10646_Pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh từ thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TÔ BÍCH NGỌC

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ XUẤT
NHẬP CẢNH TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ninh Thuận – Năm 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TÔ BÍCH NGỌC

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ XUẤT
NHẬP CẢNH TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH NINH THUẬN

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Vân Long

Ninh Thuận – Năm 2019

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới
sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một
số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả, các thông tin này đều được trích dẫn
nguồn cụ thể, chính xác và rõ ràng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn là
hoàn toàn khách quan và trung thực.

Ninh Thuận, ngày 15 tháng 11 năm 2019
Học viên thực hiện

Tô Bích Ngọc

MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Tóm tắt – Abstract
Phần mở đầu …………………………………………………………………………………………….. 1
1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………………………… 1
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
……………………………………………………………….. 3
2.1. Giả thuyết nghiên cứu …………………………………………………………………………… 3
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
……………………………………………………………………………….. 3
3. Tình hình nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 4
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………… 5
4.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
………………………………………………………………… 5
4.2. Đối tượng nghiên cứu
……………………………………………………………………………. 6
4.3. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………………………. 6
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu …………………………………………………. 6
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ……………………………………… 6
6.1. Ý nghĩa khoa học
………………………………………………………………………………….. 6
6.2. Giá trị ứng dụng của đề tài …………………………………………………………………….. 7
7. Kết cấu của Luận văn ……………………………………………………………………………. 7
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TRONG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH
……………………………………………………………. 8
1.1. Khái niệm, nội dung, đặc trưng cơ bản của pháp luật Việt Nam về quản
lý xuất nhập cảnh
………………………………………………………………………………………………… 8
1.1.1. Khái niệm pháp luật Việt Nam về quản lý xuất nhập cảnh
………………………. 8
1.1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về quản lý xuất nhập cảnh ……… 11
1.1.3. Đặc trưng cơ bản của pháp luật Việt Nam về quản lý xuất nhập cảnh …….. 13

1.2. Vai trò của pháp luật Việt Nam trong quản lý xuất nhập cảnh và mối
quan hệ với các quy định pháp luật có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam16
1.2.1. Pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho
việc thực hiện quyền tự do đi lại của công dân ……………………………………………………….. 16
1.2.2. Pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh là cơ sở bảo đảm giữ vững chủ quyền,
An ninh quốc gia và Trật tự an toàn xã hội …………………………………………………………….. 18
1.2.3. Pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh góp phần thiết lập và phát triển quan hệ
hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực …………………………………………………………………………… 19
1.2.4. Pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh chuyển hóa các quy phạm điều ước quốc tế
vào pháp luật quốc gia
……………………………………………………………………………………………. 21
1.2.5. Mối quan hệ của pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh với các quy định pháp
luật có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam
……………………………………………….. 23
1.2.5.1. Mối quan hệ với Hiến pháp …………………………………………………………….. 23
1.2.5.2. Mối quan hệ với pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật
thi hành án hình sự ……………………………………………………………………………………………… 24
1.2.5.3. Mối quan hệ với pháp luật dân sự
……………………………………………………. 25
1.2.5.4. Mối quan hệ với các điều ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập
cảnh mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia ………………………………………………………………… 26
Tóm tắt chương 1
…………………………………………………………………………………….. 27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ
NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NINH
THUẬN
…………………………………………………………………………………………………………….. 29
2.1. Những quy định của pháp luật hiện hành về quản lý xuật nhập cảnh …. 29
2.1.1. Cơ sở pháp lý về quản lý xuất cảnh, nhập cảnh đối với công dân Việt
Nam… ………………………………………………………………………………………………………………. 29
2.1.1.1. Văn bản pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
…… 29
2.1.1.2. Quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam ………………… 32
2.1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài . 35
2.1.2.1. Văn bản pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt
Nam qua các giai đoạn
………………………………………………………………………………………… 35
2.1.2.2. Quy định về nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam ……………….. 37
2.1.2.3. Quy định về xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam ………………… 40

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh tại tỉnh Ninh
Thuận
……………………………………………………………………………………………………………….. 42
2.2.1. Áp dụng pháp luật về quản lý xuất cảnh, nhập cảnh đối với Công dân Việt
Nam tại tỉnh Ninh Thuận ……………………………………………………………………………………… 42
2.2.2. Áp dụng pháp luật về quản lý nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước
ngoài tại tỉnh Ninh Thuận
…………………………………………………………………………………….. 43
2.3. Một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập
cảnh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ……………………………………………………………………. 45
2.4. Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý xuất nhập cảnh qua
thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận
…………………………………………………………………………….. 51
2.4.1. Những thành tựu đạt được
…………………………………………………………………. 51
2.4.2. Về những hạn chế và nguyên nhân …………………………………………………….. 52
2.4.2.1. Về những hạn chế ………………………………………………………………………….. 52
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế …………………………………………………….. 61
Tóm tắt chương 2
…………………………………………………………………………………….. 62
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XUẤT NHẬP CẢNH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ………………………………………………………………………… 64
3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xuất nhập cảnh
…………… 64
3.1.1. Một số dự báo tình hình tác động đến lĩnh vực xuất nhập cảnh ……………… 64
3.1.2. Yêu cầu khách quan về hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong quản lý xuất nhập
cảnh …………………………………………………………………………………………………………………… 65
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý xuất nhập cảnh61
3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý xuất nhập cảnh .. 68
3.3.1. Xây dựng chính sách nhập cảnh, xuất cảnh cho người nước ngoài khởi
nghiệp tại Việt Nam
…………………………………………………………………………………………….. 68
3.3.2. Hoàn thiện một số quy định Luật xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại
Việt Nam
……………………………………………………………………………………………………………. 71
3.3.3. Ban hành Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam ………………………… 73
3.3.4. Đẩy mạnh cải cách bộ máy, cơ chế quản lý, đội ngũ cán bộ công chức để
thực hiện tốt pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh ……………………………………………………… 75
3.3.4.1. Về bộ máy quản lý …………………………………………………………………………. 75

3.3.4.2. Về cơ chế quản lý ………………………………………………………………………….. 75
3.3.4.3. Về đội ngũ cán bộ quản lý ………………………………………………………………. 76
3.3.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp về xuất nhập cảnh
….. 77
3.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xuất nhập cảnh trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận……………………………………………………………………………78
Tóm tắt chương 3
…………………………………………………………………………………….. 80
Kết luận ………………………………………………………………………………………………….. 82
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANQG

An ninh quốc gia
AN TT

An ninh trật tự
ATXH

An toàn xã hội
CHXHCNVN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CBCS

Cán bộ chiến sĩ
LĐNN

Lao động nước ngoài
NC, XC, CT
Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú
NNN

Người nước ngoài
QLXNC

Quản lý xuất nhập cảnh
QLNN

Quản lý nhà nước
TTHC

Thủ tục hành chính
TTATXH
Trật tự an toàn xã hội
UBND

Ủy Ban nhân dân
VPHC

Vi phạm hành chính
XNC

Xuất nhập cảnh
XLVP

Xử lý vi phạm
KN,TC

Khiếu nại, tố cáo

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh.
Bảng 2.1. Các loại thị thực theo Điều 17, Luật xuất nhập cảnh năm 2014.
Bảng 2.2. Thủ tục cấp, cấp lại, cấp sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông cho công
dân Việt Nam (Ban hành theo Quyết định số 5426/QĐ-BCA ngày 27/12/2016 của Bộ
Công an).
Bảng 2.3. Thủ tục cấp thị thực cho người nước ngoài được áp dụng tại tỉnh Ninh
Thuận (Ban hành theo Quyết định số 5551/QĐ-BCA-V19 ngày 08/6/2017 của Bộ Công
an).
Bảng 2.4. Số liệu người nước ngoài đăng ký tạm trú trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2019.
Bảng 2.5. Cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú người nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận từ năm 2016 đến tháng 6/2019.
Bảng 2.6. Thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được áp
dụng tại tỉnh Ninh Thuận.

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Trình tự, nơi thực hiện việc cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu cho công
dân Việt Nam ở trong nước tại tỉnh Ninh Thuận.
Sơ đồ 2.2. Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ xuất nhập cảnh tại Công an tỉnh
Ninh Thuận.
Biểu đồ 2.1. Tiếp nhận, đề xuất cấp hộ chiếu cho công dân Việt Nam xuất cảnh đi
nước ngoài tại tỉnh Ninh Thuận.
Biểu đồ 2.2. Tình hình người nước ngoài nhập cảnh đến địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Biểu đồ 2.3. Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập cảnh của người
nước ngoài và công dân Việt Nam trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

TÓM TẮT
Trong xu thế hội nhập quốc tế và hợp tác giữa các quốc gia, việc công dân các nước
di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để tham quan du lịch, lao động, học tập,
nghiên cứu thị trường, đầu tư kinh tế… là một hoạt động bình thường và mang tính tất yếu.
Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất nhập cảnh, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn
bản pháp lý để điều chỉnh hoạt động này. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định của
pháp luật đã và đang bộc lộ những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn vấn
đề “Pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh từ thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật kinh tế.
Mục tiêu của tác giả là muốn phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật
quản lý xuất nhập cảnh. Qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận, đề xuất một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh.
Luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp, phương pháp so
sánh; phương pháp chứng minh và phương pháp nghiên cứu lịch sử… để làm sáng tỏ vấn đề.
Luận văn đã làm rõ quá trình ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến xuất
nhập cảnh, đồng thời chỉ ra một số bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật trong quản
lý xuất nhập cảnh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến góp
phần hoàn thiện Luật xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam và kiến nghị
sớm ban hành Luật xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam.
Sau khi Luận văn được chấp thuận và phê duyệt, người được hưởng lợi từ kết quả
nghiên cứu luận văn này là những công dân có hoạt động xuất nhập cảnh và cán bộ chiến
sĩ Công an làm công tác quản lý xuất nhập cảnh. Luận văn có những giá trị ứng dụng về
khoa học xuất nhập cảnh.
Từ khóa: nhập cảnh, xuất cảnh, quản lý xuất nhập cảnh, pháp luật quản lý xuất nhập
cảnh.

ABSTRACT
In the trend of international integration and cooperation between countries, the
movement of citizens from one country to another to visit for tourism, labor, study,
market research, and business investment is a normal activity and is inevitable. In
order to create a legal basis for XNC activities, the State has issued many legal
documents to regulate this activity. However, the practice of applying the provisions of
the law has revealed certain limitations. Therefore, I have chosen the issue of “Laws
on immigration management from practice in Ninh Thuan province” to do a
Masters thesis in Economic Law.
The author’s goal is to analyze and clarify theoretical issues about immigration
management law. Through practical application in Ninh Thuan province, this thesis
proposes some recommendations to improve the law on immigration management.
This dissertation has used analytical methods, general methods, comparative
methods, proving methods and research methods to clarify the problem.
This thesis clarifies the process of issuing legal documents related to
immigration, and points out some shortcomings in the process of applying laws in
immigration management in Ninh Thuan province. On that basis, this thesis proposes
some ideas to improve the immigration law of Foreigners in Vietnam and proposes the
early promulgation of the immigration law for Vietnamese citizens.
After the dissertation is approved, the people who will benefit from the results
of this dissertation are citizens who have immigration activities and police officers
working in immigration management. This thesis has applied values about
immigration science.
Key word: Entry, exit, immigration, immigration management law.

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế và hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia, việc
công dân các nước di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để tham quan du
lịch, học tập, lao động, thăm thân, nghiên cứu thị trường, đầu tư kinh tế… là một hoạt
động bình thường và mang tính tất yếu. Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với 189 quốc gia, vùng lãnh thổ và có quan hệ đối ngoại, xúc tiến thương
mại, hợp tác đầu tư với 224 thị trường ở năm châu lục. Tính đến tháng 8/2019 nước ta
đã ký hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực (bao gồm các hiệp định và thỏa thuận miễn
thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu lãnh
sự, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu đặc biệt) với 82 nước (81 hiệp định đã có hiệu lực,
còn hiệp định với Namibia chưa có hiệu lực). Đây là một trong những nguyên nhân
chủ yếu khiến số lượng NNN đến Việt Nam tăng đều qua các năm. Theo số liệu của
Cục Quản lý Xuất nhập cảnh – Bộ Công an, từ năm 1987 – 1997 có 4.698.564 lượt
NNN nhập cảnh; từ 1998 – 2008 có 23.694.407 lượt NNN nhập cảnh; từ 2009 đến
nay số lượng NNN đến Việt Nam tăng trung bình một triệu lượt khách mỗi năm. Đặc
biệt, trong năm 2016 số lượng NNN nhập cảnh vào Việt Nam lần đầu tiên đạt con số
trên 10 triệu khách; năm 2017 là hơn 13 triệu khách; và trong quý 1 năm 2018 là hơn
4,2 triệu khách (tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2017)1.
Ở Ninh Thuận, từ năm 2015 đến hết năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 388 đoàn
lâm thời, 32.313 lượt NNN đến địa phương, trong đó: Du lịch 28.244 lượt, lâm thời
2.081 lượt, Việt kiều 1.988 lượt; Cơ quan QLXNC đã tiếp nhận, giải quyết cấp, bổ
sung, sửa đổi thị thực 181 trường hợp; cấp các loại giấy tờ liên quan đến tạm trú
841 trường hợp; trên địa bàn tỉnh có 66 cơ quan, doanh nghiệp đăng ký và sử dụng
155 lao động nước ngoài. Đã xảy ra 47 vụ/49 đối tượng NNN vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực ANTT, gồm: Vi phạm hành chính 46 vụ/48 đối tượng, xử phạt tiền
321.250.000đ, trục xuất 03 đối tượng; phạm pháp hình sự 01 vụ/01 đối tượng2.

1 Báo cáo Bộ Công an (số 75, tháng 11/2018).
2 Báo cáo Công an tỉnh Ninh Thuận (số 245, tháng 9/2018).
2

Với số lượng NNN nhập cảnh như vậy đã gây ra những áp lực đáng kể cho các
cơ quan nhà nước trong công tác QL NC, XC, CT của NNN tại Việt Nam nói chung
và tỉnh Ninh Thuận nói riêng.
Để tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức hoạt động QL NN đối với hoạt động
NC, XC, CT của NNN tại Việt Nam, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp
lý để điều chỉnh mặt hoạt động này, trong đó có Hiến pháp qua các thời kỳ; Pháp
lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam năm 2000 (sau đây viết tắt
là Pháp lệnh XNC 2000); Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN tại
Việt Nam năm 2014 (sau đây viết tắt là Luật XNC 2014) và các văn bản hướng dẫn
thi hành. Trong đó, sự ra đời của Luật XNC 2014 trên cơ sở kế thừa và bổ sung
những nội dung cần thiết rút ra từ tổng kết thực hiện Pháp lệnh XNC 2000 là một
bước ngoặt quan trọng; bởi văn bản pháp lý này đã luật hóa các quy định hiện hành
để nâng cao tính pháp lý cho hoạt động quản lý, đảm bảo phù hợp yêu cầu thực tiễn
và tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý hoạt động NC, XC, CT của NNN tại
Việt Nam được thực hiện thống nhất, đồng thời giữ vững ANQG, bảo đảm
TTATXH trong tình hình mới.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng quy định của Luật XNC của NNN tại Việt Nam
đã và đang bộc lộ những hạn chế nhất định như: việc cấp một số loại thị thực và quy
định xem xét cho NNN thường trú đang bị các đối tượng lợi dụng để thu lợi bất
chính, “lách luật”; khó quản lý NNN nhập cảnh theo diện miễn thị thực; sự không
thống nhất giữa các quy định trong các văn bản pháp lý; sự thiếu logic, rườm rà
trong một số quy định gây khó khăn cho đối tượng quản lý…
Bên cạnh đó, số LĐNN làm việc tại các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức
khác nhau, như: Làm việc với thời gian ngắn (dưới 30 ngày), lao động kỹ thuật
không có trình độ chuyên môn và thiếu kinh nghiệm nên không đủ điều kiện để cấp
giấy phép lao động…
Những vấn đề này đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực, hiệu
quả của nền hành chính nhà nước nói chung và việc áp dụng quy định của Luật
3

XNC của NNN tại Việt Nam trong QL NN đối với hoạt động NC, XC, CT của
NNN nói riêng.
Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về QL XNC qua thực tiễn tại
tỉnh Ninh Thuận, đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp
luật về XNC để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và tạo điều kiện thuận lợi
cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay.
Với nhận thức như vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề “Pháp luật về quản lý xuất
nhập cảnh từ thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc
sĩ Luật kinh tế của mình.
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào mục đích nghiên cứu, Luận văn này đưa ra 3 giả thiết nghiên cứu
sau:
– Cần tập trung làm rõ một số nội dung về pháp luật Việt Nam trong QL
XNC. Đồng thời làm rõ mối quan hệ của pháp luật Việt Nam về XNC với các ngành
luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
– Đánh giá thực trạng pháp luật về QL XNC từ thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận,
chỉ ra những tồn tại, thiếu sót của pháp luật Việt Nam về NC, XC để có hướng đề
xuất giải pháp khắc phục.
– Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về QL XNC nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
– Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định về QL XNC gồm những nội dung
gì? Quy trình thế nào? Thủ tục ra sao?
– Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về QL XNC trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận diễn ra như thế nào?
– Làm thế nào để góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam và nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật về QL XNC trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận?
4

3. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề này, trước đây có một số tác giả nghiên cứu dưới nhiều
hình thức như sách, Luận án, Luận văn, Đề án, bài viết được đăng tải trên các sách,
báo, tạp chí, trang thông tin điện tử…như sau:
Bùi Quảng Bạ (1996), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà
nước đối với người nước ngoài ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Luận án khái quát những vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến QLNN đối với NNN. Về lý luận, Luận án đã cung cấp các khái
niệm: về NNN; về ANQG; về địa vị pháp lý của NNN. Về thực tiễn, Luận án đã
khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật trong QLNN đối với NNN từ
1945 đến 1996; phân tích tình hình xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng trong
những năm 90 của thế kỷ XX. Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về quản lý NNN ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX.
Nguyễn Phùng Hồng (2002), Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
người nước ngoài nhằm bảo đảm an ninh trật tự của lực lượng công an nhân dân
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đề tài nghiên cứu
khoa học mã số KHXH 07-08, Vụ quản lý khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Hà
Nội. Đề tài này đã làm rõ thực trạng QL NN về ANTT đối với NNN và phòng
chống tội phạm là NNN ở Việt Nam trong thời gian vừa qua; đồng thời qua đó đưa
ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QL NN về ANTT đối với NNN.
Triệu Văn Thế (2005), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát xuất
nhập cảnh tại cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài góp phần đảm bảo an ninh quốc
gia, đề tài nghiên cứu khoa học, Cục QL XNC – Bộ Công an, Hà Nội. Đề tài đã làm
rõ các khái niệm: kiểm soát NC, XC, QC; kiểm soát hộ chiếu giấy tờ; giám sát
NC,XC; xác định đối tượng, nội dung, phương pháp kiểm soát XNC, đánh giá về
thực trạng kiểm soát XNC tại cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài từ 1995 đến
2004.
5

Vũ Thành Luân (2013), Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với cư trú
của người nước ngoài – Từ thực tiễn của thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ
quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Hồng Anh (2014), Công tác quản lý người nước ngoài làm việc
trong các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Nai, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Trường Đại
học An ninh nhân dân, thành phố Hồ Chí Minh.
Phan Quang Thịnh (2015), Người nước ngoài vi phạm pháp luật về cư trú tại
các tỉnh, thành phố phía Nam và một số vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nhà
nước về an ninh, trật tự, Đề tài khoa học cấp bộ, Trường Đại học An ninh nhân dân,
thành phố Hồ Chí Minh…
Các công trình nghiên cứu khoa học này, ở những khía cạnh và cấp độ
khác nhau, đều đề cập một số vấn đề chung về quản lý trật tự hành chính trong
lĩnh vực XNC, bảo đảm quyền của công dân trong lĩnh vực này. Vì vậy, việc
nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh từ thực tiễn tại tỉnh Ninh
Thuận” là vấn đề mới không trùng lắp với những đề tài, chuyên đề đã nghiên cứu.
Đề tài này mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong công tác QL về NC,
XC tại tỉnh Ninh Thuận hiện nay.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tác giả muốn phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật QL NC,
XC. Chủ yếu tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật Việt Nam về NC, XC
của NNN và của công dân Việt Nam, trong đó tập trung vào thực tiễn áp dụng tại tỉnh
Ninh Thuận. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp
luật QL NC, XC từ thực tiễn địa bàn tỉnh Ninh Thuận, từ đó tác giả đề xuất một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về QL NC, XC, bảo đảm thực hiện có hiệu quả
quyền NC, XC của công dân nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng.
6

4.2. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về pháp luật Việt Nam trong QL NC, XC. Thực trạng
thực hiện pháp luật về quản lý NC, XC; những khó khăn, hạn chế trong thực hiện
pháp luật về QL NC, XC tại tỉnh Ninh thuận.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về QL
XNC như: quyền tự do đi lại của công dân và pháp luật về QL NC, XC của công dân
Việt Nam và NNN; về quản lý LĐNN NC, XC trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Không gian nghiên cứu: Pháp luật về QL XNC của công dân Việt Nam và
NNN và áp dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Thời gian: Nội dung đánh giá lấy mốc thời gian từ khi ban hành Luật XNC
của NNN tại Việt Nam (năm 2014); Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16/10/2015
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007
của Chính phủ về XC, NC của công dân Việt Nam đến nay.
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ nội dung lý luận và thực tiễn
các quy định của pháp luật; phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh để so sánh
pháp luật với thực tiễn vận dụng pháp luật về QL NC, XC trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận; phương pháp chứng minh để khẳng định vấn đề tác giả nêu trong luận văn,….và
phương pháp nghiên cứu từ những văn bản pháp luật, các đề tài đã nghiên cứu, các bài
viết trên tạp chí, giáo trình… để làm sáng tỏ vấn đề.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện lý luận về một số quy
định còn bất cập của Luật XNC năm 2014 và một số quy định về XNC của công
dân Việt Nam; Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy trong các trường Luật và các trường Công an nhân dân và
cho các CBCS làm công tác quản lý trong lĩnh vực XNC.
7

6.2. Giá trị ứng dụng của đề tài
Một là, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật Việt Nam trong
QL NC, XC từ thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận, theo hướng bảo đảm quyền tự do đi
lại, cư trú của công dân, nhất là đối với người NNN trong bối cảnh hội nhập quốc
tế.
Hai là, đánh giá đúng thực trạng pháp luật về QL NC, XC, phân tích đánh giá
các yếu tố tác động đến thực tiễn thi hành pháp luật về QL NC, XC, theo hướng vừa
bảo đảm chủ quyền và ANQG, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mọi chủ thể đều
có quyền tự do đi lại, cư trú và lao động.
Ba là, xây dựng những đề xuất hoàn thiện pháp luật trong QL NC, XC; trong
đó có kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật NC, XC để điều chỉnh, và quản lý có hiệu quả
quyền tự do đi lại, cư trú, lao động của công dân sở tại cũng như NNN trên địa bàn
tỉnh Ninh Thuận.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật Việt Nam trong quản lý nhập
cảnh, xuất cảnh
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý nhập cảnh, xuất cảnh
và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam và nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật về xuất nhập cảnh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

8

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM TRONG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH
1.1. Khái niệm, nội dung, đặc trưng cơ bản của pháp luật Việt Nam về
quản lý xuất nhập cảnh
1.1.1. Khái niệm pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh
Nhập cảnh là việc người nước ngoài (NNN) vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa
khẩu của Việt Nam; Xuất cảnh là việc NNN ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu
của Việt Nam3. Hiện nay trong thực tiễn pháp lý ở Việt Nam vẫn chưa có một khái
niệm thống nhất, đầy đủ, hoàn thiện về pháp luật trong QL NC,XC. Do vậy, để làm rõ
nội hàm khái niệm về pháp luật trong QLXNC trước hết phải đặt nó trong tương quan
với pháp luật hành chính. Quản lý có nhiều cách định nghĩa khác nhau, tùy theo cách
tiếp cận khác nhau.
Theo từ điển tiếng việt:“Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo
những yêu cầu nhất định”4. Khái niệm quản lý ở đây là muốn nói đến quản lý con
người, quản lý xã hội và biểu hiện cụ thể nhất là ở QLNN. Theo tác giả Trần Kiểm cho
rằng: “Quản lý là những tác động hoạch định của chủ thể quản lý trong việc huy động,
kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong
và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức
với hiệu quả cao nhất”5. Trong giáo trình quản lý hành chính nhà nước6 có viết:
“Quản lý hành chính nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà
nước với chức năng chấp hành luật và tổ chức thực hiện luật của các cơ quan trong
hệ thống hành pháp và hành chính nhà nước”. Ở một góc nhìn khác, hai tác giả
Đinh Văn Mậu và Phạm Hồng Thái (2005) định nghĩa:“Quản lý nhà nước là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước với quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của công dân do các cơ quan hành pháp từ Trung ương đến cơ

3 Luật xuất nhập cảnh 2014 (Luật số 47/2014/QH13) ngày 16/6/2014, Khoản 4,6 Điều 3.
4 Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.
5 Trần Kiểm (2007), “Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb giáo dục Việt
Nam, Hà Nội, trang 7.
6 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Giáo trình về quản lý nhà nước, Tập II, Tr.10
9

sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển
các mối quan hệ xã hội, duy trì an ninh trật tự, thỏa mãn những nhu cầu hàng ngày
của Nhân dân”7.
Quản lý là một hoạt động phức tạp và có nhiều chức năng. Quản lý ở góc độ
quản lý học là sự tác động có tổ chức và có hướng mục đích của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý nhằm hướng tới hành vi của đối tượng để đạt đước mục tiêu đã
định trước.
Như vậy, trong hoạt động của một cá nhân hay một tập thể đều phải hướng
đến một mục tiêu đã được đề ra và để điều hành đạt được mục tiêu chủ thể quản lý
phải tác động vào đối tượng quản lý bằng những phương pháp quản lý để cho bộ
máy dưới sự quản lý của mình đạt được kết quả tốt nhất. Suy cho cùng, bản chất của
hoạt động quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
một cách hợp quy luật trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành được đạt
hiệu quả mong muốn hoặc mục tiêu đề ra.
Hoạt động QLNN cần phải tuân theo pháp luật về trình tự, cách thức khi sử
dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết công việc. Khoa học pháp lý gọi
đó là những quy phạm thủ tục. Quy phạm thủ tục gồm những bộ phận cấu thành
như: thủ tục lập pháp, thủ tục tố tụng tư pháp và thủ tục hành chính.
Trong quản lý XNC, các cơ quan QL XNC từ trung ương đến địa phương
tiến hành các tác động và dùng quyền lực nhà nước để điều chỉnh đối với hành vi
XNC của công dân nhằm thực hiện chức năng QL NN, duy trì ANTT và thỏa mãn
nhu cầu XNC hàng ngày của công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài. Ví dụ
như: Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan thực
hiện QL NN về XNC, quá cảnh, cư trú của NNN; chịu trách nhiệm QL NN về
ANQG và TTATXH đối với NNN tại Việt Nam. Trách nhiệm của Bộ Công an
trong quản lý NNN được quy định cụ thể tại Điều 47 – Luật XNC 2014.

7 Đinh Văn Mậu và Phạm Hồng Thái (2005) Luật hành chính Việt Nam. Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, trang 19.

10

Dưới góc độ QL NN, hành chính được hiểu là hoạt động thực thi quyền lực
nhà nước nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và pháp luật, thỏa mãn
nhu cầu hợp pháp của con người. Hành chính trong lĩnh vực XNC là việc các cơ
quan có thẩm quyền, bằng quyết định của mình, cho phép, cấm đoán, kiểm tra hoặc
xử lý các tình huống, các hành vi VPHC nhằm phòng ngừa hoặc ngăn chặn các
hành vi VPPL trong lĩnh vực XNC. Và do vậy, QL NN về XNC là một dạng quản
lý xã hội, mà thông qua đó, nhà nước thực hiện chức năng quản lý về XNC nhằm
giữ vững chủ quyền và ANQG, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam và
NNN thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về
NC,XC và cư trú.
Trước đây, Pháp lệnh XNC 2000 có quy định các nội dung QL NN trong lĩnh
vực XNC bao gồm 8 công việc: Lập pháp, lập quy các quy định liên quan đến
XNC, xem xét tham gia các điều ước quốc tế, QL NC, XC, QC, CT; Thực hiện
thống kê nhà nước về XNC; Hợp tác quốc tế về XNC; và giám sát, thanh kiểm tra,
xử lý vi phạm8. Tiếp đó, Điều 1 Luật XNC 2014, quy định: “nguyên tắc, điều kiện,
trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh,
quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
Việt Nam, của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh,
quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam”9.
Như vậy, khái niệm QL NN về NC, XC hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các
công việc từ xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật XNC, hướng đến điều chỉnh
hoạt động của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật nhằm bảo đảm trật tự quản lý và quyền của công dân trong lĩnh vực
XNC. Từ lý luận như vậy, pháp luật trong QL XNC có thể hiểu là một nội dung của
pháp luật hành chính, là tổng thể các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan có thẩm quyền QL XNC với tổ chức, công dân và
NNN trong lĩnh vực XNC.

8 Pháp lệnh XNC 2000 (Pháp lệnh số 24/1999/PL-UBTVQH10).
9 Luật XNC 2014 (Luật số 47/2014/QH13) ngày 16/6/2014, Điều 1.

11

Từ khái niệm nêu trên cho thấy QL NN về XNC thể hiện trên ba phương
diện như sau: Một là, QL NN về XNC được thực hiện bằng phương pháp mệnh lệnh
và phục tùng, là mộ dạng quyền lực đặc biệt, có tính tổ chức cao; Hai là, QL NN về
XNC vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phổ biến; Ba là, đối tượng QL XNC rất
đa dạng và chịu sự điều chỉnh không những hệ thống pháp luật trong nước mà cả hệ
thống pháp luật quốc tế mà nhà nước ta tham gia ký kết hoặc thừa nhận.
1.1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh
Quản lý về XNC cũng là một trong những hoạt động của đường lối, chính
sách đối ngoại nhà nước CHXHCN Việt Nam. Nội dung của pháp luật trong hoạt
động QL XNC được thể hiện tập trung ở mục tiêu và nhiệm vụ của chủ thể QL
XNC (ví dụ: ở Bộ Công an có Cục QL XNC, ở Công an tỉnh có Phòng hoặc Đội
quản lý XNC). Do đó, Pháp luật trong QL XNC là một tổng thể các nhóm quy
phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà nội dung của chúng thường được chia
thành những quy định chung và những quy định cụ thể.
Phần chung của pháp luật trong QL NN về XNC bao gồm các quy phạm điều
chỉnh các mối quan hệ chung nhất, phát sinh trong quá trình QL XNC, như: các
nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng độc lập, chủ quyền, truyền thống, tập quán,
đảm bảo ANQG và TTATXH, bình đẳng trong quan hệ quốc tế; nguyên tắc ưu tiên
áp dụng các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; nguyên tắc bảo hộ
tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân công dân;
nguyên tắc công khai, minh bạch10…và đồng thời cũng là phần cung cấp các khái
niệm cơ bản trong QL XNC như: “nhập cảnh”, “xuất cảnh”, “người nước ngoài”,
“NNN tạm trú”, “NNN thường trú”.v.v…
Phần những quy định cụ thể hướng đến điều chỉnh các hoạt động XNC, như:
thủ tục cấp hộ chiếu, quy định về người chưa được xuất cảnh, người chưa được
nhập cảnh; các quy định về XNC; về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan quản

10 Luật xuất nhập cảnh 2014 (Luật số 47/2014/QH13) ngày 16/6/2014, Điều 4.
12

lý.v.v…và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động XNC và xử lý vi
phạm trong lĩnh vực XNC 11.
Về nội dung cơ bản của pháp luật về QL XNC có thể được trình bày khái
quát trong bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh
Quản lý xuất cảnh
Quản lý nhập cảnh
Hoạt động quản lý khác
Quản lý xuất cảnh là
một bộ phận quan trọng
của QL NN về ANTT đối
với công dân Việt Nam và
NNN khi ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam qua cửa khẩu
của Việt Nam. QL XC bao
gồm các quy định về thẩm
quyền và nghĩa vụ thực thi
việc xét duyệt nhân sự XC,
cấp hộ chiếu cho người
Việt Nam hoặc cấp thị
thực cho NNN (nếu có),
kiểm soát xuất cảnh, quá
cảnh tại cửa khẩu. Các quy
định về trách nhiệm và
nghĩa vụ thi hành TTHC
của tổ chức, cá nhân đại
điện cho cơ quan chủ quản
(đối với NNN thì có cơ
quan đại diện ngoại giao
Quản lý nhập cảnh là
một bộ phận quan trọng
của QL NN về ANTT đối
với công dân Việt Nam
sau khi ra nước ngoài nhập
cảnh về nước và NNN vào
lãnh thổ Việt Nam qua cửa
khẩu của Việt Nam. QL
NC bao gồm các quy định
về thẩm quyền và nghĩa vụ
thực thi việc xét duyệt
nhân sự nhập cảnh, kiểm
soát nhập cảnh tại cửa
khẩu. Các quy định về
trách nhiệm và nghĩa vụ
thi hành TTHC của tổ
chức, cá nhân đại điện cho
cơ quan chủ quản (đối với
người Việt Nam ở nước
ngoài thì có cơ quan đại
diện ngoại giao của Việt
Tại khoản 2, Điều 3,
Pháp lệnh xuất nhập cảnh
2000
quy
định:“Người
nước ngoài thường trú là
người nước ngoài cư trú,
làm ăn, sinh sống lâu dài ở
Việt Nam”; theo quy định
tại khoản 9, Điều 3 Luật
XNC 2014 quy định: “Cư
trú là việc NNN thường trú
hoặc tạm trú tại Việt
Nam”.
Theo quy định trong
Luật NC, XC, CT của
NNN tại Việt Nam đã quy
định lực lượng Công an
chịu trách nhiệm tiến hành
quản lý cư trú, đi lại của
NNN tại Việt Nam. Trong
đó, lực lượng QL XNC
đóng vai trò chủ công,

11 Luật xuất nhập cảnh 2014 (Luật số 47/2014/QH13) ngày 16/6/2014, từ điều 15 đến điều 52.
13

đặt tại Việt Nam); các quy
định về trách nhiệm và
nghĩa vụ thực thi hành vi
TTHC ở giai đoạn sau khi
công dân XC; các quy
định về thủ tục cấp phép
cho ngoại kiều XC; gia
hạn, bổ sung, sửa đổi thị
thực cho NNN XC (đối
với trường hợp cần thiết);
kiểm tra, kiểm soát XC, xử
lý các trường hợp VPPL
về xuất cảnh.v.v… Về
điều kiện và thẩm quyền
cho XC được quy định tại
Điều 27, 28, 29, 30 Luật
XNC 2014.
Nam); các quy định về
trách nhiệm và nghĩa vụ
thực thi hành vi TTHC ở
giai đoạn sau khi công dân
nhập cảnh; thủ tục cho
việc tạm trú (đối với NNN
ở Việt Nam có thời hạn),
việc thường trú (đối với
NNN làm ăn, sinh sống tại
Việt
Nam

ngoại
kiều);kiểm tra, kiểm soát
và xử lý các trường hợp
NNN ở lại Việt Nam quá
hạn cho phép, NNN lao
động trái phép.v.v… Về
điều kiện và thẩm quyền
cho NC được quy định tại
Điều 20, 21, 22 Luật XNC
2014.
chịu trách nhiệm trong QL
NN về ANTT đối với cư
trú của NNN lao động.
Theo quy định Luật xuất
nhập cảnh 2014, hoạt
động cư trú bao gồm: tạm
trú (được quy định từ điều
31 đến điều 38) và thường
trú (được quy định từ điều
39 đến điều 43). Ngoài ra
các quy định về thẩm
quyền và nghĩa vụ thực thi
việc quản lý cư trú còn
được quy định tại chương
II

Nghị
định
số
64/2015/NĐ-CP
ngày
06/8/2015 của Chính phủ
Quy định cơ chế phối hợp
giữa các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, UBND tỉnh,
thành
phố
trực
thuộc
Trung ương trong công tác
QL NC, XC, CT của NNN
tại Việt Nam.

1.1.3. Đặc trưng cơ bản của pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh
Từ sự phân tích các khái niệm và nội dung như trên, ta có thể rút ra một số
đặc trưng của pháp luật về QL XNC như sau:

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *