9650_Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên năm 2019

luận văn tốt nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC

PHẠM THỊ PHƯƠNG MAI

BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở PHỤ NỮ 15 – 49 TUỔI
CÓ CHỒNG HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN – NĂM 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC

PHẠM THỊ PHƯƠNG MAI

BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở PHỤ NỮ 15 – 49 TUỔI
CÓ CHỒNG HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: : 8720163

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. LÊ THỊ THANH HOA
2. TS. NGUYỄN QUANG MẠNH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

THÁI NGUYÊN – NĂM 202
LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Phạm Thị Phương Mai, học viên lớp cao học Khóa 22 chuyên
ngành Y học dự phòng, Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp hoàn thành dưới sự hướng
dẫn của TS. Lê Thị Thanh Hoa và TS. Nguyễn Quang Mạnh.
2. Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào
khác đã được công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 5 năm 2020
Người viết cam đoan

Phạm Thị Phương Mai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ quý báu của nhiều cá nhân
và tập thể. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu
sắc nhất tới: Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Khoa Y tế Công cộng
Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thanh Hoa và TS.
Nguyễn Quang Mạnh, giảng viên trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái
Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình: Phát triển ý
tưởng nghiên cứu, xây dựng đề cương, triển khai các hoạt động nghiên cứu tại
cộng đồng, phân tích, xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn các thầy cô giảng viên khoa Y tế Công cộng,
cùng toàn thể giảng viên Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên đã tận
tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm
vụ học tập của mình.
Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè,
đồng nghiệp đặc biệt là gia đình đã luôn động viên, khích lệ và là nguồn động
lực to lớn giúp tôi trong những tháng ngày học tập, nghiên cứu để hoàn thành
khoá học này.
Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 12 tháng 5 năm 2020
Tác giả: Phạm Thị Phương Mai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT

BLGĐ

: Bạo lực gia đình
BPTT

: Biện pháp tránh thai
ĐH

: Đại học
PC-BLGĐ

: Phòng chống bạo lực gia đình
QHTD

: Quan hệ tình dục
SL

: Số lượng
TC

: Trung cấp
THCS

: Trung học cơ sở
THPT

: Trung học phổ thông
TT-GDSK

: Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
UBND

: Ủy ban nhân dân
WHO

: World Health Organization

(Tổ chức Y tế Thế giới)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
……………………………………………………………………………………. 1
Chương 1: TỔNG QUAN ……………………………………………………………………. 3
1.1. Một số khái niệm về bạo lực gia đình
……………………………………………… 3
1.2. Tình hình bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt Nam …………………….. 14
1.3. Một số yếu tố liên quan tới bạo lực gia đình ……………………………………. 17
1.4. Vài nét về địa điểm nghiên cứu của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 24
2.2. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………….. 24
2.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………………. 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu
……………………………………………………………….. 24
2.5. Chỉ số nghiên cứu
…………………………………………………………………………. 27
2.6. Định nghĩa một số biến số nghiên cứu
…………………………………………….. 28
2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu ……………………………………………………………….. 30
2.8. Cách khống chế sai số …………………………………………………………………… 30
2.9. Công cụ thu thập số liệu
………………………………………………………………… 31
2.10. Đo lường và đánh giá ………………………………………………………………….. 31
2.11. Phân tích và xử lý số liệu …………………………………………………………….. 32
2.12. Đạo đức trong nghiên cứu
……………………………………………………………. 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 34
3.1. Thực trạng bạo lực gia đình …………………………………………………………… 34
3.2. Một số yếu tố liên quan tới bạo lực gia đình ……………………………………. 42
Chương 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 49
4.1. Thực trạng bạo lực gia đình ở phụ nữ 15- 49 tuổi có chồng huyện Định
Hóa – tỉnh Thái Nguyên năm 2019
………………………………………………………… 49
4.2. Một số yếu tố liên quan tới bạo lực gia đình ……………………………………. 56
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………….. 65
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………… 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Danh sách số phụ nữ tại 08 xã nghiên cứu ………………………………. 26
Bảng 3.1. Tuổi, dân tộc, tôn giáo của đối tượng nghiên cứu (n = 680)
…………… 34
Bảng 3.2. Trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi kết hôn lần đầu của đối
tượng nghiên cứu (n = 680)
……………………………………………………………………….. 35
Bảng 3.3. Hình thức bạo lực tinh thần của đối tượng nghiên cứu (n = 329)
… 37
Bảng 3.4. Hình thức bạo lực thể xác của đối tượng nghiên cứu (n = 148)
…… 38
Bảng 3.5. Hình thức bạo lực tình dục của đối tượng nghiên cứu (n = 125)
…. 38
Bảng 3.6. Hình thức bạo lực kinh tế của đối tượng nghiên cứu (n = 78) …….. 39
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc của đối tượng nghiên cứu với
bạo lực gia đình ………………………………………………………………………………….. 42
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
với bạo lực gia đình
…………………………………………………………………………….. 43
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tuổi kết hôn lần đầu của
đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình …………………………………………….. 43
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tuổi của chồng đối tượng nghiên cứu với
bạo lực gia đình ………………………………………………………………………………….. 44
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của chồng đối tượng
nghiên cứu với bạo lực gia đình
……………………………………………………………. 44
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của chồng đối tượng nghiên
cứu với bạo lực gia đình
………………………………………………………………………. 44
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thói quen sử dụng rượu, bia hay ma túy/
chất gây nghiện của chồng đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình ……… 45
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa công tác phổ biến luật phòng chống bạo
lực gia đình của phụ nữ với bạo lực gia đình
………………………………………….. 45
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thái độ chung của phụ nữ về bạo lực gia
đình với bạo lực gia đình
……………………………………………………………………… 46
Bảng 3.16: Phân tích hồi quy logistic các yếu tố liên quan đến bạo lực
gia đình ……………………………………………………………………………………………… 46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Thực trạng bạo lực gia đình
……………………………………………….. 36
Biểu đồ 3.2. Thực trạng tần suất bạo lực gia đình …………………………………… 36
Biểu đồ 3.3. Các hình thức bạo lực gia đình của đối tượng nghiên cứu……………….. 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 3.1. Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình
…. 39
Hộp 3.2. Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về các hình thức bạo lực gia đình
…………………………………………………………………………………………………………. 40
Hộp 3.3. Ý kiến về hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ khi phụ nữ bị bạo lực gia
đình
…………………………………………………………………………………………………… 41
Hộp 3.4. Các ý kiến về sự tham gia giải quyết bạo lực gia đình của chính
quyền, địa phương
………………………………………………………………………………. 42
Hộp 3.5. Các ý kiến về một số yếu tố liên quan đến bạo lực gia đình ……….. 48

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bạo lực gia đình (BLGĐ) đối với phụ nữ được nhìn nhận như là một vấn
đề nghiêm trọng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới [12]. BLGĐ xuất
hiện ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, ảnh hưởng sâu
sắc đến đời sống gia đình – xã hội và sức khỏe người phụ nữ. Hậu quả nặng nề
của BLGĐ đối với phụ nữ chính là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất, tinh
thần, tình dục và sinh sản [53]. Ngoài ra BLGĐ còn làm tăng các chi phí của
toàn xã hội, thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục và cơ quan tư pháp. Bên
cạnh đó người phụ nữ có thể bị chấn thương dẫn đến trầm cảm, căng thẳng và
các rối loạn lo âu khác [61], [44].
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) ngày 23 tháng 11 năm
2018, ước tính trên thế giới cứ 3 phụ nữ thì có 1 người đã trải qua bạo lực thể
xác và/hoặc bạo lực tình dục, chủ yếu là do chồng hoặc bạn tình gây ra [69], có
tới 38% các vụ giết phụ nữ được thực hiện bởi chồng hoặc bạn tình [72]. Tỷ lệ
BLGĐ phụ thuộc vào từng quốc gia, lãnh thổ dao động từ 15% ở Nhật Bản đến
71% ở vùng nông thôn Ethiopia [73], [53].
Ở Việt Nam, Từ 2012 đến hết 2017, cả nước xảy ra 139.395 vụ BLGĐ.
Trong đó bạo lực thể xác: 69.133 vụ, bạo lực tinh thần: 51.227 vụ, bạo lực kinh
tế: 14.331 vụ, bạo lực tình dục: 4.338 vụ [5]. Các nghiên cứu cho thấy yếu tố
như: Sử dụng rượu, bia, ma túy [33], [55], thói quen cờ bạc của người chồng,
kinh tế gia đình thấp, không có con hoặc số con nhiều hơn 2, trình độ học vấn
thấp… là yếu tố đáng kể liên quan đến BLGĐ [26].
Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên chưa thật sự đồng bộ
giữa các vùng miền, đặc biệt là các nghiên cứu về BLGĐ ở phụ nữ từ các nhóm
dân tộc thiểu số. Các nghiên cứu về BLGĐ ở các cộng đồng dân tộc thiểu
số nhấn mạnh rằng các chuẩn mực xã hội, cấu trúc gia đình và tập quán văn hóa
là một trong những tác nhân chính của bạo lực đối với phụ nữ. Đặc biệt hơn vì
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

những lý do như: Cảm giác bị kỳ thị tăng cao sau khi tiết lộ; Khả năng im lặng cao
của những phụ nữ bị bạo lực; Sự thiếu tin tưởng vào chính quyền; Và nỗi sợ hãi với
các kế hoạch can thiệp đòi hỏi thời gian dài để xây dựng lại mối quan hệ [31], [57].
Như vậy, giữa các cộng đồng, quốc gia và khu vực thì tỷ lệ cũng như các
yếu tố liên quan đến BLGĐ cũng khác nhau [69].
Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm
thành phố 50 km về phía Tây Bắc là nơi sinh sống của 8 dân tộc anh em, chủ
yếu là dân tộc Tày (49,23%) [20]. Trình độ văn hóa cũng như nhận thức của
người dân ở đây còn nhiều hạn chế, đặc biệt là người dân ở một số xã đặc biệt
khó khăn. Trong đó những hiểu biết về BLGĐ nói chung và bạo lực đối với
người phụ nữ nói riêng lại càng hạn chế. Vậy, thực trạng BLGĐ ở phụ nữ 15-49
tuổi có chồng tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên như thế nào? Và yếu tố nào liên
quan đến BLGĐ ở đây cần được làm sáng tỏ?
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bạo lực
gia đình ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
năm 2019 và một số yếu tố liên quan” nhằm 2 mục tiêu sau đây:
1. Mô tả thực trạng bạo lực gia đình ở phụ nữ 15- 49 tuổi có chồng huyện
Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bạo lực gia đình ở phụ nữ 15- 49
tuổi có chồng huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên.

3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Một vài nét về bạo lực gia đình
1.1.1. Định nghĩa bạo lực gia đình
Ở Việt Nam, theo Khoản 2 Điều 1 của Luật Phòng chống BLGĐ ban hành
năm 2007 quy định: BLGĐ là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên
khác trong gia đình [9]. Như vậy, BLGĐ bao gồm các yếu tố bạo lực về thể
xác, về tinh thần, về kinh tế và cả yếu tố bạo lực về tình dục.
Theo WHO: bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ bạo lực về thể xác hoặc bạo
lực tình dục hoặc lạm dụng tình cảm/tâm lý. Trong đó:
– Bạo lực thể xác bao gồm đánh, tát, đánh, đá, xô/đẩy, làm tổn thương
bằng vũ khí [71].
– Bạo lực tình dục bao gồm sử dụng vũ lực, đe dọa hoặc ép buộc quan hệ
tình dục hoặc thực hiện các hành vi tình dục người phụ nữ không muốn. Nó
bao gồm việc làm hại một người trong quan hệ tình dục. Nó cũng bao gồm cả
hiếp dâm, và cố gắng hiếp dâm, trong đó liên quan đến việc sử dụng vũ lực, đe
dọa, ép buộc hoặc sử dụng thuốc/rượu để có được sự thâm nhập vào âm hộ/âm
đạo/hậu môn hoặc miệng do một hoặc nhiều thủ phạm đối với đối tác thân mật
[70], [71].
– Bạo lực tinh thần bao gồm chỉ trích nhiều lần, gọi tên hoặc lăng mạ, đe
dọa làm tổn thương người thân hoặc để phá hủy những thứ mà người đó quan
tâm, coi thường hoặc sỉ nhục nơi công cộng [22].
Theo các định nghĩa ở trên thì nạn nhân của BLGĐ có thể là vợ, chồng,
con cái hay bố mẹ… tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, chỉ đề cập đến
vấn đề BLGĐ đối với người phụ nữ.

4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.1.2. Phân loại bạo lực gia đình
– Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống BLGĐ ban hành ngày
21/11/2007 [9], các hành vi BLGĐ bao gồm:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khỏe, tính mạng;
+ Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục;
+ Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ;
+ Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng
tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các
thành viên gia đình;
+ Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá
khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính;
+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
– Theo “Cẩm nang: Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Bình
đẳng giới và phòng, chống BLGĐ dành cho cán bộ xã, phường, thị trấn” của
Bộ lao động thương binh và xã hội (2014), BLGĐ được chia thành năm loại
như sau: bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế,
sao nhãng [2]. Trong đó:
+ Bạo lực thể xác: Hành vi bạo lực thể xác là hành vi ngược đãi gây tổn
thương về thực thể đối với nạn nhân BLGĐ. Loại hành vi này dễ nhận biết nhất
bởi nó để lại dấu vết trên cơ thể. Một số hành vi bạo lực thể chất như: đánh,
5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đấm, đá, tát…; Xô đẩy, giật kéo, quăng ném, bóp cổ; Sử dụng hung khí gây
hủy hoại làm biến dạng cơ thể; Không cho ăn uống, nghỉ ngơi, không cho mặc
quần áo, để rét; Giết chết (đầu độc, đốt cháy, đâm chém…).
+ Bạo lực tinh thần: còn được gọi là bạo lực tâm lý là những hành vi đối
xử tồi tệ gây áp lực về mặt tâm lý, tạo tổn thương tức thời hay tiềm ẩn về mặt
tâm lý, sức khỏe tâm thần cho nạn nhân bạo lực. Loại bạo lực này rất phổ biến
nhưng lại khó nhận dạng so với bạo lực thể xác. Một số hành vi bạo lực tinh
thần như: chửi mắng, lăng mạ, chì chiết; Xúc phạm nhân phẩm, uy tín (như tiết
lộ đời tư, phát tán tờ rơi làm ảnh hưởng đến danh dự, cưỡng ép, lột bỏ quần áo
trước mặt người khác…); Cấm đoán (quyền được chăm sóc con cái, người thân,
được làm việc, được tham gia các hoạt động xã hội, quyền giao tiếp với người
khác, quyền được quyết định…); Cô lập không cho tiếp xúc với người khác;
Đe dọa, gây áp lực tâm lý; Nhốt; Xua đuổi, quấy rối hoặc gây áp lực thường
xuyên về mặt tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Buộc tội nghi ngờ, theo dõi;
Cưỡng ép hôn nhân, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Do ghen
tuông, tổ chức theo dõi, ngăn cấm các mối quan hệ giao tiếp; Phớt lờ cảm xúc,
không quan tâm, đối xử lạnh nhạt; Chê bai, chế nhạo.
+ Bạo lực tình dục: là hành vi sử dụng vũ lực để ép buộc người kia có quan
hệ tình dục (dù là hành vi có thực hiện được hay không), hoặc hành vi (đã thực
hiện được hay mới dự định) có lôi kéo họ vào hoạt động tình dục ngay cả khi
họ không có khả năng từ chối bởi các lý do như sức khỏe, bị ảnh hưởng của
chất kích thích, chưa đủ năng lực hiểu biết về hậu quả của quan hệ tình dục đó,
hoặc sự hăm dọa, quấy rối tình dục. Một số hành vi bạo lực tình dục như: Cưỡng
ép quan hệ tình dục; Sử dụng những hình thức quan hệ tình dục gây đau đớn,
Sử dụng những lời lẽ liên quan tới dục tính gây khó chịu về tâm lý; Bắt phải
chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục, bộ phận sinh dục; Buộc ở một nhà hay ngủ
một giường với người tình; Cưỡng ép kết hôn hay ly hôn.
6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

– Bạo lực kinh tế: là hành vi kiểm soát về tài chính, bắt phụ thuộc vào tài
chính đối với các thành viên trong gia đình. Loại bạo lực này thường xảy ra đối
với phụ nữ/người vợ trong gia đình. Hành vi bạo lực kinh tế bao gồm: Tịch thu
tiền, của cải và khi cần phải cầu xin; Kiểm soát mọi tài sản, tiền bạc tư nhân;
Không cho sử dụng tài sản chung; Kiểm soát thu nhập tạo ra sự phụ thuộc;
Chiếm đoạt hoặc phá hủy tài sản; Buộc đóng góp tài chính vượt quá khả năng;
Kiểm soát tiền bạc, tài sản bố mẹ.
– Sao nhãng: Được định nghĩa như bất cứ hành động đối xử tồi tệ như bỏ
qua, không quan tâm chăm sóc, không cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết
cho sự tồn tại, sự phát triển về tình cảm, thể chất của thành viên trong gia đình
đặc biệt là trẻ em và người già. Các hành vi cụ thể được xem như sao nhãng
thuộc BLGĐ bao gồm: Những hành vi đối xử có khả năng dẫn đến việc gây hại
sức khỏe hoặc sự thay đổi về mặt tâm lý của nạn nhân; Không cho ăn uống đầy
đủ; Không cung cấp chỗ trú ngụ an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường; Không
giám sát hay bảo vệ (đặc biệt là trẻ em, người già) khỏi những nguy cơ gây
thương tích; Bỏ mặc không chăm sóc.
Tuy nhiên, sự “sao nhãng” suy cho cùng vẫn là một loại hành vi gây ảnh
hưởng đến tinh thần của người phụ nữ, chính vì thế chúng ta có thể coi sao
nhẵng thuộc bạo lực tinh thần. Từ đó, BLGĐ được chia thành bốn loại là: bạo
lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế.
Như vậy, bạo lực trong gia đình có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và
giữa các thành viên khác nhau trong gia đình nhưng trong khuôn khổ nghiên
cứu này tôi xin đề cập đến hiện tượng bạo lực gia đình của người chồng đối với
người vợ. Đây được coi là dạng bạo lực gia đình điển hình và nhận được sự
quan tâm và lo lắng của mọi thành viên trong xã hội.
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến BLGĐ, sau đây là một số nguyên nhân hay
gặp:
7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

– Bất bình đẳng giới và quan hệ giới: Nhìn chung nghiên cứu đều đưa ra
kết luận gốc rễ của BLGĐ là bất bình đẳng giới và quan hệ giới [41].
+ Do nhận thức về giới, bình đẳng giới, do kiến thức pháp luật còn hạn
chế. Một nghiên cứu tại Indonesia cho kết quả: Những thay đổi về văn hóa và
xã hội đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi mối quan hệ giữa nam và
nữ. Ba vị trí khác nhau của nam giới với niềm tin nhất định về trật tự giới tính
và chấp nhận bạo lực trong hôn nhân được xác định: người theo chủ nghĩa
truyền thống, người thực dụng, người bình đẳng. Người theo chủ nghĩa truyền
thống có sự chấp nhận bạo lực cao nhất như một công cụ để duy trì vị thế vượt
trội của đàn ông trong hôn nhân, trong khi người theo chủ nghĩa thực dụng
coi bạo lực là điều không mong muốn nhưng đôi khi cần để điều chỉnh hành vi
của người vợ. Người bình đẳng không thấy bất kỳ lý do bạo lực nào vì họ tin
rằng đàn ông và phụ nữ là bình đẳng và bổ sung cho nhau [36].
– Do nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Phụ nữ
quyết định giữ im lặng vì sợ rằng sự bạo lực đó sẽ còn lặp lại hoặc việc đáp trả
sẽ không giúp ích gì cho họ. Mặt khác họ sợ sự kỳ thị từ xã hội [42]. Chính vì
vậy, bạo lực sẽ nối tiếp bạo lực tạo thành một chuỗi những ám ảnh trong cuộc
sống gia đình.
– Do bản thân người phụ nữ có trình độ học vấn thấp, không có công việc
ổn định, thu nhập thấp [33]. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến
BLGĐ, khi mà người phụ nữ phải phụ thuộc vào kinh tế của đàn ông trong gia
đình, họ sẽ không có tiếng nói riêng và buộc phải chịu đựng trong mọi sự mâu
thuẫn.
Ngoài ra, những nguyên nhân khác dẫn đến BLGĐ như sau:
+ Trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là tình trạng chênh
lệch về nghề nghiệp giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố khách quan
gây nên nạn bạo lực trong gia đình [72].
8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

+ Nguyên nhân kinh tế: Do khó khăn về kinh tế nên các cặp vợ chồng rất
dễ xung đột, cãi cọ người này đổ lỗi cho người khác làm nảy sinh bạo lực. Đây
cũng là nguyên nhân gây nên nạn BLGĐ đối với người phụ nữ. Những cặp vợ
chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng thẳng về thần
kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia đình và
cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo
lực với vợ [72].
+ Tác động của các chất kích thích như rượu, bia, ma túy…: là một nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến BLGĐ [33], [72].
+ Các chuẩn mực xã hội, cấu trúc gia đình và tập quán văn hóa là một
trong những tác nhân chính của bạo lực đối với phụ nữ. Cộng đồng với tập quán
văn hóa đó quy định địa vị cao hơn đối với nam giới và địa vị thấp hơn đối với
phụ nữ [72], [57].
+ Địa vị xã hội: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữ BLGĐ đối với phụ nữ ngoài các biến số như tuổi tác, học vấn, tình trạng
việc làm, bảo hiểm xã hội, tình trạng nhập cư, nơi cư trú, tuổi kết hôn, năm kết
hôn của phụ nữ; tuổi, tình trạng học vấn, tình trạng việc làm của chồng; và mối
quan hệ bất chính với người thứ 3 (p <0,05) thì yếu tố quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này là địa vị xã hội [54]. + Nguyên nhân về ý thức và thói quen bạo lực của người chồng: Sự ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới thể hiện trong đời sống xã hội như tư tưởng trọng nam khinh nữ, chồng chúa vợ tôi, tính gia trưởng của người đàn ông. Những quan niệm này khiến nhiều người chồng cho rằng họ đóng vai trò là trụ cột trong gia đình, có quyền quyết định mọi việc quan trọng. Họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên có quyền “dạy vợ”, coi đánh vợ như là một sự giáo dục và thể hiện quyền lực của kẻ bề trên đối với kẻ bề dưới. Ngoài ra, để thể hiện mình là người nắm quyền lãnh đạo, thể hiện uy quyền đối với vợ con, rất nhiều người 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chồng đã sử dụng bạo lực đối với vợ của mình ở nhiều mức độ khác nhau khi xảy ra mâu thuẫn trong gia đình. Việc người chồng thường xuyên sử dụng bạo lực đối với người vợ khi hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn hoặc không hòa hợp về một vấn đề nào đó, nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời, sẽ dễ hình thành ở người chồng một thói quen sử dụng bạo lực đối với vợ và mức độ sẽ ngày càng tăng, dẫn đến rất nhiều hậu quả mà chúng ta không lường trước được [11]. + Nguyên nhân về ý thức và thói quen cam chịu của người vợ: Nhận thức của chính bản thân người vợ bị chồng bạo hành còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu. Những người phụ nữ này luôn mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, “vạch áo cho người xem lưng” hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười, ảnh hưởng tới con cái, danh dự gia đình… Chính những suy nghĩ này của người vợ dẫn đến việc rất nhiều vụ bạo lực mà chính họ là nạn nhân khi được cộng đồng xã hội phát hiện ra thì đã rất muộn màng. Một điều rất quan trọng nữa chính sự cam chịu, không tố giác, đấu tranh chống lại sự bạo lực của người vợ lại là sự tiếp tay cho nạn bạo lực có cơ hội cơ hội tồn tại và gia tăng [11]. + Nguyên nhân về mặt xã hội: Có thể nói, một nguyên nhân khác của nạn BLGĐ là do tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại trong gia đình và ngoài xã hội. Chính sự bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ là nguyên nhân sâu xa và xuyên suốt các vụ bạo lực trong gia đình. Trong rất nhiều gia đình, sự phân công vị thế và vai trò của người phụ nữ vẫn còn mang tính truyền thống. Người phụ nữ không có quyền quyết định và tiếng nói trong gia đình, vì vậy, họ luôn là nạn nhân của nạn BLGĐ do người chồng gây ra khi có mâu thuẫn hay xung đột [11]. + Nguyên nhân về mặt quản lý nhà nước: Có thể nói các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương do chưa xây dựng được phương án điều tra thực trạng bạo lực gia đình một cách đồng bộ và sâu rộng nên chưa có các kế hoạch và giải pháp cụ thể. Hình thức đưa ra để giảm bớt BLGĐ hiện nay chủ yếu tập 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn trung vào công tác tuyên truyền giáo dục. Tại các cơ sở địa phương nơi có hành vi BLGĐ diễn ra, việc thiết lập và vận hành cơ chế phòng chống BLGĐ chưa hiệu quả, còn rất nhiều hành vi BLGĐ đang diễn ra trong cộng đồng xã hội chưa bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên rất nhiều hành vi khi đã phát hiện thì hậu quả xảy ra đã rất nghiêm trọng và muộn màng. Tại Việt Nam, Luật PC - BLGĐ đã được Quốc hội thông qua năm 2007, có hiệu lực từ ngày 01/07/2008, nhưng việc thực hiện vẫn còn khó khăn, việc tuyên truyền, giáo dục chưa đạt được nhiều thành công. Ngoài ra, còn rất nhiều thành viên trong xã hội quan niệm BLGĐ là chuyện riêng của từng gia đình, vì vậy mà việc xử lý và phát hiện nhằm ngăn chặn bạo lực xảy ra vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập [11]. + Công tác TT - GDSK về luật PCBLGĐ: Một nghiên cứu ở huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La “Vấn đề BLGĐ ở vùng dân tộc thiểu số Miền núi phía Bắc Việt Nam”, có tới 63,3% người chưa được nghe về Luật PC - BLGĐ và 36,8% đã được nghe nói nhưng còn rất mơ hồ [4]. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thực trạng BLGĐ tại nơi đây. + WHO còn đưa ra nhiều nguyên nhân khác dẫn đến BLGĐ đó là: Tiền sử tiếp xúc hoặc bị chứng kiến BLGĐ; Do người đàn ông bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội; Do người phụ nữ bị nghi ngờ về sự không chung thủy; Do bất hòa và không hài lòng trong hôn nhân dẫn đến khó khăn trong giao tiếp giữa các đối tác; Phụ nữ có hành vi kiểm soát chồng; Niềm tin vào danh dự gia đình và sự thuần khiết trong tình dục của nam giới; Hệ tư tưởng về quyền lợi trong tình dục của nam giới; Xử phạt pháp lý yếu đối với bạo lực tình dục. Trong đó bất bình đẳng giới và các chuẩn mực về khả năng chấp nhận bạo lực đối với phụ nữ là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực đối với phụ nữ [72]. Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến BLGĐ đối với phụ nữ song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức. Nhận thức về bình đẳng giới, về nạn phân biệt đối xử, trọng nam khinh nữ, quan niệm gia trưởng vẫn còn tồn 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tại trong xã hội của chúng ta, rất khó để xóa bỏ dược vấn nạn này. Nhận thức về pháp luật của một bộ phận người dân đang còn hạn chế. Vì vậy, để giải quyết được triệt để vấn đề BLGĐ, chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của nam giới, phụ nữ và của cả cộng đồng. 1.1.4. Hậu quả bạo lực gia đình Theo WHO, BLGĐ gây ra rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng như sau: - Đối với phụ nữ: + Dẫn đến thương tích: với 42% phụ nữ năm 2017 trên thế giới bị bạo lực tình dục báo cáo thương tích do hậu quả của bạo lực này [72]. Bên cạnh đó, bạo lực thể xác cũng gây ra những thương tích ví dụ như vết bầm tím, vết thương do dao, xương gãy, đau đầu, đau lưng hoặc đau vùng chậu và có thể dẫn đến tử vong hoặc tự sát [60]. + Dẫn đến mang thai và phá thai ngoài ý muốn, gây ra các vấn đề phụ khoa và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV: Phân tích năm 2013 cho thấy những phụ nữ bị bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục có nguy cơ bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục cao gấp 1,5 lần so với những phụ nữ không bị bạo lực. Họ cũng có khả năng phá thai cao gấp đôi [72], [43], [49]. Tại Ấn Độ tỷ lệ BLGĐ và phá thai rất cao, nghiên cứu cho kết quả rằng phụ nữ bị bạo lực thể xác có tỷ lệ báo cáo phá thai cao hơn đáng kể, trong khi những phụ nữ phá thai có tỷ lệ báo cáo do bạo lực tình dục và bạo lực tinh thần cao hơn đáng kể. Không có mối quan hệ đáng kể giữa BLGĐ và phá thai tự phát [58]. + BLGĐ trong thai kỳ cũng làm tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu, sinh non và sinh con nhẹ cân. Nghiên cứu tương tự năm 2013 cho thấy những phụ nữ bị bạo lực tình dục có nguy cơ sảy thai cao hơn 16% và có khả năng sinh con trước sinh cao hơn 41% [72]. + Dẫn đến trầm cảm, căng thẳng sau chấn thương và các rối loạn lo âu khác, khó ngủ, rối loạn ăn uống và cố gắng tự tử. Phân tích năm 2013 cho thấy 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn những phụ nữ đã trải qua bạo lực tình dục gần như tăng gấp đôi khả năng bị trầm cảm và dẫn tới hành vi uống rượu [72]. Theo nghiên cứu của Knight L, BLGĐ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cả thể chất lẫn tinh thần [37]. Bạo lực đối với phụ nữ thường tạo ra nhiều hậu quả không mong muốn và bất lợi. Phụ nữ bị bạo lực có nguy cơ trầm cảm, lo lắng, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và có thể dẫn đến tự tử, cũng như các vấn đề về thể chất khác [68], [74], [44], [61], [50]. + Bên cạnh đó, BLGĐ cũng dẫn đến việc tăng các kết quả bất lợi về tâm lý và hành vi, như hút thuốc, uống rượu, dùng ma túy (tức là lạm dụng chất gây nghiện) hoặc quan hệ tình dục không an toàn và các hậu quả tiêu cực về sức khỏe thể chất và tinh thần khác [60]. Do vậy, BLGĐ đã trở thành một vấn đề xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của nạn nhân. Tsirigotis đã sử dụng "Thang đo khả năng phục hồi" (ERS) được sử dụng để nghiên cứu nhóm phụ nữ bị BLGĐ cho kết quả khả năng phục hồi của phụ nữ nghiên cứu bị BLGĐ thấp hơn khả năng phục hồi của những cá nhân khác không gặp phải BLGĐ [64]. Điều đó ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống sau này của những người phụ nữ đó. + BLGĐ đối với phụ nữ là trở ngại lớn cho tiến trình đạt được các mục tiêu phát triển. Họ thường không muốn giải quyết nó, dẫn đến có rất ít cơ hội đạt được các mục tiêu phát triển [53]. Bên cạnh đó, những người phụ nữ bị BLGĐ thường có xu hướng thụ động, bỏ bê các vấn đề xã hội và sức khỏe cá nhân kém, tương lai gián tiếp bị hủy hoại [63]. + Nặng nề hơn, trí tuệ - cảm xúc của phụ nữ bị BLGĐ thấp hơn trí tuệ - cảm xúc của phụ nữ không bị BLGĐ. Khả năng và kỹ năng của họ tạo nên trí tuệ - cảm xúc cũng kém phát triển. Cấu trúc bên trong của trí tuệ - cảm xúc của phụ nữ bị BLGĐ khác với trí tuệ - cảm xúc của phụ nữ không gặp BLGĐ [65]. + Với phụ nữ mang thai: có nhiều khả năng sinh con sớm hơn dự kiến sinh so với phụ nữ ở khu vực BLGĐ thấp (OR = 1,04, CI:95%) [30]. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Đối với trẻ em: + Trẻ em lớn lên trong các gia đình có bạo lực có thể phải chịu một loạt các rối loạn về hành vi và cảm xúc. Những điều này cũng có thể được liên kết với việc duy trì hoặc trải qua bạo lực sau này trong cuộc sống [72]. Trẻ em chứng kiến BLGĐ có liên quan đáng kể với mức độ tâm lý chung, đặc biệt tác động mạnh mẽ tình cảm cá nhân/tình cảm của bệnh lý tâm thần sau này [28], [52]. Có thể nói trẻ em tiếp xúc với BLGĐ là một loại ngược đãi trẻ em [40]. + Bạo lực tình dục cũng có liên quan đến tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ sơ sinh và trẻ em cao hơn (ví dụ như bệnh tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng) [72]. - Đối với xã hội: + Các chi phí kinh tế và xã hội của bạo lực tình dục là rất lớn và có hiệu ứng gợn sóng trong toàn xã hội. Phụ nữ có thể bị cô lập, không có khả năng làm việc, mất tiền lương, thiếu sự tham gia vào các hoạt động thường xuyên và khả năng chăm sóc bản thân và con cái bị hạn chế [72]. + Chất thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục: Bởi lẽ, trẻ em là những thành viên sống chung trong gia đình nếu thường xuyên chứng kiến cảnh bố hành hạ, đánh đập mẹ sẽ có những rối loạn tâm lý và sa sút trong học tập. Trẻ thường có các biểu hiện như trầm cảm, buông xuôi mọi thứ và trong một số trường hợp trẻ có những hành vi tiêu cực để chống lại sự BLGĐ đó. BLGĐ tác động rất xấu tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập, kỹ năng sống, hòa nhập xã hội của trẻ em. Ở một số nước trên thế giới, nhà trường phải tuyển dụng thêm những giáo viên hoặc chuyên gia tâm lý để hỗ trợ những học sinh là nạn nhân hoặc phải sống trong môi trường BLGĐ. Nếu những đứa trẻ này không được quan tâm và giáo dục đúng mức thì các em có thể trở thành những đứa trẻ hư làm gia tăng tỷ lệ tội phạm vị thành niên, tệ nạn xã hội, chất thêm gánh nặng lên vai các nhà quản lý xã hội [11]. + Chất thêm gánh nặng lên vai các cơ quan tư pháp: Điều này thể hiện qua việc pháp luật của hầu hết các quốc gia hiện đã xếp các hình thức BLGĐ ở 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn những mức độ khác nhau là những hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, khi có hành vi bạo lực xảy ra, các cơ quan pháp luật phải vào cuộc điều tra, xét xử. Có rất nhiều vụ án là hậu quả của BLGĐ tốn rất nhiều công sức, thời gian, nhân lực của nhà nước. Ngoài ra, việc giáo dục, giam giữ các đối tượng gây ra BLGĐ cũng là gánh nặng cho các cơ quan tư pháp [11]. Như vậy, hậu quả ngắn hạn và dài hạn của BLGĐ đối với sức khỏe và hạnh phúc của phụ nữ là rất nghiêm trọng. Ngoài những chấn thương tức thời, phụ nữ có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe khác bao gồm mang thai ngoài ý muốn, các vấn đề về sức khỏe tâm thần, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như HIV. Trong nhiều cơ sở y tế đã cho kết quả rằng: khả năng đối phó với BLGĐ của những người phụ nữ còn sống sót sau bạo lực là không thể hoặc bị hạn chế. Ngoài ra, họ còn không thể tìm kiếm sự chăm sóc và do đó phải chịu hậu quả nghiệm trọng của sức khỏe nhiều hơn. Phụ nữ cũng thường phải đối mặt với sự kỳ thị và từ chối sau đó từ gia đình hoặc cộng đồng của họ. Và cứ như vậy trong một vòng luẩn quẩn, người phụ nữ lại càng dễ bị bạo lực hơn nữa [70]. 1.2. Tình hình bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình bạo lực gia đình trên thế giới Bạo lực đối với phụ nữ, hay BLGĐ, là cả một vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần đang lan tràn trong nhiều xã hội. Nó làm suy yếu sức khỏe cá nhân của những người liên quan bằng cách gây ra thiệt hại về thể chất, tình dục và tâm lý [35]. Theo thống kê của WHO ngày 23 tháng 11 năm 2018: ước tính rằng cứ 3 phụ nữ trên toàn thế giới thì có 1 người đã trải qua bạo lực thể xác và/hoặc bạo lực tình dục, chủ yếu bởi chồng/bạn tình. Tuy nhiên có sự khác biệt về tỷ lệ bạo lực giữa các cộng đồng, quốc gia và khu vực, và con số này ngoài thực tế thậm chí còn lớn hơn [70]. Tại Iran, các tác giả ước tính tỷ lệ BLGĐ là 66%. Phân loại địa lý cho thấy tỷ lệ BLGĐ là 70% ở phía đông của đất nước, 70% ở phía nam, 75% ở phía 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tây, 62% ở phía bắc và 59% ở trung tâm (với CI: 95%) [35]. Tại Brazil, phần lớn các vụ BLGĐ thường gặp ở phụ nữ hoặc cao tuổi hoặc là độ tuổi trẻ hơn (18-29 tuổi) và thường xảy ra vào cuối tuần hoặc sáng sớm hay đêm muộn, nơi xảy ra bạo lực nhiều nhất chính là nơi cư trú của họ [33]. Nghiên cứu của Borah ở Đông Bắc Ấn Độ có 26,4% số người tham gia nghiên cứu bị BLGĐ và bạo lực tinh thần là chủ yếu [26]. Tương tự như vậy, Trung Quốc cũng là một quốc gia có tỷ lệ phụ nữ bị BLGĐ cao [62]. Đối với phụ nữ nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ của BLGĐ [59]. Một nghiên cứu khác đối với phụ nữ mang thai tại các vùng nông thôn ở Bangladesh, tỷ lệ BLGĐ chung là 57% và bạo lực tinh thần là 35% chủ yếu do các hành vi bị kiểm soát gây nên những rối loạn tâm thần và căng thẳng ở phụ nữ mang thai [76]. Trong số những người phụ nữ bị bạo lực, nghiên cứu của Boivin cho kết quả gần ba phần tư các vụ bạo lực đã được báo cáo bởi chính nạn nhân (72%), và hơn một nửa số nạn nhân báo cáo muốn buộc tội (55%) chồng của mình với cảnh sát và mong muốn báo chí vào cuộc [25]. Đây cũng chính là một yếu tố rất quan trọng để làm giảm các nguy cơ bạo lực cho những người phụ nữ khác. Tại Ethiopia năm 2015 cho thấy: tỷ lệ BLGĐ đối với phụ nữ trong số 10 nghiên cứu gần đây nằm trong khoảng từ 20% đến 78%. Bạo lực tinh thần dao động từ 31 đến 76,5%; bạo lực tình dục dao động từ 19,2 đến 59%. Tỷ lệ bạo lực trung bình là 51,7%. Và một số lượng đáng kể phụ nữ khác đã trải qua bạo lực trong thời kỳ mang thai của họ [53]. Và cũng tương tự, BLGĐ là một vấn đề phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ [46]. Mặc dù BLGĐ là vấn đề phổ biến trên thế giới hiện nay, nhưng không phải người phụ nữ nào cũng thẳng thắn thừa nhận việc mình bị BLGĐ, các rào cản cản trở phụ nữ tiết lộ rất phức tạp và đa dạng giữa những người tham gia. Phụ nữ không phải lúc nào cũng thừa nhận hoặc nhận ra mối quan hệ của họ là bấp bênh và thường phủ nhận hoặc giảm thiểu việc bị bạo lực để đối phó 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn với việc tiếp tục bị BLGĐ. Nghiên cứu của Ozpinar cho kết quả là có đến 79,5% số phụ nữ tham gia nghiên cứu bị BLGĐ thì đều không thông báo với chính quyền địa phương về vấn đề này [47]. Điều này làm trì hoãn việc cung cấp các dịch vụ phù hợp hỗ trợ phụ nữ trong các mối quan hệ bạo lực [32]. 1.2.2. Tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam Cũng như trên thế giới, Việt Nam có tỷ lệ BLGĐ khá cao. Từ 2012 đến hết 2017, cả nước xảy ra 139.395 vụ BLGĐ. Trong đó bạo lực thể xác: 69.133 vụ, bạo lực tinh thần: 51.227 vụ, bạo lực kinh tế: 14.331 vụ, bạo lực tình dục: 4.338 vụ [5]. Và tỷ lệ ấy có sự khác nhau giữa mọi miền của đất nước. cụ thể như sau: Trong hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật PC-BLGĐ tại tỉnh Hậu Giang ngày 26/9/2018 cho kết quả là: Tổng số vụ BLGĐ trong 10 năm (2008- 2018) là 269 vụ thì 9 tháng đầu năm 2018 xảy ra 11 vụ [10]. Cũng Trong giai đoạn 2008 - 2018, trên địa bàn huyện Cẩm Khê-Phú Thọ xảy ra 235 vụ việc liên quan đến BLGĐ, trong đó những đối tượng bị BLGĐ chủ yếu là phụ nữ và trẻ em [19]. Tại tỉnh Tuyên Quang, 6 tháng đầu năm 2018 xảy ra 19 vụ BLGĐ [16]. Tại Vĩnh Phúc, theo thống kê, trong 10 năm (2008-2018), toàn tỉnh phát hiện 3.423 vụ BLGĐ; trong đó, 2.005 vụ bạo lực thể xác, 998 vụ bạo lực tinh thần, 344 vụ bạo lực kinh tế và 76 vụ bạo lực tình dục. Các vụ BLGĐ thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nạn nhân BLGĐ chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Cơ quan công an đã thụ lý giải quyết 175 vụ BLGĐ; đã khởi tố 48 vụ, xử lý vi phạm hành chính 127 vụ [17]. Tại Quảng Nam, qua thống kê năm 2009 toàn tỉnh có 715 vụ BLGĐ, đến năm 2017 giảm còn 327 vụ BLGĐ. Công an tỉnh đã khởi tố điều tra 13 vụ, 13 bị can. Ngoài ra, xử lý hành chính 140 vụ, 168 đối tượng vi phạm với số tiền hơn 102 triệu đồng. Hội liên hiệp phụ nữ các cấp tiếp nhận 624 đơn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đất đai, dân sự… trong đó, có 70% đơn về hôn nhân và gia đình có liên quan đến BLGĐ, tư vấn hỗ trợ 1.504 nạn nhân bị bạo lực, mâu thuẩn gia đình. Từ năm 2008 đến nay, có từ

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *