11255_Tiểu luận Lý luận giá trị thặng dư và vận dụng vào nền kinh tế Việt Nam

luận văn tốt nghiệp

TIỂU LUẬN:

Lý luận giá trị thặng dư và vận
dụng vào nền kinh tế Việt Nam

Như chúng ta đã biết, sau chính sách Đổi Mới năm 1986, kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt
động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tồn tại giái trị thặng dư trong nền kinh tế. Vậy giá trị thặng
dư là gì ? Ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế Việt Nam hiện nay như thế nào sẽ được trình bày
sau đây.

I Tổng quan về giá trị thặng dư:
Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu
tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định, nhưng
bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất
định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.
Trong lưu thông hàng hóa gián đơn thì tiền được coi là tiền thông thường, vận động theo
công thức: H – T – H, nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hóa thành tiền rồi tiền lại chuyển hóa
thành hàng hóa. Ở đây tiền không không phải là tư bản mà đơn thuần chỉ là phương tiện để
đạt tới một mục đích bên ngoài lưu thông.
Cả hai sự vận động đều do hai gia đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, trong mỗi giai
đonạ đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh
tế với nhau là người mua và người bán.
Nhưng đó chỉ là những điểm giống nhau về hình thức. Giữa hai công thức đó còn có những
điểm khác nhau về chất: Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng việc bán (H – T) và kết
thúc bằng việc mua (T – H). Điểm xuất phát và điểm kết thúc của hàng hóa, còn tiền chỉ đóng
vai trò trung gian. Ngowjc lại, lưuu thông của tư bản bắt đầu bằng việc mua (T – H) và kết

thúc bằng việc bán (H – T). Tiền vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc của quá trình,
còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian. Tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là
tiền ứng ra rồi thu về.
Còn tiền được coi là tư bản thì vận động theo công thức T – H – T (tiền – hàng – tiền), tức là
sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa rồi hàng hóa lại chuyển hóa ngược lại thành tiền. Mục
đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng như trong lưu thông hàng hóa giản
đơn theo công thức H – T – H mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy nếu số tiền
thu về bằng số tiền ứng ra, thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải
lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T – H – T’, trong đó T’
= T + ΔT. Số tiền trội hơn so với số tiền đã ứng ra (ΔT) được C. Mác gọi là giá tị thặng dư.
Số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hóa thành tư bản.
Giá trị thặng dư do đâu mà có ?
C. Mác đã chỉ rõ: “Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở
bên ngoài lưu thong. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu
thông”. Đó là mâu thuẫn chứa đựng trong công thức chung của tư bản. C. Mác chỉ rõ: “Phải
lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hóa làm cơ sở”.
Theo C. Mác: “Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể của một con
người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm
cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”.
Theo thuyết giá trị về lao động, tất cả giá trị được tạo thành trong quá trình biến đổi thông
qua sản xuất hàng hóa là do lao động, nên giá trị thặng dư ΔT cũng là giá trị do lao động kết
tinh. Thế nhưng, nó không được chia đều cho những người trực tiếp làm ra nó mà thuộc
quyền sở hữu của chủ tư bản.

Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công
nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.

II Giá trị thặng dư và nền kinh tế Việt Nam:
1. Thực trạng:
Trong học thuyết của C. Mác, có hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất giá trị
thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Tuy nhiên, Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, nên phương thức tạo ra giá trị
thặng dư tuyệt đối (tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu
trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không
thay đổi) không được sử dụng, thời gian lao động không bị kéo quá 8 tiếng một ngày hay 48
tiếng một tuần theo điều 68 của bộ luật Lao Động.
Gạt bỏ đi mục đích và tính chất của tư bản thì có thể áp dụng phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư tương đối (tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng
suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài
ngày lao động vẫn như cũ) và biến tấu của nó – giá trị thặng dư siêu ngạch (phần giá trị thặng
dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn
giá trị thị trường của nó) vào nền kinh tế Việt Nam.
Trước đổi mới, các doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp nhà nước được nhà nước
bao cấp hoàn toàn. Sản phẩm làm ra theo định lượng của nhà nước, thậm chí là còn không
cần biết đến việc sản phẩm đó tạo ra có đúng theo nhu cầu của thị trường hay không, vì thế
mà nền kinh tế trì trệ.

Sau đổi mới năm 1986, các doanh nghiệp nhà nước không còn hoàn toàn được nhà nước bao
cấp nữa mà bắt đầu phải tự chủ, bước vào nền kinh tế thị trường, đồng thời, các doanh nghiệp
tư nhân đầu tiên cũng ra đời.
Tiếp đến, sự tràn vào của hàng hóa các nước khác, đặc biệt là hàng Trung Quốc giá rẻ đã tạo
nên một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Áp lực này buộc họ phải đổi mới
công nghệ nhằm tăng sức cạnh tranh để có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị
trường.
Để tạo ra được nhiều giá trị thặng dư, các doanh nghiệp bắt đầu chuyên môn hóa trong việc
sản xuất sản phẩm, phân chia công đoạn chi tiết, đầu tư vào việc mua lại công nghệ và máy
móc, áp dụng các phương thức quản lí mới. Ban đầu, với lượng kinh phí còn hạn hẹp, họ mua
lại những công nghệ và máy móc cũ đã lỗi thời ở các nước phát triển với giá thành rẻ, rồi dần
dần chuyển đổi sang những công nghệ mới hiện đại hơn. Đồng thời, khi Việt Nam còn chưa
có nguồn nhân lực tri thức cao, các chuyên gia nước ngoài cũng được mời về để chuyển giao
công nghệ.
Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các đối thủ mới (các
công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng
lực cạnh tranh cao), phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới (thị trường toàn cầu với
những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế). Vì vậy, việc
đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực lại càng trở thành nhu cầu cấp bách khi cạnh
tranh để tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn.
Điển hình là cuộc chạy đua về cung cấp công nghệ 3G giữa ba tập đoàn Vinaphone,
Mobiphone và Viettel cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện nay. Ngày
12/10/2009 vinaphone chính thức ra mắt, thì đến 15/12/2009 Mobiphone cũng bắt đầu triển

khai dịch vụ này. Chậm nhất là Viettel với dịch vụ được bắt đầu từ ngày 25/3/2010, nhưng lại
mở đầu bằng chiến dịch khuyến mãi lớn, mà theo đó, Viettel cho phép khách hàng dùng 3G
Mobile Internet với mức khởi điểm thấp nhất là 10.000 đồng/tháng, khuyến mãi 50% cước
đăng ký 3G và miễn cước hòa mạng cho các thuê bao trả sau D-Com 3G… Ngay lập tức,
Mobi tái khẳng định chiến lược “3G cho mọi người” với gói cước Mobile Internet cho người
sử dụng có thu nhập thấp, khởi điểm chỉ với 5.000 đồng/tháng (gói M5). Việc kéo người
dùng sử dụng dịch vụ của các nhà mạng là nhằm mục đích tạo ra giá trị thặng dư (lợi nhuận)
cho doanh nghiệp.
Không thể hiện rõ như chạy đua về công nghệ, việc đào tạo và tìm kiếm những nhà quản lí,
những nhà chiến lược tài ba cũng là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp. Không ít những
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay sẵn sàng trả cho nhân viên của mình hàng chục ngàn Euro
mỗi năm để có được những chiến lược mới giúp doanh nghiệp tạo ra được nhiều lợi nhuận
hơn bởi ngày nay lao động trí tuệ, lao động quản lý đã trở thành những hình thức lao động có
vai trò lớn. Khu vực dịch vụ, các hàng hóa phi vật thể, vô hình chiếm tỷ trọng lớn trong nền
kinh tế.

2. Hạn chế:
Tuy nhiên không thể không thấy rõ những mặt hạn chế khi công nghệ của Việt Nam dù đã
được cải tiến rất nhiều nhưng vẫn còn thua kém rất nhiều so với các nước phát triển, do phần
lớn các công nghệ này vẫn còn là công nghệ đã không còn được sử dụng ở nước ngoài mà
được bán lại với giá thành rẻ. Và với những doanh nghiệp có nguồn lực hạn hẹp, thì sau khi
đổi mới công nghệ một lần thì họ phải chờ một quãng thời gian khá dài mới có thể huy động
tiền để tiếp tục đổi mới công nghệ trong khi khoa học kĩ thuật đang biến đổi từng ngày.

Thêm nữa, tuy ngân sách nhà nước và tiền của các doanh nghiệp đầu tư cho vấn đề con người
là rất lớn nhưng hiện nay số người có khả năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng vẫn còn thấp, bởi
đầu tư vào giáo dục vẫn chưa đem lại hiệu quả. Điều này có thể thấy rõ ở việc tuyển dụng của
Intel tại Việt Nam năm 2008 với chỉ tiêu là 4000 nhân viên nhưng cuối cùng kết quả tuyển
dụng đã gây ra một sự thất vọng lớn.
3. Giải pháp:
Các doanh nghiệp trong nước cần cố gắng hơn nữa trong việc thay đổi công nghệ. Hiện nay
có nhiều doanh nghiệp trong nước đã tiến hành hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài trên
cơ sở hai bên cùng có lợi, vừa giúp doanh nghiệp nước ngoài làm quen nhanh chóng hơn với
nền kinh tế trong nước, vừa tạo điều kiện giúp doanh nghiệp trong nước có được những công
nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất.
Vấn đề nguồn lực vẫn là vấn đề cần được trọng tâm trong thời gian tới. Việc nâng cao chất
lượng dạy và học, giảm dần khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế là vô cùng cần thiết để
tránh hiện trạng có cầu mà không có cung như hiện nay.

Ta đã biết giá trị thặng dư đang được tạo ra như thế nào, vậy phần giá trị thặng dư ấy được
phân chia như thế nào ?
Nếu coi ΔT = m thì ta có thể phân tách m thành
m = m1 + m2 + m3 + m4 + m5 + m6 + m7 + …
Trước hết, doanh nghiệp ở bất kì quốc gia nào đều có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước (như
ở Việt Nam hiện nay là 25%).

Tiếp theo, phần lớn doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp tư nhân sẽ chia một phần
giá trị thặng dư cho các quỹ (quỹ nghiên cứu khoa học, quỹ phúc lợi, quỹ tái sản xuất) hoặc
nếu không theo mô hình này thì giá trị thặng dư sẽ được chia để trả công cho người quản lí,
cho tái sản xuất và mở rộng sản xuất, cho chủ doanh nghiệp… và một số phần khác.

III Kết luận:
Có thể nói, điều kiện điểm xuất phát nền kinh tế Việt Nam thấp, nhưng qua khoảng thời gian
sau đổi mới, áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có rất nhiều
chuyển biến tích cực.
Tiếp tục vận dụng những phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, đồng thời học tập từ những
nước phát triển, các doanh nghiệp của nước ta có thể đẩy mạnh kích thích sản xuất, tăng năng
suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lí, tiết kiệm chi phí sản xuất
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo, vững
mạnh hơn và giàu đẹp hơn.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *