9113_4.1.2. Công trình Nhà làm việc và các hạng mục xây dựng

luanvantotnghiep.com

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUANG TRUNG
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
——-——-

BÁO CÁO THỰC TẬP
NGHỀ NGHIỆP
Đơn vị thực tập:
C.TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KCN NHƠN HÒA
Công trình:
NHÀ LÀM VIỆC VÀ CÁC HẠNG MỤC XÂY DỰNG

SVTH : NGUYỄN HỮU HOÀNG THƯƠNG
Lớp : K3C69A
Niên khóa : 2009 -2011

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập –Tự do-Hạnh phúc
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
Kính gởi :- Ban giám hiệu Trường ĐH Quang Trung – Khoa kĩ thuật xây dựng
– Giám đốc C.Ty cổ phần đầu tư hạ tầng KCN Nhơn Hòa
– Kỹ sư cùng các cung các kĩ thuật giám sát công trình
Em tên :Nguyễn hữu hoàng Thương là sinh viên lớp K3C69A Trưòng Đại Học Quang Trung
Qua thời gian được học trên lớp với nhiều kiến thức mà các thầy(cô) truyền đạt nhưng em còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu và khoa kĩ thuật xây dựng Trường Đại Học Quang Trung đã cho em đi thực tập tại C.Ty cổ phần đầu tư hạ tầng KCN Nhơn Hòa
Trong quá trình thực tập nghề nghiệp em đã học tập được rất nhiều kinh nghiệm từ thực tế bổ ích cho bản thân mà bấy lâu nay em vẫn còn nặng về lý thuyết hơn thực tế .Do vậy hôm nay em viết báo cáo này để trình lên BGH Trường ĐH Quang Trung ,giám đốc C.Ty cổ phần đầu tư hạ tầng KCN Nhơn Hòa và cùng với cán bộ kỹ sư ,kĩ thuật công trình trong thời gian em đi thực tập
A.Đặc điểm tình hình :
1.Thuận lợi:
– Trong quá trình học tại trường được sự chỉ bảo của các thầy cô em đã có những kiến thức cơ bản về xây dựng để làm tiền đề cho đợt thực tập nghề nghiệp này.
– Được sự giúp đỡ tận tình của giám đốc và đội ngũ các kỹ sư đã giúp em hoàn thành tốt dợt thực tập nghề nghiệp này.
2. Khó khăn:
– Vì thời gian thực tập còn hạn chế nên nên những bộ phận công trình còn chưa hoàn thành xong cho nên hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức quan trọng trong đề cương thực tập nghề nghiệp mà nhà trường đã hướng dẫn .
– Vì lần đầu tiên đi thực tập nên em vẫn còn bỡ ngỡ trong việc tiếp thu kiến thức thực tế.
B.Giới thiệu chung về công trình thực tập:
Công trình em thực tập là cụm khu công nghiệp Nhơn Hòa bao gồm nhiều hạng mục xây dựng: nhà làm việc ,nhà công nghiệp và các công trình phụ khác…
Chủ đầu tư và đơn vị thi công:C.Ty cổ phần đầu tư hạ tầng KCN Nhơn Hòa
C.Nội dung thực tập trực tiếp tại công trình:
1.Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng :
– Chọn khu đât cần xây dựng
– Giải tỏa và đền bù
– San lấp mặt bằng và lu ủi để chuẩn bị xây dựng

2. Công tác đào đất:
1.1 Có hai cách đào đất : Cơ giới
Thủ công
So sánh hai biện pháp thi công cơ giới và thủ công :
+ Biện pháp đào đất bằng cơ giới :là dung máy móc để đào đất (máy đào) là biện pháp hiệu quả khi đào đất cho công trình xây dựng nó tiết kiêm thời gian và tiền bạc

Hình ảnh:đào hố móng tường rào và cổng ngõ
+ Biện pháp đào đất bằng thủ công: là dùng sức người với các công cụ cuốc xẻng ,xà beng .Phương pháp này không hiệu quả và không tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
 Trong công trường biện pháp đào đất thủ công là ít gặp hơn chủ yếu là đào các hố nhỏ mà máy đào không thể đào được .
 Trong công trường biện pháp đào đất bằng cơ giới là thường gặp (đào hố móng ,đào mương thoát nước…)
2.2 Biện pháp đào đất trong các trường hợp :
+ Đất cứng :khi mà ta đào đất mà găp vùng đất cứng(gặp đá lớn hay nhỏ) thi ta có thể dung thuốc nổ để phá hủy nhỏ ra rồi dùng máy đào để đào và thi công.
+ Đất mềm hay đất yếu: ta có thể dùng máy đào hay dùng sức người để đào ,nhưng thông thường thì dùng máy đào đào trước rồi sau đó dùng sức người để chỉnh lại cho hoàn thiện .
+ Đất có mực nước ngầm : ta dùng máy đào hay sức người nhưng đào đất có mực nước ngầm thì ta thường đào bằng phương pháp thủ công .
2.3 Các biện pháp vận chuyển đất đào ra khỏi khu vực xây dựng:
Vận chuyển đất đào ra khỏi khu vực xây dựng ta dùng:
+vận chuyển đất với cự ly vân chuyển ngắn thì người ta thường dùng xe rùa để vận chuyển đất
+ vận chuyển đất đi ra xa khỏi khu vực xây dựng người ta thường dùng máy đào để xúc đất đổ vào các phương tiện vận chuyển (xe tải nhỏ:Chiến thắng ,Hoa mai…..)để vận chuyển đất ra khỏi khu vực xây dựng và đổ đất ở những nơi thấp và trũng hơn nơi đào ,các phương tiện vận chuyển để đảm bảo vệ sinh môi trường thì khi vận chuyển thì phải có bạt che phủ ở trên để đất đá khỏi rơi vãi ra khỏi xe .Trong quá trình vận chuyển và phải bảo đảm an toàn lao động trong quá trình lao động .
2.4.Các biện pháp lấp đất:
Lấp đất thường là lấp đất hố móng :trước khi lấp đất hố móng và các thành phần xây móng thì trước khi lấp móng thì bên B phải thông báo cho bên A đến nhiệm thu các phần móng được xây dựng và khi nhiệm thu xong thì lấp đất phải đúng nơi và phải được rải thành từng lớp dày từ 200-300mm và dùng đầm tay bằng gỗ ,gang đầm,đầm cóc để đầm ,dụng cụ đầm đạt được trọng lượng theo từng nhóm đất trong khu vực đầm phải đầm từng lớp cùng cao độ ở các vị trí tiếp giáp với các cấu kiện bê tông ,khi đầm không va đụng mạnh vào các cấu kiện làm ảnh hưởng đến cất lượng cấu kiện .

3.Các công tác gia cố nền của móng:
3.1.phương pháp đóng cọc tre(tường rào): đối với những hạng mục công trình nhỏ,thường thì người ta dùng máy đào để ép cọc tre xuống hố móng với độ sâu hố móng 40cm ,mỗi hố móng ta đóng 16 cọc tre với chiều dài mỗi cọc là 1,2m để gia cố móng.
Hình ảnh minh họa:
4.Công tác xây :
4.1.Vật liệu chính dùng trong công tác xây :gồm gạch ,đá ,sạn…
Các loại gạch: gạch tuy nen 4 lỗ
6 lỗ
2 lỗ
Gạch thừơng(gồm 6 lỗ,4 lỗ,2 lỗ)

4.2.các loại vữa xây: tùy theo từng hạng mục và từng loại công trình mà ta có các loại vữa xây khác nhau (dựa vào Mác bê tông)
Cách pha trộn : 3cát +1xi măng+ nước tùy theo do lượng ướt của cát mà ta cho nước vào cho phù hợp
4.3cách xây từng thực tế :thường thì người ta xây lớp gạch trên cách lớp gạch dưới 1 lớp vữa chiều dày khoảng từ 2-3cm ,lớp gạch trên phải nằm xo le và lệch nhau so với lớp dưới .

Hình ảnh: xây tường bằng gạch
Phương pháp đỡ giáo xây:
Phương pháp này tiến hành khi mà xây hoặc đổ bê tông ở những nơi cao mà chiều cao con người không thể xây được do vậy phải nhờ giàn giáo người thợ mới có thể xây được
Yêu cầu khi dựng giàn giáo xây:phải dựng trên vùng đất chắc chắn để đảm bảo an toàn cho người xây dựng
Vật liệu: + làm bằng các vật liệu tự nhiên :tre,nứa,gỗ…
+ làm bằng sắt .

Hình ảnh : giàn giáo làm bằng gỗ
4.5.Phương pháp vận chuyển gạch và vữa lên cao:
+ phương pháp vận chuyển bằng sức người:là dùng sức người để kéo vữa và gạch lên cao.
+phương pháp vận chuyển bằng cơ giới : là dùng máy để kéo vữa và gạch lên cao.
4.6.Cách thức tổ chức công nhân xây:
Tùy vào từng tay nghề của mỗi người thợ mà ta tổ chức và phân công nhiệm vụ cho phù hợp cho phù hợp với tay nghề của mỗi người thợ
-có những loại thợ: + thợ lành nghề (thợ cả )
+ thợ chưa lành nghề
4.7.Phương pháp tháo dỡ giàn giáo xây và lấp lỗ giao xây trên tường:
Phải tháo dỡ giáo xây từ cao xuống thấp và phải dỡ từ từ và ấp lỗ giáo xây trên tường bằng vữa+gạch
5.Công tác bê tông:
5.1 Bê tông : là hỗn hợp gồm :cát ,sạn, đá,nước,xi măng,chất phụ gia
Tùy vào công trình mà ta có tỷ lệ khác nhau
Cách pha trộn :ta cho cat ,đá ,xi măng ,nước +chất phụ gia vào (nếu có).
Mác bê tông là đặc trưng nói về sự chịu bền của bê tông và cường độ chịu nén của bê tông .Người ta kiểm tra bằng cách lấy một mẫu bê tông đã đủ 30 ngày tuổi để đem đi nén để kiểm tra Mác bê tông .
Quy trình tạo ra bê tông trên công trường : người ta lấy đá ,cát, xi măng,nước và trộn theo tỷ lệ thích hợp để có Mác bê tong mong muốn.
5.1.Ván khuôn: được làm bằng vật liệu :ván gỗ,sắt ,thép,bao bì xi măng…
Lắp ván khuôn là làm bằng tay

Hình ảnh: ván khuôn sàn

Phương pháp lắp ván khuôn cho kết cấu của công trình :
– Dẫn cos chuẩn :đầu tiên trên một mặt sàn ta dùng thướt thép đo lên một khoảng nào đó chuẩn bị đóng ván khuôn rồi dùng phấn đánh dấu vào vị tri này sau đó dùng ống nước để cân các vị trí khác (chú ý các mặt trụ đi qua sau này ta phả cân hết để lấy mặt bằng cho ván khuôn.sau khi cân xong ta kiểm tra cos điểm đầu và cos điểm cuối phải bằng nhau)
– Đà tải ta dùng cây chống sơ bộ và giằng giữ cho đứng,đà tải đứng vuông góc với dầm chính để chống đáy dầm chính nằm trên mặt phẳng và phải đúng cao độ
– Đóng dầm chính :chọn ván khuôn phải phẳng chiều rộng của ván khuôn bằng chiều rộng của dầm .và dùng dây để căn hai đầu cho thẳng và cân bằng rồi sau đó đóng ván khuôn thành dầm chú ý đóng đến các vị trí dầm chính đi qua dầm phụ thì phải chừa ra để sau này còn đóng dầm phụ .
– Đóng cây đỡ sàn dùng gỗ có 4060 khỏang cách giữa các cây là 0.5m và phải đóng thẳng đứng so với sàn .sau đó đóng ván khuôn cho sàn bằng gỗ với khoảng cách là 10-15cm và cứ thế đóng cho toàn bộ sàn ,phía trên lớp gỗ đóng để đỡ sàn khi đổ bê tông ta phải lót bao xi măng hoặc tấm thép

5.3. Cách dỡ ván khuôn :khi mà bê tông đủ 7-15 ngay tuổi thì ta dỡ ván khuôn để tiếp tụ xây dựng các giai đoạn xây dựng khác .
Để tiến hành tháo dỡ ván khôn cho từng bộ phận kêt cấu công trình ta dùng giàn giáo thép để tháo
+ Tháo hệ giằng ngang và hệ giằng chéo .
+ Tháo hệ thống cây chống
+ Tháo các thanh gỗ lót ở dưới đáy đà và các bộ phận nẹp ván .
+ Tháo đà tải .
+ Tháo đà dỡ ván sàn và các vật dụng lót để đổ bê tông
+ Tháo ván khung dầm chính và dầm phụ
Khi cho công nhân tháo gỡ ván sàn và nhổ đinh ra và phân loại theo chiều dài .
+ Trường hợp các nhịp dài và lớn thì ta để cây chống ở giữa nhịp
+ Dụng cụ cần thiết đẻ dỡ ván khuôn là :búa ,báy nhổ đinh ,đục và những dụng cụ khác
 Ngoài ra trong quá trình tháo dỡ không cho người đi qua lại và khi gỡ ván thì không được ném ván xuống đất và thời gian gỡ ván khuôn phải đúng ngày tuổi của bê tông quy định
5.4.Phương pháp gia công cốt thép:
Tùy vào từng loại thép mà ta có cách gia công khác nhau
+ Thép có kích thướt nhỏ như: phi 6,phi8,thì ta gia công bằng máy để duỗi thẳng và dùng các biện pháp uốn thép thủ công để uốn thép như tạo các móc .
+ Thép có đường kính lớn;phi10,12,14,…32:người ta dùng phương pháp gia công bằng thủ công là chủ yếu
5.5 .Phương pháp buộc thép:
Ta phải buộc chặc thép cố định lại với nhau để cho khoảng cách quy định của những cây thép mà thiết kế đã quy định trong bản vẽ không bị sai lệch hay xê dịch .
Những chỗ nối thép thì chiều dài chỗ nối thép là 30d.
5.6 .Phương pháp đổ bê tông :
Bằng công nhân :là biện pháp đổ bê tông tại chỗ nơi công trường xây
dựng có diện tích nhỏ .phương pháp này tiện lợi nhưng nhọc công.
Bằng cơ giới :là phương pháp này rất hiệu quả về kinh tế và tiết kiệm thời gian .phương pháp này thường gặp trong đổ các sàn có diện tích lớn đòi hỏi phải đổ liên tục và thể tích bê tông đổ phải lớn .
5.7 .Phương pháp đầm bê tông:
Đầm bằng máy: phương pháp này rất hiệu quả có thể làm cho bê
tông được đầm chặc ít nhọc công ,nhanh(đầm dùi,đầm rung..)
đầm bằng tay:phương pháp này là sử dụng các dụng cụ :đầm sắt,
đầm gỗ để đầm bê tông ,phương pháp này đầm ít hiệu quả không làm cho bê tông chặt dược nếu chặc thì phải nhọc công và tốn thời gian.
Các loại công trình đã thực tập:
Hạng mục nhà làm việc :công trình này có quy mô lớn với 3 tầng với nhiều phòng làm việc, diện tích lớn .Với quy mô như vậy thì đòi hỏi người kỹ sư và đội trưởng công trình luôn bám sát và chỉ đạo phân công cho công nhân làm .Và luôn luôn giám sát chặc chẽ từ mọi việc khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng (san lấp mặt bằng ,gia cố nền móng ,cắt sắt và gia cố sắt ,đặt sắt cho đúng vị trí và khoảng cách trong bản vẽ thiết kế ,xây tường ,đổ bê tông…hoàn thiện và phải đảm bảo an toàn trong lao động
Sau đợt kiến tập với thời gian 6 tuần này ,tuy thời gian ít và còn hạn chế nhưng em đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân rất nhiều mà bấy lâu nay em vẫn còn học trên sách vở mà chưa có kinh nghiệm về thực tế .Tuy học trên lý thuyết là đúng nhưng khi thực tế thi công thì đôi lúc nhiều cái thì khác so với lý thuyết để phù hợp với điều kiện thi công trên công trường .

Ý kiến của Giám Đốc nơi thực tập

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *