BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MÁY TÍNH
BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DỊCH VỤ PHÂN PHỐI TỔNG HỢP DẦU KHÍ
Ngành:
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành:
QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn : THS. BÙI NHẬT LÊ UYÊN
Sinh viên thực hiện
: PHẠM THU HƯỜNG
MSSV: 1311140992
Lớp: 13DQN08
TP. Hồ Chí Minh, 2017
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu đang thể hiện rõ
vai trò là tiền đề và là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời và phát triển của thương
mại quốc tế. Hiện nay, khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) và gia nhập Hiệp định TPP (Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dương) thì hoạt động giao thương, buôn bán với nước ngoài trở
nên thường xuyên hơn, đòi hỏi chúng ta cần tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu một
cách nhanh chóng, kịp thời và hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng hoá
thương mại quốc tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay cũng là thời điểm cho sự phát triển
chóng mặt của hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết bị điện
tử. Không thể phủ nhận rằng công nghệ thông tin đang dần chi phối cuộc sống của
mọi người từ các thiết bị di dộng cho đến máy tính, đồ chơi công nghệ v.v… Tuy
nhiên, phần lớn các thiết bị điện tử hiện nay trên thị trường Việt Nam đều được
nhập khẩu từ các nước trong khu vực và trên thế giới vậy nên đây được đánh giá là
một thị trường rất tiềm năng. Bên cạnh việc nắm bắt được xu hướng thị trường
trong và ngoài nước, các công ty xuất nhập khẩu các thiết bị công nghệ còn cần phải
quan tâm đến quy trình nhập khẩu hàng hóa về thị trường Việt Nam như thế nào
bằng cách tự tổ chức quy trình xuất nhập khẩu hay thông qua các công ty dịch vụ
Logistics.
Để tìm hiểu quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của doanh nghiệp dịch
vụ phân phối Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển và vận dụng những
kiến thức học được tại trường để sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong lĩnh vực
này, tôi lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là : “ PHÂN QUY TRÌNH NHẬP
KHẨU MÁY TÍNH BẰNG CONTAINER ĐƢỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DỊCH VỤ PHÂN PHỐI TỔNG HỢP DẦU KHÍ”
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sâu hơn về quy trình và nghiệp vụ nhập khẩu máy tính tại công ty PSD để
có thể đưa ra giải pháp để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu cho công ty. Bên cạnh đó,
đây còn là cơ hội để em vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào môi trường thực
tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân sau khi ra trường.
2
3. Phạm vi nghiên cứu
Nhập khẩu là hoạt động phức tạp và rộng nên khóa luận này tôi chỉ tập trung vào
việc phân tích quy trình nhập khẩu đường biển, cụ thể là phân tích quy trình nhập
khẩu máy tính bằng container đường biển tai công ty cổ phần dịch vụ phân phối
tổng hợp dầu khí
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở quan sát, thu thập số liệu liên quan từ các phòng ban tại công ty, sử dụng
phương pháp phân tích thống kê, so sánh và đánh giá các chỉ tiêu cũng như cách
thức tổ chức thực hiện quy trình xuất nhập khẩu của công ty trong những năm gần
đây, tôi xin nêu ra những ưu điểm nổi bật cũng như hạn chế, đồng thời đề xuất một
số giải pháp, định hướng góp phần thực hiện quy trình xuất nhập khẩu tại công ty
tốt hơn.
Đề tài được thực hiện thông qua phương pháp quan sát trực tiếp, theo dõi quy trình
và trực tiếp tham gia vào thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn của anh Trương
Đình Thức – Trưởng phòng xuất nhập khẩu. Từ đó, so sánh giữa lý thuyết được học
và thực tế công việc, thực hiện đánh giá quy trình và đưa ra kiến nghị nhằm tối ưu
hóa hiệu quả công việc.
5. Kết cấu đê tài
Nội dung bài báo cáo gồm có 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhập khẩu đường biển
Chương 2: Phân tích quy trình nhập khẩu máy tính bằng container đường biển tại
Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí PSD
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quy trình nhập
khẩu máy tính bằng container đường biển tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân phối
Tổng hợp Dầu khí PSD
3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƢỜNG BIỂN
1.1. Vận tải đƣờng biển
1.1.1 Khái quát chung về vận tải đƣờng biển
Vận tải đường biển (hay còn gọi là vận tải biển) là hình thức vận chuyển
người/hàng hóa bằng các phương tiện di chuyển trên biển như tàu, thuyền… trên
các đường giao thông biển.Vận tải đường biển ra đời khá sớm và phù hợp để
chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế, các loại hàng hóa có
trọng lượng lớn, các loại hàng chuyên chở trên cự ly dài nhưng không cần phải giao
hàng nhanh chóng.
Ưu điểm
Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong
buôn bán quốc tế.
Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự
nhiên.
Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực
chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như
các công cụ của các phương thức vận tải khác.
Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp.
Nhược điểm:
Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên.
Tốc độ của tầu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tầu biển còn bị
hạn chế.
Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra
kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:
Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc
tế.
Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn,
chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh
chóng.
4
1.1.2 Các phƣơng thức thuê tàu chuyên chở hàng hóa
1.1.2.1 Phƣơng thức thuê tàu chợ.
1.1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tàu chợ
a. Khái niệm tàu chợ
Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những
cảng nhất định theo một lịch trình định trước. Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường
nhất định nên người ta còn gọi là tậu định tuyến. Lịch chạy tàu thường được các
hãng tàu công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.
b. Ðặc điểm tàu chợ
Căn cứ vào hoạt động của tàu chợ, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của
tàu chợ như sau:
– Tàu chợ thường chở hàng bách hóa có khối lượng nhỏ;
– Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác;
– Ðiều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển
để phát hành cho người gửi hàng.
1.1.2.1.2 Phƣơng thức thuê tàu chợ
a. Khái niệm về thuê tàu chợ
Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là Lưu cước tàu chợ (Liner booking note) là việc
chủ hàng (Shipper) trực tiếp hay thông qua Người môi giới (Broker) yêu cầu chủ
tàu (Ship owner) giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa
từ cảng này đến cảng khác. Quan hệ giữa người thuê với người cho thuê được điều
chỉnh bằng một chứng từ được gọi là “Vận đơn đường biển”. Nội dung của Vận
đơn đường biển do hãng tàu quy định sẵn.
b. Trình tự tiến hành thuê tàu chợ
Quy tình thuê tàu chợ có thể khái quát thành các bước cụ thể như sau:
– Bước 1: Chủ hàng thông qua người môi giới tìm tàu hỏi tàu đề vận chuyển hàng
hóa cho mình.
– Bước 2: Người môi giới chào tàu, hỏi tàu bằng việc gửi Giấy lưu cước tàu chợ
(liner booking note). Giấy lưu cước thường được in sẵn theo mẫu, việc lưu cước tàu
chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng có thể cho một lô hàng lớn thường xuyên
được gửi.Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý, cả năm bằng một hợp đồng lưu
cước với hãng tàu.
5
– Bước 3: Người môi giới với chủ tàu thỏa thuận một số điều khoản chủ yếu trong
xếp dỡ và vận chuyển.
– Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước với chủ tàu.
– Bước 5: Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hóa ra cảng giao cho tàu.
– Bước 6: Sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện của chủ tàu 1
sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn đường biển theo yêu cầu của chủ hàng.
Qua các bước tiến hành thuê tàu chợ chúng ta thấy người ta không ký hợp đồng
thuê tàu. Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy
lưu cước với hãng tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở thì sẽ phát hành vận
đơn cho người gửi hàng. Vận đơn khi đã phát hành nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm
thực hiện việc vận chuyển lô hàng.
1.1.2.2 Phƣơng thức thuê tàu chuyến.
1.1.2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tàu chuyến
a. Khái niệm tàu chuyến
Tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, không
ghé qua những cảng nhất định và không theo một lịch trình định trước.
b. Ðặc điểm của tàu chuyến
Căn cứ vào hoạt động của tàu chuyến, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm của tàu
chuyến như sau:
– Ðối tượng chuyên chở của tàu chuyến là những loại hàng có khối lượng lớn, tính
chất của hàng hóa chuyên chở tương đối thuần nhất và thường chở đầy tàu.
– Tàu vận chuyển theo phương thức chuyến thường có cấu tạo một boong, miệng
hầm lớn để thuận tiện cho việc bốc hàng.
– Khác với tàu chợ, đối với tàu chuyến: điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí dỡ
hàng hóa lên xuống… được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tàu do người thuê
và người cho thuê thoả thuận.
– Khác với cước tàu chợ, cước tàu chuyến do người thuê và người cho thuê thoả
thuận đưa vào hợp đồng, nó có thể bao gồm cả chi phí xếp dỡ hoặc không tuỳ quy
định. Cước tàu chuyến thường biến động hơn cước tàu chợ.
6
1.1.2.2.2. Phƣơng thức thuê tàu chuyến
a. Khái niệm phƣơng thức thuê tàu chuyến
Thuê tàu chuyến (Voyage): là chủ tàu (Ship – owner) cho người thuê tàu (Charterer)
thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng
khác.
Trong phương thức thuê tàu chuyến, mối quan hệ giữa người thuê tàu (Chủ hàng)
với người cho thuê tàu (Chủ tàu) được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là Hợp
đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter party – C/P). Hợp đồng thuê tàu này do hai
bên thoả thuận ký kết.
b. Trình tự tiến hành thuê tàu chuyến
– Bước 1: Người thuê tàu thông qua người môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu để
vận chuyển hàng hóa cho mình. Ở bước này người thuê tàu phải cung cấp cho người
môi giới tất cả các thông tin về hàng như: tên hàng, bao bì đóng goi, số lượng hàng,
hành trình của hàng…. để người môi giới có cơ sở tìm tàu.
– Bước 2: Người môi giới chào hỏi tàu. Trên cơ sở những thông tin về hàng hóa do
người thuê tàu cung cấp, người môi giới sẽ tìm tàu, chào tàu thuê cho phù hợp với
nhu cầu chuyên chở hàng hóa.
– Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu. Sau khi chào hỏi tàu, chủ tàu và
người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các điều khoản của hợp đồng thuê tàu
như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi xếp dỡ….
– Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu. Sau khi
có kết quả đám phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết quả đàm phán
cho người thuê tàu để người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng thuê
tàu.
– Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng. Trước khi ký kết hợp đồng
người thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản của hợp đồng. Hai bên sẽ
gạch bỏ hoặc bổ sung những điều đã thoả thuận cho phù hợp vì thuê tàu chuyến,
hợp đồng mẫu mới chỉ nêu những nét chung.
– Bước 6: Thực hiện hợp đồng. Sau khi hợp đồng đã được ký kết, hợp đồng thuê tàu
sẽ được thực hiện. Người thuê tàu vận chuyển hàng hóa ra cảng để xếp lên tàu. Khi
hàng hóa đã được xếp lên tàu, chủ tàu hoặc đại lý của tàu sẽ cấp vận đơn cho người
7
thuê tàu, vận đơn này được gọi là Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party
Bill of Lading).
1.2 Gửi hàng bằng container.
1.2.1 Gửi hàng nguyên container (FCL – Full container load)
Các hãng tàu chợ định nghĩa thuật ngữ FCL như sau:
FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách
nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng
hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê
một hoặc nhiều container để gửi hàng.
Gửi FCL/ FCL.
Trách nhiệm về giao nhận, bốc dỡ và các chi phí khác được phân chia như sau:
a) Trách nhiệm của ngƣời gửi hàng (Shipper)
Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm:
– Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng
hàng.
– Ðóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container.
– Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở.
– Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu
– Vận chuyển và giaocontainer cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng
thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.
– Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.
Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc bãi
container của người chuyên chở. Người gửi hàng phải vận chuyển hàng hóa của
mình ra bãi container và đóng hàng vào container.
b) Trách nhiệm của ngƣời chuyên chở (Carrier).
Người chuyên chở có những trách nhiệm sau:
– Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
– Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container
tại bãi container (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại
bãi container cảng đích.
– Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất
xếp container lên tàu.
8
– Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
– Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container
– Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.
c) Trách nhiệm của ngƣời nhận chở hàng
Người nhận chở hàng ở cảng đích có trách nhiệm:
– Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
– Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi
container.
– Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn trả
container rỗng cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container).
– Chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chở
container đi về bãi chứa container.
1.2.2 Gửi hàng lẻ (Less than container load)
LCL là những lô hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng (người
chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào
– ra container. Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên một container, chủ
hàng có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ.
Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (consolidator) sẽ tập
hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô
hàng lẻ đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làm thủ
tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên
bãi chứa cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ.
LCL/LCL
a) Trách nhiệm của ngƣời gửi hàng.
– Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho người
nhận hàng tại trạm đóng container (CFS – Container Freight Station) của người
gom hàng và chịu chi phí này.
– Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa,
vận tải và quy chế thủ tục hải quan.
– Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ.
9
b) Trách nhiệm ngƣời chuyên chở.
Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực- tức là các hãng tàu và
cũng có thể là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu.
+ Người chuyên chở thực:
Là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người gom hàng. Họ
có trách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ rnhư đã nói ở trên, ký phát
vận đơn thực (LCL/LCL) cho người gửi hàng, bốc container xuống tàu, vận chuyển
đến cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng và giao hàng lẻ
cho người nhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở cảng đi.
+ Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ.
Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giao nhận
đứng ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trên danh nghĩa, họ
chính là người chuyên chở chứ không phải là người đại lý (Agent). Họ chịu trách
nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng lẻ tại cảng gửi cho đến khi
giao hàng xong tại cảng đích. Vận đơn người gom hàng (House Bill of Lading).
Nhưng họ không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở vì vậy người
gom hàng phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế để chở các lô hàng lẻ đã xếp
trong container và niêm phong, kẹp chì.
Quan hệ giữa người gom hàng lúc này là quan hệ giữa người thuê tàu và người
chuyên chở.
Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát vận đơn cho người gom hàng
(Vận đơn chủ – Master Ocean of Bill Lading), vận đơn cảng đích, dỡ container, vận
chuyển đến bãi container và giao cho đại lý hoặc đại diện của người gom hàng ở
cảng đích.
c) Trách nhệm của ngƣời nhận hàng lẻ
– Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
– Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng
để nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích.
– Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS)
10
1.2.3 Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL)
Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL. Tuỳ theo
điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thoả thuận với người chuyên chở để áp dụng
phương pháp gửi hàng kết hợp. Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:
– Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL
– Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)
Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người
chuyên chở cũng có sự thay đổi phù hợp. Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) thì
trách nhiệm của chủ gửi và người chuyên chở khi gửi như là phương pháp gửi
nguyên nhưng khi nhận, trách nhiệm của chủ nhận và người chuyên chở như
phương pháp gửi hàng lẻ.
1.3 Quy trình nhập khẩu hàng hóa
1.3.1 Khái quát về hoạt động nhập khẩu trên thế giới và tại Việt Nam.
Nhập khẩu được hiểu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, nghĩa
là quốc gia này sẽ mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác với nguyên tắc trao
đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới và thường tính trong một khoảng thời gian nhất
định. Nhập khẩu không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các
quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.
Trên thế giới, với sự hình thành các tổ chức kinh tế, các vùng thương mại tự do đã
tạo cơ hội cho hoạt động trao đổi xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia trở
nên vô cùng sôi nổi. Bên cạnh đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu, các quốc gia vẫn chú
trọng đến nhập khẩu các mặt hàng cần thiết. Không chỉ những nước nhỏ mới cần
nhập khẩu mà những nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc,
Pháp,…cũng nhập khẩu rất nhiều mặt hàng từ các quốc gia khác. Hàng hóa hết sức
đa dạng, những quốc gia lớn thường sẽ nhập các mặt hàng thực phẩm, nông sản,
thủy sản,….Trong khi đó những quốc gia đang phát triển sẽ nhập khẩu các mặt hàng
công nghệ, ô tô, máy móc, linh kiện, đồ điện gia dụng,..để đáp ứng nhu cầu trong
nước.
Hiện nay,Việt Nam với việc gia nhập các tổ chức kinh tế trên thế giới và trong khu
vực như: ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), APEC (Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương), WTO (Tổ chức thương mại thế giới), TPP
(Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương),..đã giúp Việt Nam không
11
những đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mà còn thúc đẩy hoạt động nhập khẩu do
được hưởng những ưu đãi về thuế.Tuy nhiện, hoạt động nhập khẩu của Việt Nam
những năm trở lại đây luôn ở tình trạng nhập siêu,cụ thể trong năm 2016 :
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu : nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 157,9 t USD,
tăng 4,4% so với năm 2015 và chiếm 91,1% tổng kim ngạch hàng hóa nhập
khẩu (giảm 0,2 điểm phần trăm so với năm 2015), trong đó nhóm máy móc
thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 71,8 t USD, tăng 5,6% và chiếm 41,4% (tăng
0,3 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu đạt 86,1 t USD, tăng
3,5% và chiếm 49,7% (giảm 0,5 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng đạt
15,4 t USD, tăng 6,8% và chiếm 8,9% (tăng 0,2 điểm phần trăm). Cơ cấu
ngành hàng nhập khẩu chuyển biến tích cực với sự tăng trưởng chậm nhất của
nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu (3,4%), trong khi nhập khẩu các mặt hàng
cần thiết cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu
phục vụ gia công, xuất khẩu đều tăng
Thị trường nhập khẩu: Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của
nước ta với kim ngạch đạt 49,8 t USD, tăng 0,5% so với năm 2015; Hàn Quốc
đạt 31,7 t USD, tăng 14,6%; ASEAN đạt 23,7 t USD, giảm 0,3%; Nhật Bản
đạt gần 15 t USD, tăng 4,3%; EU đạt 11,1 t USD, tăng 6,7%; Hoa Kỳ đạt 8,7
t USD, tăng 11,6%.. (Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 2+3, tháng 1/2017)
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2017 nhập khẩu hàng hóa
từ thị trường Hàn Quốc tăng ở mức cao k lục 45,3% với kim ngạch lên tới 13,7
t USD. Như vậy, Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc để trở thành thị trường có
mức nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với 9,3 t USD.( Theo baodatviet.vn)
12
1.3.2 Quy trình nhập khẩu
Sơ đồ 1.1 Quy trình nhập khẩu hàng hóa
1.3.2.1 Ký hợp đồng ngoại thƣơng
Bước đầu tiên là việc đàm phán ký kết hợp đồng mua hàng với đối tác nước ngoài.
Theo đó, hai bên sẽ thỏa thuận những điều kiện liên quan, trong đó có một số điều
khoản chính như sau:
Trong hợp đồng ngoại thương, có các điều khoản (Article) bắt buộc như:
1. Commodity/Description of Goods/Materials: điều khoản tên, mô tả hàng hóa
2. Quantity/weight: Số lượng, trọng lượng hàng
3. Quality/ Specifications: Chất lượng/ Phẩm chất hàng hoá
4. Price: đơn giá hàng, kèm theo điều kiện thương mại
5. Shipment/Delivery terms: thời hạn, địa điểm giao hàng, cách thức giao hàng
6. Necessary documents/document required/negotiation documents: Chứng từ
giao hàng
7. Settlement/payment: phương thức, thời hạn thanh toán
Ngoài ra, có các điều khoản tự chọn nhằm đảm bảo thêm tính đầy đủ của hợp
đồng như:
8. Warranty: bảo hành hàng hóa (nếu có)
9. Packing & Marking: quy cách đóng gói, và ghi nhãn hiệu hàng hóa
10. Insurance: Bảo hiểm
11. Force Majeure: bất khả kháng
KÝ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
CHUYỂN HÀNG VỀ KHO
13
12. Claim: khiếu nại
13. Arbitration: trọng tài
14. Other conditions: các quy định khác
15. Termination of the contract: chấm dứt hợp đồng
16. Patent right: vi phạm bản quyền
17. Installation – Test run – Commissioning – Tranning: Lắp đặt – Chạy thử –
Nghiệm thu- Đào tạo
1.3.2.2 Vận chuyển hàng hóa Quốc tế
Đến bước này, hai bên sẽ thu xếp vận chuyển hàng theo điều kiện đã thỏa thuận.
Trách nhiệm của mỗi bên đến đâu, sẽ theo quy định trong hợp đồng. Dựa vào điều
kiện thương mại INCOTERMS để phân chia trách nhiệm vận tải thuộc về người
mua hay người bán.
Cụ thể, theo điều kiện incoterms 2010 chia thành 4 nhóm:
Nhóm E : EXW (EX WORK)
Nhóm F:
FCA: FREE CARRIER
FAS: FREE ALONGSIDE SHIP
FOB: FREE ON BOARD
Nhóm C :
CFR: COST & FREIGHT
CIF: COST, INSURANCE & FREIGHT
CPT: CARRIAGE PAID TO
CIP: CCARRIAGE & INSURANCE PAID TO
Nhóm D:
DAT: DELIVERED AT TERMINAL
DAP: DELIVERED AT PLACE
DDP: DELIVERED DUTY PAID
Tuy nhiên có 3 điều kiện Incoterms hay được sử dụng nhất đó là EXW, FOB và
CIF.
EXW: “Giao tại xưởng” có nghĩa là người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới
quyền định đoạt của người mua tại cở sở của người bán hoặc tại một địa điểm chỉ
định (ví dụ xưởng, nhà máy, kho, v.v…). Người bán không cần xếp hàng lên
14
phương tiện tiếp nhận cũng như không cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu
(nếu có). Người mua sẽ chịu toàn bộ phí tổn và rủi ro trong việc đưa hàng từ đầu
người bán đến điểm cuối cùng. Điều khoản này thể hiện trách nhiệm tối thiểu của
người bán và được dùng cho tất cả các hình thức vận chuyển.
Ưu điểm : người bán sẽ chỉ chuẩn bị hàng giao tại xưởng cho người mua mà
không có bất kì trách nhiệm nào khác
Nhược điểm: người mua sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm lấy hàng từ kho
người bán về đến kho mình bao gồm thông quan ở nước xuất khẩu do đó
người mua sẽ gặp khó khăn trong quá trình thông quan ở nước xuất khẩu.
FOB: Người bán chịu mọi phí tổn và rủi ro tới khi khi hàng được giao qua lan
can tàu tại cảng bốc hàng. Người mua có nghĩa vụ thuê phương tiện vận chuyển
và mua bảo hiểm. Điều kiện này chỉ áp dụng cho vận tải đường biển hoặc thủy
nội địa.
Ưu điểm: các bên tự làm thủ tục thông quan tại cảng nước mình
Nhược điểm: người bán cập nhật thông tin tàu chạy qua người mua.
CIF: Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu và chịu mọi pí tổn và rủi
ro cho tới khi đặt hàng tại boong tàu tại cảng đi. Bên cạnh đó, người bán có thêm
nghĩa vụ thuê phương tiện vận cuyển và mua bảo hiểm rủi ro về hư hại và tổn
thất hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Điều khoản này chỉ áp dụng cho
vận tải đường biển hoặc thủy nội địa. Người mua chịu trách nhiệm thông quan và
các chi phí phát sinh tại cảng đến.
Ưu điểm: Các bên sẽ chịu trách nhiệm thông quan tại cảng của nước mình.
Nhược điểm: Khi xảy ra tổn thất với hàng hóa, người mua sẽ gặp nhiều khó
khăn khi phải đàm phán trực tiếp với hãng tàu và bảo hiểm nước ngoài.
1.3.2.3 Làm thủ tục hải quan
Để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, cần có bộ chứng từ để làm hồ sơ hải quan.
Thông thường sau khi hàng xếp lên tàu tại cảng nước ngoài, người bán hàng gửi cho
người nhập khẩu một bộ chứng từ gốc.
Số lượng & loại giấy tờ sẽ quy định rõ trong hợp đồng mua bán, và thường gồm các
chứng từ sau:
Bộ vận tải đơn (Bill of Lading): 3 bản chính
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)- 3 bản chính
15
Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List): 3 bản chính
Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): có thể theo mẫu D, E,
AK… để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.
Ngoài ra còn một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận
phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch … nếu có.
Căn cứ vào thông tin trên những chứng từ thương mại trên, người nhập khẩu sẽ khai
hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện
qua phần mềm hải quan điện tử, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng
internet.
Đến đầu năm 2014, song song với việc truyền tờ khai trực tuyến (online), người
nhập khẩu vẫn cần chuẩn bị tờ khai gốc cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải
quan (chi cục quản lý cảng dỡ hàng hoặc kho CFS giữ hàng). Tất nhiên tùy theo kết
quả truyền tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ, mà bộ chứng từ cần
nhiều hay ít.
Hồ sơ hải quan gồm:
Bộ tờ khai hải quan & phụ lục (nếu nhiều mục hàng): 02 bản gốc
Tờ khai trị giá tính thuế: 02 bản gốc
Hợp đồng mua bán: 01 bản sao y
Hóa đơn thương mại: 01 bản gốc (thay bằng bản sao theo quy định mới trong
thông tư 128)
Vận đơn & Lệnh giao hàng: 01 bản sao
Giấy nộp thuế: 01 bản sao & 01 bản chính (để đối chiếu)
Chứng từ khác: CO, kiểm tra chất lượng…
Nhân viên giao nhận đem bộ hồ sơ tới đúng chi cục hải quan để thông quan hàng
hóa. Công việc tiếp theo là xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan cổng, bãi. Như
vậy là xong công việc thủ tục nhập khẩu hàng hóa liên quan tới cơ quan hải quan.
1.3.2.4 Chuyển hàng về kho
Sau khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu xong, lúc này người giao nhận chỉ cần bố trí
phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình.
Thường thì, chủ hàng có thể thuê xe container hoặc xe tải nhỏ (với lô hàng lẻ LCL),
chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp (hãng tàu hoặc công ty
16
forwarding). Nhà xe sẽ vào cảng hoặc kho CFS lấy hàng rồi chở về kho hoặc địa
điểm được chỉ định bởi nhà nhập khẩu.
1.4 Bài học kinh nghiệm về hoạt động nhập khẩu từ một số quốc gia trên thê
giới.
Nhập theo điều kiện FOB: Trong khi các quốc gia khác thường nhập khẩu theo
điều kiện FOB thì Việt Nam thường hay nhập theo điều kiện CIF.
Ở các nước phát triển, khi xuất khẩu hàng hóa, người bán thường tìm mọi cách giao
hàng với hợp đồng CIF. Khi nhập khẩu hàng hóa, người mua thường lại luôn luôn
đàm phán để mua được hàng theo điều kiện giao hàng lên tàu, mua hàng theo giá
FOB.
Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu lại thực hiện
theo phương thức ngược lại. Khi xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu
theo giá FOB, khi nhập khẩu họ lại nhập khẩu theo giá CIF. Điều này vừa đem lại
những thiệt hại cho chính doanh nghiệp và nền kinh tế nước nhà như:
Bán FOB thu về lượng ngoại tệ thấp hơn cho đất nước so với bán CIF.
Thường thì exporters (Bên xuất khẩu) sẽ thuê tàu và mua bảo hiểm ở các
công ty thuộc nước họ. Vậy nếu mua CIF, bán FOB doanh nghiệp Việt Nam
nhường quyền này cho bạn hàng, vô tình khiến các doanh nghiệp bảo hiểm
và hãng tàu trong nước mất đi việc làm.
Nếu trực tiếp giao dịch với các công ty bảo hiểm hàng hải và hãng tàu, người
thuê sẽ được hưởng 1 khoản commission (tiền hoa hồng). Ta không giao dịch
thì mất đi khoản này vào tay bạn hàng
Khi mua CIF và xảy ra tổn thất với hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp
nhiều khó khăn khi phải đàm phán trực tiếp với hãng tàu và bảo hiểm nước
ngoài.
Nhưng nếu các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu theo FOB thì sẽ mang lại nhiều
lợi ích trên cho chính các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế trong nước. Vậy nên
đây là một kinh nghiệm nhập khẩu từ các nước đang phát triển đáng để Việt Nam
học hỏi.
17
Tóm tắt chƣơng 1
Trên cơ sở những lý thuyết liên quan đến hoạt động nhập khẩu đã học, tôi đã tập
hợp những lý thuyết quan trọng và liên quan đến đề tài khóa luận nhằm hỗ trợ cho
quá trình tim hiểu, phân tích cũng như sẽ giải thích cho những vấn đề xảy ra trong
thực tiễn. Những lý luận trên được xây dựng trên những kiến thức thu thập từ những
nguồn đáng tin cậy như: sách chuyên ngành và các trang mạng có độ chính xác
tương đối cao…. Đây sẽ là cơ sở để tiến hành phân tích sâu vào thực tế mà đề tài
hướng tới cũng như ứng dụng và so sánh những kiến thức lý thuyết với thực trạng
quy trình nhập khẩu máy trính tại PSD. Cơ sở ý luận nêu ra ở chương 1 sẽ là tiền đề
rất cần thiết để bước vào phân tích thực trạng ở chương 2, giúp chúng ta phần nào
định hướng được những nội dung cần phân tích trong xuyên suốt chương này.
18
CHƢƠNG 2 : PHÂN TÍCH QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MÁY TÍNH BẰNG
CONTAINER ĐƢỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ PHÂN
PHỐI TỔNG HỢP DẦU KHÍ.
2.1 Giới thiệu về công ty PSD
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty PSD
“Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (PSD) được thành lập năm
2007 là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí
PETROSETCO. Sau hơn chín năm thành lập và phát triển, PSD đã khẳng định vị trí
là một trong những nhà phân phối chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, phân phối
sản phẩm chính hãng tư các thương hiệu nổi tiếng. PSD tự hào được vinh danh
trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do VNR 500 bình chọn.
PETROSETCO được thành lập vào tháng 6/1996, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
dịch vụ sinh hoạt, đời sống và du lịch nhằm phục vụ các hoạt động dầu khí. Năm
2007 đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong lịch sử phát triển của PETROSETCO
khi công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi Tổng công ty
Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí và niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng
khoán TP Hồ Chí Minh.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (PSD), tiền thân là Chi
nhánh Xí nghiệp Viễn thông Dầu khí (PV Telecom, tên thương hiệu PVT), được
thành lập vào tháng 4/2007 là đơn vị thành viên của Tổng công ty PETROSETCO
hoạt động trong lĩnh vực phân phối thiết bị điện tử viễn thông. Công ty đăng ký
giấy chứng nhận doanh nghiệp lần đầu ngày 04 tháng 02 năm 2008 và đăng ký thay
đổi lần thứ 23 ngày 03 tháng 03 năm 2016 với Mã số doanh nghiệp: 0305482862 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
– Tháng 04/2007, Petrosetco chính thức thành lập Chi nhánh Xí nghiệp Viễn
Thông Dầu khí phụ trách triển khai phân phối điện thoại Nokia.
– Tháng 04/2008, PV Telecom phát triển từ chi nhánh thành công ty với tên
gọi Công ty TNHH 1 TV Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (tên thương
hiệu PSD).
– Tháng 07/2008, PSD mở rộng dòng sản phẩm phân phối sang máy tính xách
tay khi trở thành Nhà phân phối chính thức của Máy tính Acer tại Việt Nam.
Liên tiếp nửa năm sau đó, PSD trở thành nhà phân phối chính thức của nhiều
19
nhãn hàng máy tính xách tay khác như Dell, HP, Lenovo, Emachines, Acer,
Asus …
– Tháng 02/2010, PSD tiếp tục mở rộng dòng sản phẩm phân phối sang hàng
điện tử, linh kiện điện tử. Hiện nay PSD đang là nhà phân phối cho các sản
phẩm usb, ổ cứng di động, chuột máy tính, … của các thương hiệu Kingston,
Genius, Samsung, Adata …
– Tháng 06/2011, PSD trở thành nhà phân phối chính thức và duy nhất của
Fujitsu tại thị trường Việt Nam.
– Tháng 07/2011, PSD chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty
TNHH sang Công ty Cổ phần với tên gọi chính thức Công ty Cổ phần Dịch
vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí.
– Tháng 07/2012, PSD chính thức trở thành nhà phân phối sản phẩm di động
Samsung, Lenovo tại thị trường Việt Nam.
– Tháng 11/2012, PSD tiếp tục mở rộng nghành hàng phân phối khi trở thành
nhà phân phối chính thức của các thương hiệu đồ chơi trí tuệ của Đức gồm
Big,
Eitech,
Ferbedo,
Fischertip,
Kettler,
Ravensburger,
Teifoc,
Fischertechnik.
– Tháng 09/2013, PSD chính thức trở thành nhà phân phối sản phẩm phần
mềm Microsoft tại Việt Nam và Lào.
– Tháng 1/2014: PSD trở thành nhà phân phối chính thức sản phẩm Cyber
Power tại Việt Nam.
– Tháng 12/2014 PSD chính thức phân phối sản phẩm Lenovo Smartphone.
– Năm 2015 PSD trở thành nhà cung cấp dịch vụ và phân phối cho các hãng
điện thoại ViVo, Motorola và thiết bị phụ kiện Plantronics.
– Ngày 10/08/2015 Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM đã chính thức cấp giấy
phép cho PSD tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn sở hữu lên 213.265.490.000
VNĐ.
– Tháng 02/2016 PSD trở thành nhà phân phối thiết bị máy in Fuji Xerox.
– Tháng 07/2016 PSD góp 20% vốn thành lập công ty con VIETECOM hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh (online) thiết bị điện tử, công nghệ thông tin,
chuyển giao công nghệ, giao nhận hàng hóa.
– Tháng 12/2016 PSD trở thành nhà phân phối của RICOH .
20
– Ngày 31/12/2016 PSD hoàn tất thủ tục mua 50% cổ phần của Công ty Cổ
phần Điện tử Điện lạnh Bình Minh, thực hiện thêm mục tiêu mở rộng nghành
hàng điện máy gia dụng tại Việt Nam.
Thông tin chi tiết về công ty:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ PHÂN PHỐI
TỔNG HỢP DẦU KHÍ
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Petroleum Generel Distribution Services
Joint Stock Company
Tên công ty viết tắt: PETROSETCO DISTRIBUTION JSC hoặc PSD.
Mã số doanh nghiệp: 0305482862
Địa chỉ: P.207, Tòa nhà PetroVietnam, Số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 08.39115578
Fax: 08.39115579
Website: www.psd.com.vn
Vốn điều lệ: 213.265.490.000 đồng
Chủ tịch hội đồng quản trị: Vũ Tiến Dương
2.1.2 Chức năng và phạm vi hoạt động của công ty
2.1.2.1 Chức năng và mục tiêu của công ty
Chức năng của công ty là nhập khẩu và phân phối, mua bán sản phẩm công nghệ
thông tin và thiết bị viễn thông chính hãng từ các thương hiệu danh tiếng trên thế
giới. Trở thành nhà phân phối uy tín hàng đầu với mục tiêu trở thành nhà phân phối
số 1 tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ phân phối và bán lẻ. Không
ngừng phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ trong các lĩnh vực kinh doanh
nhằm tối đa hóa lợi nhuận có thể có được của công ty và các Cổ đông. Không
ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng
thời góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.
2.1.2.2 Lĩnh vực và phạm vi hoạt động của công ty
Công ty PSD hiện là một trong những nhà phân phối chuyên nghiệp hàng đầu trong
lĩnh vực Viễn Thông và Công nghệ Thông tin. Các loại mặt hàng từ các thương hiệu
lớn trên thế giới được công ty phân phối bao gồm:
– Điện thoại di động từ các hãng Samsung, Lenovo, ViVo, Motorola, Archos.
21
– Các thương hiệu máy tính Dell, Acer, eMachines, Lenovo, Fujitsu.
– Phân phối phần mềm bản quyền của Microsoft, IRC
– Các thương hiệu linh kiện điện tử Kingston, Kingmax, Adata, Plantronic,
Sandisk, Silicon Power, Western Digital, Cyper Power, …
– Máy chụp hình Olympus.
– Phụ kiện dành cho điện thoại di động và máy tính bảng của các hãng
Samsung, Otter Box, Iluv, …
– Buôn bán máy móc thiết bị ngành công nghiệp, trang thiết bị văn phòng, máy
móc thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và
thiết bị dùng trong mạch điện). XNK máy móc thiết bị ngành công nghiệp,
thiết bị văn phòng, thiết bị điện, vật liệu điện.
– Mua bán, XNK thiết bị viễn thông.
Hệ thống phân phối trên phạm vi cả nước với 06 chi nhánh chính và kho bãi tại
các tỉnh thành như Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Đaklak, Thành phố Hồ Chí Minh và
Cần Thơ.
(Nguồn: www.PSD.com.vn)
22
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của PSD
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty PSD
(Nguồn: phòng nhân sự)
2.1.3.2 Ban giám đốc
+ Ông Vũ Tiến Dương: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành.
Là thạc sĩ quản trị kinh doanh và có hơn 15 năm kinh nghiệm trong trog quản lý và
điều hành. Năm 2017, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của công
ty PSD. Ông đã nhận được rất nhiều bằng khen từ chính phủ và Tập đoàn dầu khí
Việt Nam, đặc biệt là Huân chương lao động hạng nhì năm 2015 và Huân chương
lao động hạng ba năm 2008.
+ Ông Nguyễn Mạnh Luân: Phó giám đốc.
Ông đã làm việc và cống hiến cho công ty PSD từ năm 2008, có 10 năm kinh
nghiệm quản lý ở các cấp bậc trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc.Ông được bổ
nhiệm làm phó giám đốc PSD kể từ tháng 4 năm 2015 mảng IT và vận hành một số
chi nhánh PSD khu vực phía Bắc.
+ Ông Lê Hoàng Giang: Phó giám đốc
23
Ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế phụ trách mảng điện thoại di động và C&A của
công ty.
+ Bà Lê Thị Chiến: Kế toán trưởng.
Bà đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán và gia nhập
Petrosetco ngay từ những ngày đầu thành lập. Bà được bổ nhiệm chức vụ kế toán
trưởng của PSD từ năm 2011 đến nay.
2.1.4 Tổng quan tình hình kinh doanh của công ty
Bảng 2.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm
2012 – 2016
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
2015
2016
Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
5.263
6.126
6.184
5.585
5.807
Tổng chi phí
4.887
5.809
5.858
5.308
5.525
Tổng lợi nhuận
sau thuế thu
nhập doanh
nghiệp
101
81
90
67
62
Hệ số lợi nhuận
sau thuế trên
doanh thu
0,019
0,013
0,0145
0,012
0,011
( Nguồn: Phòng Kế toán)
24
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty PSD giai đoạn 2012-
2016
Thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012 –
2016, ta thấy được:
Năm 2012, Doanh thu tăng trưởng đạt mức 5,263 t đồng, lợi nhuận sau thuế tăng
mạnh đạt 101 t đồng. Có được sự tăng trưởng này nhờ doanh thu bán ra từ mặt
hàng điện thoại chủ đạo của công ty-SamSung trong năm qua tăng mạnh, các mặt
hàng IT và A&C tăng trưởng ổn định đã nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
trong năm qua.
Năm 2013, Doanh thu của công ty tăng mạnh 6,126 t đồng tuy nhiên lợi nhuận
sau thuế của công ty lại giảm đáng kể do chính sách bán hàng của SamSung thay
đổi chuyển từ mô hình phân phối bình thường sang mô hình phân phối ủy thác (mức
chiết khấu giảm từ 2,35% còn 1,5%). Bên cạnh đó do sự cạnh tranh khốc liệt về giá,
điều chỉnh giá đã làm cho PSD tốn thêm chi phí bảo vệ giá làm cho các khoản giảm
trừ doanh thu tăng đáng kể làm giảm hiệu quả kinh doanh. Thị trường giảm sức mua
cùng với chi phí bán hàng tăng làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của
PSD.
Năm 2014, công ty đã có một số lượng đại lí lớn trên toàn quốc, doanh thu đáng
kinh ngạc khoảng 6.184 t đồng, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 90 t đồng, t suất
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
2012
2013
2014
2015
2016
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Tổng chi phí
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp