Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGÔ THỊ KIM ANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ SƠ SINH TẠI
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: NT 62 72 16 55
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS KHỔNG THỊ NGỌC MAI
THÁI NGUYÊN – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Ngô Thị Kim Anh xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS Khổng Thị Ngọc Mai.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là trung thực và khách quan,
đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2019
Người viết cam đoan
Ngô Thị Kim Anh
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, đóng góp, giúp đỡ và động viên của tất cả thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và
gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người thầy là
TS Khổng Thị Ngọc Mai đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt tôi trên con
đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô
Bộ môn Nhi – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc và Tập thể cán bộ nhân
viên Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài, học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong hội đồng khoa học đã
tạo điều kiện, đóng góp những ý kiến qúy báu cho luận văn và động viên tôi
trong suốt quá trình học tập.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình
và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2019
Học viên
Ngô Thị Kim Anh
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng anh
Tiếng việt
BA
Bệnh án
CI
Confidence Interval
Khoảng tin cậy (KTC)
CLS
Cận lâm sàng
CNLS
Cân nặng lúc sinh
EPO
Erythropoietin
G6PD
Glucose-6-phosphatase dehydrogenase
Hb
Hemoglobin
Huyết sắc tố
KCC
Kinh cuối cùng
MCH
Mean Corpuscular Hemoglobin Lượng huyết sắc tố trung bình
MCHC
Mean Corpuscular Hemoglobin
Concentration
Nồng độ trung bình huyết sắc tố
trong một thể tích máu
MCV
Mean corpuscular volume
Thể tích trung bình hồng cầu
NC
Nghiên cứu
NTSS
Nhiễm trùng sơ sinh
NTHSS
Nhiễm trùng huyết sơ sinh
RBC
Red Blood Cell
Hồng cầu (HC)
RDW
Red Cell Distribution Width
Độ phân bố kích thước hồng cầu
RBN
Rau bong non
RTĐ
Rau tiền đạo
SHH
Suy hô hấp
SVTT
So với tuổi thai
THA
Tăng huyết áp
TMSS
Thiếu máu sơ sinh
TSG
Tiền sản giật
UNICEF United Nations International
Children’s Emergency Fund
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
VDBL
Vàng da bệnh lý
WHO
World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Lời cam đoan
………………………………………………………………………………………… i
Lời cảm ơn …………………………………………………………………………………………. ii
Danh mục chữ viết tắt ………………………………………………………………………….. iii
Mục lục
………………………………………………………………………………………………. iv
Danh mục bảng……………………………………………………………………………………. vi
Danh mục hình, biểu đồ ……………………………………………………………………… viii
ĐẶT VẤN ĐỀ
……………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
………………………………………………………………….. 3
1.1. Sinh lý máu và tạo máu
…………………………………………………………………… 3
1.2. Định nghĩa và phân loại thiếu máu …………………………………………………… 7
1.3. Thiếu máu thời kỳ sơ sinh
……………………………………………………………….. 8
1.4. Thực trạng thiếu máu sơ sinh
…………………………………………………………. 12
1.5. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh …………………………. 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
………….. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………… 22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………………… 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu
……………………………………………………………….. 22
2.4. Biến số và cách định nghĩa các biến số nghiên cứu
…………………………… 23
2.5. Chỉ số nghiên cứu
…………………………………………………………………………. 31
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
…………………………………………………………. 32
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
…………………………………………… 33
2.8. Khống chế sai số ………………………………………………………………………….. 34
2.9. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………… 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 36
3.1. Tỷ lệ và đặc điểm thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm ………………………….. 36
3.2. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh …………………………. 43
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
…………………………………………………………………… 53
4.1. Tỷ lệ và đặc điểm thiếu máu sơ sinh
……………………………………………….. 53
4.3. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh …………………………. 60
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………….. 72
KHUYẾN NGHỊ
………………………………………………………………………………… 73
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
……………………………………………………………………………………………………………..
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
VĂN
……………………………………………………………………………………………………………..
PHỤ
LỤC
……………………………………………………………………………………………………………..
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chỉ số huyết học – sinh hóa trẻ sơ sinh ………………………………….. 25
Bảng 2.2. Chỉ số Apgar ………………………………………………………………………. 26
Bảng 2.3. Chỉ số Silverman………………………………………………………………….. 26
Bảng 3.1. Tỷ lệ thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm theo giới tính ……………….. 36
Bảng 3.2. Tỷ lệ thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm theo tuổi thai
………………… 37
Bảng 3.3. Tỷ lệ thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm theo CNLS
…………………… 37
Bảng 3.4. Tỷ lệ TMSS giai đoạn sớm theo kích thước so với tuổi thai
………. 38
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng thiếu máu sơ sinh
………………………………… 38
Bảng 3.6. Đặc điểm huyết học sơ sinh thiếu máu
……………………………………. 40
Bảng 3.7. Đặc điểm sinh hóa sơ sinh thiếu máu ……………………………………… 40
Bảng 3.8. Đặc điểm huyết học – sinh hóa sơ sinh thiếu máu
…………………….. 41
Bảng 3.9. Tương quan giữa RBC, Hb và Protein TP, sắt huyết thanh ………. 42
Bảng 3.10. Liên quan giữa dân tộc và tuổi của mẹ với TMSS ………………….. 43
Bảng 3.11. Liên quan giữa địa dư và nghề nghiệp mẹ với TMSS
……………… 44
Bảng 3.12. Liên quan giữa nhân trắc học của mẹ với TMSS ……………………. 45
Bảng 3.13. Liên quan giữa số con và số lần mang thai của mẹ với TMSS …. 45
Bảng 3.14. Liên quan giữa khoảng cách giữa hai lần sinh với TMSS ……….. 46
Bảng 3.15. Liên quan giữa mẹ bổ sung sắt trong thai kỳ và TMSS …………… 46
Bảng 3.16. Liên quan giữa mẹ hút thuốc lá/lào thụ động và TMSS
…………… 47
Bảng 3.17. Liên quan giữa bệnh lý mẹ và TMSS
……………………………………. 47
Bảng 3.18. Liên quan giữa mẹ bị thiếu máu và TMSS
…………………………….. 48
Bảng 3.19. Liên quan giữa cách sinh và TMSS
………………………………………. 48
Bảng 3.20. Liên quan giữa quá trình chuyển dạ và TMSS.
………………………. 49
vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.21. Liên quan giữa số thai và TMSS ………………………………………….. 49
Bảng 3.22. Liên quan giữa rau thai và TMSS
…………………………………………. 50
Bảng 3.23. Liên quan giữa ngạt, suy hô hấp và TMSS ……………………………. 50
Bảng 3.24. Liên quan giữa một số bệnh lý sơ sinh và TMSS……………………. 51
Bảng 3.25. Liên quan giữa nhiễm trùng sơ sinh và TMSS
……………………….. 52
viii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Vị trí tạo máu và sinh tổng hợp mạch globin thời kỳ bào thai và sau
sinh ……………………………………………………………………………………………………. 6
Hình 1.2. Ước tính toàn cầu về tỷ lệ TM ở trẻ dưới 59 tháng …………………… 13
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm
………………………………… 36
Biểu đồ 3.2. TMSS giai đoạn sớm trong một số bệnh lý
………………………….. 39
Biểu đồ 3.3. Truyền máu ở sơ sinh bệnh lý có thiếu máu ………………………… 39
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ phân tán RBC và Pro TP, Hb và sắt huyết thanh
………. 42
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ Hemoglobin (Hb) dưới giới hạn
bình thường của người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi, giới tính, chủng tộc trong
cùng điều kiện môi trường sống [88].
Trong một tuyên bố chung, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi
đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) nhấn mạnh “Thiếu máu là vấn đề sức khỏe
cộng đồng để lại hậu quả to lớn đối với sức khỏe con người. Ước tính về tỷ lệ
cho thấy, thiếu máu một trong những tình trạng phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi”
[89]. Báo cáo của WHO (2015), toàn cầu có 273,2 triệu trẻ em thiếu máu chiếm
42,6%. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ thiếu máu trẻ dưới 5 tuổi
từ 20 đến 39,9% [88].
Thiếu máu sơ sinh là một rối loạn huyết học khá thường gặp. Một số
nghiên cứu trên thế giới cho biết tỉ lệ thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm tại Bệnh
viện Cocody (Bờ Biển Ngà) là 17,5% (Folquet Amorissani M) [33], Sunmin
Lee và cộng sự (Hoa Kỳ) cho thấy có 21% trẻ sơ sinh thiếu máu [59]. Tại Việt
Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang khoa Nhi Trường Đại học Y
Dược Huế cho biết 17,9% sơ sinh bệnh lý có thiếu máu [29], Đặng Văn Chức
(2015) khoa Sơ sinh Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho thấy tỉ lệ thiếu máu ở trẻ
sơ sinh bệnh lý là 6,8% [9].
Trong giai đoạn sơ sinh, triệu chứng thiếu máu thường bị lu mờ bởi một
số hiện tượng sinh lý và bệnh lý như vàng da, đỏ da, tình trạng ngạt, suy hô
hấp, viêm phổi, viêm da hoặc các dị tật bẩm sinh…. Bên cạnh đó, sự biến đổi
về mặt huyết động ở thời kì sơ sinh là rất lớn. Ở trẻ bình thường, Hb ở trẻ 1
ngày tuổi là 190 ± 22 g/l đến 6 ngày tuổi giảm còn 174 ± 22 g/l [19], [39].
Thiếu máu làm trẻ sơ sinh biếng ăn, quấy khóc, chậm phục hồi bệnh đang mắc
phải, chậm tăng cân và dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn. Mặt
khác, thiếu máu làm chậm sự tăng trưởng của trẻ nếu không được điều trị và
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
chăm sóc thích hợp [77], [54]. Một số yếu tố góp phần vào sự xuất hiện thiếu
máu ở thời kì sơ sinh như yếu tố từ phía mẹ, phía thai, phần phụ của thai, quá
trình chuyển dạ cũng như tình trạng bệnh lý trẻ đang mắc.
Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, hằng năm có hơn 800 trẻ sơ
sinh nhập viện [18], trong đó nhiều trẻ có tình trạng thiếu máu ngay từ giai đoạn
sơ sinh sớm, đặc biệt có những trường hợp phải truyền máu. Vậy tỷ lệ thiếu
máu ở trẻ sơ sinh giai đoạn sớm đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên là bao nhiêu? Thiếu máu ở những trẻ này có đặc điểm gì? Yếu tố nào
liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh giai đoạn sớm? Để trả lời câu hỏi trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và
một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ và mô tả một số đặc điểm thiếu máu ở trẻ sơ sinh giai
đoạn sớm điều trị tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh giai đoạn
sớm điều trị tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Sinh lý máu và tạo máu
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống tạo máu
Cùng với sự hình thành và phát triển của thai nhi, hệ thống tạo máu cũng
được hình thành rất sớm từ những ngày đầu tạo phôi – thai và phát triển rất
nhanh trong thời kỳ thai nhi. Sự điều hòa tạo máu ở thai nhi khác hoàn toàn so
với người lớn. Ở người lớn, duy trì cân bằng nội môi là một chức năng đầu tiên
của sự điều hòa tạo máu; trong khi ở thời kỳ phôi thai và thai nhi, cân bằng điều
hòa tạo máu phụ thuộc vào sự thay đổi hằng định ở mọi giai đoạn tạo máu.
Trong bào thai, thai nhi phát triển rất nhanh, cần tăng một khối lượng lớn hồng
cầu. Nhưng trong điều kiện áp lực oxy thấp, đòi hỏi một hệ thống cung cấp và
vận chuyển oxy chuyên biệt [19], [90].
Sự phát triển của hệ thống tạo máu được thực hiện ở 3 vị trí: trung bì
phôi, gan và tủy xương. Các tế bào đầu tiên được tạo ra trong phôi đang phát
triển là hồng cầu nguyên thủy được hình thành trong túi noãn hoàng (trung bì
phôi ngoài phôi thai) bắt đầu từ ngày thứ 10 đến 14 khi có thai. Hồng cầu
nguyên thủy trưởng thành nhanh hơn, nhạy cảm với erythropoietin hơn và đời
sống ngắn hơn so với hồng cầu của thai nhi và trưởng thành. Hồng cầu noãn
hoàng có kích thước cực lớn với ước tính MCV trung bình > 450 fl/tế bào. Sự
tạo máu ở gan phôi bắt đầu từ tuần thứ 6-8, thay thế cho noãn hoàng. Vào tuần
lễ thứ 10-12, sự tạo máu ở gan bắt đầu và kéo dài suốt thời kỳ thai, mạnh nhất
lúc 20-24 tuần thai và giảm dần ở cuối ba tháng giữa thai kỳ. Lúc này, sự tạo
máu ở tủy tăng dần. Gan đảm nhiệm chức năng tạo huyết từ tế bào máu nguyên
thủy tạo thành những tiểu đảo tạo máu và các tiểu đảo này sinh ra những tế bào
đầu dòng của các dòng huyết cầu. Tạo máu ở tủy chiếm vai trò chủ đạo từ tháng
thứ 7 của thời kì thai, kéo dài tới sau khi trưởng thành [22], [45], [46].
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Sau khi sinh, sự tạo máu được thực hiện chính ở tủy xương. Các tủy
xương, đặc biệt là tủy xương dài có thay đổi về cấu trúc trong quá trình phát
triển. Tủy đỏ tiếp tục là cơ quan tạo máu, có nhiều tế bào gốc tạo máu. Tủy
vàng chứa nhiều tế bào mỡ, hạn chế khả năng sinh máu. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng,
quá trình tạo máu ở gan đã chấm dứt ngoại trừ những ổ nhỏ rải rác không hoạt
động ngay sau khi sinh. Tạo máu ngoài tủy là bất thường ở trẻ đủ tháng. Ở một
trẻ sơ sinh non tháng, thường thấy các khối máu tụ ở gan và đôi khi thấy ở lách,
hạch bạch huyết hoặc tuyến ức. Trong những năm đầu sau sinh, sự tạo máu ở
trẻ rất mạnh để đáp ứng nhu cầu phát triển thể chất giai đoạn này. Sự tạo máu
ở trẻ sau sinh, ngoài đặc điểm tạo máu rất mạnh còn rất dễ bị ảnh hưởng của
nhiều yếu tố như tan máu, mất máu, nhiễm độc, nhiễm khuẩn…[19], [46]
1.1.2. Biến đổi hồng cầu thời kì thai nhi và sơ sinh
Tế bào gốc tạo máu tạo ra các tiền nguyên hồng cầu từ các tế bào gốc
đầu dòng dòng hồng cầu. Quá trình sinh hồng cầu gồm giai đoạn nhân lên và
biệt hóa. Giai đoạn nhân lên bắt đầu từ tế bào gốc dòng hồng cầu, đến tiền
nguyên hồng cầu và hồng cầu đa sắc. Giai đoạn sau chỉ biệt hóa và tổng hợp
mà không nhân lên, bắt đầu từ nguyên hồng cầu ưa acid. Trong quá trình sinh
hồng cầu, kích thước các tế bào, tỷ lệ nhân – bào tương giảm dần. Nhân tế bào
dần đông đặc và bị đẩy ra ngoài ở giai đoạn nguyên hồng cầu ưa acid. Đồng
thời, tổng hợp hemoglobin trong bào tương bắt đầu ở giai đoạn nguyên hồng
cầu ưa base [82]. Bình thường, tỷ lệ hồng cầu lưới trong máu ngoại vi là 1 – 2%. Khi
tỷ lệ hồng cầu lưới càng cao, tốc độ tạo hồng cầu của tuỷ xương càng lớn. Thời
gian trưởng thành của tế bào gốc dòng hồng cầu tới hồng cầu chín mất khoảng
8 ngày, HC vào máu thực hiện nhiệm vụ vận chuyển oxy trong suốt đời sống
của nó, sau đó tự tiêu hủy [19], [82].
Đời sống của hồng cầu trưởng thành khoảng 120 ngày. Trong khi các
hồng cầu thời kỳ sơ sinh sẽ tồn tại khoảng từ 60 đến 90 ngày. Hồng cầu trẻ sơ
sinh non tháng có tuổi thọ có thể ngắn hơn từ 35 đến 50 ngày [72], [83]. Quá
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
trình tan máu làm hồng cầu bị phá hủy trước thời gian sống dự kiến của chúng.
Điều này phản ánh sự sụt giảm hồng cầu tuần đầu sau sinh.
Số lượng hồng cầu tăng trong 24 giờ đầu tiên của cuộc đời, duy trì trong
2 tuần và sau đó giảm dần. Trong một nghiên cứu về sự biến đổi các giá trị
huyết học của Esal AJ (2016), RBC trung bình ngày 1 và ngày 3 lần lượt là 5,1
± 0,8 (3,2 – 7,6) T/l và 4,8 ± 0,9 (2,7 – 7,5) T/l [46]. Ở trẻ sơ sinh non giai đoạn
sớm, số lượng hồng cầu trong 3 ngày đầu là 4,56 ± 1,48 triệu/mm3, 3 ngày tiếp theo
là 4,23 ± 0,91 triệu/mm3 [16].
Sự tạo hồng cầu thời kỳ bào thai được kiểm soát bởi yếu tố tăng trưởng
hồng cầu do các đại thực bào, lympho bào và tế bào mầm sinh ra. Trong các
chất kích thích sinh hồng cầu, Erythropoietin đóng vai trò quan trọng nhất. EPO
kết hợp với các receptor chuyên biệt trên bề mặt các tiền nguyên hồng cầu và
kích thích chúng tạo thành HC trưởng thành. EPO được sinh ra từ gan thai nhi
trong 6 tháng đầu thai kỳ. Ở 3 tháng cuối và vài tuần đầu sau sinh, vị trí sản
sinh EPO chuyển từ gan sang thận. Khi sự phân phối oxy của HC bị giảm
xuống, bằng rất nhiều cơ chế như tăng cung lượng tim, tăng sản xuất 2,3-
diphosphoglycerate trong hồng cầu và ngưỡng cao của EPO sẽ giúp cơ thể bù
trừ sự thiếu hụt. Sự sản xuất hồng cầu ở tủy xương đáp ứng với EPO có thể
tăng gấp vài lần và vì thế bù trừ được sự giảm đời sống hồng cầu từ nhẹ đến
trung bình ở thời kỳ sau sinh. Ngoài vai trò của EPO, một số hormone cũng ảnh
hưởng đến quá trình tạo HC như hormone sinh dục, hormone tuyến giáp,
hormone tuyến yên…[19], [90].
1.1.3. Biến đổi Hemoglobin thời kỳ thai nhi và sơ sinh
Hemoglobin (Hb) hay còn gọi là huyết sắc tố, gồm một phân tử globin
(có bốn chuỗi polypeptid) gắn với bốn nhân hem.
Ở người lớn trưởng thành Hb chính là HbA1 và HbA2, có cấu trúc globin
là α2β2 và α2δ2 (tỉ lệ 30:1). Trong bào thai, Hb chính ở thai nhi là HbF, có cấu
trúc globin là α2γ2 [19]. Sau 8 tuần thai, HbF là huyết sắc tố chính trong bào
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thai, chiếm 90% Hb toàn phần. Thai 9 – 21 tuần tỷ lệ HbA1 khoảng 4 – 13 %,
thai 34 – 36 tuần tỷ lệ HbA1 tiếp tục tăng lên, đồng thời HbF giảm dần. Ba
tháng cuối của thời kỳ bào thai, HbF giảm dần đến lúc sinh còn khoảng 70%
Hb toàn phần. Sau sinh, huyết sắc tố thai giảm dần khoảng 3% mỗi tuần và
thường thấp hơn 3% sau 6 tháng tuổi [46]. So với HbA1 thì HbF tăng cường
khả năng gắn oxy hơn, một đặc tính cho phép Hb cung cấp đủ oxy cho thai nhi
trong môi trường tử cung [19].
Hình 1.1. Vị trí tạo máu và sinh tổng hợp mạch globin
thời kì phôi thai và sau sinh[19].
Huyết sắc tố trung bình ở thai nhi tăng dần từ 9,0 ± 2,8 g/dl ở 10 tuần
tuổi lên 16,5 ± 4,0 g/dl ở 39 tuần tuổi. Sau sinh, giá trị huyết học ảnh hưởng
bởi tuổi thai và tuổi sau sinh. Lượng Hb lúc mới sinh dao động 190 ± 22 g/l và
Hct dao động 61 ± 7%, sau đó giảm dần đến 1 tuần tuổi còn 173 ± 23 g/l và
Hct 54 ± 8 % [19], [39]. Nồng độ huyết sắc tố trung bình ngay sau sinh ở trẻ sơ
sinh đủ tháng là 17,01 ± 7,81 g/dl và trẻ sơ sinh non tháng là 16,15 ± 1,76 g/dl (p
= 0,012) [47]. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến thông số này như thời gian kẹp
rốn (sớm so với muộn) và vị trí lấy mẫu (mao mạch so với tĩnh mạch). Nghiên
cứu của Eslami Z và cộng sự chỉ ra, nồng độ huyết sắc tố trung bình thu được từ
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
máu cuống rốn là 15,39 ± 5,39 g/dl; từ mao mạch là 19,62 ± 5,75 g/dl và từ tĩnh
mạch là 17 ± 7,79 g/dl. Có mối tương quan giữa huyết sắc tố trung bình của
máu cuống rốn và mao mạch. (p = 0,0235) [47].
1.2. Định nghĩa và phân loại thiếu máu
1.2.1. Định nghĩa
Thiếu máu là sự mất cân bằng sinh lý giữa lượng máu mất đi và tạo ra
của cơ thể. Hay nói cách khác thiếu máu chính là do sự mất cân bằng giữa quá
trình tiêu hủy quá mức và quá trình tái tạo không đủ.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2015): Thiếu máu là tình trạng giảm nồng
độ hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi
và cùng điều kiện sống. Người thiếu máu là người có các chỉ số trên thấp dưới
-2SD so với quần thể cùng tuổi và giới [6].
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh được xác định khi nồng độ Hb thấp hơn giới hạn
Hb theo cân nặng lúc sinh, ngày tuổi sau sinh [20].
1.3.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại thiếu máu nhưng thường phân loại theo hình
thái, mức độ, sinh lý và nguyên nhân sinh lý bệnh của thiếu máu.
Theo hình thái: Phân loại dựa trên kích thước của hồng cầu gồm thiếu
máu hồng cầu nhỏ, thiếu máu hồng cầu to và thiếu máu hồng cầu trung bình.
Theo nguyên nhân:
– Thiếu máu do sản sinh hồng cầu không đủ: thiếu yếu tố tạo máu (thiếu
sắt, thiếu vitamin B12, vitamin C, vitamin B6, thiếu folat), suy tủy (suy dòng
hồng cầu đơn thuần, suy tủy toàn bộ…), thiếu máu do rối loạn sinh máu (loạn
sinh hồng cầu bẩm sinh, hội chứng Pearson, suy thận mạn tính…)
– Thiếu máu do mất máu: Mất máu cấp xuất hiện nhanh, trong thời gian
ngắn, do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, cơn tan máu, bệnh lơ
xê mi cấp… và mất máu mạn tính xuất hiện chậm, từ từ, kín đáo và tăng dần
như nhiễm giun tóc, giun móc/mỏ…
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
– Thiếu máu do tan máu: Bệnh hồng cầu hình cầu, hình liềm, thalassemia,
thiếu pyruvate kinase, do thuốc, kí sinh trùng sốt rét…[19].
1.3. Thiếu máu thời kỳ sơ sinh
1.3.1. Thời kỳ sơ sinh
Sơ sinh là thời kỳ bắt đầu từ khi cắt rốn cho đến hết 28 ngày tuổi. Đây là
thời gian chuyển tiếp từ giai đoạn thai nhi phụ thuộc vào mẹ trong buồng tử
cung sang giai đoạn độc lập, thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung [20].
– Thời kỳ sơ sinh sớm: từ 1 – 7 ngày tuổi
– Thời kỳ sơ sinh muộn: từ 8 – 28 ngày tuổi
– Thời kỳ chu sinh: từ 22 tuần thai, sinh ra sống đến 7 ngày sau sinh.
– Thời kỳ sơ sinh: 28 ngày đầu sau sinh [20].
1.3.2. Nguyên nhân thiếu máu sơ sinh
Theo cơ chế bệnh sinh, thiếu máu phát sinh khi có sự mất cân bằng sinh
lý giữa số lượng máu mất đi và tạo ra của cơ thể. Thiếu máu ở thời kỳ sơ sinh
là do mất máu trước sinh, trong sinh hoặc sau sinh, do tan máu (thường phối
hợp với tăng bilirubin gián tiếp) và do giảm sinh hồng cầu.
Nghiên cứu xác định nguyên nhân thiếu máu sơ sinh của Đặng Văn Chức
tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho thấy, trong giai đoạn sơ sinh sớm thiếu
máu do chảy máu/mất máu 4,43%, tan máu 34,78%, thiếu yếu tố tạo máu 2,9%
và thiếu máu không rõ nguyên nhân chiếm một tỷ lệ khá cao 57,97% [9]. Thiếu
máu thời kỳ sơ sinh có sự sụt giảm về số lượng hồng cầu và hemoglobin nhưng
chất lượng hồng cầu và hemoglobin có thể bình thường, nhất là các trường hợp
thiếu máu do các nguyên nhân về phía mẹ và phần phụ của thai.
Thiếu máu do mất máu ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây mất máu, chảy máu sơ sinh có thể từ phía mẹ, phía thai
nhi hoặc phần phụ của thai. Dù cho bất cứ nguyên nhân nào thì việc chảy máu
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đều ảnh hưởng đến huyết động trẻ sơ sinh. Theo Nguyễn Thị Hoài Hương
(2009), trẻ sơ sinh được truyền máu lần đầu tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ
thiếu máu do nguyên nhân mất máu chiếm 40,7% [17]. Mất máu trước sinh ở
trẻ sơ sinh là do máu truyền từ thai sang mẹ qua rau thai, chảy máu trong rau
thai, truyền máu thai đôi… Mất máu trong sinh ở trẻ sơ sinh do bất thường ở
dây rau như đứt, rách dây rau, tụ máu dây rau…, bất thường ở rau thai như rau
tiền đạo, rau bong non… Mất máu sau sinh do chảy máu rốn, xuất huyết tiêu
hóa, tai biến thủ thuật do thầy thuốc, xuất huyết não – màng não…[20]. Simion
IN cho biết thiếu máu sơ sinh chủ yếu do mất máu và tan máu miễn dịch và mất
máu có thể liên quan đến các bất thường sản khoa [80].
Thiếu máu do tan máu
Hầu hết các trường hợp thiếu máu do tan máu ở trẻ sơ sinh phát hiện
được khi chẩn đoán vàng da do tăng bilirubin tự do, đặc biệt trong giai đoạn sơ
sinh sớm. Nguyên nhân tan máu ở trẻ sơ sinh chia làm hai nhóm: tan máu do
bệnh hồng cầu bẩm sinh và tan máu do bệnh hồng cầu mắc phải. Nguyên nhân
tan máu gặp ở 11,8 % trẻ sơ sinh được truyền máu lần đầu ở Bệnh viện Từ Dũ
[17], 10,8% sơ sinh thiếu máu do vàng da tăng bilirubin tự do, 1,5% sơ sinh tan
huyết do nhiễm trùng huyết [80]. Theo Nguyễn Công Khanh, tan máu ở trẻ sơ
sinh hiếm gặp các bệnh hồng cầu bẩm sinh, hay gặp do bệnh hồng cầu mắc phải
hơn như bất đồng nhóm máu mẹ con ABO-Rh, nhiễm trùng TORCH
(Toxoplasma – Rubella – Cytomegalovirus (CMV) – Herpes simplex virus),
giang mai, E.coli, ngộ độc thuốc vitamin K, lợi tiểu, chống sốt rét [20]. NC của
Phạm Diệp Thùy Dương cho biết có 60,1% trường hợp tan máu sơ sinh do bất
đồng nhóm máu mẹ con hệ ABO [13], Đặng Văn Chức cũng chỉ ra 92,7%
trường hợp tan máu sơ sinh do bất đồng nhóm máu, 3% thalassemia, 4,7% thiếu
men G6PD [9], NC trên 136 trẻ TMSS của Simion IN cho biết tỷ lệ thiếu máu
do bất đồng nhóm máu mẹ và thai là 9,55% [80].
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Thiếu máu do giảm sinh hồng cầu:
Giảm sinh hồng cầu bẩm sinh như thiếu máu Fanconi, Hội chứng Aase,
thiếu máu Diamond-Blackfan…là nhóm nguyên nhân hiếm gặp ở trẻ sơ sinh.
Giảm sinh hồng cầu mắc phải do virus, thiếu máu ở trẻ đẻ non do thiếu sắt, acid
folic, vitamin E, giảm Erythropoietin…là nhóm nguyên nhân hay gặp hơn [20],
thiếu máu do sinh non gặp 31% [80], thiếu máu sơ sinh do thiếu sắt 2,5% [9].
1.3.3. Đặc điểm thiếu máu sơ sinh
Thiếu máu vừa là bệnh vừa là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau.
Trong mỗi bệnh cảnh chính, thiếu máu sẽ đi kèm với các biểu hiện khác nhau.
Phần lớn trẻ sơ sinh thiếu máu thoáng qua không có hoặc có biểu hiện kín đáo.
Khi mất 20% tổng lượng máu, cơ thể biểu hiện tình trạng thiếu oxy mô cấp,
xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng giảm khối lượng tuần hoàn cấp tính như
thở nhanh nông, nhịp tim nhanh, mạch nhanh nhỏ, huyết táp tụt, da xanh tái,
lạnh ẩm…[20]. Màu sắc da do sắc tố da và lưu lượng tưới máu mao mạch dưới
vùng da tương ứng. Da xanh xuất hiện trong bất kỳ nguyên nhân thiếu máu nào
và vàng da khi thiếu máu thường là kết quả của một quá trình tan máu [39].
Theo Nguyễn Văn Dũng [12] và Nguyễn Thị Hoàng Tuyết [31] 100% bệnh
nhân thiếu máu có triệu chứng da xanh, niêm mạc nhợt.
Bệnh nhân tán huyết gây thiếu máu có thể có dấu hiệu vàng da do tăng
bilirubin trong máu và gan lách to do tăng phá hủy hồng cầu. Trong các bệnh
nhân sơ sinh thiếu máu, vàng da gặp 57,4% và gan lách to 2,5% [10].
Thiếu máu có hiện tượng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ
hemoglobin gây giảm nồng độ oxy trong máu, nhưng thiếu máu không làm
giảm mức độ tiêu thụ oxy trong cơ thể. Bằng sự đáp ứng bù trừ khi thiếu máu,
cung lượng tim tăng lên, tăng cung cấp oxy, khi gắng sức bệnh nhân cảm thấy
khó thở và rất mệt… Biểu hiện trên lâm sàng là nhịp tim nhanh gặp 76,9%, khó
thở 21,1% [31].
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Mặt khác, độ nhớt của máu thấp do thiếu máu làm phát sinh tiếng thổi
tâm thu. Trong nghiên cứu của Đặng Văn Chức, tiếng thổi tâm thu gặp ở 7,3%
các trường hợp thiếu máu sơ sinh [10].
Theo Sanjay Aher và cộng sự, nồng độ huyết sắc tố ngay sau khi xuất
huyết cấp tính có thể là bình thường vì phản ứng ban đầu với cấp tính sự suy
giảm thể tích là sự co mạch. Hemoglobin có thể không giảm cho đến khi thể tích
huyết tương trở lại vài giờ sau đó [34]. Phát hiện thiếu máu cấp tính chủ yếu dựa
vào phát hiện lâm sàng và bằng chứng mất máu.
Giống như số lượng hồng cầu, hemoglobin và hematocrit, chất lượng
hồng cầu cũng có sự thay đổi trong giai đoạn sơ sinh sớm. Thể tích trung bình
hồng cầu (MCV) ở trẻ 1 ngày tuổi là 119 ± 9,4 fl; trẻ 3 ngày tuổi là 116 ± 5,3
fl; trẻ 7 ngày tuổi là 118 ± 11,2 fl [39]. Huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH)
ở trẻ 1 ngày tuổi là 30,5 ± 2,6 pg và 3 ngày tuổi là 29,9 ± 2,5 pg. Nồng độ huyết
sắc tố trung bình hồng cầu MCHC ở trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi là 33,1 ± 1,4 g/dl
và trẻ 3 ngày tuổi là 33,0 ± 1,3 g/dl [46]. Trong thiếu máu sơ sinh, một số ít
trường hợp có MCV thấp, và α-thalassemia, thiếu máu trong tử cung mạn tính
nên được nghĩ đến lúc này [34].
Một trong những yếu tố tham gia vào quá trình tạo hồng cầu là sắt. Sắt
tham gia vào thành phần của HEM nên thiếu sắt sẽ gây thiếu máu. Thiếu máu
do thiếu vi chất có liên quan đến thiếu sắt và được xác định thông qua nồng độ
sắt và ferritin trong huyết thanh [34].
Truyền máu là điều trị cần thiết ở trẻ sơ sinh thiếu máu nhằm tránh những
ảnh hưởng do thiếu máu gây nên. Tuy nhiên, truyền máu luôn mang lại nguy
cơ như lây nhiễm viêm gan siêu vi B, C, Cytomegalovirus…, đặc biệt ở trẻ non
tháng tăng nguy cơ bệnh lý võng mạc, bệnh phổi mãn tính [42].
1.4. Thực trạng thiếu máu sơ sinh
1.4.1. Trên thế giới
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Thiếu máu hay gặp nhất ở trẻ em do tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng nhu
cầu các nguyên liệu tạo máu như sắt và các chất dinh dưỡng… Ở trẻ em, thiếu
máu gặp ở tất cả các quốc gia trên thế giới, gồm cả các nước phát triển và đang
phát triển, nhiều nhất ở khu vực Châu Phi 62,3% với 84,5 triệu trẻ, tiếp theo là
Đông Nam Á 53,8% với 96,7 triệu trẻ [88].
Hình 1.2. Ước tính toàn cầu về tỷ lệ TM ở trẻ dưới 59 tháng [88].
Thực trạng TMSS năm 2010 – 2012 tại khoa Sơ sinh Đại học Y Dược
Timisoara – Romania [80]: Tỷ lệ TM trong nhóm trẻ sơ sinh là 3,06% với 236
trẻ; phân bố tỷ lệ TM nam và nữ là 51,27% và 48,73%; phân bố thiếu máu sơ
sinh theo tuổi thai như sau tuổi thai 37- 40 tuần (60,49%), tiếp theo là trẻ sơ
sinh có tuổi thai 33-36 tuần (27,54%), tuổi thai cực non dưới 32 tuần (2,96%);
phân bố tỷ lệ TM theo cân nặng lúc sinh < 1000g chiếm 1,69%, CNLS rất thấp
1000 – 1500g chiếm 3,39%, CNLS thấp 1500 – 2500g chiếm 16,95% và CNLS
bình thường ≥ 2500g chiếm 77,97%. Sau nghiên cứu Simion cho rằng, thiếu
máu sơ sinh chủ yếu do chảy máu và tan máu miễn dịch, biểu hiện trong các
bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, thiếu máu nhẹ không triệu chứng chỉ cần bổ
sung sắt để tăng Hb và phục hồi sắt dự trữ [80].
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Xác định tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ tử vong tại bệnh viện của trẻ sơ
sinh, Bezzine và cộng sự đã nghiên cứu hồi cứu từ 2011 đến 2012 và thấy rằng,
tỷ lệ thiếu máu sơ sinh sớm chiếm khá cao 64% [38]. Willows N. so sánh tỷ lệ
thiếu máu giai đoạn 2002 – 2007 và giai đoạn 1995 – 2000 cho thấy nồng độ
Hb trung bình giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước 7g/l, tỷ lệ thiếu máu sơ
sinh giảm từ 31,7% xuống 12,5%. [92]. Trẻ đẻ non có nguy cơ bị thiếu máu do
thiếu tổng hợp và/hoặc giảm đáp ứng với Erythropoietin, có thể phối hợp với
thiếu acid folic, vitamin E và sắt. Ferri C và cộng sự (Brazil) cho biết thiếu máu
sơ sinh chiếm 26,5% [48].
Việc phòng ngừa và quản lý TMSS được đưa ra dựa trên các bằng chứng.
So sánh tổng hợp ngưỡng truyền máu sơ sinh ở 614 trẻ sơ sinh non tháng cho
thấy, không có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ tử vong, bệnh nặng hoặc kết
quả phát triển thần kinh lâu dài giữa hai nhóm truyền máu hạn chế và truyền
máu tự do [61]. Trong một tổng quan khác, Venkatesh và cộng sự kết luận rằng
hạn chế truyền máu làm giảm tác động tiêu cực ở trẻ non tháng [85]. Tổng hợp
của Lindern von JS và Lopriorerong E cho biết, đại đa số tác giả đồng ý về việc
thiếu hướng dẫn truyền máu cho trẻ sơ sinh, ngưỡng truyền máu tối ưu và các
tiêu chí cho truyền hồng cầu vẫn chưa được biết và cần được tiếp tục nghiên
cứu [61]. Hiệp hội Nhi khoa Thổ Nhĩ Kỳ (2018) đã đưa ra khuyến cáo truyền
khối hồng cầu cho sơ sinh < 1 tuần tuổi: Khi Hb < 12 g/dl có hỗ trợ hô hấp (mục
tiêu SpO2 90-95%: thông khí tần số cao, thông khí cơ học thông thường, thông
khí không xâm lấn > 2L/phút; nhu cầu FiO2 > 35%); khi Hb < 10 g/dl có hỗ trợ
hô hấp tối thiểu hoặc không cần hỗ trợ hô hấp (mục tiêu SpO2 90-95%: thông
khí hỗ trợ < 2L/phút hoặc không cần hỗ trợ oxy, FiO2 21 – 35%); hoặc với
ngưỡng Hb trên mà bệnh nhi xuất hiện một trong các triệu chứng sau: nhịp tim
nhanh hoặc nhịp thở nhanh trên 24h; nhu cầu oxy tăng gấp đôi trong 48h; Lactat
≥ 2,5 mEq/L hoặc nhiễm toan chuyển hóa cấp tính (pH <7,20); Tăng cân <
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
10g/kg/ngày trong khi nhận > 120kcal/kg/ngày trong bốn ngày qua; hoặc bệnh
nhi cần làm phẫu thuật lớn trong vòng 72h [41].
1.4.2. Tại Việt Nam
Thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia (2014-2015) tỷ lệ thiếu máu
trẻ em dưới 5 tuổi chung toàn quốc là 27,8%, tỷ lệ này cao hơn ở miền núi
31,2%, nông thôn (28,4%) và thấp hơn ở thành thị (22,2%) [32].
Tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh được quan tâm nghiên cứu ở một số
khu vực như Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Tp Hồ chí Minh…
Nghiên cứu của Đặng Văn Chức tại Bệnh Viện trẻ em Hải Phòng, năm
2016 tỷ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh bệnh lý vào điều trị là 6,8% và phân bố tỷ lệ
TMSS theo ngày tuổi như sau: 0-2 ngày tuổi, 2 – 7 ngày tuổi và > 7 ngày lần
lượt là 44,3%, 12,3% và 43,4%; trong 122 trẻ sơ sinh thiếu máu, vào viện chủ
yếu do vàng da (80 trẻ), khó thở/ tím tái 45 trẻ, sốt/ho 27 trẻ và lý do khác 8 trẻ
[10]. Thiếu máu do tan máu chiếm tỷ lệ cao nhất 56,6%, trong đó chủ yếu là
tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ con hệ ABO, một phần rất nhỏ tan máu do
thiếu G6PD và Thalassemia [9].
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tác giả Nguyễn Văn Dũng (2011) nghiên
cứu thiếu máu ở trẻ đẻ non ghi nhận đặc điểm sơ sinh non thiếu máu theo tuổi
thai như sau 26 – 28 tuần 12,5%, 28 – 30 tuần 25%, 30-32 tuần chiếm tỷ lệ
thiếu máu cao nhất 40%, 32 – 35 tuần 22,5%; cân nặng trung bình là 1565 ±
271 gram, Hb trung bình 107,6 ± 16,46 g/l; điều trị thiếu máu ở trẻ đẻ non bằng
EPO (Epokine) có bổ sung sắt và các yếu tố tạo máu khác đạt được một số hiệu
quả nhất định như RBC tăng, Ferritin huyết thanh tăng, sắt huyết thanh tăng,
số lần truyền máu và lượng máu truyền giảm ở nhóm có dùng Epokine [12].
Nguyễn Thị Huyền Trang (2011), nghiên cứu sự biến đổi nồng độ
hemoglobin máu giai đoạn sơ sinh sớm ở trẻ sơ sinh bệnh lý điều trị tại khoa
Nhi Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Huế cho thấy tỷ lệ thiếu máu sơ sinh
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hb giảm < 14 g/dl chiếm 17,9%. Theo tuổi thai, tỷ lệ giảm Hb cao nhất ở tuổi
thai dưới 33 tuần (33,3%). Theo bệnh lý sơ sinh, tỷ lệ Hb giảm cao nhất ở trẻ
vàng da tăng bilirubin tự do (35,7%) [29].
Nghiên cứu của Hồ Thị Bích Châu tại TP Hồ Chí Minh, so sánh hiệu quả
điều trị và phòng ngừa thiếu máu ở trẻ sinh non của sắt và sắt kết hợp với
Erythropoietin trên 104 bệnh nhân cho thấy 80% trẻ sơ sinh non tháng rơi vào
thiếu máu do thiếu erythropoietin, thường xuất hiện vào sau hai tuần tuổi và
cao ở hai tháng tuổi và tỉ lệ thành công cao hơn ở nhóm sử dụng sắt kết hợp với
Erythropoietin [8].
1.5. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh
1.5.1. Một số yếu tố liên quan về phía mẹ
Tuổi: Tuổi sinh con của bà mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
là một vấn đề ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Tuổi của bà mẹ có liên
quan đến việc hoàn thiện hay suy giảm chức năng của cơ quan sinh sản. Các bà
mẹ quá trẻ (<20 tuổi) cơ thể chưa hoàn thiện, thai nghén là một gánh nặng cho
cơ thể cộng với sự thiếu kiến thức về thai nghén, dinh dưỡng, nuôi con. Các bà
mẹ tuổi cao (> 35 tuổi) mang nhiều nguy cơ sinh con bất thường về cấu trúc và
số lượng nhiễm sắc thể, khi mà các chức năng sinh sản đã giảm sút [37]. Simion
IN cho biết có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ thiếu máu sơ sinh ở các bà mẹ trong
nhóm tuổi nguy cơ < 18 tuổi (2,97%) và > 35 tuổi (12,29%). Nghiên cứu tại
Mỹ cho thấy 21% trẻ sơ sinh thiếu máu được sinh ra từ những bà mẹ mang thai
ở độ tuổi 18 [59].
Tình trạng nhân trắc: Đây là yếu tố của người mẹ ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong tử cung. Chiều cao và cân nặng của
mẹ phản ánh mối liên quan giữa khả năng di truyền của sự tăng trưởng và những
yếu tố môi trường, dinh dưỡng. Môi trường và dinh dưỡng tác động đến sự biểu
hiện của khả năng di truyền. Chiều cao mẹ < 150 cm có nguy cơ làm thai chậm
phát triển trong tử cung. Mối liên quan này đã được chứng minh trong các
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nghiên cứu tại các nước đang phát triển: chiều cao thấp của mẹ là yếu tố sinh
con nhẹ cân cao gấp 2 lần nhóm chứng [15]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị
Huyền Trang chiều cao mẹ thấp là yếu tố nguy cơ sinh con bị giảm Hb máu.
Mẹ có chiều cao < 150 cm có nguy cơ sinh con nhẹ cân [29]. Các chỉ số nhân
trắc của mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của con trong tử cung, có vai trò trong
sự tăng trưởng của con trước khi sinh.
Mức tăng cân của bà mẹ trong thời gian mang thai có ảnh hưởng tới tình
trạng dinh dưỡng, thiếu máu và bệnh tật tử vong ở trẻ sơ sinh. Mẹ tăng < 8kg
trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sơ sinh nhỏ SVTT 4,4 lần so với mẹ tăng ≥ 8kg
[15]. Mẹ tăng < 10kg trong thai kỳ làm con có nguy cơ giảm Hb < 140 g/l cao
gấp 2,7 lần [29]. Mẹ tăng cân thấp < 12,5kg trong thời gian mang thai là yếu tố
nguy cơ sinh con có thiếu máu so với mẹ tăng ≥ 12,5 kg [3].
Tiền sử sản khoa: Khi mang thai, cơ thể người mẹ là nguồn cung cấp
dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Khoảng cách đẻ dày sẽ làm giảm kho dự trữ
dinh dưỡng của mẹ nhất là các yếu tố vi lượng bởi các lần mang thai quá gần
nhau sẽ không kịp tái tạo lại kho dự trữ sắt của sản phụ, dẫn đến giảm kho dự
trữ sắt ở trẻ và gây ra giảm nồng độ Hb máu [15], [28], [29].
Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu của người mẹ trong thời gian mang
thai đặc biệt là thiếu máu thiếu sắt có ảnh hưởng lớn đến tình trạng thiếu máu
ở trẻ sơ sinh. Thiếu máu nặng là chỉ điểm của thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng
đến sự phát triển thai nhi. Theo nghiên cứu của Audrone Muleviciene và cộng
sự năm 2018, đánh giá các yếu tố nguy cơ đối với thiếu máu thiếu sắt ở trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ cho thấy có 36% mẹ bị thiếu máu trong thai kỳ sinh ra trẻ sơ
sinh có thiếu máu [68]. Solange Augusta de Sa (2015) chỉ ra rằng, mẹ TMTS
(nhẹ đến trung bình) ảnh hưởng nồng độ sắt, nồng độ hemoglobin của trẻ sơ
sinh, tỷ lệ TMSS là 32,6% [44]. Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Cúc, mẹ không
bổ sung viên sắt trong thai kỳ có nguy cơ gây nên thiếu máu thiếu sắt ở trẻ cao
hơn 3,0 lần so với bà mẹ có uống sắt đầy đủ (p<0,05) [11].