10377_Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại Trung tâm Cửa sổ tình yêu

luanvantotnghiep.com

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
—————-

ĐẶNG THỊ LIÊN

MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN CƠ BẢN
CỦA CÁN BỘTHAM VẤN TÂM LÝ QUA ĐIỆN THOẠI
TẠI TRUNG TÂM CỬA SỔ TÌNH YÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội, 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
—————-

ĐẶNG THỊ LIÊN

MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN CƠ BẢN
CỦA CÁN BỘTHAM VẤN TÂM LÝ QUA ĐIỆN THOẠI
TẠI TRUNG TÂM CỬA SỔ TÌNH YÊU

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Phạm Thu Hoa

Hà Nội, 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Thu Hoa. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài đều là trung thực và chưa công bố dưới
bất kỳ hình thức nào trước đây. Những thông tin thu thập được từ quá
trình quan sát, phỏng vấn sâu, phân tích ca tham vấn phục vụ cho việc
phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập được từ quá
trình khảo sát, nghiên cứu thực tế và từ các nguồn tài liệu khác nhau có
ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian dối nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.

Hà Nội, Ngày… tháng…năm…

Học viên thực hiện

Đặng Thị Liên

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Phạm Thu Hoa đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình
luận văn được tiến hành thực hiện.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn – ĐHQGHN nói chung và các thầy cô trong
khoa Tâm lý học nói riêng đã truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong suốt những năm tháng tôi học tập tại trường. Với những vốn kiến
thức được tiếp thu trong quá trình học, nó không chỉ là nền tảng cho quá trình
tôi làm luận văn mà còn là hành trang quý báu để tôi tự tin bước vào đời và
bước vào con đường nghề nghiệp sau này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm Cửa sổ tình yêu đã cho phép,
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành khảo sát, thu thập thông tin
tại Trung tâm.
Đồng thời, tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến bố mẹ, anh chị
em và bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình tôi tiến hành
làm luận văn thạc sỹ.
Cuối cùng, tôi kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và thành
công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người. Kính chúc Ban giám đốc Trung
tâm Cửa sổ tình yêu mạnh khỏe và đạt được nhiều thành công trong công
việc. Đồng kính chúc bố mẹ, anh chị em, bạn bè sức khỏe và thành công trong
công việc, cuộc sống.
Học viên thực hiện

Đặng Thị Liên

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………. 4
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
……………………………………………………………… 4
2. Mục đích nghiên cứu
…………………………………………………………………………. 5
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ……………………………………….. 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………………………… 6
5. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………………………………… 6
6. Giả thuyết khoa học ………………………………………………………………………….. 7
7. Phương pháp nghiên cứu
……………………………………………………………………. 7
8. Cấu trúc luận văn ……………………………………………………………………………… 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN
CƠ BẢN CỦA CÁN BỘ THAM VẤN TÂM LÝ QUA ĐIỆN THOẠI
…… 8
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về kỹ năng tham vấn cơ bản của cán
bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại ………………………………………………………. 8
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ……………………………………………………….. 8
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
…………………………………………………………. 13
1.2. Lý luận về kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý
qua điện thoại. ………………………………………………………………………………….. 16
1.2.1. Tham vấn
…………………………………………………………………………………………. 16
1.2.2. Tham vấn tâm lý qua điện thoại ………………………………………………………… 18
1.2.3. Kĩ năng tham vấn của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại ……………. 19
1.2.4. Kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại …. 20
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng tham vấn của cán bộ tham vấn tâm lý
qua điện thoại
……………………………………………………………………………………………. 29
Tiểu kết chƣơng 1
……………………………………………………………………………… 30
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 32
2.1. Tổ chức nghiên cứu …………………………………………………………………….. 32

2
2.1.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
…………………………………………………….. 32
2.1.2. Các giai đoạn tiến hành nghiên cứu …………………………………………….. 34
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
…………………………………………………………….. 35
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận …………………………………………………. 35
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ………………………………………………. 36
Tiểu kết chƣơng 2
……………………………………………………………………………… 40
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THAM VẤN CƠ BẢN CỦA
CÁN BỘ THAM VẤN TÂM LÝ QUA ĐIỆN THOẠI Ở TRUNG TÂM
CỬA SỔ TÌNH YÊU
…………………………………………………………………………. 41
3.1. Kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện
thoại. ………………………………………………………………………………………………… 41
3.1.1 Kỹ năng lắng nghe của cán bộ tham vấn tâm lý tại Trung tâm Cửa sổ
tình yêu. …………………………………………………………………………………………….. 41
3.1.2. Kỹ năng thấu cảm của cán bộ tham vấn tâm lý tại Trung tâm Cửa sổ
tình yêu. …………………………………………………………………………………………….. 49
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng các kỹ năng tham vấn cơ
bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại Trung tâm Cửa sổ
tình yêu. ……………………………………………………………………………………………. 59
Tiểu kết chƣơng 3
………………………………………………………………………………. 64
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
……………………………………………………… 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 68
PHỤ LỤC

3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Xin đọc là
TC
Thân chủ
CBTV
Cán bộ tham vấn

4
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày
càng trở nên bận rộn, căng thẳng, mệt mỏi với nhiều gánh nặng, trách nhiệm
trên vai; Đi cùng với đó, thu nhập của mỗi người cũng đang dần được ổn
định, đời sống của con người ngày được nâng cao, nên bên cạnh quan tâm về
sức khỏe thể chất, người ta bắt đầu để ý nhiều hơn về sức khỏe tinh thần. Nhu
cầu được nhận sự trợ giúp về mặt tâm lý khi gặp những khó khăn trong cuộc
sống ngày càng nhiều hơn. Thực tế đó là động lực thúc đẩy ngành khoa học
về tâm lý ở Việt Nam càng ngày càng phát triển hơn nữa.
Để đáp ứng nhu cầu được trợ giúp tâm lý của con người, nhiều văn
phòng tham vấn tâm lý trực tiếp đã được mở ra, cùng với đó là sự xuất hiện
của các trung tâm tham vấn tâm lý qua điện thoại nhằm tạo điều kiện cho mọi
người có thể tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp tâm lý một cách dễ dàng, đa
dạng và phù hợp hơn, nhất là những người ở vùng sâu vùng xa, nơi đang thiếu
hụt lực lượng tham vấn tâm lý. Tham vấn tâm lý qua điện thoại đã xuất hiện
từ những năm 50 ở thế kỉ trước ở châu Âu, Hoa Kỳ và nhanh chóng mở rộng
sang Úc. Ở Việt Nam cũng có nhiều Trung tâm tham vấn tâm lý qua điện
thoài được mở ra như: Đường dây tư vấn và bảo vệ trẻ em “Phím số diệu kỳ –
18001567” (2004), nay đổi thành tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em
111 (T12/2017); Trung tâm Cửa sổ tình yêu; Trung tâm tư vấn An Nam; Viện
tâm lý Sunnycare…
Tâm lý học là một ngành khoa học về trợ giúp con người, chính vì vậy
những người làm việc trong lĩnh vực này bên cạnh một số tố chất vốn có như:
giọng nói truyền cảm, sự thân thiện, gần gũi… còn cần phải trang bị cho mình
rất nhiều kiến thức chuyên ngành, nhất là các kỹ năng cần thiết trong quá

5
trình thực hành tâm lý nói chung và thực hành trong lĩnh vực tư vấn qua điện
thoại nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số sách báo, tạp chí Tâm lý học và
một số nghiên cứu nói về các kỹ năng trong thực hành tham vấn nói chung và
những kỹ năng trong một nghề thực hành tâm lý cụ thể như: kỹ năng tham
vấn của cán bộ tham vấn học đường, kỹ năng tham vấn của các cán bộ xã
hội…; nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về kỹ năng tham vấn cơ bản của
cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại. Trong khi đó, tham vấn tâm lý qua
điện thoại là một hình thức trợ giúp tâm lý rất phổ biến trong xã hội hiện nay.
Có nhiều thân chủ tìm đến sự trợ giúp của các chuyên viên tham vấn tâm lý
qua điện thoại như là một cứu cánh giúp họ giải tỏa cảm xúc và vượt qua
những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Chính vì vậy, việc vận dụng các kỹ
năng cần thiết trong quá trình tham vấn tâm lý để có thể hỗ trợ cho thân chủ
một cách hiệu quả nhất là điều đáng được quan tâm.
Trên cơ sở vai trò, tầm quan trọng của kỹ năng trong quá trình thực
hành tham vấn nói chung và tham vấn qua điện thoại nói riêng, tôi thực hiện
nghiên cứu luận văn với đề tài “Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ
tham vấn tâm lý qua điện thoại tại Trung tâm Cửa sổ tình yêu” nhằm tìm
hiểu thực trạng kỹ năng tham vấn cơ bản của các tham vấn viên; các yếu tố
tác động đến kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện
thoại. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao kỹ năng tham vấn cơ
bản cho cán bộ tham vấn làm việc tại cơ sở.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện nhằm chỉ ra thực trạng kỹ năng tham vấn tâm lý
cơ bản của các chuyên viên tham vấn tâm lý trong quá trình thực hành tham
vấn qua điện thoại tại Trung tâm Cửa sổ Tình yêu. Từ đó, tìm ra được những
yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng những kỹ năng này vào quá trình thực

6
hành tham vấn và đưa ra một số khuyến nghị nâng cao kỹ năng tham vấn cơ
bản trong quá trình tham vấn.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại ở
Trung tâm Cửa sổ Tình yêu.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Tất cả cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại làm việc ở Trung tâm Cửa
sổ Tình yêu.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
– Giới hạn địa bàn: Trung tâm Cửa sổ tình yêu.
– Giới hạn nội dung: Thực trạng 3 kỹ năng: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng
thấu cảm, kỹ năng xử lý im lặng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
4.2. Khảo sát thực trạng kỹ năng tham vấn tâm lý cơ bản bao gồm: Kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng xử lý im lặng của cán bộ tham vấn tâm
lý qua điện thoại.
4.3. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hành kỹ năng tham
vấn cơ bản của các chuyên viên tham vấn tâm lý qua điện thoại.
4.4. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao kỹ năng tham vấn cho cán bộ
tham vấn.
5. Câu hỏi nghiên cứu
– Cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại làm việc ở Trung tâm Cửa sổ
tình yêu có sử dụng kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng xử lý im
lặng trong quá trình làm việc?
– Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ
tham vấn qua điện thoại tại Trung tâm Cửa sổ Tình yêu?

7
6. Giả thuyết khoa học
– Cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại làm việc ở Trung tâm Cửa sổ
tình yêu có sử dụng kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng xử lý im
lặng trong quá trình làm việc; nhưng chưa thực sự thành thạo.
– Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn cơ bản của cán
bộ tham vấn tâm lý tại Trung tâm Cửa sổ tình yêu và được chia ra làm 2
nhóm gồm: yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, phân tích, tổng hợp và khái
quát các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài làm cơ sở lý luận định
hướng cho việc tìm hiểu thực tiễn.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp phân tích ca tham vấn
– Phương pháp phỏng vấn sâu
– Phương pháp quan sát
(Các phương pháp này sẽ được tôi trình bày cụ thể ở chương 2)
8. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Lý luận về Kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý
qua điện thoại
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn qua điện
thoại tại Trung tâm Cửa sổ Tình yêu.
Kết luận và Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN
CƠ BẢN CỦA CÁN BỘ THAM VẤN TÂM LÝ QUA ĐIỆN THOẠI
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về kỹ năng tham vấn cơ bản của
cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Tham vấn tâm lý trực tuyến nói chung và tham vấn tâm lý qua điện
thoại nói riêng đang ngày càng phát triển và có vai trò nhất định trong việc hỗ
trợ tâm lý cho con người. Tác giả R. King, B. Nurcombe, L. Bickman, L.
Hides, W. Reid (2003) trong nghiên cứu “Telephone counselling for
adolescent suicide prevention: Changes in suicidality and mental state from
beginning to end of a counselling session” cho thấy: Tham vấn qua điện thoại
là một dịch vụ mà những người trẻ tuổi có nan đề có thể truy cập để tìm kiếm
sự trợ giúp. Dịch vụ tham vấn qua điện thoại được tài trợ theo chiến lược
phòng chống tự tử thanh thiếu niên quốc gia của Úc từ năm 1997 đến năm
2000. Trong nghiên cứu này, hiệu quả tham vấn qua điện thoại cho những
người trẻ tuổi có ý định tự tử, tìm kiếm sự giúp đỡ đã được đánh giá thông
qua 100 cuộc gọi ghi âm, đo lường bằng thang đánh giá đáng tin cậy được
phát triển cho nghiên cứu. Kết quả cho thấy ý định tự tử giảm đáng kể và
trạng thái tinh thần được cải thiện. Điều đó cho thấy tham vấn tâm lý qua điện
thoại có sự tác động tích cực.
Tham vấn trực tuyến không chỉ có hiệu quả với những thân chủ có khó
khăn tâm lý nhẹ, nó còn được áp dụng với cả những người có vấn đề rất phức
tạp và mức độ đau khổ tâm lý cao. Đó là kết luận từ kinh nghiệm của 19 bác
sỹ tâm thần trực tuyến thông qua nghiên cứu “Experiences of counsellors
providing online chat counselling to young people” của các tác giả M. J.
Dowling và D. J. Rickwood (2013). Thông qua đó, tác giả còn nhận thấy
rằng một số người sẽ sử dụng trò chuyện trực tuyến như một công cụ bổ trợ
cho tham vấn trực tiếp.

9
Dịch vụ tham vấn qua điện thoại xuất hiện từ những năm 1950 với sự
nổi lên của người Samarit để hỗ trợ các cá nhân có những khó khăn như
nghiện, bạo lực gia đình, khủng hoảng… nhằm ngăn chặn tự tử. Với lợi ích là
khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ở bất kì nơi đâu; người gọi có quyền chấm
dứt ca tham vấn nếu họ muốn; những cuộc gọi ẩn danh giúp khách hàng thoải
mái hơn để chia sẻ câu chuyện của mình. (Florence Ee and Roger Lowe,
Solution building approach to telephone counseling: implication and
integration, 2005).
Trong nghiên cứu: “Singaporean counsellors’ online counselling
experiences with children: An Exploratory Qualitative Study” (2017) các tác
giả Phey Ling Kit, Chua Tee Teo, Meilinda Tan, Yuhyun Park cho thấy nhu
cầu được hỗ trợ tâm lý qua tham vấn trực tuyến ngày càng tăng. Những người
từ 12 đến 25 tuổi thường có động lực tìm kiếm tham vấn trực tuyến khi họ
nhận định đó là một con đường an toàn để nhận hỗ trợ. Tình trạng này đặc
biệt đúng ở Singapore, nơi có 81,3% dân số có truy cập Internet.
Các tác giả Aucland, Manukau, North Shore, Waitakere trong bài viết
“Evidence of the Effectiveness of Telephone Counselling Services” – tạm
dịch là “Bằng chứng về hiệu quả của dịch vụ tham vấn qua điện thoại” kết
luận: tham vấn qua điện thoại cung cấp nguồn hỗ trợ thuận tiện, dễ tiếp cận và
có giá trị cho mọi người dựa trên cùng một nền tảng kiến thức, kỹ năng mà
cán bộ tham vấn mang đến cho bất kỳ môi trường lâm sàng nào. Nếu cán bộ
tham vấn thiết lập được mối quan hệ với khách hàng, đánh giá chính xác các
vấn đề, nhu cầu của khách hàng thì họ có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy
và các biện pháp can thiệp phù hợp. Mặc dù trước đây, tham vấn qua điện
thoại không được quan tâm nhiều; nhưng do sự phát triển của công nghệ
truyền thông, cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động, năng lực trong lĩnh vực web
và truyền hình trực tuyến… Giờ đây, nó được coi là đóng một vai trò quan
trọng trong việc cung cấp sự trợ giúp linh hoạt, dựa trên bằng chứng, hiệu quả

10
về chi phí cho cộng đồng. Qua phân tích dữ liệu cuộc gọi cho Youthline tác
giả cho thấy rõ được nhu cầu về sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý qua điện
thoại. Theo đó, có khoảng 232.000 cuộc gọi được gọi đến, nhưng cán bộ tham
vấn chỉ có thể phục vụ 20.000 cuộc gọi.
Khi dịch vụ tham vấn qua điện thoại xuất hiện với nhu cầu được trợ
giúp ngày càng cao của khách hàng, đòi hỏi cán bộ tham vấn tâm lý qua điện
thoại phải là những người được đào tạo bài bản, có kiến thức, kỹ năng trong
lĩnh vực trợ giúp tâm lý. Nghiên cứu “Singaporean counsellors’ online
counselling experiences with children: An exploratory qualitative study”,
Phey Ling Kit và cộng sự (2017) chỉ ra tầm quan trọng của các kỹ năng mà
cán bộ tâm lý sử dụng trong quá trình thực hành trợ giúp cho khách hàng của
mình. Tác giả cho rằng, để nâng cao hiệu quả tham vấn thì cán bộ tham vấn
phải có sự thấu cảm và biết cách thể hiện sự thấu cảm đó đối với khách hàng.
Sự thấu cảm giúp khách hàng nhận thấy mình đang được cảm thông. Từ đó,
khơi gợi những tiềm năng để họ tự giải quyết nan đề của mình. Ngoài kỹ năng
thấu cảm, kỹ năng lắng nghe cũng là một trong những kỹ năng quan trọng
trong tham vấn qua điện thoại. Dựa vào đó, cán bộ tham vấn có thể thiết lập
được mối quan hệ với khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng.
Trong nghiên cứu “Solution building approach to telephone counseling:
implication and integration”, Florence Ee và Roger Lowe (2005) đã mô tả
cách tiếp cận tập trung vào giải pháp trong tham vấn qua điện thoại; đồng thời
nhấn mạnh đến kỹ năng lắng nghe và kỹ năng phản hồi cảm xúc và nội dung
mà thân chủ chia sẻ. Tác giả cho rằng, cán bộ tham vấn phải tham gia diễn
giải, phản ánh cảm xúc và nội dung trong nan đề của thân chủ; thiết lập được
mối quan hệ tin cậy và duy trì cuộc giao tiếp cởi mở. (Thân chủ (TC): Tôi đã
kiệt sức, tôi làm việc toàn thời gian từ thứ 2 đến thứ 6, đón con ở nhà trẻ, nấu
bữa tối, tắm cho con, cho con đi ngủ, sau đó tôi dọn dẹp nhà bếp và lấy quần
áo sẵn sàng cho công việc ngày hôm sau. Và tôi không nhận được sự giúp đỡ

11
từ người chồng của tôi. Anh ấy chỉ ngồi trước cái tivi mọi lúc. Cán bộ tham
vấn (CBTV) phản hồi: Bạn đã kiệt sức và chồng bạn thì không hỗ trợ, giúp đỡ
bạn trong công việc…). Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến sơ đồ SFT của Salvo
Careline được áp dụng khi tham vấn qua điện thoại. Trong sơ đồ này, tác giả
đã thảo luận một số câu hỏi tập trung vào giải pháp, bao gồm:
Lắng nghe các điểm mạnh: Nhìn ra điểm mạnh của thân chủ để cán bộ
tham vấn có những suy nghĩ tích cực về khách hàng và phản ánh điều này với
họ. Giúp thân chủ cảm nhận được họ đang được lắng nghe, được thấu cảm và
cán bộ tham vấn đang làm việc nghiêm túc với vấn đề của họ. Giúp thân chủ
nhận ra được khả năng của mình.
Tò mò về những điều thân chủ chia sẻ: cán bộ tham vấn tìm hiểu về ý
nghĩa đằng sau những chia sẻ của thân chủ, những lý do logic mà thân chủ có
thể không nghĩ đến.
Câu hỏi mục tiêu: cán bộ tham vấn cố gắng giúp thân chủ đề ra được
những mục tiêu nhỏ, rõ ràng, tập trung vào những gì họ muốn thay vì đưa
ra đề xuất là họ phải làm gì. Khi thân chủ xác định được các mục tiêu, thân
chủ có thể nhìn nhận được khả năng của mình và tìm ra được những giải
pháp phù hợp.
Câu hỏi ngoại lệ: giúp thân chủ xác định được những điều chưa xảy ra
trong cuộc sống của họ. Khi cán bộ tham vấn lắng nghe phản hồi của thân chủ
với những câu hỏi ngoại lệ sẽ nhìn ra sự khác biệt giữa trường hợp chưa xảy
ra và đã xảy ra. Sự dịch chuyển trọng tâm vấn đề sang các trường hợp chưa
xảy ra có thể giúp thân chủ tìm ra được các giải pháp.
Câu hỏi ứng phó và mở rộng: giúp thân chủ tránh chú ý nhiều vào
những sự kiện tạo ra sự sợ hãi, cô đơn, đau khổ. cán bộ tham vấn giúp thân
chủ tập trung vào những gì họ đang làm khiến họ cảm thấy đau khổ. (CBTV:
Trước đây bạn đã làm gì để ứng phó với chứng trầm cảm? TC: Tôi nói về nó.
CBTV: Còn gì nữa? TC: Tôi viết nhật kí, điều đó giúp tôi tỉnh táo hơn.

12
CBTV: Thật sao? Cho tôi biết thêm về cách viết nhật kí của bạn?…). Sử dụng
câu hỏi mở rộng cho phép thân chủ tự đánh giá về lòng tự trọng, tự tin, sự kỳ
vọng (CBTV: Nếu với thang điểm từ 1-10, 1 là việc không sẵn sàng bỏ thuốc
lá; 10 là sẵn sàng bỏ thuốc lá. Theo bạn, bạn sẵn sàng ở mức độ nào?)
Những kỹ năng mà cán bộ tâm lý sử dụng trong quá trình trợ giúp thân
chủ sẽ là công cụ giúp cán bộ tham vấn có được kết quả tốt nhất. Với tầm
quan trọng của các kỹ năng tham vấn tâm lý, nghiên cứu “Singaporean
counsellors’ online counselling experiences with children: An exploratory
qualitative study”, Phey Ling Kit và cộng sự (2017) cho thấy các chuyên viên
được đào tạo kiến thức, kỹ năng tham vấn qua điện thoại trước khi cung cấp
dịch vụ này. Các kỹ năng được các cán bộ tham vấn sử dụng gồm: lắng nghe
tích cực để hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà thân chủ trình bày; phản hồi để
làm rõ cảm xúc của thân chủ cũng được xem là một giải pháp hữu ích cho
mối quan hệ tham vấn. Sử dụng những câu như: “Nếu tôi là bạn, tôi sẽ cảm
thấy rất buồn, còn bạn thì sao?” – giúp thân chủ cảm nhận được rằng “người
tham vấn đang biết và cảm thông với những gì tôi nói”; khuyến khích tối
thiểu (à, ừ, tôi đang lắng nghe bạn đây, hãy cho tôi biết thêm…).
Mishara, Chagnon, Daigle, Balan, Raymond, Marcoux, Bardon,
Campbell, Berman, (2007a, tr.303-304), “Comparing models of helper
behaviour to actual practice in telephone crisis intervention: A silent
monitoring study of calls to the U.S. 1-800 SUICIDE network” phân tích
mạng điện thoại 1-800 SUICIDE tại Hoa Kỳ đã xác định một số biến số trợ
giúp đường dây thành công:
+ Hỗ trợ tiếp cận tốt: hỗ trợ các vấn đề về đạo đức trong tham vấn hay
cung cấp những thông tin cần thiết để thân chủ có thể gọi lại…
+ Lắng nghe tích cực: phản hồi cảm xúc của thân chủ, đặt câu hỏi về
cảm xúc, trao quyền cho thân chủ về nguồn lực và kế hoạch hành động…
+ Tránh những vi phạm nguyên tắc tham vấn: như đưa ra lời khuyên;
công khai thông tin cá nhân của thân chủ; đánh giá, phán xét những giá trị của
thân chủ…

13
Bất kỳ hình thức tham vấn nào cũng có những khó khăn và thuận lợi
riêng. Hình thức tham vấn qua điện thoại cũng có một số yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả của quá trình trợ giúp. Những người tham vấn tâm lý ở Singapore
ở thời gian đầu mới làm việc cảm thấy khá khó khăn với tham vấn trực tuyến
vì đây là một nước đa văn hóa với nhiều sắc tộc khác nhau. Nhưng mới đây
các nghiên cứu cho thấy các cán bộ tham vấn tâm lý Singapore cảm thấy thoải
mái khi làm việc với các nhóm dân tộc và tôn giáo khác nhau.
Tựu chung lại, một số nghiên cứu nước ngoài cho thấy tham vấn qua
điện thoại là một dịch vụ phát triển nhằm trợ giúp cho nhiều người có khó
khăn tâm lý. Nhu cầu được trợ giúp tâm lý qua điện thoại ngày càng tăng.
Việc sử dụng kỹ năng tham vấn tâm lý trong quá trình làm việc với thân chủ
là quan trọng để nâng cao hiệu quả tham vấn. Vậy ở Việt Nam, kỹ năng tham
vấn cơ bản của cán bộ tham vấn qua điện thoại được thể hiện như thế nào? Có
những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn của các chuyên viên tâm
lý làm việc trong lĩnh vực này?
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Hình thức tham vấn mà tác giả nghiên cứu trong luận văn là hình thức
tham vấn qua điện thoại truyền thống. Qua đó, CBTV và TC được kết nối qua
một hệ thống phương tiện được cài đặt và kết nối sẵn trên máy tính. Tuy nhiên,
CBTV và TC chỉ tương tác với nhau bằng âm thanh, không có gặp mặt trực
tiếp hay gọi bằng hình ảnh trên điện thoai. Trong quá trình tìm hiểu tài liệu
nghiên cứu về kỹ năng tham vấn bằng hình thức tham vấn qua điện thoại, tác
giả chưa tìm được nhiều tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực này. Những tài liệu tác
giả tìm kiếm được chủ yếu nói về các kỹ năng tham vấn của các hình thức trợ
giúp tâm lý khác như: kỹ năng tham vấn học đường, tham vấn trực tiếp…
Nghiên cứu về tham vấn qua điện thoại có tác giả Hoàng Trung Học (2007) ở
nghiên cứu “Kỹ năng đặt câu hỏi của chuyên viên tham vấn qua điện thoại trên
địa bàn Hà Nội” nói về kỹ năng đặt câu hỏi trong tham vấn qua điện thoại.

14
Nghiên cứu trên 45 cán bộ tham vấn học đường tại Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh, 400 thân chủ (học sinh) đã được tham vấn. Tác giả Hoàng Anh
Phước (2012) trong nghiên cứu “Kỹ năng tham vấn của cán bộ tham vấn học
đường” chỉ ra: Kỹ năng tham vấn của cán bộ tham vấn học đường bao gồm 2
nhóm: kỹ năng tham vấn cơ bản và kỹ năng tham vấn chuyên biệt. Đo mức độ
hiểu biết kỹ năng tham vấn của cán bộ tham vấn học đường cho thấy có một
số cán bộ tham vấn học đường hiểu đúng và đầy đủ về nội dung, mục đích,
cách thức thực hiện của các kỹ năng tham vấn; nhưng vẫn còn một số không
nhỏ cán bộ tham vấn hiểu biết chưa đầy đủ. Kỹ năng tham vấn mà cán bộ
tham vấn học đường hiểu biết tốt nhất là: kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ
năng lắng nghe và kỹ năng phối hợp các lực lượng giáo dục. Đa số cán bộ
tham vấn học đường thực hiện các kỹ năng tham vấn ở mức độ trung bình.
Trong đó, các kỹ năng cán bộ tham vấn học đường thực hiện tốt là: kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng quan sát. Một số ít cán bộ
tham vấn học đường nắm vững nội dung, mục đích, cách thức tiến hành của
các kỹ năng và thực hiện đầy đủ, chính xác và tương đối thành thạo, linh hoạt
các kỹ năng tham vấn. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do cán bộ
tham vấn học đường chưa được đào tạo bài bản và có hệ thống về tham vấn
tâm lý, tham vấn học đường, đặc biệt là về các kỹ năng tham vấn; dẫn đến sự
thiếu hụt nhất định về kiến thức, kỹ năng tham vấn nói chung, kỹ năng tham
vấn học đường nói riêng. Bên cạnh đó, phần lớn cán bộ tham vấn ở các
trường thực hiện tham vấn học đường thiếu sự giám sát chuyên môn dẫn đến
thiếu sự đánh giá và hỗ trợ chuyên môn kịp thời. Tác giả kết luận có nhiều
yếu tố thuộc về chủ thể tham vấn và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới kỹ
năng tham vấn của cán bộ tham vấn học đường. Trong đó, yếu tố thuộc về
chủ thể tham vấn có mức độ ảnh hưởng lớn hơn, đặc biệt là yếu tố nền tảng
kiến thức chuyên môn được đào tạo và sự say mê hứng thú với công việc của
cán bộ tham vấn học đường. Nên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao một số kỹ

15
năng tham vấn cho cán bộ tham vấn giúp cán bộ tham vấn học đường có hiểu
biết đầy đủ và đúng đắn hơn về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành của
các kỹ năng và thực hiện đầy đủ, thành thạo, linh hoạt hơn.
Tác giả Võ Thị Tường Vy (2009) trong nghiên cứu “Một số kỹ năng
tham vấn của tham vấn viên tâm lý trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
được đăng trên Tạp chí tâm lý học số 8 chỉ ra: Các tham vấn viên đã nhận
định rằng mình nắm vững và sử dụng thành thạo phần lớn số kỹ năng bao
gồm: lắng nghe, quan sát, đặt câu hỏi, trấn an và chia sẻ cá nhân, xâu chuỗi và
làm sáng tỏ sự kiện, xây dựng quan hệ tin cậy, rõ ràng với thân chủ, phản hồi
tích cực, làm sáng tỏ nhu cầu và sức mạnh thân chủ, sử dụng các nguồn lực
hỗ trợ, quản lý bản thân, tương tác bằng thách đố. Thế nhưng các tham vấn
viên vẫn mong muốn được rèn luyện thêm để sử dụng thành thạo hơn các kỹ
năng. Nhìn chung, các kỹ năng tham vấn được các tham vấn viên sử dụng rất
thường xuyên. Đặc biệt là kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát được sử dụng
gần như tuyệt đối trong hầu hết các ca tham vấn. Kỹ năng đặt câu hỏi cũng
được sử dụng ở mức độ cao. Tồn tại những nhận định khá mơ hồ về một số
kỹ năng tham vấn. Đặc biệt là quan niệm coi việc đặt câu hỏi trong tham vấn
là một việc rất đơn giản, muốn hỏi gì thì hỏi. Thực tế cho thấy đây là một kỹ
năng quan trọng, câu hỏi tốt, có trọng tâm, có chủ ý giúp tham vấn viên nắm
bắt nhanh, chính xác thông tin, trên cơ sở đó mới tham vấn hiệu quả được.
Tác giả cho rằng, cần trang bị cho tham vấn viên tâm lý những kỹ năng thật
chuẩn xác và có hệ thống. Góp phần xây dựng đội ngũ tham vấn viên tâm lý
đáp ứng yêu cầu tham vấn ngày càng cao trong xã hội hiện nay.
Tác giả Hoàng Trung Học (2007) trong nghiên cứu “Kỹ năng đặt câu hỏi
của chuyên viên tham vấn qua điện thoại trên địa bàn Hà Nội” được đăng trên
Tạp chí tâm lý học số 12 cho thấy: Các chuyên viên đều có nhận thức đúng về
vai trò của câu hỏi trong quá trình tham vấn. Việc sử dụng câu hỏi trong tham
vấn là rất quan trọng, đặc biệt với hình thức tham vấn qua điện thoại. Trong quá

16
trình tham vấn, các chuyên viên thường xuyên sử dụng câu hỏi với tần suất cao .
Trong các giai đoạn của quá trình tham vấn, giai đoạn thu thập thông tin, đánh
giá vấn đề và trợ giúp thân chủ lựa chọn giải pháp là những giai đoạn có tần suất
sử dụng câu hỏi cao nhất. Mặc dù thường xuyên sử dụng câu hỏi trong tham vấn
nhưng chất lượng những câu hỏi chưa tốt. Các câu hỏi thường vi phạm các
nguyên tắc tham vấn, mục đích còn hạn chế. Các câu hỏi thường mang nặng tính
kinh nghiệm, gần với quá trình tư vấn, cho lời khuyên hơn là một quá trình trợ
giúp tâm lý thực sự. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình
trợ giúp. Thực trạng này bắt nguồn trực tiếp từ việc các chuyên viên tham vấn
chưa được đào tạo nghiệp vụ tham vấn.
Qua các nghiên cứu cho thấy, các tác giả quan tâm nhiều đến kỹ năng
tham vấn; chỉ ra một số kỹ năng quan trọng trong tham vấn như: kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi… Các nghiên cứu chỉ ra, mức
độ sử dụng kỹ năng tham vấn của các cán bộ tham vấn chỉ ở mức độ trung
bình, cần bồi dưỡng, nâng cao thêm. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì chưa có
nghiên cứu nào tìm hiểu một cách bài bản về kỹ năng tham vấn cơ bản của
cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại.
1.2. Lý luận về kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm
lý qua điện thoại.
1.2.1. Tham vấn
“Tham vấn – Tiếng Anh là Counseling, không đơn thuần là sự khuyên nhủ
của những người thân mà tham vấn được xem như là một quá trình tương tác tâm
lý với sự can thiệp của người có chuyên môn được đào tạo như các nhà tâm lý học
hay các nhà tham vấn, nhà trị liệu tâm lý.” (Bùi Thị Xuân Mai, 2013, tr.12).

“Tham vấn là một hoạt động trợ giúp dựa trên sự tương tác giữa cán
bộ tham vấn và thân chủ, trong đó cán bộ tham vấn sử dụng kiến thức, kĩ
năng chuyên môn giúp thân chủ nâng cao năng lực tự giải quyết những khó
khăn, vướng mắc trong cuộc sống” (Hoàng Anh Phước, 2012)

17
Tác giả C. Patterson (1954) cho rằng: “Tham vấn là sự tương tác giữa
một bên là người tham vấn với một hoặc một số thân chủ, ở đây người tham
vấn sử dụng kiến thức hiểu biết về nhân cách, phương pháp tâm lý để giúp
người kia giải quyết vấn đề và cải thiện sức khỏe tâm thần.”
Một khái niệm khác về tham vấn được đưa ra trong tài liệu của FHI360
như sau: “Tham vấn là quá trình trao đổi tương tác giữa tham vấn viên và thân
chủ nhằm giúp thân chủ tự tìm hiểu những khó khăn của họ một cách bảo mật và
nâng cao năng lực cho thân chủ để họ có thể tự giải quyết những khó khăn đó”.
Tài liệu tập huấn về tham vấn (UNICEP, 6/2000): “Tham vấn là một
mối quan hệ, một quá trình trong đó CBTV giúp TC cải thiện cuộc sống của
họ bằng cách khai thác, hiểu và nhìn nhận được nội dung ý nghĩ, cảm giác và
hành vi của họ. CBTV không giải quyết vấn đề cho TC”
Hiệp hội các cán bộ tham vấn Hoa Kỳ (ACA, 1997) cho rằng: “Tham
vấn là sự áp dụng nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự
phát triển con người thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống
về nhận thức, cảm xúc, hành vi, tập trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá
nhân, phát triển nghề nghiệp cũng như vấn đề bệnh lý. Tham vấn được hiểu
như là một mối quan hệ tự nguyện giữa cán bộ tham vấn và thân chủ. Trong
mối quan hệ này cán bộ tham vấn giúp khác hàng tự xác định và giải quyết
vấn đề của mình”.
Trong luận văn này, tôi sử dụng khái niệm “tham vấn” theo tác giả
Trần Thị Minh Đức (2014): “Tham vấn là một quá trình tương tác giữa cán
bộ tham vấn (người có chuyên môn và kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất
đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (còn
gọi là khách hàng – người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý muốn được
giúp đỡ). Thông qua các kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình (dựa trên các
nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), thân chủ hiểu và
chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn
đề của chính mình”.

18
1.2.2. Tham vấn tâm lý qua điện thoại
Để hiểu về khái niệm “tham vấn tâm lý qua điện thoại”, trước hết ta
phải hiểu về “trực tuyến” và “tham vấn tâm lý trực tuyến”:
“Trực tuyến (Online) thường được dùng cho một kết nối hoạt động với
một mạng truyền thông, đặc biệt là trong mạng Internet hoặc chỉ liên kết
trong mạng cục bộ. Nếu một thiết bị không thực hiện kết nối được gọi
là ngoại tuyến và hoạt động độc lập mà không cần liên kết với những thiết bị
khác. Trong sử dụng thông thường, “trực tuyến” thường đề cập đến mạng toàn
cầu. (Viễn thông: Thuật ngữ viễn thông” (Telecommunications: Glossary of
Telecommunication Terms, 1996).
Tham vấn tâm lý trực tuyến là các hoạt động trợ giúp tâm lý qua một
số hình thức như: tham vấn tâm lý qua điện thoại; tham vấn tâm lý qua thư
điện tử; tham vấn tâm lý qua tin nhắn, nhắn tin trực tuyến và tham vấn tâm lý
qua điện thoại trực tuyến.
Trong khuôn khổ luận văn này, tôi sử dụng định nghĩa về tham vấn qua
điện thoại theo Tham vấn trẻ em qua điện thoại, internet và trực tiếp – Trung
tâm tư vấn dịch vụ và truyền thông đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em, (2014):
“Tham vấn qua điện thoại là hình thức tham vấn sử dụng phương pháp
kết nối bằng điện thoại. Thân chủ gọi điện và được kết nối với một cán bộ
tham vấn để cùng trao đổi về vấn đề của mình nhằm tìm sự giúp đỡ từ phía
cán bộ tham vấn”.
Tham vấn qua điện thoại là hình thức tham vấn gián tiếp, cán bộ tham
vấn và thân chủ không mặt đối mặt mà được kết nối thông qua hệ thống mạng
viễn thông. Đây là hình thức trợ giúp thuận lợi đối với những người có nan đề
muốn tìm đến sự hỗ trợ của cán bộ tham vấn tâm lý. Dù bất kỳ ở nơi đâu, kể
cả đồng bằng hay miền núi, bất kì lúc nào TC cũng có thể tìm kiếm sự trợ
giúp mà không cần phải chờ đợi hay di chuyển quá xa. Cùng với đó, TC là
người có thể kiểm soát được cuộc tham vấn của mình, nếu TC không hài lòng
về chất lượng tham vấn có thể ngừng ngay cuộc tham vấn.

19
1.2.3. Kĩ năng tham vấn của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại
1.2.3.1. Kĩ năng
– Theo Từ điển tiếng việt phổ thông (Viện ngôn ngữ học, 2007): “Kĩ
năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực
nào đó vào thực tế”.
“Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong
một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế” (Tham vấn trẻ em qua điện thoại,
internet và trực tiếp – Trung tâm tư vấn dịch vụ và truyền thông đường dây tư
vấn và hỗ trợ trẻ em, 2014).
– “Kĩ năng là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hoạt động hay hành
động thực tiễn trong điều kiện cụ thể để thực hiện hành động hay hoạt động
đó có kết quả theo mục đích đã đề ra” (Hoàng Anh Phước, 2012)
1.2.3.2. Kỹ năng tham vấn tâm lý qua điện thoại
“Kỹ năng tham vấn là sự vận dụng kinh nghiệm, tri thức hiểu biết
chuyên môn và giá trị nghề nghiệp của cán bộ tham vấn vào hoàn cảnh tham
vấn cụ thể, nhằm tạo lập mối quan hệ hợp tác, qua đó giúp đối tượng tự nhận
thức được bản thân và các vấn đề đang tồn tại, từ đó tự xác định giải pháp để
giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.” (Bùi Thị Xuân Mai, 2008)
Qua 2 khái niệm “tham vấn” và “kỹ năng” ở trên, chúng ta có thể hiểu:
Kỹ năng tham vấn tâm lý là sự vận dụng những kiến thức đã được đào tạo về
tham vấn tâm lý của cán bộ tham vấn vào quá trình trợ giúp cho thân chủ,
giúp thân chủ tìm ra được giải pháp để giải quyết vấn đề của mình một cách
tốt nhất.
Kỹ nă ng tham vấn qua đ iện thoại là sự vận dụng
kỹ nă ng, tri thức chuyên môn và giá trị nghề nghiệp của
cán bộ tham vấn vào việc trợ giúp khách hàng có nhu cầu gọi

20
đ iện và kết nối với cán bộ tham vấn đ ể giải đ áp những
khó khă n về mặt tâm lý, qua đ ó giúp thân chủ tự nhận
diện đ ư ợc vấn đ ề đ ang tồn tại và tự xác đ ịnh giải
pháp đ ể giải quyết vấn đ ề một cách hiệu quả.
* Một số nguyên tắc cơ bản trong tham vấn qua điện thoại.
“Bất kì hình thức tham vấn nào cũng đòi hỏi cán bộ tham vấn phải tuân
thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Điều này vừa giúp bảo vệ nhà tham
vấn, vừa giúp bảo vệ thân chủ khỏi các phiền nhiễu và các mối nguy hại”
(Tham vấn trẻ em qua điện thoại, internet và trực tiếp, 2014, tr.204). Chính vì
vậy, các cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại cũng phải tuân thủ những
nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đối
với những người hành nghề tham vấn nói chung, bao gồm: giữ bí mật; thân
chủ trọng tâm; chấp nhận thân chủ; tôn trọng thân chủ; tin tưởng vào khả
năng tự giải quyết của thân chủ; cán bộ tham vấn không gắn mình vào mối
quan hệ cá nhân với thân chủ; bảo vệ phúc lợi của thân chủ.
1.2.4. Kỹ nă ng tham vấn cơ bản của cán bộ tham
vấn tâm lý qua đ iện thoại
Hoàng Anh Phước (2012) chỉ ra:
“Kĩ năng tham vấn cơ bản là những kĩ năng nền tảng giúp cho việc thực
hiện có hiệu quả hoạt động tham vấn nói chung. Những kĩ năng tham vấn cơ
bản bao gồm: Kĩ năng thiết lập mối quan hệ, kĩ năng hỏi, kĩ năng lắng nghe,
kĩ năng quan sát, kĩ năng thấu hiểu, kĩ năng phản hồi. Kĩ năng tham vấn
chuyên biệt là những kĩ năng riêng, được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ của
từng lĩnh vực tham vấn. Trong nghiên cứu của mình thì tác giả đã chỉ ra
những kĩ năng tham vấn chuyên biệt trong lĩnh vực tham vấn học đường như:

21
kĩ năng phát hiện sớm, kĩ năng đánh giá tâm lý học sinh, kĩ năng can thiệp, kĩ
năng phối hợp với các lực lượng giáo dục…
Trần Thị Minh Đức (2014) đã liệt kê một số kĩ năng sử dụng trong
tham vấn: lắng nghe, quan tâm, đưa lời khuyên, thấu hiểu, thông đạt, phản
hồi, khuyến khích và động viên, đặt câu hỏi, xử lý im lặng, khái quát… Không
phải các kĩ năng đều được sử dụng như nhau trong các ca tham vấn mà sẽ tùy
thuộc vào từng tình huống cụ thể. Trong đó, các kĩ năng: lắng nghe, đặt câu
hỏi, thấu hiểu, phản hồi, kĩ năng đối chất là những kỹ năng được các chuyên
gia nghiên cứu nhiều và sâu.
Theo E.D. Neukrug (được trích dẫn bởi Trần Thị Minh Đức, 2014) thì
các kĩ năng cần được sử dụng dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của
thân chủ cũng như các vấn đề của thân chủ. Ông đã phân chia các kĩ năng
tham vấn theo các nhóm khác nhau: Nhóm kĩ năng tham vấn cơ bản bao gồm:
kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thấu cảm, kĩ năng xử lý im lặng. Nhóm kĩ năng
phổ biến là kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng tự bộc lộ bản thân, kĩ năng làm mẫu.
Còn kĩ năng đương đầu, kĩ năng thông đạt được xếp vào nhóm kĩ năng nâng
cao… (tr.273).
Trong cuốn Tham vấn trẻ em qua điện thoại, internet và trực tiếp,
(2014) do tác giả Trần Thị Minh Đức chủ biên khi viết về kỹ năng tham vấn
cũng có chỉ ra:
“Trong tham vấn tâm lý có khá nhiều kỹ năng tham vấn được sử dụng
như: Kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ năng thấu
cảm, kỹ năng hỏi, kỹ năng đương đầu/thách thức, kỹ năng xây dựng lòng tự
trọng, kỹ năng cung cấp thông tin, kỹ năng tóm lược, kỹ năng khuyến khích,
động viên, kỹ năng xử lý im lặng, kỹ năng thảo luận vấn đề nhạy cảm, kỹ
năng làm sáng tỏ, kỹ năng tự bộc lộ, kỹ năng làm mẫu… Tuy nhiên, tác giả
tập trung vào một số kỹ năng cơ bản nhất thường được sử dụng ở hình thức
tham vấn qua điện thoại, internet và tham vấn trực tiếp là: kỹ năng lắng nghe,

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *