ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
————————————-
ĐẶNG THỊ ĐỨC PHƢƠNG
ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA NGƢỜI CAO TUỔI
TẠI TRUNG TÂM DƢỠNG LÃO Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tâm lý học
Hà Nội – 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
————————————-
ĐẶNG THỊ ĐỨC PHƢƠNG
ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA NGƢỜI CAO TUỔI
TẠI TRUNG TÂM DƢỠNG LÃO Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Thu Hoa
Hà Nội – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Phạm Thị Thu Hoa. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nếu
những thông tin tôi cung cấp không chính xác, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
Hà Nội ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Đặng Thị Đức Phương
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy
(cô) trong Khoa Tâm lý học – Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại
Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn cao học.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Thị Thu Hoa, người đã
tận tình dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quan trọng giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn cao học này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người bạn và người thân trong gia
đình tôi, những người đã ủng hộ tôi về mặt tinh thần và tạo mọi điều kiện giúp tôi
có thể hoàn thành luận văn của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận của tôi vẫn
còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến quý giá
của các thầy (cô) giáo, các bạn đồng nghiệp và độc giả để đề tài của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Học viên
Đặng Thị Đức Phương
1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..
6
Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ……………………..
11
1.1. Tổng quan nghiên cứu đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi
………………………
11
1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài ……………………………………………………………..
11
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước ……………………………………………………………..
18
1.2. Lý luận về đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ………..
24
1.2.1. Khái niệm giao tiếp ……………………………………………………………………………..
24
1.2.2. Các cấu thành của giao tiếp
…………………………………………………………………..
26
1.2.3. Người cao tuổi
…………………………………………………………………………………….
30
1.2.4. Trung tâm dưỡng lão
……………………………………………………………………………
34
1.2.5. Đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội …..
37
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm
dưỡng lão ở Hà Nội
………………………………………………………………………………………
41
Tiểu kết chương 1…………………………………………………………………………………………
43
Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
………………………
44
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu……………………………………………….
44
2.2. Tổ chức nghiên cứu
………………………………………………………………………………..
46
2.2.1. Nghiên cứu lý luận ………………………………………………………………………………
46
2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn ……………………………………………………………………………
47
Tiểu kết chương 2…………………………………………………………………………………………
56
Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP
CỦA NGƢỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM DƢỠNG LÃO Ở HÀ NỘI ……
57
3.1. Thực trạng đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở Hà
Nội
……………………………………………………………………………………………………………..
57
2
3.1.1. Thực trạng chung về đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm
dưỡng lão ở Hà Nội
………………………………………………………………………………………
57
3.1.2. Thực trạng về nhu cầu giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở
Hà Nội ………………………………………………………………………………………………………..
58
3.1.3. Thực trạng về đối tượng giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão
ở Hà Nội ……………………………………………………………………………………………………..
62
3.1.4. Thực trạng về nội dung giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở
Hà Nội ………………………………………………………………………………………………………..
65
3.1.5. Thực trạng về hình thức giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão
ở Hà Nội ……………………………………………………………………………………………………..
69
3.2. Mối quan hệ giữa đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi ở trung tâm dưỡng lão
tại Hà Nội với một số yếu tố cá nhân và xã hội ………………………………………………..
72
3.2.2 Mối tương quan giữa các đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi ở trung tâm
dưỡng lão tại Hà Nội với yếu tố mối quan hệ xã hội tại TTDL
…………………………..
74
Tiểu kết chương 3…………………………………………………………………………………………
76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………….
77
1. Kết luận …………………………………………………………………………………………………..
77
2. Khuyến nghị …………………………………………………………………………………………….
78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
………………………………………………………
81
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ
Viết tắt
Điểm trung bình
ĐTB
Độ lệch chuẩn
ĐLC
Giao tiếp
GT
Mối quan hệ
MQH
Người cao tuổi
NCT
Trung tâm dưỡng lão
TTDL
Xã hội
XH
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu
…………………………………………………
51
Bảng 3.1: Thực trạng chung về đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm
dưỡng lão ở Hà Nội
………………………………………………………………………………………
57
Bảng 3.2: Nhu cầu giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội 60
Bảng 3.3: Đối tượng giao tiếp của người cao tuổi ở trung tâm dưỡng lão tại Hà Nội ..
64
Bảng 3.4 Biểu hiện nội dung giao tiêp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão
ở Hà Nội……………………………………………………………………………………………………..
66
Bảng 3.5: Hình thức giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội
…
70
Bảng 3.6: Mối tương quan giữa các đặc điểm điểm giao tiếp của NCT ở TTDL với
yếu tố tính cách cá nhân ………………………………………………………………………………..
72
Bảng 3.7: Tự nhận xét của người cao tuổi ……………………………………………………….
73
Bảng 3.8: Mối tương quan giữa các đặc điểm điểm giao tiếp của NCT ở TTDL với
yếu tố MQH ở TTDL ……………………………………………………………………………………
74
Bảng 3.9: Mối quan hệ ở trung tâm dưỡng lão …………………………………………………
75
5
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Nhu cầu giao tiếp của người cao tuổi tại TTDL ở Hà Nội
……………….
59
Biểu đồ 3.2: Đối tượng giao tiếp của NCT ở trung tâm dưỡng lão tại Hà Nội
………
63
Biểu đồ 3.3: Các nội dung giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở HN ..
66
Biểu đồ 3.4 – Hình thức giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở HN
…
70
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay, tuổi thọ của con người ngày càng được nâng cao,
không chỉ do được chăm sóc tốt về sức khỏe, được cung ứng đầy đủ về điều kiện
vật chất mà cả ở mặt tinh thần cũng được quan tâm hơn. Không nằm ngoài sự phát
triển chung ấy, tỉ lệ người cao tuổi ở Việt Nam cũng ngày càng tăng lên và các vấn
đề về người cao tuổi cũng được các nhà khoa học nghiên cứu. Gần đây, các nghiên
cứu về người cao tuổi được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu
nhằm mục đích nâng cao chất lượng sống về cả vật chất và tinh thần cho người
cao tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu về người cao tuổi hầu hết tiếp cận từ góc
độ xã hội học nhiều hơn là tâm lý học. Những nghiên cứu hướng tới việc nâng
cao đời sống tinh thần của người cao tuổi, hay nói cách khác là quan tâm đến
tâm lý của người cao tuổi ở Việt Nam còn chưa nhiều.
Một trong những biểu hiện cơ bản về tâm lý con người đó chính là qua
giao tiếp. Khi nghiên cứu về người cao tuổi, quan tâm về vấn đề giao tiếp là
một trong những hướng tiếp cận đến đời sống tâm lý của họ. Bởi vì, giao tiếp là
một điều kiện tất yếu không thể thiếu được trong hoạt động của con người,
cùng với hoạt động, giao tiếp đã trở thành một phương thức tồn tại của xã hội
loài người. Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu không thể thiếu của
con người nói chung và người cao tuổi nói riêng.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về tâm lý của người cao tuổi nói chung và đặc
điểm giao tiếp của người cao tuổi nói riêng cũng đã có nhưng chưa nhiều. Xã
hội ngày càng hiện đại cũng làm thay đổi nhiều trong đời sống của người cao
tuổi. Người cao tuổi có nhiều lựa chọn hơn trong việc lựa chọn nơi an dưỡng,
chăm sóc sức khỏe. Hiện nay, các mô hình trung tâm chăm sóc, trung tâm
dưỡng lão được nghiên cứu xây dựng và đi vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu
cầu của xã hội, của cộng đồng và của bản thân những người cao tuổi có nhu
cầu. Nghiên cứu về đời sống tâm lý nói chung hay đặc điểm giao tiếp của người
cao tuổi sinh hoạt và sống tại các trung tâm dưỡng lão là cần thiết và góp phần
nâng cao giá trị cho đời sống tinh thần của người cao tuổi, giúp các bên liên
7
quan trong mối quan hệ với người cao tuổi (trung tâm dưỡng lão, con cháu, gia
đình…) có cách ứng xử phù hợp, phát triển chất lượng cuộc sống của người cao
tuổi.
Nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi ngoài việc nhằm
nâng cao giá trị cho đời sống tinh thần của họ, còn thể hiện sự đền đáp công lao
nuôi dưỡng thế hệ trẻ thành tài, tư tưởng “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc
Việt Nam, là nét đẹp của xã hội, cộng đồng văn minh.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn hƣớng nghiên cứu về ngƣời cao
tuổi với đề tài: “Đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở
Thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm
dưỡng lão trên địa bàn Thành phố Hà Nội, những yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm
giao tiếp người cao tuổi; Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả giao tiếp, nâng cao đời sống tinh thần của người cao tuổi sống tại trung
tâm dưỡng lão.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Một số biểu hiện về giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu gồm: 150 người cao tuổi sống tại một số trung tâm
dưỡng lão trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học
5.1. Người cao tuổi ở trung tâm dưỡng lão có một số đặc điểm giao tiếp
riêng: nhu cầu giao tiếp của người cao tuổi không cao; đối tượng giao tiếp của
người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão chủ yếu là nhân viên y tế ở trung tâm và bạn
cùng trung tâm, nội dung giao tiếp phong phú, đa dạng về các vấn đề trong xã hội,
gia đình, tình cảm cá nhân nhưng chủ yếu là xã hội: về sức khoẻ, thời sự…; hình
thức giao tiếp không phong phú.
8
5.2. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại
trung tâm dưỡng lão ở thành phố Hà Nôi. Trong đó, mối quan hệ giữa người cao tuổi
với cán bộ y tế và bạn bè cùng trung tâm dưỡng lão, tính cách (hướng nội, hướng
ngoại), hoàn cảnh gia đình của người cao tuổi là những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất
đến đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở thành phố Hà Nội.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận nghiên cứu về giao tiếp của người
cao tuổi: khái niệm giao tiếp, một số đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại
trung tâm dưỡng lão, các yếu tố đến đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại
trung tâm dưỡng lão.
6.2. Chỉ ra biểu hiện đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm
dưỡng lão và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của người
cao tuổi sống tại trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội.
6.3. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp, nâng cao
đời sống tinh thần của người cao tuổi sống tại trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
– Quá trình giao tiếp có nhiều đặc điểm, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về
một số khía cạnh cơ bản của giao tiếp của người cao tuổi ở trung tâm dưỡng lão
như: nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp và đặc điểm sử dụng
phương tiện giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão.
– Lựa chọn một số yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của người cao
tuổi sống tại trung tâm dưỡng lão, đó là các yếu tố: tính cách cá nhân của người cao
tuổi và yếu tố xã hội (mối quan hệ tại trung tâm dưỡng lão của người cao tuổi)
7.2. Giới hạn về khách thể và địa bàn nghiên cứu
Trong điều kiện thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, luận văn chỉ tiến
hành nghiên cứu 150 khách thể là người cao tuổi sống tại một số trung tâm dưỡng
lão trên địa bàn Thành phố Hà Nội: Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Bách
Niên Thiên Đức; Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Tuyết Thái; Trung tâm
bảo trợ xã hội số 3 – Tây Mỗ; Trung tâm bảo trợ xã hội số 4 – Ba Vì, Trung
9
tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Hà Nội.. Đây là những người cao tuổi còn
sứa khoẻ và tinh thần minh mẫn.
. Phƣơng ph p nghiên cứu
8.1. Phương pháp tiếp cận:
– Phương pháp tiếp cận tâm lý học xã hội: Người cao tuổi sống tại trung tâm
dưỡng lão có các mối quan hệ xã hội thông qua giao tiếp. Giao tiếp được các ngành
tâm lý học xã hội, xã hội học, công tác xã hội … nghiên cứu. Vì thế khi nghiên cứu
đặc điểm giao tiếp của NCT tại trung tâm dưỡng lão cần phải xem xét trong mối
quan hệ xã hội của họ trong nhóm những người cao tuổi trong trung tâm.
– Phương pháp tiếp cận hoạt động và giao tiếp: Sống trong cộng đồng và xã
hội, chủ thể nào cũng có nhu cầu giao tiếp. Đây là nhu cầu xã hội cơ bản của con
người trong các mối quan hệ xã hội. Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành mối
quan hệ giữa người – người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với
chủ thể khác. Người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão là sống trong một nhóm xã
hội. Do đó, muốn nghiên cứu đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm
dưỡng lão phải nghiên cứu thông qua các hoạt động của họ trong trung tâm dưỡng
lão và trong mối quan hệ của họ với những người cao tuổi khác tại trung tâm, với
nhân viên y tế và cán bộ quản lý trung tâm.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
8.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp chuyên gia
8.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
– Phương pháp phỏng vấn sâu
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp nghiên cứu trường hợp
– Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
9. Đóng góp mới của đề tài
10
Làm rõ lý luận về giao tiếp, đặc điểm giao tiếp, đặc điểm giao tiếp của người
cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão và các cấu thành như: đối tượng giao tiếp, nhu cầu
giao tiếp, nội dung giao tiếp, hình thức giao tiếp và một số yếu tố chủ quan và
khách quan ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm
dưỡng lão cũng quan điểm lý luận về việc đề xuất một số khuyến nghị tăng cường
giao tiếp cho người cao tuổi ở trung tâm dưỡng lão. Những kết quả nghiên cứu này
góp phần bổ sung thêm lý luận về giao tiếp nói chung và giao tiếp của người cao
tuổi nói riêng.
11
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu đặc điểm giao tiếp của ngƣời cao tuổi
1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài
1.1.1.1. Những nghiên cứu về giao tiếp ở nước ngoài
Trong Tâm lý học, giao tiếp được xem là một vấn đề cơ bản. Ngay từ thế kỉ
XIX đã có một số nhà triết học như L.Phơ Bách, C.Mác…quan tâm đến vấn đề GT,
đến thế kỉ XX vấn đề GT được các nhà triết học, xã hội học và tâm lý học quan tâm
nghiên cứu. Giao tiếp là vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu trong khoa học nói
chung và tâm lý học nói riêng.
Trên bình diện triết học, từ thời cổ đại, nhà triết học Socat (470 – 399tr. CN) và
Platon (428 – 347 Tr. CN) đã coi đối thoại như là sự giao tiếp trí tuệ, phản ánh các mối
quan hệ giữa con người với con người. Đây là tư tưởng đầu tiên, đơn giản về GT.
– Thế kỷ XIX có nhiều nhà triết học đề cập đến vấn đề GT như Hegel (1770 –
1831); Feuerbach (1804 – 1872); Karl Marx (1818 – 1883).
– Feuerbach đã viết: “Bản chất của con người chỉ thể hiện trong giao tiếp,
trong sự thống nhất giữa con người với con người, dựa trên tính hiện thực của sự
khác biệt giữa tôi và bạn”.
– Trong “Bản thảo kinh tế triết học” 1884, Karl Marx đã có tư tưởng về nhu
cầu xã hội giữa con người và con người. Trong hoạt động xã hội và tiêu dùng xã
hội, con người phải giao lưu thực sự với người khác. Karl Marx đã thấy được nhu
cầu giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội có vai trò quan trọng đối
với sự phát triển của mỗi con người. Ông cho rằng: Thông qua giao tiếp với người
khác mà con người có thái độ với bản thân mình, với người khác và giao tiếp với
người khác là chiếc gương để mỗi người tự soi mình. Karl Marx đã dùng khái
niệm “giao tiếp vật chất” để chỉ mối quan hệ sản xuất thực tiễn của con người.
Ông đã chỉ ra rằng sản xuất vật chất và tái sản xuất loài người buộc con người
phải giao tiếp với nhau. Con người chỉ trở thành người khi nó có quan hệ hiện
thực với người khác.
12
Trong một thời gian dài, giao tiếp chưa được nghiên cứu dưới góc độ khoa học
tâm lí. Chỉ đến thế kỉ XX, giao tiếp mới được các nhà tâm lí học thật sự quan tâm.
Hiện nay, có thể phân những công trình nghiên cứu giao tiếp thành hai dòng:
nghiên cứu lí luận giao tiếp và nghiên cứu giao tiếp ứng dụng.
Nhóm các nhà nghiên cứu giao tiếp ứng dụng nghiên cứu áp dụng tâm lí học giao
tiếp vào trong các thể loại giao tiếp cụ thể trong các nhóm xã hội cụ thể.
Các nghiên cứu lí luận giao tiếp có thể được phân theo hai hướng chính.
Hướng thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giao tiếp như: bản chất,
cấu trúc giao tiếp, cơ chế giao tiếp… Hướng thứ hai, nghiên cứu giao tiếp trong các
chuyên ngành tâm lý học.
Hướng thứ nhất có thể quy vào ba quan điểm. Quan điểm thứ nhất coi giao
tiếp là một loại hình của hoạt động, quan điểm thứ hai coi giao tiếp là một phạm trù
độc lập với hoạt động, quan điểm thứ ba coi giao tiếp là quá trình truyền thông có
điều khiển.
Hướng nghiên cứu coi GT là một dạng, một loạt hình của hoạt động do
A.A.Leonchev khởi xướng vào thập kỷ 30 của thế kỷ trước. Theo quan điểm của
ông, GT, đôi khi, trong thực tế, có thể được coi là điều kiện của hoạt động hoặc khía
cạnh của hoạt động. Có rất nhiều nhà tâm lý học Liên Xô đã đi theo hướng nghiên
cứu này như: G.M Andreeva, A.A. Bodalev, P.IaGalperin…
Theo A.N. Leonchev, “Hoạt động là một quá trình thực hiện sự chuyển hóa
lẫn nhau giữa hai cực chủ thể – khách thể” [dẫn theo 16: 93]. Tâm lý của chủ thể có
sự thay đổi vì kết quả của hoạt động là khách thể được cải tạo.
Chính vì lẽ đó mà vào những năm 70 của thế kỷ XX, dựa trên quan điểm của
A.A. Leonchev, GT đã được xem như là một dạng của hoạt động. Ông đã đưa ra
định nghĩa về GT như sau: “GT là một hệ thống những quá trình có mục đích, có
động cơ bảo đảm sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập
thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các hoạt động tâm lý và sử dụng
những phương tiện đặc thù, trước hết là ngôn ngữ [dẫn theo 18: 345].
Cũng theo quan điểm của A.A. Leonchev, cần phải phân loại GT để xác định
chủ thể và khách thể cụ thể trong từng trường hợp. Như vậy với hướng nghiên cứu
này A.A.Leonchev không đưa ra tiêu chí chung trong việc xác định chủ thể và
khách thể cho GT.
13
Hướng coi giao tiếp là phạm trù tương đối độc lập với phạm trù hoạt động do
B.Ph. Lomov khởi xướng vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Theo tác giả này, GT là
một quá trình đa chiều đồng chủ thể. GT đảm bảo tổ chức mọi người cho hoạt động
chung, bảo đảm sự liên hệ qua lại của mọi người. Còn hoạt động nào cũng hướng
đến cải tạo khách thể. Do vậy giữa GT và Hoạt động chúng khác nhau về ý nghĩa xã
hội mà chúng hướng đến. Như vậy kết quả của GT còn bao gồm cả việc cải tạo
quan hệ giữa các bên tham gia GT. Kết quả này ở những cá nhân khác nhau rất khác
nhau về số lượng cũng như chất lượng [dẫn theo 28: 378].
GT và hoạt động tuy khác nhau về ý nghĩa xã hội của chúng nhưng lại có sự
liên quan mật thiết với nhau. “Chúng chuyển tiếp và chuyển hóa từ mặt này vào mặt
kia” [dẫn theo 28: 382]. “GT có thể đóng vai trò là tiền đề, điều kiện, là yếu tố bên
ngoài và bên trong của hoạt động và ngược lại” [dẫn theo 28: 383]. Một trong
những đặc trưng quan trọng nhất của GT là truyền tin. Tuy nhiên sự truyền tin này
là sự trao đổi các phản ánh tâm lý. Bởi thông tin được truyền cho người khác thì vẫn
còn lưu lại ở người đã truyền đi thông tin.
Cũng theo tác giả này, loại hình GT không có vai trò nhất quán trong quan điểm
hoạt động. GT có thể giữ nhiều vai trò khác nhau khi có thể đóng vai là một loại hình
hoạt động, lúc lại chỉ giữ vai trò của một hành động hoặc điều kiện hay khía cạnh của
hoạt động. Theo Lomov, những yếu tố quy định GT bao gồm: Môi trường, phương
thức và động thái của GT được xác định bởi những chức năng xã hội mà con người
đang ở trong đó, bởi vị trí của họ trong hệ thống các quan hệ xã hội, bởi những chuẩn
mực đạo đức và pháp lý, bởi các thiết chế xã hội …[dẫn theo 28: 370]
Lomov cho rằng, kết quả GT “liên quan đến tất cả cá nhân tham gia GT
nhưng ở những cá nhân khác nhau chúng có thể khác nhau về số lượng và chất
lượng” [dẫn theo 28: 378]. Như vậy khi coi GT là phạn trù tương đối độc lập với
hoạt động, Lomov đã xác định vai trò, đối tượng, động cơ, chiều hướng tác động và
kết quả của GT như một loại hình hoạt động. Đồng thời, tác giả này cũng mở ra lĩnh
vực nghiên cứu mới cho GT, đó là tương tác liên nhân các thông qua GT.
Trong luận văn này, chúng tôi chọn quan điểm của A.A. Leonchev khi định
nghĩa về GT và kế thừa quan điểm của B.Ph.Lomov về tính đa chiều, đồng chủ thể
14
của GT. Chúng tôi nhất trí rằng: GT là một dạng hoạt động phản ánh mối quan hệ
chủ thể – chủ thể. Hoạt động có đối tượng phản ánh mối quan hệ chủ thể – khách
thể. Hai khái niệm này ngang bằng nhau và có quan hệ gắn bó khăng khít với nhau
trong phạm trù hoạt động, là hai mặt thống nhất của cuộc sống con người, của sự
phát triển tâm lý.
Hướng thứ hai, nghiên cứu giao tiếp trong các chuyên ngành tâm lý học:
– Những chuyên khảo trong lĩnh vực này đi sâu nghiên cứu giao tiếp dưới góc
độ chuyên ngành mà không quan tâm nhiều đến việc xác định định nghĩa thống
nhất cho giao tiếp.Từ thập niên 70 của thế kỷ XX các nhà tâm lý học chuyên ngành
đã nghiên cứu hai thể loại giao tiếp là giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ.
– Các hướng nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ như: giao tiếp trong tâm lý học
xã hội, giao tiếp trong tâm lý học quản lý, giao tiếp, giao tiếp sư phạm…
Hướng nghiên cứu trong giao tiếp phi ngôn ngữ như nghiên cứu bản chất của
giao tiếp phi ngôn ngữ; giao tiếp phi ngôn ngữ trong những nền văn hoá khác nhau,
giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật…
1.1.1.2. Những nghiên cứu về giao tiếp của người cao tuổi ở nước ngoài
Trên thế giới, các vấn đề về người cao tuổi rất được quan tâm nghiên cứu.
Ở Mỹ, tại Viện lão khoa Quốc gia, Viện sức khỏe Quốc gia, Cơ quan các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe và con người Mỹ (từ năm 1992) đã tiến hành nghiên cứu về sức
khỏe và về vấn đề nghỉ hưu ở Mỹ (HRS – Health and Retirement Study). Nghiên cứu
được tiến hành trên 20,000 người cao tuổi từ 52 tuổi trở lên, đại diện cho sự đa dạng về
hoàn cảnh kinh tế, sắc tộc, sức khỏe…và những khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
HRS đã vẽ nên bức tranh sinh động và chi tiết về người cao tuổi hay người nghỉ hưu ở
Mỹ, giúp chúng ta biết về sức khỏe thể chất và tinh thần, mức độ bảo hiểm, tình hình
tài chính, và rất nhiều những khía cạnh khác trong cuộc sống của người cao tuổi.
Ở châu Âu cũng có khảo sát về sức khỏe, sự già hóa và nghỉ hưu (SHARE).
Đây là co sở dữ liệu nhiều chiều và xuyên quốc gia về sức khỏe, vị thế kinh tế – xã
hội…của hơn 45,000 người độ tuổi từ 52 trở lên.
Các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn độ cũng nghiên cứu về
người cao tuổi dựa theo hình mẫu ở châu Âu.
15
Nhìn chung các nghiên cứu về người cao tuổi trên thế giới quan tâm nhiều về
vấn đề sức khỏe, khả năng tiếp tục lao động, các hoạt động và trải nghiệm tâm lý
của người cao tuổi, hay là nghiên cứu về sự chuẩn bị tâm lý, tài chính để thích ứng
với cuộc sống sau khi nghỉ hưu, chế độ an sinh xã hội đối với người cao tuổi. Trong
số đó có nhiều hướng khi nghiên cứu về GT của người cao tuổi, và có thể phân chia
một số hướng chính sau:
Hướng nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp của người cao tuổi: Người cao tuổi
là nhóm đa dạng với những thái độ và nguyện vọng rất khác nhau. Tuy nhiên các
tác giả đã đề cập đến một số điểm chung khi nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp của
người cao tuổi là: Nhu cầu tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tình
nguyện của người cao tuổi.
Nghiên cứu HRS về nghỉ hưu ở Mỹ cho thấy, khi nghỉ hưu, bước vào giai
đoạn người cao tuổi, những người này càng hứng thú với những cơ hội làm việc bán
thời gian và những hoạt động giữ họ luôn bận rộn ở tuổi già. Tuổi càng cao thì số
người tham gia vào công việc tình nguyện càng giảm, nhưng trong số đó, những
người càng cao tuổi thì lại tham gia tình nguyện càng nhiều giờ [59].
Ann Bowling (2004) phân tích chất lượng cuộc sống nhìn từ quan điểm
người già ở Anh, nghiên cứu này cho thấy, nhiều người cao tuổi đề cao giá trị
của các hoạt động xã hội, liên quan đến chất lượng cuộc sống của họ, bao gồm
các hoạt tham gia tình nguyện và giúp đỡ người khác, điều này làm cho họ cảm
thấy mình có giá trị [47].
Hướng nghiên cứu về nhu cầu cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ của
người thân và giao tiếp với người thân, bạn bè: Nghiên cứu của Robert C. Atchley
(2000) cho thấy người già luôn có nhu cầu nhận được sự quan tâm, sẻ chia, chăm
sóc của người thân trong gia đình. Yếu tố gia đình có ảnh hưởng đến sự hạnh phúc
của người già. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cho dù đó là tác động tích cực hay tiêu
cực thì gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn con người bước sang
tuổi già [56: 227].
Nghiên cứu của James A. Thorson (2008) về người cao tuổi ở Anh cũng cho
thấy, người cao tuổi luôn cần có những người thân để chia sẻ, đó có thể là bạn bè
16
hoặc người thân trong gia đình. Khi những người già có những mối quan hệ thân
thiết và gần gũi họ sẽ bớt đi tổn thương và ít có khả năng bị trầm cảm [51: 76].
Kết quả nghiên cứu của Thomas Glass (2008), nghiên cứu trên 2812 người
cao tuổi ở Mỹ trên 65 tuổi trong khoảng 12 năm cho thấy, tình trạng suy giảm trí
nhớ đã tăng lên gần gấp đôi ở những người sống lẻ loi so với những người có mối
liên hệ thường xuyên với bạn bè, người thân, với tổ chức, tôn giáo hoặc tham gia
đều đặn các sinh hoạt giao tiếp xã hội trong cuộc sống thường ngày.
Như vậy nhu cầu được sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, tâm sự của người
thân trong gia đinh là một trong những nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với cuộc sống của người cao tuổi. Khi nhu cầu này được đáp ứng, người cao tuổi sẽ
sống vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Hướng nghiên cứu về nhu cầu hoạt động tôn giáo của người cao tuổi: Tác
giả Robert C. Atchley (2000) với nghiên cứu của mình cho thấy, việc tham gia và
các tổ chức cộng đồng có hướng đạt cao nhất ở tuổi trung niên và trong giai đoạn
sau của cuộc đời. Theo kết quả nghiên cứu này, các thực hành tôn giáo không chính
thức như đọc kinh, cầu nguyện và thiền trở nên quan trọng hơn khi tuổi tác tăng lên
và đặc biệt quan trọng đối với những người cao tuổi bị tàn tật.
Hướng nghiên cứu về đối tượng giao tiếp của người nghỉ hưu: Với hướng
nghiên cứu này thì đối tượng gồm có các người thân trong gia đình của người cao
tuổi, bạn bè của người cao tuổi, và trong các mối quan hệ khi tham gia trong các tổ
chức xã hội của họ.
Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học Mỹ, GT gia đình thường tăng lên sau
khi nghỉ hưu, khi con người bước vào giai đoạn người cao tuổi. Trong nghiên cứu
của Weiss (2005), một người đàn ông và vợ của ông ta sẽ nói chuyện trong khi đọc
báo vào buổi sáng và phát triển mối quan hệ của họ xa hơn mà không có áp lực từ
việc đi làm [dẫn theo 47: 46]. Một nghiên cứu khác của Altergott (1988) về người
nghỉ hưu ở Anh cũng cho thấy, hầu hết nam giới trên 65 tuổi dành phần lớn thời
gian tương tác với người bạn đời của mình [dẫn theo 47].
Năm 2000, tác giả Martin Pinquart có nghiên cứu cho thấy, người cao tuổi
cảm thấy vui vẻ khi sống trong mối quan hệ bạn bè vì họ có cùng nhóm tuổi và
thường chia sẻ những đặc điểm cá nhân, kinh nghiệm và phong cách sống [54].
17
Nghiên cứu của nhà tâm lý học người Mỹ Norman Abeles (1997) cho thấy,
việc tham gia các tổ chức cộng đồng đối người Mỹ có xu hướng đạt cao nhất ở tuổi
trung niên và trong giai đoạn sau cuộc đời. Nghiên cứu cho thấy, khi con người già
đi, họ có xu hướng rời khỏi các hoạt động mang tính chất nghĩa vụ để đến với các
hoạt động theo ý mình.
Hướng nghiên cứu về hình thức giao tiếp của người nghỉ hưu: Nghiên cứu của
Jon F. Nussbaum, Justine Couplan (2004) về giao tiếp và sự già hóa có mô tả về việc
sử dụng những phương tiện truyền thông của người cao tuổi. Người gia ở Anh dành
nhiều thời gian để xem tivi hơn những người khác [52: 425]. Việc sử dụng đài giảm
dần theo lứa tuổi,. Người cao tuổi có tỷ lệ nghe các chương trình tôn giáo không nhiều
hơn các lứa tuổi khác [52: 431]. Người Mỹ thì dành 3 tiếng mỗi tuần để đọc sách. Nhìn
chung thời gian đọc sách và tạp chí tăng lên cùng với độ tuổi [52: 432].
Hướng nghiên cứu về nội dung giao tiếp của người cao tuổi: Nghiên cứu về
GT và sự già hóa, Jon F. Nussbaum và Justine Couplan (2004) cho thấy những
người già quan tâm và hiểu biết nhiều về chính trị hơn thế hệ trẻ và có xu hướng
theo dõi tin tức nhiều hơn [52: 388].
Trong nghiên cứu của Ebersole và Hess “Hướng tới tuổi già khỏe mạnh”
(2012) có đề cập đến nội dung GT của người cao tuổi là những hồi tưởng về quá
khứ, họ thường kể cho chúng ta nghe những câu chuyện rất phong phú về cuộc đời
của họ. Lắng nghe những câu chuyện về cuộc đời của họ là một phần quan trọng
trong GT.
Đối với người cao tuổi nói chung, bên cạnh xu hướng hồi tưởng về quá khứ,
họ cũng rất quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống thường ngày như các vấn đề
chính trị, xã hội, các mối quan tâm về sức khỏe, tình hình tài chính, sở thích…và
chia sẻ tâm tư, tình cảm với người khác.
Tóm lại, các nhà tâm lý học phương Tây rất quan tâm và đề cập một cách cụ
thể sâu sắc, có hệ thống đến cuộc sống của người cao tuổi nói chung và cũng như
quan hệ giao tiếp của họ nói riêng. Các nghiên cứu trên đã cho thấy thực trạng về
cuộc sống của người cao tuổi, các xu hướng mà người cao tuổi hướng đến cũng như
các mối quan hệ trong GT của họ.
18
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Những nghiên cứu về giao tiếp trong nước
Ở Việt Nam việc nghiên cứu giao tiếp cũng phát triển mạnh vào hai thập
niên 80, 90 của thế kỷ XX. Càng về cuối thế kỷ, những công trình nghiên cứu về
giao tiếp càng có ý nghĩa thực tiễn và mang tính ứng dụng rõ rệt, đặc biệt là đối với
khoa học giáo dục.
– Cuối năm 1981, Hội nghị khoa học “Hoạt động và giao tiếp” được Ban Tâm
lý học thuộc Viện Triết học của Uỷ Ban Khoa học tổ chức. Hội nghị đã đề cập đến
các vấn đề: Quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp; vai trò, vị trí, ý nghĩa của giao tiếp
trong sự hình thành tâm lý ý thức; hoạt động giao tiếp trong dạy học và giáo dục.
– Lý luận về giao tiếp có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: “Các Mác
và phạm trù giao tiếp” của Đỗ Long, “Bàn về phạm trù giao tiếp” (1981) của Bùi Văn
Huệ, “Giao tiếp, tâm lý, nhân cách” (1981), “Giao tiếp và sự phát triển nhân cách của
trẻ” (1981) và “Nhập môn khoa học giao tiếp” (2006) của Trần Trọng Thủy.
– Những nghiên cứu giao tiếp được đưa vào giáo trình tâm lý học của trường
đại học, như: “Đặc điểm giao tiếp sư phạm” của Trần Trọng Thủy (1985) “Giao tiếp
và ứng xử sư phạm” của Ngô Công Hoàn (1992) và “Giao tiếp sư phạm” của Ngô
Công Hoàn – Hoàng Anh (1999).
– Bên cạnh những công trình nghiên cứu lý luận chung về giao tiếp, nhiều tác
giả đi sâu nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trong một số lĩnh vực hoạt động, nghề
nghiệp như giao tiếp trong quản lý, giao tiếp trong kinh doanh, du lịch và kỹ năng giao
tiếp sư phạm…Các công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích các khía
cạnh khác nhau của phạm trù giao tiếp và ảnh hưởng của chúng tới sự hình thành và
phát triển nhân cách ở học sinh các lứa tuổi khác nhau, trong đó có sự tìm hiểu mối
quan hệ qua lại giữa hoạt động chủ đạo và giao tiếp trong mỗi giai đoạn đó.
Vấn đề giao tiếp còn được đề cập nghiên cứu trong một số luận án Tiến sỹ:
– Nghiên cứu của Lê Xuân Hồng về “Một số đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu
giáo trong nhóm chơi không cùng độ tuổi” năm 1996, Lê Xuân Hồng đã phát hiện
ra sự khác biệt của đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo trong nhóm chơi không
cùng độ tuổi. Theo ông, tần số giao tiếp của trẻ trong nhóm chơi không cùng độ tuổi
19
tăng rõ rệt. Nội dung giao tiếp cũng phong phú hơn theo độ tuổi và điều này là cần
thiết cho sự phát triển tâm lý của trẻ.[21]
– Nghiên cứu của Nguyễn Liên Châu về “Một số đặc điểm giao tiếp của Hiệu
trường trường Tiểu học”. Theo Nguyễn Liên Châu đặc điểm giao tiếp được thể hiện
trong nhu cầu giao tiếp, mục đích giao tiếp, nhận thức trong giao tiếp, các phẩm
chất nhân cách trong giao tiếp, phong cách giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, nội dung
giao tiếp, hình thức giao tiếp, hiệu quả giao tiếp, trong đó nội dung giao tiếp là đặc
điểm cơ bản nhất.
Có thể thấy, các nghiên cứu trên đã đề cập đến các đặc điểm của giao tiếp ở
các đối tượng, nghề nghiệp khác nhau và thường tập trung ở các đối tượng học sinh
– giáo viên, ít có những nghiên cứu đề cập đến khách thể là người cao tuổi.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về giao tiếp của người cao tuổi trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề về người cao tuổi bắt đầu được nghiên cứu từ những
năm 80 của thế kỷ trước.
Năm 2005 – 2006, Ủy ban dân số, GĐ và trẻ em đã tiến hành triển khai đề tài
“Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và đánh giá mô hình
chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng” [58]. Đề tài tập trung phân tích, đánh giá
các đặc trưng cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam, điều kiện kinh tế, điều kiện xã
hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, đặc điểm nguyện vọng, tâm lý của người cao tuổi,
trên cơ sở đó kiến nghị với Đảng và Nhà nước về chế độ, chính sách, chăm sóc sức
khỏe đối với người cao tuổi.
Khi nghiên cứu về giao tiếp của người cao tuổi các nghiên cứu tại Việt Nam
cũng theo 4 hướng sau. Đó là hướng nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp, đối tượng
giao tiếp, nội dung giao tiếp và hình thức giao tiếp.
Hướng nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp của người cao tuổi: Nghiên cứu của
tác giả Lê Hà (1990) với đề tài “ Vài nét về đời sống tâm lý của người già” cho thấy
khoảng 80% người nghỉ hưu băn khoăn nhiều về vấn để hòa nhập với môi trường
mới, cách kiếm thê thu nhập khi nghỉ hưu [44]
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Truyền (1993) với đề tài “Tâm thức và
hành động ở người già trong đời sống gia đình và xã hội” cho thấy, người cao tuổi ở
20
nông thôn luôn có nhu cầu gần gũi, chia sẻ tình cảm với các con cháu, và đây là nhu
cầu quan trọng hàng đầu đối với người cao tuổi. Bên cạnh đó người cao tuổi còn có
nhu cầu gắn bó và củng cố mối quan hệ họ hàng, thân tộc [45: 104].
Nghiên cứu của Bộ lao động – Thương binh xã hội (1999) cho thấy, người
cao tuổi có những nguyện vọng: Mong muốn được quan tâm chăm sóc chiếm 39%;
Mong muốn bổ sung chế độ chính sách chiếm 25%; Mong muốn được tạo thêm
việc làm chiếm 22%; Mong muốn được tôn trọng chiếm 9% và mong muốn được
sống trong các cơ sở nuôi dưỡng tập trung chiếm 5% [5: 50].
Nghiên cứu của tác giả Đặng Vũ Cảnh Linh (2009) với đề tài “ Người cao
tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam” cho thấy những nhu cầu
nổi lên ở người cao tuổi là nhu cầu chăm sóc sức khỏe và nhu cầu giao tiếp với xóm
giềng, nhu cầu nói chuyện với con cháu, bạn bè, nhu cầu được dạy dỗ con cháu.
Một số nhu cầu khác ở mức thấp hơn nhưng có xuất hiện ở người cao tuổi như nhu
cầu tham gia công tác xã hội địa phương, nhu cầu tâm linh, nhu cầu tham gia lớp
học, nhu cầu kết bạn, nhu cầu tham gia từ thiện, nhân đạo và nhu cầu được làm
công việc mình yêu thích [27: 121-122].
Nghiên cứu của tác giả Trần Hoàng Thị Ngọc Diễm (2010) về “ Tâm trạng
của người mới về hưu trên địa bàn Hà Nội”. cho thấy những yếu tố trong cuộc sống
khiến người nghỉ hưu cảm thấy hạnh phúc đó là: Sống chung với con cái một cách
vui vẻ; Nề nếp của gia đình đáng tự hào; Được vợ/chồng, con cái quan tâm; Không
khí gia đình luôn ấm cũng; Được con cháu chăm sóc cả lúc khỏe mạnh lẫn khi ốm
đau; Được con cháu gần gũi thăm hỏi… Điều này cho thấy, đối với người nghỉ hưu,
con cái giữ một vị trí quan trọng trong việc cảm nhận hạnh phúc và là niềm vui của
họ. Như vậy niềm vui của người già không phải bắt nguồn từ điểu kiến kinh tế mà
từ sự quan tâm, chăm sóc của các người thân trong gia đình [32].
Các nghiên cứu kể trên cho thấy, nổi lên nhu cầu GT của người cao tuổi là
nhu cầu được gần gũi, chia sẻ tình cảm với các con cháu và người thân trong gia
đình; Nhu cầu được con cháu tôn trọng, động viên tinh thần, lắng nghe ý kiến; Nhu
cầu chăm sức khỏe, nhu cầu được hòa nhập để tiếp tục làm việc cống hiến cho gia
đình và xã hội.
21
Hướng nghiên cứu về đối tượng giao tiếp của người cao tuổi: Nghiên cứu của
tác giả Phùng Tố Hạnh (1991) với đề tài “ Giao tiếp xã hội và gia đình ở người cao
tuổi” cho thấy GT của người cao tuổi tập trung chủ yếu và các mối quan hệ gia đình và
bạn bè. Tức là người cao tuổi có xu hướng tham gia vào các nhóm phi chính thức hơn
là những nhóm chính thức ( các tổ chức xã hội). Nghiên cứu cũng chỉ ra việc tham gia
vào các tổ chức xã hội của người cao tuổi giảm, các hình thức hoạt động thì nghèo nàn.
Nghiên cứu cũng cho thấy ở nơi nào có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì ở đó
sự tham gia của người cao tuổi vào các tổ chức xã hội sẽ tăng [45: 120].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải Hữu (1999) cho thấy đa số người nghỉ
hưu cảm thấy cuộc sống tinh thần thoải mái hơn khi làm việc, chỉ có 20% cảm thấy
có cuộc sống nghèo nàn hơn so với trước. GT của người nghỉ hưu thu hẹp lại trong
phạm vi gia đình, thân tộc nhiều hơn, các hoạt động xã hội rộng lớn, mang tính
cộng đồng, làng xã còn rất nghèo nàn [5].
Nghiên cứu của Bộ Lao động – Thương binh xã hội (1999) về người cao tuổi
Việt Nam cho thấy, GT của người cao tuổi thu hẹp lại trong phạm vi gia đình, thân
tộc nhiều hơn. Đối tượng người cao tuổi hay tâm sự là: Thường tâm sự với con trai
chiếm 45%; Tâm sự với vợ/chồng chiếm 35%; Tâm sự với con gái 25%; Tâm sự
với con dâu, con rể chiếm 15%; Tâm sự với bạn già chiếm 15%; Tâm sự với hàng
xóm chiếm 8% [5: 53 – 54].
Như vậy, các nghiên cứu trên đã đề cập khá cụ thể đến đối tượng GT của
người cao tuổi. Đối tượng GT chính của người cao tuổi chính là các thành viên
trong gia đình, bao gồm vợ chồng, con cháu và thân tộc.
Hướng nghiên cứu về nội dung giao tiếp của người cao tuổi: Nghiên cứu về
đặc điểm tâm lý của người cao tuổi và vai trò gia đình, cộng đồng đối với cuộc sống
của người cao tuổi cho thấy, đặc điểm cơ bản của họ đó là sự tiếc nuối tuổi trẻ, hay
hoài cổ.Họ thường nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại, họ rất tự hào về kinh
nghiệm sống đã qua của mình. Thêm nữa, họ nhạy bén với cái mới, cái hiện tại, với
sự biến động của lịch sử, các sự kiện xảy ra hàng ngày [61].
Tác giả Thiện Nhân (2003) cho rằng, đối với người cao tuổi, vấn đề liên
quan đến tâm linh và việc thờ cúng tổ tiên là quan trọng [39: 7 – 8].