BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
NGUYỄN XUÂN TÙNG
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƯ VỐN VÀO CÔNG TY
CON, CÔNG TY LIÊN KẾT CỦA TẬP
ĐOÀN KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VIÊN THẾ GIANG
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………….
1
Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VỐN TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ …………………………
6
1.1.TỔNG QUAN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ ………………………..
6
1.1.1.Khái niệm tập đoàn kinh tế ……………………………………………………………………..
6
1.1.2.Đặc điểm của tập đoàn kinh tế …………………………………………………………………
8
1.1.3.Vai trò của tập đoàn kinh tế trong nền kinh tế thị trường …………………………..
13
1.1.4.Các hình thức đầu tư vào công ty con, công ty liên kết của tập đoàn kinh tế
..
17
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT CỦA TẬP ĐOÀN
KINH TẾ …………………………………………………………………………………………………….
22
1.2.1.Sự cần thiết của kiểm soát hoạt động đầu tư vào công ty con, công ty liên kết
của tập đoàn kinh tế
………………………………………………………………………………………
22
1.2.2.Thẩm quyền kiểm soát hoạt động đầu tư vào công ty con, công ty liên kết của
tập đoàn kinh tế ……………………………………………………………………………………………
25
1.2.3.Phương thức kiểm soát hoạt động đầu tư vào công ty con, công ty liên kết của
tập đoàn kinh tế ……………………………………………………………………………………………
27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ VỐN CÔNG TY MẸ VÀO CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT TRONG
TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
…………………………………………………………
32
2.1.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH TRONG TẬP
ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC ……………………………………………………………………..
32
2.1.1.Cơ cấu tổ chức trong tập đoàn kinh tế nhà nước……………………………………… 32
2.1.2.Quyền hạn và trách nhiệm của công ty mẹ với công ty con và công ty thành
viên …………………………………………………………………………………………………………….
35
2.1.3.Kiểm soát nội bộ trong tập đoàn kinh tế nhà nước ……………………………………
38
2.2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TẬP
ĐOÀN KINH TẾ …………………………………………………………………………………………
39
2.2.1.Những biện pháp quản lý và giám sát áp dụng chung cho tập đoàn kinh tế tại
Việt Nam …………………………………………………………………………………………………….
39
2.2.2.Thực trạng quản lý và giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước ……………..
46
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KIỂM
SOÁT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY MẸ VÀO CÔNG TY CON,
CÔNG TY LIÊN KẾT TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ……………………………………
49
3.1.KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………..
49
3.1.1.Hoàn thiện pháp luật phải đặt trong tổng thể hoàn thiện pháp luật về tài chính,
kế toán, kiểm toán ………………………………………………………………………………………..
49
3.1.2.Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hoạt động đầu tư của tập đoàn kinh tế phải
đảm bảo quyền tự do kinh doanh và môi trường cạnh tranh lành mạnh
……………….
49
3.2.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
…………………………………………………
50
3.2.1.Tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật để tạo hành lang pháp lý an toàn cho
các tập đoàn kinh tế hoạt động. ……………………………………………………………………..
50
3.2.2.Đổi mới cơ chế quản lý, giám sát tập đoàn kinh tế
……………………………………
55
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………
59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Xuân Tùng – là học viên lớp Cao học
Khóa 26 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật
học với đề tài “Pháp luật về kiểm soát hoạt động đầu tư vốn vào
công ty con, công ty liên kết của các tập đoàn kinh tế ở Việt
Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày
trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân
tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong
Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa
học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn
nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông
tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và
trung thực.
Học viên thực hiện
NGUYỄN XUÂN TÙNG
1
LỜI MỞ ĐẦU
—
1.
Lý do chọn đề tài
Trải qua nhiều năm, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước phát triển,
nhưng vẫn còn nhỏ về quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, năng lực
cạnh tranh còn hạn chế. Do đó, Nhà nước đã có chủ trương hình thành các tập đoàn
kinh tế quy mô lớn nhằm mục tiêu là để tổ chức kinh tế này trở thành đầu tàu dẫn
dắt thị trường, định hướng nền kinh tế, giúp Chính phủ thực hiện các kế hoạch,
nhiệm vụ điều tiết kinh tế – xã hội đã đề ra.
Tuy nhiên, các chính sách của nhà nước đối với tập đoàn kinh tế còn bất
cập; các quy định về tập đoàn kinh tế chưa đầy đủ, thiếu hệ thống và có nhiều
khoảng trống pháp luật. Tình trạng này đã gây ra không ít khó khăn cho hoạt động
của tập đoàn kinh tế cũng như công tác quản lý, kiểm soát đầu tư vốn vào công ty
con, công ty liên kết của tập đoàn kinh tế, làm giảm động lực và trách nhiệm của
các tập đoàn kinh tế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của nhà đầu
tư. Bên cạnh đó, nhu cầu thực hiện liên kết đầu tư tạo thành tổ hợp, kinh doanh đa
ngành đã trở thành nhu cầu cần thiết, thể hiện qua hoạt động đầu tư vào công ty con,
công ty liên kết của tập đoàn kinh tế để tạo thành một tổ hợp vững mạnh trong lĩnh
vực tài chính, bất động sản, viễn thông, vận tải, chứng khoán, ngân hàng, v.v..
Điều đó đã làm cho công tác quản lý, kiểm soát của Nhà nước về các lĩnh
vực này khó khăn hơn, làm hạn chế sự phát triển quốc gia, gây thất thoát ngân sách,
tạo ra những hệ lụy phức tạp cho xã hội. Do vậy, việc nghiên cứu làm rõ tính pháp
lý về kiểm soát hoạt động đầu tư vốn của các tập đoàn kinh tế là việc hết sức cần
thiết trong xu thế phát triển kinh tế thị trường như hiện nay.
Trên cơ sở đó, việc xây dựng pháp luật tạo cơ sở để cho việc kiểm soát hoạt
động đầu tư vốn của tập đoàn kinh tế là nội dung cầu cấp thiết, do vậy, tôi chọn đề
tài “Pháp luật về kiểm soát hoạt động đầu tư vốn vào công ty con, công ty liên kết
của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” để làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2.
Tình hình nghiên cứu
Tập đoàn là loại hình phức tạp nên cần phân tích, làm rõ cơ sở pháp lý liên
quan đến hoạt động của tập đoàn, xem xét các quy định hiện hành đối với hoạt
động của tập đoàn, so sánh với hoạt động thực tiễn để phân tích những mặt được
và hạn chế. Các quy định pháp lý về công tác kiểm soát hoạt động đầu tư vốn của
2
tập đoàn kinh tế được quy định tại Luật quản lý vốn Nhà nước, Luật Doanh
nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Kiểm toán, và các văn bản luật khác.
Luận văn tập trung thu thập tài liệu các nội dung về mô hình tập đoàn, cơ
chế quản lý, giám sát hoạt động đầu tư vốn của công ty mẹ vào công ty con, công ty
liên kết trong tập đoàn kinh tế dựa trên các báo cáo tài chính (được bảo đảm bằng
kết quả kiểm toán) và kết hợp nguồn thông tin khác (các báo cáo kiểm soát; các
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, v.v..). Trên cơ sở
này, tác giả cũng sẽ tổng luận theo các nội dung chính như trên.
Nghiên cứu của các tác giả trong nước:
Hiện nay, đã có một số nghiên cứu liên quan đến tập đoàn kinh tế cũng như
hoạt động kiểm soát đầu tư vốn của tập đoàn kinh tế trên các phương diện khác
nhau. Mỗi công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau và mới chỉ giải
quyết được một phần liên quan đến tập đoàn kinh tế.
Đề cập đến các lý luận và thực tiễn phát triển tập đoàn kinh tế thì đã có
nhiều công trình nghiên cứu như:
Sách tham khảo:
– Nguyễn Đình Phan và cộng sự , 1996. Thành lập và quản lý các tập đoàn
kinh doanh ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. Đây là tác phẩm có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình nghiên cứu về mô hình tập đoàn kinh tế;
– Vũ Huy Từ, 2002. Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia. Cuốn sách giải quyết nhiều nội dung quan trọng
liên quan đến mô hình tập đoàn kinh tế. Như khái niệm tương đối đầy đủ về “Tập
đoàn kinh tế” và cũng phân tích một số đặc điểm cơ bản về tập đoàn kinh tế;
– Bùi Văn Huyền, 2008. Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt
Nam, NXB Chính trị quốc gia. Cuốn sách có ba nội dung cơ bản: cơ sở lý luận và
thực tiễn để hình thành phát triển các tập đoàn kinh tế, thực trạng hoạt động của một
số tổ hợp kinh doanh theo hướng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, quan điểm và giải
pháp phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
Đề tài khoa học: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007. Xu thế hình thành tập đoàn
kinh tế ở Việt Nam, Hà Nội, tháng 4 năm 2007. Đề tài khoa học này là một nội dung
quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ, chủ trì soạn thảo
những quy định pháp luật về tập đoàn kinh tế.
3
Luận án tiến sĩ:
– Trịnh Ngọc Tuấn, 2013. Tăng cường hoạt động giám sát của quốc hội đối
với các tập đoàn kinh tế nhà nước, Luận án tiến hành nghiên cứu về xây dựng
khung lý thuyết cho phân tích hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn
kinh tế nhà nước và đánh giá thực trạng giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn
kinh tế nhà nước;
– Vũ Phương Đông, 2015. Những vấn đề pháp lý về tập đoàn kinh tế tại Việt
Nam, Luận án tiến hành nghiên cứu về vấn đề pháp lý về mô hình tập đoàn kinh tế
để từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp hoàn thiện quy định pháp luật về tập
đoàn kinh tế tại Việt Nam;
– Vũ Thị Nhung, 2016. Pháp luật về kiểm soát vốn tại doanh nghiệp có
100% vốn nhà nước, Luận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến
hoạt động kiểm soát vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
phân tích rõ thực trạng các quy định pháp luật về vấn đề này; luận án đề xuất một
số giải pháp pháp lý nhằm tăng cường hiệu quả của công tác kiểm soát vốn nhà
nước tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nhà nước.
Bài viết đăng trên tạp chí và báo cáo, hội thảo khoa học:
– Nguyễn Ngọc Bích, 2007. Tập đoàn: tổ chức và điều hành, Thời báo kinh
tế Sài Gòn số 34, 2007. Bài tạp chí đưa ra khái niệm về tập đoàn, xác định bản chất
tập đoàn không phải là một khái niệm pháp lý mà chỉ là một tên gọi.
– Viên Thế Giang, 2017. Pháp luật về xây dựng và quản lý tập đoàn tài
chính ở Việt Nam: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện. Hội thảo khoa học:
Xây dựng và quản lý tập đoàn tài chính ở Việt Nam, trang 11-20. Nhà xuất bản
Kinh tế Tp.HCM, tháng 04 năm 2017.
– Võ Thị Mỹ Hương, 2017. Xây dựng và quản lý tập đoàn tài chính ở Việt
Nam nhìn từ góc độ pháp luật giám sát tài chính. Hội thảo khoa học: Xây dựng và
quản lý tập đoàn tài chính ở Việt Nam, trang 79-86. Nhà xuất bản Kinh tế Tp.HCM,
tháng 04 năm 2017.
Sách nước ngoài:
Lincoln James R, Hikino Takashi, Colpan Asli (2010), The Oxford of
Handbook of Business Group (Cẩm nang về tập đoan kinh tế của Đại học
Oxford), đây là cuốn sách có nội dung rất phong phú về tập đoàn kinh tế, cuốn sách
này tập hợp các bài viết của nhiều tác giả liên quan đến tập đoàn kinh tế. Cuốn sách
đã thu thập khái niệm về “Tập đoàn kinh tế” của nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là
4
nội dung mà tác giả sử dụng để tìm ra một khái niệm pháp lý phù hợp nhất cho tập
đoàn kinh tế tại Việt Nam.
3.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn là phân tích, đánh giá những vấn đề
pháp lý về hoạt động đầu tư vốn của công ty mẹ trong các tập đoàn kinh tế và dựa
vào kết quả đó để đưa ra một số giải pháp cụ thể, phù hợp với quy định của Pháp
luật Việt Nam.
Để thực hiện mục đích trên, luân văn sẽ nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất, nghiên cứu bản chất pháp lý, bản chất kinh tế của tập đoàn kinh
tế từ đó xác định những dấu hiệu đặc trưng của mô hình kinh doanh này;
Thứ hai, nghiên cứu và đánh giá thực trạng quy định pháp luật về liên kết
hình thành tập đoàn kinh tế,về quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp tham gia tập
đoàn kinh tế, về hoạt động kiểm soát của Nhà nước.
Thứ ba, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
kiểm soát hoạt động đầu tư vốn của tập đoàn kinh tế bao gồm những nhóm giải
pháp cơ bản và những giải pháp mang tính chất cụ thể.
4.
Phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào các vấn đề pháp lý của hoạt động kiểm soát đầu tư vốn vào
của công ty mẹ vào công ty con, công ty liên kết trong tập đoàn kinh tế.
Để có thể đánh giá được những vấn đề trong thực trạng quản lý, giám sát
hoạt động đầu tư vốncủa công ty mẹ vào công ty con, công ty liên kết trong các tập
đoàn kinh tế thì luận văn phải tập trung nghiên cứu về những quy định pháp luật
điều chỉnh hoạt động của tập đoàn kinh tế. Cụ thể, những quy định này được thể
hiện trong nhiều ngành luật như: Luật cạnh tranh, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật
kế toán, pháp luật về thuế.
Về không gian, tác giả tập trung vào các quy định pháp luật trong nước.
Về thời gian, tác giả các quy định pháp luật hiện hành để đánh giá chính
xác thực trạng của pháp luật.
5.
Câu hỏi nghiên cứu
–
Tại sao phải kiểm soát hoạt động đầu tư vốn trong các tập đoàn kinh tế ?
–
Việc kiểm soát hoạt động đầu tư trong các tập đoàn kinh tế phải thực hiện
như thế nào ?
–
Cơ quan nào có quyền thực hiện việc kiểm soát hoạt động đầu tư trong các
tập đoàn kinh tế này ?
5
6.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính và nghiên cứu so sánh pháp luật, như: tổng hợp, phân tích, thống kê, logic, so
sánh pháp luật từ gốc độ lịch sử, đối chiếu, v.v.. nhằm làm sáng tỏ các vấn đề
nghiên cứu. Trong đó, Phương pháp tổng hợp, phân tích, logic, được sử dụng trong
toàn bộ nội dung của luận văn; Phương pháp so sánh được sử dụng trong nội dung
nghiên cứu mô hình về tập đoàn kinh tế của một số quốc gia trên thế giới; Phương
pháp thống kê được sử dụng trong phần đánh giá những thực trạng pháp luật của
luận văn; Phương pháp lịch sử, đối chiếu được sử dụng trong nội dung nghiên cứu
tổng quan về tập đoàn kinh tế.
7.
Kết cấu luận văn
Lời mở đầu
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về kiểm soát hoạt
động đầu tư vốn trong tập đoàn kinh tế.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát hoạt động đầu tư vốn của
Công ty mẹ vào công ty con, công ty liên kết trong tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luận về kiểm soát hoạt
động đầu tư vốn của Công ty mẹ vào công ty con, công ty liên kết trong tập đoàn
kinh tế ở Việt Nam.
Kết Luận.
6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VỐN
TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1
TỔNG QUAN VÀ PHÁP LUẬT TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1.1
Khái niệm tập đoàn kinh tế
Sự phát triển của nên kinh tế hàng hóa cùng với quá trình cạnh tranh khốc
liệt đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải có những định hướng phù hợp đó là hình thành
các mô hình liên kết nhầm mục đích tích tụ vốn, tạo nguồn lực, tăng sức cạnh tranh,
giảm thiểu rủi ro, quản lý và hoạt động hiệu quả. Trong nền kinh tế hàng hóa, việc
góp vốn tạo ra chủ thể kinh doanh là xu hướng tất yếu, tuy nhiên, nền kinh tế vận
động ngày một phức tạp, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nhu cầu về vốn tăng
cao, áp lực giảm chi phí hoạt động kinh doanh đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải
xây đựng mộ hình liên kết để hình thành một tổ chức kinh doanh với quy mô lớn
hơn, sức cạnh tranh cao hơn, hoạt động hiệu quả hơn đó là các tập đoàn kinh tế. Các
tập đoàn kinh tế ngày nay đã phát triển lớn mạnh về quy mô, đa dạng về ngành
nghề, cơ cấu tổ chức phức tạp, v.v ..
Có nhiều quan niệm về tập đoàn kinh tế, tuy nhiên nội hàm và bản chất vẫn
có những điểm tương đồng như:
Tập đoàn là tổ hợp của những nhà sản xuất kinh doanh, những công ty độc
lập, tập hợp nhằm loại trừ sự cạnh tranh lẫn nhau. Tập đoàn thường do các công ty
mẹ làm chủ và tự nó không sản xuất nhưng là tổ chức nắm toàn bộ các công ty còn
lại 1.
Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu sở hữu, tổ chức và kinh doanh đa dạng, có
quy mô lớn, nó vừa có chức năng sản xuất – kinh doanh, vừa có chức năng liên kết
kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực ban
đầu để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và tối đa hoa lợi nhuận. Trong đó
các tập đoàn kinh tế là tổ hợp các doanh nghiệp thành viên do công ty mẹ nắm
quyền lãnh đạo chi phối về nguồn lực ban đầu, chiến lượt phát triển và hoạt động
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở nhiều cũng lãnh thổ khác nhau 2.
Tập đoàn kinh tế là tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động trong một hay
nhiều lĩnh vực khác nhau, ở phạm vi một nước hay nhiều nước; trong đó có một
1 Nguyễn Văn Luận, 2000. Từ điển kinh tế Anh –Việt, tr.644. Tp.HCM: NXB Tp.HCM.
2 Vũ Huy Từ, 2002. Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội: NXB Chính trị
Quốc gia.
7
doanh nghiệp (công ty mẹ) nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các doanh
nghiệp khác về mặt tài chính và chiến lượt phát triển. Tập đoàn kinh tế là một cơ
cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm
tăng cường tích tụ, tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi
nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh 3.
Các khái niệm trên được đưa ra dựa trên góc độ kinh tế học, miêu tả khá
đầy đủ và cụ thể các mô hình tập đoàn kinh tế. Những khái niệm này thể hiện nhiều
nội dung tương đồng như: phương thức tổ chức kinh doanh, quy mô kinh doanh, mộ
hình hoạt động công ty mẹ – công ty con có liên kết chặc chẽ, hoạt động vì mục đích
lợi nhuận. Trên cơ sở đó tác giả có thể đưa ra một khái niệm chung: “Tập đoàn kinh
tế là một tổ chức quy mô lớn, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành, đa
lĩnh vực trên cơ sở liên kết hình thành từ hoạt động đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua
lại, tổ chức lại, các liên kết kinh doanh nhằm tích tụ, tập trung nguồn lực để tăng
khả năng cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh”.
Dưới gốc độ pháp lý thì có một vài quan niệm về tập đoàn kinh tế sau:
Tập đoàn là tên gọi để chỉ một nhóm công ty kết nối với nhau bằng vốn hay
bằng quyền biểu quyết. Mỗi công ty trong tập đoàn là một pháp nhân độc lập, tức là
có quyền đi kiện và bị kiện, và có tài sản để thực hiện quyền đó. Tập đoàn kinh tế
không phải là một khái niệm pháp lý vì trong luật không có khái niệm trách nhiệm
tập thể 4.
Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn, có mối quan hệ gắn bó lâu
dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh
khác 5.
Từ các quan niệm trên, tập đoàn kinh tế được hình thành từ sự liên kết giữa
các chủ thể kinh doanh, được hình thành từ hoạt động đầu tư. Về hình thức thì đa
dạng, tương ứng với một loại hình thì sẽ có một quan hệ hợp đồng điều chỉnh như:
hợp đồng góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, v.v.. Quá trình
hình thành tập đoàn kinh tế là một quá trình tự nhiên dựa vào quyền tự do hợp đồng,
quyền tự do kinh doanh. Dưới góc nhìn về pháp lý có thể đưa ra khái niệm như sau:
“Tập đoàn kinh tế không phải là loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp
nhân, nhưng là một tổ hợp liên kết giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế, các
3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007. Xu thế hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa
học,Hà Nội.
4 Nguyễn Ngọc Bích, 2007. Tập đoàn: tổ chức và điều hành. Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 34, 2007.
5 Chương VII Luật Doanh nghiệp 2005.
8
doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân độc lập trên cơ sở hoạt động đầu tư và
thỏa thuận trong hợp đồng liên kết. Hoạt động đầu tư và thỏa thuận trong hợp đồng
liên kết tạo lập quyền và nghĩa vụ cho mỗi thành viên trong tập đoàn, trong đó có
những pháp nhân kinh doanh giữ quyền chi phối, những pháp nhân kinh doanh bị
chi phối và những pháp nhân kinh doanh không bị chi phối”.
1.1.2
ĐẶC ĐIỂM
1.1.2.1 Liên kết giữa các chủ thể kinh doanh độc lập tạo thành một tổ hợp
Các chủ thể kinh doanh sẽ liên kết với nhau tạo nên tập đoàn kinh tế, những
chủ thể này là những pháp nhân độc lập. Các chủ thể kinh doanh trong tập đoàn liên
kết với nhau bằng hợp đồng, thỏa thuận.
Liên kết giữa các thành viên trong tập đoàn kinh tế hoàn toàn khác với liên
kết giữa các thành viên trong công ty. Liên kết giữa các thành viên trong tập đoàn
được hình thành trên cơ sở các thành viên đầu tư vốn lẫn nhau. Các thành viên trong
tập đoàn độc lập về mặt pháp lý, tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của
mình, tuy nhiên các thành viên có thể chi phối lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh của tập đoàn hay các thành viên khác khi có kết quả
không tốt, thậm chí dẫn đến tình trạng phả sản thì các thành viên còn lại sẽ không
chịu trách. Các thành viên trong tập đoàn liên kết với nhau qua thỏa thuận hay hợp
đồng liên kết. Mối liên kết đó có thể chi phối hoặc không chi phối.
Sự liên kết trong tập đoàn kinh tế rất đa dạng và ở các cấp độ khác nhau.
Các thành viên liên kết có thể có quan hệ với nhau về vốn, công nghệ, kỹ thuật sản
xuất, thị trường, thương hiệu, v.v.. Song, chủ yếu và phổ biến là liên kết về vốn.
Mục tiêu của các liên kết là nhằm tối đa hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh,
giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, bổ sung thế mạnh và khắc phục những
điểm yếu, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô sản
xuất và tối đa hóa lợi nhuận.
Tóm lại, các liên kết trong tập đoàn kinh tế rất đa dạng, phức tạp song phổ
biến vẫn là liên kết về vốn. Động lực thúc đẩy các bên tham gia liên kết chủ yếu vẫn
là sự thống nhất về lợi ích giữa các đơn vị thành viên và lợi ích chung của tập đoàn.
Trong đó công ty mẹ là hạt nhân nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của công
ty con về tài chính và chiến lược phát triển.
1.1.2.2 Không có tư cách pháp nhân
Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp có danh tính và nó dùng để phân biệt giữa
một tập hợp pháp nhân với mỗi pháp nhân trong tập đoàn và phân biệt với tập hợp
9
pháp nhân khác. Danh tính của tập đoàn được xem là một tên thương mại, là cơ sở
để xây dựng hệ thống nhãn hiệu tập đoàn. Các pháp nhân độc lập trong tập đoàn có
quyền thụ hưởng giá trị tên thương mại, nhãn hiệu và phải trả phí.
Thực tế nghiên cứu quy định pháp lý của nhiều quốc gia cũng như quan
niệm của các nhà khoa học trong lĩnh vực này cho thấy, tập đoàn kinh tế không có
tư cách pháp nhân mà chỉ là tổ hợp kinh doanh chứa đựng trong đó các doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân. Do vậy, các doanh nghiệp trong tập đoàn, kể cả công
ty mẹ và các công ty thành viên, bình đẳng với nhau trước pháp luật, được thành lập
và đăng ký theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cho dù quan niệm pháp nhân theo cách nào thì điều kiện cơ bản
để xác định tư cách pháp nhân đó là yếu tố độc lập về tài sản và chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân vì những lý do sau:
Thứ nhất, tập đoàn kinh tế không có tài sản độc lập. Đặc trưng của pháp
nhân là phải sở hữu một tài sản độc lập và sử dụng những lợi ích từ tài sản của mình
để thực hiện các mục đích của pháp nhân (mục đích sinh lời). Tài sản của pháp nhân
còn là cơ sở để pháp nhân gánh chịu các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện ý
chí của pháp nhân. Sản nghiệp được thiết lập bằng những tài sản do thành viên của
pháp nhân đóng góp thông qua việc thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
cho pháp nhân. Tập đoàn kinh tế được hình thành từ sự liên kết của các pháp nhân
độc lập nhưng không xuất phát từ việc thực hiện góp vốn chung. Tập đoàn kinh tế
không tiếp nhận sự chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn từ các pháp nhân thành
viên, do đó không hình thành tài sản riêng. Nhằm duy trì hoạt động điều hành tại tập
đoàn kinh tế, các pháp nhân thành viên thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính hoặc
pháp nhân chi phối tập đoàn trích một phần lợi nhuận để chi trả các chi phí có liên
quan. Nguồn tài chính này là cần thiết để đảm bảo bộ máy quản trị thực hiện các
trách nhiệm cần thiết trong hoạt động quản lý tập đoàn. Tuy nhiên, sự đóng góp
hoặc trích lập quỹ này không làm hình thành sản nghiệp riêng cho tập đoàn kinh tế,
mà thông thường pháp nhân có khả năng chi phối trong tập đoàn sẽ thực hiện việc
tiếp nhận các khoản đóng góp và chi trả để duy trì bộ máy điều hành cho tập đoàn.
Thứ hai, tập đoàn kinh tế không có năng lực pháp lý.
Tập đoàn kinh tế là tập hợp của nhiều pháp nhân, mỗi pháp nhân là một chủ
thể pháp lý với năng lực pháp lý đầy đủ, nhân danh chính mình thực hiện các quan
hệ pháp luật. Sự tập hợp của các pháp nhân trong tập đoàn kinh tế không hướng đến
việc hình thành một tổ chức kinh tế mới tham gia thị trường mà thực hiện quá trình
10
liên kết nhằm tối đa hóa lợi ích của từng pháp nhân kinh doanh độc lập. Do đó, tập
đoàn kinh tế không có năng lực pháp luật của một chủ thể pháp lý thông thường,
cũng không cần đến sự thừa nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về “sự ra
đời” mình, từ đó không có năng lực hành vi để thực hiện các hoạt động nhân danh
tập đoàn. Sự vận động của tập đoàn kinh tế chính là sự vận động của các pháp nhân
độc lập trong tập đoàn. Thông thường, pháp nhân chi phối tập đoàn tiến hành giao
dịch nhân danh chính mình để thực hiện giao dịch với danh nghĩa tập đoàn phù hợp
với nhu cầu quản lý, phát triển kinh doanh của tập đoàn.
Thứ ba, tập đoàn kinh tế không chịu trách nhiệm tài sản.
Tập đoàn kinh tế không có tài sản riêng, không thể chịu trách nhiệm tài sản.
Tập đoàn kinh tế không có năng lực pháp lý, không nhân danh chính mình thực hiện
các giao dịch dân sự hay thương mại. Vì vậy, tập đoàn kinh tế không chịu trách
nhiệm tài sản đối với các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ hoạt động của mình, đồng
thời cũng không chịu trách nhiệm pháp lý thay cho các pháp nhân thành viên. Trong
trường hợp phát sinh các nghĩa vụ pháp lý từ giao dịch, pháp nhân chi phối chịu
trách nhiệm bằng tài sản độc lập của pháp nhân đó.
1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức phức tạp
Tập đoàn kinh tế phát triển tốt hay không phải có một cơ cấu quản lý phù
hợp, để các thành viên trong tập đoàn kinh tế vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả
và làm cho mối quan hệ giữa các thành viên hài hòa hơn. Để xây dựng được cơ cấu
quản lý phù hợp cần phải xác định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn, phân cấp, phân
quyền trong quản lý. Đây là vấn đề phức tập bởi các thành viên trong tập đoàn là
các công ty độc lập, mỗi thành viên có cơ cấu quản lý riêng, do đó, xây dựng thống
nhất một cơ cấu quản lý là vấn đề khó khăn trong một tập đoàn kinh tế.
Tập đoàn kinh tế có nhiều cấp. Cấp một gồm công ty chi phối ban đầu
(công ty mẹ) có các công ty bị chi phối (các công ty con cấp một). Cấp hai bao gồm
công ty chi phối (công ty con cấp một) có các công ty bị chi phối (các công ty con
cấp hai). Các tập đoàn có quy mô, không bị giới hạn về số cấp trong tập đoàn, điều
này dẫn đến số lượng thành viên trong tập đoàn rất lớn. Các công ty mẹ, công ty
con cấp một, công ty con cấp hai đều mang chung một họ, đó có thể là thành tố
trong tên của công ty mẹ ban đầu. Vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh của các
công ty ở cấp dưới không trực tiếp là hết sức khó khăn cho công ty mẹ của tập đoàn.
Các tập đoàn phải thiết kế cơ chế kiểm soát thông suốt từ công ty mẹ đến các công
11
ty con ở những cấp khác nhau nhằm kiểm tra, giám sát và thực hiện có hiệu quả
hoạt động đầu tư kinh doanh của các công ty trong tập đoàn.
Trên thực tế có nhiều mô hình tập đoàn kinh tế khác nhau cùng tồn tại trong
nên kinh tế như: Mô hình đầu tư đơn cấp, đầu tư đa cấp đơn giản, đầu tư đa cấp sở
hữu chéo.
Mặc dù có nhiều mô hình nhưng vẫn chưa có một khuôn mẫu thống nhất về
cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế. Song nhìn chung, cơ cấu tổ chức tập đoàn kinh
tế gồm nhiều mô hình tổ chức khác nhau, và phổ biến là có một công ty mẹ và các
công ty con. Công ty mẹ thường thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định
hướng chung cho cả tập đoàn. Các công ty con được tổ chức theo sự phân công
chuyên môn của công ty mẹ và phối hợp để cùng thực hiện mục tiêu chung của toàn
tập đoàn.
1.1.2.4 Tập đoàn kinh tế lớn về quy mô, sử dụng nhiều lao động, phạm vi hoạt
động rộng, kinh doanh đa ngành, doanh thu cao
Cho đến nay vẫn chưa có một tiêu chí thống nhất về quy mô của tập đoàn
kinh tế, song nhìn chung, tập đoàn kinh tế thường có quy mô lớn về vốn, lao động,
doanh thu hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Các tập đoàn kinh tế lớn thường tập
trung ở những nước phát triển như Mỹ, các nước châu Âu, Nhật Bản, v.v..
Các tập đoàn kinh tế thường có sự tích tụ về vốn của các thành viên trong
tập đoàn, bao gồm công ty mẹ, các công ty con, các công ty thành viên khác. Quy
mô vốn của tập đoàn được hình thành từ một quá trình tích tụ lâu dài, thông qua
hoạt động thu hút nhà đầu tư và thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh doanh.
Quy mô vốn lớn tạo ra cho tập đoàn năng lực cạnh tranh hiệu quả, phát triển công
nghệ, chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành, gia
tăng lợi nhuận, tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển của từng thành viên và cả
tập đoàn.
Ví dụ: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) thành lập vào
tháng 9/2006 với quy mô vốn 177.628 tỉ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
thành lập vào tháng 7/2006 với quy mô vốn 110.000 tỷ đồng; Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam (VNPT) thành lập vào tháng 4/2005 với quy mô vốn 72.237 tỉ
đồng; Tập đoàn Viễn Thông Quân đội Việt Nam (Viettel) thành lập vào tháng
12/2009 với quy mô vốn 50.000 tỷ đồng 6; v.v..
6 Tổng hợp từ các Điều lệ tổ chức và hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam.
12
Tập đoàn kinh tế có lực lượng lao động lớn là do các công ty thành viên
trong tập đoàn hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhu cầu nhân lực trong
tập đoàn lớn, quy trình tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên được thực hiện
nghiêm túc. Tập đoàn kinh tế khi tiến hành hoạt động đầu tư tại các quốc gia đều hỗ
trợ giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao trình độ nguồn nhân lực tại quốc gia tiếp
nhận đầu tư.
Ví dụ: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam khoảng là 60.000 nhân viên;
Tập đoàn Điện lực Việt Nam là 105.000 nhân viên; Tập đoàn FPT là 26.489 nhân
viên.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế hội nhập, tập đoàn kinh tế có phạm vi
hoạt động rất rộng, không chỉ giới hạn trong lãnh thổ quốc gia mà có thể phân bố ở
nhiều quốc gia trên thế giới, trở thành các tập đoàn đa quốc gia. Các tập đoàn kinh
tế đã tiến hành đầu tư sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phân công lao
động, phát huy lợi thế cạnh tranh ở các khu vực khác nhau. Các tập đoàn đa quốc
gia gây sức ép cạnh tranh không nhỏ cho các doanh nghiệp nội địa. Đặc điểm này
cho phép các tập đoàn kinh tế khai thác được lợi thế về lao động, nguồn nguyên
liệu, thị trường, giảm chi phí vận tải, v.v.. nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Ví dụ: Tập đoàn Oversea Chinese Banking Corporation là một trong những
tập đoàn lớn, có tổng tài sản vào khoảng 90.000 triệu USD. Mạng lưới hoạt động
của tập đoàn gồm hơn 310 chi nhánh văn phòng đại diện tại 15 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Oversea Chinese Banking Corporation cung cấp nhiều dịch vụ liên quan
đến cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, ngân hàng đầu tư, v.v.. Oversea
Chinese Banking Corporation có các công ty nổi bật như: Great Eastern Holding
(Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, với tài sản khoảng 46.000 triệu USD); Oversea
Chinese Banking Corporation Securities (Công ty kinh doanh hợp đồng giao sau tại
Sigapore); Bank of Singapore Limited (Ngân hàng diện tử trực tuyến, thông qua
mạng lưới internet hoạt động 24/7)7. Tập đoàn Toyota có 63 nhà máy, trong đó 12
nhà máy tại Nhật và 51 nhà máy nằm tại 28 quốc gia và khu vực (Trung Quốc,
Pháp, Anh Quốc, Indonesia, Canada, Nam Phi, Thái Lan…) và các chi nhánh, văn
phòng đại diện có mặt tại 170 quốc gia trên toàn thế giới 8.
Hầu hết các tập đoàn kinh tế đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh
vực trong đó có một số ngành nghề kinh doanh mang tính chủ yếu. Các tập đoàn
7 Nguyễn Thị Xuân Hoa, 2012. Xây dựng ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân
hàng sau cổ phần hóa. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM.
8 Toyota, 2018. Worldwide Operations. https://newsroom.toyota.co.jp/en/. Truy cập 08/08/2018.
13
kinh tế trải qua một quá trình phát triển từ ngành nghề kinh doanh chiến lược sau
một thời gian phát triển thành các tập đoàn kinh tế đa ngành. Mỗi tập đoàn đều có
ngành nghề, lĩnh vực chủ đạo với những sản phẩm có thương hiệu đặc trưng của tập
đoàn. Bên cạnh những công ty sản xuất kinh doanh tại ngành nghề chủ đạo, hiện
nay các tập đoàn thường có thêm các tổ chức tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, nghiên
cứu, đào tạo, v.v.. nhằm hỗ trợ cho những nhu cầu cấp bách, nảy sinh trong quá
trình hoạt động kinh doanh của các thành viên về vốn, cũng như hỗ trợ họ về công
nghệ, nhân lực, thị trường, v.v.. mà những công ty riêng lẻ không có được. Tập
đoàn thực hiện hoạt động đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực với mục tiêu phân tán rủi ro,
bảo đảm cho hoạt động của tập đoàn có tính bền vững và hiệu quả, đồng thời tận
dụng được cơ sở vật chất và khả năng lao động phong phú của tập đoàn. Qua đó,
hoạt động của các tập đoàn kinh tế được bảo đảm an toàn và có hiệu quả, cũng như
tiết kiệm được chi phí.
Ví dụ, Tập đoàn VinGroup kinh doanh nhiều lĩnh vực: bất động sản, du lịch
– vui chơi giải trí, bán lẻ, y tế, giáo dục, nông nghiệp và công nghiệp nặng; hay Tập
đoàn vàng bạc đá quý Doji với ngành nghề kinh doanh chính là lĩnh vực khai thác
và chế tác vàng, bạc, đá quý, vẫn thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài
chính, trung tâm thương mại, nhà hàng khách sạn.
Tập đoàn kinh tế đầu tư quy mô lớn, hoạt động trên nhiều quốc gia, lợi thế
cạnh tranh tốt, tối đa hóa lợi nhuận, do đó, tập đoàn có khả năng đạt được doanh thu
lớn và ổn định. Các công ty trong tập đoàn cũng được hưởng lợi từ sự phát triển
chung của tập đoàn. Khi phát triển, các công ty cung ứng dịch vụ cho tập đoàn cũng
có nguồn thu nhập ổn định, sinh lời hiệu quả.
Ví dụ: Tập đoàn Vingroup có doanh thu đạt 89.350 tỷ đổng và lợi nhuận
sau thế đạt được 5.655 tỷ đồng trong năm tài khóa 2017 9; Tập đoàn FPT có doanh
thu đạt 43.298 tỷ đồng và lợi nhuận đạt được 4.255 tỷ đồng trong năm 2017 10.
1.1.3
VAI TRÒ CỦA TẬP ĐOÀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế trên thế giới nói chung
cũng như kinh tế ở mỗi quốc gia nói riêng nhằm đáp ứng những thay đổi không
ngừng của điều kinh chính trị – kinh tế – văn hóa. Với quyền lực kinh tế và quyền
lực phi kinh tế của mình, các tập đoàn kinh tế đang đóng vai trò quan trọng, thậm
chí tới mức có thể chi phối sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung cũng như
9 Vingroup, 2018. Báo cáo thường niên năm 2017. Tháng 03 năm 2018
10 Deloitte, 2018. Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2017. Tháng 02 năm 2018.
14
kinh tế ở mỗi quốc gia nói riêng. Các tập đoàn kinh tế đóng một vai trò quan trọng
cho sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia và nền kinh tế toàn cầu, được thể
hiện sau đây:
Thứ nhất, Cơ sở cho việc hình thành và phát triển mô hình liên kết kinh
doanh quy mô lớn. Tập đoàn kinh tế có quy mô và thường thực hiện hoạt động kinh
doanh trong những lĩnh vực quan trọng như: năng lượng, tài chính, viễn thông, v.v..
do đó có mức độ ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động của nền kinh tế. Tập đoàn kinh tế
cho phép huy động được các nguồn lực vật chất, lao động và vốn trong xã hội vào
quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình
thành những công ty hiện đại, nguồn lực đảm bảo, có khả năng dẫn dắt thị trường.
Việc hình thành tập đoàn kinh tế cho phép phát huy lợi thế kinh tế, khai thác triệt để
thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả tập đoàn.
Nếu Nhà nước khai thác được những lợi thế của mô hình tập đoàn kinh tế thì hoàn
toàn có thể thực hiện những hoạt động nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển quốc gia.
Tập đoàn kinh tế có khả năng chịu rủi ro tốt, có thể đầu tư vào những lĩnh vực kinh
doanh mới mẻ. Khi hoạt động đầu tư thành công, tập đoàn không những đạt được
mục tiêu mà còn mở ra những cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
nước. Tuy nhiên, mô hình tập đoàn kinh tế có những yêu cầu cao về quản lý và điều
hành. Nếu không có kinh nghiệm vận hành mô hình, tập đoàn kinh tế lại trở thành
gánh nặng cho nền kinh tế, trở thành rào cản cho sự phát triển. Tập đoàn kinh tế
luôn đóng góp quan trọng cho nguồn thu quốc gia, giúp giải quyết khó khăn về tài
chính. Quốc gia có những tập đoàn mạnh, có nhiều lợi thế trong việc giải quyết các
vấn đề phát triển bền vững. Vì vậy, một số quốc gia trên thế giới có chính sách hỗ
trợ mạnh mẽ cho hoạt động của các tập đoàn.
Thứ hai, Cơ sở nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế, quốc tế.
Tập đoàn kinh tế có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng cạnh
tranh với các công ty nước ngoài trên chính thị trường trong nước và góp phần mở
rộng phân công lao động quốc tế và hợp tác quốc tế, đẩy nhanh quá trình phát triển.
Tập đoàn kinh tế có nhiều lợi thế trên thị trường: lợi thế về tập trung nguồn lực, lợi
thế quy mô, lợi thế thương hiệu, lợi thế chuyên môn hóa, lợi thế về tính thống nhất.
Do đó, tập đoàn kinh tế có sức cạnh tranh tốt, là cơ hội để các công ty đơn lẻ, vừa
thiếu vốn vừa thiếu công nghệ, có thể tham gia liên kết, từ đó nâng cao khả năng
cạnh tranh cho những công ty này, giảm thiểu những rủi ro từ biến động thị trường.
Tuy nhiên, nguồn gốc của sự hình thành tập đoàn kinh tế là quá trình tích tụ, tập
15
trung kinh tế, do đó việc hình thành các tập đoàn kinh tế có thể tạo ra những nhóm
công ty nắm giữ vị trí thống lĩnh hay độc quyền trên thị trường. Trong trường hợp
đó, sự hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thị
trường. Tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh làm
cho thị trường phát triển méo mó, tác động mang tính kìm hãm tới sự phát triển tự
nhiên của khu vực tư nhân. Việc xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế phải kèm theo
những chính sách để quản lý sự phát triển về quy mô của tập đoàn kinh tế, trong đó
đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước. Tập đoàn kinh tế đóng vai trò dẫn dắt các
công ty tham gia vào “sân chơi” chung toàn cầu. Tập đoàn càng phát triển càng
quan tâm đến việc chuyên môn hóa. Lý thuyết “lợi thế tuyệt đối” buộc tập đoàn
phải tạo nguồn cung nguyên vật liệu, sức lao động giá rẻ từ nước ngoài, đồng thời
tìm kiếm thêm thị trường cho sản phẩm đầu ra. Những hoạt động đó diễn ra ngày
càng thường xuyên thông qua hoạt động đầu tư, mua bán, sáp nhập làm cho quá
trình hội nhập diễn ra như một quy luật tất yếu.
Thứ ba, tập đoàn kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với các nước công
nghiệp hóa và có vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng
khoa học, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên. Sự
hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong tập đoàn kinh tế còn cho
phép các công ty thành viên có khả năng đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào thực
tiễn trên một quy mô rộng lớn hơn nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu và
ứng dụng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện phát triển nhanh chóng
của khoa học công nghệ hiện nay. Công ty phải có thực hiện cải tiến về công nghệ,
nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành phù hợp, có
khả năng cạnh tranh để bảo vệ nền sản xuất trong nước, cạnh tranh với các công ty
đa quốc gia, tập đoàn kinh tế lớn của các nước khác. Tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trong nước có thể thâm nhập vào thị trường quốc tế kể cả thị trường các
nước phát triển. Tuy nhiên, quá trình đổi mới khoa học kỹ thuật luôn đòi hỏi chi phí
đầu tư lớn và mang tính dài hạn mà không phải công ty nào cũng có khả năng đáp
ứng. Tập đoàn kinh tế có khả năng tập hợp các nguồn lực để tiến hành đổi mới khoa
học, công nghệ. Tập đoàn kinh tế cũng có đủ khả năng đưa những đổi mới đó vào
quá trình sản xuất ngay lập tức nhờ hệ thống các công ty thành viên liên kết theo
dây chuyền. Bên cạnh đó, việc các công ty trong tập đoàn cùng nhau tiến hành hoạt
động đầu tư đổi mới khoa học kỹ thuật sẽ tạo thuận lợi cho quá trình chuyển giao
công nghệ, giảm chi phí chuyển giao, tối đa hóa lợi nhuận cho từng thành viên.
16
Nhìn từ khía cạnh khác, tập đoàn kinh tế có thể trở thành rào cản của sự đổi mới,
đặc biệt là các công ty thành viên tập đoàn. Các công ty thành viên trong tập đoàn
kinh tế được hưởng những lợi ích từ công nghệ của công ty mẹ, được hưởng lợi thế
ưu đãi cung ứng dịch vụ của công ty mẹ, dẫn đến suy giảm nhu cầu cải tiến khoa
học kỹ thuật, thay vào đó, chỉ trông chờ vào sự trợ giúp của công ty mẹ. Việc minh
bạch hóa trách nhiệm, làm rõ quyền và nghĩa vụ của các công ty trong tập đoàn là
cơ sở để tối đa hóa vai trò của tập đoàn kinh tế trên thực tế.
Thứ tư, tập đoàn kinh tế thực hiện trách nhiệm giải quyết việc làm, an sinh
xã hội. Với việc có quy mô sản xuất, kinh doanh lớn vì vậy đòi hỏi phải sử dụng
một lực lượng lao động đông đảo. Tập đoàn kinh tế phải tạo ra việc làm, giúp Chính
phủ giải quyết vấn đề lao động dư thừa, thất nghiệp. Nhu cầu sản xuất hiện đại buộc
các tập đoàn kinh tế phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn
nhân lực chất lượng cao. Tập đoàn kinh tế có vai trò quan trọng trong việc nâng cao
trình độ, hiệu suất lao động cho người lao động, từ đó nâng cao thu nhập, nâng cao
chất lượng sống của người lao động và trong các hoạt động vì công đồng. Với
nguồn lực tài chính tốt, các tập đoàn kinh tế cùng với Nhà nước thực hiện các
chương trình vì mục tiêu xã hội, cụ thể: các hoạt động nhân đạo, từ thiện, hỗ trợ gia
đình có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng các công trình công ích, hoạt động y tế cộng
đồng, v.v..
Thứ năm, tập đoàn kinh tế là một trong những công cụ để Nhà nước thực
hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế dẫn đến sự chuyển
dịch về dòng vốn đầu tư, chuyển dịch về công nghệ, chuyển dịch về sản phẩm. Khi
Nhà nước muốn thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi trọng tâm phát triển kinh tế
quốc gia, rủi ro cho những quyết định này rất lớn. Nhà nước cần có những công cụ
để thực hiện việc tái cơ cấu, những công cụ này phải có tính chất chuyên môn hóa
cao, trình độ sản xuất hiện đại, có khả năng huy động các nguồn lực. Tập đoàn kinh
tế đáp ứng được những đòi hỏi trên và là một trong những giải pháp có tính khả thi
khi được sử dụng hợp lý. Tạo điều kiện cho tập đoàn kinh tế phát triển cho phép
Nhà nước thực hiện những kế hoạch điều chỉnh cơ cấu kinh tế, trên cơ sở định
hướng hoạt động phát triển kinh doanh của tập đoàn. Về cơ bản, các tập đoàn kinh
tế vẫn tập trung để tối đa hóa lợi nhuận, những trong một số trường hợp, Nhà nước
có thể cân nhắc giữa yếu tố lợi nhuận trước mắt và tính bền vừng lâu dài để điều
chỉnh mục tiêu kinh doanh của tập đoàn qua đó đảm bảo tính cân bằng cho thị
trường, sự ổn định của cơ cấu mới. Mặc dù vậy, do tính chất về quy mô đầu tư, việc
17
sử dụng mô hình tập đoàn kinh tế có thể dẫn tới sự lãng phí nguồn lực của Nhà
nước. Do đó, khi sử dụng phương pháp này, Nhà nước phải có một quy trình xem
xét và đánh giá chi tiết hiệu quả của việc đầu tư trước khi thực hiện. Thực tiễn ở
nhiều quốc gia cho thấy, sai lầm trong chính sách ưu đãi phát triển tập đoàn kinh tế
đã tạo ra những hệ quả phức tạp mà phải mất nhiều năm mới có thể giải quyết được.
1.1.4
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN
KẾT CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ
Hoạt động đầu tư của tập đoàn kinh tế rất đa dạng và ở các cấp độ khác
nhau, thông qua hình thức liên kết. Các liên kết nói đến là liên kết về vốn, công
nghệ, kỹ thuật sản xuất, thương hiệu, thị trường, sở hữu công nghiệp, quyền khai
thác tài nguyên, v.v.. Song, chủ yếu và phổ biến là liên kết về vốn. Quy định pháp
luật về các hình thức liên kết khác trong tập đoàn kinh tế còn mang tính chung
chung, chưa cụ thể. Pháp luật đã ghi nhận những hình thức liên kết này nhưng
không quy định rõ về liên kết trong một tập đoàn kinh tế.
1.1.4.1 Pháp luật về liên kết vốn trong tập đoàn kinh tế
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển nên nhu cầu liên kết để mở
rộng sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết. Vì vậy, liên kết vốn là hình thức liên
kết chủ yếu trong các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam. Liên kết vốn trong tập đoàn
kinh tế được hình thành từ quá trình đầu tư của công ty mẹ nhằm sở hữu cổ phần,
phần vốn góp trong công ty con, công ty liên kết. Hoạt động đầu tư bao gồm: góp
vốn thành lập công ty, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong công ty.
Liên kết vốn trong tập đoàn kinh tế tư nhân được hình thành từ hoạt động
đầu tư vốn vào công ty con, công ty liên kết và không bị giới hạn như tập đoàn kinh
tế nhà nước.
Thứ nhất, bản chất liên kết vốn trong tập đoàn kinh tế tư nhân
Về nguyên tắc tự do kinh doanh, nhà đầu tư được tự do lựa chọn ngành
nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động mở
rộng quy mô kinh doanh; tự do lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ
và sử dụng vốn; chủ động tìm kiềm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. Vì
vậy, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế tư nhân có quyền tự do thực hiện hoạt động
kinh doanh theo chiến lược của công ty, công ty mẹ được thành lập và tham gia góp
vốn chi phối công ty con, công ty liên kết. Pháp luật doanh nghiệp không bắt buộc
các công ty con, công ty liên kết trong tập đoàn kinh tế tư nhân phải đăng ký kinh
18
doanh ngành nghề kinh doanh chính hoặc ngành nghề kinh doanh có liên quan đến
ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.
Trong tập đoàn kinh tế tư nhân, công ty mẹ được thành lập trên cơ sở thỏa
thuận thành lập công ty của các thành viên, cổ đông sáng lập. Các thành viên, cổ
đông tiến hành chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty mẹ, hình thành
vốn kinh doanh ban đầu cho công ty mẹ. Hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả làm
gia tăng vốn và nhu cầu đầu tư cho công ty mẹ, dẫn đến hệ quả hình thành các công
ty con, công ty liên kết. Công ty mẹ tiến hành đầu tư vốn vào công ty con, công ty
liên kết thông qua hành vi chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty con,
công ty liên kết và có quyền chi phối hoạt động của công ty con, công ty liên kết.
Nhóm thành viên, cổ đông sáng lập ban đầu giữ quyền chi phối công ty mẹ và thông
qua công ty mẹ tiếp tục chi phối hoạt động của công ty con, công ty liên kết. Đây là
hình thức phân tán rủi ro hiệu quả, từ nguồn vốn ban đầu, thông qua việc thành lập
tập đoàn kinh tế, nhà đầu tư đã mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, vừa
hạn chế được rủi ro trong kinh doanh nhưng vẫn quản lý, chi phối tốt vốn của mình.
Thứ hai, về hình thức liên kết vốn trong tập đoàn kinh tế tư nhân
Liên kết vốn trong tập đoàn kinh tế tư nhân mang tính chất chi phối. Liên
kết chi phối được xác định dựa trên số cổ phần, phần vốn góp mà công ty mẹ sở
hữu. Tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp chi phối là “Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc
tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó” 11. Pháp luật về doanh nghiệp hiện hành
không có quy định giới hạn về số cấp của thành viên trong tập đoàn kinh tế tư nhân
và lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Tập đoàn kinh tế tư nhân có thể phát triển tự do theo
nhu cầu đầu tư của công ty mẹ trong tập đoàn.
Theo quy định Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2005, không có quy định hạn chế việc sở hữu chéo của các thành viên trong các tập
đoàn kinh tế tư nhân, các thành viên trong tập đoàn kinh tế tư nhân có thể đầu tư và
nắm giữ cổ phần, phần vốn góp của nhau. Tuy nhiên, khi thanh tra, kiểm tra trong
hoạt động đăng ký doanh nghiệp, không hạn chế sở hữu chéo đang tạo ra những hệ
lụy phức tạp. Đó là việc thành lập tràn lan những tập đoàn kinh tế có quy mô vốn
ảo, khó khăn trong việc kiểm soát dòng vốn đầu tư, việc chuyển lợi nhuận để giảm
trừ nghĩa vụ thuế và khó khăn cho Nhà nước khi quản lý tập đoàn kinh tế.
Do vậy, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014,
đã có quy định hạn chế sở hữu chéo theo quy định tại Khoản 2 Điều 189 như sau:
11 Quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
19
“Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công
ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở
hữu chéo lẫn nhau.”
Trong tập đoàn kinh tế tư nhân không cho phép công ty con đầu tư vào
công ty mẹ và các công ty con cùng công ty mẹ không tiến hành đầu tư sở hữu chéo
lẫn nhau. Như vậy, các công ty con không cùng công ty mẹ thì có thể cùng đầu tư
để thành lập công ty khác hay đầu tư vào công ty mẹ khác. Đây là hình thức mô
hình tập đoàn kinh tế đa cấp đơn giản. Mặc dù, việc quy định hạn chế sở hữu chéo
ảnh hưởng tới quyền tự do kinh doanh của công ty, hạn chế khả năng gia tăng quy
mô nhanh chóng của công ty mẹ, và tạo ra liên kết chặt chẽ hơn trong tập đoàn.
Theo Khoản 2 Điều 188 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26
tháng 11 năm 2014, quy định về “công ty thành viên khác” trong tập đoàn. Những
công ty này có thể do công ty mẹ nắm giữ vốn từ 50% vốn điều lệ trở xuống nhưng
cũng có hoạt động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của toàn bộ tập đoàn,
có thể sử dụng nhãn hiệu tập đoàn.
Ví dụ như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và Công ty Cổ phần Đầu tư
Hạ Tầng KCN Hoa Sen Du Long, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen sở hữu 45%
cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ Tầng KCN Hoa Sen Du Long và Công ty
Cổ phần Đầu tư Hạ Tầng KCN Hoa Sen Du Long sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu
của Tập đoàn Hoa Sen. Vì vậy, phải quy định về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ
của công ty mẹ – công ty thành viên khác. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13
ngày 26 tháng 11 năm 2014, chưa quy định cụ thể những nội dung này.
1.1.4.2 Pháp luật về liên kết quyền sở hữu công nghiệp trong tập đoàn kinh tế
Quyền sở hữu công nghiệp có hai hình thức liên kết sau:
Thứ nhất, liên kết giữa các đồng sở hữu chung quyền sở hữu công nghiệp.
Các công ty cùng nhau bỏ vốn để tiến hành xây dựng, nghiên cứu, sáng tạo
các đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng không thành lập một pháp nhân mới, hình
thức hợp đồng có điểm tương đồng với hợp đồng hợp tác kinh doanh. Sau khi thực
hiện việc nghiên cứu thành công, các công ty cùng nhau đăng ký và thực hiện các
hoạt động pháp lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Giữa các công ty hình
thành mối quan hệ chặt chẽ để cùng nhau thụ hưởng những lợi ích từ quyền sở hữu
công nghiệp và xây dựng cơ chế để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đó. Các công
ty hoàn toàn độc lập về pháp lý, không chi phối nhau về quản lý, được tự do thực
hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu
20
công nghiệp. Để thống nhất trong hoạt động quản lý, các công ty trong liên kết
thường xây dựng một ban điều hành nhằm đưa ra các quyết sách chung cho toàn bộ
nhóm.
Thứ hai, liên kết giữa chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và người được
chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Công ty giữ quyền chi phối
trong tập đoàn kinh tế không thực hiện việc góp vốn bằng đối tượng quyền sở hữu
công nghiệp vào công ty thành viên, thay vào đó công ty giữ quyền chi phối sẽ
chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp cho công ty thành
viên. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
chưa được quy định chặt chẽ. Theo Khoản 1 Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ số
50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, quy định về nội dung hợp đồng chuyển
quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ ở mức độ gọi tên điều khoản mà
chưa quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của các bên trong giao dịch. Liên kết
phổ biến nhất theo hình thức này là các liên kết về nhãn hiệu. Theo đó, công ty sở
hữu nhãn hiệu cho phép các công ty khác sử dụng nhãn hiệu của mình nhưng phải
chấp nhận một số điều kiện do công ty sở hữu nhãn hiệu đặt ra. Hiện nay liên kết
nhãn hiệu trong các tập đoàn kinh tế nhà nước khá phức tạp, do nhãn hiệu tập đoàn
có một giá trị kinh tế lớn. Nhãn hiệu của những tập đoàn như Tập đoàn Bưu Chính
Viễn Thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam), Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)
v.v.. tạo lợi thế cho những công ty, đơn vị sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh đặc biệt là trong hoạt động đầu tư thương mại. Phạm vi lãnh thổ sử dụng
nhãn hiệu tập đoàn lớn, mức doanh thu của tập đoàn và vị thế của tập đoàn tạo niềm
tin cho đối tác với các công ty có quyền sử dụng nhãn hiệu 12, để đảm bảo nhãn hiệu
tập đoàn không bị sử dụng bừa bãi, ảnh hưởng đến uy tín của tập đoàn.
Ví dụ: Trường hợp liên quan đến dự án PetroVietnam Landmark do Công
ty cổ phần Bất động sản xây lắp dầu khí Việt Nam (PVCL) thực hiện. Dự án chậm
tiến độ, đã ảnh hưởng rất nhiều đến thương hiệu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam (Petro Vietnam), mặc dù PVCL không phải là một công ty con của Tập
đoàn 13.
12 Tập đoàn dầu khí Việt Nam, 2014. Quy chế quản lý thương hiệu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ban hành
kèm theo Quyết định số 6444/QĐ-DKVN của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày 21 tháng 07 năm 2011.
13 Theo VNN, 2015. Petrovietnam Landmark: Ám ảnh một biểu tượng tai tiếng.
https://viettimes.vn/petrovietnam-landmark-am-anh-mot-bieu-tuong-tai-tieng-12580.html. Truy cập ngày lần
cuối ngày 08/08/2018.
21
1.1.4.3 Pháp luật về liên kết thông qua quyền khai thác tài nguyên
Công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép khai thác tài nguyên, công ty mẹ giao cho các công ty con ký kết hợp đồng
nhận thầu khai thác cho công ty mẹ. Công ty mẹ sử dụng quyền khai thác tài
nguyên để chi phối hoạt động của công ty con. Liên kết này tại Việt Nam rất phổ
biến trong tập đoàn kinh tế nhà nước được Nhà nước cấp phép khai thác tài nguyên
như: Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam.
Theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp
Than – Khoáng sản Việt Nam ghi nhận công ty mẹ nắm quyền chi phối các công ty
con là nắm giữ quyền khai thác tài nguyên 14 và tại Điều lệ của một số công ty con
trong Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Công ty cổ phần Than
Núi Béo – Vinacomin; Công ty cổ phần Than Cọc Sáu – Vinacomin; Công ty cổ
phần Than Đèo Nai – Vinacomin; Công ty cổ phần Than Cao Sơn – Vinacomin;
Công ty cổ phần Than Hà Tu – Vinacomin; Công ty cổ phần Than Hà Lầm –
Vinacomin; Công ty cổ phần Than Mông Dương – Vinacomin; Công ty cổ phần
Than Vàng Danh Vinacomin) đều ghi nhận loại quyền chi phối này.
Mặc dù vậy, Nghị định 69/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15
tháng 7 năm 2014 và các văn bản có liên quan đến tập đoàn kinh tế nhà nước không
có quy định về loại quyền chi phối này. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty
thành viên trong trường hợp này chưa được pháp luật điều chỉnh cụ thể.
1.1.4.4 Pháp luật về liên kết thông qua việc nắm giữ thị trường
Công ty mẹ trong một tập đoàn kinh tế nắm giữ hầu như toàn bộ thị trường
của công ty con. Theo đó, hầu hết những sản phẩm dịch vụ của công ty con cung
ứng ra thị trường đều cung ứng cho công ty mẹ. Cụ thể:
Tại Khoản 4 Điều 2 Điều lệ của Công ty cổ phần Cơ điện Uông Bí –
Vinacomin ngày 06/04/2018, có quy định công ty là công ty con của Tập đoàn
Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Tuy nhiên, trong báo cáo thường niên
năm 2017 của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công
nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam chỉ nắm giữ 35,37% vốn điều lệ của Công ty
cổ phần Cơ điện Uông Bí – Vinacomin, nên theo quy định của luật doanh nghiệp thì
sở hữu dưới 50% không phải là công ty con. Nguyên nhân cho là công ty con, là vì
Công ty cổ phần Cơ điện Uông Bí – Vinacomin cung ứng toàn bộ mặt hàng phục vụ
14 Chính phủ, 2013. Nghị định số 212/2013/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công
nghiệp – Than khoáng sản Việt Nam, ban hành ngày 19 tháng 12 năm 2013;