BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
ĐOÀN PHƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KHUNG
PHÁP LÝ VỀ TIỀN ẢO TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
ĐOÀN PHƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KHUNG
PHÁP LÝ VỀ TIỀN ẢO TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VIÊN THẾ GIANG
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Đoàn Phương Thảo – là học viên lớp Cao học Khóa 26 chuyên
ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả
của Luận văn thạc sĩ luật kinh tế với đề tài “Nghiên cứu xây dựng khung pháp lý
về tiền ảo tại Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là
kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn
khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học
của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và
có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện
ĐOÀN PHƯƠNG THẢO
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
TỪ KHÓA
LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………………………………………………… 1
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………………………………… 1
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
……………………………………………………………………… 4
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………………………………………… 4
2.2. Giả thuyết nghiên cứu
…………………………………………………………………………….. 4
3. Tình hình nghiên cứu
…………………………………………………………………………………… 5
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
…………………………………………………… 8
4.1 Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………………………………. 8
4.2 Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 9
4.3. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………………….. 9
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết ……………………………….. 10
5.1. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………. 10
5.2. Khung lý thuyết……………………………………………………………………………………. 10
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ……………………………………………. 11
CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI, QUAN NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN ẢO ……. 12
1.1. KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA “TIỀN ẢO”
………………….. 12
1.2. TIỀN ẢO DƯỚI GÓC ĐỘ KINH TẾ
……………………………………………………….. 13
1.3. DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LÝ ……………………………………………………………………… 14
1.2.1. Định nghĩa “tiền ảo” ………………………………………………………………………….. 14
1.2.2. Đặc điểm của “tiền ảo” ………………………………………………………………………. 17
1.4. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN ẢO
………………………………………………………………… 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
……………………………………………………………………………….. 28
CHƯƠNG 2: TIỀN ẢO TRONG PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC
………………………….. 29
2.1. VỀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA TIỀN ẢO: KHÔNG CÓ SỰ THỐNG NHẤT
GIỮA CÁC QUỐC GIA ……………………………………………………………………………….. 29
2.1.1. Một số quốc gia thừa nhận Bitcoin như một phương tiện thanh toán tại
quốc gia và xây dựng văn bản quy định chi tiết ……………………………………………… 29
2.1.2. Một số quốc gia chỉ nhìn nhận việc lưu thông và trao đổi Bitcoin như tài
sản hay hàng hóa hoặc không có động thái rõ ràng …………………………………………. 30
2.1.3. Một số quốc gia cấm toàn diện Bitcoin trên lãnh thổ quốc gia ………………… 32
2.2. NHẬT BẢN VÀ LUẬT CÁC CÔNG CỤ THANH TOÁN NĂM 2017 ……….. 34
2.3. CANADA VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA ĐẠO LUẬT BILL C-31
………………… 44
2.3.1. Quy định các định nghĩa liên quan đến tiền, hoạt động chuyển tiền điện tử
. 44
2.3.2. Minh bạch hóa hoạt động chuyển tiền điện tử nhằm ngăn ngừa rửa tiền
vào chống khủng bố ……………………………………………………………………………………. 46
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TIỀN ẢO Ở
MỘT SỐ NƯỚC VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
…………………………………. 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
……………………………………………………………………………….. 50
CHƯƠNG 3. CÔNG NHẬN TIỀN ẢO LÀ TÀI SẢN HỢP PHÁP TẠI VIỆT
NAM LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU
………………………………………………………………….. 51
3.1. KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH
…………………………………………………………… 51
3.2. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN GIẢI QUYẾT KHI CÔNG NHẬN TIỀN
ẢO LÀ TÀI SẢN HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM ………………………………………………. 56
3.2.1.
Xác định giới hạn và phạm vi của tiền ảo với tiền tệ quốc gia do Ngân
hàng nhà nước phát hành …………………………………………………………………………….. 56
3.2.1.1. Cần thiết xây dựng quy định về tiền quốc gia
…………………………………… 57
3.2.1.2. Thay đổi tên gọi cho tiền ảo …………………………………………………………… 58
3.2.1.3. Bổ sung tiền ảo vào khái niệm tài sản tại Bộ luật Dân sự 2015 ………….. 58
3.2.2. Bổ sung quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về công nhận, xác lập
quyền sở hữu đối với tiền ảo
………………………………………………………………………… 59
3.2.2.1. Xác định chủ sở hữu tiền ảo và căn cứ xác lập quyền sở hữu …………….. 59
3.2.2.2. Xác định giới hạn quyền của chủ sở hữu …………………………………………. 61
3.2.3. Công nhận quyền góp vốn và sửa đổi quy định về góp vốn trong Luật
Doanh nghiệp năm 2014 ……………………………………………………………………………… 64
3.2.3.1. Quy định về thẩm định giá tiền ảo trong doanh nghiệp
……………………… 64
3.2.3.2. Giới hạn lĩnh vực kinh doanh được góp vốn bằng tiền ảo
………………….. 66
3.2.3.3. Xem xét hoạt động quản lý việc huy động vốn bằng tiền ảo trong các
doanh nghiệp …………………………………………………………………………………………… 67
3.2.4. Điều chỉnh đối với hoạt động kinh doanh tiền ảo: Nên xem là ngành nghề
kinh doanh có điều kiện ………………………………………………………………………………. 70
3.3. VIỆT NAM CÓ CẦN THIẾT PHÁT HÀNH TIỀN ẢO QUỐC GIA
……………. 71
3.4. RỦI RO CÔNG NGHỆ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KHUNG PHÁP
LÝ VỀ TIỀN ẢO
………………………………………………………………………………………….. 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
……………………………………………………………………………….. 79
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………… 80
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ICO:
Initial Coin Offering
IPO:
Initial Public Offering
CSA
Canadian Securities Administrators
PBOC
People’s Bank Of China
ASIC
Application Specific Integrated Circuit
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Chương 1: Sự ra đời, quan niệm và chức năng của “tiền ảo”
Nội dung chương này sẽ đề cập sơ lược về khái niệm “tiền ảo” khi phân tích
dưới góc độ kinh tế học lẫn góc độ pháp lý nhằm xác định với các đặc điểm của tiền
ảo thì tiền ảo không thể thỏa mãn điều kiện để trở thành tiền tệ hợp pháp của bất kỳ
quốc gia nào. Tại Việt Nam, đối chiếu các quy định của pháp luật nhận thấy rõ ràng
nhà nước ngầm thừa nhận tiền ảo như một dạng tài sản đặc biệt, tuy nhiên khái niệm về
tài sản quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa đủ bao quát đối với tiền ảo. Do
đó, nhận thấy đối với dạng tài sản đặc biệt này cần có khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh,
đưa tiền ảo vào trong quản lý.
Chương 2: Tiền ảo trong pháp luật các nước
Nội dung của chương này sẽ đề cập đến một số quan điểm của các quốc gia
trên thế giới về tiền ảo và đánh giá mức độ thừa nhận. Đồng thời tác giả tập trung
phân tích một số quy phạm pháp luật của Nhật Bản và Canada về tiền ảo và cơ chế
quản lý các giao dịch liên quan đến tiền ảo.
Chương 3: Công nhận tiền ảo là tài sản hợp pháp tại Việt Nam là xu hướng
tất yếu
Để xây dựng được khung pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam theo định hướng của
Chính phủ, tác giả đã mạnh dạn đưa ra các đề xuất cần mở rộng khái niệm về tài sản
đã quy định trong Bộ luật Dân sự để có cơ sở xác định tiền ảo là một loại tài sản,
xây dựng định nghĩa về tiền ảo với một tên gọi cụ thể và đúng với bản chất của nó,
đồng thời cân nhắc xem xét việc xây dựng các quy định về kiểm soát tiền ảo với tư
cách là một tài sản trong doanh nghiệp.
TỪ KHÓA
Tiền ảo, tài sản ảo, tài sản, tiền mã hóa, khung pháp lý.
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2008, có một tên miền tên là Bitcoin.org đã được đăng ký. Cuối năm
2008, một tài khoản ẩn danh lấy tên là Satoshi Nakamoto đã cho đăng một bài viết
với tên gọi “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System”1 giới thiệu về loại tài
nguyên mạng được xây dựng và phát triển dựa trên nguyên lý mạng đồng đẳng
được gọi là bitcoin và giá trị của Bitcoin sẽ tăng hoặc giảm dựa trên tỉ lệ các lượt
đào (mining). Khi vừa ra đời, Bitcoin đã được người khởi tạo đặt tên gọi “cash”.
Sau Bitcoin, hàng loạt các dạng ”tiền” tương tự bitcoin ra đời như Linden Dollar,
Ethereum, Ripple… và thế giới quen gọi với rất nhiều tên chung là “tiền kỹ thuật
số” hay gần gũi hơn là “tiền ảo”. Như vậy, từ một tài nguyên mạng, “tiền ảo” dần
đã được dùng để thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển đổi hàng hóa, được một
số quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Thụy Sĩ bước đầu nhìn nhận như phương
tiện thanh toán thông thường2. Từ cuối năm 2016 đến nay, “tiền ảo” không còn là
cụm từ xa lạ trong giới kinh doanh và giới học thuật, thậm chí những người dân
bình thường cũng bắt đầu cảm thấy hứng thú với các lời kêu gọi đầu tư tiền ảo3.
Rõ ràng nhận thấy pháp luật Việt Nam chưa có bất kỳ điều khoản pháp lý
nào đề cập chính thức đến dạng “tiền ảo” đang gây sốt như nêu trên trong khi các
giao dịch có nền tảng dựa trên tiền ảo diễn ra sôi nổi và báo chí liên tục đưa tin.
Ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1255/QĐ-
TTg về phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại
1 Dịch là “Tiền điện tử đồng đẳng”.
2 “Legality of Bitcoin by country or teritory”,
https://en.wikipedia.org/wiki/Legality_of_bitcoin_by_country_or_territory#cite_note-53,
ngày truy cập: 12/5/2018.
3 Mai Phương – Thanh Xuân, “Chiêu trò huy động vốn từ tiền ảo”, Báo Thanh niên,
https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/chieu-tro-huy-dong-von-tu-tien-ao-viet-
907265.html , ngày truy cập: 12/5/2018.
2
tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Đây được xem là quan điểm chính thức của Chính
phủ trong việc nghiên cứu để thừa nhận cơ sở pháp lý và cách thức điều chỉnh đối
với loại tài sản đặc thù này. Sau khi Quyết định số 1255/QĐ-TTg và Chỉ thị số
10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, các bộ, ngành và cơ quan có
liên quan cũng liên tục ban hành các văn bản thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân một số tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch về
việc tăng cường công tác quản lý tiền ảo4-5 thậm chí sở Công thương của một thành
phố lớn cũng nhanh chóng ban hành văn bản chỉ đạo các tổ chức và cá nhân hoạt
động thương mại điện tử trên địa bàn không được sử dụng Bitcoin và các loại tiền
ảo tương tự khác – cryptocurrency trong thanh toán giao dịch thương mại điện tử và
dịch vụ trực tuyến6. Ngày 27/02/2014, Ngân hàng Nhà nước đăng thông cáo báo chí
với nội dung khuyến cáo các cá nhân, tổ chức không nên đầu tư hoặc thực hiện các
giao dịch thông qua bitcoin hay các dạng “tiền ảo” khác7. Tuy nhiên có vẻ như lời
4 Kế hoạch số 3156/KH-UBND ngày 01/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà
Nam về triển khai đề án hoàn thiện khung pháp lý quản lý, xử lý đối với các loại tài sản
sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo
5 Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 25/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự
khác.
6 Công văn số 5530/SCT-QLTM ngày 31/10/2017 của sở Công thương Thành phố
Hà Nội về việc không sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác trong thanh toán
giao dịch thương mại điện tử.
7 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Thông cáo báo chí về bitcoin và các loại tiền ảo
tương tự khác”,
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/sm/tcbc/ttvhdnhtt/ttvhdnhtt_chitiet?left
Width=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=CNTHWEBAP0116
211755883&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=3555881125863000#%4
0%3F_afrLoop%3D3555881125863000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3
DCNTHWEBAP0116211755883%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%252
3
cảnh báo này chưa thật sự được quan tâm cho đến khi các sự kiện về đầu tư và giao
dịch Bitcoin trên thế giới bùng nổ giai đoạn năm 2016, 2017 và việc trên thực tế đã
xuất hiện một máy giao dịch bitcoin tại Thành phố Hồ Chí Minh hay một trường đại
học tại Việt Nam thông tin cho phép học viên sử dụng “tiền ảo” Bitcoin để thanh
toán học phí8 thì người dân mới quan tâm hơn đến khái niệm “tiền ảo” do các thông
tin về những cá nhân hưởng lợi từ việc sở hữu bitcoin. Gần đây nhất, Ủy ban Chứng
khoán nhà nước đã ban hành Thông báo số 4486/UBCK-GSĐC về việc đề nghị các
công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ,… không thực hiện
phát hành, giao dịch hay môi giới tiền ảo trái pháp luật9
Đầu năm 2018, vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức đầu tư tiền
ảo bitcoin10 hay đỉnh điểm là vụ án lừa đảo đa cấp nhưng núp bóng dưới việc kêu
gọi đầu tư bằng tiền ảo iFan đã gây chấn động khi con số thiệt hại của các nạn nhân
5%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-
state%3Do03thw66n_9, ngày truy cập: 07/5/2018
8 Nguyễn Hà, “Đại học FPT cho phép nộp học phí bằng Bitcoin”,
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/dai-hoc-fpt-cho-nop-hoc-phi-bang-
bitcoin-3661877.html, ngày truy cập: 06/5/2018
9 Thông báo số 4486/UBCK-GSĐC ngày 20/7/2018 về quản lý hoạt động phát
hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan tiền ảo,
http://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vilinks/videtail/vichitiettintuc/vidstincongbo/vichitiet
102?dDocName=APPSSCGOVVN162120664&_afrLoop=58618268451000&_afrWindo
wMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D5861
8268451000%26dDocName%3DAPPSSCGOVVN162120664%26_afrWindowMode%3D
0%26_adf.ctrl-state%3D11vf2budtm_78, ngày truy cập: 28/8/2018.
10 Duy Hưng, “Bắt kẻ lừa đảo dưới hình thức đầu tư tiền ảo bitcoin”,
http://congan.com.vn/an-ninh-kinh-te/bat-ke-lua-dao-duoi-hinh-thuc-dau-tu-tien-ao-
bitcoin_50127.html. Ngày truy cập: 07/5/2018,
4
lên đến chục ngàn tỷ đồng11. Từ đó, nhìn nhận khách quan cho thấy mức độ phát
triển pháp luật của nước nhà chưa theo kịp với các bước nhảy công nghệ, do đó vẫn
chưa xác định “tiền ảo” là gì , tác giả nhận thấy cần thiết phải xây dựng một khuôn
khổ pháp lý liên quan đến tiền ảo nhằm cụ thể hóa và luật hóa khái niệm này để làm
cơ sở quản lý.
Với những yêu cầu cấp thiết cần xác định “tiền ảo” bản chất là gì và việc cần
thiết xây dựng khuôn khổ pháp lý liên quan đến tiền ảo, tác giả lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam” làm Luận văn thạc
sĩ tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế của mình.
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu:
Thứ nhất, “Tiền ảo” là gì?
Thứ hai, Các quốc gia trên thế giới nhìn nhận “tiền ảo” như thế nào?
Thứ ba, Việt Nam cần hoàn thiện những quy định nào trong quá trình xây
dựng khuôn khổ pháp lý cho tiền ảo?
2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Tác giả đã xây dựng một số giả thuyết nghiên cứu tạm thời như sau:
a. Hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo là một việc làm cần thiết nhằm bảo
vệ quyền của chủ sở hữu, tạo hành lang pháp lý cho việc kiểm soát và điều tiết
các mối quan hệ phát sinh có liên quan.
b. Tiền ảo hiện chưa phải là một khái niệm pháp lý và đang bị hiểu sai lệch,
chưa mang tính trừu tượng, cần xem xét nội hàm.
c. Bộ luật Dân sự có quy định về chế định tài sản nhưng mang tính liệt kê,
chưa có khái niệm tài sản khái quát nên cần phân tích các loại tài sản theo quy
11 Huỳnh Văn, “iFan, Pincoin bị tố lừa 15.000 tỷ, vén màn liên minh ma quỷ”,
http://congan.com.vn/vu-an/phong-su/duong-day-tien-ao-ifan-pincoin-bi-to-lua-15000-ty-
dong-ven-man-lien-minh-ma-quy_53635.html, ngày truy cập: 07/5/2018
5
định của pháp luật Việt Nam, từ đó xác định “tiền ảo” thuộc nhóm tài sản nào
theo quy định.
d. Vì tiền ảo mang giá trị, có nhiều yếu tố thỏa mãn khái niệm tài sản nên
việc thừa nhận sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành luật như dân sự, kinh
doanh,…
e. Hiện nay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản
pháp luật cảnh báo về mức độ nguy hiểm khi thực hiện các giao dịch về tiền
ảo, đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng không thực hiện các giao dịch liên
quan đến tiền ảo với tư cách là phương tiện thanh toán, nhưng chưa có quy
phạm phổ biến trong Nhân dân về hình thức sử dụng tiền ảo cũng như cảnh
báo các chế tài xử lý vi phạm.
3. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về công nghệ blockchain, tiền
ảo và Bitcoin dưới góc độ kinh tế. Đã có nhiều sách của các tác giả nước ngoài đã
được dịch và xuất bản tại Việt Nam như:
– Tác phẩm “The age of Cryptocurrency. How Bitcoin and the blockchain are
challenging the glocbal economic order” của tác giả Paul Vigna và Michael.J.Casey
do Han Ly dịch12.
– Tác phẩm “The truth machine: The blockchain and the future of
everything” của của tác giả Paul Vigna và Michael.J.Casey do Trinh Lan dịch13.
– Tác phẩm “Blockchain: Ultimate guide to understanding blockchain,
bitcoin, cryptocurrencies, smart contracts and the future of money” của tác giả Mark
Gates do Thành Dương dịch14.
12 Paul Vigna and Michael.J.Casey, 2017, “Kỷ nguyên tiền điện tử. Bitcoin và tiền
kỹ thuật số đang thách thực trật tự kinh tế toàn cầu như thế nào”, dịch từ tiếng Anh, người
dịch Han Ly, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2017.
13 Paul Vigna and Michael.J.Casey, 2018, “The true machine: Blockchain và tương
lai của tiền tệ”, dịch từ tiếng Anh, người dịch Trinh Lan, Nhà xuất bản Lao động, 2018.
6
Hiện nay, hoạt động nghiên cứu đối với vấn đề “Nghiên cứu xây dựng khung
pháp lý về tiền ảo” tại Việt Nam chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu, nếu có
thì các tác giả chủ yếu nghiên cứu tiền ảo dưới góc độ kinh tế, thể hiện quan điểm
trong việc hoàn thiện pháp lý liên quan đến tiền ảo. Việc nghiên cứu vấn đề tiền ảo
được thực hiện phổ biến theo 03 hình thức chính: (i) báo cáo nghiên cứu khoa học,
(ii) hội thảo khoa học và (iii) bài báo khoa học pháp lý.
– Đầu tiên kể đến báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
tham gia xét giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2014 dành cho
sinh viên về Nghiên cứu tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đề tài nghiên cứu đặt trọng tâm trong việc
xây dựng cơ sở lý luận về tiền ảo tại Việt Nam thông qua phân tích đại diện nổi bật
là Bitcoin, giới thiệu lịch sử hình thành, cơ chế hoạt động, quan điểm và thực trạng
sử dụng Bitcoin tại một số quốc gia trên thế giới để làm căn cứ khuyến nghị một số
nội dung trong việc quản lý tiền ảo tại Việt Nam thay vì quan điểm ngăn cấm như
hiện nay mà khuyến nghị nổi bật là nên nhìn nhận Bitcoin như một loại tài sản ảo
tại Việt Nam. Thông qua hoạt động nghiên cứu định lượng, báo cáo nghiên cứu chỉ
ra được tính hiệu quả của thị trường tiền ảo cũng như ưu và nhược điểm của tiền ảo
trong quá trình sử dụng lưu thông. Công trình nghiên cứu cũng đề xuất một số giải
pháp về thay đổi chính sách quản lý bitcoin tại Việt Nam mà đối tượng tập trung là
các công ty, tổ chức tài chính và người dùng cá nhân, nhấn định việc tuân thủ các
nguyên tắc kế toán tài chính và đảm bảo việc thực hiện quy định pháp luật về thuế
đối với nhóm tài sản vô hình trong doanh nghiệp, cụ thể đã kiến nghị đánh thuế
VAT khi coi bitcoin là hàng hóa và xác định nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân
đối với các đối tượng “đào” bitcoin là người dùng cá nhân.
14 Mark Gates, 2017, “Blockchain: Bản chất của blockchain, bitcoin, tiền điện tử,
hợp đồng thông minh và tương lai của tiền tệ”, dịch từ tiếng Anh, người dịch Thành
Dương, Nhà xuất bản Lao động, 2017.
7
– Năm 2018, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản “Kỷ
yếu hội thảo khoa học Hoạt động ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghệ
4.0”15 do trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức, trong
đó có rất nhiều bài viết về sự hình thành và phát triển của tiền ảo nói chung và
Bitcoin nói riêng, đánh giá sự tác động của loại tài sản đặc thù này trong bối cảnh
thế giới hiện nay.
– Bên cạnh công trình nghiên cứu này, có thể kể một vài bài báo nghiên cứu
tiêu biểu như vào năm 2017, tiến sĩ Trần Thị Quốc Khánh có bài viết “Công nhận
và bảo hộ tài sản mới ở nước ta hiện nay – Cơ sở lý luận và thực tiễn”16. Bài nghiên
cứu gợi mở về định hướng hoàn thiện khung pháp lý đối với các nhóm tài sản mới,
trong đó có tài sản ảo và tiền ảo được liệt kê vào nhóm này; bài viết “Một số
khuyến nghị hoàn thiện khung pháp lý quản lý các loại tiền ảo”17 của tiến sĩ Nguyễn
Thị Hiền thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược ngân hàng. Mặc dù xác định hiện nay
tiền ảo chưa được công nhận và bảo hộ chính thức, tuy nhiên tác giả khẳng định nó
sẽ được thừa nhận trong tương lai do tính phổ biến và nhu cầu thanh toán quốc tế,
đồng thời kiến nghị hoàn thiện pháp luật dân sự để xác định các quyền tài sản và cơ
chế bảo hộ khi một giao dịch liên quan đến tiền ảo được xác lập; bài viết “Bitcoin
15 Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, “Kỷ yếu hội thảo khoa học Hoạt
động ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0”, Nhà xuất bản Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh, 2018.
16 Trần Thị Quốc Khánh, “Công nhận và bảo hộ tài sản mới ở nước ta hiện nay –
Cơ sở lý luận và thực tiễn”,
http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/NhaNuocVaPhapLuat/View_Detail.aspx?ItemID=3
00, ngày truy cập: 01/7/2018
17 Nguyễn Thị Hiền, “Một số khuyến nghị hoàn thiện khung pháp lý quản lý các
loại tiền ảo, tiền điện tử”, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu–trao-doi/trao-doi-binh-
luan/mot-so-khuyen-nghi-hoan-thien-khung-phap-ly-quan-ly-cac-loai-tien-ao-tien-dien-tu-
142552.html, ngày truy cập: 07/7/2018.
8
và những vấn đề đặt ra”18 của tiến sĩ Nguyễn Bảo Huyền – Học viện Ngân hàng; bài
viết “Tiền ảo và thách thức đối với chính sách tiền tệ”19 của Phó Giáo sư – Tiến sĩ
Lê Thị Tuấn Nghĩa và Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng
Tháng 10 năm 2017, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Võ Trí Hảo có bài viết đăng trên
trang báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh “Bitcoin là tiền mã hóa, không phải là
tiền ảo”20. Trong bài viết tác giả đã khẳng định Bitcoin là tài sản mà giá trị của nó
tăng hoặc giảm dựa vào thành quả “đào” được và quy luật cung – cầu của thị trường
mà cụ thể hơn là những người tham vào thị trường lưu thông bitcoin.
Tuy nhiên, điểm chung của hầu hết các kết quả nghiên cứu trước đây không
thể xác định giới hạn phạm vi khái niệm hay tính hợp pháp của tên gọi “tiền ảo”,
thực tế cho thấy mỗi công trình nghiên cứu khác nhau, các tác giả có những quan
điểm khác nhau về khái niệm “tiền ảo” dẫn đến gây khó khăn trong việc tìm ra mối
liên kết giữa các công trình nghiên cứu do không có thống nhất về nội hàm khái
niệm. Bên cạnh đó, các kiến nghị đều dừng lại ở mức độ đề xuất công nhận tiền ảo
như tài sản nhưng không xem xét các điều kiện để loại tài sản này được công nhận
hợp pháp tại Việt Nam hoặc cơ chế quản lý sau khi được công nhận.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện với mục đích là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc thừa nhận và bảo hộ pháp lý đối với tiền ảo cũng như các giao dịch phát
18 Nguyễn Bảo Huyền, “Bitcoin và những vấn đề đặt ra”,
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu–trao-doi/trao-doi-binh-luan/bitcoin-va-nhung-van-de-
dat-ra-142519.html, ngày truy cập: 07/7/2018.
19 Lê Thị Tuấn Nghĩa, Nguyễn Thanh Tùng, “Tiền ảo và thách thức đối với chính
sách tiền tệ”, http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/tien-ao-va-thach-thuc-doi-voi-chinh-
sach-tien-te-142566.html, ngày truy cập: 07/7/2018.
20 Võ Trí Hảo, “Bitcoin là tiền mã hóa, không phải tiền ảo”, http://plo.vn/phap-
luat/bitcoin-la-tien-ma-hoa-khong-phai-tien-ao-736426.html, ngày truy cập: 07/7/2018.
9
sinh. Nếu công nhận và xây dựng được khung pháp lý chặt chẽ cho tiền ảo tại Việt
Nam thì đây là bước tiến lớn cho pháp luật dân sự khi công nhận một phạm trù mới,
đồng thời ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành luật khác, trong đó có pháp luật về
doanh nghiệp, thuế hay đầu tư, bởi lẽ nếu tiền ảo đã là một dạng tài sản đặc biệt thì
doanh nghiệp và nhà đầu tư hoàn toàn có căn cứ khi sử dụng nhóm tài sản này phục
vụ cho các hoạt động kinh doanh sinh lợi cũng như cơ quan có thẩm quyền xem xét
các vấn đề về thực thi nghĩa vụ đối với người sở hữu tài sản.
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
– Khái quát về “tiền ảo” theo nhận thức thông thường hiện nay, dưới góc độ
kinh tế và pháp luật?
– Đặc điểm của tiền ảo? “Tiền ảo” có đủ điều kiện xem là một loại tài sản
theo pháp luật Việt Nam hay không?
– Quan điểm pháp lý của các quốc gia trên thế giới về bản chất của “tiền ảo”
như thế nào?
– Làm sao đển tiền ảo trở thành tài sản hợp pháp tại Việt Nam?
– Xác lập quyền sở hữu tiền ảo như thế nào?
– Quản lý tiền ảo như một tài sản trong doanh nghiệp như thế nào?
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu vận dụng một số quy phạm pháp luật của Việt
Nam mà cụ thể là các quy phạm của pháp luật dân sự, pháp luật kinh doanh để phân
tích; Luật Các công cụ thanh toán của Nhật Bản và đạo luật Bill C-31 của Canada
để đối chiếu với pháp luật Việt Nam nhằm tìm ra các ưu điểm trong pháp luật nước
ngoài mà Việt Nam có thể xem xét ứng dụng. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu,
luận văn cũng xem xét đến các vụ việc thực tế lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình
thức đầu tư tiền ảo bitcoin diễn ra tại Việt Nam nhưng chưa có cơ chế xử lý do pháp
luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Với những mục đích, nhiệm vụ chính được nêu trên đây, trong điều kiện về
thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo và trong khuôn khổ của một luận văn cao
10
học, tác giả tự định ra cho mình phạm vi nghiên cứu phù hợp với một góc độ tiếp
cận như sau:
– Về không gian : Thứ nhất, luận văn chủ yếu nghiên cứu bản chất của “tiền
ảo”, khẳng định đây là một dạng tài sản đặc biệt cần xác lập quyền sở hữu và các
giao dịch có liên quan đến tiền ảo dưới góc độ pháp lý mà chủ yếu là Bộ luật Dân
sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015;
Thứ hai, luận văn sẽ nghiên cứu pháp luật của một số nước có hệ thống pháp
luật tương tự nhưng hiện đang thừa nhận hoặc có những quy định mở bước đầu về
việc thừa nhận “tiền ảo” dưới nhiều góc độ pháp lý khác nhau, phân tích thêm 02
đạo luật của Nhật Bản và Canada để nhìn thấy sự tiến bộ của pháp luật đối với một
đối tượng điều chỉnh mới.
Thứ ba, chủ thể nghiên cứu tập trung vào quan hệ dân sự phải sinh trong
trường hợp nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tài sản đối với tiền ảo của các cá nhân và
tổ chức, trong đó bàn thêm về tiền ảo dưới góc độ là tài sản vốn góp trong doanh
nghiệp.
– Về thời gian : Xem xét các văn bản pháp lý từ giai đoạn năm 2015 đến nay,
tức là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của tiền ảo.
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, phân tích: Được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực
hiện luận văn nhằm mục đích làm rõ các vấn đề pháp lý đặt ra;
Phương pháp so sánh đối chiếu: Được sử dụng trong các tiểu mục thực hiện
so sánh đối chiếu quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn.
5.2. Khung lý thuyết
Các lý thuyết làm căn cứ để nghiên cứu bao gồm:
– Bảo đảm quyền sở hữu các tài sản mà pháp luật không cấm lưu thông;
– Quyền tự do kinh doanh của các cá nhân, tổ chức;
– An toàn pháp lý cho các cá nhân, tổ chức trong trường hợp giao dịch tài sản
chưa được pháp luật công nhận;
11
– Cơ chế bảo vệ đồng tiền quốc gia song song với việc công nhận tiền ảo là
phương tiện thanh toán cũng như trách nhiệm của ngân hàng trung ương.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Luận văn được thực hiện nhằm làm sáng tỏ khái niệm tiền ảo dưới góc độ
kinh tế và góc độ pháp lý, nêu được các tính chất của tiền ảo, khẳng được được tiền
ảo vốn là một dạng tài sản để có những kiến nghị đưa tiền ảo vào khuôn khổ quản lý
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức khi sử dụng tiền
ảo vào mục đích kinh doanh hay sinh lợi và tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước
trong việc giám sát các giao dịch về tiền ảo, ngăn ngừa hoạt động rửa tiền thông qua
tiền ảo và có một hành lang pháp lý làm căn cứ giải quyết tranh chấp nếu có.
12
CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI, QUAN NIỆM VÀ CHỨC NĂNG
CỦA TIỀN ẢO
1.1. KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA “TIỀN ẢO”
Theo cách hiểu thông thường, “tiền ảo” tức là tiền không có thật, không cầm
nắm hay cất giữ vào bóp. Như vậy, tiền quy ước trong các trò chơi điện tử là tiền ảo,
tiền trong tài khoản ngân hàng cũng là tiền ảo, mà các thể loại tiền mã hóa cũng có thể
xem là tiền ảo. Tuy nhiên trước đây mỗi loại đều sử dụng một tên gọi riêng, chỉ khi sự
kiện tiền mã hóa Bitcoin ra đời, tiền ảo người dùng mặc định hiểu chung là các đồng
tiền mã hóa tương tự Bitcoin. Báo chí và các kênh truyền thông khi muốn đề cập đến
các vấn đề này cùng sử dụng chung cụm từ” tiền ảo”.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trầm trọng tại Hoa Kỳ và lây
lan thành cuộc khủng hoảng tài chính thế giới21, hàng loạt đồng tiền quốc gia rớt giá
và người ta mất niềm tin vào đồng tiền pháp định. Cuối năm 2008, có một tên miền
tên là Bitcoin.org đã được đăng ký và xuất hiện một tài khoản ẩn danh lấy tên là
Satoshi Nakamoto đã cho đăng một bài viết với tên gọi “Bitcoin: A Peer-to-Peer
Electronic Cash System”22 giới thiệu về loại tài nguyên mạng được xây dựng và
phát triển dựa trên nguyên lý mạng đồng đẳng hay còn gọi là nguyên lý chia sẻ
ngang hàng để việc chia sẻ là phân đều trên các máy có kết nối internet thay vì
thông qua một máy chủ nhất định hay một tổ chức trung gian được gọi là bitcoin và
giá trị của Bitcoin sẽ tăng hoặc giảm dựa trên tỉ lệ các lượt đào (mining). Satoshi
cũng là người đào được khối block đầu tiên mà trong đó được thưởng 50 bitcoin.
Ngày 09/01/2009, ứng dụng mã nguồn mở này lần đầu tiên phát hành đến công
21 “Financial crisis of 2007-2008”,
https://en.wikipedia.org/wiki/Financial_crisis_of_2007%E2%80%932008, ngày truy cập:
12/6/2018.
22 Dịch là “Tiền điện tử đồng đẳng”.
13
chúng và tiền ảo càng được biết đến nhiều hơn khi hình thành giá trị thông qua sự
kiện một cá nhân sử dụng Bitcoin để thỏa thuận mua bánh pizza và được chấp nhận.
Dần dần, cộng đồng người dùng nhận ra một số đặc tính của bitcoin như ẩn danh và
giao dịch xuyên biên giới nên tham gia cộng đồng đào bitcoin càng nhiều, thậm chí
nó còn được sử dụng cho các giao dịch rửa tiền mua ma túy. Giá trị của tiền ảo lên
không phanh giai đoạn 2015-2017 cùng với ra đời cùa hàng loạt các tiền ảo có nền
tảng blockchain tương tự làm cho tiền ảo trở thành từ khóa tìm kiếm nhiều trên
google23. Nhiều người mong rằng tiền ảo sẽ là một loại hình tiền tệ trong tương lai
hoặc ít ra là phương tiện thanh toán thay thế vì các ưu điểm nó mang lại. Năm 2017,
một trường đại học tại Việt Nam thông tin cho phép học viên sử dụng “tiền ảo”
Bitcoin để thanh toán học phí24 càng làm cho người dùng tại Việt Nam tin tưởng và
lao vào công cuộc đầu cơ tiền ảo. Tuy nhiên, người ta vẫn hoài nghi liệu tiền ảo có
thỏa mãn các chức năng của tiền tệ hay không.
1.2. TIỀN ẢO DƯỚI GÓC ĐỘ KINH TẾ
Từ khi ra đời, tiền ảo được kỳ vọng sẽ được sử dụng để thực hiện các giao dịch
mua bán trên mạng. Các người dùng có thể sử dụng tiền ảo trao đổi với nhau để nhận
lại một lượng hàng hóa tương ứng theo nhu cầu. Giao dịch trở nên nhanh chóng, không
tốn lệ phí giao dịch và đặc biệt không ai có nhu cầu biết hoặc khó có thể biết được các
bên giao dịch là ai do tính ẩn danh mà tiền ảo mang lại làm cho người dùng càng tin
tưởng. Tỷ giá quy đổi của các đồng tiền ảo dần tăng cao, tỷ lệ thuận với số lượng người
dùng và mức độ phổ biến của nó. Và người ta cho rằng lượng giá trị quy đổi từ tiền
pháp định chính là giá trị của tiền ảo – tương tự như việc người ta quy ước giá trị cho
các tờ tiền pháp định. Tuy nhiên, dưới góc độ kinh tế, tiền ảo vốn không có giá trị tự
thân vì bản chất nó là những đoạn mã hóa được lập trình sẵn, tương tự như nghiệm của
23 Hơn 300.000.000 lượt tìm kiếm từ khóa “bitcoin”
24 Nguyễn Hà, “Đại học FPT cho phép nộp học phí bằng Bitcoin”,
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/dai-hoc-fpt-cho-nop-hoc-phi-bang-
bitcoin-3661877.html, ngày truy cập: 06/5/2018
14
các bài toán giải phương trình. Do sự yêu thích của người dùng, mức độ phổ biến của
tiền ảo và mức độ chấp nhận của cộng đồng đã tạo ra giá trị cho tiền ảo. Các nhà kinh
tế định nghĩa tiền “là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán cho
hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ”25. Vào tháng 5 năm 2010
có 01 lập trình viên có tên Laszlo Hanyecz đã đăng tải trên một trang mạng người dùng
bitcoin rằng sẽ bỏ ra 10.000 bitcoin với mong muốn mua được 02 chiếc bánh pizza.
Thương vụ này đã thành công khi vài ngày sau đó có một thành viên của cộng đồng
mạng anh tham gia chấp nhận giao cho anh 02 chiếc bánh pizza để đổi lấy 10.000
bitcoin từ Laszlo Hanyecz – tương đương với 25 đô la Mỹ thời điểm đó26. 10.000
Bitcoin = 25 đô la Mỹ không phải là sự quy ước giá trị tương tương được thừa nhận
trong cộng đồng mà ban đầu chỉ là sự thỏa thuận riêng lẻ giữa người mua và người bán.
Tức tại thời điểm đó, đặt giả sử có những người dùng nào đó thỏa thuận với nhau cần
đến 20.000 Bitcoin để đổi lấy 02 chiếc bánh pizza giá 25 đô la Mỹ thì việc trao đổi này
vẫn hợp lệ. Do đó, khẳng định giá trị của tiền ảo nằm sự mức độ chấp nhận và nhu cầu
của người dùng thay vì được quy ước bởi Nhà nước và quy luật cung cầu của thị
trường, do đó đánh đồng giá trị của tiền ảo với giá trị của tiền tệ là không chính xác,
tiền ảo chưa thỏa mãn định nghĩa về tiền dưới góc độ kinh tế.
1.3. DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LÝ
1.2.1. Định nghĩa “tiền ảo”
“Tiền ảo” là ý nghĩa phiên dịch Anh – Việt của cụm từ “virtual currency”
hoặc “virtual money” (mà ở đây “virtual currency” được sử dụng phổ biến hơn do
đó trong bài nghiên cứu thống nhất chỉ đề cập viện dẫn cụm từ virtual currency).
Bản thân “virtual currency” hiện nay chưa phải là ngôn ngữ pháp lý mà cụm từ này
25 Prederic S.Mishkin, 1992 , “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính”, dịch từ
tiếng Anh, người dịch Nguyễn Quang Cư và Nguyễn Đức Dy, Nhà xuất bản Khoa học và
kỹ thuật, 2001.
26 “Bitcoin”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Bitcoin#Thanh_to%C3%A1n, ngày truy
cập: 01/7/2018
15
được xem như sản phẩm phái sinh từ “virtual” theo ngôn ngữ lập trình máy tính, có
nghĩa là không tồn tại dưới dạng thức vật lý mà chỉ hiện diện dưới dạng ứng dụng
phần mềm27. Điều này có nghĩa “virtual currency” được hiểu là tiền tệ hay phương
thức thanh toán của cộng đồng trực tuyến hoặc môi trường mạng, theo cách hiểu
này có thể xác định “virtual currency” có thể bao gồm digital currency – tiền điện tử
và cryptocurrency28 – tiền mã hóa, thậm chí bao gồm đồng tiền trong các trò chơi
trực tuyến – một dạng quy đổi giá trị chỉ áp dụng cục bộ trong từng trò chơi trực
tuyến xác định do nó vẫn thỏa mãn nội hàm của khái niệm là phương thức thanh
toán của cộng đồng mạng khi tham gia một trò chơi trực tuyến, gói gọn trong việc
mua sắm các vật phẩm trò chơi nhằm thỏa mãn sở thích người chơi và đáp ứng yêu
cầu của trò chơi đó. Theo Từ điển Tiếng Việt29 “ảo” có nghĩa là không có thật, “tiền
ảo” nghĩa là tiền không có thật, như vậy chưa thật sự sát nghĩa với từ gốc do dễ dẫn
đến các cách hiểu khác nhau, cụ thể:
– “Ảo” nghĩa là không có hình dạng vật lý cụ thể, không cầm, nắm, chạm:
Như vậy các thể dạng có tính chất thanh toán, trao đổi tồn tại trong môi trường
mạng đều thỏa mãn theo cách hiểu này.
– “Ảo” nghĩa là không có giá trị thật: Như vậy chỉ có dạng tiền quy ước trong
các trò chơi trực tuyến thỏa mãn theo cách hiểu này.
– “Ảo” nghĩa là phát sinh và tồn tại trong môi trường mạng: Từ cách hiểu
này, cụm từ “tiền ảo” chỉ có thể bao quát được 02 dạng: Tiền mã hóa và đồng tiền
quy ước trong trò chơi trực tuyến, không bao hàm tiền điện tử – vốn là dạng đồng
tiền được các quốc gia thừa nhận.
27 Từ điển Oxford trực tuyến, truy cập ngày 24/5/2018,
https://en.oxforddictionaries.com/definition/virtual.
28 Theo đánh giá của tác giả, crypto là cách viết tắt của cụm từ cryptography hoặc
cryptogram – tức là mã hóa, mật mã.
29 Từ điển Tiếng Việt, 2013, nhà xuất bản từ điển bách khoa.
16
Do đó bước đầu nhận thấy rõ ràng “tiền ảo” chưa phải là một khái niệm có
sức bao quát để được xem xét như một khái niệm pháp lý mới trong trường hợp có
đề xuất xây dựng khung pháp luật điều chỉnh. Do bản chất của đồng tiền quy đổi
bằng điểm thưởng đạt được trong quá trình tham gia trò chơi hoặc được quy đổi từ
chính tiền tệ thật theo một bảng quy đổi cố định do nhà cung cấp trò chơi hoặc đơn
vị phát hành quy ước, được thực hiện thông qua các hình thức nạp tiền như thanh
toán thẻ game, nhập mã thẻ cào điện thoại và chỉ sử dụng trong chính trò chơi trực
tuyến đó, không được quy đổi ngược lại và cũng không có sự liên kết trong thế giới
thực (loại trừ các trường hợp đánh bạc trực tuyến trá hình) – không có chức năng
thanh toán đúng nghĩa nên khái niệm “tiền ảo” được hiểu tại Việt Nam cũng như
được các giới có thẩm quyền quan tâm hiện nay bản chất chính là đồng tiền mã hóa
– cryptocurrency mà Bitcoin là một đại diện phổ biến. Tức là cách hiểu thứ 3 như
đã dẫn mới là cách hiểu phổ biến.
– Ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1255/QĐ-
TTg về phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại
tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.
– Ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 10/CT-
TTg về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo
tương tự khác (mà gọi tắt là tiền ảo).
Từ tiêu đề của 02 văn bản nêu trên, nhận thấy rõ ràng cơ quan có thẩm quyền
đã xác định “tiền ảo” cần xây dựng khung pháp lý tại Việt Nam hiện nay chính là
dạng tiền mã hóa, và cũng xác định tiền mã hóa tách biệt với tiền điện tử, hay đúng
hơn là tiền điện tử vốn không phải tiền ảo.
Do đó, trong phạm vi nghiên cứu việc hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo
tại Việt Nam, tác giả tự xác định nghiên cứu và đề cập các vấn đề liên quan đến tiền
mã hóa – được thống nhất gọi tắt là tiền ảo xuyên suốt bài nghiên cứu mà Bitcoin là
đại diện lớn, vậy định nghĩa “tiền ảo” tại Việt Nam chính là xem xét định nghĩa
“tiền mã hóa”. Khi đối chiếu với quan điểm pháp lý của một số quốc gia trên thế