11319_Tiểu luận Thủ tục hành chính và văn bản hành chính

luận văn tốt nghiệp

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG……………..

Tiểu luận

Thủ tục hành chính và văn bản hành chính

CHƯƠNG I

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
2
LỜI MỞ ĐẦU

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thủ tục hành chính là một quy phạm pháp luật mang tính thủ tục quy định
trình tự vể thời gian không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định cuả bộ máy nhà
nước, là cách thức giải quyết công việc cả cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan
hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Văn bản hành chính là loại văn bản
mang tính thông tin quy phạm Nhà nước. Nó cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy,
giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý , hình thức văn bản hành chính gồm
:Công văn,Báo cáo, Thông báo, Biên bản:
Trong thực tế thủ tục hành chính và văn bản hành chính tại Việt Nam còn
nhiều phức tạp và rờm rà, nhân viên phục vụ ở các cơ quan nhà nước chưa nhiệt tình đề
hường dẫn cho người dân . Vì vậy đây là một chương khá quan trọng nên nhòm chúng tôi
thống nhất chọn chương này để cho các Anh, Chị và các bạn hiểu rỏ và xây dựng làm thế
nào một thủ tục hành chính và văn bản hành chính việt nam ngày một tốt hơn để phục vụ
tốt hơn cho tổ chức, doanh nghiệp , cá nhân .
2. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Về đối tượng nghiên cứu:
Đề tài mang cái nhìn tổng quát về thủ tục hành chính và văn bản hành chính thông qua
đó cho chúng ta thấy và hiều như thế nào là những quy định về thủ tục hành chính và văn
bản hành chính.
*Về phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung làm sáng tỏ những lợi ích của thủ tục hành chính và văn bản hành chính ,
quan niệm thực tiển mà chúng ta thường gặp trong đời sống hàng ngày tại cơ quan hành
chính ( Thuế, Bảo Hiểm, Hải Quan, Sở Văn Hóa Thông Tin. …)
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết đề tài chúng tôi dùng những phương pháp sau:
*Phương pháp phân tích tài liệu:
Đề tài đi sâu nghiên cứu một đối tượng cụ thể nên đây là phương pháp chủ yếu
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
3
Bằng cách tiếp cận hệ thống sách giáo khoa, sách tham khảm, báo đài, và trang goole .
Đề tài đã tổng hợp và phân tích những vấn đề cơ bản về Thủ Tục Hành Chính & Văn Bản
Hành Chính Nhà Nước.
*Phương pháp so sánh:
Để khẳng định vai trò quan trọng của chương ( Thủ Tục Hành Chính & Văn
Bản Hàng Chính ) nên so sánh , đối chiếu nhằm tìm ra sự khác biệt và vượt trội.
Trên cơ sở đó so sánh giữa thực tế và lý thuyết cũng như những qui định cuả
Luật hành chính và các văn bản hướng dẩn khác, từ đó rút ra nhận xét và kết luật.
4.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Với việc tìm hiểu đánh giá của chương ( Thủ Tục Hành Chính & Văn Bản
Hành Chính ) tôi hy vọng rằng Giao Viên và các Anh Chị sinh viên sẽ có những biện
pháp mới về Thủ Tục Hành Chính & Văn Bản Hành Chính ở việt nam và so sánh các
nước trên thế giới. Sâu hơn nữa đề tài có thể là những gợi ý cho chúng ta hiểu được
những cái ưu điểm và khuyến điểm của “Thủ Tục Hành Chính & Văn Bản Hành Chính “
Tại Việt Nam.

CHƯƠNG II
NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ
VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

1. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thủ tục hành chính :
1.1.1. Khái niệm :
Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý (hành chính) nhà nước cần phải
tiến hành theo trật tự pháp lý. Điều đó có nghĩa là pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức,

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
4
thẩm quyền và trình tự thực hiện thẩm quyền của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công
chức trong quá trình giải quyết các công việc nội bộ nhà nước và công việc liên quan đến
các tổ chức cá nhân khác.
Tòan bộ các quy chế pháp lý về trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan
nhà nước và của cán bộ, công chức trong họat động quản lý nhà nước tạo thành chế định
pháp luật về thủ tục hành chính – một chế định quan trọng của luật hành chính.
1.1.2. Đặc điểm :
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về phạm vi, nội dung thủ tục hành
chính. Tuy nhiên, các quan điểm về vấn đề này đều thống nhất về các đặc điểm chung
của thủ tục hành chính, bao gồm:
a). Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong họat động
quản lý hành chính nhà nước :
Thủ tục hành chính do luật hành chính quy định và có tính chất bắt buộc đối
với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
b). Thủ tục hành chính là thủ tục viết :
Được thực hiện chủ yếu tại công sở nhà nước và kết quả của thủ tục hành
chính thường thể hiện bằng các văn bản hành chính nhà nứơc. Do đó việc thực hiện thủ
tục hành chính gắn bó mật thiết và được hổ trợ đắc lực bởi công tác văn thư.
c). Thủ tục hành chính được thực hiện bởi nhiều cơ quan, tổ chức và cán
bộ, công chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật :
Đó là các chủ thể của quản lý (hành chính) nhà nước như: cơ quan hành chính
nhà nước, tòa án, viện kiểm sát và một số tổ chức, cá nhân khác khi được nhà nước trao
quyền thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhà nước cụ thể.
d). Thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết các công việc nội bộ của cơ
quan nhà nước và những công việc liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá
nhân khác :
Vì vậy, thủ tục hành chính rất đa dạng, có nhiều lọai. Mỗi lọai thủ tục hành
chính đặt ra trình tự và những yêu cầu khác nhau đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan.
1.2. Các nguyên tắc của thủ tục hành chính.

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
5
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đồng thời để giải quyết
nhanh chóng, chính xác các công việc có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân, thủ tục hành chính phải được thực hiện theo những nguyên tắc
nhất định. Những nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp
luật khác, bao gồm:
– Chỉ có các cơ quan nhà nước, những người có thẩm quyền do pháp luật quy
định mới được thực hiện các thủ tục hành chính nhất định và phải thực hiện theo đúng
trình tự, bằng những phương tiện, biện pháp mà pháp luật cho phép.
– Khi thực hiện thủ tục hành chính phải bảo đảm tính chính xác, khách quan,
công minh.
– Thủ tục hành chính phải được niêm yết và thực hiện công khai.
– Các chủ thể của thủ tục hành chính có quyền bình đẳng trước pháp luật.
– Thủ tục hành chính phải được thực hiện một cách đơn giản và tiết kiệm.
– Các chủ thể tiến hành thủ tục hành chính phải có tinh thần trung thực, khách
quan, vô tư.
1.3. Các loại thủ tục hành chính :
Thủ tục hành chính rất đa dạng, có thể phân chia thành 3 nhóm:
1.3.1. Thủ tục hành chính nội bộ:
Đây là những thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong một cơ quan nhà
nước, trong một hệ thống cơ quan nhà nước và trong bộ máy nhà nước nói chung. Thủ
tục hành chính nội bộ bao gồm một số thủ tục cụ thể như: ban hành quyết định hành
chính; tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, khen thưởng, kỷ luật …
1.3.2. Thủ tục hành chính liên hệ:
Đây là những thủ tục để tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công dân; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi
phạm hành chính; trưng dụng, trưng mua tài sản của tổ chức, cá nhân … Thủ tục hành
chính liên hệ thường thể hiện bằng việc cơ quan nhà nước hoặc cán bộ công chức có
thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước thông qua việc áp dụng các quy phạm pháp
luật để giải quyết các công việc, các sự vụ cụ thể trong quản lý nhà nước. Kết quả của thủ
tục này thường là các quyết định hành chính hay các văn bản hành chính nhà nước.

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
6
1.3.3. Thủ tục văn thư :
Đây là những thủ tục có tinh chất bổ trợ cho các thủ tục hành chính khác. Thủ
tục văn thư thể hiện bằng các hoạt động lưu trữ, xử lý, quản lý và cung cấp các công văn,
giấy tờ để các chủ thể có thẩm quyền ra các quyết định hành chính hay các văn bản hành
chính nhà nước. Thủ tục văn thư mang nặng tính chất kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính,
đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, chính xác và đúng thể thức tùy theo các lọai việc.
Việc phân chia các loại thủ tục hành chính như trên chỉ là ước lệ, có tính chất
tương đối để nghiên cứu. Trong thực tiễn, các thủ tục hành chính được áp dụng đan xen,
thống nhất với nhau. Thực hiện một thủ tục nội bộ đòi hỏi phải tiến hành các công việc
thuộc thủ tục liên hệ, thủ tục văn thư và ngược lại.
1.4. Các giai đoạn của thủ tục hành chính :
Thủ tục hành chính thường diễn ra theo trình tự thời gian và có thể chia thành
các giai đoạn sau đây:
1.4.1.Đưa vụ việc ra để giải quyết :
Đây là giai đoạn bắt đầu thủ tục hành chánh. Cơ quan nhà nước có thể tự mình
hoặc căn cứ vào sáng kiến vụ việc của cá nhân, tổ chức để quyết định đưa vụ việc ra giải
quyết theo thủ tục hành chính. Trong một số trường hợp khác do pháp luật quy định, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải đưa vụ việc ra để giải quyết. Do đó, các kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo, các vi phạm hành chính, các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn
của các chủ thể quản lý là những căn cứ làm bắt đầu một thủ tục hành chính.
Sau khi quyết định đưa vụ việc ra giải quyết, cơ quan hoặc người có thẩm
quyền thường phải tiến hành những hành vi có tính chất bổ trợ như: lập biên bản; thu
nhập, xác minh chứng cứ tài liệu; triệu tập người có liên quan; áp dụng các biện pháp cần
thiết để bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ việc được thuận lợi.
1.4.2. Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc :
Đây là giai đoạn trọng tâm của thủ tục hành chính. Ơ giai đoạn này, cơ quan có
thẩm quyền cần phải thực hiện hai bước:
– Nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, tòan diện các tài liệu, chứng cứ,
các tình tiết có liên quan đến vụ việc;

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
7
– Trên cơ sở kết luận về vụ việc ở bước trên, cơ quan hoặc người có thẩm
quyền ra quyết định giải quyết vụ việc. Đây là hành vi pháp lý quan trọng kết thúc quá
trình giải quyết một vụ việc hành chính.
Căn cứ, thời hạn ra quyết định, nội dung, hình thức quyết định, trình tự ban
hành và công bố quyết định phù hợp với từng loại thủ tục hành chính theo quy định của
pháp luật. Quyết định giải quyết vụ việc hành chính là quyết định hành chính cá biệt
được ban hành trong hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan hoặc cán bộ, công chức có
thẩm quyền.
1.4.3. Thi hành quyết định hành chính :
Đây là giai đoạn các chủ thể của thủ tục hành chính thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình đã được xác định trong quyết định hành chính nếu không có khiếu nại,
kháng nghị về quyết định đó. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm
tự nguyện thi hành quyết định hành chính. Trường hợp không tự nguyện thi hành, các cơ
quan hoặc người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định
của pháp luật.
1.4.4. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính :
Đây là giai đoạn có thể xảy ra sau khi quyết định hành chính được ban hành và
cả trong trường hợp quyết đã được thi hành. Việc xem xét lại quyết định hành chính được
tiến hành khi có khiếu nại của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Quá trình
này được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và khiếu kiện hành
chính. Ngòai ra, Viện kiểm sát và những cơ quan nhà nước hữu quan cũng có thể thực
hiện việc kháng nghị, kiến nghị về quyết định hành chính trong phạm vi thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.

2. VĂN BẢN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC :
2.1. Khái niệm và đặc điểm của văn bản hành chính nhà nước.
2.1.1. Khái niệm :
Văn bản hành chính nhà nước là những văn bản do các chủ thể quản lý nhà
nước ban hành nhằm thực hiện hoạt động chấp hành điều hành của mình. Tính chất, đặc
điểm của văn bản hành chính nhà nước bắt nguồn từ tính chất, đặc điểm của quản lý hành

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
8
chính và hiệu lực của nó tùy thuộc vào địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà
nước đã ban hành văn bản.
2.1.2. Đặc điểm :
Văn bản hành chính nhà nước là một loại văn bản nhà nước nên có những đặc
điểm của văn bản nhà nước nói chung, đặc biệt là tính chất pháp lý của nó. Nhiều văn bản
hành chính nhà nước ở cấp trung ương và địa phương là văn bản quy phạm pháp luật nên
việc xây dựng và ban hành cũng phải thực hiện theo Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật. Tuy nhiên, văn bản hành chính nhà nước được ban hành bởi các cơ quan quản
lý nhà nước, do đó phần lớn là những văn bản dưới luật, được ban hành trên cơ sở chấp
hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, các nghị quyết của cơ quan quyền lực cấp trên và cùng
cấp cũng như để chấp hành văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, rất
nhiều trong số đó là văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Đây là đặc điểm chung của văn
bản hành chính nhà nước.
2.2. Phân lọai văn bản hành chính nhà nước :
Văn bản hành chính nhà nước được ban hành bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền
theo qui định của pháp luật, do đó văn bản hành chính có số lượng rất lớn, đa dạng và có
phạm vi áp dụng khác nhau.
Văn bản hành chính nhà nước có thể được phân loại căn cứ vào các tiêu chuẩn
sau :
2.2.1. Căn cứ vào cơ quan ban hành :
Văn bản hành chính nhà nước bao gồm :
– Văn bản của Chính phủ (Nghị định)
– Văn bản của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định)
– Văn bản của Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (Thông tư)
– Văn bản của Tổng kiểm toán nhà nước (Quyết định)
– Văn bản của Ủy ban nhân dân các cấp : (Quyết định, chỉ thị)
2.2.2. Căn cứ vào tính chất pháp lý và phạm vi đối tượng áp dụng :
Văn bản hành chính nhà nước bao gồm :
– Văn bản qui phạm pháp luật : gồm các văn bản mà nội dung qui định một
cách xử sự chuẩn mực (qui phạm pháp luật) để các đối tượng có liên quan áp dụng khi rơi
vào trường hợp được văn bản này dự liệu (các Nghị định, Quyết định, Thông tư)

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
9
– Văn bản áp dụng pháp luật (văn bản cá biệt) : là các văn bản do cơ quan có
thẩm quyền ban hành để áp dụng cho một đối tượng (hoặc một số đối tượng) trong một
trường hợp, hòan cảnh cụ thể (các Quyết định)
– Các văn bản hành chính thông thường khác như : thông cáo, thông báo, báo
cáo, công văn, … để thông tin hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể trong quá trình quản lý
nhà nước
2.3. Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật hành chính :
2.3.1. Khái niệm :
Văn bản qui phạm pháp luật là các loại văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo trình tư, thủ tục luật định trong đó có chứa các qui phạm pháp luật
tức các qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho mọi người
Theo đ.1 Luật ban hành VBQPPL được Quốc hội thông qua ngày 03/6/2008,
có hiệu lực từ 01/01/2009 thì “văn bản qui phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà
nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tuc
được qui định trong Luật này hoặc Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Uy ban nhân dân, trong đó qui định các qui tắc xử sự chung, có hiệu lực
bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”
Văn bản qui phạm pháp luật hành chính là các văn bản qui phạm pháp luật do
hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ban hành
2.3.2. Đặc điểm của văn bản qui phạm pháp luật hành chính:
Phân tích khái niệm trên và dựa vào tác động thực tế, văn bản qui phạm pháp
luật có các đặc điểm sau:
a). Văn bản qui phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành
hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định:
Như vậy, để được xem là văn bản qui phạm pháp luật phải hội đủ các điều kiện
:
– Thể hiện bằng bản viết, bản in, có khả năng truyền đạt, phổ biến, lưu trữ.
– Do một cơ quan nhà nước hoặc nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối
hợp ban hành nghĩa là chỉ có cơ quan Nhà nước được cho phép mới được quyền ban
hành.

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
10
– Việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật không được tùy tiện mà phải tuân
thủ theo hình thức, trình tự, thủ tục riêng do luật định cho từng loại văn bản.
b). Văn bản qui phạm pháp luật chứa đựng các qui tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội
thuộc lĩnh vực hành chính:
Trong văn bản này phải chứa đựng qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho
mọi người nghĩa là chứa đựng những qui định mà bất cứ ai khi rơi vào hoàn cảnh, trường
hợp nầy đều chịu sự chi phối của văn bản.
Qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm việc thực
hiện là những chuẫn mực mà mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia
quan hệ được qui tắc đó điều chỉnh. Các chuẩn mực nầy do cơ quan Nhà nước qui định
dựa trên thực tiễn xã hội, qui luật phát triển khách quan và quan điểm Nhà nước nhằm
hướng cách xử sự của mọi người trong những trường hợp cụ thể theo cách thức do Nhà
nước qui định.
c). Văn bản qui phạm pháp luật hành chính được áp dụng nhiều lần trong
thực tế:
Nội dung của văn bản qui phạm pháp luật nhằm nêu cách xử sự trong từng
trường hợp, hoàn cảnh. Trong thực tế, khi một trường hợp cá biệt xảy ra, phù hợp với nội
dung văn bản qui phạm pháp luật, văn bản nầy sẽ được “áp dụng” để “cá biệt hóa” trong
từng trường hợp cụ thể bằng các văn bản cá biệt (hay văn bản áp dụng pháp luật). Từ một
văn bản qui phạm pháp luật có thể “cá biệt hóa” để áp dụng trong nhiều trường hợp thực
tế (bằng nhiều văn bản cá biệt), do vậy, văn bản qui phạm pháp luật được áp dụng nhiều
lần trong thực tế.
Điểm này thể hiện sự khác biệt giữa văn bản qui phạm pháp luật và văn bản áp
dụng pháp luật (còn gọi là văn bản cá biệt) là văn bản chỉ áp dụng một lần và đối với chủ
thể được xác định rõ (thí dụ : các quyết định khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, xử phạt hành chánh,…).
2.3.3. Các lọai văn bản qui phạm pháp luật hành chính tại nước ta hiện nay
:

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
11
Theo Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 2008, các loại văn bản
qui phạm pháp luật ở nước ta được chia thành các loại sau:
– Hiến pháp, luật (bộ luật), nghị quyết của Quốc hội.
– Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
– Lệnh, quyết đđịnh của Chủ tịch nước.
– Nghị đđịnh của Chính phủ.
– Quyết đđịnh của Thủ tướng Chính phủ.
– Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của
chánh án TANDTC.
– Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cáo.
– Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
– Quyết định của Tổng kiểm tóan nhà nước
– Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ
với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.
– Thông tư liên tịch giữa Chánh án TANDTC với Viện trưởng VKSNDTC;
giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng
VKSNDTC; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
– Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Như vậy, trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, văn bản qui phạm pháp
luật gồm các lọai sau đây :
a). Văn bản do Chính phủ ban hành:
* Nghị định :
Nghị định của Chính phủ ban hành để qui định các vấn đề sau đây :
– Qui định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quôc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
– Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc
phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y
tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức,

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
12
quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành
của Chính phủ;
– Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
– Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành
luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
b). Văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành:
* Quyết định :
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề
sau đây:
– Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành
chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc
thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
– Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm
tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân
các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
c). Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành:
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy
định các vấn đề sau đây:
– Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của
Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
– Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật của
ngành, lĩnh vực do mình phụ trách;
– Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình
phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao.
d). Văn bản qui phạm pháp luật liên tịch:

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
13
Văn bản qui phạm pháp luật liên tịch là những văn bản qui phạm pháp luật do
nhiều cơ quan có thẩm quyền phối hợp ban hành.
Theo Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật, các văn bản qui phạm pháp
luật hành chính liên tịch gồm có Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung
ương của tổ chức chính trị – xã hội và Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC hoặc giữa các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với nhau.
* Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức
chính trị – xã hội:
Được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về
việc tổ chức chính trị – xã hội đó tham gia quản lý nhà nước.
* Thông tư liên tịch , gồm :
– Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: được
ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và
những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
– Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ :
được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của
Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ đó.
đ). Văn bản do UBND (các cấp) ban hành:
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004,
áp dụng từ ngày 01/4/2005, văn bản qui phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân các cấp ban hành gồm có : Nghị quyết của HĐND và Quyết định, chỉ thị của
UBND (các cấp)
* Quyết định của UBND:
Quyết định của UBND ban hành để thi hành Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ
quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND cùng cấp về phát triển kinh tế – xã hội,
củng cố quốc phòng , an ninh; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương và

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
14
thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; qui định một vấn đề cụ thể theo văn bản của
cơ quan cấp trên giao
* Chỉ thị của UBND:
Chỉ thị của UBND ban hành để qui định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt
động, đôn đốc và kiểm tra họat động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của HĐND,
UBND cấp dưới (nếu có) trong việc thực hiện văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên,
của HĐND cùng cấp và quyết định của mình.
2.4. Hiệu lực của văn bản qui phạm pháp luật:
Khi một văn bản qui phạm pháp luật được Nhà nước ban hành cần xác định
văn bản này có giá trị từ lúc nào, đến lúc nào và trong khu vực nào, đối với ai. Đó là hiệu
lực của văn bản, bao gồm: hiệu lực trong thời gian và hiệu lực trong không gian.
2. 4.1. Hiệu lực của VBQPPL theo thời gian:
@. Thời điểm văn bản qui phạm pháp luật phát sinh hiệu lực:
a). Đối với các VBQPPL của các cơ quan trung ương :
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong
văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong
tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống
thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải
được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin
trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm
pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có
nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp quy định trên.
Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký
ban hành, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan
Công báo để đăng Công báo.
Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật
trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
15
Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có
giá trị như văn bản gốc.
b). Đối với văn bản qui phạm pháp luật của HĐND, UBND :
– Cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm
nhất là 5 ngày
– Cấp huyện có hiệu lực sau 7 ngày và phải được niêm yết chậm nhất là 3 ngày;
– Cấp xã có hiệu lực sau 5 ngày và phải được niêm yết chậm nhất là 2 ngày) kể
từ ngày được thông qua hoặc ký ban hành trừ trường hợp văn bản qui định ngày có hiệu
lực muộn hơn.
Trường hợp văn bản của UBND qui định các biện pháp nhằm giải quyết các
vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp thì có thể qui định ngày có hiệu lực sớm hơn.
@. Thời điểm văn bản chấm dứt hiệu lực :
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các
trường hợp sau đây:
– Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
– Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà
nước đã ban hành văn bản đó;
– Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về
cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban
hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản
được ban hành sau.
@. Thời điểm văn bản ngưng hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ việc thi hành thì ngưng hiệu lực cho
đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ thì văn bản hết hiệu lực, nếu không huỷ bỏ
thì văn bản tiếp tục có hiệu lực.

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
16
Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của
văn bản phải được quy định rõ tại quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn
bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp
luật phải được đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
@. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn
bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc
bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn
bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành
văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ
sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa
đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật
do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trong
trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản đó danh
mục văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành
trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung
trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.
Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi,
bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do
cùng một cơ quan ban hành.
@. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới
được quy định hiệu lực trở về trước.
Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực
hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
17
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách
nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước
ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
2.4.2. Hiệu lực của VBQPPL theo không gian:
Hiệu lực của VBQPPL theo không gian là tìm hiểu khu vực áp dụng và các đối
tượng chịu sự chi phối của VBQPPL, được xác định như sau:
a). Trường hợp trong văn bản có xác định rõ phạm vi hiệu lực trong không
gian
Trường hợp nầy khu vực áp dụng và đối tượng chịu sự chi phối sẽ áp dụng
theo qui định của văn bản
Thí du : đ.2 của Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (áp dụng từ 20/5/2010)
qui định đối tượng áp dụng nghị định là cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Như vậy, phạm vi hiệu lực trong không gian của văn bản này là áp dụng trên
lãnh thổ nước Việt Nam bất luận chủ thể là ai (cá nhân, tổ chức trong nước hoặc cá nhân,
tổ chức nước ngòai) có hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ.

b). Trường hợp trong văn bản không quy định rõ phạm vi hiệu lực về không
gian,
Trường hợp nầy, khu vực và đối tượng chịu sự chi phối được xác định dựa
trên:
*. Thẩm quyền ban hành:
Những văn bản do các cơ quan trung ương ban hành có hiệu lực trong cả nước.
Những văn bản do cơ quan địa phương ban hành có hiệu lực đối với công dân, tổ chức ở
địa phương đó.
Văn bản qui phạm pháp luật cũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người
nước ngoài đang ở tại Việt Nam hoặc tại địa phương nào đó trừ trường hợp pháp luật của
Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
18
*. Phạm vi tác động của văn bản:
– Những văn bản có phạm vi tác động đến một hoặc nhiều lĩnh vực phổ biến thì
có hiệu lực đối với mọi người, tác động trên một lĩnh vực cụ thể nào đó thì chỉ có hiệu
lực cho những đối tượng thuộc lĩnh vực nầy. Thí dụ: qui định về giữ gìn vệ sinh công
cộng thì áp dụng chung cho mọi người; qui định về kê khai, nộp một loại thuế nào đó chỉ
áp dụng đối với những người có liên quan
– Những văn bản có phạm vi tác động giới hạn cho một vùng nào đó thì hiệu
lực áp dụng giới hạn cho những người trong phạm vi này. Thí dụ: những văn bản qui
định áp dụng cho vùng biên giới, hải đảo, miền núi, chỉ có hiệu lực áp dụng cho những
đối tượng trong vùng này mà thôi.

CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM THỰC TIỂN

1.QUAN ĐIỂM THỰC TIỂN
Về phiá trình tự :Trình tự thủ tục hành chính thường ra đời từ nhu cầu quản lý
của cơ quan công quyền chứ ít khi quan tâm đến quyền lợi cuả các tổ chức, cá nhân khác
có liên quan . Do đó, hầu hết các thủ tục hành chính đều tìm cách tạo thuận lợi cho cơ
quan có thẩm quyền đẩy khó khăn về phiá người dân.Trình tự thủ tục đưa ra thiếu khoa
học, rườm rà trùng lặp, tình trạng nhiều cơ quan cũng giải quyết một vấn đề hoặc tình
trạng nhiều vấn đề lại chỉ thực hiện một cơ quan, thời gian hoàn tất một thủ tục thường
kéo dài do phải tuân theo trình tự một cách máy móc.
+ Hầu hết các thủ tục hành chính đều không có quy định rỏ ràng và đứt khoát
các loại giấy tờ , tài liệu cần phải có khi làm thủ tục hành chính. Thậm chí có nhiều thủ
tục hành chính sau khi liệt kê một loạt các giấy tờ còn quy định thêm “ các loại giấy tờ,
và tài liệu khác”. Lợi dụng kẻ hở này,người có thẩm quyền yêu cầu đương sự nộp thêm
một số giấy tờ khác, nhiều khi hết sức vô lý.
– Về phiá nhà nước:Việc thiết lập quy trình giải quyết công việc thiếu hợp
lý,chậm trể,dẫm đạp, đùn đẩy lãnh nhau: thời gian thủ tục hành chính thường là quá dài

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
19
và không có thời điểm cuối cùng một cách vô lý và cũng chưa ra quy chế chiụ trách
nhiệm nếu quá thời gian quy định.
+ Tình trạng thủ tục thiếu đồng bộ, chồng chéo rườm rà phức tạp luôn gây trở
ngại cho người dân khi đến giao dịch, có khi nộp giấy tờ xin hàng tá các loại con dấu ,
chữ ký rồi …mà vẫn phải mỏi cổ chở đợi – một cữa mà vẫn nhiểu ngách:
– Về phiá cách thức:Chúng ta chưa có phương thức điều hành giải quyết thủ tục
hiệu quả , chưa xây dựng được một cơ chế trách nhiệm rỏ ràng , chưa giải quyết tốt mối
quan hệ giữa tãp thể và cá nhân trong việc giải quyết mọi thủ tục hành chính theo yêu cầu
của công dân.
2. BÀI HỌC VỀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA
TRONG GIAO DỊCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Đầu năm 1998 các sở ngành tại TPHCM đã thực hiện thống nhất cơ chế “một
cửa”và các quận huyện thống nhất cơ chế ‘ một cửa một dấu”phần lớn các hồ sơ hành
chính đã dược đơn giản hoá, một số thủ tục không còn cũng loại bỏ.
Tuy nhiên, cơ chế “một cửa” đang được thực hiện tại TP, cũng như các địa
phương hiện nay, mới chỉ có kết quả tại mỗi sở-ngành, quận-huyện, mà chưa tạo được kết
nối liên thông, liên ngành giữa các ngành, các cấp. Từ đó có sự “đứt khúc” trong quan hệ
phối hợp công việc, gây vướng mắc, chồng chéo, thậm chí còn trở ngại lẫn nhau giữa các
cơ quan. Hồ sơ hành chính có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp hoặc nhiều cơ quan,
đơn vị thì tổ chức và người dân vẫn còn phải tự liên hệ qua nhiều cửa, tại nhiều đơn vị.
Để khắc phục tình trạng tồn tại nêu trên, TPHCM đã áp dụng thực hiện cơ chế
“một cửa, liên thông”. Mô hình này có thể được coi là bước tiếp nối hay một cấp độ cao
hơn của việc thực hiện cơ chế “một cửa”. Và nó đã từng bước khắc phục được tình trạng
“đứt khúc”, thiếu đồng bộ trong mối quan hệ công tác giữa các sở-ngành, quận-huyện,
phường-xã, thị trấn mà TPHCM gặp phải trong quá trình thực hiện cơ chế “một cửa”.
Quá trình cải cách hành chính tại TPHCM cho thấy cơ chế “một cửa” có thể áp
dụng cho tất cả các quy trình giải quyết các quan hệ hành chính giữa công dân với cơ
quan hành chính. Vấn đề quan trọng là phải xây dựng được quy trình thực hiện các giao

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
20
dịch hành chính sau “một cửa” nhằm đảm bảo tính thông suốt, đơn giản, gọn và có khả
năng theo dõi từ khâu đầu đến khâu cuối. Thực tiễn cho thấy khó khăn, phức tạp nhất
trong cơ chế “một cửa” là vấn đề tạo được mối quan hệ liên thông giữa các cơ quan, các
đơn vị khi tham gia vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Làm sao cho quy trình ấy
thực hiện một cách đồng bộ, liên hoàn, tạo thành “dòng chảy” công việc giữa các cơ
quan, các cấp có thẩm quyền.
Từ những thực tế đã và đang diễn ra khi áp dụng mô hình “một cửa” thời gian
qua, có thể rút ra bài học kinh nghiệm mang tính nguyên tắc trong thực hiện cơ chế “một
cửa” tại TPHCM:
Thứ nhất, xác định rõ đầu mối chính của quy trình thực hiện giao dịch hành
chính, là nơi tiếp nhận các thủ tục cần thiết cho việc giải quyết các quan hệ hành chính
(quan hệ về thủ tục hành chính, quan hệ công việc) và là nơi cung cấp kết quả cuối cùng
sau khi thực hiện các bước tác nghiệp theo quy định. Phải có vai trò chỉ huy, là đầu mối
điều hành, kiểm tra, giám sát “dòng chảy” của quy trình, để các bước thực hiện không bị
“tắc” tại các khâu trung chuyển giữa các cơ quan, giữa các đơn vị hoặc giữa các cấp.
Thứ hai, xác định rõ các khâu, các bước thuộc quy trình giải quyết quan hệ
hành chính, trình tự, thời gian, những tác nghiệp tương ứng của từng khâu, kết quả trung
gian do các thành viên thực hiện, mối quan hệ giữa các thành viên. Qua đây cần xác định
rõ tính hệ thống, hợp lý của các khâu trong quy trình, khâu nào có thể bỏ bớt, khâu nào
có thể thực hiện đồng thời để rút ngắn thời gian và khâu nào có thể được kết hợp, lồng
ghép với nhau.
3. Ý KIỀN CUẢ CÁC BAN NGÀNH
Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính, Bộ Nội Vụ ông Đinh Duy Hoà thừa nhận,
hiện chất lượng dịch vụ hành chính công còn rất thấp. Nhưng, thấp như thế nào và thấp
đến đâu? Đây là một câu hỏi cho đến nay vẫn chưa được xác định chính xác bằng văn
bản. Dựa trên mục tiêu tổng thể của Nghị quyết 30C về chương trình cải cách hành chính

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
21
nhà nước giai đoạn 2011-2020, đến năm 2015 sẽ có 60% người dân hài lòng về sự phục
vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.
Cá nhân ông Đinh Duy Hoà cho rằng, chỉ số gốc hiện tại dao động ở mức 15-
20%. Nhưng, đó vẫn chưa phải là con số chính xác để đo về chỉ số hài lòng của người
dân. Khi bộ chỉ số đánh giá về chất lượng cải cách hành chính chưa được áp dụng trong
thực tế. 10 năm trước đây, chương trình cải cách hành chính nói chung có rất nhiều mục
tiêu đề ra, mang tính nhân bản và chứa đựng nhiều kì vọng. Nhưng cũng chính vì sự hoàn
thiện, hoàn mĩ đó mà một thập kỉ qua, khi nhìn nhận lại, tham vọng vẫn chỉ là tham vọng,
nhiều nhiệm vụ chưa được thực hiện trọn vẹn.
– PGS. TS Nguyễn Thu Linh, Phó Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển,
người có nhiều tâm huyết và ý kiến đóng góp trong công cuộc cải cách hành chính băn
khoăn về con số 80% người dân hài lòng khi đến các cơ quan công quyền. Bởi, theo bà
Linh, hiện thủ tục hành chính vẫn là rào cản của người dân và doanh nghiệp. Bà Linh đưa
ra ví dụ về 4 mức thực thi các thủ tục hành chính, trong đó ở các nước tiên tiến chủ yếu
giao dịch qua Internet. Và mức thấp nhất, người dân phải tìm kiếm công chức để hỏi, nếu
không được chỉ dẫn hoặc chỉ dẫn không rõ thì quay về hỏi bạn bè, hàng xóm. “Đây là
kiểu thông tin “truyền miệng” khiến dân mất thời gian, vất vả lo lắng vì thông tin không
rõ ràng. Nước ta khá phổ biến là cách thức này”- bà Linh nói. Theo bà Linh, ở các thành
phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, nơi mà trong một gia đình ít nhất có một người
biết sử dụng máy tính thì có thể giải quyết các thủ tục hành chính qua mạng. Còn cách
thức “truyền miệng” chỉ nên áp dụng cho vùng cao, vùng xa”.Để đạt được mục tiêu đến
năm 2020 sẽ có 80% người dân hài lòng khi tiếp cận với các cơ quan hành chính nhà
nước trở thành hiện thực, hàng năm cần tiến hành khảo sát về đánh giá của người dân và
doanh nghiệp đối với kết quả của các cơ quan hành chính trong thực hiện TTHC cũng
như cung cấp các dịch vụ công như giáo dục, y tế và công ích như điện, nước, giao thông,
môi trường… “Việc xếp hạng này sẽ góp phần giúp các cơ quan công quyền chuyển
mình theo mong đợi của xã hội” – bà Linh nói.
Tuyển dụng chưa đúng người?

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
22
Để có một đội ngũ công chức thạo việc, tâm huyết và làm đúng trọng trách của
mình, việc khen thưởng, đề bạt, trả lương theo kết quả được thực hiện thuộc loại việc
trồng cây, tưới nước thì thanh tra, giám sát việc thực thi thủ tục hành chính là việc bắt
sâu, nhổ cỏ. Hiện, đang tồn tại một thực trạng, tại các cơ quan công quyền, thủ tục tiếp
dân theo quy định, công chức phải đeo biển ghi rõ họ tên, chức danh và phải có giấy biên
nhận hồ sơ của dân, song công chức thường bỏ qua khâu này, nếu người dân có đòi hỏi
họ cũng từ chối. Tại sao có hiện tượng khá phổ biến này? Theo phân tích của PGS. TS
Nguyễn Thu Linh, nguyên nhân trước hết, do một bộ phận công chức không biết mình
phải làm gì, làm như thế nào. Có tình trạng này, bởi công tác tuyển dụng chưa đúng
người. Giao việc còn chung chung, thiếu sự kèm nghề, dẫn dắt của công chức có kinh
nghiệm. Và còn một nguyên nhân nữa là công chức chưa được học đúng cái họ cần cho
công việc.Trường hợp thứ hai là do dòng chảy công việc trong cơ quan, giữa các bộ phận
với nhau bị ngưng trệ vì phân công không rõ ràng hoặc chồng chéo dẫn đến đùn đẩy,
hoặc bỏ qua. Tình trạng này hay xảy ra trong quản lý đất đai, xây dựng.
Trường hợp thứ ba, có thể do công chức cố tình gây khó khăn để nhũng nhiễu.
Mới đây nhất, trong một cuộc kiểm tra về cải cách thủ tục hành chính tại Hà Nội, Cục
kiểm soát thủ tục hành chính đã phát hiện nhiều cơ quan công quyền không có giấy hẹn
trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính cho nguời dân. Hoặc nếu có thời hạn trả kết quả
các thủ tục hành chính vẫn chưa đúng với giấy hẹn mà không có lí do trả chậm trong sổ
tiếp nhận trả kết quả. Còn theo Tiến sĩ Hoàng Mai, Trưởng bộ môn hành chính, Học viện
hành chính quốc gia, việc đánh giá công chức ở Việt Nam chưa được thực hiện một cách
thực chất và khách quan, vẫn còn mang tính hình thức và cào bằng do chưa có hệ thống
tiêu chí đánh giá rõ ràng. Hàng năm công chức thường được đánh giá hoàn thành tốt hoặc
xuất sắc nhiệm vụ được giao, số lượng công chức được đánh giá không hoàn thành nhiệm
vụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong các cơ quan hành chính nhà nước.Đây cũng cũng chính là
những hạn chế về đội ngũ cán bộ công chức hiện nay.Nhìn kĩ, chương trình tổng thể cải
cách thủ tục hành chính 10 năm qua và 10 năm tới luôn có tên gọi là Chương trình tổng
thể. Phải tổng thể, vì muốn có kết quả trong nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính lại phụ
thuộc nhiều vào việc thực hiện các nhiệm vụ khác như: cơ cấu lại bộ máy hành chính, rà
soát lại chức năng nhiệm vụ để tránh trùng chéo hoặc bỏ sót việc. Chính vì vậy, theo

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
23
PGS. TS Nguyễn Thu Linh, để thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính cần có sự
thay đổi lớn trong bộ máy. Bởi, sẽ không thể có thủ tục hành chính tốt, công chức tốt
trong một hệ thống hành chính xộc xệch. Bộ máy với sự phân chia thẩm quyền hợp lý
mới có cơ sở xây dựng bản mô tả công việc cho các vị trí công chức. Đặc biệt là chế độ
trách nhiệm của người đứng đầu. Những việc cần làm trong củng cố bộ máy, nhân sự sẽ
giúp cho dòng chảy công việc không bị ách tắc hoặc sai lệch và cũng dễ phát hiện để
khắc phục, khi trách nhiệm đã rõ ràng.“Lâu nay, có thể nói, việc giám sát trong nhiều cơ
quan hành chính bị xem nhẹ, nếu không nói là làm cho có vì. Tiếc rằng, do các nhiệm vụ
của CCHC các năm qua chưa được như mong muốn” – bà Linh nói. Cùng chung quan
điểm ấy, Tiến sĩ Hoàng Mai, cho rằng, công chức cần nâng cao năng lực chuyên môn,
hiểu rõ các thủ tục hành chính để có thể giải quyết công việc của người dân và doanh
nghiệp một cách chính xác và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó cần thay đổi thái độ phục vụ
công dân, coi người dân như khách hàng của nhà nước.PGS. TS Nguyễn Thu Linh đưa ra
quan điểm: “Theo tôi, trong hoàn cảnh của Việt Nam, để công chức tôn trọng đạo đức
nghề nghiệp, trước hết cấp trên phải gương mẫu. Bởi ảnh hưởng từ hành vi thực tế mạnh
hơn lời nói, sách vở. Công chức cấp dưới thường nhìn lên cấp trên để noi theo. Đồng thời
các quy định Quản lý công chức phải được thực thi đúng mới không biến các quy định
thành khẩu hiệu”
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ở trên chúng ta thấy, để cải cách thủ tục hành chính với mục
tiêu: Xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà
cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công
khai, đơn giản và thuận tiện cho dân, … thì vấn đề đặt ra là trước hết phải giải quyết tốt
vấn
đề
trình
tự
.
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới ( như Nhật Bản, Singgapo, Hàn Quốc, Pháp,…)
Thứ nhất, người ta quan tâm đến kết quả, hiệu quả công việc. Họ không cần biết là trình
tự ra sao, bao gồm những bước nào,.. cứ miễn là chất lượng và hiệu quả công việc tốt,
cách thức đó có thuận lợi cho người dân và có đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
thẩmquyềncủa

nhân
họ.
Thứ hai, người ta quan tâm đến cách thức hơn trình tự bởi họ đã có nền tảng của một
trình tự khoa học, hợp lý, chặt chẽ nên hiên nay người ta quan tâm đến cách thức hơn với

Thaïc só: Leâ Minh Nhöït Nhoùm 7
24
ý
nghĩa

ngày
càng
nâng
cao
chất
lượng

hiệuquảcôngviệc.
Điều này cho thấy, trong những quy phạm về thủ tục hành chính phần lớn là quy định về
phương pháp, cách tiến hành công việc mà cơ quan, tổ chức, công chức, cá nhân công
dân phải tuân theo. Chẳng hạn như, quy định rõ ràng, chặt chẽ những chuẩn mực trong
hành vi ứng xử và đạo đức của nhân viên công quyền; thái độ, trách nhiệm, quyền lợi,
chế tài đối với cán bộ công chức khi đảm bảo thủ tục hành chính; quy định rõ ràng chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cơ quan nên vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết
của cơ quan nào thì cơ quan đó phải chủ động giải quyết; nguyên tắc tiết kiệm, công khai
được đề cao trong tiến hành thủ tục và giải quyết công việc; coi trọng xu hướng tư vấn và
phục vụ của cán bộ, công chức đối với “khách hang”. Tuy nhiên, đối với nước ta trong
quá trình cải cách hành chính hiện nay, vấn đề đặt ra là chúng ta cần quan tâm đến cả
trình tự khi thực hiện thẩm quyền và cả cách thức giải quyết công việc của các cơ quan.
Bởi lẽ, khi có trình tự khoa học, chặt chẽ, hợp lý nhưng

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *