BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Thùy Linh
ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Thùy Linh
ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số
: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH PHƯƠNG DUY
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Lê Thị Thùy Linh
2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Tâm lý – Giáo dục, Phòng
Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong quá trình học và hoàn tất luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đinh Phương Duy đã tận tâm
giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình học và trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này. Những định hướng và điều chỉnh của Thầy đã giúp tôi trưởng thành hơn,
chuyên nghiệp hơn trong nghiên cứu khoa học.
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………….. 1
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………….. 2
MỤC LỤC …………………………………………………………………………………………………….. 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
………………………………………………………………. 5
MỞ ĐẦU
……………………………………………………………………………………………………….. 6
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu …………………………………………………………………
6
2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………………………………………
7
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ……………………………………………………………………
8
4. Giả thuyết nghiên cứu ……………………………………………………………………………………….
8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………
8
6. Giới hạn của đề tài …………………………………………………………………………………………….
8
7. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………………..
9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA ………… 10
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………………………………………………….
10
1.1.1. Quan điểm của một số học thuyết về động cơ. ……………………………………………..
10
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về động cơ ở Việt Nam. ………………………………………
14
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng rượu, bia trên thế giới …………………….
16
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng rượu, bia ở Việt Nam
……………………….
18
1.1.5. Các chính sách về phòng chống tác hại của rượu, bia ở Việt Nam…………………..
20
1.2. Những vấn đề lí luận chung về động cơ sử dụng bia rượu ………………………………
21
1.2.1. Khái niệm động cơ ……………………………………………………………………………………
21
1.2.2. Cấu trúc động cơ của nhân cách.
…………………………………………………………………
25
1.2.3. Phân loại động cơ ……………………………………………………………………………………..
28
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ sử dụng bia rượu
…………………………………….
29
1.3. Ảnh hưởng của hành vi lạm dụng bia rượu đối với con người. ……………………….
30
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM
…………………………………………………………… 35
2.1. Thể thức nghiên cứu ……………………………………………………………………………………..
35
2.2. Kết quả nghiên cứu.
………………………………………………………………………………………
36
2.2.1. Mục đích sử dụng rượu, bia của sinh viên ……………………………………………………
37
4
2.2.2. Nhận thức của sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM về rượu bia và tác hại của
hành vi lạm dụng rượu bia…………………………………………………………………………………..
40
2.2.3. Thái độ của sinh viên đối với vấn đề sử dụng rượu bia. …………………………………
59
2.2.4. Hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên
……………………………………………………….
61
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên …………………………
67
2.2.6. Nhu cầu và mức độ sử dụng rượu bia của sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM
………………………………………………………………………………………………………………………..
72
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP SINH VIÊN TỰ ĐIỀU CHỈNH NHU
CẦU VÀ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG RƯỢU BIA ………………………………………………….. 80
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp …………………………………………………………………………………
80
3.1.1. Cơ sở Tâm l
í …………………………………………………………………………………………….
80
3.1.2 Cơ sở pháp lý
…………………………………………………………………………………………….
81
3.2 Biện pháp thực hiện phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia của nhà nước.
……………………………………………………………………………………………………………………………
83
3.2.1 Biện pháp về kiểm soát nhu cầu sử dụng rượu, bia ………………………………………..
83
3.2.2. Biện pháp về kiểm soát nguồn cung cấp rượu, bia ………………………………………..
84
3.2.3 Biện pháp về giảm tác hại …………………………………………………………………………..
85
3.2.4. Biện pháp về huy động nguồn lực
……………………………………………………………….
86
3.2.5. Biện pháp về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế …………………………………..
87
3.3. Đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên tự điều chỉnh hành vi sử dụng rượu bia
……………………………………………………………………………………………………………………………
88
3.3.1. Tác động nâng cao nhận thức của sinh viên về rượu bia và hậu quả của việc lạm
dụng rượu bia. …………………………………………………………………………………………………..
88
3.3.2. Tác động thay đổi hành vi ………………………………………………………………………….
89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………….. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………. 93
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………………. 95
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐH CN
: Đại học Công Nghiệp
ĐH LĐ-XH
: Đại học Lao Động – Xã Hội
ĐH TDTT
: Đại học Thể Dục Thể Thao
ĐLC
: Độ lệch chuẩn
SL
: Số lượng
TB
: Trung Bình
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong tâm lí học động cơ là một vấn đề được các nhà khoa học rất quan tâm.
Tất cả những công trình nghiên cứu nhằm mục đích lí giải vì sao con người hành
động thế này hay thế khác về thực chất là những công trình nghiên cứu về động cơ.
Khái niệm động cơ thường được dùng như một trong những khái niệm trung tâm để lí
giải hành vi của con người. Các nhà tâm lí học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng động cơ
có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Động cơ chính là
lực thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích của mình. Nói khác đi động
cơ chính là yếu tố thôi thúc con người hành động để thoả mãn nhu cầu. Vậy thì,
những động cơ nào có vai trò thúc đẩy hành vi sử dụng rượu bia của con người nói
chung và tầng lớp sinh viên nói riêng?
Thanh niên trong đó có sinh viên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh
mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá
VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới đã khẳng định: “Thanh niên là lượng
xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành
công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng
thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ
nghĩa hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng,
rèn luyện thế hệ thanh niên”. Lứa tuổi thanh niên trong đó có sinh viên là lực lượng
hậu bị của đất nước. Đây là độ tuổi mà mỗi cá nhân khởi đầu quá trình thực sự chủ
động và tích cực tham gia vào đời sống xã hội. Hoạt động chủ đạo của sinh viên là
học tập và rèn luyện chuẩn bị cho nghề nghiệp. Nếu họ không nhận thức được tác hại
của bia rượu nói riêng và các chất kích thích nói chung mà có hành vi lạm dụng thì sẽ
có ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và cộng đồng.
Vấn đề sử dụng rượu bia đã có từ lâu đời nhưng càng ngày càng trở nên thịnh
hành bởi vì Việt Nam cũng như một số nước châu Á khác (Nhật Bản, Hàn Quốc…)
7
thì uống rượu bia trở thành nhu cầu đòi hỏi trong làm ăn. Quán ăn, nhà hàng là nơi
nhiều giao kèo quan trọng được kí kết, chính nhu cầu này đã ảnh hưởng đến nhận
thức của giới trẻ hiện nay về hành vi uống bia rượu, đặc biệt là hình thành trong họ
quan niệm “bia rượu” là thứ không thể thiếu trong bước đường xây dựng sự nghiệp
của một người thành công. Quan niệm người Việt Nam coi biết uống bia rượu như là
một “tố chất”, “làm sếp thì phải biết uống bia rượu”, thậm chí uống bia rượu được coi
như một cách để chứng tỏ bản lĩnh của bản thân như là: nam giới tửu lượng kém thì
bị coi là “đàn bà”, “yếu”, người có tửu lượng cao thì được coi là “đấng nam nhi”…
những quan niệm này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi sử dụng rượu bia của giới
trẻ hiện nay.
Theo nghiên cứu của WHO thì rượu là nguyên nhân đứng thứ 5 trong danh
sách 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu. Theo đánh giá của bộ y tế
mỗi năm người Việt Nam tiêu thụ hàng tỉ lít bia và là nước tiêu thụ Heineken đứng
thứ 3 trên thế giới (sau Mĩ và Đức). Năm 2011 Việt Nam tiêu thụ 2,6 tỉ lít bia. Một
nghiên cứu mới đây của Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho thấy, có 1/3 dân số
Việt Nam sử dụng bia rượu. Tỷ lệ lạm dụng rượu là gần 1/5 (đối với bia, tỷ lệ này
thấp hơn). Theo thống kê của Viện chiến lược & chính sách y tế thì 1/3 số người sử
dụng rượu bia bắt đầu uống trước 20 tuổi, đây là lứa tuổi học sinh và đầu sinh viên.
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về động cơ, đặc biệt là các đề tài về động cơ
học tập và động cơ lựa chọn nhề nghiệp…. Tuy nhiên, tôi nhận thấy chưa có một đề
tài cụ thể nào nghiên cứu về động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên trong phạm vi
rộng và ở phạm vi hẹp hơn là sinh viên TP HCM. Vì những lí do trên, người nghiên
cứu quyết định chọn đề tài “Động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên đại học TP
HCM” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu động cơ sử dụng bia rượu của sinh viên đại học trên địa
bàn TP HCM, người nghiên cứu chỉ ra những động cơ chủ đạo thúc đẩy hành vi sử
dụng và hành vi lạm dụng rượu bia ở sinh viên. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị giúp
8
sinh viên tự điều chỉnh mức độ và cường độ sử dụng bia rượu cho phù hợp với sức
khỏe của cá nhân và yêu cầu của cộng đồng.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP HCM
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Động cơ sử dụng bia rượu của sinh viên
4. Giả thuyết nghiên cứu
– Hiện nay, sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM sử dụng rượu bia thường
xuyên và ở mức độ lạm dụng.
– Sinh viên sử dụng rượu bia vì một số động cơ mang tính chất tâm lý như: để
giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực, để hòa nhập với nhóm bạn bè, để phù hợp với yêu
cầu của xã hội.
– Không có sự khác biệt về động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên các nhóm
ngành được khảo sát.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu các vấn đề lí luận về động cơ, lý thuyết về ảnh hưởng của rượu
bia đối với con người
– Khảo sát động cơ sử dụng bia rượu của sinh viên đại học trên địa bàn TP
HCM
– Đề xuất một số kiến nghị giúp sinh viên tự điều chỉnh mức độ và cường độ sử
dụng bia rượu cho phù hợp với sức khỏe của cá nhân và yêu cầu của cộng đồng.
6. Giới hạn của đề tài
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu động cơ sử
dụng rượu bia của sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM ở 3 mặt biểu hiện (nhận
thức của sinh viên về rượu bia và tác hại của hành vi lạm dụng rượu bia, thái độ – tình
cảm của sinh viên đối với vấn đề sử dụng rượu bia, mức độ và cường độ sử dụng
9
rượu bia của sinh viên), sự khác nhau về động cơ sử dụng rượu bia giữa sinh viên các
nhóm ngành.
6.2. Phạm vi khảo sát: Khảo sát động cơ sử dụng bia rượu của 371 sinh viên
thuộc một số trường đại học trên địa bàn TP HCM:
+ Trường ĐH Công Nghiệp TP HCM
+ Trường ĐH Lao Động – Xã Hội
+ Trường ĐH Thể Dục Thể Thao TP HCM ….
7. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đề tài nghiên cứu có tham khảo một số giáo
trình, tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, các bài
viết trên các tạp chí, website có liên quan. Đó là những cơ sở để người nghiên cứu
phân tích, tổng hợp và khái quát những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu
nhằm làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu và nội dung nghiên cứu.
2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo cách
tiếp cận thực tiễn và hoạt động. Vì thế, người nghiên cứu sử dụng phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi làm phương pháp chủ đạo nhằm thu thập thông tin thực tế từ học
sinh và giáo viên về vấn đề động cơ chọn nghề. Bảng hỏi được xây dựng theo thứ tự
các bước sau:
Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở
Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến chính thức
3. Phương pháp thống kê toán học: Người nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê
SPSS để xử lý số liệu thu được bằng các phép toán thống kê.
10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Quan điểm của một số học thuyết về động cơ.
Hướng nghiên cứu động cơ hoạt động của động vật và đặc biệt là của con
người đã tồn tại từ rất lâu trong tâm lý học. Bằng các cách tiếp cận và các phương
pháp nghiên cứu khác nhau, các nhà tâm lý học đã tìm cách lý giải tại sao con người
lại thực hiện một hành vi nào đó, tại sao anh ta lại tích cực trong việc thực hiện nhiệm
vụ này hay tỏ ra thờ ơ trong khi thực hiện nhiệm vụ kia…Tất cả những tìm tòi thuộc
loại này thực chất là nghiên cứu về động cơ.
Động cơ là một trong những vấn đề trọng tâm trong Tâm lý học được quan tâm
nghiên cứu từ rất sớm. Ronald E. Smith cho rằng, khái niệm động cơ được dùng như
một khái niệm trung tâm nhằm giải thích cho hành vi và các nguyên nhân của nó. Có
nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau khi nghiên cứu về động cơ. Các tác giả đều
coi động cơ con người là vấn đề trung tâm, tuy nhiên giữa các tác giả lại có quan
điểm rất khác nhau khi bàn về nội hàm của khái niệm động cơ.
Từ thời cổ đại, khi tâm lý học chưa trở thành một bộ môn khoa học độc lập, mà
nó còn là một bộ môn của triết học thì vấn đề nguyên nhân thúc đẩy bên trong hoạt
động của con người đã được các nhà nghiên cứu khoa học đặt ra. Ví dụ như, Aristote
(384-322 TCN), tác giả cuốn Tâm lý học đầu tiên “Bàn về tâm hồn” đã dựa trên cơ sở
sinh vật học để giải thích động cơ hoạt động. Ông cho rằng nhiều hành vi con người
được thúc đẩy bởi “sự thèm muốn”. Hành động luôn hướng tới thỏa mãn “sự thèm
muốn”. Nghĩa là hành vi được thúc đẩy bởi các trạng thái nội tại như đói, khát, ham
muốn tình dục… Nếu hành động thành công con người sẽ cảm thấy khoái lạc. Tuy
nhiên, Aristote cũng đã chỉ ra được rằng, con người khác con vật ở chỗ con người có
khả năng dùng lý trí của mình để ức chế các thèm muốn. Tuy vậy, những kết luận
trong thời kỳ bấy giờ thiếu cơ sở khoa học để chứng minh động cơ một cách rõ ràng.
11
Phân tâm học, đứng đầu là S. Freud đã lý giải bản chất động cơ con người theo
hướng sinh vật hoá. Quan điểm này cho rằng, bản năng sẵn có từ khi con người mới
sinh là động lực thúc đẩy (động cơ) mọi hoạt động của con người. Do đó theo ông, về
bản chất động cơ của con người mang tính vô thức. Đời sống con người do bản năng
tình dục (libido) chi phối tất cả các hoạt động. Năng lượng ấy thoát ra ngoài ở những
dạng hoạt động khác nhau. Nếu nhu cầu về bản năng ấy không được thỏa mãn, con
người sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng. Atler, nhà tâm lý học theo trường phái Phân
tâm học kiểu mới cho rằng, động lực cơ bản của hành vi quyết định mục đích cũng
như con đường của hoạt động. Mối quan hệ giữa khát vọng hung mạnh và cảm giác
yếu kém quy định tính chất những động cơ khi con người hành động. Nhìn chung, lý
thuyết Phân tâm nhìn nhận động cơ con người như những bản năng.
Tâm lý học Hành vi: (đại diện tiêu biểu là J. Watson) đã lấy hành vi làm đối
tượng nghiên cứu của mình. Những người theo chủ nghĩa hành vi cho rằng cái quy
định (động cơ) của phản ứng là những kích thích từ bên ngoài vào nhu cầu của cơ thể
lúc tiếp nhận kích thích đó (S->R, S-O-S hay S-r-s-R). Cả chủ nghĩa hành vi cổ điển
lẫn chủ nghĩa hành vi mới đều mắc phải sai lầm là đã sinh vật hóa con người, đồng
nhất tâm lý con người và tâm lý động vật. Các tác giả theo trường phái này cũng chưa
giải thích được nguyên nhân nào thúc đẩy con người thực hiện các hành động. Họ
cho rằng, nhu cầu con người cũng tương đương với nhu cầu của động vật, bỏ qua tính
chất xã hội của con người.
Tâm lý học Ghestalt (đại diện tiêu biểu là M. Wertheimer, V. Kohler và K.
Koffka). Trường phái này chủ yếu nghiên cứu về tri giác và các quy luật của nó,
ngoài ra còn nghiên cứu một phần về tư duy. K. Lewin – một trong những đại diện
của trường phái này đã chú ý nhiều hơn đến vấn đề nhân cách, vấn đề động cơ. Theo
ông, đông cơ là sự tương tác của lực bên trong trường lực, phủ nhận tác động từ thế
giới bên ngoài. K. Lewin mới chỉ có thể nói đến những dấu hiệu đặc trưng tiến trình
vận động của động cơ, những yếu tố tâm lý ảnh hưởng tiến trình đó, làm động cơ
mạnh lên hay ngược lại. Lewin đã không quan tâm đến kinh nghiệm con người, đánh
12
giá thấp những đặc điểm nhân cách, nhu cầu và khát vọng đã có ở một người. Nhược
điểm của Lewin là chỉ mới chú ý đến mặt cơ động của động cơ mà chưa chú ý đến
mặt nội dung của nó. Bên cạnh đó, ông đã phủ nhận vai trò của những tác động bên
ngoài trong việc hình thành động cơ.
Tâm lý học Nhân văn: (đại diện tiêu biểu C. Roger) cho rằng sự hình thành
động cơ hoạt động của con người diễn ra một cách có ý thức trên nền tảng bền vững
của bẩm sinh và di truyền.
Tâm lý học Hoạt động có nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng
định r ằng: Động cơ hoạt động của con người được hình thành và phát triển ngay
trong quá trình con người hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội mà nó
gia nhập vào một cách có ý thức. Động cơ hoạt động của con người do đó có bản chất
xã hội không tách tời khỏi sự vận động, phát triển của ý thức. Vào năm 1926, L.X.
Vưgôtxki đã đề xuất phải xây dựng “một khoa học về hành vi con người”. Ông đề
xuất nghiên cứu hành vi con người trong mối quan hệ con người với thực tại xung
quanh. Mặc dù chưa đề cập đến động cơ thúc đẩy hành vi con người, nhưng
Vưgôtxki đã xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận làm nền tảng cho hàng loạt
công trình nghiên cứu về động cơ sau này. Năm 1953, X.L. Rubinstein xem “hành
động ý chí nhất thiết bao hàm động cơ cho nên có thể phân biệt mức độ của hành
động ý chí tùy thuộc tính chất của những động cơ chủ đạo”. Theo tác giả, động cơ ý
chí có thể bắt nguồn từ những ham muốn, nhu cầu, cảm xúc, tính cách, tư tưởng,
nhận thức trước những nhiệm vụ mà đời sống xã hội đặt ra. X.L. Rubinstein mới chỉ
dừng lại ở mức độ nghiên cứu nhiệm vụ chính của phạm trù động cơ và chỉ ra con
đường giải quyết nhiệm vụ. Đến năm 1966 xuất hiện lý thuyết “tâm thế” của D.N.
Uzanadze, cho rằng động cơ thúc đẩy hành vi con người tuân theo lý thuyết tâm thế.
Ông cho rằng “nhu cầu là nguồn gốc tính tích cực” của nhân cách. Khi chủ thể hướng
ra môi trường bên ngoài nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu trước mắt, thì mọi tình
trạng xuất hiện nhất định gây ra trong chủ thể một tâm thế nhất định, và thông qua
tâm thế này hướng dẫn toàn bộ hành vi tiếp theo của nó. Ông không tán thành việc
13
đưa khái niệm “đấu tranh động cơ” vào tâm lý học. Vì ông cho rằng, mọi hành vi chỉ
có một động cơ đem lại ý nghĩa cho hành vi đó. Quan điểm của ông bị các nhà tâm lý
học khác phê phán, bởi động cơ tồn tại như một hệ thống những động cơ. Khi thực
hiện một hoạt động bất kỳ, bao giờ cũng có sự đấu tranh giữa các động cơ đó. Tuy
nhiên, ông đã vạch ra được những hiểu biết mới về khái niệm nhu cầu, các dạng nhu
cầu, mối liên hệ của chúng với các hình thức hành vi con người, mối tương quan giữa
hành vi và tâm thế. P.M.Jakobson thì xác định con người thực hiện những hành động
do mục đích chung hoặc mục đích cụ thể. Ông phân biệt động cơ hành vi theo nghĩa
hẹp, đó là những động cơ của hành vi cụ thể, và theo nghĩa rộng thì động cơ hành vi
là tổng hòa những yếu tố tâm lý quyết định hành vi của con người nói chung.
V.S.Merlin đồng nhất khái niệm động cơ với nhu cầu, nó biểu thị mối quan hệ con
người với sự vật, hiện tượng. Mỗi động cơ đều có hai khía cạnh kích thích hành động
và thái độ cảm xúc. Trong lịch sử nghiên cứu về vấn đề động cơ, Leonchiev là tác giả
nghiên cứu sâu sắc và có sức thuyết phục lớn. Theo Leonchiev, đối tượng đáp ứng
nhu cầu này hay nhu cầu khác nằm trong hiện thực khách quan, khi chúng bộc lộ ra
và được chủ thể nhận biết. Đối tượng ấy có chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt
động, tức trở thành động cơ. Ông mô tả “đối tượng ấy xuất hiện với tính chất là một
hiện tượng tinh thần, một động cơ thúc đẩy từ bên trong”. A.N. Leonchiev cho rằng
động cơ là: a) Động cơ và nhu cầu là hai hiện tượng tâm lý gắn bó chặt chẽ với nhau;
b) Động cơ chính là đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu đã được chủ thể tri giác,
biểu tượng, tư duy… Đó là sự phản ánh chủ quan về đối tượng thỏa mãn nhu cầu; c)
Động cơ có chức năng thúc đẩy và định hướng hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu.
B.Ph. Lomov cho rằng, nhu cầu có quan hệ mật thiết với động cơ và chúng ta không
thể tách biệt nhu cầu và động cơ. Vì thế, khi nghiên cứu động cơ phải nghiên cứu
động cơ trong mối liên hệ với nhu cầu. Theo B.Ph. Lomov, động cơ là sự biểu hiện
chủ quan của nhu cầu và ngược lại, nhu cầu là cơ sở của động cơ. “Sự thay đổi những
động cơ này chỉ xảy ra khi có thay đổi cơ bản về hoàn cảnh sống và hoạt động sống
cá nhân trong xã hội (và hơn cả thế nữa: sự thay đổi của chính xã hội)”. Khác với
14
Tâm lý học phương Tây, các nhà tâm lý học của Liên Xô (cũ) không xem xét động cơ
như một thành tố độc lập. Động cơ không những là một bộ phận cấu thành của hoạt
động mà còn là một thành phần của một hệ thống phức tạp có mối liên hệ với nhu
cầu. “… Động cơ là sự phản ánh của nhu cầu. Những đối tượng đáp ứng nhu cầu này
hay nhu cầu khác tồn tại trong hiện thực khách quan, một khi chúng bộc lộ ra, được
chủ thể nhận biết (ý thức được) sẽ thúc đẩy, hướng dẫn con người hoạt động. Nói
khác đi, khi nhu cầu gặp đối tượng có khả năng thỏa mãn thì trở thành động cơ hoạt
động”. Qua tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về động cơ hoạt động của các tác
giả theo quan điểm tâm lý học Hoạt động, có thể đi đến những kết luận sau:
– Động cơ chính là những yếu tố kích thích, thúc đẩy con người hoạt động. Nội
dung của động cơ là mối quan hệ giữa chủ thể và môi trường.
– Hoạt động của con người có một hệ thống động cơ thúc đẩy theo cấu trúc thứ
bậc. Động cơ nào chiếm ưu thế sẽ qui định xu hướng hành vi của con người.
Nói tóm lại, trong tâm lý học có rất nhiều quan điểm khác nhau về động cơ.
Tuy nhiên, các quan điểm đều thống nhất xem động cơ là những yếu tố kích thích,
quy định sự lựa chọn và định hướng của hành vi, nguyên nhân thúc đẩy con người
hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về động cơ ở Việt Nam.
Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về động cơ. Quan điểm của các
nhà tâm lý học Việt Nam về động cơ: Nguyễn Quang Uẩn cho rằng, động cơ là “cái
thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích
cực và quy định xu hướng của hướng tích cực đó. Động cơ là động lực kích thích trực
tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành vi”. Theo Vũ Dũng (Từ điển Tâm lý học,
2008) động cơ là: “cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu
của chủ thể, là toàn bộ điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính
tích cực của chủ thể và xác định tính xu hướng của nó; Đối tượng (vật chất hay tinh
thần) thúc đẩy và xác định sự lựa chọn xu hướng của hành động mà vì nó hành động
được thực hiện; Nguyên nhân, cơ sở của sự lựa chọn các hành động và hành vi”. Các
15
nhà tâm lý học của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng tư tưởng của các nhà tâm lý học
Liên Xô (cũ). Vì thế, quan điểm về động cơ của các nhà tâm lý học Việt Nam khá
giống với quan điểm của các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ).
Có thể nói những đề tài được tập trung nghiên cứu sớm và nhiều nhất liên quan
đến động cơ trong hoạt động giáo dục như động cơ học tập, động cơ chọn nghề hay
ngành học: Hoàng Thị Thu Hà (2003), Các yếu tố kích thích hoạt động học tập của
sinh viên ĐH Sư phạm, tạp chí Tâm lý học số 3/2003. Vũ Bích Hạnh (2007), Tìm
hiểu thực trạng hình thành và phát triển động cơ học tập của sinh viên khoa Báo chí,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoá luận tốt nghiệp 2003-2007.
Đào Lan Hương (2006), Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên trường Cao đẳng
Sư Phạm Bắc Ninh. Dương Thị Kim Oanh (2004), Nghiên cứu động cơ học tập của
sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật trường ĐH Bách khoa Hà Nội, tạp chí Tâm lý học,
số 4/2004. Trần Thị Thơm (2006), Động cơ học tập chuyên ngành Tâm lý học của
sinh viên khoa Tâm lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoá luận tốt
nghiệp 2002-2004. Trần Thị Thìn, Động cơ học tập của sinh viên sư phạm – thực
trạng và phương hướng giáo dục, Luận văn Tiến sĩ Tâm lý học 2004. Lê Xuân Tiến
(1997), Tìm hiểu động cơ học tập của học sinh lớp 5, Luận án Thạc sĩ khoa học sư
phạm – tâm lý. Trương Thành Trung (2006), Hình thành động cơ đúng đắn trong hoạt
động học tập của sinh viên Đại học Quân sự hiện nay, tạp chí Tâm lý học số 3/2006.
Một mảng nghiên cứu được nhiều người quan tâm nữa đó là động cơ thành đạt.
Động cơ thành đạt là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, vì con
người nhìn chung có xu hướng mong muốn được thành đạt trong cuộc sống. Hơn thế
nữa, thực tiễn cuộc sống cho thấy tất cả mọi người từ mỗi cá nhân đến các tổ chức có
quy mô lớn nhỏ, từ các nhà kinh doanh đến các nhà giáo dục, các nhà lãnh đạo đất
nước trên khắp thế giới đều quan tâm đến sự thành đạt của con người, của các tổ
chức, các quốc gia và đó là động lực thúc đẩy con người vươn tới đỉnh cao thành đạt.
Có lẽ nhu cầu xã hội thiết thực đã làm cho vấn đề động cơ thành đạt sớm trở thành đề
tài nghiên cứu của tâm lý học: Trần Anh Châu (2006), Giới thiệu một số nghiên cứu
16
về động cơ thành đạt, tập chí Tâm lý học số 5.Võ Thị Ngọc Châu, Nghiên cứu nhu
cầu thành đạt và quan hệ của nó với tính tích cực nhận thức của sinh viên (1999). Lê
Thanh Hương (2001), Động cơ thành đạt trong khoa học của cán bộ nghiên cứu thuộc
trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia. Lê Thị Thanh Hương (2008),
Động cơ thành đạt của thanh niên hiện nay, đề tài cấp viện. Lã Thị Thu Thuỷ (2006),
Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức….
Tiếp theo, vấn đề nghiên cứu động cơ trong lĩnh vực kinh tế – quản trị kinh
doanh như: động cơ lao động, động cơ lựa chọn sản phẩm tiêu dùng…cũng đang
được quan tâm nghiên cứu sâu rộng: Văn Thị Kim Cúc (2006), Động cơ làm việc của
chủ doanh nghiệp kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tâm lý học số
3/2006. Lê Văn Hảo (2006), Động lực làm việc bên trong và bên ngoài của cán bộ
nghiên cứu Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, Tạp chí Tâm lý học số 6/2006…
Ngoài ra, các đề tài liên quan đến mảng động cơ phạm tội của tội phạm cũng
đã được nghiên cứu nhiều: Ngô Thị Thuận (2007), Động cơ phạm tội của kẻ phạm
tội, Niên luận…
Nói chung, ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về động cơ dựa vào cơ
sở lý luận và phương pháp luận của tâm lý học hoạt động. Các công trình nghiên cứu
về động cơ đã được các nhà nghiên cứu đề cập ở nhiều góc độ, lĩnh vực khác nhau,
ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của nó đối với đời sống tâm lý mỗi con
người.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng rượu, bia trên thế giới
Các nghiên cứu gần đây của nhiều nước trên thế giới như Thụy Điển, Anh,…
cho thấy xu hướng trẻ hóa tuổi bắt đầu uống rượu, gia tăng trong tần suất và lượng
rượu tiêu thụ ở nhóm tuổi thanh niên (WHO, 2004). Trong năm 2004 – 2005, cứ
100.000 học sinh trung học ở Anh thì có 146 học sinh bị nhà trường tạm thời cho
nghỉ học vì có liên quan đến đồ uống có cồn và 06 trên 100.000 học sinh bị đuổi khỏi
trường học. Và, đồ uống có cồn còn được xác định là có mối liên quan đến tình trạng
17
trốn học. Ở London, trong độ tuổi 14-16 có hơn 2/3 lạm dụng rượu, bia và đó là
những đối tượng thường xuyên trốn học (Best, D; Manning, V; Gossop, M et al.
(2006). Excessive drinking and other problem behaviours among 14-16 year old
children. Addictive Behaviours. 31(8): 1424-1435). Độ tuổi và địa điểm sử dụng
rượu, bia có mối liên hệ với việc sử dụng rượu, bia của giới trẻ, theo một cuộc khảo
sát ở North West của Anh cho thấy: Khoảng 90% số học sinh (tuổi 15 và 16) được
khảo sát cho biết họ thỉnh thoảng uống rượu. 38.0% thường rơi vào trạng thái “hũ
chìm”, 24.4% là thường xuyên uống (uống hai hay nhiều lần một tuần) và 49.8%
uống tại các nơi công cộng (chẳng hạn như tại các câu lạc bộ, đường phố và công
viên). Trẻ em thường uống rượu ở các nơi công cộng nhiều hơn là uống tại gia đình
(Trích lại từ Alcohol and adolescents, 2010). Nghiên cứu của Victoria White và Jane
Hayman, 2006 về “Sử dụng đồ uống có cồn của học sinh trung học Úc vào năm
2005”. Kết quả, tỷ lệ học sinh hiện đang uống rượu, bia trước thời điểm khảo sát tăng
lên theo lứa tuổi với 10% ở tuổi 12 và tăng lên tới 49% ở độ tuổi 17. Cha mẹ là yếu tố
có sự tác động phổ biến nhất đến việc sử dụng rượu, bia của học sinh, với 37% nam
giới và 38% nữ giới cho thấy họ đã được cha mẹ họ cho uống rượu trong tuần qua.
Ba địa điểm mà giới trẻ thường uống rượu là tại gia đình, tại nhà của bạn bè hoặc tại
các bữa tiệc. Các kết quả khảo sát mới nhất của Anh cho thấy không có sự khác biệt
về giới tính trong việc sử dụng rượu, bia của giới trẻ và sự tác động của bạn bè cũng
như áp lực tự thân là một trong yếu tố khiến giới trẻ tìm đến rượu, bia: nữ giới ngày
nay đã “bắt kịp” nam giới về việc tiếp cận và sử dụng rượu, bia. Ở Anh, dưới 18 tuổi
không được phép mua rượu cho mình nhưng 63% những người tuổi từ 16 – 17 và
10% người ở độ tuổi 12 – 15 đã say sưa trong năm qua nói rằng họ thường mua rượu
trong quán rượu, quầy bar và câu lạc bộ đêm. Giới trẻ coi rượu như là một phương
tiện giao lưu xã hội với bạn bè (62%).
Uống rượu để gia tăng sự tự tin cũng là một chỉ báo quan trọng
(www.ias.org.uk/resources/factsheets/adohlescents.pdf). Các chương trình quảng cáo
về rượu, bia trên các phương tiện truyền thông đại chúng có sự tác động nhất định
18
đến việc sử dụng rượu trong thanh thiếu niên. Một nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng
của việc quảng cáo rượu đối với thanh thiếu niên ở Ai-len cho thấy: Đa số những
thanh thiếu niên được khảo sát đều khẳng định là họ yêu thích các chương trình
quảng cáo về rượu. Và, hầu hết các thanh thiếu niên tin rằng nội dung của các chương
trình quảng cáo sẽ góp phần định hướng cho hành động hay mục tiêu cho họ, bởi vì
các chương trình quảng cáo mô tả cảnh – nhảy múa, sự giải trí ở hộp đêm, âm nhạc
sôi động… Thanh thiếu niên coi những quảng cáo về rượu, bia như là những gợi ý,
những chương trình quảng cáo rượu, bia tạo nên khuynh hướng bao trùm rằng rượu
sẽ đem đến thành công trong cuộc sống và tình dục… (Trích lại từ Alcohol and
advertising, 2010). Theo nghiên cứu về nước Pháp, các vấn đề do rượu, bia gây ra
thiệt hại chiếm 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 1997, cao hơn so với thuốc
lá (1,2%). Nghiên cứu khác ở Mỹ báo cáo một con số cao hơn là 2,1% tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:97).
Như vậy, qua các nghiên cứu của mình, các tác giả phương Tây cho thấy rằng,
lứa tuổi lần đầu tiếp cận rượu, bia đang được trẻ hóa. Sử dụng rượu, bia khác nhau
theo lứa tuổi và không có sự khác biệt về giới trong việc sử dụng rượu, bia. Địa điểm
mà giới trẻ sử dụng rượu, bia là tại gia đình, tại nhà của bạn bè hoặc tại các bữa tiệc.
Cùng với gia đình thì yếu tố nhóm bạn, các chương trình quảng cáo về rượu, bia cũng
có sự tác động nhất định đến hành vi sử dụng rượu, bia của giới trẻ.
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng rượu, bia ở Việt Nam
Ở Việt Nam các vấn đề về rượu, bia đã được nghiên cứu từ những năm 90 của
thập kỷ trước. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: tuổi lần đầu sử dụng rượu, bia có sự chênh
lệch với các nước trong khu vực, nam giới sử dụng, lạm dụng và nghiện rượu, bia
nhiều hơn so với nữ giới, tỉ lệ đã từng uống hết một cốc rượu, bia tăng theo độ tuổi.
Nghiên cứu tại phường Trung Trực, Hà Nội năm 1994 với số mẫu là 7.986 người từ
15 tuổi trở lên cho thấy nghiện rượu chỉ có ở nam giới, với 1.9% nghiện rượu, bia và
50 – 60% tổng số người nghiện rượu ở lứa tuổi 30 đến 50. Cuộc Điều tra Y tế quốc
gia (2001 – 2002), đã phát hiện 22.2% dân số trên 15 tuổi có uống rượu bia từ một
19
lần trở lên trong tuần, trong đó nam chiếm 46% và nữ chiếm 2%; 77.9% dân số trên
10 tuổi đang dùng rượu, bia đã bắt đầu uống trong độ tuổi 15 – 25. Nghiên cứu về các
bệnh lý liên quan đến rượu tại huyện Ba Vì khám lâm sàng trên 585 đối tượng từ 18
đến 60 tuổi năm 2003 cho thấy ở nam giới tỷ lệ nghiện rượu là 8% trong khi đó tỷ lệ
này ở nữ là 0% (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:101).
Năm 2006, được sự uỷ quyền của Dự án thành phần Chính sách Y tế; Viện
Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu đánh giá về “Tình
hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam”, cuộc điều tra đã chỉ ra rằng: Tỷ lệ sử dụng
rượu (ít nhất là 1 lần/tuần) tại các địa bàn nghiên cứu là 33.5%. Tỷ lệ sử dụng rượu
trong nhóm nam là 64%, cao hơn so với số liệu điều tra về tình hình sử dụng rượu,
bia tại 12 quốc gia đang phát triển (50%) và thấp hơn so với tỷ lệ sử dụng rượu của
nam giới trong khu vực Tây Thái Bình Dương là 84%.
Cuộc Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) do
Tổng cục Thống kê và Bộ Y tế phối hợp với một số tổ chức quốc tế thực hiện năm
2003 (SAVY 1) với tổng số mẫu là 7.584 vị thành niên và thanh niên từ 14 – 25 tuổi
tại 42 tỉnh, cho thấy uống rượu, bia là hiện tượng phổ biến ở nam thanh niên (69%)
và ít phổ biến hơn ở nữ thanh thiếu niên với 28.1% nữ cho biết họ đã từng uống rượu,
bia. Tỷ lệ thanh niên đã từng uống rượu, bia tăng lên theo độ tuổi. Cuộc điều tra lần
thứ hai SAVY 2 năm 2009 đã được tiến hành với 10.044 vị thành niên và thanh niên
trong độ tuổi 14-25 sống ở khắp 63 tỉnh/thành trên toàn quốc bao gồm cả nông thôn
và thành phố lớn, cho thấy, tỷ lệ chung những người được hỏi đã từng uống hết một
cốc rượu/bia là khá cao, 58.6%, trong đó 79.9% đối với nam và 36.5% đối với nữ. Tỷ
lệ từng uống hết một cốc rượu, bia tăng lên theo độ tuổi, với 47.5% ở nhóm tuổi 14-
17, 66.9% ở nhóm tuổi 18-21 và 71.2% ở nhóm tuổi 22-25.
Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác về tác hại của rượu, bia
đối với sức khỏe con người và hậu quả của việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao
thông. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu ở nước ta đều nhằm điều tra thực
20
trạng sử dụng rượu, bia và những hệ lụy của nó chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu
nguyên nhân dẫn đến hành vi sử dụng rượu, bia.
1.1.5. Các chính sách về phòng chống tác hại của rượu, bia ở Việt Nam
Nước ta đã từng có thời kỳ cấm tư nhân nấu rượu, bán rượu hoặc đã có chính
sách hạn chế quảng cáo rượu bia, cấm lái xe khi say rượu, cấm lực lượng vũ trang
uống rượu, bia trong giờ làm việc, cấm say rượu, bia nơi công cộng và cấm bán rượu
cho trẻ em. Chính phủ còn có Nghị định số 53/CP ngày 26/6/1994 quy định biện
pháp xử lý hành chính đối với cán bộ, viên chức nhà nước và người có hành vi liên
quan đến say rượu, bê tha. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 351/TTG ngày 25
tháng 8 năm 1996 về việc cấm bán các loại rượu và nước uống có nồng độ cồn từ 14
độ trở lên cho người chưa thành niên và rượu, bia cho trẻ em dưới 16 tuổi. Nghiêm
cấm việc bán và uống rượu, bia trong các trường phổ thông… Năm 1998, Chính phủ
đã đưa ra luật áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng rượu, bia. Thủ tướng Chính phủ
cũng đã ban hành quyết định số 35/2001/QĐ – TTg ngày 19/3/2001 phê duyệt.
Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010, trong
đó có mục tiêu phòng, chống nghiện rượu (Trích theo Tạp chí Dân tộc học số
6/2006:3). Ngày 07 tháng 04 năm 2008 Chính phủ có Nghị định số 40/2008/NĐ-CP
về sản xuất, kinh doanh rượu… Quy định về việc cấm sử dụng rượu, bia khi tham gia
giao thông từ 2007 và luật Giao thông đường bộ có hiệu lực từ 01/07/2009 cấm người
điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu và hơi
thở có nồng độ cồn; cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có
nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/l khí thở. Đặc biệt, chưa có quy
định phù hợp trong quảng cáo, khuyến mãi và đưa hình ảnh sử dụng rượu, bia trên
các phương tiện truyền thông và cũng chưa có chính sách truyền thông giáo dục về
tác hại của rượu, bia. Các chính sách chưa đồng bộ, chưa đầy đủ. Nguyên nhân của
tình trạng này là do chưa có cơ chế triển khai thực hiện, chưa được các cấp quan tâm,
thiếu sự tham gia của người dân và thiếu sự đầu tư nguồn lực.
21
Hiện nay, Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế làm đầu mối xây dựng dự án Luật
Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia. Theo lộ trình, trong năm 2010, Bộ Y tế
sẽ chủ trì xây dựng hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách
quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia. Trong dự thảo đề cương Chính
sách quốc gia phòng chống tác hại lạm dụng rượu, bia giai đoạn 2010 – 2020, một
trong những nội dung cơ bản là cấm quảng cáo, khuyến mãi rượu, bia dưới mọi hình
thức. Nhà nước sẽ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định về thời gian và mật độ các
điểm bán lẻ rượu, bia, cấm trẻ em dưới 18 tuổi và phụ nữ mang thai sử dụng rượu,
bia… với sự ra đời của Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia cũng như
chính sách quốc gia về phòng chống tác hại lạm dụng rượu, bia.
Các công trình và số liệu trên là cơ sở đáng tin cậy để kế thừa và tiếp tục
nghiên cứu trên các bình diện khác nhau.Có thể nói, đã có nhiều công trình khảo sát
tác hại khi con người lạm dụng rượu bia và các công trình nghiên cứu về động cơ
nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố liên quan đến động cơ sử
dụng rượu bia của Sinh viên tại TP Hồ Chí Minh.
1.2. Những vấn đề lí luận chung về động cơ sử dụng bia rượu
1.2.1. Khái niệm động cơ
Thuật ngữ động cơ (motivation) dựa trên cơ sở của một hàm chỉ ẩn dụ về sự
hoạt động, bởi thuật ngữ này có xuất xứ từ chữ movere trong tiếng Latinh, chỉ sự vận
động. Tương tự, trong tiếng Việt, thuật ngữ “động cơ” hàm chỉ lực đẩy (“cơ”) của
hành vi hay hoạt động (“động”). Theo cách hiểu thông thường thì “động cơ” được
dùng để mô tả sự khởi xướng cho một hoạt động.
Trong tâm lý học có rất nhiều định nghĩa khác nhau về động cơ hoạt động của
con người. Tuy nhiên, các định nghĩa đều thống nhất trong cách nhìn nhận động cơ là
một hiện tượng tâm lý thúc đẩy, quy định sự lựa chọn và hướng của hành vi, nhằm lý
giải nguyên nhân dẫn đến hành vi đó.Về bản chất, trước hết, động cơ là sự phản ánh
tâm lý về đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Nhu cầu được đề cập
ở đây bao giờ cũng có đối tượng cụ thể. Lúc đầu, chủ thể chưa nhận ra đối tượng của
22
nhu cầu, chủ thể xuất hiện trạng thái cần một cái gì đó. Chỉ khi nhu cầu bắt gặp được
đối tượng có khả năng thỏa mãn nó, đối tượng ấy được tri giác, tư duy, nó đạt được
khả năng thúc đẩy và định hướng hoạt động chủ thể, tức trở thành động cơ của hoạt
động. Thứ hai, động cơ đặc trưng của con người mang tính lịch sử – xã hội. Điều này
khẳng định, động cơ của con người nảy sinh và hình thành trong quá trình phát triển
của cá thể, chứ không phải có sẵn từ lúc mới sinh ra. Hệ thống động cơ con người
được hình thành trên cơ sở hoạt động và giao tiếp của chủ thể trong mối quan hệ xã
hội, cũng như trong mối quan hệ con người với thế giới khách quan. Mặt khác, tính
lịch sử – xã hội của động cơ còn thể hiện ở chỗ, đối tượng thỏa mãn nhu cầu của con
người là những sản phẩm của quá trình sản xuất xã hội. Kể cả đối với những động cơ
có nguồn gốc sinh học, đáp ứng nhu cầu tồn tại của cơ thể, vì việc đáp ứng cũng
mang tính xã hội, phụ thuộc điều kiện sống cụ thể, đặc biệt là văn hóa, lối sống.
Trong tâm lí học, vấn đề bản chất động cơ còn nhiều quan điểm khác nhau,
nhưng theo Tâm lí học Macxit, động cơ là sự phản ánh tâm lí về đối tượng có khả
năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Nhu cầu bao giờ cũng nhằm vào một đối tượng
nhất định. Nó hối thúc con người hành động nhằm đáp ứng thoả mãn và chỉ khi gặp
được đối tượng có khả năng thoả mãn thì nó mới có thể trở thành động cơ thúc đẩy,
định hướng hoạt động của chủ thể, thôi thúc con người hoạt động nhằm thoả mãn nhu
cầu. Như vậy, ở đây có mối quan hệ giữa động cơ và nhu cầu. Trong tâm lí học, hai
hiện tượng này luôn được nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhiều khi
đan xen nhau, khó tách rời. Có thể nói rằng, nếu nhìn nhận nhu cầu như là một tất yếu
khách quan, thể hiện sự đòi hỏi của chủ thể về những điều kiện cần thiết cho sự tồn
tại và phát triển, thì động cơ là biểu hiện chủ quan của tất yếu khách quan đó.
Tuy nhiên, động cơ và nhu cầu không đồng nhất với nhau, những nhu cầu
giống nhau có thể được thoả mãn bằng những động cơ khác nhau. Và ngược lại, ở
đằng sau những động cơ khác nhau lại có những nhu cầu khác nhau. Mối quan hệ
không đồng nhất giữa động cơ và nhu cầu nhờ tính chất đa dạng, đa phương thức
23
trong động cơ, và cách thức thoả mãn nhu cầu trong hành động của con người. Có thể
nói: động cơ của hoạt động có thể thấy đó chính là đối tượng của hoạt động ấy.
Xét về phương diện phát sinh, thì đối với hoạt động của con người, sự không
trùng khớp giữa các động cơ và mục tiêu là hiện tượng khởi điểm. Trái lại, sự trùng
khớp động cơ và mục tiêu lại là hiện tượng có sau: hoặc đó là kết quả của việc mục
tiêu có một động lực thúc đẩy độc lập, hoặc đó là kết qủa của sự ý thức về các động
cơ làm cho chúng trở thành những động cơ – mục tiêu. Khác với mục tiêu, các động
cơ thường không được chủ thể ý thức về nó ngay lúc đó, khi chúng ta thực hiện
những hành động này hay hành động khác thì thường lúc đó chúng ta không ý thức
về những động cơ đã thúc đẩy chúng ta. Khi được hỏi về duyên cớ của hành động đó
thì chúng ta không khó khăn gì khi nêu ra nó, nhưng việc nêu duyên cớ này hoàn toàn
không phải bao giờ cũng chỉ rõ cho người ta biết những động cơ thực sự đã thôi thúc
các hành động ấy. Tuy nhiên, những động cơ này cũng không tách rời khỏi ý thức,
ngay cả khi con người không ý thức được động cơ hành động của mình thì ngay
những lúc như vậy, động cơ cũng được phản ánh vào tâm lí, nhưng ở dưới một hình
thức đặc biệt: hình thức sắc thái cảm xúc của hành động. Sắc thái cảm xúc này
(cường độ, dấu hiệu của nó và đặc tính về chất của nó) thực hiện một chức năng đặc
biệt, và điều đó đòi hỏi phải phân biệt khái niệm cảm xúc với khái niệm hàm ý nhân
cách. Tuy thế, không phải ngay từ đầu đã có sự không trùng khớp của hai khái niệm
này, mà sự không trùng khớp chỉ xuất hiện do kết qủa phân đôi chức năng của động
cơ nảy sinh trong tiến trình phát triển của hoạt động con người. Còn việc những động
cơ mà lúc bấy giờ không được ý thức, hoàn toàn không chứng tỏ rằng động cơ là một
bản nguyên đặc biệt, lẩn khuất trong những tầng sâu của tâm lý. Những động cơ
không được ý thức cũng chịu sự quy định như bất cứ một sự phản ánh tâm lí nào
khác, chịu sự quy định của tồn tại thực tế, của hoạt động con người trong thế giới
khách quan. Và các động cơ chỉ lộ ra trước ý thức một cách khách quan bằng cách
phân tích hoạt động của con người, còn trong chủ quan thì những động cơ chỉ thể
hiện dưới dạng gián tiếp của nó mà thôi, tức là dưới dạng hình thức những trải