điều hành bởi 1 bộ phận quản lý, bộ phận này phải
được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục
vụ người sử dụng thông tin. Trong quá trình hoạt động, mục đích chỉ có thể đạt
được và tính hiệu quả của kỹ thuật GIS chỉ được minh chứng khi công cụ này có
thể hỗ trợ những người sử dụng thông tin để giúp họ thực hiện được những mục
tiêu công việc. Ngoài ra việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan
cũng phải được đặt ra, nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng của GIS cũng như các
nguồn số liệu hiện có.
2.1.3. Các chức năng của GIS
Một hệ GIS phải đảm bảo được 6 chức năng cơ bản sau:
–
Capture: thu thập dữ liệu. Dữ liệu có thể lấy từ rất nhiều nguồn, có thể là
bản đồ giấy, ảnh chụp, bản đồ số…
–
Store: lưu trữ. Dữ liệu có thể được lưu dưới dạng vector hay raster.
–
Query: truy vấn (tìm kiếm). Người dùng có thể truy vấn thông tin đồ hoạ
hiển thị trên bản đồ.
–
Analyze: phân tích. Đây là chức năng hộ trợ việc ra quyết định của
người dùng. Xác định những tình huống có thể xảy ra khi bản đồ có sự
thay đổi.
–
Display: hiển thị. Hiển thị bản đồ.
–
Output: xuất dữ liệu. Hỗ trợ việc kết xuất dữ liệu bản đồ dưới nhiều định
dạng: giấy in, Web, ảnh, file…
—13—
2.2.
Các công nghệ cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý dữ liệu không gian
2.2.1. Yêu cầu chung về hệ quản trị cơ sở dữ liệu
–
Có khả năng quản lý khối lượng lớn dữ liệu vừa và lớn, dung lượng dữ
liệu tăng dần theo thời gian.
–
Có khả năng chia sẻ và phân phối dữ liệu trên mạng (LAN, INTRANET,
Internet), đảm bảo việc sử dụng hữu hiệu và chia sẻ phục vụ nhiều người
khác nhau trên mạng.
–
Tính bảo mật cao: Với cơ chế hoạt động mạng theo mô hình dữ liệu tập
trung, hệ thống sẽ có sự tham gia truy cập dữ liệu của nhiều người do đó
vấn đề an toàn hệ thống là rất quan trọng. Dữ liệu phải được đảm bảo
được sử dụng bởi người dùng được phép; an toàn với các hành vi vô ý
hay cố ý làm sai lệch dữ liệu.
–
Có khả năng tích hợp với dữ liệu đồ họa: tăng hiệu suất phân phối dữ
liệu dùng chung, cũng như tận dụng hết các khả năng của DataBase
Server.
–
Có công cụ để phát triển thích ứng với yêu cầu sử dụng: các cơ sở dữ
liệu nói chung đều có các công cụ phục vụ cho các thao tác xử lý chuẩn
như: tìm kiếm, phân loại, sắp xếp, kết xuất thông tin … Tuy nhiên, do
yêu cầu sử dụng khác nhau và trình độ sử dụng cũng rất khác nhau, việc
phát triển thích ứng để tự động hóa một số thao tác thường dùng để nâng
cao rất nhiều hiệu suất sử dụng dữ liệu.
–
Hãng sản xuất có bề dày và ổn định trong tương lai: Đảm bảo sự hỗ trợ
và tư vấn về lâu dài của nhà sản xuất cho hệ thống.
–
Được kiểm nghiệm trong thực tế: Đảm bảo về năng lực thực tế của hệ
thống.
–
Phổ biến trên thị trường Việt Nam: Quen thuộc với đội ngũ tin học Việt
Nam, điều kiện thuận lợi để sử dụng cũng như phát triển mở rộng hệ
thống đạt hiệu quả cao nhất.
–
Quan trọng nhất là phải hỗ trợ tốt cho dữ liệu không gian.
2.2.2. Phân tích một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu
2.2.2.1. Oracle:
–
Hệ quản trị cơ dữ liệu được đánh giá mạnh nhất trên thị trường hiện nay.
—14—
–
Hệ quản trị cơ dữ liệu quan hệ (RDBMS).
–
Khả năng lưu trữ cực lớn với tốc độ truy xuất dữ liệu được tối ưu.
–
Bảo mật cao (Public Key Infrastructure, Viture Private Database,Data
Encrytion, hỗ trợ LDAP).
–
Hỗ trợ các môi trường phát triển C, C++, Java, Cobol, Ps/Sql, Visual
Basic.
–
Hỗ trợ Data Mining.
–
Hỗ trợ các Case Tools.
–
Khả năng lưu trữ dữ liệu không gian trong DBMS với Spatial Catridge
(Nomalize Geometry Schema)
2.2.2.2. Microsoft SQL Server
–
Với phiên bản mới nhất hiện nay là Microsoft SQL Server 2010 với các
đặc tính kỹ thuật khái quát như sau:
–
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS).
–
Kiến trúc Client/Server.
–
Lưu trữ đến Terabyte.
–
Không có cơ chế lưu trữ đặc biệt cho dữ liệu không gian (Binary
Geometry Scheme, hoặc Nomalize Geometry Schema).
–
Được hỗ trợ tối đa bởi môi trường phát triển của Microsoft (Visual
Basic,Visual C ++, ADO, RDO, ODBC…).
–
Tính bảo mật tương đối cao.
2.2.2.3. MySQL
Sản phẩm của Thụy Điển, phiên bản MySQL 4.1:
–
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ(RDBMS).
–
Hỗ trợ các môi trường phát triển C, C++, Eiffel, Java, Perl, PHP,
Python, Ruby, Tcl.
–
Nhiều cơ chế lưu trữ chọn lựa theo nhu cầu người sử dụng.
–
Hệ thống mật khẩu rất linh động và an toàn. Mật khẩu được bảo vệ với
cơ cấu mã hóa mật khẩu trong lưu thông khi kết nối với máy chủ.
—15—
–
Xử lý cơ sở dữ liệu tương đối lớn cho phép làm việc với cơ sở dữ liệu
chứa đến 50 triệu mẫu tin.
2.2.2.4. Postgre SQL:
–
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Sử dụng Postgres. Là ORDBMS (Object-
Relational Database Management System) hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan
hệ hỗ trợ hướng đối tượng. PostgreSQL phát triển trên Postgres phiên
bản 4.2 của ngành máy tính trường đại học Berkeley Mỹ.
–
Đầy đủ chức năng của Database Server (Procedure, Trigger, Rule,
Transaction, Security).
–
Hỗ trợ ngôn ngữ thủ tục (procedure language).
–
Hỗ trợ tốt Geographical Data.
–
Chạy tốt trên LINUX, UNIX., Windows.
–
Đa xử lý (multiprocessing).
–
Hỗ trợ quản trị CSDL GIS theo mô hình quan hệ.
2.2.3. Đánh giá và lựa chọn các hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Kết quả đánh giá các hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên cơ sở các yêu cầu đặt
ra được tổng kết trong bảng bên dưới. Kết quả này có được trên cơ sở xem xét
so sánh các đặc tính đưa ra bởi các công ty sản xuất phần mềm và trên cơ sở
tham khảo ý kiến của 1 số chuyên gia trong ngành:
Nội dung
Oracle
SQL
Server
MySQL
Postgre
SQL
Quản lý khối lượng lớn dữ
liệu
Tốt
Tốt
Khá
Tốt
Làm việc trên mạng
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Hỗ trợ dữ liệu không gian
Có
Không
Không
Có
Tính bảo mật
Rất Tốt
Khá
Tốt
Tốt
Tích hợp với dữ liệu đồ họa
Có
Có
Có
Có
Công cụ để phát triển
Có
Có
Có
Có
—16—
Nội dung
Oracle
SQL
Server
MySQL
Postgre
SQL
Hãng sản xuất có bề dày kính
nghiệm và ổn định
Tốt
Tốt
Khá
Tốt
Phổ biến trên thị trường Việt
Nam
Trung
bình
Cao
Thấp
Trung
bình
Gía thành
Rất đắt
Đắt
Rẻ
Miễn
Phí
Căn cứ vào các nội dung phân tích trên thì việc lựa chọn hệ quản trị
CSDL Postgre SQL để triển khai hệ thống là sự lựa chọn hợp lý nhất.
2.3.
Các công nghệ GIS
2.3.1. Phân tích một số công nghệ GIS
2.3.1.1. Công nghệ ArcGIS của ESRI
ArcGIS for Server là nền tảng để xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS)
có quy mô lớn, trong đó các ứng dụng GIS được quản lý tập trung, hỗ trợ đa
người dùng, tích hợp nhiều chức năng GIS mạnh và được xây dựng dựa trên các
tiêu chuẩn công nghiệp. ArcGIS for Server quản lý các nguồn dữ liệu địa lý như
bản đồ, số liệu không gian …Đây là một hệ thống phân phối gồm nhiều thành
phần có thể triển khai trên nhiều máy khác nhau. Mỗi thành phần này nắm giữ
một vai trò cụ thể trong quá trình quản lý, hoạt động hoặc ngừng hoạt động, cân
bằng nguồn tài nguyên cung cấp cho một hay nhiều server. Các thành phần của
ArcGIS Server bao gồm: Máy chủ GIS (GIS Server): Lưu trữ và chạy các ứng
dụng server. Máy chủ GIS bao gồm một máy chủ SOM (Server Object
Manager) và một hoặc nhiều máy chủ SOC khác (Server Object Containers);
Máy chủ Web (Web Server): Lưu trữ các ứng dụng và dịch vụ Web có sử dụng
các thành phần chạy trên máy chủ GIS; Trình duyệt Web: Được dùng để kết nối
đến các ứng dụng Web chạy trên máy chủ Web.
Tính năng chính:
–
Khung GIS chuẩn: ArcGIS Server cung cấp một framework chuẩn dùng
cho việc phát triển các ứng dụng trên máy chủ GIS.
—17—
–
Các ứng dụng Web: ArcGIS Server cung cấp một bộ các Web controls.
Các Web controls này làm đơn giản đi các công đoạn xây dựng tích hợp
bản đồ vào các ứng dụng Web.
–
Các mẫu ứng dụng Web: ArcGIS Server cung cấp khá nhiều mẫu ứng
dụng Web. Lập trình viên có thể sử dụng những mẫu này kết hợp với
các Web controls để tạo ra các ứng dụng Web theo mục đích của mình
hoặc cũng có thể dùng để tham khảo.
–
Hỗ trợ đa nền: ArcGIS Server ADF dành cho Java chạy trên nhiều hệ
điều hành sử dụng kiến trúc của UNIX và hỗ trợ một số lượng lớn các
Web server. Bản thân GIS Server được hỗ trợ cho Windows, Sun
Solaris và Red Hat Linux. ADF dành cho .NET chỉ chạy được trên một
số hệ điều hành Windows.
–
Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình: ArcGIS for Server hỗ trợ nhiều ngôn
ngữ lập trình, bao gồm cả .NET và Java để phát triển các ứng dụng, dịch
vụ Web. ArcGIS for Server còn kèm theo các chức năng mở rộng của
ArcGIS 3D AnalystTM, ArcGIS Spatial
Analyst và ArcGIS
StreetMapTM.
2.3.1.2. Công nghệ GeoServer
GeoServer là một máy chủ mã nguồn mở với mục đích kết nối những
thông tin địa lý có sẵn tới các Geoweb (trang Web địa lý) sử dụng chuẩn mở.
Được bắt đầu bởi một tổ chức phi lợi nhuận có tên The Open Planning Project
(TOPP), nhằm mục đích hỗ trợ việc xử lý thông tin không gian địa lý với chất
lượng cao, đơn giản trong sử dụng, là phần mềm mã nguồn mở nhằm cung cấp
và chia sẻ dữ liệu. Được kỳ vọng sẽ trở thành một phương thức đơn giản để kết
nối những nguồn thông tin có sẵn từ Google Earth, NASA World Wind nhằm
tạo ra các dịch vụ Webmap như Google Maps, Windows Live Local và Yahoo
Maps. GeoServer được viết bằng ngôn ngữ Java, cho phép người sử dụng chia
sẻ và chỉnh sử dữ liệu không gian địa lý (geospatial data). Là một dự án mang
tính cộng đồng, GeoServer được phát triển, kiểm thử và hỗ trợ bởi nhiều nhóm
đối tượng và tổ chức khác nhau trên toàn thế giới. GeoServer là sự phối hợp các
chuẩn hoạt động của Open Geospatial Consortium (OGC), Dịch vụ bản đồ
(WMS-Web Map Service), Web Feature Service (WFS). GeoServer là thành
phần nền tảng của Geospatial Web.
Tính năng chính:
—18—
–
Cho phép xuất dữ liệu linh hoạt dựa vào việc hỗ trợ các chuẩn KML,
GML, Shapefile, GeoRSS, Portable Document Format, GeoJSON,
JPEG, GIF, SVG, PNG …
–
Có thể đọc được nhiều định dạng dữ liệu, bao gồm PostGIS, Oracle
Spatial, ArcSDE, DB2, MySQL,Shapefiles, GeoTIFF, GTOPO30 và
nhiều loại khác. Bên cạnh đó, GeoServer còn có thể chỉnh sửa dữ liệu
nhờ những thành phần xử lý của Chuẩn Web Feature Server.
–
GeoServer được xây dựng trong bộ GeoTools, được viết bởi ngôn ngữ
Java.
–
GeoServer hỗ trợ việc chia sẻ dữ liệu không gian địa lý lên Google Earth
thông qua đặc tính ‘network link’ sử dụng KML.
2.3.1.3. Công nghệ MapServer
Mapserver là một môi trường mã nguồn mở cho phép việc xây dựng
những ứng dụng xử lý dữ liệu không gian trên internet. Nó có thể được chạy như
1 chương trình CGI hoặc thông qua Mapscript (hổ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình
như Perl, Python …). Mapserver không phải là 1 hệ thống có đầy đủ các đặc
tính của hệ thống thông tin địa lý (GIS), và cũng không phát triển theo định
hướng đó, mapserver tốt nhất ở điểm sinh ra dữ liệu không gian như (bản đồ,
hình ảnh, dữ liệu vector …) trên môi trường web. Ngoài việc giúp định vị dữ
liệu không gian, tạo bản đồ địa hình, mapserver có thể định hướng người dùng
đến nội dung. Mapserver khởi đầu được phát triển bởi dự án University of
Minesota (UMN) ForNet, cộng tác với NASA và (Minesota Department of
Natural Resources). Sau đó nó được sở hữu bởi dự án TerraSIP, một dự án được
hổ trợ bởi NASA. Hiện tại, mapserver là một dự án của OSGeo, và được phát
triển bởi 1 nhóm phát triển gần 20 nước khắp thế giới. Nó được duy trì và thêm
các đặc tính bởi nhiều nhóm tổ chức khác nhau, và được quản lý bên trong
OSGeo bởi Mapserver Project Steering committee (được thành lập bởi những
người phát triển và những người phân phối).
Tính năng chính:
–
Sinh hình ảnh bản đồ phức tạp: Hình ảnh phụ thuộc vào tỉ lệ, tên các
hình ảnh, xuất định dạng có thể sửa đổi hoặc theo khuôn mẫu, font chữ
kiểu thực (TrueType), tự động sinh các thành phần của bản đồ (tỉ lệ, bản
đồ tham khảo, chú thích).