9355_4.3.7. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ

luanvantotnghiep.com

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP B – TỈNH BĐ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP B
1.1. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUI HOẠCH
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một nhiệm vụ cấp thiết trong tình hình thực tế của đất nước ta hiện nay. Nhà nước khuyến khích phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ cần nhân công lao động như công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp giấy, công nghiệp giày da, công nghiệp dệt, công nghiệp cơ khí chế tạo thiết bị công nông nghiệp để thu hút và thực hiện phân công lao động ngay trên địa bàn. Hình thành các khu công nghiệp ở nông thôn, gắn kết ngay từ đầu lợi ích kinh tế giữa người sản xuất nguyên liệu với các nhà máy công nghiệp.
Dựa trên cơ sở đó khu công nghiệp B được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đồ án phát triển mạng lưới cụm cụm công nghiệp B đã được duyệt, tỉnh BĐ dự kiến quy hoạch “KHU CÔNG NGHIỆP B”
1.2. MỤC TIÊU LẬP QUI HOẠCH
Quy hoạch xây dựng một cụm công nghiệp hoàn chỉnh từ cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi mới công nghệ, kiến trúc cảnh quan.
Nghiên cứu mối liên hệ giữa các khu, cụm công nghiệp sẳn có trong khu vực nhằm tạo nên sự phát triển hài hoà, bền vững.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng xây dựng tại cụm, tạo quỹ đất cho các dự án.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng, tạo công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nâng cao đời sống kinh tế cư dân địa phương.
1.3. VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG
1.3.1. Vị trí
Khu công nghiệp B nằm trên địa phận giáp thành phố QN, khu đô thị mới NH, khu HT. Đây là một vị trí rất thuận lợi trong mối quan hệ phát triển kinh tế vùng. Vì vậy, việc quy hoạch xây dựng một cụm công nghiệp nằm trên mạng lưới các cụm công nghiệp trên toàn tỉnh BĐ là rất cần thiết và phù hợp.
Khu đất nghiên cứu lập quy hoạch có tổng diện tích là 420ha. Có các mặt tiếp giáp
– Phía Đông: Giáp núi PM
– Phía Tây: Giáp sông MP, có tuyến đường đi trung tâm thành phố QN chạy qua
– Phía Nam: Giáp tuyến đường đi Khu HT.
– Phía Bắc: giáp tuyến đường đi Đô thị mới NH.
Hình 1.1. Mặt bằng quy hoạch khu công nghiệp
1.3.2. Điều kiện tự nhiên
a. Điều kiện khí hậu thời tiết
Khu quy hoạch có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.
– Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình : 26,7 0C.
+ Nhiệt độ lớn nhất trung bình : 34,2 0C(tháng 8)
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình : 25,8 0C(tháng 1)
+ Độ ẩm tương đối trung bình : 80%
– Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm : 2000 mm
Tổng số ngày mưa trong năm : 120 – 140 ngày mưa, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, mưa nhiều nhất vào tháng 10, tháng 11.
– Chế độ nắng:
Giờ nắng trung bình đạt 6,6 giờ/ngày, nắng nhiều nhất vào tháng 6, tháng 7.
– Chế độ gió:
+ Gió mùa: vận tốc trung bình 3,7 m/s
b. Điều kiện địa hình
– Phần lớn diện tích khu vực quy hoạch là đất hoang hoá, bãi cát và dải đồi thấp ven thuận lợi cho xây dựng.
– Địa hình tương đối bằng phẳng, cốt hiện trạng chênh nhau không lớn và thấp dần về phía Tây .
– Khu vực có địa hình không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.
c. Kinh tế – xã hội
c.1. Dân số và lao động:
– Dân số của khu qui hoạch hiện tại sống thưa thớt .
– Ngành nghề:
+ Nông nghiệp, thuỷ sản: 40%.
+ Các ngành nghề khác: 40%.
+ Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản: 20%.
c.2. Y tế :
Khu vực quy hoạch nằm gần khu đô thị mới và tuyến đường đi thành phố nên việc khám chữa bệnh có thể nói là được đảm bảo.
c.3. Giáo dục dân trí:
Trong khu vực đã có trường cấp 1, 2, 3. Vì xuất phát điểm trình độ dân trí trong khu vực là tương đối nên việc xây dựng khu vực phát triển theo hướng đô thị hóa sẽ ít gặp những rào cản về trình độ nhận thức của dân địa phương.
1.4. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG
1.4.1. Hiện trạng đất sử dụng
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch hiện tại được chia thành các loại đất sau:
Bảng1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất quanh KCN B.

1.4.2. Hiện trạng kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật
a. Kiến trúc
– Công cộng: Hiện tại trong khu vực quy hoạch chưa có công trình công cộng
– Nhà ở: Hiện nay có một số dân cư sinh sống .
b. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
– Giao thông:
Hiện tại chỉ có 1 tuyến đường cấp phối còn phần lớn là đường mòn, đường đất.
Địa chất xây dựng:
Đa phần là đất hoang hoá, là những dải cát và dải đồi thấp ven biển thuận lợi cho công tác xây dựng.
– Thoát nước mặt:
Hiện tại KCN B chưa có mạng lưới thoát nước. Nước chảy trên địa hình tự nhiên sau đó chảy ra sông MP.
– Cấp điện:
Hệ thống cấp điện trong khu vực đảm bảo cho nhu cầu hiện tại.
– Cấp nước:
Chưa có hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt công cộng.
Hiện tại dân cư trong vùng sử dụng nguồn nước giếng tự đào là chính.
1.5. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ QUI HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG
1.5.1. Mục tiêu thiết kế
Quy hoạch tổng mặt bằng KCN B phải đáp ứng được các mục tiêu:
– Khai thác triệt để ưu thế của khu vực: vị trí địa lý, địa hình, địa chất.
– Nghiên cứu kỹ hiện trạng, phân tích các nhu cầu phát triển.
– Đề xuất các giải pháp bố trí các khu chức năng hợp lý, đặc biệt chú trọng ưu tiên cho các khu làng nghề truyền thống, gìn giữ và phát triển để tạo tiềm năng thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, khu trung tâm với đầy đủ các chức năng của một khu công nghiệp hiện đại trong tương lai và phân bố diện tích sử dụng đất cho các khu chức năng một cách hợp lí.
– Có giải pháp bảo vệ môi trường.
– Tổ chức hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ cho tất cả các khu .

1.5.2. Giải pháp quy hoạch
a. Tổng mặt bằng
Tổng diện tích khu công nghiệp là 420 ha, đất thuận lợi cho xây dựng là chủ yếu, đất bị ngập úng chiếm tỉ lệ không đáng kể. Trong khu vực có đường dây điện cao thế 35kV và 110kV chạy qua, khoảng cách ly an toàn theo quy định được sử dụng cho cây xanh, các tiểu công viên, hồ nước. . . nhằm cải thiện khí hậu cho khu vực.
b. Phân khu chức năng
b.1. Khu đất các công trình Công nghiệp
Bảng 1.2. Cân đối sử dụng đất KCN B – Tỉnh BĐ

Bảng 1.3. Bảng chỉ tiêu sử dụng đất khu đất xây dựng KCN B

b.2. Tính chất, thành phần của các loại hình nước thải trong khu công nghiêp
b.2.1. Nước thải công nghiệp bia
– Nấu – đường hóa: Nước thải của công đoạn này giàu các chất hydroccacbon, xenlulozơ, hemixenlulozơ, pentozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục vón…cùng với xác hoa, một ít tanin, các chất đắng, chất màu.
– Công đoạn lên men chính và lên men phụ: Nước thải của công đoạn này rất giàu xác men – chủ yếu là protein, các chất khoáng, vitamin cùng với bia cặn.
– Giai đoạn thành phẩm: Lọc, bão hòa CO2, chiết bock, đóng chai, hấp chai. Nước thải ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy tràn ra ngoài…
Nước thải từ quy trình sản xuất bao gồm:
– Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới, nước sẽ tách ra khỏi bã.
– Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị
– Nước rửa chai và két chứa.
– Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ.
– Nước thải từ nồi hơi
– Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao (tới 500 mg/l), cacbonat thấp
– Thời gian hoạt động: 3 ca (24/24 h).
– Lưu lượng: Q = 4089,36 (m3/ng.đ)
Bảng 1.4. Tính chất thành phần nước thải công nghiệp bia

b.2.2. Nước thải công nghiệp cơ khí và chế tạo thiết bị
– Nước thải từ quá trình sản xuất linh kiện điện tử thường chứa nhiều tạp chất, kim loại và thành phần chất hữu cơ lơ lửng và hoà tan …
– Nước thải sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh và bếp ăn. Nước thải sinh hoạt có các chất hữu cơ, vi khuẩn…
– Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h).
– Lưu lượng: Q = 4487,1 (m3/ng.đ).
Bảng 1.5. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp cơ khí và chế tạo

b.2.3. Nước thải công nghiệp dệt may
– Hầu như tất cả các công đoạn của quá trình nhuộm và hoàn tất đều phát sinh nước thải, thành phần nước thải thường không ổn định, thay đổi theo loại thiết bị nhuộm, nguyên liệu nhuộm, khi sử dụng các loại thuốc nhuộm khác nhau có bản chất và màu sắc khác nhau. Nước thải nhuộm thường có độ nhiệt độ, độ màu và COD cao.
– Nước thải sinh hoạt.
– Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h).
– Lưu lượng: Q = 7562,29 (m3/ng.đ).
Bảng 1.6. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp dệt may

b.2.4. Nước thải công nghiệp giày da
– Rửa, ngâm (hồi tươi): Nước thải nhiễm BOD, COD, SS,…
– Ngâm vôi, tẩy lông, rửa vôi: nước thải có độ kiềm, BOD, sunphit, SS cao.
– Nhuộm ăn dầu: nước thải nhiễm Crom, dầu, màu, BOD,COD, SS.
– Hãm và rửa: nước thải nhiễm màu, BOD.
– Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h).
– Lưu lượng: Q = 3432,59 (m3/ng.đ).
Bảng 1.7. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp giày da

b.2.5. Nước thải công nghiệp giấy
– Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ cây…
 – Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, các chất nấu và một phần xơ sợi.
– Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học và bán hóa chứa các chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất tạo thành của những chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại. Dòng này có độ màu, hàm lượng cặn lơ lửng, giá trị BOD5 và COD cao
– Dòng thải các rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn có hàm lượng các chất lơ lửng tương đối cao.
– Nước ngưng của quá trình cô đặc trong hệ thống xử lý hóa chất từ dịch đen.
– Thời gian hoạt động: 3 ca (24/24 h).
– Lưu lượng: Q = 6639,54 (m3/ng.đ).
Bảng 1.8. Tính chất thành phần nước thải công nghiệp giấy

b.2.6. Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản
– Nước thải sản xuất: sinh ra trong quá trình chế biến và nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sản rất khác nhau giữa các nhà máy tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng, và thành phần các chất sử dụng trong chế biến (các chất tẩy rửa, phụ gia,…).
– Nước thải sinh hoạt: sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn.
– Thời gian hoạt động: 3 ca (24/24 h).
– Lưu lượng: Q = 8885,47 (m3/ng.đ).
Bảng 1.9. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp chế biến thủy sản

b.2.7. Nước thải công nghiệp chế biến nông lâm sản.
– Nước thải phát sinh chủ yếu có hàm lượng BOD, COD vượt mức do các quá trình nghiền, gọt rửa nguyên liệu.
– Hoạt động chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp là loại hình sản xuất sử dụng một lượng nước lớn có chứa các thành phần nguy hại (lượng hóa chất bảo quản nông sản vẫn còn tồn đọng lại, hóa chất bảo vệ thực vật, các loại hóa chất sử dụng để tẩy trắng sản phẩm…). Ngoài ra, nước thải còn bị nhiễm dầu do rò rỉ, rơi vãi trong quá trình bảo dưỡng thiết bị máy móc, nước rửa sàn.
– Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h).
– Lưu lượng: Q = 4147,35 (m3/ng.đ).
Bảng 1.10. Tính chất, thành phần nước thải công nghiệp chế biến nông lâm sản

b.2.8. Nước thải của trung tâm điều hành.
– Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sống hằng ngày của con người như tắm rữa, bài tiết, …
– Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h).
– Lưu lượng: Q = 1,39 (m3/ng.đ).
Bảng 1.11. Tính chất thành phần nước thải của trung tâm điều hành

b.3. Yêu cầu nước thải trước khi đưa vào trạm xử lý tập
– Nếu trạm xử lý nước thải sinh hoạt cùng tiếp nhận và xử lý cả nước thải công nghiệp thì chủ quản lý vận hành phải quy định yêu cầu chất lượng của nước thải thô công nghiệp được dẫn vào trạm xử lý, đồng thời phải tiến hành kiểm tra phân tích các chỉ tiêu đặc trưng của nước thải đó như hàm lượng dầu mỡ, kim loại nặng, xyanua, phenol, … sao cho nước thô dẫn vào trạm phù hợp với khả năng xử lý của trạm.
b.4. Khu Công cộng
Được bố trí dọc theo trục chính của khu, có tổng diện tích khoảng 10,00 ha. Đây là khu đóng chức năng phục vụ chính cho bộ phận sản xuất:
– Nhà điều hành.
– Ngân hàng, trung tâm giao dịch, giới thiệu sản phẩm.
-Được bố trí dọc theo- Văn phòng đại diện, cho thuê.
– Khu căng tin, câu lạc bộ.
b.5. Khu Công viên cây xanh
Tổng diện tích cây xanh khoảng 16,00 ha, chiếm tỷ trọng 3,8 %. cây xanh trong khu được chia làm 2 loại:
– Cây xanh tại tuyến đường: theo mặt cắt đường chính của khu, tại dải cách ly trồng các loại cây cỏ, cây bụi nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Ngoài ra còn có hệ thống cây lấy bóng mát trồng sát với tường rào của các lô đất.
– Cây xanh trong công viên: công viên trung tâm có diện tích lớn nhằm cải thiện vi khí hậu. Trong công viên này có bố trí hồ nước, kết hợp với một số sân thể dục thể thao.
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC CHO KHU CÔNG NGHIỆP B – TỈNH BĐ
2.1. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI
2.1.1. Nguyên tắc vạch tuyến
– Nghiên cứu và triệt để lợi dụng địa hình để xây dựng hệ thống thoát nước tự chảy, đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải nhanh nhất, tránh đào đắp nhiều, tránh đặt nhiều trạm bơm. Vạch tuyến các đường ống bám sát độ dốc địa hình của khu vực.
– Vạch tuyến cống phải hợp lý để sao cho tổng chiều dài cống là nhỏ nhất, tránh trường hợp nước chảy ngược và chảy quanh co và giảm độ sâu chôn cống.
– Đặt cống thoát nước phải phù hợp với tình hình địa chất thuỷ văn, tuân theo các qui định về khoảng cách với các đường ống kỹ thuật và các công trình ngầm hiện có khác.
– Hạn chế đặt đường ống thoát nước qua các công trình xây dựng, sông hồ, đường sắt, đê đập.
– Trạm xử lý phải đặt thấp hơn so với địa hình, nhưng không quá thấp để tránh ngập lụt, phải đảm bảo khoảng cách vệ sinh đối với khu dân cư và các xí nghiệp công nghiệp. Trạm xử lý đặt cuối nguồn nước, tránh hướng gió thổi vào khu dân cư, nhà máy xí nghiệp xung quanh.
Dựa vào các nguyên tắc cơ bản trên, căn cứ thực tế mặt bằng, cao trình san nền, địa hình KCN B và qui hoạch phân chia các lô đất mà ta đề xuất phương án vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải.
2.1.2. Tính toán lưu lượng nước
a. Nước thải sản xuất
– Nước thải sản xuất từ các nhà máy đều phải trải qua công đoạn xử lý sơ bộ trước khi thải vào mạng lưới thoát nước chung của khu công nghiệp.
– Nguyên tắc của trạm xử lý nước thải nói chung là hoạt động ổn định 24/24.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *