Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC
NGUYỄN VÕ LỘC
ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ
HẠ ĐƯỜNG MÁU Ở TRẺ SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
THÁI NGUYÊN – NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC
NGUYỄN VÕ LỘC
ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ
HẠ ĐƯỜNG MÁU Ở TRẺ SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Nhi Khoa
Mã số : NT 62 72 16 55
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Tiến sĩ: Nguyễn Bích Hoàng
THÁI NGUYÊN – NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là : Nguyễn Võ Lộc, bác sĩ nội trú khóa 10 Trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của thầy TS. Nguyễn Bích Hoàng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Người cam đoan
Nguyễn Võ Lộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này,
tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các
bạn đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Bích Hoàng,
người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, khích lệ, dành nhiều thời gian
trao đổi và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên và các
khoa, phòng trung tâm. Đặc biệt là Trung tâm Nhi khoa, khoa Sản phụ khoa,
các khoa xét nghiệm là nơi đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và thu
thập số liệu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, phòng
Đào tạo, Bộ môn Nhi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm Sản Nhi –
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ và đặc biệt lãnh đạo cũng như đồng nghiệp
của tôi tại khoa Hồi sức tích cực, nơi tôi công tác, đã tạo mọi điều kiện và
động viên tôi học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các bác sĩ và điều dưỡng khoa Sơ sinh – Cấp cứu nhi
đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi hết mình trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn và ghi nhớ các gia đình bệnh nhi đã tình nguyện tham
gia và hợp tác cùng tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng, biết ơn gia đình, không ngừng động
viên và là chỗ dựa vững chắc về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Nguyễn Võ Lộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAP
: American Academy Pediatrics
Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ
AGA
: Approximate for gestational age
Cân nặng tương ứng tuổi thai
DTBS
: Dị tật bẩm sinh
ĐHCSS
: Đa hồng cầu sơ sinh
HĐM
: Hạ đường máu
ICU
: Intensive Care Unit
Phòng Chăm sóc đặc biệt
LGA
: Large for gestational age
Lớn cân so với tuổi thai
MLT
: Mổ lấy thai
NKSS
: Nhiễm khuẩn sơ sinh
QTCD
: Quá trình chuyển dạ
SGA
: Small for gestational age
Nhẹ cân so với tuổi thai
SSNT
: Sơ sinh non tháng
SSĐT
: Sơ sinh đủ tháng
SSGT
: Sơ sinh già tháng
SHH
: Suy hô hấp
VDTBTD
: Vàng da tăng bilirubin tự do
WHO
: World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………… i
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………..
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………….
iii
MỤC LỤC
………………………………………………………………………………………. iv
DANH MỤC BẢNG
…………………………………………………………………………. v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ……………………………………………………….
vii
ĐẶT VẤN ĐỀ
………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN ………………………………………………………………….. 3
1.1. Đặc điểm hạ đường máu sơ sinh …………………………………………………… 3
1.2. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu sơ sinh…. 10
1.3. Các nghiên cứu về hạ đường máu
……………………………………………… 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………….. 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 23
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
…………………………………………………… 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu
……………………………………………………………. 23
2.4. Tổ chức nghiên cứu và thu thập số liệu ……………………………………….. 35
2.5. Xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………………….. 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………. 38
3.1. So sánh một số đặc điểm sơ sinh sớm hạ đường máu và sơ sinh sớm
không hạ đường máu
……………………………………………………………………….. 38
3.2. Đặc điểm hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm
…………………………………… 39
3.3. Một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm ………….. 47
Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………… 53
4.1. Đặc điểm hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm
………………………………….. 53
4.2. Một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm ………….. 59
4.3. Hạn chế của đề tài …………………………………………………………………….. 71
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………. 72
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………… 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân độ già tháng Cliffort …………………………………………………. 15
Bảng 2.1: Phân vùng vàng da của Kramer với nồng độ bilirubin máu
…… 31
Bảng 2.2: Đánh giá mức độ suy hô hấp theo chỉ số Silverman . ……………. 33
Bảng 2.3: Thang điểm Apgar ……………………………………………………………. 33
Bảng 2.4: Bảng tiếp liên 2×2
…………………………………………………………….. 36
Bảng 3.1: So sánh một số đặc điểm sơ sinh sớm hạ đường máu và sơ
sinh sớm không hạ đường máu …………………………………………………………. 38
Bảng 3.2: Đặc điểm về giới tính và tuổi thai ………………………………………. 39
Bảng 3.3: Đặc điểm dinh dưỡng ……………………………………………………….. 40
Bảng 3.4: Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm non tháng có hạ đường máu
41
Bảng 3.5: Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm đủ tháng có hạ đường máu . 41
Bảng 3.6: Đặc điểm bệnh lý
……………………………………………………………… 42
Bảng 3.7: Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu ……. 42
Bảng 3.8: Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu ……… 43
Bảng 3.9: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm
…………. 44
Bảng 3.10: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm non tháng .. 44
Bảng 3.11: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng 45
Bảng 3.12: Đặc điểm tiền sử sản khoa của sơ sinh sớm hạ đường máu
….. 46
Bảng 3.13: Đặc điểm nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh sớm hạ
đường máu (giờ)
……………………………………………………………………………… 46
Bảng 3.14: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm từ phía mẹ
………….. 47
Bảng 3.15: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với tuổi thai ……….. 48
Bảng 3.16: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với đặc điểm dinh
dưỡng …………………………………………………………………………………………….. 48
Bảng 3.17: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm non tháng với đặc
điểm dinh dưỡng …………………………………………………………………………….. 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vi
Bảng 3.18: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng với đặc
điểm dinh dưỡng …………………………………………………………………………….. 50
Bảng 3.19: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm theo giờ tuổi ……… 50
Bảng 3.20: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với ăn sữa mẹ …….. 51
Bảng 3.21: Nguy cơ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với suy hô hấp sơ
sinh, vàng da tăng bilirubin tự do
………………………………………………………. 51
Bảng 3.22: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với dị tật bẩm sinh,
bệnh lý tiêu hóa ………………………………………………………………………………. 52
Bảng 3.23: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với nhiễm khuẩn
sơ sinh, ngạt, đa hồng cầu sơ sinh
……………………………………………………… 52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu …………………………………………………. 24
Biểu đồ 3.1: Mức độ hạ đường máu
…………………………………………………… 39
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm hạ đường máu theo ngày tuổi
…………………………… 40
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hạ đường máu (hạ glucose máu) ở trẻ sơ sinh là tình trạng giảm nồng độ
glucose trong máu, đây là hội chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt là giai
đoạn sơ sinh sớm, do nhiều nguyên nhân gây nên như do sự giảm sản xuất
glucose hoặc giảm dự trữ glycogen trong thời kỳ bào thai. Ở trẻ sơ sinh, mức độ
tiêu thụ glucose nhiều hơn so với lứa tuổi khác, trong đó cơ quan tiêu thụ nhiều
nhất là não. Trẻ sơ sinh non tháng, thấp cân, sơ sinh bệnh lý thì việc dự trữ
glycogen thường giảm, khả năng phân hủy glycogen giảm, trong khi đó mức độ
tiêu thụ glucose cao nên trẻ dễ bị hạ đường máu.
Tỷ lệ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh rất khác nhau tùy theo các nghiên cứu.
Nghiên cứu của Mejri năm 2010 trên 187 trẻ cho thấy tỷ lệ hạ đường máu là
26% [55], nghiên cứu của Bromiker năm 2019 sàng lọc hạ đường máu trên
3595 trẻ sơ sinh tỷ lệ này là 12,1% [26]. Nghiên cứu của Chế Thị Ánh Tuyết
năm 2013 trên 353 trẻ sơ sinh sớm tỷ lệ hạ đường máu là 19,8% [13].
Triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh thường nghèo nàn và không
điển hình, có thể gây nhầm lẫn với các nguyên nhân và bệnh cảnh lâm sàng
khác trong giai đoạn sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh sớm. Glucose
là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho tổ chức thần kinh, thiếu glucose
cũng như thiếu oxy gây nên nhiều tổn thương cơ quan và bệnh cảnh lâm sàng
thường đa dạng, nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây rối loạn
chức năng tế bào não, dù có triệu chứng hay không, vẫn có thể để lại di chứng
nặng nề thậm chí có thể tử vong.
Hạ đường máu ở trẻ sơ sinh có nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy
cơ khác nhau như: do thay đổi chuyển hóa ở mẹ (truyền glucose, thuốc trong
thai kỳ, mẹ bị tiểu đường,…), do di truyền bẩm sinh (đột biến gen mã hóa sự
điều hòa bài tiết insulin của tế bào beta đảo tụy như gen ABCC8, KCNJ11,
SUR1,…), tăng insulin thứ phát,… Ngoài ra trên những trẻ đẻ non, thai to so
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
với tuổi thai, có stress sơ sinh, … Và thiếu sữa mẹ sau sinh có nguy cơ hạ
đường máu cao hơn bình thường. Để góp phần kiểm soát tốt đường máu ở trẻ
sơ sinh đặc biệt cần luôn quan tâm đến đặc điểm trẻ sơ sinh sớm hạ đường
máu và một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm.
Nghiên cứu về hạ đường máu ở trẻ sơ sinh ở Việt Nam còn ít được
quan tâm, đặc biệt là nghiên cứu về đặc điểm và các yếu tố nguy cơ gây hạ
đường máu ở trẻ sơ sinh sớm. Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Trung
tâm Nhi khoa hàng năm có gần 1000 trẻ sơ sinh nhập viện vì các bệnh lý khác
nhau, chắc chắn trong số đó luôn có một tỷ lệ hạ đường máu không nhỏ.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đặc điểm và một số yếu
tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung Ương Thái
Nguyên” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm tại khoa Sơ
sinh – Cấp cứu nhi Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018-2019.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh
sớm tại khoa Sơ sinh – Cấp cứu nhi Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
năm 2018 – 2019.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm hạ đường máu sơ sinh
1.1.1. Định nghĩa hạ đường máu sơ sinh
Theo Nguyễn Công Khanh, gọi là hạ đường máu (HĐM) khi đường
máu dưới 0,4 g/l, trừ ở trẻ sơ sinh mấy ngày đầu khi đường máu dưới 0,3 g/l
với trẻ sơ sinh đủ tháng và dưới 0,2 g/l với trẻ sơ sinh thiếu tháng [6].
Trong lịch sử, người ta định nghĩa HĐM dựa vào các triệu chứng lâm
sàng nhưng không có giới hạn cụ thể như dễ kích thích, co giật, li bì. Các triệu
chứng này có giá trị hướng đến HĐM. Có nhiều cách tiếp cận chẩn đoán
HĐM khác nhau, trong đó, đặc biệt ở người lớn, bộ ba Whipple thường được
sử dụng, bao gồm: có các triệu chứng HĐM, nồng độ glucose huyết thanh
thấp và hết triệu chứng khi nồng độ glucose huyết thanh trở về bình thường.
Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng này thường không rõ ràng [40].
Có rất nhiều định nghĩa của HĐM trẻ sơ sinh, từ điển y khoa Stedman đã
định nghĩa HĐM là sự sụt giảm bất thường của glucose trong máu, các câu hỏi
đã được đặt ra là: so với cái gì hay giảm như thế nào, liên quan với những gì:
chẳng hạn như lưu lượng máu não, nồng độ hemoglobin hoặc hematocrit, mức
oxygen, tình trạng thiếu oxy hay thiếu máu cục bộ, tình trạng nhiễm khuẩn ..
Thuật ngữ HĐM cũng liên quan đến sử dụng glucose ở các mô, tế bào, cơ
quan. Thuật ngữ HĐM được định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1937 với mức
nhẹ là từ 2,2-3,3 mmol/l, vừa là 1,1-2,2 mmol/l, nặng là <1,1 mmol/l. Trải qua
70 năm và gần đây sách giáo khoa đã có nhiều định nghĩa theo các tác giả khác
nhau: theo Kalhan và Parimi định nghĩa HĐM là < 2 mmol/l, Ogata định nghĩa
HĐM là < 2 mmol/l, McGowan định nghĩa HĐM là < 2,2-2,5 mmol/l [64].
Theo Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ - American Academy Pediatrics
(AAP), HĐM sơ sinh được xác định khi đường máu của trẻ dưới 2,6 mmol/l [65].
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Trong một số tài liệu khác có đưa ra các giá trị cụ thể hơn: HĐM sơ
sinh được xác định khi glucose huyết thanh dưới 2,2 mmol/l (40 mg/dl) trong
24 giờ đầu sau sinh với những trẻ không có triệu chứng và dưới 2,5 mmol/l
(45mg/dl) với những trẻ có triệu chứng và dưới 2,8 mmol/l sau 24 giờ tuổi
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn HĐM sơ sinh theo
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em” của Bộ
Y Tế ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 7/8/2015 của Bộ
trưởng Bộ Y Tế: ngưỡng xác định HĐM chung cho trẻ sơ sinh khi Glucose
huyết thanh 2,6 mmol/l [10].
1.1.2. Vai trò glucose máu ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, não có trọng lượng rất lớn so với kích thước cơ thể. Vấn đề
chuyển hóa glucose có tương quan với trọng lượng não vì não đòi hỏi lượng
lớn glucose cho các hoạt động chức năng bình thường của nó, cũng như nồng
độ glucose ở não có quan hệ tuyến tính với nồng độ glucose huyết tương, khi
nồng độ glucose huyết tương thấp thì nồng độ glucose trong não cũng giảm
theo thậm chí bằng không, trong khi đó tế bào não không thể tổng hợp glucose
cũng như không có nguồn dự trữ glycogen, chính vì lẽ đó tổn thương não
thường dễ xảy ra [90]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các nguồn năng lượng
glucose dự trữ thường thấp ở trẻ sơ sinh non tháng, trẻ sơ sinh hạn chế tăng
trưởng trong tử cung, do những trẻ sơ sinh này có thể bị đa hồng cầu, tăng độ
nhớt máu, hạ huyết áp và giảm cung lượng tim, do đó, càng làm giảm lưu
lượng máu não và càng giảm cung cấp glucose đến não, hậu quả là tổn thương
chức năng của não cũng như thiếu oxy, thiếu máu cục bộ ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển thần kinh sau này ở trẻ.
1.1.3. Chuyển hóa glucose ở thai nhi
Trứng phát triển liên tục suốt trong 37 tuần kể từ khi thụ thai đến khi trẻ
được sinh ra. Trong giai đoạn này sự chuyển hóa của thai dựa trên tuần hoàn
nhau xảy ra một cách dễ dàng và tùy thuộc vào chất lượng của nhau, sự chuyển
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hóa này dựa trên hai loại chất dinh dưỡng chính là glucose và acid amin, trong
đó glucose là loại thức ăn cung cấp năng lượng duy nhất của thai. Nồng độ
glucose máu của thai bằng nồng độ glucose nước não tủy của mẹ, nghĩa là ≥
50% nồng độ glucose máu của mẹ. Glucose trong thai có nhiệm vụ tạo dự trữ
chất béo và glucose trong quý 3 của quá trình trưởng thành của thai.
Trong suốt thời kỳ mang thai, toàn bộ glucose của thai nhi do mẹ cung
cấp cho thông qua con đường khuếch tán qua nhau thai. Như vậy, quá trình
tổng hợp glucose trong thai nhi bình thường là không xảy ra hoặc có xảy ra
cũng rất ít, mặc dù các enzym cần cho tổng hợp glycogen ở thai nhi đã có mặt
từ tháng thứ ba của thai kỳ. Nồng độ của glucose mà não thai nhi sử dụng chỉ
thấp hơn một chút so với nồng độ glucose huyết thanh của mẹ, với nồng độ
glucose bình thường của mẹ là 70 - 90 mg/dL (3,9 - 5.0 mmol/L), chênh lệch
glucose huyết thanh trung bình của thai nhi ở với mẹ chỉ ở mức 9 mg/dL (0,5
mmol/L) [75]. Nếu nhu cầu glucose của thai nhi không được đáp ứng bởi tình
trạng HĐM của mẹ hay suy nhau thai, thai nhi có thể sử dụng chất thay thế,
chẳng hạn như các ceton có nguồn gốc từ các a xít béo. Với nguồn cung cấp
glucose thấp kéo dài, thai nhi phát triển sản xuất con đường riêng, đầu tiên là
quá trình phân giải glycogen và sau thời gian dài quá trình tổng hợp glycogen
thiếu hụt gây những thay đổi phức tạp trong quá trình chuyển hóa glucose của
thai nhi, dẫn đến thai nhi chậm phát triển trong tử cung và hậu quả là những
thay đổi trong chuyển hóa glucose ở trẻ sơ sinh sau sinh mà hay gặp là HĐM
sau sinh. Ngược lại ở thai nhi được cung cấp quá nhiều glucose sẽ có hiện
tượng cường insulin thứ phát từ trong tử cung. Insulin và glucagon không qua
nhau thai. Nồng độ insulin tăng dần theo thời gian trong khi nồng độ glucagon
vẫn ở mức thấp. Trong suốt thai kỳ, khi nhau thai trưởng thành, insulin không
ảnh hưởng glucose hấp thu từ phía mẹ. Hầu hết sự lắng đọng glycogen của thai
nhi xảy ra nửa sau của thai kỳ. Việc vận chuyển đầy đủ glucose từ mẹ sang con
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
được đánh giá bởi lưu lượng máu ở cuống rốn vì không có sự khác biệt về mức
độ protein vận chuyển glucose trong nhau thai [69].
1.1.4. Chuyển hóa glucose ở trẻ sơ sinh
Thời kỳ sơ sinh là thời kỳ bắt đầu cuộc sống bên ngoài từ lúc sinh ra
đến 4 tuần tuổi. Thường được chia làm 2 giai đoạn đó là giai đoạn sơ sinh
sớm (ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 sau sinh), giai đoạn sơ sinh muộn (từ ngày
thứ 8 đến ngày 28 sau sinh) [4].
Có rất nhiều yếu tố tác động vào lúc sinh tạo sự chuyển tiếp hài hòa từ
cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ trong môi trường nước ối trong
tử cung sang một cuộc sống độc lập bên ngoài. Sự chuyển tiếp đó có 4 sự kiện
cơ bản xảy ra đối với đứa trẻ:
+ Sự thay đổi về hệ thống tuần hoàn
+ Sự thành lập một hệ hô hấp có hiệu lực
+ Thận đảm bảo điều hòa môi trường bên trong cơ thể trẻ
+ Cơ thể trẻ phải tự điều hòa thân nhiệt.
Như vậy, một trẻ sơ sinh muốn tồn tại bằng hoạt động của chính cơ
thể thì cần phải có một sự thích nghi tốt. Để cho giai đoạn chuyển tiếp này
được điều hòa cần phải có các hoạt động: về hô hấp (phổi bắt đầu hoạt
động để tự cung cấp oxy), tuần hoàn (vòng tuần hoàn khép kín thay thế
vòng tuần hoàn nhau - thai), máu (thay HbF của bào thai thành HbA1,
giảm số lượng hồng cầu), tự điều hòa thân nhiệt, tự điều hòa mức đường
máu trong giới hạn bình thường (vào lúc sinh, sự cung cấp dinh dưỡng qua
nhau thai bị gián đoạn đột ngột, để duy trì đường máu phải có sự phân hủy
glycogen ở gan, được thay thế nhanh chóng bằng sữa khi cho bú), cũng
như các bộ phận khác như tiêu hoá, thận, thần kinh... đều chưa hoàn thiện,
nhưng nó biến đổi rất nhanh, đặc biệt trong tuần đầu đời sống.
Glucose chủ yếu do mẹ cung cấp qua nhau thai, khả năng dự trữ
chất này dưới dạng glycogen chỉ có sau 35 tuần tuổi thai. Trẻ sinh non
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
trước thời gian này hầu như không có glycogen hoặc dưới 10g%, trong khi
đó ở trẻ đủ tháng lượng glycogen dự trữ 34g%. Theo nghiên cứu của
Kayiran, khi kiểm tra nồng độ glucose ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh cũng đã nhận
thấy rằng lượng glucose trong máu tăng dần cùng với sự tăng của tuổi thai, sự
khác biệt có ý nghĩa về nồng độ glucose trung bình giữa các nhóm tuổi 36-37
tuần, 38-39 tuần và ≥ 40 tuần [52].
Sự vận chuyển glucose từ mẹ sang thai nhi theo cơ chế khuếch tán dễ
dàng theo cả hai phía. Lượng đường cung cấp chỉ sử dụng cho thai khoảng
40-50%, còn lại để nhau thai sử dụng cho các phản ứng oxy hóa, vận chuyển,
chuyển hóa đường, do có sự liên quan trao đổi qua lại giữa đường máu mẹ và
đường máu thai nhi nên nồng độ đường máu thai nhi luôn giữ ở mức 70-80%
máu mẹ. Glucose khuyếch tán từ máu mẹ sang con dự trữ dưới 2 dạng chính:
+ Glycogen ở gan, cơ tim: Bắt đầu từ tuần thứ 36.
+ Mỡ dưới da và nơi khác: Bắt đầu từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 30.
Sau khi sinh nguồn cung cấp glucose cho trẻ sơ sinh bị gián đoạn đột
ngột và nồng độ glucose trong máu giảm, hiện tượng này là phổ biến và là
sinh lý bình thường cần thiết để kích hoạt chức năng sản xuất glucose ở trẻ sơ
sinh. Những thay đổi hormon và chuyển hóa khi sinh tạo điều kiện thích nghi
cho trẻ sinh ra sau này. Nồng độ catecholamine tăng rõ rệt khi sinh và cùng
với glucagon kích hoạt quá trình phosphoryl hóa glycogen tại gan và quá
trình phân giải glycogen tại gan. Sự tăng tiết cortisol kích thích glucose-6-
phosphatase tại gan hoạt động và giải phóng glucose ở gan. Tăng
catecholamine cũng kích thích sự phân giải lipid, cung cấp năng lượng (ATP)
và cùng yếu tố (NADPH) tăng cường hoạt động của các enzyme chịu trách
nhiệm tổng hợp glycogen [65]. Nồng độ đường máu sau sẽ giảm dần trong
vòng 1-3 giờ sau khi sinh và nồng độ đường máu sẽ tự tăng dần lại sau giai
đoạn này. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, nồng độ đường máu ở các thời
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
điểm 3 giờ đầu sau sinh, từ 3 đến 24 giờ đầu sau sinh và sau 24 giờ đầu sau.
sinh hiếm khi nào giảm tương ứng dưới 35 mg/dl, 40 mg/dl và 45 mg/dl [80]
Trong những ngày đầu năng lượng được cung cấp chủ yếu dựa vào
các dự trữ đường, quan trọng nhất là phản ứng của tụy tiết ra glucagon có lợi
cho nội tiết để nồng độ đường trong máu có thể được duy trì. Các enzyme
tham gia sản xuất đường cũng tăng mạnh sau khi sinh đảm bảo nồng độ
đường cần thiết cho các hoạt động sống ngoài tử cung, bên cạnh đó nồng độ
insulin cũng giảm dần theo giờ tuổi trung bình 1,17mU/l trong 12 giờ đầu
sau sinh xuống còn 1,03mU/l trong 12-24 giờ sau sinh [31]. Cơ chế này có
thể giải thích một số nguyên nhân HĐM sơ sinh dựa trên những thay đổi
không phù hợp trong tiết hormon và không có các nguồn dự trữ ở dạng
glycogen ở gan, cơ, nguồn acid amin để sản xuất đường và nguồn lipid cần
cho sự chuyển hóa thành các acid béo.
1.1.5. Điều hòa glucose máu ở trẻ sơ sinh
Khi sinh, nồng độ glucose trong máu tĩnh mạch rốn ở vào khoảng
60%-80% nồng độ glucose trong máu tĩnh mạch mẹ. Sự sụt giảm nhanh
chóng lượng glucose trong máu diễn ra trong khoảng từ 30-60 phút sau sinh
và sau đó là ổn định dần trong khoảng 2-4 giờ sau sinh. Nồng độ glucose
máu tăng sau 48 giờ đầu của cuộc sống và tương tự với nồng độ glucose
máu ở 72-96 giờ tuổi [17].
Nồng độ glucose máu luôn được ổn định nhờ các yếu tố sau:
Thứ nhất là điều hòa đường máu do gan: Do gan có tính chất thấm
glucose dễ dàng hơn các mô khác, có khả năng tân tạo đường, cân bằng giữa
quá trình thoái hóa, tổng hợp glycogen tại gan nhờ vào enzym glucose-6-
phosphatase (enzyme này không có ở các mô khác) giải phóng glucose vào
máu, cung cấp glucose cho não, cơ và các mô khác sử dụng. Khi mức glucose
máu tăng sự giải phóng glucose máu ngưng lại và ở mức cao thì gan tăng
cường sử dụng glucose.
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Thứ hai là điều hòa đường máu do hormon: Hormon insulin do tụy tiết
ra gây HĐM do tăng sử dụng glucose trong tế bào, tăng quá trình đường phân
và ức chế quá trình tân tạo đường. Các hormon adrenalin, glucagon… làm
tăng đường máu do làm tăng quá trình phân ly glycogen thành glucose và
giảm tổng hợp glycogen từ glucose.
1.1.6. Phân mức hạ glucose máu sơ sinh
Hạ đường máu sơ sinh là một tình trạng cấp cứu cần được xử trí kịp
thời, những trẻ có nguy cơ HĐM cần phải kiểm tra glucose máu trong 2
giờ đầu sau sinh để có kế hoạch đối phó xử trí kịp thời.
Có thể chia thành 2 mức HĐM như sau:
+ Mức đường máu nặng: < 25mg/dl ( 1,1mmol/l)
+ Mức đường máu < 47mg/dl nhưng ≥ 25mg/dl .
1.1.7. Triệu chứng của hạ đường máu sơ sinh
Hạ đường máu ở trẻ sơ sinh hay gặp nhưng thường không có triệu
chứng. Trẻ có các triệu chứng chủ yếu liên quan đến suy giảm chức năng các
cơ quan cần thiết phải được sàng lọc và điều trị sớm, điều này rất có ý nghĩa
trong việc ngăn chặn các tổn thương thần kinh vì khi đã có triệu chứng, thì
tổn thương thường đã nặng và có thể có di chứng thần kinh [19].
- Các biểu hiện của tình trạng tăng catecholamin do HĐM như xanh tái,
vã mồ hôi, các triệu chứng do tổn thương tim mạch: tăng nhịp tim, hạ huyết
áp, và suy tim.
- Triệu chứng của giảm đường tới mô tế bào thần kinh bao gồm: ngưng
thở, co giật, hay li bì, là những triệu chứng HĐM rất nặng đòi hỏi phải điều trị
cấp cứu ngay tức thì. Có khoảng 30% trẻ này sẽ có những di chứng bất
thường về hệ thần kinh kể cả chậm phát triển tinh thần rất nặng nề. Theo
nghiên cứu của Wong và cộng sự năm 2013 trên những trẻ có tổn thương
thiếu máu - oxy não, khi so sánh với tỷ lệ hạ glucose máu, MRI có giá trị tiên
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đoán dương là 82% và giá trị tiên đoán âm là 78%, có 34% trẻ sơ sinh có biểu
hiện HĐM trên lâm sàng trước khi chụp MRI [83].
Triệu chứng của HĐM thường không đặc hiệu và có thể đó là biểu hiện
của các bệnh lý nhiễm khuẩn nặng ở trẻ sơ sinh như: Dễ kích thích, giảm cử
động, bú kém, hạ thân nhiệt, li bì, rung cơ, giảm trương lực cơ, co giật, ngủ
lịm, chậm nhịp tim, ngưng tim, ngưng thở. Nghiên cứu của Sikandar Ali
Bhand và cộng sự cho thấy, 38% có biểu hiện dễ kích thích, 23% xanh tím,
32% rối loạn thân nhiệt và 25% li bì [25].
Trên thực tế lâm sàng, HĐM sơ sinh thường không có triệu chứng, tuy
nhiên nếu trẻ được sàng lọc, phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm được nhiều
biến chứng do HĐM gây ra. Việc điều trị HĐM sơ sinh cũng không phải là
một vấn đề khó, hầu như chỉ cần truyền glucose ưu trương có thể hết HĐM
trừ những trường hợp HĐM dai dẳng cần thiết phải điều trị chuyên sâu tùy
theo nguyên nhân gây HĐM, cũng như theo khuyến cáo của AAP việc cho trẻ
bú mẹ sớm cùng với da kề da làm giảm nguy cơ HĐM ở trẻ sơ sinh sớm.
1.2. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu sơ sinh
1.2.1. Nguyên nhân hạ đường máu sơ sinh
Nguyên nhân gây HĐM ở trẻ sơ sinh là do dự trữ glycogen và lipid rất
ít. Tổ chức não khi trưởng thành sử dụng nhiều đường nên đường sẽ giảm rất
nhanh, chuyển hóa và tiêu thụ oxy cũng tăng trong mọi cơ quan tổ chức, trong
khi tụy sản xuất insulin nhiều, tuyến thượng thận phản ứng kém,
catecholamine máu lại không tăng nên đường càng giảm cùng với đó có đồng
vận mạnh về chuyển hóa protid, TSH tăng cao mà năng lượng lại thấp nên
càng dễ bị giảm glucose máu. Chính vì vậy những trẻ HĐM có thể bị HĐM
tái phát.
Từ lâu, cường insulin được coi là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến
HĐM ở giai đoạn sơ sinh. Tình trạng này xảy ra ngay sau khi sinh nhưng
cũng có thể xảy ra ở ngoài giai đoạn sơ sinh do giảm số lượng bữa ăn trong
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ngày. Tình trạng này được biểu hiện bằng mức độ insulin và C-peptide không
phù hợp tương ứng với mức glucose huyết tương, giảm nồng độ axit béo tự
do, beta-hydroxybutyrate và protein gắn yếu tố tăng trưởng insulin 1 (do IGF
ức chế sao chép gen -BP1 bằng insulin). Cường insulin được phân thành hai
loại: thoáng qua và dai dẳng.
HĐM cũng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật đường tiêu hóa, . Điều
này được ghi nhận là do giải phóng quá nhiều glucagon kiểu peptide-1 dẫn
đến bài tiết insulin quá mức.
HĐM cũng có thể liên quan đến đái tháo đường thai kỳ và việc điều
trị của mẹ. Các kỹ thuật mới giúp hỗ trợ phát hiện và ngăn ngừa tình trạng
này, bao gồm cả máy theo dõi glucose máu liên tục. Nó cũng quan trọng
để loại trừ suy thượng thận nếu trẻ mắc tiểu đường tuýp 1 bị HĐM kéo
dài. Suy thượng thận có thể liên quan đến bệnh tiểu đường type 1 vì thiếu
cortisol có liên quan đến tăng độ nhạy insulin.
Các nguyên nhân khác gây HĐM do cường insulin như do thuốc (thuốc
chẹn beta, thuốc hạ áp đường uống, thuốc kháng vi-rút hoặc thuốc chống loạn
nhịp tim). Cường insulin cũng có thể liên quan đến hội chứng Beckwith
Wiedemann, hội chứng Kabuki, hội chứng Costello và hội chứng Turner.
Bệnh dự trữ glycogen bao gồm các rối loạn liên quan đến khiếm
khuyết của các enzyme có liên quan đến vận chuyển glucose, tổng hợp
glycogen và phân giải glycogen.
Rối loạn bẩm sinh glycosyl hóa: do khiếm khuyết glycosyl hóa và
có thể xuất hiện với nhiều loại và đặc điểm kiểu hình trong đó type 1b
liên quan đến sự thiếu hụt phosphomannose isomerase với đặc trưng gây
HĐM [40]
Các nguyên nhân do giảm sản xuất / dự trữ glycogen [6] hay gặp
như: non tháng, thai chậm phát triển trong tử cung (15% HĐM), nhập năng
lượng không thích hợp, cho ăn muộn sau sinh.
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Các nguyên nhân do tăng sử dụng và / hoặc giảm sản xuất glucose
hay gặp như: nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS), sốc, ngạt, hạ thân nhiệt, suy hô
hấp (SHH), các rối loạn chuyển hóa carbohydrate (bệnh dự trữ glycogen,
bất dung nạp fructose, galactosemie), thiếu nội tiết tố (suy thượng thận,
giảm các hormon vùng dưới đồi, suy tuyến yên bẩm sinh, thiếu glucagon,
thiếu epinephrine), rối loạn chuyển hóa amino acid, trẻ lớn cân so với tuổi
thai, mẹ tiểu đường, tăng sản tế bào β tụy, cường insulin khu trú hoặc lan
tỏa, sơ sinh tăng đáp ứng tạm thời quá mức, hội chứng Beckwith-
Weideman (macrosomia, lưỡi to, đầu nhỏ, thoát vị rốn, HĐM và lớn tạng
đặc), tuốc dùng cho mẹ: chloropamide (diabenese), lợi tiểu thiazide, beta-
giao cảm (terbutalin), thuốc ức chế β (labetalol, propranolol), truyền dịch
ưu trương trong chuyển dạ, catheter động mạch rốn sai vị trí, ngưng đột
ngột dịch truyền glucose nồng độ cao, sau thay máu.
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu sơ sinh sớm
- Về phía con:
+ Trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai < 2500gr
+ Trẻ đẻ non
+ Trẻ già tháng
+ Trẻ > 4000gr
+ Trẻ sinh đôi
+ Trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS)
+ Trẻ bị ngạt
+ Trẻ hạ thân nhiệt
+ Trẻ truyền thay máu
+ Các hội chứng bẩm sinh (ví dụ, Beckwith-Wiedemann) và các dị
tật bẩm sinh (ví dụ, dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt, dương vật nhỏ,…) [50].
+ Trẻ mắc một số bệnh lý giai đoạn sơ sinh như: vàng da tăng
Billirubin tự do (VDTBTD), đa hồng cầu sơ sinh (ĐHCSS), SHH,….
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Trẻ bú sữa mẹ muộn sau khi sinh (sau 1 giờ sau sinh): sữa mẹ và sữa
công thức có thể giúp làm ổn định đường máu ở trẻ có mẹ bị tiểu đường và
ngăn ngừa HĐM. Trong khi sữa công thức có sẵn và được sử dụng thường
xuyên thì sữa mẹ thường ít được quan tâm sử dụng khi mẹ có tiểu đường, dẫn
đến những biến chứng cho trẻ sơ sinh bệnh lý có mẹ tiểu đường trong thai kỳ.
Bên cạnh đó, cũng nhiều lý do khiến trẻ không được bú sữa mẹ như: điều kiện
sống thấp, béo phì, mẹ hút thuốc, trình độ dân trí thấp, sinh non, trẻ bị tách mẹ
cũng dẫn tới những biến chứng của tiểu đường thai kỳ. Lợi ích của việc bú
sữa mẹ sớm đối với trẻ cũng như mẹ đã khiến sữa mẹ trở thành lựa chọn hàng
đầu, đặc biệt với trẻ có mẹ tiểu đường thai kỳ [28].
Bác sĩ lâm sàng cần chẩn đoán và kiểm soát HĐM, thúc đẩy việc ăn sữa
mẹ tránh việc trẻ phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt cũng như ngăn việc tăng
đường máu do sự mất ổn định đường máu và các biến chứng thần kinh sau
này [16].
– Về phía mẹ:
+ Mẹ bị đái tháo đường
+ Mẹ tăng cân quá mức
+ Mẹ được truyền glucose trong quá trình chuyển dạ (QTCD)khi
sinh hay sử dụng các thuốc chống HĐM có nguy cơ bị HĐM khi sinh [91].
+ Mẹ dùng thuốc propranolon, cocain, amphetamin
+ Mẹ có sốt trong QTCD [32].
Nghiên cứu của Kamath và cộng sự trên 672 bà mẹ mang đơn thai
và được chỉ định mổ lấy thai cho thấy, việc mổ lấy thai (MLT) làm tăng
nguy cơ trẻ phải nhập viện vì HĐM [51].
1.2.3. Liên quan hạ đường máu với phân loại sơ sinh
1.2.3.1. Phân loại sơ sinh
Mục đích của phân loại sơ sinh là để có kế hoạch chăm sóc và tầm soát
sớm bệnh lý của từng loại sơ sinh giúp điều trị sớm nhằm hạn chế tử vong sơ
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
sinh. Từ năm 1963 Luchenco đã phân loại sơ sinh dựa vào cân nặng theo tuổi
thai, tuổi thai được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn sản khoa hoặc dựa vào hình
thái nhi khoa theo Varrier Farr. Ngày nay Tổ chức y tế thế giới (World Health
Organization – WHO) đã dùng phân loại của Luchenco làm tiêu chí để phân
loại sơ sinh. Phân loại sơ sinh theo WHO như sau [4]:
Sơ sinh đủ tháng (SSĐT)
– Tiêu chuẩn chẩn đoán:
+ Tuổi thai từ 37 tuần – 41 tuần 6 ngày.
– Dựa vào cân nặng so với tuổi thai có thể phân thành 3 loại:
+ Sơ sinh đủ tháng cân nặng tương ứng so với tuổi thai
+ Sơ sinh đủ tháng cân nặng thấp so với tuổi thai
+ Sơ sinh đủ tháng cân nặng lớn so với tuổi thai
Sơ sinh non tháng (SSNT)
– Tiêu chuẩn chẩn đoán:
+ Tuổi thai từ < 37 tuần
- Các mức độ non tháng: Có 3 mức độ non tháng theo tuổi thai:
+ Loại cực non: SSNT < 28 tuần
+ Loại rất non: SSNT 28 - 33 tuần
+ Loại non tháng: SSNT > 33 – 37 tuần.
– Dựa vào cân nặng so với tuổi thai có thể phân thành:
+ Sơ sinh non tháng cân nặng tương ứng với tuổi thai < 28 tuần, 28
- 32 tuần
+ Sơ sinh non tháng 33-37 tuần cân nặng tương ứng với tuổi thai
+ Sơ sinh non tháng 33-37 tuần cân nặng thấp hơn so với tuổi thai
+ Sơ sinh non tháng 33-37 tuần cân nặng lớn hơn so với tuổi thai
Sơ sinh già tháng
- Tiêu chuẩn chẩn đoán:
+ Tuổi thai ≥ 42 tuần.
+ Và /hoặc Da bong khi miết nhẹ hoặc bong tự nhiên, rốn héo vàng
hoặc xanh thẩm, hoặc móng tay, móng chân dài vàng hoặc xanh.
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 1.1. Phân độ già tháng Cliffort
Độ già tháng
Độ 1
Độ 2
Độ 3
Da bong
Khi miết
Bong tự nhiên Bong từng mảng nhiều vị trí
Cuống rốn
Héo
Vàng úa
Xanh thẫm phân su
Móng tay
móng chân
Dài
Dài, vàng
Dài, xanh thẫm màu phân su
- Dựa vào cân nặng so với tuổi thai có thể phân thành 3 loại:
+ Sơ sinh già tháng cân nặng tương ứng so với tuổi thai
+ Sơ sinh già tháng cân nặng thấp so với tuổi thai
+ Sơ sinh già tháng cân nặng lớn so với tuổi thai
Theo Nguyễn Công Khanh, thời kỳ sơ sinh có thể chia làm hai giai
đoạn là: Thời kỳ sơ sinh sớm (7 ngày đầu sau sinh) và thời kỳ sơ sinh muộn
(từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 28 sau sinh) [4]. Trong đó, hạ đường máu ở thời
kỳ sơ sinh sớm thường không có triệu chứng và được coi là hệ quả của sự
thích nghi với cuộc sống bên ngoài [26]. Nghiên cứu của Zhou và cộng sự
năm 2015 trên 668 trẻ sơ sinh cho thấy, tỷ lệ hạ đường máu ở nhóm trẻ sơ
sinh dưới 7 ngày tuổi là 21,1%, ở nhóm trẻ từ 8 đến 14 ngày tuổi và trên 14
ngày tuổi, tỷ lệ này lần lượt là 3% và 1,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
lớn theo biến ngày tuổi (χ2 = 41,1; p < 0,001), tỷ lệ hạ đường máu trong vòng
bảy ngày tuổi cao hơn hẳn so với nhóm từ 8 đến 14 ngày tuổi và trên 14 ngày
tuổi) có ý nghĩa thống kê với lần lượt (χ2 = 18,3; p < 0,001) và (χ2 = 10,9; p <
0,001), trong khi đó không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm từ
8 đến 14 ngày tuổi và trên 14 ngày tuổi. Điều này gợi ý rằng, hạ đường máu
hầu như chỉ xảy ra ở giai đoạn sơ sinh sớm [86].
1.2.3.2. Sơ sinh đủ tháng và hạ đường máu
Trẻ khi còn trong bụng mẹ nhận được sự cung cấp glucose liên tục từ
mẹ qua nhau thai, sau khi sinh ra, sự cung cấp này bị dừng đột ngột, do đó
trẻ phải tự cung cấp glucose cho chính mình cho đến khi được bữa ăn, bữa
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
bú đầu tiên. Trong thời gian này, có thể xảy ra các đợt HĐM. Đối với trẻ sơ
sinh đủ tháng khỏe mạnh, thì các chức năng giúp điều chỉnh đường máu
gần như là hoàn chỉnh do đó không cần can thiệp vào quá trình cho trẻ bú
tự nhiên ở nhóm này. AAP và WHO khuyến cáo nên sàng lọc đường máu
cho nhóm trẻ nguy cơ và có triệu chứng tuy nhiên không cần thiết sàng lọc
đường máu thường quy cho tất cả các trẻ sơ sinh. Dù vậy, vẫn có những ý
kiến lo ngại về việc HĐM không có triệu chứng mà không được phát hiện
sẽ để lại di chứng thần kinh. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng di chứng
thần kinh sau HĐM có tỷ lệ 35% ở nhóm có triệu chứng và lên tới 20% ở
nhóm không có triệu chứng. Nguyên nhân có thể do nguyên phát, cho trẻ
bú sai, trẻ không ngậm bắt được núm vú, do mẹ sử dụng an thần hay đau
sau đẻ và không cho trẻ bú sớm. Những vấn đề này xảy ra cả ở trẻ sơ sinh
đủ tháng khỏe mạnh và bệnh lý [66].
Nghiên cứu Edwin Dias và Sandeep Gada năm 2014 trên 100 trẻ sơ
sinh khi đo đường máu vào các thời điểm 0, 3, 6, 12, 24 giờ sau đẻ, nồng độ
glucose trong máu thấp nhất ở 0 giờ và 6 giờ và đạt tối đa ở 24 giờ. Khi mới
sinh, mức đường máu trung bình thấp nhất ở nhóm trẻ sơ sinh 34-36 tuần và
40-42 tuần. Tuy nhiên, sau 3 giờ, mức đường huyết trung bình tăng lên ở trẻ
sơ sinh 34-36 tuần, nhưng vẫn thấp ở trẻ sơ sinh 40-42 tuần. Điều này tương
đồng với các nghiên cứu khác, nơi trẻ sinh non có nồng độ glucose trong máu
trung bình thấp hơn trong vài giờ đầu sau sinh so với trẻ đủ tháng [34].
1.2.3.3. Sơ sinh non tháng và hạ đường máu
Trẻ sinh non bị hạn chế cả nguồn cung cấp cũng như dự trữ năng lượng
để chuyển hóa cacbonhydrate. Thêm vào đó, các cơ quan tham gia điều hòa
và chuyển hóa năng lượng như gan, tụy, não và các tuyến nội tiết đều chưa
phát triển hoàn chỉnh. Do đó, HĐM ở trẻ sơ sinh non tháng phổ biến hơn so
với trẻ sơ sinh đủ tháng. HĐM cũng hay gặp hơn ở trẻ sơ sinh nhỏ hơn tuổi
thai và trẻ bị ngạt chu sinh [84]. Trẻ sinh non có nguy cơ lớn phát triển thành