VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH THỊ QUỲNH
SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ VỚI CHA MẸ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH THỊ QUỲNH
SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ VỚI CHA MẸ
Ngành: Tâm lý học
Mã số: 8.31.04.01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THU HƢƠNG
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu ghi
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Quỳnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI CHA MẸ
………………………………………………… 14
1.1. Khái niệm ………………………………………………………………………………. 14
1.2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở …………… 16
1.3. Mối quan giữa cha mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS ………………. 22
1.4. Sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ ……………………………….. 24
1.5.Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ … 29
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
……………… 33
2.1.Khách thể và địa bàn nghiên cứu ……………………………………………….. 33
2.2.Tổ chức nghiên cứu
………………………………………………………………….. 37
2.3.Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………….. 37
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ HÀI
LÒNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI CHA MẸ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
……………………………………………………………… 41
3.1. Đánh giá chung về thực trạng hài lòng của học sinh trung học cơ
sở với cha mẹ ……………………………………………………………………………….. 41
3.2. Thực trạng sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ ….. 41
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với
cha mẹ
………………………………………………………………………………………….. 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 66
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
ĐTB
Điểm trung bình
ĐLC
Độ lệch chuẩn
THCS
SL
STT
Trung học cơ sở
Số lượng
Số thứ tự
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu……………………………………………………………
33
Bảng 2.2. Độ tin cậy của thang đo ………………………………………………………………………
39
Bảng 3.1. Nhận thức của học sinh THCS về vai trò của cha mẹ đối với hoạt động
học tập của con
…………………………………………………………………………………………………
41
Bảng 3.2. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động học
tập trên khía cạnh cảm xúc
…………………………………………………………………………………
43
Bảng 3.3. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động học
tập trên khía cạnh hành vi ………………………………………………………………………………….
44
Bảng 3.4. Nhận thức của học sinh THCS về vai trò của cha mẹ đối với hoạt động
lưu với bạn bè của con ………………………………………………………………………………………
46
Bảng 3.5. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động
giao lưu với bạn bè của con trên khía cạnh cảm xúc ……………………………………………..
47
Bảng 3.6. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động
giao lưu với bạn bè của con trên khía cạnh hành vi
……………………………………………….
48
Bảng 3.7. Nhận thức của học sinh THCS về vai trò của cha mẹ đối với các sinh hoạt
của con trong gia đình ……………………………………………………………………………………….
49
Bảng 3.8. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động
sinh hoạt ở gia đình trên khía cạnh cảm xúc …………………………………………………………
50
Bảng 3.9. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động
sinh hoạt ở gia đình trên khía cạnh hành vi ………………………………………………………….
52
Bảng 3.10. Kết quả kiểm định One-way ANOVA đối với nhóm học sinh 4 khối lớp
6-7-8-9
…………………………………………………………………………………………………………….
53
Bảng 3.11. Những yếu tố thuộc về cha mẹ ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh
THCS với cha mẹ ……………………………………………………………………………………………..
54
Bảng 3.12. Mong muốn của trẻ về sự thay đổi của cha mẹ để mối quan hệ cha mẹ và
con tốt hơn
……………………………………………………………………………………………………….
57
Bảng 3.13. Tự đánh giá của trẻ về sự điều chỉnh bản thân để mối quan hệ với cha
mẹ tốt đẹp hơn.
…………………………………………………………………………………………………
58
Bảng 3.14. Tự đánh giá của trẻ về mối quan hệ với cha mẹ………………………….
66
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu hiện hành vi ứng xử của cha mẹ với một số tình huống không
mong muốn trong học tập của con ………………………………………………………………………
45
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của học sinh về phong cách của cha mẹ trong mối quan hệ
với con
…………………………………………………………………………………………………………….
56
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất cứ một xã hội nào gia đình luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng
trong việc giáo dục con cái. Gia đình là môi trường giáo dục nếp sống, nhân cách
của trẻ, dấu ấn văn hóa gia đình để lại trong nhân cách mỗi đứa trẻ là vô cùng sâu
sắc và sẽ theo trẻ trọn cả cuộc đời. Trong gia đình, mối quan hệ đặc biệt giữa cha
mẹ với con cái nuôi dưỡng sự phát triển về thể chất, cảm xúc và xã hội của đứa trẻ.
Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái diễn ra
tương đối phức tạp và khó tránh khỏi có những lúc cha mẹ không hài lòng về con
cái và ngược lại con cái cũng chưa hài lòng về cha mẹ của mình do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Đặc biệt là khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên – lứa tuổi học sinh trung
học cơ sở, trẻ em có nhiều thay đổi về thể chất và tâm lý. Mối quan hệ giữa trẻ với
cha mẹ trong lứa tuổi này cũng dần thay đổi. Đây là độ tuổi mặc dù chưa đủ sự
trưởng thành để đưa ra quyết định của mình, nhưng các em lại có mong muốn được
khẳng định cá tính của bản thân và mong muốn xây dựng một thế giới riêng mà các
em cho là đúng đắn và công bằng. Trẻ không hoàn toàn nghe và làm theo yêu cầu
của cha mẹ, chưa hiểu sâu sắc những khó khăn và những điều mong muốn của cha
mẹ trong cuộc sống hàng ngày. Về phía các bậc cha mẹ, cũng gặp không ít những
khó khăn trong mối quan hệ, ứng xử với con cái xuất phát từ cách nhìn nhận của
người lớn đối với trẻ như chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lý, nguyện
vọng, mong muốn…của các em.
Thực tế hiện nay, trong môi trường lao động của nền kinh tế thị trường nhiều
người lao động với áp lực của công việc từ nghề nghiệp mưu sinh cao, thời gian
dành cho công viêc nhiều cùng với gánh nặng công việc gia đình dẫn đến họ thường
xuyên bị mệt mỏi, căng thẳng, ít có thời gian quan tâm sát sao đến con cái. Điều
này, dẫn đến khoảng cách trong mối quan hệ cha mẹ và con cái dường như ngày
càng rộng ra, tuy sống trong một mái nhà nhưng không hiểu nhau, không tìm được
tiếng nói chung, thiếu thông cảm cho nhau, không hài lòng về nhau…gây khó khăn
cho việc thực hiện tốt chức năng giáo dục của gia đình. Mặt khác, mối quan hệ giữa
cha mẹ với vị thành niên không đơn thuần là quan hệ theo một chiều theo cách mà
2
nhiều người thường vẫn hiểu và cho rằng con phải vâng lời cha mẹ một cách tuyệt
đối. Vị thành niên bây giờ có cách thể hiện những chính kiến, quan điểm theo cách
riêng của các em. Trong khi đó, nhiều cha mẹ chưa tìm được cho mình phương
pháp giáo dục, cách ứng xử phù hợp với lứa tuổi của con. Có những gia đình, áp
dụng những biện pháp theo kiểu giáo huấn, áp đặt một chiều. Có gia đình thì cha mẹ
quá dễ dãi, nuông chiều con cái. Lại có nhiều gia đình khắt khe, kiểm soát con quá
mức … Những cách ứng xử của cha mẹ với con cái trong nhiều trường hợp có thể
chưa khéo léo, chưa phù hợp dễ nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí có thể dẫn đến xung
đột không đáng có. Rất cần ở cha mẹ sự hiểu biết sâu sắc về sự phát triển, đặc điểm
tâm sinh lý của con để tạo mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái.
Và một thực tế nữa, chúng ta vẫn thường thấy phần lớn cha mẹ thường đòi
hỏi ở con mình phải làm hài lòng cha mẹ về mọi lĩnh vực từ học tâp, vui chơi, sinh
hoạt, cho đến mối quan hệ bạn bè …của con. Song có khi nào chúng ta đặt câu hỏi
sự quan tâm của cha mẹ có làm cho trẻ cảm thấy thực sự hài lòng? Con trẻ mong
muốn ở cha mẹ về cách quan tâm như thế nào với các vấn đề của con?
Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái lứa tuổi thiếu niên đã và đang được
nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu theo những góc độ và khía
cạnh khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu về sự hài lòng của con cái
trong mối quan hệ với cha mẹ nói chung và sự hài lòng của con cái lứa tuổi học sinh
trung học cơ sở với cha mẹ nói riêng từ góc độ tâm lý học còn khiêm tốn.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Sự hài
lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Một vài nghiên cứu chung về sự hài lòng
Một trong những nghiên cứu lớn nhất thường được nhắc tới trong lĩnh vực sự
hài lòng về công việc, nghề nghiệp là những nghiên cứu của Hawthorn trong khoa
học quản lý được thực hiện bởi Elton Mayo vào những năm 20 – 30 của thế kỷ 19.
Nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu tác động của sự hài lòng trong công
việc tới hiệu quả và năng suất lao động của công nhân, nó đã tìm ra một kết luận mà
3
người ta gọi là hiệu ứng Hawthorn rằng những thay đổi về điều kiện làm việc sẽ tác
động trực tiếp, tích cực đến năng suất lao động [dẫn theo 7, tr.12].
Nghiên cứu của hai tác giả William Pavot và Ed Diener: “Đánh giá sự hài
lòng với quy mô cuộc sống”, sự hài lòng với quy mô cuộc sống (SWLS) đã được
phát triển để đánh giá satis – phe nhóm với toàn bộ cuộc sống của người trả lời.
Thang đo không đánh giá sự hài lòng với các lĩnh vực cuộc sống như sức khỏe hoặc
tài chính nhưng cho phép các đối tượng hòa nhập và cân những miền này theo bất
cứ cách nào họ chọn. Dữ liệu chuẩn được trình bày đối với thang đo, cho thấy hiệu
lực hội tụ tốt với các thang đo khác và với các thang đo khác các loại đánh giá hạnh
phúc chủ quan. Sự hài lòng của cuộc sống được đánh giá bởi SWLS cho thấy mức
độ ổn định theo thời gian (ví dụ: 0,54 trong 4 năm), nhưng SWLS có cho thấy đủ độ
nhạy để có giá trị tiềm năng để phát hiện sự thay đổi trong satis cuộc sống- phe
trong quá trình can thiệp lâm sàng. Hơn nữa, thang đo cho thấy sự phân biệt đối xử
– hiệu lực inant từ các biện pháp hạnh phúc tình cảm. SWLS được khuyến nghị như
một sự bổ sung cho các thang đo tập trung vào tâm lý học hoặc hạnh phúc cảm xúc
bởi vì nó đánh giá sự đánh giá có ý thức của một cá nhân về cuộc sống của người đó
bằng cách sử dụng tiêu chí riêng của người đó. [38, tr.164]
Từ năm 1978, hai tác giả là Shin và Johnson đã đưa ra quan điểm về sự hài
lòng về cuộc sống, họ cho rằng đây là khái niệm có liên quan đến quá trình tự đánh
giá và “là sự đánh giá toàn diện về chất lượng cuộc sống của một người có liên quan
đến tiêu chí mà chính họ lựa chọn.”(Johnson và Shin, 1978:478). Như vậy, đánh giá
về sự hài lòng sẽ phụ thuộc vào sự so sánh điều kiện, hoàn cảnh của một cá nhân
với tiêu chuẩn tự bản thân họ đưa ra và cho là phù hợp với bản thân họ. Quan điểm
này được vận dụng vào để xem xét về mức độ hài lòng với đời sống tinh thần trong
cuộc điều tra nghiên cứu này. Mức độ hài lòng này sẽ được chính người được hỏi tự
cảm nhận, đưa ra đánh giá dựa trên cơ sở và tiêu chuẩn do họ tự đặt ra, chứ không
dựa trên cơ sở và tiêu chuẩn đưa ra từ phía nhà nghiên cứu. [dẫn theo 12, tr.64]
Thực tế hiện nay có khá nhiều các nghiên cứu về sự hài lòng trong cuộc sống
nói chung nhưng lại không nhiều các nghiên cứu đề cập đến sự hài lòng về đời sống
tinh thần. Thông thường các nghiên cứu thường cố gắng hướng tới việc xây dựng
4
hay vận dụng các mô hình về sự hài lòng trong cuộc sống, trong đó cố gắng tìm
hiểu các biến số tác động đến sự thay đổi về mức độ hài lòng lòng của khách thể
nghiên cứu. Một trong các mô hình được sử dụng khá phổ biến là mô hình của
Campbell (1976). Ông đã đưa ra mô hình đề xuất tìm hiểu sự biến đổi của mức độ
hài lòng trong cuộc sống dưới tác động của 2 nhóm biến số. Nhóm thứ nhất là
những biến số nhân khẩu học như giới tính, tuổi, vị trí kinh tế xã hội, tình trạng hôn
nhân, số năm sống tại địa bàn. Nhóm thứ hai là những biến số thuộc về sự hài lòng
về những khía cạnh nổi bật của cuộc sống như công việc, sức khỏe, cuộc sống gia
đình, con cái, mối quan hệ bạn bè…Nhóm biến số thứ hai này một mặt chịu tác
động của nhóm biến số thứ nhất, đồng thời tác động đến biến phụ thuộc là sự hài
lòng về cuộc sống nói chung. [dẫn theo 12, tr.65]
Nghiên cứu của Renata Forste (năm 2008), đây là nghiên cứu tiến hành phân
tích số liệu điều tra xã hội năm 2002 tại 34 quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu này
tìm hiểu mối quan hệ giữa sự phân công lao động theo giới trong gia đình và các
đặc điểm của cá nhân, gia đình và sự hài lòng về đời sống gia đình. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, việc tham gia vào chăm sóc con cái và làm việc nhà có ảnh hưởng
tích cực đến sự hài lòng của các thành viên trong gia đình. Những gia đình được xây
dựng và phân công vai trò giữa vợ và chồng theo mô hình truyền thống (người
chồng chịu trách nhiệm kiếm tiền, người vợ phụ trách con cái và việc nhà) có xu
hướng hài lòng với đời sống gia đình cao hơn so với những gia đình xây dựng theo
mô hình hiện đại. Sự hài lòng với gia đình cũng có xu hướng ảnh hưởng bởi mức độ
phát triển của các quốc gia. [dẫn theo 27, tr.82]
2.1.2. Một vài nghiên cứu về sự hài lòng của trẻ em, mối quan hệ giữa trẻ em lứa
tuổi vị thành niên với cha mẹ.
Mô hình của Randolph, Kangas, Roukamo (2009) cho rằng: sự hạnh phúc
nói chung (một cuộc sống có chất lượng) bao gồm những đánh giá tích cực về sự
hài lòng cuộc sống, và thiếu vắng các đánh giá tiêu cực về bản thân, gia đình,
trường học, bạn bè, môi trường sống. Trong đó, sự hạnh phúc ở trường học được
hiểu là mức độ thoả mãn của học sinh trên tổng thể các chiều kích như: cảm nhận
thỏa mãn về trường học nói chung (overall school satisfaction), bầu không khí
5
trường học (School climate), trí tuệ và sự phân nhóm học sinh (Intelligence and
ability grouping), thành quả học tập (academic achievement). [35, tr.79-93]
Trong nghiên cứu của Upton và cộng sự (2008) đã đưa ra một khái niệm về
chất lượng cuộc sống của trẻ em, theo đó, “chất lượng cuộc sống của trẻ tương ứng
với mức độ hài lòng của trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồm
sự thoải mái về mặt thể chất, xã hội, kinh tế, và tâm lý”. [37, tr.895 – 913]
Về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, có thể đề cập đến nghiên cứu xuyên
văn hóa của các tác giả Murdock và cộng sự (1969). Những nhà nghiên cứu này đã
khảo sát quan hệ cha mẹ với con ở 186 quốc gia và trong đó tập trung nghiên cứu
những ảnh hưởng của quan hệ cha mẹ – con đến sự hình thành nhân cách của con
như một cá nhân ở những nền văn hóa khác nhau. Theo đó, các tác giả phân loại
quan hệ cha mẹ với con thành bốn kiểu thái độ căn bản của cha mẹ đối với con, đó
là kiểu cha mẹ thông hiểu – quan hệ ấm áp và yêu thương, kiểu cha mẹ ghét bỏ và
hung tính, kiểu cha mẹ dửng dưng và phủ nhận; kiểu cha mẹ kiểm soát. [1]
Diana Baumrind (1971,1991) trong công trình nghiên cứu về quan hệ cha
mẹ với con ớ lứa tuổi vị thành niên, nêu ra bốn kiểu cha mẹ có liên quan với những
góc độ hành vi xã hội khác nhau của trẻ vị thành niên, đó là các kiểu độc đoán, uy
quyền, thờ ơ và nuông chiều. [22]
Nghiên cứu về phong cách giáo dục của cha mẹ được thực hiện bởi Steinberg
và cộng sự (1994) cho thấy trẻ em có cha mẹ có phong cách thẩm quyền/dân chủ có
nhiều thẩm quyền hơn so với trẻ em đến từ các gia đình phong cách làm cha mẹ
khác ở lĩnh vực xã hội, cảm xúc và học tập. Trẻ em có cha mẹ độc đoán có mức độ
cảm nhận hạnh phúc thấp hơn so với các trẻ có cha mẹ ở phong cách giáo dục khác,
trong khi những trẻ có cha mẹ nuông chiều thì có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao
nhưng về thành tích học tập lại thấp. Steinberg và cộng sự phát hiện ra rằng trẻ em
bị cha mẹ bỏ bê/ phó mặc có mức thấp nhất trong mọi lĩnh vực. [34]
Các tác giả Zora Raboteg – Saric, Marija Sakic (2014) nghiên cứu trên 401
học sinh trung học đánh giá về ảnh hưởng của phong cách giáo dục của người cha
và người mẹ đến tự đánh giá, sự hài lòng với cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc chủ
quan của trẻ vị thành niên cho thấy rằng: Trẻ vị thành niên đánh giá cả cha và mẹ có
6
phong cách giáo dục dân chủ và tự do có tự đánh giá và sự hài lòng cuộc sống cao
hơn những trẻ vị thành niên đánh giá cả cha và mẹ có phong cách giáo dục độc
đoán. [39]
Tóm lại, những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về sự hài
lòng của trẻ em ở lứa tuổi học sinh chủ yếu tập trung nghiên cứu sự hài lòng của
học sinh về môi trường học đường và mức độ hài lòng của trẻ ở các lĩnh vực khác
nhau. Về mối quan hệ giữa cha mẹ với con ở lứa tuổi vị thành niên, các nghiên cứu
thường đề cập đến những ảnh hưởng từ phong cách giáo dục của cha mẹ đến sự
phát triển nhân cách của con.
2.2. Tại Việt Nam
2.2.1. Một vài nghiên cứu chung về sự hài lòng
Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về lĩnh vực sự hài lòng với
cuộc sống, và một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái được
chúng tôi ghi nhận trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này:
Báo cáo thường niên xã hội Việt Nam năm 2011: “Sự hài lòng về cuộc sống”
của tác giả Hoàng Bá Thịnh và nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học quốc gia Hà
Nội. Nghiên cứu đã xây dựng chỉ số đo lường mức độ hài lòng về cuộc sống phù
hợp với điều kiện của Việt Nam. Phân tích các chỉ số về sự hài lòng liên quan đến:
thu nhập, chi tiêu, mức sống, điều kiện nhà ở. Gợi ý về chính sách đối với các cấp
lãnh đạo. [28]
Nghiên cứu “Sự hài lòng về cuộc sống của người Việt Nam một số phát hiện
ban đầu ham ý và chính sách” của tác giả Hoàng Bá Thịnh. Bài viết dựa trên nghiên
cứu “sự hài lòng với cuộc sống” năm 2011 của nhóm nghiên cứu thuộc đề án cấp
Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân Việt Nam có
mức độ hài lòng cao nhất là ở các lĩnh vực: quan hệ cha mẹ – con cái; hôn nhân, gia
đình, con cái. Mức độ hài lòng thấp nhất thuộc các lĩnh vực chi tiêu, học vấn, thu
nhập, cơ sở hạ tầng.[25, tr.3]
Tác giả Hoàng Bá Thịnh trong bài: “ Sự hài lòng về hôn nhân và gia đình”,
đã sử dụng thang đo Likert cho điểm 5 bậc, trong đó 1 là hoàn không hài lòng, 5 là
hoàn toàn hài lòng. Những phân tích mức độ hài lòng với các khía cạnh của đời
7
sống gia đình (bao gồm: hôn nhân, con cái, mối quan hệ với con cái) của người dân
ở cả miền Bắc và Nam là tương đối cao. Điều này nói lên rằng người dân Việt Nam
khá lạc quan về đời sống gia đình. Mức độ hài lòng ở các khía cạnh gia đình được
người dân đánh giá cao hơn so với các khía cạnh khác như hài lòng về kinh tế, nghề
nghiệp, thu nhập, hay điều kiện sống của họ. [26]
Kết quả phân tích nghiên cứu “Sự hài lòng với hôn nhân và các yếu tố tác
động” của tác giả Nguyễn Hà Đông, đã cho thấy sự hài lòng với hôn nhân chịu tác
động của các yếu tố gồm sự hòa hợp về tình dục, sự hỗ trợ về tình cảm, việc thường
xuyên tổ chức các sự kiện đặc biệt, mức sống của hộ gia đình, nhóm nghề nghiệp
của cặp vợ chồng và nơi cư trú. [3, tr.3- 14]
Tác giả Dương Thị Thu Hương trong nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến
mức độ hài lòng về đời sống tinh thần” đã cho thấy kết quả mặc dù sống ở một đất
nước còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng người dân Việt Nam không hề bi quan
và đánh giá thấp mức độ hài lòng về đời sống tinh thần của họ. Họ vẫn biết cách
thỏa mãn và đạt được sự thỏa mãn nhất định về đời sống tinh thần trong bối cảnh xã
hội và điều kiện kinh tế của bản thân. [12, tr.74]
Tác giả Dương Thị Thu Hương và Hoàng Bá Thịnh trong nghiên cứu: “Sự
hài lòng về hôn nhân, về mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái và các yếu tố tác động”.
Bài viết đã phân tích các yếu tố tác động đến sự hài lòng về hôn nhân, về mối quan
hệ cha mẹ – con cái trong gia đình. Kết quả cho thấy tình trạng hôn nhân, giới tính,
kinh tế gia đình là những yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến sự hài lòng về
hôn nhân của người trả lời; trong khi các yếu tố như tình trạng hôn nhân, số người
cư trú và số lượng tài sản có giá trị lại có tác động đến mối quan hệ giữa cha mẹ –
con cái trong gia đình. [13, tr.16 -26]
Tác giả Nguyễn Thị Vân Hạnh trong bài viết: “Sự hài lòng về cuộc sống của
người Việt Nam hiện nay xét trên góc độ nghề nghiệp, việc làm và mức sống” đã
phân tích sự hài lòng về cuộc sống dưới các khía cạnh việc làm và mức sống, dựa
trên số liệu thuộc đề án “Sự hài lòng về cuộc sống” của Đại học quốc gia Hà Nội
năm 2011. Dữ liệu thu được cho thấy thái độ chủ quan về mức sống và nghề nghiệp
8
của người Việt Nam hiện nay được đánh giá ở mức” tương đối hài lòng”, với khá ít
những đánh giá quá tiêu cực. [7, tr.10]
2.2.2. Một vài nghiên cứu về sự hài lòng của trẻ em, mối quan hệ giữa trẻ em lứa
tuổi vị thành niên với cha mẹ
Tác giả Trần Thu Hương và Ngô Thanh Huệ trong “Nghiên cứu sự hạnh
phúc ở trường học của học sinh Việt Nam: tiếp cận đánh giá đa chiều”, dựa trên
quan điểm của Randolph, Kangas & Ruokamo (2009), nghiên cứu có mục đích tìm
hiểu sự cảm nhận hạnh phúc về trường học nói chung cũng như những chiều kích cụ
thể được đánh giá bởi học sinh trung học cơ sở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng bộ
công cụ SWB được xây dựng dựa trên nền tảng thang đo BE-scol (Guimard, Bacro
& Florin, 2013; Bacro & cs., 2014) dành cho học sinh từ 8-18 tuổi, gồm 39 câu
đánh giá sự hài lòng của học sinh trong nhiều chiều kích. Kết quả thu được bằng
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi từ 535 học sinh cho thấy: học sinh có cảm nhận
hạnh phúc về trường học ở mức trung bình. Học sinh cảm thấy hài lòng nhất về các
hoạt động ngoại khóa và các mối quan hệ bạn bè trong trường học. Các chiều kích
mà học sinh cảm thấy ít hài lòng hơn là vấn đề an toàn trường học, sự lo lắng về học
tập (đánh giá học đường). Nghiên cứu gợi mở một cách tiếp cận đa chiều trong việc
đánh giá sự hạnh phúc ở trường học tại Việt Nam. [14, tr.15 – 35]
Tác giả Ngô Thanh Huệ và Lê Thị Mai Liên với “Nghiên cứu chất lượng
cuộc sống của trẻ em từ 6 – 11 tuổi qua tiếp cận tâm lý học”, nghiên cứu đã giải
quyết được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về đánh giá chất lượng cuộc sống
của trẻ em dưới tiếp cận tâm lý học. Nghiên cứu đã chỉ ra “chất lượng cuộc sống
của trẻ tương ứng với mức độ hài lòng của trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của
đời sống của nó bao gồm sự thoải mái về mặt thể chất, xã hội và tâm lý”. Mặt kinh
tế chưa phải là yếu tố quan trọng trong nhận thức của trẻ khi trẻ đánh giá chất lượng
cuộc sống của mình. [11, tr.7]
Dựa trên số liệu cuộc điều tra về “Quan niệm, nhận thức về hôn nhân gia
đình của các thế hệ Việt Nam ở một số vùng đồng bằng sông Hồng” năm 2007-
2008, tác giả Lê Thi với đề tài Mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái (2011)
đã tìm hiểu những thay đổi trong mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái dưới
9
tác động của môi trường sống hiện đại. Cha mẹ hiện nay đã có những cách ứng xử
phù hợp dựa trên việc giảng giải, thuyết phục khi con mắc lỗi. Tuy nhiên, khó khăn
chính của cha mẹ hiện nay là thiếu thời gian chăm sóc con do áp lực kiếm sống. Tác
giả cho rằng mối quan hệ ứng xử dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa cha
mẹ và con cái đang là xu hướng của nhiều gia đình hiện nay. [24, tr.15 – 21]
Tác giả Nguyễn Phương Thảo (2013) với đề tài Ứng xử của cha mẹ đối với
con cái vị thành niên (Qua cuộc khảo sát tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) đã
đề cập đến ứng xử của cha mẹ đối với nhu cầu và lối sống của con cái vị thành niên,
ứng xử của cha mẹ khi con mắc lỗi và những biện pháp cha mẹ thực hiện nhằm
quản lý những hành vi nguy cơ của con. Những phát hiện từ nghiên cứu thực địa
cho thấy ứng xử của cha mẹ đối với nhu cầu và lối sống của trẻ mang tính tiêu cực
nhiều hơn tích cực. Khi trẻ mắc lỗi cha mẹ thường không kiềm chế được cảm xúc
cá nhân, có những ứng xử không phù hợp như quát tháo và đánh đòn, thậm chí là
đuổi con ra khỏi nhà. Không có nhiều cha mẹ có những hành vi ứng xử tích cực như
lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân và khuyên nhủ, động viên con bằng những lời nói
nhẹ nhàng, tình cảm hoặc sử dụng hình thức kỷ luật hợp lý đối với những khuyết
điểm của con cái. Cha mẹ có những biện pháp tích cực và có thể xem là hiệu quả
nhằm ngăn ngừa hành vi nghiện chơi điện tử của con cái. Đối với nguy cơ chơi với
bạn xấu hoặc có quan hệ yêu đương sớm, cha mẹ mới dừng lại ở những lời dặn dò
mang tính máy móc và giáo điều, ít cha mẹ có sự gần gũi, tâm sự để hiểu và cho con
những lời khuyên phù hợp giúp con có hướng xử lý đúng đắn các mối quan hệ bạn
bè, tình yêu của con mình [23, tr. 63 – 68]
Cũng bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ với con lứa tuổi vị thành niên, tác giả
Trần Thị Vân Anh và Hà Thị Minh Khương (2009) đã xem xét cảm nhận của trẻ về
mối quan hệ cha mẹ và con ở ba khía cạnh: vai trò của cha mẹ trong đời sống tình
cảm của con khi con vui, buồn và khi bất đồng với cha mẹ; cha mẹ và quan hệ bạn
bè của con; suy nghĩ của con về quan hệ với cha mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
khi có chuyện buồn, vui cũng như khi có chuyện bất đồng với cha mẹ, con luôn
chọn bạn để tâm sự. Cha và mẹ cũng được con lựa chọn, song họ có vai trò khác
10
nhau. Người mẹ có vị trí quan trọng, chỉ sau bạn bè khi con có chuyện buồn, người
cha, vì nhiều lí do, hầu như không bao giờ được con lựa chọn. [2, tr.16 – 22]
Tác giả Trần Thành Nam (2015) với nghiên cứu “ Mối liên hệ giữa phong
cách làm cha mẹ và biểu hiện rối loạn hành vi cảm xúc ở thanh thiếu niên” trên học
sinh Trường Giáo dưỡng. Kết quả cho thấy, phong cách, hành vi làm cha mẹ có ảnh
hưởng đến các rối loạn hành vi cảm xúc của thanh thiếu niên. Trong đó, phong cách
dễ dãi nuông chiều ảnh hưởng nhiều nhất và góp phần dự báo 7/8 nhóm rối loạn,
tiếp theo là phong cách làm cha mẹ độc đoán dự báo 5/8 nhóm rối loạn. Nghiên cứu
cũng chỉ ra một biến số nhân khẩu học cũng góp phần dự báo các rối loạn ở thanh
thiếu niên, bao gồm thu nhập và số anh chị em trong gia đình. [18, tr.47 – 61]
Tác giả Vũ Thị Khánh Linh (2007), trong nghiên cứu về thực trạng về phong
cách giáo dục của cha mẹ học sinh trường THCS đã chỉ ra 3 phong cách giáo dục
của cha mẹ, trong đó phong cách giáo dục chiềm ưu thế nhất là phong cách dân chủ
so với phong cách giáo dục độc đoán và phong cách giáo dục tự do; Có sự chênh
lệch giữa sự tự đánh giá của các cha mẹ về phong cách giáo dục của mình và nhận
định của học sinh về phong cách giáo dục của cha mẹ các em; Yếu tố độ tuổi, trình
độ văn hóa, nghề nghiệp của các cha mẹ có ảnh hưởng nhất định đến việc hình
thành ở họ những phong cách giáo dục khác nhau. [17, tr.17 – 23]
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về sự hài lòng về cuộc sống của các tác
giả trong nước trước đây mới chỉ đề cập đến mức độ và các yếu tố tác động tới sự
hài lòng về cuộc sống ở những khía cạnh khác nhau, mà chưa quan tâm khai thác về
mặt biểu hiện của sự hài lòng với cuộc sống, đặc biệt là sự hài lòng thể hiện trong
mối quan hệ giữa cha mẹ với học sinh THCS. Về mối quan hệ giữa cha mẹ với con
ở lứa tuổi thiếu niên, các tác giả chủ yếu đề cập đến vai trò giáo dục của cha mẹ với
con , phong cách giáo dục của cha mẹ, những ảnh hưởng của phong cách giáo dục
từ cha mẹ đến con mà chưa đề cập đến sự hài lòng của con ở lứa tuổi học sinh
THCS trong mối quan hệ với cha mẹ.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã phác họa bức
tranh khái quát về sự hài lòng về cuộc sống nói chung, về mối quan hệ cha mẹ với
con tuổi thiếu niên từ nhiều góc nhìn khác nhau. Đồng thời, các nghiên cứu cũng
11
chỉ ra được những nguyên nhân có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong cuộc sống,
những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ với con và sự tác động của quan
hệ đó với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung khai thác vấn đề biểu hiện sự hài
lòng của học sinh THCS với cha mẹ thể hiện trên các hoạt động chủ đạo của học
sinh (hoạt động học tập, hoạt động giao lưu với bạn bè, các hoạt động giao tiếp và
sinh hoạt của học sinh trong gia đình) và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
học sinh với cha mẹ trong các hoạt động trên.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng các biểu về sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ,
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ. Từ
đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ hài lòng của học sinh THCS
trong mối quan hệ với cha mẹ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản để từ đó đưa ra khái niệm và các
biểu hiện sự hài lòng của học sinh lứa tuổi THCS với cha mẹ.
– Nghiên cứu thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học
sinh THCS với cha mẹ.
– Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao mức độ hài lòng của học sinh THCS
trong mối quan hệ với cha mẹ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu biểu hiện sự hài lòng của
học sinh THCS với sự quan tâm của cha mẹ đối với hoạt động học tập, giao lưu bạn
bè và các sinh hoạt trong gia đình của con.
12
4.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Trường THCS Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh và
trường THCS Trần Hưng Đạo thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
4.2.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
315 em học sinh tại trường THCS Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu,
tỉnh Tây Ninh và trường THCS Trần Hưng Đạo thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
4.2.4. Giả thuyết khoa học
– Đa số học sinh THCS có mức độ hài lòng với cha mẹ ở mức cao.
– Sự hài lòng của học sinh với sự quan tâm của cha mẹ trong các lĩnh vực:
hoạt động học tập, hoạt động giao lưu với bạn bè và trong sinh hàng ngày ở gia đình
là không có sự chênh lệch nhiều.
– Có mối tương quan giữa sự quan tâm của cha mẹ với sự hài lòng của học
sinh THCS ở các hoạt động của các em.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ tâm lý học chuyên nghành là Tâm lý
học lứa tuổi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
– Phương pháp phỏng vấn sâu
– Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
– Phương pháp thống kê toán học
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú hơn lý luận về sự hài
lòng nói chung và sự hài lòng trong mối quan hệ giữa con ở độ tuổi học sinh trung
học cơ sở với cha mẹ nói riêng. Chỉ ra những biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của con ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở với cha mẹ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
13
Kết quả nghiên cứu làm rõ thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của con ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở với cha mẹ đồng thời đề xuất được một
số giải pháp tác động vào cha mẹ và học sinh nhằm xây dựng mối quan hệ phù hợp
giữa cha mẹ với trẻ lứa tuổi này.
Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo bổ ích giúp cho cha mẹ và con cái
xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, tạo bầu không khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
14
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI CHA MẸ
1.1.
Khái niệm
*Sự hài lòng
Theo tác giả Diener sự hài lòng là: “một sự đánh giá tổng thể về chất lượng cuộc
sống của một cá nhân dựa trên những tiêu chuẩn của chính anh ta” [dẫn theo 7, tr10]
Năm 1978, hai tác giả là Shin và Johnson đã đưa ra quan điểm về sự hài lòng
về cuộc sống. Các ông cho rằng đây là khái niệm liên quan đến quá trình tự đánh
giá và “là sự đánh giá toàn diện về chất lượng cuộc sống của một người có liên
quan đến tiêu chí mà chính họ lựa chọn”. [dẫn theo 12, tr.64]
Sự hài lòng về cuộc sống của Sumner (1966) là “Đánh giá tích cực về điều
kiện của cuộc sống của bạn, một bản án mà ít nhất là trên sự cân bằng, nó sẽ chống
lại bạn tiêu chuẩn hoặc kỳ vọng.” [dẫn theo 36, tr. 26]
Andrew (1974) cho rằng sự hài lòng trong cuộc sống tượng trưng cho một
tiêu chí bao trùm hoặc kết quả cuối cùng kinh nghiệm của con người. Sự hài lòng
của cuộc sống là sự đánh giá tổng thể về cảm xúc và thái độ về cuộc sống của một
người tại một thời điểm cụ thể từ tiêu cực đến tích cực. [dẫn theo 36, tr. 26]
Theo Diener, Emmons, Larsen, & Griffen (1985): Sự hài lòng của cuộc sống
được đặc trưng, phù hợp với lý thuyết nhận thức, như Đánh giá nhận thức của cá
nhân về các so sánh dựa trên sự tương thích của họ điều kiện sống của riêng họ với
các tiêu chuẩn. [dẫn theo 36, tr. 26]
Sự hài lòng của cuộc sống được cho là có tiền đề trong lĩnh vực công việc,
lĩnh vực gia đình và đặc điểm tính cách Ruut Veenhoven (1993) đã tóm tắt tốt nhất
Sự hài lòng của cuộc sống; “Đời sống sự hài lòng là mức độ mà một người đánh giá
tích cực về chất lượng cuộc sống của anh ấy / cô ấy”. [dẫn theo 36, tr. 26]
Trong nghiên cứu gần đây tiến hành sự hài lòng của cuộc sống được đánh giá
là mức độ của những cảm xúc tích cực có kinh nghiệm (Frish, 2006; như được trích
dẫn trong Simsek, 2011). [dẫn theo 36, tr. 26]
15
Ngoài ra, cần kể đến các khái niệm có liên quan hoặc gần với sự hài lòng
như là khái niệm cảm nhận hạnh phúc, hạnh phúc chủ quan, chất lượng cuộc sống:
Hạnh phúc chủ quan được Diener, 2000, định nghĩa như là sự đánh giá nhận
thức và tình cảm của một người đối với cuộc sống của họ. Những đánh giá này bao
gồm phản ứng cảm xúc với các sự kiện, cũng như những đánh giá nhận thức về sự
hài lòng và sự thỏa mãn trong cuộc sống. Vì vậy, theo Diener hạnh phúc chủ quan
là một khí niệm rộng bao gồm các trải nghiệm thỏa mãn, trạng thái cảm xúc tiêu
cực ở mức thấp và sự hài lòng với cuộc sống ở mức cao (Diener, 2000).[dẫn theo 4]
Một tác giả khác là Keyes, 2002, định nghĩa về hạnh phúc chủ quan là sự
nhận thức và đánh giá của cá nhân về cuộc sống của mình, về các trạng thái cảm
xúc, về các chức năng tâm lý và xã hội của bản thân. Theo cách hiểu của Keyes,
hạnh phúc (well – being) có 3 thành tố: hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý,
hạnh phúc xã hội. tích cực và sự vận hành tốt các chức năng tâm lý xã hội.
Hạnh phúc cảm xúc thể hiện qua một loạt những dấu hiệu biểu hiện những
trạng thái tích cực về cuộc sống. Hạnh phúc cảm xúc được đo bằng những trạng thái
cảm xúc dương tính hoặc sự hài lòng cuộc sống nói chung.
Hạnh phúc tâm lý thể hiện ở sự chấp nhận, hài lòng với bản thân; mối quan
hệ tích cực với những người khác; sự phát triển cá nhân; mục tiêu chọn cuộc sống;
làm chủ môi trường xung quanh; tự chủ, người hạnh phúc về mặt tâm lý là người
hài lòng với hầu hết những gì ở bản thân, có những quan hệ ấm áp và tin tưởng, tin
bản thân mình sẽ phát triển thành người tốt hơn, có định hướng trong cuộc sống, có
thể làm chủ môi trường, làm thỏa mãn nhu cầu, làm chủ những quyết định của bản
thân.
Hạnh phúc xã hội thể hiện ở sự hài lòng với các mối quan hệ liên cá nhân và
với môi trường xã hội xung quanh. Trong khi hạnh phúc tâm lý được đánh giá
thông qua những tiêu chí mang tính chất cá nhân và riêng tư, thì hạnh phúc xã hội
được đánh giá qua những tiêu chí mang tính chất công khai và xã hội: sự gắn kết xã
hội; sự hiện thực hóa xã hội; sự hòa nhập xã hội; sự chấp nhận xã hội; và sự đóng
góp xã hội. Con người cảm thấy hạnh phúc về mặt xã hội khi họ cảm thấy sự vận
hành xã hội là có ý nghĩa và có thể hiểu được; xã hội có tiềm năng cho con người
16
phát triển; cảm thấy họ thuộc về và được cộng đồng chấp nhận; cảm thấy họ chấp
nhận phần lớn những gì trong xã hội; cảm thấy sự đóng góp của mình cho xã hội.
[dẫn theo 4]
Theo Upton và cộng sự (2008): “Chất lượng cuộc sống của trẻ tương ứng với
mức độ hài lòng của trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống của nó bao
gồm sự thoải mái về mặt thể chất, xã hội, kinh tế và tâm lý”. [37, tr.895 – 913]
Từ việc tham khảo những khái niệm của các tác giả trên, trong đề tài này
theo chúng tôi: sự hài lòng là những phản ứng của con người được biểu hiện qua
những đánh giá tích cực, cảm xúc dương tính và hành vi ủng hộ với những tác động
của khách quan đến các lĩnh vực trong cuộc sống của họ.
*Học sinh trung học cơ sở:
Học sinh trung học cơ sở bao gồm những em có độ tuổi từ 11,12 tuổi đến 14,15
tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS. [10, tr 28]
1.2.
Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở
Lứa tuổi học sinh THCS còn gọi là lứa tuổi thiếu niên, tuổi vị thành niên.
Đây là giai đoạn phát triển có bước nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, được thể
hiện ở một số đặc điểm cơ bản như sau:
*Đặc điểm về giải phẫu sinh lý
Đây là lứa tuổi cơ thể phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều. Ở giai
đoạn này chiều cao và trọng lượng cơ thể của trẻ tăng nhanh. Sự phát triển của hệ
xương không đồng đều, vì thế ở các em bộc lộ sự vụng về, lóng ngóng, không khéo
léo, thiếu thận trọng, hay làm đổ vỡ các đồ vật…Điều đó đã gây cho các em tâm lý
khó chịu, không được thoải mái, nhất là khi có sự quan sát, nhận xét, đánh giá của
người lớn đối với các em.
Hệ thống tim mạch của trẻ em lứa tuổi học sinh THCS cũng không cân đối
dẫn đến một số rói loạn tạm thời của hệ tuần hoàn như tăng huyết áp, tim mạch đập
nhanh, hay gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi làm việc.
Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, đặc biệt là tuyến giáp trạng, thường
dẫn đến những rối loạn của hệ thần kinh. Vì vậy mà trẻ em ở lứa tuổi này dễ xúc
động, dễ bực tức, dẫn đến có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ. Hệ thần kinh của
17
trẻ chưa đạt độ vững vàng nên chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh,
đơn điệu, kéo dài. Những kích thích kiểu này thường gây cho trẻ em tình trạng bị ức
chế, hoặc có thể bị kích động mạnh.
Điều đáng chú ý là lứa tuổi học sinh THCS còn là thời kì phát dục của con
người. Đó là hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học và chịu ảnh
hưởng của môi trường tự n hiên và môi trường xã hội, nhưng đối với trẻ em lần đầu
tiên xuất hiện hiện tượng này thì lại là vấn đề cần có sự chuẩn bị và cần được sự chỉ
dẫn giúp đỡ của người lớn, đặc biệt là đối với các em gái.
*Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS
Hoạt động học của học sinh THCS diễn ra theo phương thức học – hành, học
và hành gắn với nhau. Đây là bậc học có tính lý luận gắn với thực hành theo từng
môn học có tính chuyên sâu. Nhờ vậy mà qua hoạt động học, từng bước học sinh có
được các khái niệm khoa học và bước đầu hiểu được nhận thức về tính quy luật của
các hiện tượng, sự vật, bước đầu hình thành được các chuẩn mực về tự nhiên, về xã
hội và về con người.
Về hoạt động học của học sinh THCS, có hai quan niệm khác nhau: Có quan
niệm cho rằng hoạt động học không còn là hoạt động chủ đạo, quan niệm khác cho
rằng hoạt động học và hoạt động giao tiếp nhóm là hai hoạt động chủ đạo của lứa
tuổi này. Theo chúng tôi, hoạt động giao tiếp nhóm là hoạt động chủ đạo của lứa
tuổi học sinh THCS, được dựa trên cơ sở của hoạt động cơ bản là hoạt động học. [8,
tr.41 – 43]
Các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, ở thời kì
đầu của lứa tuổi học sinh THCS chưa có kỹ năng cơ bản để tổ chức tự học. Bắt đầu
ở lứa tuổi này cũng là bắt đầu hình thành mức độ hoạt động học tập cao nhất. Đối
với các em ý nghĩa của hoạt động học tập dần dần được xem như là hoạt động độc
lập hướng vào sự thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Nhiều công trình nghiên cứu cho
thấy động cơ học tập của học sinh THCS có một cấu trúc phức tạp, trong đó các
động cơ xã hội khác nhau được kết hợp thành một khối (học tập để phục vụ xã hội,
để lao động tốt…). Những động cơ nhận thức và những động cơ riêng (ví dụ như
muốn có uy tín, có địa vị trong lớp…) liên quan với lòng mong muốn tiến bộ và
18
lòng tự trọng. Nhiều khi ta lại thấy có sự mâu thuẫn giữa sự mong muốn trao đổi tri
thức với thái độ bàng quan và thậm chí thái độ xấu đối với học tập, thái độ “phớt
đời” đối với điểm số.
Sở dĩ có tình trạng trên, là do các nguyên nhân: Do phản ứng độc đáo của lứa
tuổi này đối với thất bại trong học tập; do xung đột với giáo viên. Các em thường
hay xúc động mạnh khi thất bại trong học tập, nhưng lòng tự trọng thường làm các
em che dấu, thờ ơ, lãnh đạm đối với thành tích học tập. Nhiều lúc chúng ta thấy các
em thường nhắc bài cho nhau. Việc làm này của các em có nhiều động cơ khác
nhau. Nhưng các nhà tâm lý học đã xác nhận rằng, đó là động cơ thuộc về mặt nhận
thức, đạo đức của các em. Các em nhắc bài cho bạn là muốn giúp bạn, bởi vì các em
quan niệm, giúp bạn là giúp bằng mọi phương tiện. Có em nhắc bài cho bạn để tỏ rõ
sự hiểu biết của mình, muốn khoe khoang sự chăm chỉ học bài của mình.
Như vậy, động cơ học tập của học sinh THCS rất phong phú đa dạng, nhưng
chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn của nó.
Thái độ đối với học tập của học sinh THCS cũng rất khác nhau. Tất cả các
em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ biểu
hiện rất khác nhau. Sự khác nhau đó được thể hiện:
-Trong thái độ học tập: Từ thái độ rất tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ lười
biếng, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong học tập.
– Trong sự hiểu biết chung: Từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết nhiều lĩnh
vực tri thức khác nhau ở một số em, nhưng ở một số em khác thì mức độ phát triển
rất yếu, tầm hiểu biết rất hạn chế.
– Trong phương thức lĩnh hội tài liệu học tập: Từ chỗ có kỹ năng học tập độc lập, có
nhiều cách học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng học tập độc lập, chỉ biết học
thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ.
– Trong hứng thú học tập: Từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức
nào đó và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hoàn toàn không có hứng
thú nhận thức, cho việc học hành hoàn toàn gò ép, bắt buộc. [10, tr 40 – 42]