11907_Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức hoạt động Team Building trong du lịch gắn liền với môi trường sông nước cho khách cán bộ, nhân viên văn phòng

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
——————————-

ISO 9001:2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

Sinh viên :Trần Thị Xuân Quỳnh
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp

HẢI PHÒNG – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
———————————–

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TEAM BUILDING TRONG DU LỊCH GẮN LIỀN VỚI
MÔI TRƯỜNG SÔNG NƯỚC CHO KHÁCH
CÁN BỘ, NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

Sinh viên :Trần Thị Xuân Quỳnh
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp

HẢI PHÒNG – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
————————————–

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Trần Thị Xuân Quỳnh
Mã SV : 1412405024
Lớp : DL1801
Ngành : Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
Tên đề tài : Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức hoạt động Team Building
trong du lịch gắn liền với môi trường sông nước cho khách cán bộ, nhân
viên văn phòng

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI

1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ).
– Tìm hiểu khái quát về Team Building và du lịch Team Building trước
đây.
– Nghiên cứu thực tiễn về không gian gắn với khu vực sông nước và tập
khách cán bộ nhân viên văn phòng.
– Tìm hiểu, sưu tầm các chương trình Team Building đã có để đúc rút ưu –
nhược điểm.
– Xây dựng, tổ chức và phát triển các chương trình du lịch Team Building
mới.

2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán.
– Các công trình nghiên cứu, bài viết liên quan tới Team Building, du lịch
Team Buiding, biển Việt Nam, bể bơi, ao hồ sông suối.
– Các trang Website của các công ty du lịch, thị trường khách tiềm năng
– Kế hoạch quảng cáo Marketing để phát triển du lịch Team Building

3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
– Công ty Cổ Phần Du Lịch và Tiếp Thị Giao Thông Vận Tải Vietravel chi
nhánh Hải Phòng
– Số 4 phố Trần Hưng Đạo, phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hồng Bàng, Hải
Phòng

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn thứ nhất:
Họ và tên: Phạm Thị Hoàng Điệp
Học hàm, học vị: Thạc Sĩ
Cơ quan công tác: Khoa Du lịch Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn:
– Định hướng đề tài
– Hướng dẫn xây dựng đề cương chi tiết
– Hướng dẫn phương pháp làm bài
– Đọc và chỉnh sửa nội dung khóa luận
Người hướng dẫn thứ hai:
Họ và tên:…………………………………………………………………………………
Học hàm, học vị:………………………………………………………………………..
Cơ quan công tác:………………………………………………………………………
Nội dung hướng dẫn:………………………………………………………………….
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 04 tháng 08 năm 2018
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 02 tháng 11 năm 2018
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên

Người hướng dẫn

Hải Phòng, ngày …… tháng……..năm 2018
Hiệu trưởng

GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị

PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp:

– Có tinh thần cầu thị, ham học hỏi
– Chịu khó đi phụ Tour Team Building để lấy kinh nghiệm, phục vụ cho
việc viết đề tài.
– Biết cách làm nghiên cứu khoa học, biết phát triển ý riêng dựa trên định
hướng hay gợi ý của giáo viên
2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra
trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số
liệu…):
– Cung cấp được cơ sở lý luận về Team Building và Du lịch Team Building.
– Trình bày, giới thiệu và phân tích được những đặc thù riêng của môi trường
sông nước bãi biển, ao hồ, bể bơi cũng như tâm lý tập khách cán bộ, nhân
viên văn phòng với nhiều ý sáng tạo cá nhân.
– Bước đầu đánh giá được về một số chương trình Team building của một số
công ty du lịch đã khai thác.
– Đưa ra được căn cứ để xây dựng chương trình của bản than tác giả và đề
xuất một số chương trình khung hợp lý.
3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………

Hải Phòng, ngày 1 tháng 11 năm 2018
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Hoàng Điệp

Mục Lục
Lời Cảm Ơn……………………………………………………………………………………………..1
Lời Mở Đầu……………………………………………………………………………………………..2
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………………….2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………….4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………….5
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………..5
5. Bố cục của đề tài…………………………………………………………………………………..6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TEAM BUILDING VÀ
DU LỊCH KẾT HỢP TEAM BUILDING
1.1. Cơ sở lí luận về hoạt động Team building……………………………………………..8
1.1.1. Khái niệm Team building…………………………………………………………………8
1.1.2. Vai trò, đặc trưng của hoạt động Team building………………………………..10
1.1.3. Giá trị Team Building mang lại cho một tập thể………………………………..12
1.1.4. Phân loại Team Building………………………………………………………………..13
1.2. Du lịch Team Building………………………………………………………………………16
1.2.1. Khái niệm……………………………………………………………………………………..16
1.2.2. Mục tiêu của Du lịch Team Building………………………………………………..16
1.2.3. Hiệu quả của Du lịch Team Building mang lại ………………………………….17
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới Du lịch Team Building………………………………18
1.3.Tiểu kết…………………………………………………………………………………………….20

CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TEAM BUILDING
GẮN VỚI KHU VỰC SÔNG NƯỚC DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH
CÁN BỘ, NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
KHAI THÁC CỦA MỘT SỐ CÔNG TY LỮ HÀNH QUA MỘT SỐ
CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ
2.1. Tổ chức hoạt động Team Building gắn với khu vực sông nước………………22
2.1.1. Khu vực bờ biển……………………………………………………………………………..22
2.1.2. Khu vực ao hồ, sông suối………………………………………………………………. 24
2.1.3. Khu vực gần bể bơi trong các khách sạn, resort………………………………..26
2.2. Tìm hiểu tập khách cán bộ nhân viên văn phòng…………………………………..27
2.2.1. Lý do phải tìm hiểu tập khách………………………………………………………….27
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch…………………………………28
2.2.3. Đặc thù nghề nghiệp của tập khách cán bộ, nhân viên văn phòng………..31
2.2.4. Tâm lý, tính cách của đối tượng khách …………………………………………….33
2.2.5. Sở thích, nhu cầu hưởng thụ…………………………………………………………….35
2.2.6. Khả năng chi trả…………………………………………………………………………….38
2.3. Tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch Team building của một số công ty tiêu
biểu…………………………………………………………………………………………………41
2.3.1. Chương trinh du lịch team building của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh
Từ Liêm – Hà Nội do công ty Sài Gòn Teambuilding tổ chức………………………..41
2.3.2. Chương trình du lịch teambuilding của công ty LG Display do công ty Hải
Phòng Travel tổ chức tại Phú Quốc……………………………………………………..43

2.3.3. Tổ chức chương trình Team building cho công ty Bảo hiểm nhân thọ
Manulife của công ty du lịch Sài Gòn tourist tổ chức…………………………………..45
2.3.4. Nhận xét, đánh giá………………………………………………………………………….47
2.4. Tiểu kết……………………………………………………………………………………………48
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MỚI MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH
DU LỊCH TEAM BUILDING GẮN VỚI SÔNG NƯỚC DÀNH CHO TẬP
KHÁCH CÁN BỘ, NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG
3.1. Yêu cầu và căn cứ để xây dựng các tour du lịch team building gắn với môi
trường sông nước…………………………………………………………………………………….50
3.1.1. Thời gian……………………………………………………………………………………….50
3.1.2. Địa điểm……………………………………………………………………………………….51
3.1.3. MC……………………………………………………………………………………………….51
3.1.4. Đạo cụ………………………………………………………………………………………….52
3.1.5. Kịch bản………………………………………………………………………………………..53
3.1.6. Người chơi…………………………………………………………………………………….54
3.2. Đề xuất chương trình Team building ở bãi biển…………………………………….54
3.2.1. Bãi biển tại huyện đảo Cô Tô…………………………………………………………..55
3.2.2. Bãi biển Sầm Sơn…………………………………………………………………………..56
3.2.3. Bãi biển Quy Nhơn…………………………………………………………………………57
3.2.4. Chương trình khung tổ chức Team building ở Bãi biển……………………….57
3.3. Team building tại bể bơi…………………………………………………………………….60
3.4. Chương trình cạnh ao hồ, sông suối…………………………………………………….64

3.5. Giải pháp quảng bá sản phẩm tour du lịch team building……………………….67
3.5.1. Thông qua mạng xã hội…………………………………………………………………..67
3.5.2. Tiếp cận với các công ty lữ hành………………………………………………………69
3.5.3. Tiếp cận công ty khách hàng……………………………………………………………69
3.4. Tiểu kết……………………………………………………………………………………………70

Kết Luận……………………………………………………………………………………….71

Tài Liệu Tham Khảo………………………………………………………………………73

Tài Liệu Website……………………………………………………………………………74

Phụ Lục………………………………………………………………………………………..76

Lời cảm ơn
Sau 4 năm học tập tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng, em đã đi được
một chặng đường vô cùng quan trọng để rèn luyện và ngày càng hoàn thiện bản
thân góp phần xây dựng quê hương đất nước, tiến gần hơn đến ước mơ tương lai
của mình. Cái mốc quan trọng để đánh dấu chặng đường mới đó chính là quá
trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Sau 6 tuần thực tập tại Công ty Cổ Phần Du Lịch và Tiếp Thị Giao
Thông Vận Tải Vietravel chi nhánh Hải Phòng, em đã có cơ hội vận dụng những
kiến thức mình đã học trong trường vào công việc thực tế, được các anh chị tại
công ty tạo điều kiện làm việc, tham gia trải nghiệm thực tế, học cách làm việc,
học cách sáng tạo để mở ra tương lai của chính bản thân mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu trường ĐH Dân
Lập Hải Phòng, các thầy cô khoa Văn hóa – Du lịch, đặc biệt là cô giáo ThS.
Phạm Thị Hoàng Điệp, giáo viên hướng dẫn trực tiếp đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp
đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm
ơn anh Đoàn Văn Tính (trưởng phòng GIT công ty Cổ Phần Du Lịch và Tiếp
Thị Giao Thông Vận Tải Vietravel chi nhánh Hải Phòng) và toàn thể anh chị em
trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình. Do còn hạn chế về trình độ, thời gian thực hiện cũng như hiểu
biết của bản thân nên bài luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô để bài luận văn của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hải Phòng, ngày 1 tháng 11 năm 2018

Sinh viên

Trần Thị Xuân Quỳnh

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế thế giới hiện nay đang phát triển từng ngày, từng giờ, đời sống
con người ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu đi nghỉ dưỡng, khám
phá những vùng đất mới của con người ngày càng trở nên nhiều hơn. Điều đó
khiến ngành công nghiệp không khói ngày càng phát triển và dần trở thành nền
kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thông qua du lịch,
chúng ta có thể giới thiệu nền văn hóa dân tộc rộng rãi ra thế giới, đồng thời thu
nhập, giao lưu các nền văn hóa mới.
Ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỷ 20, du lịch đã dần khẳng định
được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân với đóng góp không
nhỏ vào GDP của cả nước. Du lịch tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao
động với nguồn thu nhập khá cao so với các ngành nghề khác. Không chỉ có
vậy, du lịch giúp mở rộng giao lưu văn hóa, xã hội giữa nước ta với các nước
trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển kinh tế.
Trên thế giới hiện nay có một loại hình du lịch rất phát triển, loại hình du
lịch này chú trọng đến các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, các trò chơi trong
một tour du lịch tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong tour du lịch đó.
Ngoài ra loại hình du lịch này phù hợp với nhiều đối tượng khách và có thể tổ
chức ở tất cả mọi nơi có không gian đủ rộng từ ngoài bãi biển, khu vực sông
nước, núi non, sân chơi rộng, trong rừng, và cả trong nhà… Loại hình du lịch đó
chính là “Du lịch Team building”. Sự kết hợp giữa hoạt động Team building
(xây dựng đội) và du lịch xuất hiện trong những năm gần đây là một hướng khai
thác mới đang rất được lưu tâm.
Team building ở Việt Nam là khá mới lạ, mới lạ cả với những nhà tổ chức
và mới lạ cả với những người tham gia. Những đơn vị tổ chức loại hình này
chưa nhiều, ban đầu mới chỉ ở miền Nam, nay dần lan ra miền Bắc, song tính
chuyên nghiệp và kinh nghiệm còn thiếu, mới chỉ có vài công ty cung cấp dịch

vụ này được khách hàng thừa nhận, còn lại một số đơn vị có tổ chức nhưng
manh mún và thiếu ý tưởng, cách thức tổ chức chắp vá nên sau mỗi chương
trình không đạt hiệu quả rèn luyện như mong muốn. Team building tạo nên một
sắc diện mới cho du lịch, đem đến những loại hình mới đầy mầu sắc cho hoạt
động du lịch. Team building còn mới mẻ đối với thị trường du lịch Việt Nam và
thực tế trong quá trình kết hợp vẫn còn những vấn đề cần điều chỉnh để đạt tới
“độ chuẩn” của hoạt động này, nhìn nhận hoạt động với giá trị, ý nghĩa đích thực
của nó.
Là loại hình du lịch mới, Team building có tiềm năng phát triển lớn,
không chỉ được các nhà lữ hành mà còn được các công ty khách hàng quan tâm,
dần dần trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi tour khách đoàn. Team
building đang được đầu tư, làm mới và thay đổi từng ngày, song tại Việt Nam
các bước tiến của Team building còn chậm chạp, chưa đạt được hiệu quả tối đa.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Du Lịch và Tiếp Thị Giao
Thông Vận Tải Vietravel chi nhánh Hải Phòng, người viết đã có thời gian tiếp
xúc với ngành nghề lữ hành, khách hàng đi du lịch, công ty đối tác kí kết để hiểu
phần nào nhu cầu khách hàng, điểm mạnh và yếu của công ty. Cùng với đó,
người viết được đồng hành, hỗ trợ trong nhiều tour du lịch Team building. Bằng
những kinh nghiệm qua các chuyến đi, và với mong muốn góp phần nhỏ nhoi
giúp du lịch nước nhà phát triển, người viết đã quyết định lựa chọn định hướng
đề tài khóa luận của mình liên quan đến loại hình du lịch Team building, hi vọng
những nghiên cứu và đóng góp của mình có thể giúp cho loại hình này lan rộng
hơn và được hoàn thiện hơn.
Team building đã và đang được tổ chức tại nhiều môi trường khác nhau,
với các quy mô lớn nhỏ tùy thuộc theo từng chương trình. Nhưng có lẽ được tổ
chức nhiều nhất là tại các khu vực gần sông nước bởi đây là khu vực thuận lợi
về không gian, môi trường, cảnh quan để thực hiện các chương trình Team
building thú vị và thành công.

Đối tượng mà người viết hướng tới trong bài viết này là tập khách cán bộ
nhân viên văn phòng – chiếm số lượng đông đảo trong xã hội, là lượng khách
tiềm năng của các công ty lữ hành. Đây là đối tượng năng động, bắt kịp thời đại,
sẵn sàng thử nghiệm những cái mới. Quan trọng nhất đây là đối tượng sẵn sàng
chi trả cho các chuyến đi của mình. Thuận lợi cũng chính là bất lợi, là thử thách
cho Team building tìm hướng đi phù hợp cho tập khách của mình để có thể đáp
ứng mọi yêu cầu mà khách hàng đưa ra để có thể giữ chân khách hàng của mình.
Với tất cả những lý do trên, là một sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du
lịch và Lữ hành, tác giả mong muốn sẽ góp một phần nhỏ của mình vào sự phát
triển chung của ngành du lịch thành phố nói riêng, nước nhà nói chung. Vì lẽ đó,
người viết đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức hoạt động Team
building trong du lịch gắn liền với môi trường sông nước cho tập khách cán bộ,
nhân viên văn phòng”cho bài khóa luậntốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu đầu tiên của đề tài là tập trung nghiên cứu bản chất, đặc trưng,
cách thức thực hiện các hoạt động Team building và tính ứng dụng của Team
building trong du lịch kết hợp nghiên cứu những đặc trưng của các vùng miền
gắn với khu vực sông nước, tính cách và đặc điểm của tập khách nhân viên văn
phòng so với các thị trường khách khác để từ đó xây dựng những chương trình
du lịch Team building phù hợp.
Thông qua những nghiên cứu của đề tài, dựa trên cơ sở so sánh, phân tích,
đánh giá, người viết sẽ cố gắng xây dựng, hoàn thiện những chương trình du lịch
Team building cụ thể và hiệu quả: từ việc xác định được không gian (bể bơi,
biển, sông hồ…), thời gian, đối tượng mà cụ thể trong bài viết này là nhân viên
văn phòng, các hoạt động cùng cách thức thực hiện của du lịch Team building…
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Thứ nhất là tìm hiểu sâu vềTeam building và loại hình du lịch Team
building.
Thứ hai là tìm hiểu một số tour du lịch Team building tiêu biểu đã phát
triển ở trong nước và thế giới cùng cách thức tổ chức thực hiện của các tour này,
làm căn cứ tham khảo cho việc xây dựng các chương trình du lịch Team
building của khóa luận.
Thứ ba là tìm hiểu về không gian gần sông nước, các ưu, nhược điểm và
đặc điểm của không gian này
Thứ tư là tìm hiểu đặc tính của mặt bằng khách cán bộ nhân viên văn
phòng khác với những tập khách khác như thế nào để xây dựng các chương
trình, trò chơi phù hợp và ý nghĩa với thị hiếu của khách hàng
4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp thu thập và xử lí thông tin: trên cơ sở phân tích tài liệu
nhằm kế thừa những nghiên cứu và tri thức đã có, người viết tiến hành tìm hiểu,
phân loại và đánh giá những công bố liên quan đến hoạt động Team building và
Du lịch Team building.
– Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu: tiến hành so sánh với hệ
thống tiêu chí cụ thể nhằm tạo cơ sở khoa học và mức độ tin cậy cho các đánh
giá.
– Phương pháp quan sát: thực hiện phương pháp này thông qua hoạt động
giảng dậy của giáo viên trên lớp, các chuyến thực tế của người viết. Phương
pháp này giúp người viết rút ra nhận định bước đầu về khai thác hoạt động
Team building trong du lịch.
– Phương pháp khảo sát, thực địa: Thông qua các chuyến đi thực tập và hỗ
trợ tour, tìm hiểu, đánh giá bằng cách tiếp cận, phân tích tính cách, đặc điểm,

mức chi trả và mong muốn đạt được của các cán bộ nhân viên văn phòng trong
và sau chuyến du lịch, sự trải nghiệm, tinh thần đoàn kết, gắn bó sau chuyến đi
5. Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì
bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về hoạt động Team building và Du lịch Team
building
Chương 2. Tìm hiểu hoạt động du lịch Team building gắn với môi trường
sông nước dành cho đối tượng khách cán bộ, nhân viên văn phòng và phân
tích thực trạng khai thác của một số công ty lữ hànhqua một số chương
trình du lịch cụ thể
Chương 3. Đề xuất xây dựng mới một số chương trình du lịch Team
building gắn với môi trường sông nước dành cho tập khách cán bộ, nhân
viên văn phòng

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TEAM BUILDING
VÀ DU LỊCH TEAM BUILDING

1.1.
Cơ sở lý luận về hoạt động Team building
1.1.1. Khái niệm Team building
Đối với mỗi một doanh nghiệp, tổ chức thì tài sản quý giá nhất của họ là
nhân sự. Chính đội ngũ nhân viên là nhân tố quan trọng nhất duy trì sự tồn tại,
thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và các tổ chức. Ý thức được điều đó,
các doanh nghiệp, tổ chức luôn sử dụng nhiều giải pháp để xây dựng một đội
ngũ nhân sự vững mạnh, hiệu quả. Một trong những giải pháp được các doanh
nghiệp, tổ chức chọn làm giải pháp hàng đầu hiện nay là “Team building” (xây
dựng đội).
“Team building” có nghĩa rất rộng, mỗi một tổ chức khác nhau lại có cách
giải thích khác nhau về “Team building”. Một số cách hiểu thì cho rằng Team
building đơn giản là sự kết hợp giữa các thành viên, trong khi đó một cách hiểu
khác thì cho rằng hoạt động Team building nhằm phát triển sự giao tiếp và chia
sẻ thông tin giữa các bộ phận. Dù có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng xét
về bản chất thì: Hoạt động Team building là hoạt động giúp phát triển hiệu suất
làm việc.
Team building (hay teambuilding) là một quá trình tạo dựng và phát triển
kỹ năng cộng tác và sự tin tưởng nhau giữa các thành viên trong đội. Những
hoạt động tương trợ, đánh giá đội, cũng như sự thảo luận trong nhóm sẽ giúp
các đội trau dồi kỹ năng làm việc nhóm.
Team building cũng được giải thích là một phương tiện để giúp các cá
nhân làm việc với nhau tốt hơn để đạt được kết quả hàng năm.

Còn theo Ernest John Proctor (chuyên gia tư vấn nhân sự của công ty
AQL – một công ty hoạt động kinh doanh về mảng Team building ở thành phố
Hồ Chí Minh) cho rằng: “Team building tạm dịch là giải pháp xây dựng và phát
triển đội nhóm. Nó kết hợp thực hành – đánh giá – đào tạo với tạo động lực nhằm
liên kết và gìn giữ người tài. Đồng thời khơi dậy động lực và niềm tự hào trong
mỗi nhân viên cùng hướng đến mục đích chung của doanh nghiệp.”[9] Cách giải thích khác thì cho rằng: “Team building là một loạt các sinh
hoạt tập thể dùng làm cầu nối mang mọi người đến gần nhau để đạt được mục
tiêu chung cao hơn.” [7;5] Ở Việt Nam hoạt động Team building còn khá mới mẻ và chỉ một bộ
phận nhỏ người dân nghe tới khái niệm này. Nhiều người cho rằng Team
building là kỹ năng làm việc nhóm cần thiết trong một tổ chức, một số người
nhầm lẫn rằng Team building chỉ có trong du lịch. Số đông quan niệm rằng
Team building là một giải pháp phát triển và xây dựng đội ngũ nhân sự góp
phần xây dựng và hợp nhất “văn hoá doanh nghiệp”.Nói chung, cách hiểu thông
dụng nhất, Team building được mọi người biết đến như một phương pháp hoạt
động, tổ chức, xây dựng đội ngũ nhân sự. Hiện nay, Team building trở thành
một dịch vụ mà nghe đến cái tên của nó bất kì doanh nghiệp nào cũng thấy
thích, Ông Nguyễn Hoà An – Giám đốc công ty AQL cho rằng: “Dịch vụ Team
building nhằm cung ứng một giải pháp nhân sự hiệu quả trong chiến lược kinh
doanh thông qua xây dựng và phát triển kỹ năng làm việc nhóm của doanh
nghiệp. Team building là một dạng đào tạo ngoài công việc thường được tổ chức
ngoài trời thông qua hình thức kết hợp hoạt động dã ngoại và đào tạo bằng các
trò chơi mang tính tập thể cao”.[9] Như vậy có rất nhiều cách giải thích khác nhau về hoạt động Team building. ++-
*17;5],[12] 1.1.2. Vai trò, đặc trưng của hoạt động Team building
1*.1.2.1. Vai trò của hoạt động Team building

* Đối với các thành viên của đội
Đối với các thành viên của đội, hoạt động Team building có vai trò khơi
tình đồng đội. Thông qua các hoạt động của mình, hoạt động Team building sẽ
giúp các cá nhân gắn kết lại với nhau, cùng nhau làm việc một cách có hiệu quả,
cùng nhau hợp lực để hoàn thành mục tiêu chung của công việc.
Hoạt động Team building với nhiều hoạt động tập thể mang tính kết nối
đồng đội rất rõ. Chẳng hạn trò chơi tập thể như trò lắp ráp xe, bốn chiếc xe
Honda mô hình bằng nhựa (loại lớn) được tháo rời một số bộ phận, trộn lẫn
nhau; một đoàn du khách chia thành nhiều nhóm, các nhóm sẽ trổ tài thi lắp ráp
lại thành chiếc xe hoàn chỉnh. Đội nào lắp nhanh, đúng kỹ thuật và xong trước
sẽ chiến thắng; hay trò chơi 10 người cùng di chuyển một thanh nhôm nhẹ, dài
2m chỉ bằng một hoặc hai ngón tay. Hiệu lệnh phát lên hàng chục lần lên hoặc
xuống; khi hiệu lệnh được đưa ra thì ai cũng nghe rõ nên tiến hay lùi nhưng
không phải ai cũng hiểu và làm giống nhau. Đó là mục đích của trò chơi, mọi
người phải biết phân tích vấn đề hợp lý, biết tự điều chỉnh mình sao cho phù hợp
với hoạt động của cả nhóm. Các trò chơi này không tốn nhiều thời gian, không
cần phải tư duy nhiều khi hành động, nhưng mọi người phải hiểu nhau, phải
đoàn kết với nhau, phải biết phân công công việc trong từng đội thì mới có thể
thành công[2].
Các chương trình của hoạt động Team building được thiết kế để thúc đẩy,
làm các cá nhân nhận ra rằng nếu họ chia sẻ mục đích cho nhau, và làm việc
cùng nhau thì họ có thể hoàn thành công việc mà trước đó với khả năng của
mình họ không nghĩ là mình sẽ làm được. Mọi người trước khi tham gia hoạt
động Team building có thể khác nhau về văn hoá, khác nhau về ngôn ngữ, hay
chưa từng tiếp xúc với nhau, chưa hiểu nhau, nhưng khi tham gia vào hoạt động
Team building, nhờ kỹ năng cá nhân và kết hợp với sức mạnh đồng đội họ sẽ
cùng nhau đi đến đích.

Bên cạnh đó hoạt động tập thể của Team building giúp các thành viên của
đội nhận ra ưu, khuyết điểm của nhau, biết chấp nhận thử thách và cùng nhau
vượt qua thử thách, vượt qua điểm yếu của chính mình. Ví dụ như các trò chơi
truyền hình thực tế (reality show): Phụ nữ thế kỷ 21, ước mơ của tôi, khởi
nghiệp của Việt Nam, chương trình tìm kiếm siêu mẫu nước Mỹ – American’s
next top model của Mỹ. Những chương trình này không phải là một trò chơi có
giải thưởng thuần túy, mà còn là một hoạt động Team building có hiệu quả.
Tham gia vào những chương trình này các thí sinh sẽ tách biệt hoàn toàn với
cuộc sống và công việc hàng ngày của mỗi cá nhân, hòa mình trong một tập thể
suốt một thời gian diễn ra cuộc thi, luôn phải làm việc trong nhóm. Chương
trình sẽ đưa ra những bài tập tình huống, chia nhóm cho phù hợp.
Tóm lại, sau khi tham gia vào hoạt động Team building, từ chỗ là các cá
nhân riêng lẻ, từ những nhóm khác nhau mọi người sẽ trở thành một đội. Biết
cách phối hợp, phân công công việc cho từng cá nhân để hoàn thành công việc
một cách tốt nhất. Team building đã cho thấy vai trò của mình trong việc tạo nên
một đội làm việc hiệu quả.
* Đối với các tổ chức

Hoạt động Team building có vai trò giúp các tổ chức xây dựng một đội
ngũ nhân sự vững mạnh trong quá trình phát triển tổ chức của mình.
Hoạt động Team building không chỉ có các nhân viên tham gia mà những
người lãnh đạo, quản lý cũng tham gia. Tất cả cùng nhau tham gia vào các hoạt
động tập thể. Thông qua các hoạt động đòi hỏi phải vận động trí não, cần thể
lực, nhà quản lý tham gia sẽ dễ dàng nhận ra ưu điểm khuyết điểm của nhân
viên, bởi trong môi trường của các hoạt động Team building, mọi cá nhân
thường thể hiện hết mình. Ở một môi trường không phải nơi làm việc, cùng với
các hoạt động tập thể cởi mở, các thành viên thường bộc lộ hành vi, thái độ thật
nhất. Do vậy mà điểm yếu, điểm mạnh của họ đều được thể hiện ra. Từ đó người
quản lý, nhà lãnh đạo sẽ đưa ra những giải pháp để khắc phục, khuyến khích khả

năng làm việc của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tài năng. Bà
Nguyễn Thị Thúy Ngọc – Giám đốc cung ứng của công ty P&G Việt Nam đã
nhận xét: “Team building là công cụ giúp các nhà quản lý đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu của mỗi nhân viên, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục phù hợp”[9].
Hơn nữa hoạt động Team building giúp rút ngắn khoảng cách giữa người
lãnh đạo và nhân viên. Thông qua các hoạt động Team building người lãnh đạo
sẽ hòa đồng với nhân viên của mình, sẽ hiểu nhân viên của mình hơn; biết họ
cần gì, họ có những vấn đề gì không bằng lòng với nguời lãnh đạo, người quản
lý, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để khắc phục. Chính những giải pháp
đó sẽ làm cho nhân viên cảm thấy mình được quan tâm, thấy mình quan trọng
với tổ chức, từ đó họ sẽ gắn bó hơn với công việc, gắn bó hơn với tổ chức, làm
việc bằng cả tâm huyết. Có thể nói điều nàylà điều mà các phương pháp động
lực kinh tế không làm được và cũng chính là hiệu quả mà Team building mang
lại.
1.1.2.2. Đặc trưng của hoạt động Team buillding
Hoạt động Team building là một hoạt động được tổ chức nhằm xây dựng
một đội có hiệu quả, xây dựng một văn hóa nhóm đặc trưng, thông qua các hoạt
động có sự tham gia của cả tập thể. Hoạt động Team building có hiệu quả hay
không là phụ thuộc vào ý tưởng của người xây dựng hoạt động, thường gọi là
nhà Team building. Đồng thời trong suốt quá trình diễn ra hoạt động Team
building, cần có sự hướng dẫn của người dẫn Team building chuyên nghiệp,
nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động diễn ra theo đúng ý đồ và đạt hiệu quả.
Có thể khái quát đặc trưng của hoạt động Team building trong 3 đặc trưng
sau:
 Hoạt động Team building có sự tham gia của một tập thể trong đó bao
gồm nhiều đội, nhóm.

 Hoạt động Team building thực hành nhiều hoạt động có tính thách thức
cao và tăng cường sự cố kết giữa các cá nhân.
 Hoạt động Team building thường có sự trợ giúp của nhà Team building
chuyên nghiệp[20;4].
1.1.3. Giá trị Team builiding mang lại cho một tập thể
Thứ nhất, Team building giúp cho việc giao tiếp với nhau dễ dàng và hiệu
quả hơn nhất là đối với các nhân viên không chung môt bộ phận trong công ty,
hoặc những người cùng chung bộ phận nhưng ít có dịp làm việc chung.
Thứ hai, dựa trên sức mạnh tập thể để sáng tạo và đưa ra các giải pháp
nhằm giải quyết vấn đề. Người xưa có câu “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây
chụm lại nên hòn núi cao” hay “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa
hãy đi cùng đồng đội”. Qua các trò chơi, các thành viên đồng sức đồng lòng
cùng nhau vượt qua các thử thách của ban tổ chức. Khi trở lại với công ty sẽ áp
dụng tinh thần đó vào công việc, tăng hiệu suất làm việc hơn.
Thứ ba, nhận biết tính cách của các thành viên khác trong đội, điểm mạnh
và điểm yếu của từng người để cùng bổ sung và phối hợp với nhau, khai thác
các thế mạnh của mỗi thành viên để họ phát huy tối đa khả năng của mình để
làm việc tốt hơn.
Thứ tư, thực tập trở thành một leader thông qua việc xây dựng kế hoạch,
tổ chức, phân công công việc, bố trí, sắp xếp các thành viên và tài nguyên hợp lý
để hướng đội đến việc đạt mục tiêu chung.
Thứ năm, xây dựng được tinh thần đoàn kết, niềm tin lẫn nhau, tính cạnh
tranh lành mạnh giữa các đội với nhau, nhận ra được bức tranh toàn diện và
cùng hướng tới thành công chung của tập thể
Thứ sáu, tạo ra bầu không khí thư giãn, thoải mái, vừa vui vừa học để
giảm stress trong công việc hàng ngày. Khi có tinh thần thoải mái, họ mới yêu
công việc và cống hiến hết mình với công việc của mình.
Thứ bảy, tùy vào công việc, ban lãnh đạo công ty, ban tổ chức chương
trình Team building có thể đưa ra các ý nghĩa khác dành riêng cho các bộ
phận[16].

1.1.4. Phân loại Team building
1.1.4.1.Phân loại theo không gian tổ chức
Xét theo tiêu chí này, hoạt động Team building được chia làm hai loại:
– Hoạt động Teamm building indoor (Hoạt động Team building trong nhà): loại
hình này bao gồm các hoạt động Team building được tổ chức trong nhà. Team
building indoor có ưu điểm là không phụ thuộc vào thời tiết, dù thời tiết xấu vẫn
tiến hành được. Tuy nhiên không gian trong nhà thường hẹp nên các hoạt động
Team building vì thế mà hạn chế về nội dung và hình thức.
– Hoạt động Team building outdoor (Hoạt động Team building ngoài trời):
Được tổ chức ngoài trời nên loại hình Team building này bao gồm nhiều hoạt
động hơn so với teamm building indoor do không bị hạn chế về không gian; tuy
nhiên lại bị phụ thuộc vào thời tiết, nếu thời tiết xấu thì không tiến hành
được[18;4].
1.1.4.2. Phân loại theo khách hàng của hoạt động Team building
Hoạt động Team building phân loại theo khách hàng bao gồm:
– Hoạt động Team building cho doanh nghiệp (Team building for company):
Đây là các hoạt động Team building được tổ chức cho nhân viên của các công ty
đang kinh doanh trong nhiều ngành nghề khác nhau nhằm mục đích phát triển
đội ngũ nhân sự năng động, đoàn kết và tạo nên văn hoá doanh nghiệp riêng biệt
của công ty mình.
– Hoạt động Team building cho các tổ chức (Team building cho các tổ chức
(Team building for organizations): hoạt động Team building này được tổ chức
cho các tổ chức, bao gồm cả tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ, nhằm
xây dựng đội ngũ nhân viên đoàn kết và tích cực hoạt động trong công việc của
tổ chức.

– Hoạt động Team building cho cơ quan, đoàn thể: Đây là hoạt động Team
building tổ chức cho các cơ quan nhà nước, các trường học, các câu lạc bộ và tất
cả các tập thể có nhu cầunhằm mục đích tăng tình đoàn kết giữa các cá nhân
trong tập thể, khuyến khích tinh thần làm việc của mọi người, rèn luyện kĩ năng
làm việc nhóm cho các cá nhân [17].
1.1.4.3. Phân loại theo loại hình tổ chức
Xét theo tiêu chí này hoạt động Team building bao gồm 4 loại:
– Team building events (Team building sự kiện): đây là các hoạt động xây dựng
đội làm việc, xây dựng văn hoá nhóm thông qua việc tổ chức các sự kiện. Đó là
các hoạt động tập thể mang tính xây dựng văn hóa, hợp nhất văn hóa, và tạo nên
một nét văn hóa riêng của tập thể, đem lại giá trị truyền thống hoặc đổi mới tập
thể. Ví dụ như sự kiện “ngày hội gia đình’’ được tổ chức cho toàn thể gia đình
của các cá nhân trong tập thể, hay buổi tiệc cuối năm tổ chức cho các cá nhân
của tập thể. Các sự kiện đó được tổ chức nhằm nâng cao tinh thần làm việc của
các cá nhân, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa tập thể và từng cá nhân. Những
sự kiện Team building có thể tổ chức thường niên hoặc là được tổ chức nhân
một dịp đặc biệt thể hiện sự quan tâm đến các cá nhân của tập thể, xây dựng nên
một nét văn hóa đẹp nơi làm việc. Chính văn hóa đó sẽ khuyến khích cá nhân
tích cực làm việc, nâng cao hiệu quả lao động.
– Team building games (Team building trò chơi): Games có nghĩa là các trò
chơi, cuộc thi đấu. Team building games là hoạt động xây dựng đội làm việc gắn
kết, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm thông qua các trò chơi. Ví dụ như: giải thi
đấu bóng đá tổ chức cho nhân viên trong một công ty, một trường học,… Hình
thức này được sử dụng nhiều trong các chương trình du lịch, giải trí ngoài giờ
với những hoạt động mang tính thách thức cao, tạo động lực cho các thành viên,
rèn luyện kỹ năng hợp tác, tinh thần tập thể, ý thức tập thể của mỗi cá nhân
trong tập thể. Những hoạt động của Team building games thường xuyên rèn
luyện cá nhân các kỹ năng tập thể qua những trò chơi. Thông qua các trò chơi

mang tính thư giãn vui vẻ, thoải mái, không áp lực sẽ giúp các cá nhân tự tìm ra
những kinh nghiệm cần thiết. Vì thế Team building games thường được coi là
học mà chơi, chơi mà học.
– Team building meetings/workshop/conferences (Team buildingg gặp gỡ, hội
nghị, hội thảo), đây là các hoạt động teamm building tổ chức dưới hình thức các
hội thảo, hội nghị. Trong các loại hình này các diễn đàn, hội thảo, hội nghị được
kết hợp với phát triển đội ngũ; tập trung triển khai các chiến lược mục tiêu,
nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cấp lãnh đạo khác nhau. Các hoạt động này
chú trọng phát triển mối quan hệ, tạo không khí cởi mở trong buổi họp, xây
dựng giá trị tổ chức. Để từ đó những cá nhân tham gia hội nghị, hội thảo sẽ hứng
thú hơn với công việc, đoàn kết với các cá nhân khác.
Ví dụ như hội nghị của công ty Supe và hóa chất Phốt Phát Lâm Thao do
trung tâm du lịch và sự kiện Polimex tổ chức tại Cửa Lò – Nghệ An (8-2006).
Kết hợp với hội nghị là các hoạt động Team building như: giải thi đấu tennis
Supe cup, các trò chơi thể thao biển, bóng chuyền, bóng đá, chương trình liên
hoan văn nghệ, nhiều trò chơi giải trí.
-Team building exerxise (teambuilding bài tập, luyện tập, thực tập): Loại hình
này là các chương trình thực hành xây dựng đội nhóm, gồm nhiều bài thực hành
tình huống thực tế của tổ chức hoặc mô phỏng. Thông qua các hoạt động này
xây dựng hệ thống làm việc, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp đội,
tinh thần lãnh đạo. Hình thức này thường được kết hợp trong các hoạt động đào
tạo kỹ năng cho nhân viên[17].
1.2. Du lịch Team building
1.2.1. Khái niệm
Du lịch Teambuilding được các công ty du lịch khai thác từ những năm
1960 với mục đích để gắn kết tinh thần giữa các thành viên và tạo ra các tour du
lịch có tình đoàn kết. Trải qua nhiều năm phát triển cho tới nay du lịch Team

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *