BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Tạ Thị Kim Son
SỰ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC TRONG HÔN NHÂN
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Tạ Thị Kim Son
SỰ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC TRONG HÔN NHÂN
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm Lý Học
Mã số: 8310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS ĐOÀN VĂN ĐIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Trong luận văn “Sự lựa chọn đối tác của sinh viên trường Đại học Sư Phạm
Thành phố Hồ Chí Minh” sử dụng nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các
thông tin đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý, và được trích dẫn trong luận văn
theo đúng quy định.
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực, và chưa được sử dụng
trong bất kỳ luận văn nào.
TP.HCM, ngày 30 tháng 8 năm 2018
Tác giả
Tạ Thị Kim Son
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, phòng Sau đại học, cán bộ công nhân viên nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Tâm lý học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn các giảng viên trong và ngoài khoa Tâm Lý Học đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập.
Xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn – GS.TS Đoàn Văn Điều
đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Cảm ơn các bạn sinh viên trường Đại học Sư Phạm TP.HCM đã nhiệt tình giúp tôi
có thể hoàn thành tốt quá trình thu thập số liệu.
Trân trọng cảm ơn!
TP.HCM, ngày 30 tháng 8 năm 2018
Tác giả
Tạ Thị Kim Son
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký tự viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
…………………………………………………………………………………. 1
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
…………………………………………… 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VỀ SỰ
LỰA CHỌN ĐỐI TÁC TRONG HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN . 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân …………………………. 6
1.1.1.
Nước ngoài
……………………………………………………………………………………
6
1.1.2.
Trong nước
……………………………………………………………………………………
8
1.2. Một số khái niệm chính của đề tài …………………………………………………………. 12
1.2.1.
Hôn nhân
…………………………………………………………………………………….
12
1.2.2.
Đối tác trong hôn nhân
………………………………………………………………….
14
1.2.3.
Sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân ………………………………………………..
14
1.3. Cơ sở lý luận về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên ……………. 15
1.3.1.
Một số quan điểm về tình yêu và hôn nhân ……………………………………..
16
1.3.2.
Một số quan điểm về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân ………………….
28
1.4. Đặc điểm của thanh niên sinh viên ………………………………………………………… 38
1.4.1.
Thể chất
………………………………………………………………………………………
38
1.4.2.
Hoạt động chủ đạo ……………………………………………………………………….
38
1.4.3.
Nhận thức
……………………………………………………………………………………
39
1.4.4.
Tình cảm …………………………………………………………………………………….
39
1.4.5.
Nhân cách …………………………………………………………………………………..
41
1.4.6.
Vai trò xã hội ………………………………………………………………………………
45
Tiểu kết chương 1
…………………………………………………………………… 48
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC TRONG
HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ………………………………………………. 50
2.1. Cách thức tổ chức nghiên cứu về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh
viên.
………………………………………………………………………………………………………….. 50
2.1.1.
Giai đoạn khảo sát thăm dò……………………………………………………………
51
2.1.2.
Giai đoạn khảo sát chính thức
………………………………………………………..
51
2.1.3.
Giai đoạn xử lý và viết luận văn …………………………………………………….
53
2.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu
………………………………………………………… 53
2.3. Kết quả nghiên cứu về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên.
…… 54
2.3.1.
Thực trạng chung về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên 54
2.3.2.
Sự lựa chọn đôi tác trong hôn nhân theo giới tính
…………………………….
64
2.3.3.
Sự lựa chọn đôi tác trong hôn nhân theo tình trạng mối quan hệ
………..
69
2.3.4.
Sự lựa chọn đôi tác trong hôn nhân theo năm sinh
……………………………
76
2.3.5.
Sự lựa chọn đôi tác trong hôn nhân theo khoa …………………………………
87
Tiểu kết chương 2
…………………………………………………………………… 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………….. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………….. 105
PHỤ LỤC
…………………………………………………………………………….. 109
Phiếu Thăm Dò Ban Đầu
…………………………………………………………………..
109
Phiếu Khảo Sát Chính Thức ………………………………………………………………
111
Kết Quả Khảo Sát …………………………………………………………………………….
117
Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS ………………………………………………………..
160
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
SV
Sinh viên
TLH
Tâm lý học
ĐL
Địa lí
ĐHSP
Đại học Sư Phạm
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
HN
Hôn nhân
ĐT
Đối tác
ĐTB
Điểm trung bình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………. 54
Bảng 2.2: Mô tả lựa chọn của sinh viên với các quan điểm về đối tác trong hôn nhân 55
Bảng 2.3: Mô tả lựa chọn của sinh viên với các quan điểm về hôn nhân ………………… 58
Bảng 2.4: Mô tả lựa chọn của sinh viên về các giá trị của đối tác trong hôn nhân
……. 59
Bảng 2.5: Mô tả lựa chọn của sinh viên về các nội dung tính cách của đối tác trong hôn
nhân …………………………………………………………………………………………………….. 61
Bảng 2.6: Mô tả lựa chọn của sinh viên về các thói quen không tốt ở đối tác trong hôn
nhân …………………………………………………………………………………………………….. 62
Bảng 2.7: Mô tả lựa chọn của sinh viên về các yếu tố tác động đến sự lựa chọn đối tác
trong hôn nhân
………………………………………………………………………………………. 63
Bảng 2.8: Kiểm nghiệm tương quan Pearson các lựa chọn đối tác của sinh viên.
…….. 64
Bảng 2.9: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về đối tác trong hôn nhân của
sinh viên theo giới tính …………………………………………………………………………… 65
Bảng 2.10: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về hôn nhân của sinh viên theo
giới tính
………………………………………………………………………………………………… 66
Bảng 2.11: Sự khác biệt trong lựa chọn các nội dung tính cách của sinh viên theo giới
tính ………………………………………………………………………………………………………. 67
Bảng 2.12: Sự khác biệt trong lựa chọn các thói quen không tốt của sinh viên theo giới
tính ………………………………………………………………………………………………………. 67
Bảng 2.13: Sự khác biệt trong lựa chọn các phương pháp xây dựng bản thân của sinh
viên theo giới tính
………………………………………………………………………………….. 68
Bảng 2.14: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về đối tác trong hôn nhân của
sinh viên theo tình trạng mối quan hệ ………………………………………………………. 69
Bảng 2.15: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về hôn nhân của sinh viên theo
tình trạng mối quan hệ
……………………………………………………………………………. 71
Bảng 2.16: Sự khác biệt trong lựa chọn các nội dung tính cách của sinh viên theo tình
trạng mối quan hệ ………………………………………………………………………………….. 73
Bảng 2.17: Sự khác biệt trong lựa chọn các thói quen không tốt của sinh viên theo tình
trạng mối quan hệ ………………………………………………………………………………….. 74
Bảng 2.18: Sự khác biệt trong lựa chọn các phương pháp xây dựng bản thân của sinh
viên theo tình trạng mối quan hệ ……………………………………………………………… 75
Bảng 2.19: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về đối tác trong hôn nhân của
sinh viên theo năm sinh ………………………………………………………………………….. 77
Bảng 2.20: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về hôn nhân của sinh viên theo
năm sinh
……………………………………………………………………………………………….. 78
Bảng 2.21: Sự khác biệt trong lựa chọn các giá trị chung ở đối tác trong hôn nhân của
sinh viên theo năm sinh ………………………………………………………………………….. 81
Bảng 2.22: Sự khác biệt trong lựa chọn các nội dung tính cách của sinh viên theo năm
sinh ……………………………………………………………………………………………………… 82
Bảng 2.23: Sự khác biệt trong lựa chọn các thói quen không tốt của sinh viên theo năm
sinh ……………………………………………………………………………………………………… 84
Bảng 2.24: Sự khác biệt trong lựa chọn các yếu tố tác động của sinh viên theo năm sinh
……………………………………………………………………………………………………………. 84
Bảng 2.25: Sự khác biệt trong lựa chọn các phương pháp xây dựng bản thân của sinh
viên theo năm sinh
…………………………………………………………………………………. 86
Bảng 2.26: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về đối tác trong hôn nhân của
sinh viên theo khoa
………………………………………………………………………………… 88
Bảng 2.27: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về hôn nhân của sinh viên theo
khoa …………………………………………………………………………………………………….. 89
Bảng 2.28: Sự khác biệt trong lựa chọn các giá trị chung ở đối tác trong hôn nhân của
sinh viên theo khoa
………………………………………………………………………………… 92
Bảng 2.29: Sự khác biệt trong lựa chọn các nội dung tính cách ở đối tác trong hôn nhân
của sinh viên theo khoa ………………………………………………………………………….. 93
Bảng 2.30: Sự khác biệt trong lựa chọn các thói quen không tốt ở đối tác trong hôn
nhân của sinh viên theo khoa ………………………………………………………………….. 95
Bảng 2.31: Sự khác biệt trong lựa chọn các yếu tố tác động đến lựa chọn đối tác trong
hôn nhân của sinh viên theo khoa ……………………………………………………………. 96
Bảng 2.32: Các phương pháp được SV lựa chọn có sự khác biệt theo khoa ……………. 97
1
MỞ ĐẦU
1.1.
Lý do chọn đề tài
HN (Hôn nhân) và gia đình là một đề tài vô cùng rộng lớn và thu hút sự nghiên cứu
mạnh mẽ của các nhà khoa học thuộc các ngành xã hội nói chung và đặc biệt là ngành
TLH (tâm lý học) nói riêng nhầm tìm hiểu các hiện tượng tâm lý đa dạng và phong phú
của con người trong các mối quan hệ HN và gia đình. Bởi vì gia đình là nền tảng, tế bào
của xã hội; HN có hạnh phúc thì gia đình mới ấm êm, và gia đình góp phần xây dựng xã
hội vững chắc và phát triển.
Từ thời kỳ chế độ phong kiến, dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo, khi bàn về vấn đề
HN thì ông bà ta thường quan niệm “trai lớn lấy vợ, gái lớn lấy chồng” hay “nữ thập
tam, nam thập lục” – có nghĩa là gái thì mười ba tuổi gả chồng, trai thì mười sáu tuổi
cưới vợ. HN là chuyện không chỉ riêng của lứa đôi vợ chồng mà còn là chuyện của cả
dòng họ, gia đình hai bên như ta thường nghe câu “môn đăng hộ đối” – tức chỉ sự tương
xứng của hai gia đình với nhau về học thức, địa vị, gia cảnh….. Như Khổng Tử đã đưa
ra để lựa chọn một người phụ nữ cần dựa trên các tiêu chí như “công dung ngôn hạnh”
và phải “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Ngày nay vấn đề HN có sự
khác biệt nhiều so với trước đây, bởi xã hội Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển
mạnh mẽ về kinh tế – văn hóa – xã hội và hội nhập với thế giới. Con người Việt Nam
không chỉ có cơ hội mở rộng tri thức, tiếp thu và kế thừa các thành tựu khoa học kỹ thuật
tiên tiến của thế giới nhầm phát triển nền kinh tế đất nước mà còn mở rộng phạm vi giao
lưu văn hóa xã hội, tiếp thu các tư tưởng tiến bộ từ các nước trên thế giới. Điều đó cũng
cho thấy rằng các quan niệm về HN, lựa chọn ĐT (đối tác) trong HN của con người Việt
Nam cũng có chịu sự ảnh hưởng. Dựa trên Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thì bộ luật HN và gia đình được ban hành ngày 19/06/2014 theo Quốc Hội số
52/2014/QH13. Trong đó tại điểm 1 điều 2 chỉ ra rằng “HN tự nguyện, tiến bộ, một vợ
một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Và tại điều 3 khoản 1 giải thích rằng “HN là quan hệ
giữa vợ chồng sau khi kết hôn” và khoản 5 giải thích “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập
2
quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký
kết hôn”.(Quốc hội số 52/2014/QH13, ban hành 19/06/2014 và có hiệu lực từ
01/01/2015) Theo Tổng cục thống kê điều tra dân số và nhà ở năm 2009 chỉ ra rằng Việt
Nam đang có xu hướng kết hôn muộn hơn cũng như là độ tuổi kết hôn lần đầu được nâng
lên cao hơn. (Tổng cục thống kê, 2011)
Theo Nghị Quyết số 11-NQ/TW ngày 03/06/2017 Hội nghị lần thứ năm ban chấp
hành trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
đã chỉ rõ mục tiêu cụ thể của nước ta đến năm 2020 là “Phấn đấu hoàn thiện một bước
đồng bộ hơn hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các
chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế” (Ban chấp
hành trung ương, 03/06/2017). Để góp phần phấn đấu xây dựng đất nước đạt được mục
tiêu này thì SV là thế hệ trẻ với sức sống dồi dào và sự linh hoạt là nguồn lực mạnh mẽ
nhất. Theo Luật số 08/2012/QH13 của Quốc hội: Luật Giáo Dục Đại Học đã chỉ ra mục
tiêu cụ thể của đào tạo trình độ đại học là “để SV (sinh viên) có kiến thức chuyên môn
toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản,
có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào
tạo”.(Quốc hội số 08/2012/QH13, ban hành18/06/2012 và có hiệu lực từ 01/01/2013)
Đồng thời theo giáo trình “TLH người trưởng thành” thì SV là độ tuổi đang trong quá
trình lập nghiệp và lập thân, là thời kỳ phát triển mạnh mẽ tình cảm cấp cao mà đặc biệt
là tình yêu nam nữ (Trần Thị Thu Mai, 2013). Vì vậy SV là đối tượng cần được quan
tâm nhiều hơn hết trong các đề tài nghiên cứu về gia đình nhầm định hướng góp phần
không chỉ xây dựng HN bền vững, gia đình hạnh phúc mà còn góp phần xây dựng đất
nước ngày càng phát triển.
Đăng trên tạp chí TLH số 4/2010 thì có bài “Định hướng giá trị trong việc lựa chọn
bạn đời của SV” đã nghiên cứu trên các tiêu chí về trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức,
ngoại hình …..(Nguyễn Văn Lượt & Nguyễn Đỗ Hồng Nhung, 2010). Đăng trên tạp chí
Xã Hội Học số 4/2001 thì có bài “Một số cách tiếp cận nghiên cứu về HN” đã đưa ra các
cách tiếp cận như tiếp cận về kinh tế, hay theo Dixon (1971) đưa ra 3 yếu tố về khả năng
3
lựa chọn bạn đời, tính khả thi và sự mong muốn trong HN (Nguyễn Hữu Minh, 2001).
Mặc dù đã có một vài các nghiên cứu về các tiêu chí để lựa chọn một ĐT trong HN, tuy
nhiên với sự vận hành và biến đổi không ngừng thì định hướng lựa chọn một ĐT trong
HN của mình như thế nào? Dựa trên các tiêu chí nào? Và tiêu chí nào được xem là quan
trọng, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự hòa hợp lứa đôi, hạnh phúc gia đình? Và
định hướng lựa chọn đó có ảnh hưởng như thế nào đến với những giá trị truyền thống
văn hóa của gia đình Việt Nam xưa và nay? Và với đối tượng là SV thuộc một trường
Đại học lớn phía Nam, trường ĐHSP TP.HCM (Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí
Minh), nơi mỗi năm đào tạo ra một lượng lớn nguồn nhân lực cho đất nước thì định
hướng lựa chọn một ĐT trong HN như thế nào? Những phẩm chất nào của một ĐT là
quan trọng đối với họ? Định hướng đó bị tác động bởi các yếu tố nào? Và với định hướng
đó thì ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề ly hôn cũng như là các quan niệm về HN của
con người Việt Nam?
Xuất phát từ các lý do trên tác giả đề xuất nghiên cứu đề tài “Sự lựa chọn đối tác
trong hôn nhân của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sự lựa chọn các thể chất và nhân cách của ĐT
trong HN của SV trường ĐHSP TP.HCM, để đề xuất một số phương pháp rèn luyện bản
thân theo các tiêu chuẩn lựa chọn ĐT phù hợp với quy định của xã hội Việt Nam.
1.3.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
– Khách thể: SV trường ĐHSP TP.HCM.
– Đối tượng: Sự lựa chọn ĐT trong HN.
1.4.
Phạm vi nghiên cứu
1.4.1.
Nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quan điểm, nhận thức của sinh viên về sự lựa chọn
thể chất và nhân cách của ĐT trong HN theo hệ thống cấu trúc nhân cách (xu hướng, khí
chất, tính cách, năng lực) của SV trường ĐHSP TP.HCM. Trong đó, nghiên cứu nội dung
4
tính cách là chủ yếu. Đồng thời nghiên cứu các yếu tố tác động theo cấu trúc 3 thành tố:
tâm lý, sinh lý, xã hội.
1.4.2.
Khách thể nghiên cứu
Mẫu gồm 500 SV sinh năm 1999, 1997, 1995 thuộc hệ cử nhân các ngành Địa lí,
Tâm lý học, Anh.
1.4.3.
Địa bàn nghiên cứu
Trường ĐHSP TP.HCM.
1.5.
Giả thuyết khoa học
– Sự lựa chọn ĐT trong HN của SV trường ĐHSP TP.HCM chú trọng đến giá trị
thuộc thành phần nhân cách hơn là giá trị về thể chất. Trong đó, tính cách được xem là
lựa chọn được quan tâm hàng đầu trong sự lựa chọn của SV.
– Có nhiều yếu tố tác động đến sự lựa chọn ĐT trong HN của SV trường ĐHSP
TP.HCM, trong đó, yếu tố xuất phát từ tâm lý cá nhân có tác động mạnh mẽ nhất.
– Sự lựa chọn ĐT trong HN của SV trường ĐHSP TP.HCM có sự khác biệt giữa
nam và nữ, giữa các ngành, giữa các độ tuổi.
1.6.
Nhiệm vụ nghiên cứu
– Tổng hợp và hệ thống những vấn đề lý luận về sự lựa chọn, HN, ĐT trong HN,
sự lựa chọn ĐT trong HN của SV.
– Khảo sát thực tiễn sự lựa chọn ĐT trong HN, các yếu tố tác động đến sự lựa chọn
ĐT trong HN của SV trường ĐHSP TP.HCM.
1.7.
Phương pháp nghiên cứu
1.7.1.
Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp nghiên cứu lý luận để xây dựng các cơ sở lý luận và phương pháp
nghiên cứu của đề tài. Cung cấp các thông tin, dữ liệu cơ bản về các lý thuyết làm nền
tảng vững chắc cho việc tiến hành các điều tra, nghiên cứu trong thực tiễn.
– Các phương pháp nghiên cứu lý luận cụ thể như tham khảo, nghiên cứu, phân tích
và tổng hợp tài liệu liên quan đến sự lựa chọn ĐT trong HN của SV và các yếu tố tác
động đến sự lựa chọn đó.
5
1.7.2.
Phương nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Là phương pháp nghiên cứu chủ đạo, nhằm
thu thập thông tin định tính và định lượng để tìm hiểu sự lựa chọn ĐT trong HN của SV
trường ĐHSP TP.HCM. Bao gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Người nghiên cứu xây dựng và phát phiếu thăm dò gồm (khoản 8-
10) câu hỏi mở nhằm thu thập ý kiến đa dạng góp phần xây dựng bảng hỏi khảo sát.
Giai đoạn 2: Người nghiên cứu tổng hợp ý kiến từ bảng hỏi mở kết hợp với tài
liệu được nghiên cứu thông qua phương pháp nghiên cứu lý luận xây dựng và phát thử
bảng hỏi khảo sát.
1.7.3.
Phương pháp toán thống kê.
Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS 13.0.
6
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Một số cơ sở lý luận của đề tài
1.1.
Lịch sử nghiên cứu về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân
1.1.1.
Nước ngoài
Dẫn theo Bùi Ngọc Oánh thì vấn đề HN được thế giới nghiên cứu từ rất lâu. HN
được xây dựng trên cơ sở gắn kết hai con người với nhau, vì vậy từ thuở xa xưa để duy
trì nòi giống, con người ta không quan tâm đến các chuẩn mực về đạo đức hay tôn giáo,
tình yêu… mà chỉ tập trung về sự khoái lạc và tình dục. Điều này được ghi chép trong
các khảo luận về tình yêu của hệ thống thần thoại cổ đại. Đến thời kỳ trung cổ, với sự
lên ngôi của tôn giáo và chế độ phong kiến đặt ra hàng loạt các vấn đề đạo đức, đặc biệt
là đối với người vợ. Đến cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX thì vấn đề tình yêu HN
được nghiên cứu rộng hơn. Các nhà khoa học nổi tiếng từ các nước Anh, Pháp, Mỹ, Phần
Lan như E. Westennach, A. Espinas, Lewis Herwy Morgan… đã đặt HN trong mối quan
hệ gia đình, xã hội, văn hóa. Đầu thế kỷ XX dưới ảnh hưởng của học thuyết phân tâm –
Sigmund Frued, người ta vẫn còn đề cao yếu tố sinh học trong mối quan hệ HN. Những
năm 20 – 30 của thế kỷ XX thì HN được giải phóng khỏi các điều khoản về tôn giáo, tự
do ly hôn, tuy nhiên vẫn còn khác rời xa với thực tiễn xã hội. Năm 1926, nhà khoa học
T.Van de Velde người Hà Lan, đã cho ra đời cuốn sách đầu tiên về sinh lý học và kỹ
thuật trong HN – “HN hiện đại” – đưa phụ nữ bình đẳng với nam giới trong mối quan hệ
HN. Liên tục các năm sau đó của thế kỷ XX không chỉ các nhà xã hội học, các nhà TLH
nghiên cứu về vấn đề HN mà còn có cả các nhà hoạt động chính trị, các khoa học gia về
lĩnh vực y học…. Bởi vì, con người ta nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ
HN trong xã hội thực tiễn, nó đóng vai trò tác động lên tất cả các mặt trong cuộc sống
của con người (Bùi Ngọc Oánh, 2008).
Từ năm 1986, tại Trung Quốc, Rosina C. Chia, C. J. Chong, B. S. Cheng đã nghiên
cứu 220 nam và 158 nữ để xác định thái độ của người đàn ông và người phụ nữ trong
7
mối quan hệ HN. Bên cạnh đó cũng có đề cập đến các đặc điểm khuôn mẫu của người
phụ nữ truyền thống và hiện đại (Rosina C. Chia, C. J. Chong, & B. S. Cheng, 1986).
Năm 1994, Lilly Dimitrovsky, Ester Schapira-Beck, Rivka Itskowitz nghiên cứu
về mức độ trầm cảm người phụ nữ trước và sau khi kết hôn. “Locus of Control of Israeli
Women During the Transition to Marriage” chỉ ra có mối tương quan thấp với các yếu
tố ảnh hưởng từ bên ngoài, đồng thời, sự trầm cảm trước HN dự báo độ không hài lòng
và trầm cảm sau HN thì tương quan cao với độ không hài lòng đó (Lilly. Dimitrovsky,
Ester. Schapira-Beck, & Rivka. Itskowitz, 1994).
Năm 2001, nghiên cứu “Engaging Distortions: Are We Idealizing Marriage” của
Jennifer M. Bonds-Raacke, Erica S. Bearden, Noelle J. Carriere, Ellen M. Anderson,
Sandra D. Nicks đã khảo sát về sự hài lòng và kỳ vọng HN trong các mối quan hệ, cũng
như là tìm ra mối tương quan giữa mối quan hệ tiêu cực và độ dài của một mối quan hệ
(Jennifer M. Bonds-Raacke, Erica S. Bearden, Noelle J. Carriere, Ellen M. Anderson, &
Sandra D. Nicks, 2001).
Năm 2008, nghiên cứu về HN sớm Jeremy E. Uecker, Charles E. Stokes đã chỉ ra
các cá nhân kết hôn sớm hơn thường có nhiều hạn chế về gia đình, nhưng niềm tin tôn
giáo họ cao hơn, tuy nhiên quỹ đạo sống thấp hơn. Từ đó đề ra cá hoạch định và hỗ trợ
kết hôn cho những cá nhân này (Jeremy E. Uecker & Charles E. Stokes, 2008).
Melanie Heath vào năm 2013 đã nghiên cứu về vấn đề HN đồng tính, và mẹ đơn
thân cho thấy cuộc đấu tranh văn hóa không chỉ và vấn đề HN mà nó còn là quyền tự do,
trách nhiệm cá nhân. Và Melanie Heath đã khẳng định trên tạp chí The Sociological
Quarterly rằng vấn đề HN, đặc biệt là HN đồng tính, và mẹ đơn thân cần phải xem xét
lại một cách đặc biệt (Melanie. Heath, 2013). Trong “Gender and Socioeconomic Status
Differences in First and Second Marriage Formation” Kevin Shafer, Spencer L. James
đã nghiên cứu các cuộc HN lần đầu và cuộc HN lần hai để hiểu rõ mô hình HN, phân
chia giai cấp trong suốt quá trình sống và hạnh phúc của những ngươi chia tay và tái hôn
(Kevin. Shafer & Spencer L. James, 2013).
8
Năm 2014 Sarah R. Hayford, Karen Benjamin Guzzo, Pamela J. Smock đã làm 10
cuộc điều tra ở Mỹ từ những năm 1940 cho đến thế kỷ 20 để khẳng định rằng vấn đề HN
có nhiều biến đổi và việc đánh giá trình tự kết hôn và làm cha mẹ là vô cùng quan trọng
nhầm hiểu được ý nghĩa của HN (Sarah R. Hayford, Karen Benjamin. Guzzo, & Pamela
J. Smock, 2014). Cùng năm đó Arielle Kuperberg đã nghiên cứu về nguy cơ tan rã của
các cuộc HN có sống thử và không sống thử trước đó (Arielle. Kuperberg, 2014).
Năm 2015 bài “Marriage Matters But How Much? Marital Centrality Among
Young Adults” của Brian J. Willoughby, Scott S. Hall, Saige Goff. Nghiên cứu đã khảo
sát 571 người trưởng thành trẻ tuổi, và kết quả cho thấy, HN vẫn giữ vai trò quan trọng
đối với nhiều người. Và nó được xem HN quan trọng hơn cả sự nghiệp hay các thú vui
riêng nào khác (Brian J. Willoughby, Scott S. Hall, & Saige Goff, 2015).
Gần đây nhất vào năm 2016 giáo sư Kobe Nishimura Kazuo và Yagi Tadashi giáo
sư trường Đại học Doshisha tại Nhật Bản đã thực hiện một chương trình có tên
“Fundamental Research for Sustainable Economic Growth in Japan” – tạm dịch là
Nghiên cứu cơ bản về mức độ tăng trưởng kinh tế bền vững ở nhật bản – trên 10.000
người. Nghiên cứu này đã chỉ ra phong cách sống và giáo dục con của cha mẹ ảnh hưởng
đến tỉ lệ kết hôn và số lượng con mong ước của các cặp vợ chồng (Kobe University,
2017).
1.1.2.
Trong nước
Riêng đối với Việt Nam, từ thời đại Hùng Vương (trước năm 179 TCN) vấn đề HN
chưa được lập thành các hệ thống văn bản pháp luật mà chỉ được ghi chép thành các tích
lưu truyền. Mối quan hệ HN ở giai đoạn này là HN một vợ một chồng, nam và nữ tự do
giao tiếp, tự do kết hôn, chủ động và bình đẳng. Thời đại này thì HN là một trong ba mối
quan hệ căn bản (HN, huyết thống, nuôi dưỡng) được tổ chức một cách vừa trang trọng
vừa đơn giản mang đậm phong cách chất phác của người Việt Nam. Chế độ phụ hệ dần
được xác lập nhưng chưa bộc lộ tính gia trưởng, người cha, người chồng giữ vai trò quan
trọng đối với gia đình, nhưng địa vị và quyền lợi của người phụ nữ vẫn được tôn trọng.
9
Tuy nhiên, HN vẫn còn ảnh hưởng của tàn dư ở chế độ mẫu hệ ở một số vùng. (Phan
Đăng Thanh & Trương Thị Hòa, 2012)
Thời Bắc thuộc (năm 179 TCN – 938) dưới sự ảnh hưởng của chế độ phong kiến
phương Bắc, các đường lối chủ nghĩa Nho giáo dựa trên quan điểm của Khổng – Mạnh
đã đưa ra hàng loạt các quy tắc về hiếu đễ, lễ nghĩa… HN thời này khá phức tạp và tốn
kém qua sáu bước (lục lễ theo Nghi lễ và Lễ ký). Phụ nữ bị xem thường và buộc phải lệ
thuộc vào nam giới – người phụ nữ không có quyền lựa chọn, không tự do. Chế độ đa
thê cho nam và nữ thì phải “tam tòng, tứ đức” chính chuyên một chồng, tuy nhiên HN
chỉ được tác hợp khi hai người khác họ. HN ở giai đoạn này không quy định cụ thể về
tuổi kết hôn, nhưng có đưa ra một số quy định về ly hôn theo luật nhà Đường như thất
xuất – các trường hợp có thể bỏ vợ; tam bất khứ – ba trường hợp không được bỏ vợ;…
Ngoài ra còn có các điều luật liên quan đến các mối quan hệ trong gia đình, và điểm
chung đều nhấn mạnh đến các phẩm chất nhân cách, cách đối xử giữa người với người
trong các mối quan hệ gia đình. Chế độ phụ quyền lên ngôi, người cha, người chồng có
quyền nhất trong gia đình, người vợ trở thành nhân vật phụ trợ cho chồng, cho cha mình.
Tình nghĩa anh em được đề cao hơn tình nghĩa vợ chồng. (Phan Đăng Thanh & Trương
Thị Hòa, 2012)
Thời Quân chủ ở Việt Nam (năm 938 – 1858) mối quan hệ HN vẫn bị ảnh hưởng
của chế độ phong kiến, HN không được tự nguyện, mối quan hệ vợ chồng bất bình đẳng,
vẫn còn chế độ đa thê. Việc kết hôn phải được thực hiện bởi hai người khác giới, phải
có sự cho phép của song thân, độ tuổi chưa được bắt buộc rõ ràng nhưng có ghi chép là
con trai 18, con gái 16 tuổi, đồng thời không phạm vào các điều cấm của pháp luật. Các
điều cấm được sơ lược như đối tượng đang có tang chế cha, mẹ, chồng; có ông bà cha
mẹ đang bị giam tù; có quan hệ bà con thân thích; làm nghề hát xướng (đối với quan
hoặc con quan) đang phạm tội….. Triều đại Lê Thánh Tông thì hôn lễ được cử hành qua
4 lễ: nghị hôn, định thân, nạp trưng, thân nghinh. Thời này quy định rõ về quyền lợi,
nghĩa vụ của vợ chồng, các quy định rõ về ly hôn trong các trường hợp cụ thể về điều
10
kiện ly hôn và phân chia tài sản sau khi ly hôn, các vấn đề liên quan đến các mối quan
hệ trong gia đình. (Phan Đăng Thanh & Trương Thị Hòa, 2012)
Thời Pháp thuộc vẫn duy trì chế độ đa thê, tuy nhiên, để có thể cưới những người
vợ sau, người chồng phải có sự đồng ý của người vợ cả. HN vẫn phải kết hợp giữa hai
người khác giới và có sự đồng ý của song thân, nhưng vẫn phải có sự đồng ý của cả đôi
nam nữ. Tuổi kết hôn được quy định cụ thể ở Nam kỳ nữ 14 tuổi, nam 16 tuổi; còn ở Bắc
kỳ và Trung kỳ thì nam 18 tuổi, nữ 15 tuổi. Tuy nhiên được kết hôn khi nam đủ 15 và
nữ đủ 12 tuổi với một số điều kiện đặc biệt như người con gái có thai. HN không được
vi phạm các điều luật cấm về quan hệ họ hàng người thân tùy vùng; luật không cấm cưới
khi đang có tang nhưng để tránh một số vấn đề rắc rối, yêu cầu phải sau 10 tháng thì mới
được tái giá (khi chồng hoặc vợ qua đời) đối với miền Nam thì người chồng có thể lấy
vợ ngay. Nghi thức được cử hành thành 2 lễ: lễ hỏi và lễ cưới. Luật còn quy định chi tiết
và cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, hình thành một hình
thức mới làm tiền đề cho ly hôn đó là ly thân. (Phan Đăng Thanh & Trương Thị Hòa,
2012)
Sau Cách mạng Tháng Tám nam 1945 ở miền Nam Việt Nam vấn đề HN và gia
đình được thực hiện theo các điều luật:
– Luật năm 1959, ngoài các quy định như các chế độ trước thì HN theo chế độ một
vợ một chồng, nam đủ 18 tuổi, nữ đủ 15 tuổi, cấm việc sống chung như vợ chồng nhưng
không có hôn thú, cho phép ly thân nhưng không cho phép ly hôn.
– Luật năm 1964, không sửa đổi các điều kiện kết hôn nhưng cho phép cả ly thân
và ly hôn.
– Luật năm 1972, đối tượng chỉ được phép kết hôn với nam đủ 18 tuổi, nữ đủ 16
tuổi, đối tượng dưới 21 tuổi thì cần sự đồng ý của cha mẹ, ông bà hoặc người giám
sát.(Phan Đăng Thanh & Trương Thị Hòa, 2012)
Kết thúc chế độ phong kiến, qua các giai đoạn bị đô hộ của các nước phương Tây,
nước ta tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Ở giai đoạn đầu, vấn đề HN và gia đình còn chưa
được quan tâm nhiều cho đến khi những năm 80 của thế kỷ XX – giai đoạn mở cửa – thì
11
vấn đề HN gia đình đã được các nhà nghiên cứu ở nước ta rất quan tâm. Trong tuyển tập
các nghiên cứu về tình yêu, HN và gia đình năm 1986 thì có các nghiên cứu đã đưa ra
những con số rất cụ thể về vấn đề tình yêu, HN, gia đình nói chung và vấn đề lựa chọn
người bạn đời cho mỗi người nói riêng. Điển hình là nghiên cứu của Lưu Phương Thảo
“Mấy vấn đề tính yêu, HN và tổ chức đời sống gia đình của nữ thanh niên TP.HCM” đã
chỉ ra số đông nữ thanh niên đa phần đồng ý với tình yêu hướng đến mục đích là kết hôn.
Đồng thời cũng đưa ra một số tiêu chuẩn cơ bản về người bạn đời lý tưởng. Với nghiên
cứu “Một số vấn đề về tình yêu và HN của thanh niên” thì Lê Thị Túy ngoài đưa ra được
các tiêu chuẩn lựa chọn ĐT trong HN mà còn chỉ ra được thực trạng HN trong giai đoạn
đó vừa có biểu hiện tích cực, vừa có hạn chế. Hay nghiên cứu của Mai Kim Châu với
“Những giá trị định hướng việc HN của thanh niên” đã liệt kê chi tiết các phẩm chất đối
với người vợ, người chồng cần có nhằm xây dựng HN bền vững và gia đình hạnh phúc
(Tập Thể Viện Xã Hội Học, 1986).
Những năm trở lại đây thì vấn đề HN được nghiên cứu khá nhiều, đặc biệt là tại
Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh trên các đối tượng là SV thì có nhiều nghiên cứu được
thực hiện như luận văn tốt nghiệp cử nhân của Trần Thị Hồng Hà năm 2002 về “Vấn đề
quan hệ tình dục trước HN tại TP.HCM (qua các trường hợp tư vấn tại Trung tâm tư vấn
Tình yêu – HN – Gia đình).
Hai luận văn thạc sĩ ngành TLH về thái độ của SV đối với vấn đề HN mà cụ thể là
“Thái độ của SV một số trường đại học tại TP.HCM đối với HN” của Phan Thị Mai
Quyên năm 2012 cho thấy rằng thái độ của sinh viên đối với hôn nhân là tích cực, chỉ ra
được lý do cho việc kết hôn, yếu tố gây mâu thuẫn trong hôn nhân và những yếu tố góp
phần cho một cuộc hôn nhân bền vững. Đề tài này còn cho thấy vẫn còn sinh viên ủng
hộ việc sống thử trước hôn nhân. Đặc biệt, trong đề tài này cũng có đề cập đến việc lựa
chọn các tiêu chuẩn ở người bạn đời. Và đề tài “Thái độ của SV trường ĐHSP TP.HCM
đối với HN” của Nguyễn Thị Cẩm Vân năm 2017 thì cho thấy rằng sinh viên có thái độ
trung lập đối với hôn nhân ngày nay, đồng thời cũng thấy được sự tương quan trong nhận
12
thức và thái độ của sinh viên đối với hôn nhân – càng nhận thức tốt sinh viên càng có
thái độ tích cực.
Bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu khác như luận văn thạc sĩ “Định hướng giá trị
trong tình yêu của SV một số trường đại học tại TP.HCM” của Lê Nguyễn Anh Như năm
2013 đã đề cập đến các giá trị mà sinh viên quan tâm. Qua đó thì sinh viên đánh giá cao
các giá trị mang tính gắn bó và cam kết lâu dài. Đề tài này cũng chỉ ra yếu tố ảnh hưởng
nhiều nhất đến định hướng giá trị ở sinh viên đó là chính bản thân sinh viên, và kế tiếp
là gia đình.
Trong Hội thảo quốc tế về “Biến đổi gia đình Việt Nam trong mối quan hệ với biến
đổi gia đình trên thế giới” diễn ra ngày 28/6 tại Hà Nội do Viện Hàn lâm KHXHVN tổ
chức, tác giả Nguyễn Hữu Minh có trình bày nghiên cứu “Một số đặc trưng cơ bản của
hôn nhân ở Việt Nam”. Nghiên cứu này chỉ ra rằng hôn nhân ở Việt Nam biến đổi không
ngừng trong sự tăng trưởng của kinh tế, phát triển của xã hội, các quan điểm mới ngày
càng được truyền bá rộng rãi, hôn nhân trở nên ngày càng tiến bộ. (Nguyễn Hữu Minh,
2018)
1.2.
Một số khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Hôn nhân
Theo pháp luật nước Việt Nam thì HN được định nghĩa là “quan hệ giữa vợ và
chồng sau khi kết hôn” (Quốc hội số 52/2014/QH13, ban hành 19/06/2014 và có hiệu
lực từ 01/01/2015, Khoản 1 Điều 3).
Theo Trần Hoàng Dũng thì “HN không phải chỉ đơn giản là sự gắn kết giữa hai
người khác giới với nhau, mà đó còn là sự bắt đầu một cuộc sống mới, một cách sống
mới” (Trần Hoàng Dũng, 2011, tr.140). Và “HN cũng chính là một cuộc kinh doanh”
trong đó, cả hai bị “ràng buộc bởi đạo đức và pháp luật” (Trần Hoàng Dũng, 2011,
tr.143).
Theo Bùi Ngọc Oánh thì HN “là một hiện tượng xã hội, trong đó, hai người khác
giới được xã hội thừa nhận sống chung với nhau, gắn bó với nhau, có trách nhiệm với
13
nhau và cùng có trách nhiệm trước xã hội”; “thường là kết quả của tình yêu”. Dù vậy
vẫn còn nhiều yếu tố khác thúc đẩy, tác động đến việc thiết lập một cuộc HN giữa người
và người với nhau. HN được thể hiện qua hai hình thức chính đó là pháp lý và phong
tục. Trong đó, là một nước thuộc Á Đông, nên phong tục tập quan được đánh giá cao
hơn, và mặt pháp lý chỉ đóng vai trò cơ bản (Bùi Ngọc Oánh, 2008, tr.106).
Theo Đặng Quang Thành thì HN là “một quan hệ xã hội đặc biệt giữa đàn ông và
đàn bà được pháp luật hay luật tục thừa nhận làm đơn vị cơ sở của xã hội”; “một hình
thức quan hệ giữa nam và nữ dựa trên tình yêu và tình nghĩa, dựa trên tình dục và duy trì
nòi giống, mà hai bên đều có quyền lợi, nghĩa vụ đối với nhau và đối với xã hội trong
cuộc sống” (Đặng Quang Thành, Trần Thị Thủy, & Hồ Bá Thâm, 1998, tr.44).
Theo Trần Hoàng Dũng thì “HN cũng chính là một cuộc kinh doanh” (Trần Hoàng
Dũng, 2011, tr.140).
Theo E. Adamson Hoebel “HN là một phức hợp của các tiêu chuẩn xã hội, nó
định nghĩa và kiểm soát những quan hệ của một cặp vợ chồng đối với nhau, đối với thân
quyến, con cái, và với xã hội nói chung” (Ngô Thị Thanh Quý, 2013)
Theo Nguyễn Khắc Viện thì “Khi một người đàn ông và một người đàn bà cam kết
sống chung với nhau với những quyền và nghĩa vụ đối với nhau cũng như đối với con
cái, thì đó là HN. Cũng do đó, người ta coi HN là một thể chế xã hội” (Nguyễn Khắc
Viện, 1994)
* Một số khái niệm liên quan
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của
Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”(Quốc hội số 52/2014/QH13, ban hành
19/06/2014 và có hiệu lực từ 01/01/2015, Khoản 5 Điều 3).
“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Tòa án”(Quốc hội số 52/2014/QH13, ban hành 19/06/2014 và có hiệu lực
từ 01/01/2015, Khoản 14 Điều 3).
14
“Thời kỳ HN là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng
ký kết hôn đến ngày chấm dứt HN”(Quốc hội số 52/2014/QH13, ban hành 19/06/2014
và có hiệu lực từ 01/01/2015, Khoản 13 Điều 3).
Thời kỳ tiền HN “là giai đoạn từ lúc một người có khả năng sinh sản đến khi kết
hôn” (Chi cục dân số – kế hoạch hóa gia đình TPHCM).
“Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó
về HN hoặc huyết thống, tâm – sinh lý, cùng có chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn
định trong các thời điểm lịch sử nhất định” (Ngô Công Hoàn, 1993).
1.2.2. Đối tác trong hôn nhân
Trong Từ điển Tiếng Việt tác giả Hoàng Phê định nghĩa ĐT là danh từ chỉ người
hoặc phía “là đối tượng hợp tác” và ông còn nhấn mạnh, ĐT thường được dùng trong
các mối quan hệ công việc. Tuy nhiên, ở đây ĐT được dùng trong mối quan hệ HN, gia
đình vì vậy, có thể hiểu ĐT như người bạn đời, người bạn trăm năm – “bạn cùng sống
chung” thường là vợ hoặc chồng trong quan hệ gắn bó trọn đời – nhưng trên cơ sở xây
dựng cùng phát triển. Vì vậy, ĐT còn mang một nghĩa rộng hơn nữa là bạn lòng – là
“bạn tâm tình, thường dùng để chỉ người yêu” – và bạn vàng – là “bạn quý và rất thân”
(Hoàng Phê, 2003).
ĐT trong tiếng Anh được hiểu là “partner” mang ý nghĩa vừa là người cộng sự,
chung phần, chung đội cùng làm một cái gì đó và cũng chính là vợ hoặc chồng.
Vì vậy, trong phạm vi luận văn này, ĐT trong HN là đối tượng hợp tác mang những
thuộc tính phù hợp để thực hiện đầy đủ các vai trò trong mối quan hệ HN và gia đình.
1.2.3. Sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê thì lựa chọn là một động từ được chỉ “chọn
giữa nhiều cái, cùng loại” (Hoàng Phê, 2003, tr.597). Và sự lựa chọn là một danh từ chỉ
việc chọn lựa giữa nhiều cái cùng loại.
Mà cụ thể hơn trong luận văn đang đề cập đến, đó chính là sự chọn lựa ĐT trong
HN của SV. Trong thế giới với vô vàn người và người, ai cũng có thể trở thành một
15
người trong cuộc đời chúng ta, nhưng chỉ được quyền chọn lựa một người gắn kết, một
người trở thành ĐT của ta trong HN.
Nếu yêu là sự nhất thời và không cần lựa chọn thì HN là chuyện cả đời và sự lựa
chọn là vô cùng cần thiết. Bởi khi yêu, người ta chỉ thấy được 30% con người thật của
ĐT, nhưng khi kết hôn thì 100% con người thật ấy hiện hữu. Và theo Trần Hoàn Dũng
là yêu và cưới là hai chuyện khác nhau, khi yêu người ta sẽ lựa chọn những điều mà
mình thích ở ĐT để yêu, nhưng khi cưới, ngoài chuyện yêu những điều tốt đẹp ấy, còn
phải chấp nhận những hạn chế của ĐT. Vì vây, khi chọn ĐT để tiến đến HN thì không
phải chọn một người với càng nhiều đặc điểm tối ưu càng tốt, mà phải chọn người phù
hợp với điều kiện của bản thân. ĐT phải là một người có những điểm tốt mà bản thân
thích đồng thời các điểm hạn chế của ĐT cũng nằm trong ngưỡng chấp nhận của bản
thân (Trần Hoàng Dũng, 2011).
Theo Duy Nhân thì khi yêu con người ta tự tạo cho mình một hình mẫu lý tưởng
để trình diễn trước ĐT. Và “việc mưu tìm tình yêu ….. là cách ứng xử đặc biệt giữa cá
nhân có đầy đủ các mặt tốt và mặt xấu. Vấn đề chính yếu là sự lựa chọn người bạn đời.”
(Duy Nhân, 1995, tr.23)
Một số quan điểm cho rằng cuộc đời con người có 3 cột mốc quan trọng đó là “khi
sinh ra”, “khi kết hôn” và “khi chết đi”. Và hai trong ba cột mốc ấy ta đã không có quyền
quyết định, chỉ còn lại khi kết hôn, ta có quyền tự do chọn lựa hạnh phúc cho bản thân.
Như Nguyễn Duy Cần đã nói “Hạnh phúc gia đình phần quan trọng nhất là do nơi sự
khéo lựa chọn lúc ban đầu” (Nguyễn Duy Cần, 2017, tr.124).
Nhà TLH nổi tiếng Mỹ, Howard M. Halpern đã từng nói “Khi thực sự yêu đương
và tiến tới cam kết, con người phải được tự do lựa chọn” (Howard M. Halpern, 2015,
tr.18).
Tóm lại, sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân là sự lựa chọn những đối tượng hợp
tác mang những thuộc tính phù hợp để thực hiện đầy đủ các vai trò trong mối quan hệ
HN và gia đình.
1.3.
Cơ sở lý luận về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên
16
1.3.1. Một số quan điểm về tình yêu và hôn nhân
1.3.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng
Để đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội loài người có hai loại tái sản xuất, một là tái
sản xuất tư liệu lao động và tái sản xuất con người. Trong đó, tái sản xuất con người là
một trong bốn chức năng của gia đình, mà gia đình được xây dựng dựa trên nền tảng
HN. C.Mác và Ph.Ăngghen đã cho rằng : “Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân
mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở – đó là quan hệ giữa
chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” (Đặng Quang Thành et al., 1998, tr.12).
Quan hệ giữa gia đình và xã hội vừa là quan hệ hữu cơ vừa là quan hệ nhân quả.
Gia đình là tế bào của xã hội, và xã hội ngoài việc được đánh giá thông qua sự phát triển
của lao động mà gia đình còn được xem là thước đo để đánh giá về sự vận động và phát
triển của xã hội.
Ở xã hội công xã nguyên thủy thì có hình thức HN ngoại tộc và nội tộc theo cộng
đồng thị tộc hay cộng đồng bộ lạc. Đến khi có sự phân chia giai cấp thì HN một vợ một
chồng bắt đầu ra đời, đó là thời kỳ chiếm hữu nô lệ. (Đặng Quang Thành et al., 1998)
Dẫn theo Đặng Quang Thành thì Moocgan dựa theo từng thời kỳ lịch sử để phân
loại HN và có 3 loại HN chính thức: Thời đại mông muội là chế độ quần hôn, thời đại
dã man là chế độ HN cặp đôi, còn thời đại văn minh thì là chế độ HN một vợ một chồng
kết hợp với sự xuất hiện tệ nạn mại dâm và tình trạng ngoại tình. Theo Angghen thì chế
độ HN một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện
tự nhiên, mà dựa trên những điều kiện kinh tế” (Đặng Quang Thành et al., 1998, tr.14).
Tuy nhiên, Mác và Angghen không ủng hộ chế độ HN chỉ dựa trên chế độ tư hữu,
lợi ích kinh tế, mang màu sắc vụ lợi, tính toán. Hai ông ủng hộ HN của người vô sản vì
ở đây HN một vợ theo nguyên nghĩa không dựa trên lợi ích như chế độ tư sản mà dựa
trên tình yêu chân chính, trong sáng, chung thủy và hiện đại. Hai ông cho rằng HN mà
không có tình yêu là một điều bất hạnh, điều đó cho thấy Mác và Angghen nêu cao giá
trị của tình yêu.