10949_Stress của nhân viên y tế tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang

luanvantotnghiep.com

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Trung Tần

STRESS CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Trung Tần

STRESS CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
TIỀN GIANG

Chuyên ngành : Tâm Lý Học
Mã số
: 60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH PHƯƠNG DUY

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu là trung thực.

NGUYỄN TRUNG TẦN

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa tâm lý – giáo dục,
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy chúng
tôi. Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sỹ
Đinh Phương Duy, người đã hướng dẫn, góp ý, hỗ trợ và luôn động viên khích
lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, lãnh đạo các
Khoa, Phòng cũng như cán bộ, công nhân viên chức đang làm việc tại Bệnh
viện Tâm thần Tiền Giang đã tạo điều kiện, nhiệt tình hợp tác, cung cấp
những thông tin quý báu giúp cho tôi hoàn thành phiếu khảo sát.
Xin cảm ơn cán bộ, nhân viên công tác tại phòng khoa học công nghê
và sau đại học.

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ……………………………………………………. 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ………………………………………………………………………….. 7
1.1.1. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế trên thế giới ………. 7
1.1.2. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế tại Việt Nam ……. 12
1.2. Những lý luận chung về stress và stress của nhân viên y tế …………………………… 18
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
………………………………………………………………….. 18
1.2.1.1. Khái niệm stress ……………………………………………………………………… 18
1.2.1.2. Khái niệm NVYT và stress NVYT
……………………………………………. 23
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế
…………………………………………………… 24
1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế
…………………………………………… 24
1.2.2.2. Đăc điểm lao động của NVYT trong BVTT
………………………………. 28
1.2.3. Các mức độ stress …………………………………………………………………………… 30
1.2.4. Những biểu hiện stress nói chung và biểu hiện stress của nhân viên y tế ……… 33
1.2.4.1. Những biểu hiện stress nói chung ……………………………………………… 33
1.2.4.2. Những biểu hiện stress của NVYT ……………………………………………. 39
1.2.5. Những nguyên nhân gây stress nói chung và nguyên nhân gây stress đối
với NVYT ………………………………………………………………………………………………. 41
1.2.5.1. Những nguyên nhân gây stress nói chung ………………………………….. 41
1.2.5.1. Những nguyên nhân gây stress cho NVYT ………………………………… 45
1.2.6. Hiện tượng kiệt sức (burn out) của nhân viên y tế ………………………………. 47
1.2.7. Những ảnh hưởng của stress đến hoạt động của nhân viên y tế
…………….. 52

1.2.7.1. Những ảnh hưởng của stress lên cơ thể ……………………………………… 52
1.2.7.2. Những phản ứng của cơ thể trước stress
…………………………………….. 55
1.2.8. Những cách ứng phó với stress của NVYT ………………………………………… 58
Chương 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC GIẢM THIỂU
STRESS CỦA NVYT TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TIỀN GIANG ……………. 65
2.1. Một số đặc điểm của Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang
………………………………….. 65
2.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng ………………………………………………… 66
2.2.1. Mục đích, yêu cầu
…………………………………………………………………………… 66
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………. 66
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi …………………………………………. 67
2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình…………………………… 69
2.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học
………………………………………………… 69
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng …………………………………………………………………… 69
2.3.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu ………………………………………………….. 69
2.3.2. Thực trạng hiểu biết về stress của NVYT ………………………………………….. 72
2.3.2.1. Kết quả chung toàn mẫu ………………………………………………………….. 72
2.3.2.2. Mức độ hiểu biết stress đối với công việc hiện tại của NVYT
………. 73
2.3.2.3. Mức độ hiểu biết về stress giữa nam và nữ của NVYT
………………… 74
2.3.3. Thực trạng tự đánh giá mức độ stress của NVYT ……………………………….. 75
2.3.3.1. Kết quả của toàn mẫu
………………………………………………………………. 75
2.3.3.2. Mức độ stress so với đặc điểm của mẫu khách thể nghiên cứu ……… 76
2.3.4. Thực trạng biểu hiện stress của NVYT ……………………………………………… 80
2.3.4.1. Thứ bậc điểm trung bình của các mặt biểu hiện ………………………….. 80
2.3.4.2. Thực trạng biểu hiện stress về mặt cơ thề của NVYT tại BVTTTG . 81
2.3.4.3. Thực trạng biểu hiện stress về mặt cảm xúc của NVYT tại BVTTTG
.. 82
2.3.4.4. Thực trạng biểu hiện stress về mặt hành vi của NVYT tại BVTTTG84
2.3.5. Các nguyên nhân gây stress đối với NVYT tại BVTTTG…………………….. 85
2.3.5.1. Về thứ bậc của các nhóm nguyên nhân gây stress……………………… 86
2.3.5.2. Những nguyên nhân trong công việc gây stress cho NVYT. ………. 87

2.3.5.3. Nhóm nguyên nhân mối quan hệ tại nơi làm việc ……………………… 89
2.3.5.4. Nhóm nguyên nhân do mối quan hệ với đồng nghiệp
………………… 91
2.3.5.5. Nhóm nguyên nhân do mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân
…………………………………………………………………………….. 92
2.3.5.6. Nhóm nguyên nhân tứ bên ngoài cơ quan ………………………………… 93
2.3.5.7. Nhóm nguyên nhân do môi trường làm việc …………………………….. 94
2.3.6. Những cách ứng phó với stress của NVYT bệnh viện tâm thần
Tiền Giang …………………………………………………………………………………… 95
2.3.8. Nghiên cứu trường hợp điển hình NVYT bị stress ……………………………. 98
2.3.9. Giải pháp khắc phục giảm thiểu stress đối với NVYT tại bệnh viện tâm
thần Tiền Giang ………………………………………………………………………….. 105
2.3.9.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ……………………………………………………….. 105
2.3.9.2. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu stress đối với NVYT tại bệnh
viện tâm thần Tiền Giang …………………………………………………….. 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………… 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………… 115
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………… 123

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ
BVTTTG

Bệnh viện tâm thần Tiền Giang
ĐTB

Điểm trung bình
NVYT

Nhân viên y tế
RTX

Rất thường xuyên
TX

Thường xuyên
TT

Thỉnh thoảng
HK

Hiếm khi
KC

Không có
ĐLC

Độ lệch chuẩn
SL

Số lượng
f

Tần số
%

Tỉ lệ phần trăm

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu
………………………………………………
70
Bảng 2.2. Sự hiểu biết của nhân viên y tế về stress ………………………………………..
72
Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết stress so với công việc hiện tại của NVYT
……………
74
Bảng 2.4. Sự hiểu biết về stress giữa nam và nữ NVYT …………………………………
74
Bảng 2.5. Mức độ stress của NVYT …………………………………………………………….
75
Bảng 2.6. Mức độ tự đánh giá stress so với công việc hiện tại ………………………..
76
Bảng 2.7. Mức độ tự đánh giá stress so với thời gian công tác ………………………..
77
Bảng 2.8. Mức độ tự đánh giá stress so với tình trạng hôn nhân
………………………
78
Bảng 2.9. Mức độ tự đánh giá stress so với điều kiện kinh tế ………………………….
79
Bảng 2.10. Điểm trung bình các mặt biểu hiện stress của NVYT
………………………
80
Bảng 2.11. Thứ bậc các hiểu hiện stress về mặt cơ thể …………………………………….
81
Bảng 2.12. Thứ bậc các biểu hiện stress về mặt cảm xúc
………………………………….
83
Bảng 2.13. Thứ bậc biểu hiện stress về mặt hành vi…………………………………………
84
Bảng 2.14. Thứ bậc của các nhóm nguyên nhân gây stress
……………………………….
86
Bảng 2.15. Thứ bậc nhóm nguyên nhân trong công việc. …………………………………
87
Bảng 2.16. Thứ bậc nguyên nhân do mối quan hệ tại nơi làm việc
…………………….
89
Bảng 2.17. Thứ bậc nguyên nhân do mối quan hệ với đồng nghiệp …………………..
91
Bảng 2.18. Thứ bậc nguyên nhân do mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân
…………………………………………………………………………………..
92
Bảng 2.19. Thứ bậc nguyên nhân từ bên ngoài cơ quan
……………………………………
94
Bảng 2.20. Thứ bậc nguyên nhân do môi trường làm việc
………………………………..
95
Bảng 2.21. Những cách ứng phó với stress của NVYT
…………………………………….
96
Bảng 2.22. Các biểu hiện của trường hợp 1 bị stress
………………………………………..
98
Bảng 2.23. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến stress của trường hợp 1 ………………..
99
Bảng 2.24. Các biểu hiện của trường hợp 2 bị stress
………………………………………
102
Bảng 2.25. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến stress của trường hợp 2 ………………
103
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), loài người đã trải qua “thời đại bệnh
truyền nhiễm”, “thời đại bệnh thể xác” và đang chuyển sang “thời đại bệnh tinh
thần” trong thế kỷ XXI [49]. Việc áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ
trong sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất và chất lượng của sản
phẩm không ngừng được tăng lên. Nhưng đồng thời với hiệu quả trên, đặc điểm của
nhiều quá trình lao động đang thay đổi nhanh chóng ở khắp mọi nơi trên thế giới,
khiến cho nhiều người lao động, đặc biệt là người lao động ở các nước đang phát
triển không kịp thích nghi và họ đã bị stress dưới nhiều dạng khác nhau. Những
nghiên cứu mới nhất đã cho thấy hậu quả xấu của stress kéo dài liên tục ảnh hưởng
tới tâm lý và sức khoẻ tâm thần, đồng thời ảnh hưởng cả trạng thái thực thể của
người lao động như tăng nguy cơ cao huyết áp, các rối loạn và bệnh tim mạch, các
rối loạn giấc ngủ v.v. Vì vậy vấn đề quan trọng ngày nay là phải nhận diện được
các yếu tố nguy cơ gây stress, đánh giá được mức độ tác động xấu của stress đến
sức khoẻ người lao động và nghiên cứu tìm kiếm chiến lược dự phòng [53] Stress là cách cơ thể thích nghi với các tình huống mới của môi trường.
Trong quá trình thích nghi với môi trường mới, ở giai đoạn đầu, stress giúp người ta
tăng khả năng cảnh giác, tạo sự tập trung, từ đó tăng năng lực phán đoán, ý chí và
tính chiến đấu. Tuy nhiên, nếu môi trường liên tục thay đổi, hoặc mức độ thay đổi
liên tục tăng, khi phải huy động các nguồn năng lượng dự trữ để đối mặt lâu dài với
các tác nhân tấn công từ môi trường mới thì cơ thể sẽ dần giảm sự thích nghi. Tiếp
tục kéo dài, nguồn năng lượng dự trữ sẽ bị cạn kiệt, việc phòng vệ bị khuất phục, cơ
thể sẽ kiệt sức, sinh ra các bệnh tâm thế. Đó là tình trạng mệt mỏi, lo âu, mất tập
trung, trí nhớ suy giảm, dễ bị kích động, thậm chí đau đầu, đau thắt ngực, tăng hoặc
tụt huyết áp, loét dạ dày, béo phì, rối loạn tiêu hóa, nổi mề day, suyễn,…Tình trạng
ấy không chỉ làm giảm chất lượng sống của chính bản thân người bệnh, mà còn ảnh
hưởng đến những người xung quanh, nhất là những người sống kề cận như
vợ/chồng, cha mẹ, con cái, đồng nghiệp…[49] 2
Theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức y tế thế giới (WHO), những người
bị stress cũng được xem như không khỏe mạnh, làm việc không có hiệu quả và
nguy cơ bị tai nạn cao. [2, tr. 37] Theo WHO, nguyên nhân của stress trong lao
động có thể do công việc như: nội dung công việc đơn điệu, dưới tải thông tin, gánh
nặng lao động quá mức (quá tải) hoặc công việc quá nhàn rỗi (dưới tải về thể
lực)…Chế độ giờ làm việc nghiêm ngặt, kéo dài, không giao tiếp, làm việc không
theo kế hoạch định trước, chế độ ca kíp không phù hợp…Ngoài ra do công việc
không ổn định, không được thăng tiến, đề bạt, công việc mang tính địa vị xã hội
thấp, công việc đòi hỏi kỹ năng quá cao hoặc quá thấp… Bầu không khí tâm lý
không tốt, quan hệ đồng nghiệp không thiện chí, bạo lực, cách ly, cô đơn. Không
giao tiếp, quan hệ với cấp trên không thân thiện, xung đột nơi làm việc và cả ở nhà,
không được hỗ trợ về các vấn đề gia đình tại nơi làm việc, về nhà không được sự
ủng hộ của gia đình về công việc…cũng là nguyên nhân gây stress. [2, tr. 95]

Những rối loạn lâm sàng được coi là do stress là các rối loạn tâm thần như lo
lắng, trầm cảm, chán công việc, không thích ứng với công việc… Một stress nhẹ có
thể đóng vai trò tích cực vì sẽ giúp cá thể thích nghi với hoàn cảnh mới, nhưng nếu
stress nặng và kéo dài thì sẽ gây nhiều rối loạn phức tạp. Bởi stress luôn ảnh hưởng
đến nhiều hoạt động chức năng của cơ thể (nội tiết, thần kinh thực vật, đời sống mô
và tế bào…), từ đó gây ra những triệu chứng ở các vị trí khác nhau tùy thuộc từng
cá thể, thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa, làm co mạch máu nuôi dưỡng niêm mạc
dạ dày và lâu dài có thể dẫn đến loét dạ dày. Stress nặng và kéo dài sẽ gây thiếu
máu làm thoái hóa rồi hoại tử mô dẫn đến chảy máu, thậm chí rách vỡ tạng trong cơ
thể. Do vậy, rất nhiều bệnh có liên quan đến stress nặng như bệnh tim mạch (cơn
đau thắt tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp), bệnh da (eczéma, rụng tóc), bệnh nội
tiết (suy tuyến thượng thận mạn), bệnh phụ khoa (rối loạn kinh nguyệt), những cơn
đau hoặc thể trạng khó chịu do rối loạn thần kinh thực vật (hồi hộp, lo âu, ngất xỉu,
mất ngủ, chán ăn, lú lẫn tâm trí) [51]

Trong công việc hằng ngày, nhân viên y tế phải tiếp xúc với rất nhiều yếu tố
có nguy cơ cho sức khỏe. Ðối với nhiều ngành nghề, có thể đặt ra giải pháp loại trừ
3
nguy cơ. Song do bản chất của công việc này là không có bất kỳ biện pháp dự
phòng và cải thiện nào có thể loại trừ được nguồn tác hại trong công việc của các
thầy thuốc và những nhân viên y tế: tiếp xúc với người bệnh. Về mặt này, vấn đề
phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho các nhân viên y tế là khá phức tạp. Những nhân
viên y tế là những người đang làm các nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội lớn lao là chăm
sóc sức khỏe cho mọi người, cũng cần tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và
mong muốn được sự quan tâm chăm sóc của xã hội.
Thống kê tại Mỹ gần đây cho thấy có hơn 50% trong số 550 triệu ngày nghỉ
việc của người dân nước này mỗi năm là do stress; gần 50% công nhân có triệu
chứng kiệt quệ. Đặc biệt, có tới 60%-80% tai nạn nghề nghiệp là do stress. Còn tại
Canada, khảo sát mới nhất ghi nhận có gần 50% người dân nước này cảm thấy bị
stress do cố tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư (10 năm trước
tỉ lệ này là 27%) [54].
Tại Việt Nam, sức ép quá lớn của công việc khiến tỷ lệ nhân viên y tế bị stress
rất cao. Theo khảo sát của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại một khoa
hồi sức cấp cứu, gần 23% nhân viên có điểm stress ở mức cao, 42% có điểm stress
ở mức trung bình [72]. Do tính chất đặc thù trong công việc của các nhân viên y tế
trực tiếp liên quan đến tính mạng con người. Nên áp lực đè nặng càng nặng thêm là
điều không thể tránh khỏi.
Nghiên cứu stress của nhân viên y tế, đặc biệt đó là nhân viên y tế đang trực
tiếp làm việc tại bệnh viện tâm thần, nơi mà môi trường làm việc luôn căng thẳng,
đầy rẩy những rủi ro nguy hiểm đang rình rập lại là một lĩnh vực đang còn bỏ ngỏ.
Từ những lý do trên, người nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài: “STRESS
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TIỀN GIANG”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền
Giang về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó nhằm tìm ra những giải pháp giảm
thiểu stress cho nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang.
4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 150 nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện Tâm
thần Tiền Giang (bao gồm: bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ lý và nhân viên làm việc gián
tiếp)
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Stress của nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những biểu hiện stress, mức độ stress,
nguyên nhân stress, và cách ứng phó stress của nhân viên y tế tại Bệnh viện Tâm thần
Tiền Giang
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của stress nói chung và stress của nhân viên y tế
trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang nói riêng
5.2 Nghiên cứu thực trạng stress của nhân viên y tế qua biểu hiện, mức độ,
nguyên nhân gây stress và cách ứng phó với stress.
5.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu stress cho nhân viên y tế làm việc
tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nhân viên y tế trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc tại bệnh viện tâm thần Tiền
Giang có biểu hiện bị stress ở các mức độ khác nhau, tập trung chủ yếu ở mức độ
thỉnh thoảng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra stress, trong đó những nguyên nhân trong công
việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, với bệnh nhân, áp lực công việc, và môi trường
làm việc thiếu trang thiết bị là những yếu tố ảnh hưởng nhiều tới mức độ stress của
NVYT.
Có sự khác biệt của khách thể nghiên cứu về sự tự đánh giá mức độ hiểu biết
stress và mức độ stress.

5
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm
làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu
Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho
việc nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực
tiễn
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Thu thập thông tin từ các nhân viên y tế làm viêc tại Bệnh viện
tâm thần Tiền Giang nhằm: tìm hiểu sự hiểu biết về stress, các mức độ stress, các
biểu hiện stress, các nguyên nhân gây stress và cách ứng phó với stress của NVYT
Cách tiến hành: Phát tận tay từng nhân viên y tế về phiếu khảo sát và hướng
dẫn cách trả lời. Đây là một trong những phương pháp chính của đề tài.
7.3 Phương pháp quan sát
Mục đích: Nhằm tìm hiểu thêm thực trạng và nguyên nhân gây stress cho
nhân viên y tế
Cách tiến hành: Quan sát và ghi lại hình ảnh khám, điều trị và chăm sóc
bệnh nhân tâm thần của nhân viên y tế.
7.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình giúp cho chúng tôi có thêm
những hình ảnh thực tế của nhân viên y tế khi họ đối diện với stress. Đặc biệt,
những biểu hiện về mặt tâm lý của họ và những ảnh hưởng của stress đến chất
lượng cuộc sống, công việc của họ đang làm và họ đã có cách ứng phó nhu thế nào
khi bị stress, qua đó có những biện pháp can thiệp kịp thời.
7.5 Phương pháp thống kê toán học
– Nhằm xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.
– Các số liệu thu được sẽ được xử lý bằng toán thống kê ứng dụng trong
nghiên cứu. Chúng tôi dùng phần mềm SPSS for Window 16.0 để xử lý số liệu.

6
8. Đóng góp của luận văn
Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về vấ đề stress của nhân
viên y tế làm việc trong môi trường bệnh viện tâm thần tại Việt Nam, qua đó kết quả
nghiên cứu sẽ:
– Góp phần khái quát hóa và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về stress nói
chung và những vấn đề stress của nhân viên y tế trong bệnh viện tâm thần nói riêng.
– Góp phần chỉ ra thực trạng những stress của nhân viên y tế làm việc trong
bệnh viện tâm thần
– Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu stress cho
nhân viên y tế nói chung và nhân viên làm việc trong bệnh viện tâm thần nói riêng.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, cấu trúc luận văn gồm có 2 chương:
Chương1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp khắc phục giảm thiểu stress của nhân
viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang
Danh mục tài liệi tham khảo
Phụ lục.

7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế trên thế giới
Vào giữa những năm 1990, khó khăn kinh tế dẫn đến những thay đổi căn bản
trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhất là ở các nước phát triển. Chính sách tổ chức
cho thôi việc tại các bệnh viện, bao gồm các chiến lược như tái cơ cấu, thu hẹp
phạm vi hoạt động, v.v. Chuyển dịch cơ cấu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe đã
dẫn đến việc loại bỏ các giường bệnh sẵn có, sự kết hợp giữa các đơn vị, phòng ban
(Aiken, Clarke, Sloane, 2002b) [61], [67]. Những công nhân trong dịch vụ chăm
sóc sức khỏe đã bị sa thải hoặc di chuyển đến những nơi khác và tính chất công việc
cho nhiều nhân viên y tế đã được thay đổi đáng kể. Với đội ngũ nhân viên y tế ít
hơn để chăm sóc cho bệnh nhân, từ đó khối lượng công việc cho nhân viên y tế đã
tăng đáng kể. (AbuAlRub, 2004; Aiken, Clarke, Sloane, Sochalski & Silber, 2002a)
[61].
Căng thẳng liên quan đến công việc là một vấn đề phổ biến hiện nay, nhưng
nó là đặc hữu trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người, trong đó lực lượng
điều dưỡng tạo thành nhóm lớn nhất (Cherniss, 1980; Schaufeli & Greenglass,
2001).[85] Nghiên cứu về vấn đề căng thẳng trong công việc của nhân viên y tế đã
được ghi nhận cho hơn bốn mươi năm (Edelwich & Brodsky, 1980, Marshall, 1980;
Menzies, 1960) [89] và căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế được báo cáo là
ngày càng tăng ở nhiều nước. Các nước này bao gồm Bắc Mỹ (Aiken và cộng sự,
2002a;. Chen & McMurray, năm 2001; Mee & Robinson, 2003), Canada (Burke &
Greenglass, năm 2001; Garrett & McDaniel, năm 2001; Jamal & Baba 2000), Anh
và xứ Wales (Butterworth và cộng sự, 1999; Edwards và cộng sự, 2000; Fagin và
cộng sự, 1996; Hannigan và cộng sự,.2000), Philippines (Turnipseed & Turnipseed,
năm 1997), Ireland (Anonymous, 2004), Singapore (Boey, Chan, Ko, Goh, & Lim,
1997), Đức (Schmitz, Neumann, Oppermann, 2000), Hà Lan (Bakker và cộng sự,
1996; Buunk, Ybema, Van Der Zee, Schaufeli & Gibbons, 2001b), Thổ Nhĩ Kỳ
(Cam năm 2001; Demir, Ulusoy & Ulusoy, 2003), Australia (Allen và cộng sự,
8
2002; Moore , 2001) và New Zealand (Dewe, 1987, 1989; Finlayson và Gower,
năm 2002; Hall, năm 2001; Stanton, 1988-1999) [91].
Hằng ngày, các nhân viên y tế luôn phải tiếp xúc với một loạt các tình huống
có khả năng gây căng thẳng (Buchan, năm 1995, Collins, 2000; McAbee, năm
1991; Santamaria, 1996). [65] Căng thẳng công việc của nhân viên y tế bao gồm
các yếu tố như khối lượng công việc quá mức hoặc cao (Kelly & Các năm 1985;
Motowidlo, Packard, Manning, 1986), làm việc theo ca kíp và không thường xuyên
(Kandolin, 1993), nhàm chán trong công việc (Power & Sharp, 1988), nhu cầu cảm
xúc đối phó với các bệnh nhân bị bệnh và gia đình của họ, với các bệnh nhân có
hành vi nguy hiểm (Podrasky & Sexton, 1988), và thiếu nhân viên hỗ trợ, sự không
chắc chắn liên quan đến điều trị, xung đột với các đồng nghiệp, sự giám sát của cấp
trên, đối phó với cái chết và chết, khó khăn quản lý, các vấn đề liên quan đến chăm
sóc bệnh nhân, mối quan tâm về kiến thức và kỹ năng kỹ thuật (Bailey, 1980;
Benoliel, McCorkle, Georgiadou, Denton, & Spitzer, 1990; Blumenthal, Lavender,
& Hewson, 1998; Bourbonnais, Comeau, Vezina, & Dion, 1998; Robinson,
Clements, & Land, 2003) [84], [89], [90].
Căng thẳng liên quan đến bệnh tật và bệnh tật của nhân viên y tế cũng đã
được chứng minh bằng thực nghiệm (Norrie, 1995) [64]. Bệnh liên quan đến căng
thẳng đã được báo cáo là một mối nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của nhân
viên y tế. Trong nửa đầu những năm 1990, y tá, nữ hộ sinh đứng đầu bảng xếp hạng
cho các vụ tự tử của nữ ở Vương quốc Anh (năm 1995). [82] Các yếu tố như có
xung đột với các đồng nghiệp (MacNeil và Weisz, 1987), cảm giác kinh nghiệm của
mình không thích ứng, và có sự tự nghi ngờ, hạ thấp lòng tự trọng, dễ cáu gắt, trầm
cảm, rối loạn giấc ngủ và kiệt sức, tất cả đều gây nguy hiểm cho chất lượng chăm
sóc mà họ cung cấp (Foxall và cộng sự, 1990) [88], [89].
Nguồn gốc của sự căng thẳng cho các nhân viên y tế đã được mô tả là nhiều
và đa dạng, bao gồm những điều sau đây: công việc quá tải quá nhiều, giao tiếp kém
với các đồng nghiệp, tính chất thất thường của công việc và tử vong bệnh nhân
thường xuyên (Hipwell và cộng sự, 1989). Ngoài ra, làm việc thời gian dài, không
9
có cơ hội thăng tiến, tiếng ồn quá mức hoặc yên tĩnh, và thay đổi đột ngột của các
hoạt động, căng thẳng cũng đã được báo cáo đối với nhân viên điều dưỡng
(Farrington, 1995) [91]. Một nguồn chính của căng thẳng cho các y tá đã được báo
cáo là mâu thuẩn từ các đồng nghiệp (Farrell, năm 1999). Trong nghiên cứu của
Callaghan và cộng sự. (2000), trả lời các nguồn chính của sự căng thẳng liên quan
đến vấn đề điều dưỡng là quá nhiều công việc, các mối quan hệ giữa các cá nhân, và
đối phó với quản lý bệnh viện. Rout (2000) cũng quan sát thấy rằng nguồn gốc của
sự căng thẳng giữa các y tá ở phía tây bắc của nước Anh là thời gian áp lực công
việc, trách nhiệm hành chính, có quá nhiều việc phải làm, yếu tố không thuộc kiểm
soát của họ, bị gián đoạn với những thay đổi dịch vụ y tế quốc gia, và thiếu các
nguồn lực.[ 85], [92], [94] Nguồn gốc của sự căng thẳng giữa các nhân viên y tế ở Hồng Kông Trung
Quốc (Intensive Care Unit Nurses) theo nghiên cứu của Lau, Chan, và Chan’s
(1995) là không đủ biên chế, không có cơ hội thăng tiến, lương thấp, và làm việc
với các nhân viên không đủ năng lực. Có một số nghiên cứu cho thấy rằng các nhân
viên y tế làm việc trong môi trường chăm sóc đặc biệt được biết đến là căng thẳng
hơn so với các nhân viên y tế làm việc trong các khu vực khác (Lau và cộng sự,
1995). Có vẻ như rằng môi trường tổ chức (Nicholls và cộng sự, 1981) và bối cảnh
của công việc (Harvey, 1992) được báo cáo có ảnh hưởng đến sự căng thẳng của
nhân viên y tế. [84] Nhân viên y tế ở Đài Loan theo nghiên cứu của Tsai (1993) cũng được báo
cáo có các nguồn căng thẳng tương tự như căng thẳng của các nhân viên y tế theo
nghiên cứu Lau và cộng sự. (1995), thêm khối lượng công việc và mối quan hệ giữa
các cá nhân.[63] Ở Nam Phi, một số nguồn báo cáo của căng thẳng giữa y tá là những yếu tố
tình huống (công việc, môi trường), phong cách quản lý, phạm vi giới hạn cho công
việc, điều kiện làm việc nghèo nàn (thiếu nhân viên, trang thiết bị và thuốc men),
giữa các cá nhân không có mối quan hệ tốt, giữa các bác sĩ và nhân viên điều dưỡng
có nhiều xung đột và mức lương thấp (Ngwezi, 2000). [92] 10
Một số nghiên cứu khác đã cho thấy, căng thẳng của nhân viên y tế sẽ gây
nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân, và làm suy yếu chất lượng, và tăng chi phí,
chăm sóc sức khỏe (Baguma, năm 2002, Bennett và cộng sự, 2001; Burnard và
cộng sự, 2000; Callaghan và cộng sự, 2000; Pongruengphant và Tyson năm 2000;
Rout, 2000, Wan, 1996). Điều này cũng sẽ dẫn đến (Larson, 1987) xung đột với
đồng nghiệp (MacNeil và Weisz, 1987), sự không hài lòng với công việc (Callghan
và Field, 1991), và tự nghi ngờ, hạ thấp lòng tự trọng, dễ cáu gắt, trầm cảm, rối loạn
giấc ngủ và kiệt sức, tất cả đều gây nguy hiểm cho chất lượng chăm sóc mà họ cung
cấp (Foxall và cộng sự., 1990).[81] Stress và sự hài lòng của công việc giữa các nhân viên y tế là chủ đề nghiên
cứu sâu rộng vì nhiều lý do, bao gồm cả mối quan hệ của những thái độ nghề
nghiệp với các biện pháp thực hiện công việc (Ivancevich & Matteson, năm 1980,
JEX, 1998). Ngoài ra, Hinshaw và Atwood (1983) và Lucas, Atwood, và Hagaman
(1993) báo cáo rằng căng thẳng công việc và sự hài lòng trong công việc là mối
tương quan quan trọng của doanh thu, công việc dự kiến và thực tế giữa các nhân
viên y tế. [82] Một nghiên cứu của Aiken và cộng sự (2001) tìm thấy bất mãn trong công
việc của các y tá là cao nhất tại Hoa Kỳ (41%) tiếp theo là Scotland (38%), Anh
(36%), Canada (33%) và Đức (17%). Về môi trường làm việc, chỉ có khoảng 1/3
các y tá ở Canada và Scotland cảm thấy rằng họ tham gia phát triển các lịch trình
công việc của mình khi so sánh với các nước khác. Các y tá ở Đức (61%) báo cáo
rằng họ hài lòng hơn với cơ hội thăng tiến trong khi các y tá ở Hoa Kỳ (57%) và
Canada (69%) cảm thấy hài lòng với mức lương của họ. [85] Một nghiên cứu của S.F.Chandra Sekhar về “căng thẳng giữa các nhân
viên cấp cứu trong bệnh viện tâm thần” với kết quả như sau: [64],
Trong trường hợp của bác sĩ, vấn đề căng thẳng của họ là :Thiếu thời gian
giải trí (80,5%), thiếu thời gian cho nhu cầu cấp dưới (77,5%), cảm giác bị chiếm
đóng trong công việc (69,2%), thiếu cơ sở để thư giãn ‘(69,5%), nổi ám ảnh với
công việc (69,5%).
11
Liên quan đến y tá, đó là thiếu thời gian giải trí (85,0%), cảm giác bị chiếm
đóng trong công việc (75,0%), không bao giờ kết thúc khối lượng công việc
(75,0%), căng thẳng / quá tải / nổi ám ảnh với công việc (72,5%) và thiếu thời gian
cho nhu cầu cấp dưới “(72,5%),
Liên quan đến kỹ thuật viên, những tình huống căng thẳng như: Hy sinh cá
nhân (95,0%), quá tải / thiếu cơ sở để thư giãn ‘(92,5%), Không bao giờ kết thúc
khối lượng công việc (90,0%), ‘nổi ám ảnh với công việc (85,0%). Họ luôn hy sinh
vì lợi ích của cá nhân để đảm bảo tất cả các thiết bị tại chỗ vẩn hoạt động.
Trong trường hợp của nhân viên phụ trợ, đã được tìm thấy rằng ‘sự hy sinh
cá nhân cho công việc (100,0%), không bao giờ kết thúc khối lượng công việc
(89,2%), quá tải (89,2%), áp lực thời gian (89,2%), Nổi ám ảnh với công việc
(89,2%), cảm giác bận rộn với công việc “(89,2%).
Cuối cùng, đối với nhân viên an ninh, nó đã được tìm thấy rằng sự hy sinh cá
nhân cho công việc (93,7%), thiếu cơ sở để thư giãn (87,5%), căng thẳng ‘(81,2%),
không bao giờ kết thúc khối lượng công việc (75,0 %), ‘quá tải’ (75,0%) là năm tình
huống căng thẳng. Khi các nhân viên an ninh luôn luôn cảnh giác, họ không có thời
gian để thư giãn và có vẻ như là mặc dù công việc của họ là không bao giờ kết thúc.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Bai JY và Suh MJ. Năm 1999 “để đo
lường mức độ làm việc căng thẳng của y tá lâm sàng làm việc ở bệnh viện tâm
thần”. Phương pháp khảo sát được sử dụng và các đối tượng của nghiên cứu này
bao gồm 135 y tá tâm thần từ 7 trường đại học bệnh viện và 4 bệnh viện đa khoa
tỉnh. Kết quả nghiên cứu được tóm tắt như sau. Mức độ căng thẳng được nhận thức
trong các y tá tâm thần là khá cao (4.32 6,00). Trong số các yếu tố gây stress, không
đủ nhân sự (5,04), vấn đề quản lý bệnh viện (4.7) và cuộc xung đột của mối quan hệ
y tá-bệnh nhân được xác định là những yếu tố căng thẳng với thứ hạng cao về mức
độ căng thẳng. Mối quan hệ giữa một số yếu tố căng thẳng và một số nhân khẩu học
và các biến liên quan đến công việc đáng kể đã được xác định [93] Hầu hết các nghiên cứu về nhân viên y tế đã tập trung vào những người làm
việc trong bệnh viện hoặc các tổ chức chăm sóc sức khỏe đều có sự quan liên chặt
12
chẽ. Trong số các nghiên cứu trước đó, các tác giả đã xác định bảy nguồn chính của
sự căng thẳng:(1) Đối phó với cái chết và chết, (2) Xung đột với bác sĩ, (3) Thiếu
chuẩn bị để đối phó với những nhu cầu cảm xúc của bệnh nhân và gia đình của họ;
(4) Thiếu nhân viên hỗ trợ; (5) Xung đột với các đồng nghiệp và giám sát; (6) Khối
lượng công việc.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay, nghiên cứu stress của nhân viên y tế vẫn là một lĩnh
vực còn khá mới, có thế liệt kê một số công trình nghiên cứu sau đây:
Phan Thị Mỹ Linh, “Stress đối với nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Sài
Gòn: các yếu tố gây ra và hậu quả, năm 2005” [28, tr74-76] Qua điều tra cắt ngang
các đối tượng tham gia nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn quận 1 thành phố
Hồ Chí Minh; kết quả phân tích cho các yếu tố trong công việc thường gây ra stress
và hậu quả của nó đối với nhân viên y tế tại đây đã thể hiện rỏ mục tiêu nghiên cứu
qua các con số thống kê như sau: 100% các đối tượng tham gia nghiên cứu đều
thường xuyên bị stress do công việc hơn 50% than phiền rằng công việc mà họ đang
làm đã gây cho họ các tình trạng như: đau lưng, dễ gắt gỏng, cáu kỉnh, lo lắng … và
một số yếu tố thường gây stress trong công việc được nghĩ đến là:
Tính chất công việc: khối lượng công việc quá nhiều (69,93%); không có
thời gian để nghĩ ngơi đầy đủ (56,15%); trực đêm nhiều (53,69%); tổ chức, sắp xếp
công việc không hợp lý (46,72%); công việc có độ nguy hiểm cao (43,85%)
Trong môi trường vật lý tại nơi làm việc: Các yếu tố đã góp phần gây ra
stress cho NVYT chiếm tỉ lệ cao là ồn ào (76,23%); quá nóng (73,36%); thiếu trang
thiết bị (72,54%); quá đông người (61,48%); không thoáng khí (48,3%)
Trong mối quan hệ tại nơi làm việc: các yếu tố đã góp phần gây ra stress cho
NVYT chiếm tỉ lệ cao là đặc điểm công việc phải giải thích với nhiều người
(55,74%); bị phân biệt đối xử (53,69%); mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp
(47,54%); mối quan hệ không tốt với lãnh đạo (33,61%)
Hậu quả mà stress trong công việc đã gây ra cho NVYT: Do chịu tác động
stress do công việc đã gây ra cho NVYT một số những hậu quả sau đây; năng suất
13
làm việc giảm (83,20%); mệt mỏi (73,13%); ảnh hưởng xấu đến mọi người xung
quanh (65,15%); giảm trí nhớ, kém tập trung (40,57%).
Các yếu tố khác có liên quan như: Tỉ lệ NVYT có kiến thức về dấu hiệu sớm
của stress chiếm tỉ lệ cao 77,05%; tuy nhiên tỉ lệ biết về cách ứng phó hay dự phòng
với ccách tác động của stress chiếm tỉ lệ thấp (59,84%); Phần đông các đối tượng
tham gia nghiên cứu cho rằng lương còn thấp (36,48%) và đôi khi họ cũng không
hài lòng lắm với công việc mà họ đang làm chiếm tỉ lệ cao (55,33%); Đa phần đối
tượng nghiên cứu nhận được nguồn thông tin về stress chủ yếu qua báo (82,83%);
đài truyền hình (67,21%); bạn bè người thân trong gia đình (68,41%); các phương
tiện truyền thông còn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn
Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa, Trần Thiện Thuần, “Stress và các
yếu tố liên quan ở nhân viên y tế Huyện Nhơn Trạch Tỉnh Đồng Nai năm 2008” [52] qua điều tra cắt ngang các đối tượng nghiên cứu 149 nhân viên y tế huyện nhơn trạch
tỉnh đồng nai với kết quả như sau: Tỉ lệ nhân viên y tế bị stress là 79%, tỉ lệ NVYT bị
stress thường xuyên là 27%; Hơn 50 % NVYT than phiền rằng họ có các biểu hiện
như: cảm thấy nhức đầu, có cảm giác lo âu và căng thẳng tinh thần, giấc ngủ bất
thường, cảm thấy thân thể mệt mỏi, cảm thấy không có khã năng làm chậm lại và thư
giãn, cảm thấy dễ tức giận hơn so với bình thường, đau nhức bắp thịt, cổ, vai và đau
nhức thắt lưng; và một số yếu tố liên quan trong công việc thường gây stress cho họ
được nghĩ đến là:
Hoạt động chuyên môn: khối lượng công việc quá nhiều (72%); thời gian nghĩ
ngơi không hợp lý (59%); Không được huấn luyện chuyên môn đầy đủ (55%); Áp lực
đến hạn cuối phải hoàn thành công việc (54%); Cộng đồng không đánh giá cao và ít
biết đến công việc của mình (46%); công việc có đô nguy hiểm cao (44%); tổ chức sắp
xếp, bố trí công việc không hợp lý (40%); sự quản lý kém từ cấp trên (20%); sự chuyển
đổi công việc thường xuyên (20%); công việc nhàm chán (17%); đặc điểm công việc ít
giao tiếp với mọi người (16%)
Tâm lý giao tiếp công sở: đặc điểm công việc phải giải thích với nhiều đối
tượng (48%); ít nhận được sự quan tâm, động viên từ cấp trên (38%); sự phân biệt đối
14
xử hay bị quấy rối tại cơ quan (11%); Mối quan hệ với cấp trên (8%); Mối quan hệ
đồng nghiệp (8%); mối quan hệ cấp dưới chiếm tỉ lệ thấp
Môi trường vật lý tại nơi làm việc: thiếu trang thiết bị (36%); quá nóng (34%);
ồn ào, lộn xộn (21%); không thoáng khí (20%); thiếu ánh sang (17%); bụi (10%); về
kiến thức ứng phó dự phòng của NVYT đối với stress là (58%); mức độ hài lòng với
công việc hiện tại là (54%) và hoàn toàn hài lòng là (16%); 54 % có mối quan hệ tốt và
44% có mối quan hệ rất tốt với gia đình.
Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh, “Tình hình stress nghề
nghiệp của nhân viên điều dưỡng”. [41] Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
trên 378 nhân viên điều dưỡng (NVĐD) bị stress nghề nghiệp tại bệnh viện đa khoa
Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT), bệnh đa khoa thành phố Cần Thơ
(BVĐKTPCT) và bệnh viện đa khoa Châu Thành – Hậu Giang (BVĐKCT-HG),
đồng thời xác định các yếu tố có thể gây stress nghề nghiệp cho người điều dưỡng ở
3 tuyến bệnh viện này. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Tỉ lệ stress nghề nghiệp trong nhóm nghiên cứu khá cao với 45,2%, hầu hết ở
mức trung bình 42,8%. Có sự khác biệt về tỉ lệ stress giữa các bệnh viện thuộc 3 tuyến:
trung ương, tỉnh thành, quận huyện với khuynh hướng tuyến trên bị nhiều hơn. Cụ
thể, BV ĐKTW CT cao nhất với 53,1%, rồi đến BV ĐKTPCT 33,9% và thấp nhất
là ở BV ĐKCT-HG với 32,5%..
Các yếu tố có thể gây stress nghề nghiệp cho điều dưỡng bao gồm: Yếu tố cá
nhân: thâm niên công tác; Tính chất công việc: làm việc quá giờ (>8h/ngày) và
công việc nhiều áp lực; Không hứng thú với công việc; Làm việc trong điều kiện thiếu
thốn máy móc, trang thiết bị; đông người, ồn ào; tiếp xúc nhiều vi khuẩn, virus, dễ
tổn thương bởi các vật sắc nhọn và thường gặp phản ứng của bệnh nhân và người
nhà như chửi mắng, đe dọa, hành hung; Mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên; công
việc thiếu an toàn; Thu nhập từ nghề nghiệp chưa thỏa đáng và công việc ít cơ hội
thăng tiến.
Bên cạnh đó còn có một số nghiên cứu về rối loạn tâm thần của nhân viên y tế
như:
15
Trần Văn Cường, Vương Văn Tịnh và cs (1999). “Nghiên cứu thực trạng
sức khỏe tâm thần của các nhân viên điều dưỡng phục vụ trực tiếp trong ngành
tâm thần”.
Nghiên cứu của các tác giả Trương Đình Chính, Cao Ngọc Nga, Nguyễn Đỗ
Nguyên, Ngô Tích Linh với đề tài “Rối loạn tâm thần ở điều dưỡng và nữ hộ sinh
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2009” [7] Nghiên cứu về nhân viên y tế, trong đó có các
điều dưỡng nữ hộ sinh, có những điều kiện lao động rất đặc thù, đó là trách nhiệm cao,
thời gian lao động dài (trực 24/24 giờ, tua 3-4 ngày, trực 2 ca 3 kíp, hoặc 3 ca 4 kíp),
làm việc vào cả những ngày nghỉ, ngày lễ, đối tượng phục vụ là những người bệnh,
nguy cơ lây nhiễm (viêm gan B, viêm gan C, lao, tả, HIV/AIDS, v.v.), chế độ lương
bổng chưa thỏa đáng, áp lực từ bệnh nhân, gia đình bệnh nhân, và cả lãnh đạo đơn
vị.
Trong bệnh viện, điều dưỡng và nữ hộ sinh là những người có thời gian tiếp
xúc, trao đổi, chăm sóc bệnh nhân nhiều nhất. Với những điều kiện làm việc căng
thẳng, sức khỏe tâm thần của điều dưỡng và nữ hộ sinh có thể bị ảnh hưởng, từ đó,
ảnh hưởng đến thái độ tiếp xúc với bệnh nhân, và ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Cỡ
mẫu thật của nghiên cứu là 382 đối tượng. Hơn 90% người được khảo sát là nữ, gần
50% trong lứa tuổi <30, khoảng 2/3 có gia đình, và 96% có trình độ trung cấp; 78% là điều dưỡng, khoảng 2/3 làm việc ở các bệnh viện tuyến tỉnh, 80% làm việc ở các khoa phòng đông bệnh nhân và có nhiều bệnh nhân nặng (như khoa hồi sức cấp cứu phòng khám, khoa ngoại phòng mổ, khoa sản kế hoạch hóa gia đình và khoa nội nhi nhiễm), hơn 2/3 phải tham gia trực (trực 24/24 giờ hoặc trực ca kíp), 65% có thâm niên công tác dưới 10 năm. Tỷ lệ có khả năng mắc rối loạn tâm thần của điều dưỡng nữ hộ sinh là 59% với KTC 95% (54% - 64%). Tỉ lệ rối loạn tâm thần tương đương ở nam và nữ, các nhóm tuổi, điều dưỡng và nữ hộ sinh, cơ quan công tác, chế độ làm việc, và thâm niên công tác. Tỉ lệ này là thấp ở nhóm ly thân ly hôn và goá, trình độ đại học; và trội ở nhóm làm việc tại các khoa cấp cứu hồi sức, phòng khám, ngoại, phòng mổ, sản, kế hoạch hóa gia đình, nội nhi nhiễm. 16 Các điều kiện công việc có ảnh hưởng nhiều nhất tới sang chấn tâm lý được ghi nhận theo thứ tự là công việc đòi hỏi quan sát hoặc lựa chọn chính xác, có khả năng lây nhiễm, lương không thỏa đáng, công việc đơn điệu hoặc lặp đi lặp lại, công việc gây căng thẳng tâm lý, nguy cơ bị tai nạn trong công việc. Các yếu tố gia đình xã hội có ảnh hưởng tới sang chấn tâm lý được ghi nhận nhiều nhất là kinh tế khó khăn, khó khăn về nhà ở. Một nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Hà, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Bích Diệp - Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường với đề tài “Đánh giá căng thẳng chức năng tim mạch bằng chỉ số thống kê toán học nhịp tim ở nhân viên y tế”, nghiên cứu căng thẳng chức năng hệ tim mạch bằng các chỉ số thống kê toán học nhịp tim (TKTHNT) ở 113 cán bộ y tế (30 bác sĩ, 83 y tá và hộ lý) tại khoa hồi sức cấp cứu và khoa ngoại của 2 Bệnh viện Trung Ương ở Hà Nội (Việt Đức và Bạch Mai). Đo điện tâm đồ gồm 100 khoảng RR cho các đối tượng nghiên cứu. Các chỉ số TKTHNT được đánh giá ở trạng thái tĩnh vào đầu ca; Rối loạn chức năng thần kinh thực vật (TKTV) điều khiển nhịp tim theo các chỉ số TKTHNT được đánh giá trong quá trình lao động và đánh giá biến đổi chỉ số TKTHNT cuối ca mổ và cuối ngày làm việc so với đầu ca. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số TKTHNT trung bình và chỉ số căng thẳng (CSCT) của nhân viên y tế ở trạng thái tĩnh trước lao động đều ở mức quá căng thẳng – mức 3/4 theo phân loại của Baevxki 1984 (0,038 - 0,040; CSCT 235 – 274), tuy nhiên nhóm y tá và hộ lý có biểu hiện căng thẳng hơn so với nhóm bác sĩ ( thấp hơn 0,036” – 0,039” so với 0,041” – 0,045”, CSCT cao hơn 261 –300 so với 193 - 188 và TSNT cao hơn 79,5 –82,5 so với 71,8 –75,7 tương ứng); đồng thời tỷ lệ các chỉ số TKTHNT ở mức quá căng thẳng với < 0,040” và CSCT 200 của nhóm y tá và hộ lý cũng cao hơn so với nhóm bác sĩ (< 0,040” là 53,8 – 62,3 % so với 37,5 – 38,1 % và CSCT 200 là 61,5 – 49,8 % so với 25,0 – 28,6 % tương ứng). Kết quả nghiên cứu chức năng TKTV nhịp tim trong ngày làm việc với các biểu hiện trội giao cảm, trội phó giao cảm, và rối loạn dạng trội giao cảm và dạng trội phó giao cảm theo các chỉ số TKTHNT ở cả 2 cơ sở của nhóm bác sĩ (50 – 58,6 %)

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *