ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y – DƢỢC
MAI ĐÌNH TÂM
THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƢỜI TRƢỞNG
THÀNH TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60 72 01 63
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN
THÁI NGUYÊN – NĂM 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn
Mai Đình Tâm
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, cũng như toàn khóa học, tôi xin trân
trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, các thầy
cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ. Nguyễn Thị Tố
Uyên, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn. Cô đã truyền đạt
cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu và các kỹ năng cần thiết phục vụ quá trình
học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của Tôi đang công tác
tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố, cán bộ Y tế đang
làm việc tại Trạm Y tế phường Hưng Thành, Trạm Y tế phường Nông Tiến,
Trạm Y tế xã An Tường, Trạm Y tế xã Tràng Đà và gia đình đã động viên,
khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc tất cả mọi người sức khỏe, thành
công trong cuộc sống./.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2016
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan
…………………………………………………………………………………………………. i
Lời cảm ơn
……………………………………………………………………………………………………. ii
Mục lục
……………………………………………………………………………………………………….. iii
Danh mục chữ viết tắt ……………………………………………………………………………………. v
Danh mục bảng, biểu
…………………………………………………………………………………….. vi
NỘI DUNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN…………………………………………………..….
3
1. 1.1. Định nghĩa, phân loại và chẩn đoán THA…………………………………..
3
2. 1.2. Tình hình bệnh THA trên thế giới và tại Việt Nam……………………..….. 8
1.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ……………………………………. 14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………
21
1. 2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………
21
2. 2.2. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………………… 21
3. 2.3. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………..
21
4. 2.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 21
5. 2.5. Các chỉ số đánh giá…………………………………………………………. 23
6. 2.6. Kỹ thuật thu thập và sử lý thông tin………………………………………… 24
7. 2.7. Phương pháp phân tích và sử lý thông tin…………………………………
29
8. 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………
30
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………….
31
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ………………………………… 31
iv
3.2. Thực trạng THA tại Thành phố Tuyên Quang ……………………………..
33
3.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp …………………………………… 37
Chƣơng 4. BÀN LUẬN……………………………………….………………..
47
KẾT LUẬN …………………………………………………………………….
61
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………….
63
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………
71
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CC,VC
Công chức, viên chức
BYT
Bộ Y tế
BMI
Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
ĐTĐ
Đái tháo đường
HA
Huyết áp
HATT
Huyết áp tâm thu
HATTr
Huyết áp tâm trương
KAP
Knowledge, Attitude and Practice – Kiến thức, thái độ và thực hành
KTHA
Không tăng huyết áp
NHANES
National Health and Nutrition Examination Survey – Trung tâm quốc
gia đánh giá sức khỏe Hoa Kỳ
ISH
International Society of Hypertension – Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế
JNC
Joint National Committee – Uỷ ban phòng chống THA Hoa Kỳ
SL
Số lượng
THA
Tăng huyết áp
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TTYTDP
Trung tâm Y tế dự phòng
TYT
Trạm Y tế
WHO
World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới
WHR
Waist/Hip Ratio – Tỷ lệ vòng eo/mông
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Nội dung
Trang
Bảng 1.1
Xác định huyết áp tiêu chuẩn theo Bộ Y tế
3
Bảng 1.2
Phương pháp đo huyết áp
4
Bảng 1.3
Xử trí sau khi đo huyết áp lần đầu
5
Bảng 1.4
Bảng can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp
6
Bảng 1.5
Tỷ lệ hiện mắc THA ở độ tuổi 35-64 xếp theo quốc gia
9
Bảng 1.6
Tăng huyết áp được điều trị và kiểm soát ở Châu Âu
10
Bảng 2.1
Tỷ số vòng eo/vòng mông và sức khỏe
28
Bảng 2.2
Phân loại thừa cân và béo phì theo WHO
28
Bảng 3.1
Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
31
Bảng 3.2
Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
32
Bảng 3.3
Đặc điểm tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu
32
Bảng 3.4
Đặc điểm về kinh tế của đối tượng nghiên cứu
33
Bảng 3.5
Phân bố độ tăng huyết áp theo nhóm tuổi
34
Bảng 3.6
Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo giới tính
35
Bảng 3.7
Phân bố độ tăng huyết áp theo giới tính
35
Bảng 3.8
Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo khu vực sinh sống
35
Bảng 3.9
Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn
36
Bảng 3.10
Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo nghề nghiệp
36
Bảng 3.11
Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo tình trạng BMI
37
Bảng 3.12
Mối liên quan giữa giới và tăng huyết áp
37
Bảng 3.13
Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và tăng huyết áp
38
Bảng 3.14
Mối liên quan giữa thu nhập và tăng huyết áp
38
Bảng 3.15
Mối liên quan giữa nhóm tuổi và độ tăng huyết áp
39
Bảng 3.16
Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tăng huyết áp
39
vii
Bảng 3.17
Mối liên quan giữa chế độ ăn mặn và tăng huyết áp
40
Bảng 3.18
Mối liên quan giữa chế độ thích ăn mỡ và tăng huyết áp
40
Bảng 3.19
Mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá và THA
41
Bảng 3.20
Mối liên quan giữa tập thể dục và tăng huyết áp
41
Bảng 3.21
Mối liên quan giữa tần suất tập thể dục và THA
42
Bảng 3.22
Mối liên quan giữa uống rượu/bia và THA
42
Bảng 3.23
Mối liên quan giữa tần suất sử dụng rượu bia và THA
43
Bảng 3.24
Mối liên quan giữa stress (lo âu, căng thẳng) và THA
43
Bảng 3.25
Mối liên quan giữa tần suất stress và THA
44
Bảng 3.26
Mối liên quan giữa thừa cân/béo phì và THA
44
Bảng 3.27
Mối liên quan giữa béo bụng và THA ở nam và nữ
45
Bảng 3.28
Mối liên quan giữa tỷ số vòng eo/mông và THA ở nam/nữ
46
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ
Nội dung
Trang
Biều đồ 3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo giới tính
31
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ tăng huyết áp tại 4 xã/phường nghiên cứu
33
Biều đồ 3.3 Tỷ lệ tăng huyết áp phân theo nhóm tuổi
34
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý tim mạch thường gặp trong cộng
đồng. Tăng huyết áp có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi
máu cơ tim, nhồi máu não, xuất huyết não, suy tim, phình tách thành động
mạch chủ, suy thận, mù lòa. Tăng huyết áp là căn bệnh diễn tiến âm thầm, ít
có dấu hiệu cảnh báo. Những dấu hiệu của THA thường không đặc hiệu và
người bệnh thường không thấy có gì khác biệt với người bình thường, do đó
THA được coi là “kẻ giết người thầm lặng” [2]. Tăng huyết áp là gánh nặng
bệnh tật hàng đầu ở các nước đã phát triển và cả các nước đang phát triển, là
nguyên nhân tử vong của 6% người trưởng thành trên toàn thế giới [2]. Theo
tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), THA là một trong sáu yếu tố nguy
cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Hàng năm trên
thế giới có khoảng 7,1 triệu người tử vong do THA và ước tính có khoảng
1,56 tỷ người mắc huyết áp vào năm 2025 [54].
Sự phát triển về kinh tế – xã hội, dân số, và thay đổi về lối sống, chế độ
dinh dưỡng người dân Việt Nam trong những năm gần đây làm cho mô hình
bệnh tật có những thay đổi rõ rệt. Các bệnh không lây truyền, đặc biệt là bệnh
liên quan đến THA đang có chiều hướng tăng nhanh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra rằng THA liên quan đến tuổi, giới, chế độ ăn, tình trạng béo phì và các yếu
tố kinh tế-xã hội khác tác động. Trong những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp
khoảng 1% ở miền Bắc, điều tra tăng huyết áp toàn quốc do Trần Đỗ Trinh và
các cộng sự, năm 1992 là 11,2%, năm 2002 là 16,3%, năm 2005 là 18,3%,
đến năm 2008 theo khảo sát của Viện tim mạch quốc gia tại 8 tỉnh/thành phố
ở độ tuổi ≥ 25 tỉ lệ này là 25,1% [53], [54]. Bệnh THA ngày càng phổ biến
nhưng số người chẩn đoán sớm còn thấp, số bệnh nhân được điều trị còn ít so
với số được phát hiện. Dự báo đến năm 2025, có khoảng 10 triệu người Việt
Nam bị THA, khoảng 34.000 trường hợp tai biến mạch máu não, khoảng
2
9.150 trường hợp bị nhồi máu cơ tim do THA gây ra. Ước tính chi phí cho
bệnh này là 3.120 tỉ đồng, đây là gánh nặng cho gia đình và xã hội [2], [55].
Tỉnh Tuyên Quang đã và đang thực hiện chương trình phòng chống bệnh
THA của Bộ Y tế từ năm 2011. Tuy nhiên, ở một số nơi hệ thống quản lý và
dự phòng THA vẫn còn có nhiều khó khăn, thách thức do nhiều lý do khác
nhau. Các hoạt động y tế hiện mới chỉ tập trung vào công tác điều trị tại các
bệnh viện. Chưa có mô hình dự phòng, ghi nhận và quản lý THA tại cộng
đồng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Tuyên Quang cũng chưa có nghiên
cứu nào về bệnh THA tại cộng đồng. Câu hỏi đặt ra là: Tỷ lệ THA tại thành
phố Tuyên Quang thực tế là bao nhiêu? phân bố như thế nào? Các yếu tố nào
liên quan đến những người THA từ 25 tuổi trở lên?
Do vậy, để xác định được thực trạng bệnh tăng huyết áp và các yếu tố
liên quan chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng tăng huyết áp
và một số yếu tố liên quan ở ngƣời trƣởng thành tại thành phố Tuyên
Quang”, với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên
tại thành phố Tuyên Quang, năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng
thành tại thành phố Tuyên Quang.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa, phân loại và chẩn đoán tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa
Theo tổ chức Y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế đã thống nhất gọi
là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc
huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg [3], [55].
1.1.2. Phân loại
Tại Việt Nam, theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 3192/QĐ-
BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế) con số huyết áp thu được sau
khi thực hiện đo huyết áp đúng cách, sẽ xác định huyết áp của người đó bằng
bảng sau [2], [54]:
Bảng 1.1. Xác định huyết áp tiêu chuẩn theo Bộ Y tế
Phân độ THA
Huyết áp tâm
thu (mmHg)
Huyết áp tâm
trƣơng (mmHg)
Huyết áp tối ưu
< 120
Và
< 80
Huyết áp bình thường
120-129
Và/hoặc
80-84
Tiền tăng huyết áp
130-139
Và/hoặc
85-89
Tăng huyết áp độ 1
140-159
Và/hoặc
90-99
Tăng huyết áp độ 2
160-179
Và/hoặc
100-109
Tăng huyết áp độ 3
≥ 180
Và/hoặc
≥ 110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc
≥ 140
Và
< 90
4
* Xác định mức huyết áp có ý nghĩa
Những người có mức huyết áp tối ưu hoặc mức huyết áp bình thường thì
nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp.
Những người có huyết áp ở mức tiền tăng huyết áp: Sau 1 năm có 20%
những người tiền tăng huyết áp chuyển thành tăng huyết áp thực sự. Vì vậy,
những người tiền THA phải định kỳ kiểm tra huyết áp ít nhất 1 năm/lần [55].
1.1.3. Chẩn đoán tăng huyết áp
Chẩn đoán xác định THA dựa vào trị số huyết áp đo được đúng quy
trình. Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tùy theo từng phương pháp đo [55].
Bảng 1.2. Phƣơng pháp đo huyết áp
Phƣơng pháp đo
Huyết áp tâm
thu
Huyết áp tâm
trƣơng
1. Đo tại phòng khám hoặc bệnh viện: đo
2-3 lần, mỗi lần đo ít nhất 2 lượt
≥ 140 mmHg
≥ 90 mmHg
2. Đo bằng máy đo huyết áp Holter 24 giờ
(trung bình cả ngày)
≥ 130 mmHg
≥ 80 mmHg
3. Đo tại nhà: tự do nhiều lần
≥ 135 mmHg
≥ 85 mmHg
1.1.3.1. Cách thức đo huyết áp: Sử dụng HA kế thủy ngân, và đo theo
các nguyên tắc sau [55]:
Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo HA.
Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ.
5
Tư thế đo chuẩn: người được đo HA ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng
trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm,
đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh ĐTĐ, đo thêm HA tư thế đứng
nhằm xác định có hạ HA tư thế hay không.
Không nói chuyện khi đang đo HA. Lần đo đầu tiên, cần đo HA ở cả hai
cánh tay, tay nào có con số HA cao hơn sẽ dùng để theo dõi HA về sau.
Đo HA ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo HA
giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10 mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã
nghỉ trên 5 phút. Giá trị HA ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.
Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương
(ví dụ 126/82 mmHg), không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết
quả cho người được đo.
Bảng 1.3. Xử trí sau khi đo huyết áp lần đầu
Huyết áp
tâm thu
(mmHg)
Huyết áp
tâm trƣơng
(mmHg)
Thái độ xử trí
< 130
< 85
Kiểm tra lại trong vòng 2 năm
130-139
85-89
Kiểm tra lại trong vòng 1 năm
140-159
90-99
Khẳng định lại chẩn đoán trong vòng 2 tháng
160-179
100-109
Điều trị và đánh giá lại trong vòng 1 tháng
≥ 180
≥ 110
Lập tức điều trị và đánh giá ngay
1.1.4. Dự phòng tăng huyết áp
Áp dụng thay đổi lối sống cho mọi bệnh nhân THA hoặc người có HA
bình thường cao hoặc tiền sử gia đình THA rõ. Tác dụng của phương thức này
6
tương đương với uống một loại thuốc và hiệu quả tăng lên khi kết hợp nhiều
cách thay đổi lối sống. Tuy nhiên để đạt được và duy trì được sự thay đổi lối
sống là khó khăn, để khắc phục điều này cần nguồn chi phí rất lớn [53], [54].
Bảng 1.4. Bảng can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp
Cách thức
Khuyến nghị
Khoảng HA hạ
Giảm cân nặng
Duy trì chỉ khối cân nặng lý tưởng
(20-25kg/m2
)
5-10 mmHg khi
giảm mỗi 10kg
Chế độ ăn DASH
Ăn nhiều trái cây, rau, ít mỡ (giảm
chất béo toàn phần và các loại hòa tan)
8-14mmHg
Hạn chế muối ăn
Giảm muối ăn < 100 mmol/ngày (2,4g
Na hoặc 6g muối)
2-8 mmHg
Vận động thân thể
Khuyến khích thể dục nhịp điệu mức
độ vừa như đi bộ 30 phút/ngày
4-9 mmHg
Uống chất có cồn
điều độ
Nam < 21 đơn vị/tuần
Nữ < 14 đơn vị/tuần
2-4 mmHg
1.1.5. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp
Bệnh THA tiến triển lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan trong
cơ thể được gọi là những cơ quan đích và gây nhiều biến chứng nặng nề.
1.1.5.1. Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa đột quỵ là sự tiến triển nhanh chóng các
triệu chứng lâm sàng của mất chức năng não toàn thể hoặc một phần, với các
dấu hiệu kéo dài 24h hoặc hơn 24h hoặc gây tử vong không do các nguyên
nhân khác. Bệnh lý này ảnh hưởng đến gần 20 triệu người trên toàn thế giới,
khoảng 1/4 bệnh nhân sẽ tử vong, đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ ba
7
gây tử vong. Trong 15 triệu bệnh nhân đột quỵ còn sống sót, 1/3 sẽ bị tàn phế
và quan trọng là khoảng 1/6 sẽ bị đột quỵ tái phát trong vòng 5 năm [2].
1.1.5.2. Suy tim, nhồi máu cơ tim
Tăng huyết áp đã được coi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng
trong bệnh thiếu máu cơ tim do xơ vữa động mạch, người ta đã thấy nguy cơ
tai biến mạch vành tăng song song với mức THA, nghiên cứu của
Framingham (Hoa kỳ) đã cho thấy nguy cơ đó tăng lên đến 4 lần nếu HA tâm
thu từ 120 lên 180 mmHg. Nhiều nghiên cứu ở các nước trong những năm
qua cũng khẳng định chỉ riêng thất trái to do bệnh THA cũng làm tỉ lệ tai biến
tim mạch và tăng tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch [53], [54].
1.1.5.3. Phình tách thành động mạch
Thành động mạch chủ gồm 3 lớp. Phình tách động mạch chủ là tình
trạng cần điều trị cấp cứu. Nếu rách toàn bộ thành động mạch chủ sẽ dẫn tới
chảy máu ồ ạt và bệnh nhân tử vong nhanh chóng [3].
Giáo dục bệnh nhân có vai trò quan trọng trong phòng chống phình tách
thành động mạch và các biến chứng khác của THA. Thay đổi chế độ ăn và
không hút thuốc lá, uống rượu bia là rất quan trọng. Bệnh nhân cần ăn giảm
muối, hoạt động thể chất và tránh những căng thẳng, lo âu. Điều quan trọng
nữa là bệnh nhân THA cần tuân thủ phác đồ điều trị [55].
1.1.5.4. Suy thận
Có mối liên quan mật thiết giữa THA và thận, tỷ lệ THA tăng đi kèm với
sự giảm đi chức năng thận, khoảng 80-90% bệnh nhân thận giai đoạn cuối có
kèm theo THA. Tuy nhiên chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị tăng huyết áp
tiên phát tiến triển thành bệnh thận mạn, tỷ lệ mới mắc suy thận tăng lên khi
huyết áp tâm thu tăng lên mỗi 10 mmHg [22], [23], [53], [54].
8
1.1.5.5. Tổn thương mắt
Tổn thương đáy mắt và bệnh lý võng mạc trong bệnh THA liên quan trực
tiếp với sự gia tăng HA. THA gây hẹp động mạch võng mạc lan tỏa nhưng
không đều, tiến triển gây xuất huyết và phù gai thị.
Trong nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Anh Tú và Lê Minh Tuấn thì tỷ
lệ tổn thương võng mạc của bệnh nhân THA: bắt chéo tĩnh-động mạch chiếm
38,3%, hẹp tiểu động mạch toàn bộ 89,8%; hẹp tiểu động mạch khu trú
13,3%, xuất huyết võng mạc 22,6%, xuất tiết 19,5%, nốt dạng bông 14,6% và
phù gai 8,6% [48].
1.2. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới
Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp được công bố rất khác nhau giữa các khu
vực trên thế giới, khoảng từ 3,4% trong số nam giới sống ở nông thôn tại các
nước đang phát triển như Ấn Độ, Serbia, đến 72,5% phụ nữ ở nước phát triển
như Ba Lan. Tại phần lớn những nước có nền kinh tế phát triển tỷ lệ hiện mắc
THA khoảng 20-50% [58], [60], [62].
Theo dữ liệu điều tra của NHANES ở Hoa kỳ giai đoạn 1999-2000, tỷ lệ
THA ở nam là 27,1% và 30,1% ở nữ xét trên quần thể người Mỹ trưởng thành
[64]. Còn ở các nước Châu Âu như Tây Ban Nha tỷ lệ này là 49,1% và 43,2%
ở thành thị [62]. Mặc dù mọi người thường nghĩ rằng tỉ lệ hiện mắc THA ở
những vùng đang phát triển sẽ thấp hơn nhưng những thông tin gần đây cho
thấy điều đó không hoàn toàn đúng. Tại Ai Cập (Châu Phi), kết quả từ
chương trình THA quốc gia cho thấy tỷ lệ hiện mắc là gần 30%, ở các nước
như Othiopia, Nigeria, Afganistan cũng cho tỷ lệ gần tương tự [58], [64].
Ở Mỹ, nghiên cứu Framingham Heart, tiến hành trên 4962 bệnh nhân là
những cư dân sinh sống tại Framingham độ tuổi từ 28-68 được thu thập 2
9
năm/lần từ thời điểm bắt đầu nghiên cứu và 4 năm/lần đối với nghiên cứu
Framingham Offspring. Trong tổng số tham gia nghiên cứu, huyết áp tối ưu
hay bình thường chiếm 43,7%, huyết áp bình thường cao chiếm 13,4%, THA
độ I chiếm 12,9% và THA độ II hoặc lớn hơn chiếm 30% [67].
Bảng 1.5. Tỷ lệ hiện mắc THA ở độ tuổi 35-64 xếp theo quốc gia và giới
tính:
Quốc gia
Tỷ lệ mắc ở
quần thể
(%)
Tỷ lệ hiện
mắc ở nam
(%)
Tỷ lệ hiện
mắc ở nữ
(%)
Tỷ lệ bệnh
nhân THA
có dùng
thuốc (%)
BMI
Mỹ
27,8
29,8
25,8
52,5
27,4
Canada
17,4
31,0
23,8
36,3
26,8
Ý
37,7
44,8
30,6
32,0
26,4
Thủy Điển
38,4
44,8
32,0
26,2
26,5
Anh
41,7
46,9
36,5
24,8
27,1
Tây Ban Nha
46,8
49,0
44,6
26,8
27,4
Phần Lan
48,7
55,7
41,6
25,0
27,1
Đức
55,3
60,2
50,3
26,0
27,3
Theo Nguyễn Lân Việt và Dương Hồng Thái, Tăng huyết áp [53], [54].
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 1/3 những người có THA không nhận
thức được việc mắc bệnh. Mức độ nhận thức tăng liên tục từ 51% những năm
1976-1980 đến 70% trong những năm 1999-2000. Tỷ lệ huyết áp được điều
trị tăng từ 31% lên 59% và tỷ lệ THA được kiểm soát tăng từ 10% lên 34%.
Huyết áp không được kiểm soát thường gặp ở phụ nữ, người già. Trong
nghiên cứu chỉ có 25% người đái tháo đường đạt mức kiểm soát huyết áp tối
ưu 130/85 mmHg [62].
10
Bảng 1.6. THA đƣợc điều trị và kiểm soát ở Châu Âu
Đặc điểm
1988-1991
NHANES II
(%)
1991-1994
NHANES III
(%)
1999-2000
NHANES
IV (%)
Nhận biết về THA
73
68
70
THA có điều trị
55
54
59
THA được kiểm soát
29
27
34
Theo Nguyễn Lân Việt và Dương Hồng Thái, Tăng huyết áp [53], [54].
Ở Nhật Bản, tỷ lệ mắc THA trung bình là 37% ở nam và 33% ở nữ,
nhóm tuổi trên 60 là 53%. Hơn 1/3 số người mắc THA có tăng huyết áp tâm
thu đơn độc. Lee và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay
đổi cân nặng kéo dài lên tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mới mắc trên một mẫu nghiên
cứu cộng đồng cư trú tại Nhật độ tuổi từ 30-69. Trong số 3431 nam và 2409
nữ có 11,7% nam giới và 8,9% nữ giới có huyết áp bình thường chuyển thành
THA trong 5 năm theo dõi của nghiên cứu [63]. Những người lớn tuổi hơn có
số khối cơ thể cao hơn, có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cao hơn
so với quần thể nghiên cứu. Sau khi đã hiệu chỉnh các yếu tố trùng lặp người
ta nhận thấy đường biểu diễn chỉ số khối của cơ thể có mối tương quan chặt
chẽ với tỷ lệ mới mắc THA ở cả nam và nữ.
Tỷ lệ mắc THA tại Trung Quốc tăng đột ngột trong một vài thập niên
gần đây. Năm 1960, ước tính số người THA trong quần thể người trưởng
thành ở Trung Quốc là 30 triệu người, con số này tăng lên 59 triệu người vào
năm 1980 và 94 triệu người năm 1990. Một điều tra cắt ngang được tiến hành
trên 15.540 người tại Trung Quốc cho kết quả tỷ lệ mắc THA khá cao cụ thể
là 34% ở Miền Bắc và 23% ở Miền Nam. Tính chất đa dạng theo vùng địa lý
của tỷ lệ hiện mắc THA có thể đã thay đổi trong vài thập kỷ đã qua do sự thay
đổi đột ngột của sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa và sự thay đổi lối
sống [61], [67].
11
Tồn tại bằng chứng rõ ràng về mối liên quan giữa lượng Natri ăn vào và
THA. Một nhóm nghiên cứu Ian. J Brown đã chứng minh sự liên quan giữa
tăng lượng Natri ăn vào và tăng huyết áp, sau khi đã hiệu chỉnh các biến
nhiễu, nghiên cứu được thực hiện trên 10.079 người từ độ tuổi 20-59, trong số
đó người có huyết áp bình thường là 8344 [65].
Nhiều nghiên cứu cắt ngang đã chỉ ra rằng những người uống nhiều rượu
có trị số huyết áp cao hơn và tỷ lệ hiện mắc huyết áp cao hơn. Lượng rượu
tiêu thụ tăng cao gấp ba lần lượng rượu tiêu chuẩn cho phép mỗi ngày làm
tăng gấp hai lần nguy cơ mắc THA. Huyết áp giảm trở lại trong một vài ngày
sau khi ngừng uống rượu.
Chế độ ăn nhiều chất béo được coi là một trong những nguyên nhân gây
tỷ lệ hiện mắc THA tại Nga và Phần Lan. Theo tính chất vùng địa lý, nơi nào
có lượng tiêu thụ acid béo hòa tan nhiều hơn thì nơi đó tỷ lệ mắc tăng huyết
áp thường cao. Một vài nghiên cứu chỉ ra một chế độ ăn đảo ngược với nhiều
acid không bão hòa xu hướng làm giảm huyết áp. Điều này giải thích tại sao
huyết áp của những người sinh sống tại các vùng ăn ít thịt lại thấp hơn những
người có chế độ ăn tạp.
Về mức độ nhận biết ở những nước có nền kinh tế phát triển, gần 1/2 -
1/3 bệnh nhân tăng huyết áp hiểu về bệnh tình của họ. Hoa kỳ năm 1999-
2000, 68,9% bệnh nhân THA ≥ 18 tuổi hiểu về bệnh này. Ở các nước đang
phát triển, mức độ nhận thức thấp hơn xấp xỉ từ 1/4-1/2 số bệnh nhân tăng
huyết áp, tại Trung Quốc là 44,7% [67].
1.2.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam
Tỷ lệ THA tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Đặng
Văn Chung năm 1960 tần suất THA ở người lớn phía Bắc Việt Nam mới chỉ
là 1%. Đến năm 1992, theo điều tra toàn quốc của Trần Đỗ Trinh và cộng sự
12
tỷ lệ này đã là 11,7% tăng lên hơn 11 lần và mỗi năm tăng trung bình 0,33%
[47] Trong 10 năm sau (2002) theo điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố
nguy cơ ở 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam ở người dân ≥ 25 tuổi thì tần suất THA
đã tăng lên 16,3% trung bình mỗi năm tăng 0,46% [53], [54]. Tỷ lệ THA ở
vùng thành thị là 22,7%, cao hơn vùng nông thôn (12,3%). Năm 2007 với dân
số 84 triệu người, Việt Nam ước tính có khoảng 6,85 triệu người bị THA, nếu
không có các biện pháp dự phòng và quản lý hữu hiệu thì đến năm 2025 sẽ có
khoảng 10 triệu người Việt Nam bị THA [22].
Tỷ lệ THA cũng khác nhau giữa các cùng khác nhau, trong 8 vùng thì có
2 vùng có tỷ lệ nam THA cao nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên (21,3%-21,6%)
đặc biệt là vùng nông thôn Tây Bắc (22%) và Tây Nguyên (21,3-21,6%), còn
với nữ vùng cao nhất là Tây Nguyên với 18,4%, thấp nhất là Nam Trung Bộ
với 11,4%. Tỷ lệ THA chung thì khu vực đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thấp
nhất là 10,7% [2].
Về KAP và kiểm soát tăng huyết áp tại Việt Nam. Nghiên cứu của Phạm
Gia Khải (2002) tại 4 tỉnh (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế) cho thấy
23% người được điều tra biết đúng các yếu tố nguy cơ, trong đó khu vực
thành thị hiểu biết đúng là 29,5%, tỷ lệ khống chế là 19,1% [29]. Nghiên cứu
gần đây nhất của Đoàn Mạnh Thịnh tại thị xã Bắc Cạn cho thấy tỷ lệ kiến
thức đạt 63,6%, về thái độ là 74%, thực hành chỉ đạt 51,6% như vậy đối với
các mô hình phòng chống bệnh THA cần phải được đẩy mạnh.
Tốc độ gia tăng về tỷ lệ THA trong cộng đồng ngày càng tăng cao. Tỷ lệ
THA ở vùng thành thị là 22,7% cao hơn vùng nông thôn 12,3%. Việt Nam
ước tính có khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là không biết bị THA hoặc là
THA nhưng không được điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa đưa được huyết
áp về mức bình thường [53], [54].
13
Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Việt Nam (2006) tại 8 tỉnh, thành
phố cho thấy: tỷ lệ THA của những người dân từ ≥ 25 tuổi trở lên là 25,1%,
trong đó 52% không biết mình bị THA, 30% số người bị THA nhưng không
được điều trị, 64% số người biết THA đã được điều trị nhưng không đạt huyết
áp mục tiêu [23].
Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Hoài (2012) thực hiện tại 08 xã triển
khai chương trình phòng chống THA tỉnh Yên Bái. Tỷ lệ THA khác nhau ở
các độ tuổi, lứa tuổi bị THA cao nhất là ≥ 60 tuổi chiếm 59,1%. Tỷ lệ nữ giới
mắc THA cao hơn nam giới 53,5%. Tỷ lệ THA ở thành thị cao hơn nông thôn
(61,8%). THA độ I là 61,4%, THA độ II là 25,5%, THA độ III là 13,1% [20].
Theo Nguyễn Thu Hiền (2006) “Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh THA
tại xã Linh Sơn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ THA là 33,3% trong
đó ở nam là 39,5%, nữ 29,4%. Tỷ lệ THA tăng theo độ tuổi, nhóm ≥ 25 tuổi
chiếm 20,8%, nhóm trên 65 tuổi là 70,6%. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên
quan giữa THA và trình độ học vấn (tỷ lệ nghịch), người bị béo phì có nguy
cơ cao gấp 2,94 lần so với người bình thường, hút thuốc lá là 1,66 lần [16].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cúc (2012) tiến hành tại huyện Phổ Yên
trên 340 người cao tuổi thấy rằng, nhóm độ tuổi từ 60-69 là 27,4%, các yếu tố
liên quan đến THA như ăn mặn chiếm tỷ lệ 68%, người cao tuổi có nguy cơ
bị THA cao gấp 7,53 lần so với những người cao tuổi không ăn mặn, đối với
rượu bia là 2,66 lần [6].
Theo thống kê của Hội Tim Mạch (2006) thì có tới 67,5% người bệnh
không biết mình mắc bệnh, 15% người bệnh biết mình có bệnh THA nhưng
không điều trị, 15% người bệnh điều trị thất thường, không đúng cách, chỉ có
4% là điều trị đúng [23].
14
1.3. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp
1.3.1. Chế độ ăn (nhiều muối, mỡ, nhiều tinh bột)
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi người trưởng thành mỗi
ngày nên sử dụng ít hơn 6 gam muối (một thìa cà phê), nếu ăn nhiều hơn thì
được gọi là ăn mặn. Với chế độ ăn mặn (thừa muối), chúng ta có nguy cơ bị
THA và các biến chứng nặng nề của THA như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy
tim, suy thận [54], [55], [56].
Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải và Lại Kim Anh (2000) điều tra toàn
bộ người bệnh THA vô căn điều trị tại khoa tim mạch, bệnh viện Thanh
Nhàn, tỷ lệ người bệnh THA có ăn mặn chiếm 13% [14].
Theo Nguyễn Thị Cúc điều tra thực trạng và một số yếu tố liên quan đến
THA ở người cao tuổi xã Trung Thành huyện Phổ Yên cho thấy có mối liên
quan giữ tỷ lệ THA với thói quen ăn mặn (68,0%), người cao tuổi ăn mặn cao
gấp 7,53 lần so với những người cao tuổi không ăn mặn [6].
Đã có một số tài liệu nhắc tới nên hạn chế sử dụng các chất béo no và
không no có chứa nhiều cholesterol trong các bữa ăn hàng ngày cũng sẽ làm
giảm nguy cơ bị THA [1].
Theo tổng điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia, trong khẩu phần ăn
của người Việt có 70-80% từ tinh bột như gạo, mì, ngô, khoai, sắn, trong mỗi
bữa cơm của người Việt ăn từ 2-3 bát nên dễ bị béo phì từ đó dẫn tới đái tháo
đường và THA [53].
1.3.2. Béo phì và rối loại lipit máu
Rối loạn chuyển hóa lipid máu nếu một hay những thành phần sau rối
loạn, tăng cholesteron toàn phần, tăng triglicerid, tăng LDL-C, giảm HDL-C,
giảm apoprotein A1, tăng apoprotein B
Cholesteron toàn phần: > 5,2 mmol/l
Triglicerid: 2,3 mmol/l
15
HDL-C: 0,9 mmol/l
LDL-C: 3,12 mmol/l
Những nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng ở những người béo
phì tạo nên một nhóm nguy cơ đối với bệnh mạch vành và mạch máu não.
Béo phì thường gặp bởi 50-60% ở người THA có sự hiện diện của tăng quá
mức trọng lượng. Thường đó là béo phì dạng nam hóa với sự gia tăng tỷ lệ
kích thước vòng bụng/vòng hông.
Theo Viên Văn Đoan (2005) tỷ lệ người bệnh THA có béo phì chiếm
4,3%; ít vận động thể lực chiếm 1%. Béo phì thường kèm theo rối loạn Lipid
máu, tỷ lệ rối loạn Cholesterol máu cao chiếm 56,3% số người bệnh THA [9].
Theo Nguyễn Đức Sơn (2011) người bệnh THA có rối loạn lipid máu
chiếm 45,54%, trong đó tăng cholesterol chiếm nhiều hơn cả (60,78%), theo
Tô Văn Hải tỷ lệ người bệnh THA có rối loạn Lipid máu chiếm 75% [41].
Nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng ở người độ tuổi từ 25-74 có rối loạn
lipid máu với lượng mỡ cao hơn mức trung bình là 26%. Tại thành phố Hồ
Chí Minh tỷ lệ này lên đến 40%. Trong một nghiên cứu khác do Nguyễn Đỗ
Vân Anh, Nguyễn Xuân Ninh, Phùng Đắc Cam thực hiện trên 300 người
trưởng thành tại Hà Nội cho thấy có mối liên quan giữa rối loạn chuyển hóa
Lipit máu với tình trạng thừa cân (OR = 1,9;CI 95% = 1,2-3,0; p < 0,01), béo
bụng (OR = 6,4;CI 95% = 3,9-10,7; p < 0,001), % mỡ cơ thể cao (OR = 2,5;
CI 95% = 1,6-4,1; p < 0,001) [23].
Nghiên cứu của Doãn Thị Tường Vi, Phạm Quang bệnh viện 109 về rối
loạn lipid máu và huyết áp ở người thừa cân trên 162 bệnh nhân thừa cân và
162 bệnh nhân không thừa cân thì các chỉ số nhân trắc học có thấy. Tỷ lệ
THA ở nhóm thừa cân (37,7%) cao hơn nhóm chứng (11,7%). Nhóm thừa cân
có rối loạn cholesterol máu kết hợp rối loạn Triglycerit là 58,7% cao hơn
nhóm chứng 39,2%. Bên cạnh đó tỷ lệ thừa cân có tăng huyết áp có rối loạn
Lipid máu cũng cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê [52].
16
1.3.3. Sử dụng rượu, bia
Một nghiên cứu dịch tễ học hiện đại đầu tiên về mối liên quan giữa rượu
và THA là nghiên cứu Copenhagen xuất bản năm 1974. Nghiên cứu 5249
nam giới Đan Mạch chỉ ra rằng có sự kết hợp chặt chẽ giữa lượng rượu, bia
với mức độ THA [62]. Những người uống trên 6 đơn vị mỗi ngày (một đơn vị
rượu tương ứng với một cốc rượu, một chút rượu mạnh, một nửa lít bia) có tỷ
lệ THA gấp 2-3 lần so với người không uống rượu hoặc những người rất ít
uống rượu. Khuyến cáo đối với nam giới lượng rượu uống vào không quá 3
đơn vị mỗi ngày và phụ nữ uống không quá 2 đơn vị [2].
Theo Viên Văn Đoan (2005) tỷ lệ người bệnh THA có uống bia chiếm
5%, theo Tô Văn Hải tỷ lệ này ở nữ chiếm 1,5%; trong khi đó ở nam là
52,9%, còn theo Phạm Thị Nhuận nghiên cứu trên 225 bệnh nhân tại BVĐK
Thái Nguyên cho thấy chưa có mối liên quan rõ ràng giữa uống rượu và rối
loạn chuyển hóa lipid (OR=1,47) [9], [15], [35].
Theo nghiên cứu của tác giả Chu Hồng Thắng (2008) thì tỷ lệ THA ở
nhóm uống rượu cao gấp 1,28 lần so với nhóm không uống rượu [42].
Nghiên cứu của Lê Hoàng Linh, Đinh Văn Khai, Nguyễn Văn Hóa,
Nguyễn Thị Hiền, Phùng Đức Nhật và cộng sự về “ Các yếu tố nguy cơ của
các bệnh không lây (THA, ĐTĐ tuýp 2) ở người lớn, tỉnh Bình Dương, năm
2006-2007” tiến hành 704 trường hợp (176 trường hợp THA và 176 ca chứng,
176 trường hợp ĐTĐ týp 2 và 176 ca chứng) có độ tuổi ≥ 30 tuổi, được chọn
tại 3 bệnh viện điều trị tại tỉnh Bình Dương. Kết quả cho thấy trong nhóm
bệnh và chứng của bệnh THA các yếu tố có uống rượu bia trong 12 tháng qua
và tần suất uống rượu bia thường xuyên là các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy
cơ mắc bệnh. Những đối tượng ở nhóm cao HA có tỉ lệ uống bia rượu thường
xuyên cao gấp 3,5 lần so với nhóm chứng (p = 0,04) [31].