9658_Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học An ninh Nhân dân

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
————————-

Nguyễn Thị Thanh Vân

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
————————-

Nguyễn Thị Thanh Vân

Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số
: 60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HUỲNH VĂN SƠN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các
công trình khác.
Học viên

Nguyễn Thị Thanh Vân

LỜI CẢM ƠN


Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

– Quý Thầy Cô Khoa Tâm lý Giáo dục, Phòng Sau đại học trường Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy
và quản lý hoạt động học tập của lớp Cao học K21, đã cung cấp tri thức và
truyền lòng nhiệt huyết với nghề cho tôi;

– TS. Huỳnh Văn Sơn – Người thầy giàu tri thức và tâm huyết đã động
viên, chia sẻ, tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận
văn;

– Đảng ủy, Ban Giám hiệu, tập thể giảng viên – cán bộ quản lý giáo
dục, sinh viên các khóa D19, D20 và D21 trường Đại học An ninh nhân dân,
đặc biệt là Lãnh đạo và giảng viên Bộ môn Tâm lý đã tạo điều kiện, hỗ trợ
cho tôi trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và thu thập thông tin phục vụ cho
việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp;
– Quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có những góp ý khoa
học và khách quan để giúp tôi hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình;
– Các anh chị, các bạn cùng khóa K21 đã hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này.

Học viên

Nguyễn Thị Thanh Vân

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..
1
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA LỚP HỌC
………
7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề bầu không khí tâm lý của lớp học …………………….
7
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về bầu không khí tâm lý của lớp học ….
7
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước về bầu không khí tâm lý của lớp học …
12
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bầu không khí tâm lý của lớp học …………..
18
1.2.1. Tập thể …………………………………………………………………………………………
18
1.2.2. Lớp học
………………………………………………………………………………………..
24
1.2.3. Bầu không khí tâm lý …………………………………………………………………….
33
1.2.4. Bầu không khí tâm lý của lớp học
……………………………………………………
37
Chương 2. THỰC TRẠNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA LỚP HỌC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN …………………………….
56
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu thực trạng
……………
56
2.1.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu thực trạng
………………………………………
56
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
………………………………………………………..
58
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại
học An ninh nhân dân………………………………………………………………………….
61
2.2.1. Đánh giá khái quát về bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại
học An ninh nhân dân ……………………………………………………………………
61
2.2.2. Đánh giá cụ thể về bầu không khí tâm lý của lớp học thông qua từng
nhóm tiêu chí ……………………………………………………………………………….
67

2.2.3. Đánh giá bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học ANND
trên các chiều kích khác nhau của nhóm khách thể
……………………………
88
2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường
Đại học An ninh nhân dân ……………………………………………………………..
91
Chương 3. THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG NHẰM CẢI
THIỆN BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA LỚP HỌC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN …………………………..
107
3.1. Một số biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại
học An ninh nhân dân………………………………………………………………………..
107
3.1.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý của lớp học
tại trường Đại học An ninh nhân dân …………………………………………….
107
3.1.2. Một số biện pháp cụ thể nhằm cải thiện bầu không khí tâm lý của lớp học
tại trường Đại học An ninh nhân dân …………………………………………….
110
3.2. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý của
lớp học tại trường Đại học An ninh nhân dân
……………………………………….
113
3.2.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm
……………………………………………….
113
3.2.2. Khách thể thực nghiệm
…………………………………………………………………
113
3.2.3. Giả thuyết và mô hình thực nghiệm ……………………………………………….
114
3.2.4. Điều kiện và quy trình thực nghiệm
……………………………………………….
115
3.2.5. Công cụ đánh giá thực nghiệm
………………………………………………………
116
3.3. Kết quả thực nghiệm một số biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý của lớp
học tại trường Đại học An ninh nhân dân …………………………………………….
116
3.3.1. So sánh nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm ……………………..
116
3.3.2. So sánh nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm
………
119
3.3.3. So sánh từng biểu hiện nổi bật trong các tiêu chí đánh giá về bầu không
khí tâm lý của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm…………….
121
3.3.4. Kết quả thực nghiệm bằng các phương pháp khác …………………………..
123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………
128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ANND
:
An ninh nhân dân
ĐLC
:
Độ lệch chuẩn
TB
:
Trung bình
R

:
Hệ số tương quan
Sig
:
Mức ý nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Điểm TB và ĐLC của các biểu hiện khái quát bầu không khí tâm
lý của lớp học …………………………………………………………………………..
61
Bảng 2.2.
Đánh giá khái quát mức độ bầu không khí tâm lý của lớp học
………..
62
Bảng 2.3.
Kết quả tương quan giữa các mặt biểu hiện của bầu không khí
tâm lý của các lớp
……………………………………………………………………..
65
Bảng 2.4.
Điểm TB và ĐLC của các biểu hiện về bầu không khí tâm lý của
lớp học thông qua thái độ với nhau ……………………………………………..
67
Bảng 2.5.
Đánh giá mức độ bầu không khí tâm lý của lớp học thông qua
thái độ với nhau ………………………………………………………………………..
68
Bảng 2.6.
Một số biểu hiện nổi bật của bầu không khí tâm lý của lớp học
D19C và D20D thông qua thái độ với nhau
………………………………….
73
Bảng 2.7.
Một số biểu hiện nổi bật của bầu không khí tâm lý của lớp học
D20B1 và D21A2 thông qua thái độ với nhau
………………………………
75
Bảng 2.8.
Điểm TB, ĐLC và mức độ các biểu hiện về bầu không khí tâm
lý của lớp học thông qua thái độ đối với bản thân …………………………
75
Bảng 2.9.
Một số biểu hiện nổi bật của bầu không khí tâm lý của các lớp
học thông qua thái độ đối với bản thân ………………………………………..
77
Bảng 2.10.
Điểm TB và ĐLC của các biểu hiện về bầu không khí tâm lý
của lớp học thông qua thái độ đối với nhiệm vụ ……………………………
79
Bảng 2.11.
Đánh giá mức độ bầu không khí tâm lý của lớp học thông qua
thái độ đối với nhiệm vụ
…………………………………………………………….
80
Bảng 2.12. Một số biểu hiện nổi bật của bầu không khí tâm lý của lớp D19C
thông qua thái độ đối với học tập và rèn luyện ……………………………..
82
Bảng 2.13. Một số biểu hiện nổi bật của bầu không khí tâm lý của lớp
D20B1, D20D và D21A2 thông qua thái độ đối với học tập và
rèn luyện ………………………………………………………………………………….
84
Bảng 2.14. Kết quả đánh giá bầu không khí tâm lý của lớp học theo giới tính ….
88
Bảng 2.15. Kết quả đánh giá bầu không khí tâm lý của lớp học theo thành
phần khách thể là Cán bộ đi học hay học sinh phổ thông ……………….
89
Bảng 2.16. Kết quả đánh giá bầu không khí tâm lý của lớp học theo thành
phần khách thể là Ban chỉ huy lớp, cán bộ Đoàn – Hội, Ban chủ
nhiệm các CLB và sinh viên là Đoàn viên – Hội viên
…………………….
89

Bảng 2.17. Kết quả đánh giá bầu không khí tâm lý của lớp học theo kết quả
xếp loại về học tập
…………………………………………………………………….
90
Bảng 2.18. Kết quả đánh giá thái độ đối với học tập theo kết quả xếp loại về
học tập …………………………………………………………………………………….
91
Bảng 2.19. Ảnh hưởng của tính chất các quan hệ xã hội trong nhà trường
đến bầu không khí tâm lý của lớp học …………………………………………
92
Bảng 2.20. Ảnh hưởng của nội quy – kỷ luật – điều lệnh đến bầu không khí
tâm lý của lớp học …………………………………………………………………….
93
Bảng 2.21. Ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động giảng dạy và giáo dục trong
lớp học đến bầu không khí tâm lý của lớp học ……………………………..
94
Bảng 2.22. Ảnh hưởng của điều kiện học tập và rèn luyện đến bầu không khí
tâm lý của lớp học …………………………………………………………………….
95
Bảng 2.23. Ảnh hưởng của đặc điểm người giảng viên đứng lớp đến bầu
không khí tâm lý của lớp học ……………………………………………………..
97
Bảng 2.24. Ảnh hưởng của sự tương hợp về tâm lý giữa các thành viên trong
lớp học đến bầu không khí tâm lý của lớp học ……………………………..
98
Bảng 2.25.
Ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động học tập, rèn luyện và giao
tiếp giữa các thành viên trong lớp học đến bầu không khí tâm lý
của lớp học …………………………………………………………………………….
100
Bảng 2.26. Ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động học tập, rèn luyện và giao
tiếp giữa các thành viên trong lớp học (biểu hiện cụ thể) đến bầu
không khí tâm lý của lớp học ……………………………………………………
101
Bảng 2.27. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến bầu không
khí tâm lý của lớp học ……………………………………………………………..
103
Bảng 3.1.
Bầu không khí tâm lý của nhóm thực nghiệm trước và sau thực
nghiệm …………………………………………………………………………………..
117
Bảng 3.2.
Bầu không khí tâm lý của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
sau thực nghiệm………………………………………………………………………
120
Bảng 3.3.
Một số biểu hiện nổi bật của bầu không khí tâm lý của nhóm
thực nghiệm thông qua thái độ đối với nhau trước và sau thực
nghiệm …………………………………………………………………………………..
122
Bảng 3.4.
So sánh số người được yêu thích trong nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm trước và sau thực nghiệm ………………………………………
124
Bảng 3.5.
So sánh số người được lựa chọn cộng tác trong nhóm đối chứng
và nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm …………………………
125

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Biểu hiện khái quát bầu không khí tâm lý của các lớp ………………….. 65
Biểu đồ 2.2. Biểu hiện bầu không khí tâm lý của các lớp thông qua thái độ
với nhau
………………………………………………………………………………….. 70
Biểu đồ 2.3. Biểu hiện bầu không khí tâm lý của các lớp thông qua thái độ
đối với bản thân
……………………………………………………………………….. 76
Biểu đồ 2.4. Biểu hiện bầu không khí tâm lý của các lớp thông qua thái độ
đối với nhiệm vụ ……………………………………………………………………… 80
Biểu đồ 2.5. So sánh mức độ tích cực của bầu không khí tâm lý giữa các lớp ……. 86
Biểu đồ 3.1. Bầu không khí tâm lý của nhóm thực nghiệm trước và sau
thực nghiệm.
………………………………………………………………………….. 118
Biểu đồ 3.2. Bầu không khí tâm lý của nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm sau thực nghiệm …………………………………………………………. 121
Biểu đồ 3.3. So sánh số người được yêu thích trong nhóm đối chứng trước
và sau thực nghiệm
…………………………………………………………………. 124
Biểu đồ 3.4. So sánh số người được yêu thích trong nhóm thực nghiệm trước
và sau thực nghiệm
…………………………………………………………………. 124
Biểu đồ 3.5. So sánh số người được lựa chọn cộng tác trong nhóm đối chứng
và nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm ………………………… 126

Sơ đồ mô hình thực nghiệm ………………………………………………………………………….. 114

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát
Phụ lục 2: Biên bản phỏng vấn
Phụ lục 3: Biên bản quan sát
Phụ lục 4: Phiếu thăm dò thái độ của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
Phụ lục 5: Phiếu chọn người cộng tác của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
Phụ lục 6: Một số bảng số liệu xử lý SPSS
Phụ lục 7: Một số hình ảnh của lớp học

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục và đào tạo có vai trò đặc biệt
quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế – chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh –
quốc phòng của đất nước Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập với xu thế
toàn cầu hóa. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản
Việt Nam đã khẳng định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng
thời là chủ thể phát triển”, trong đó nhấn mạnh: “Phát triển, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố
quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”,“tập trung nâng cao chất
lượng đào tạo”, “xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh [12, tr.41]. Có thể thấy,
đã từ lâu vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực là một trong
những nội dung quan trọng được quan tâm nhằm hướng đến một nền giáo dục có
chất lượng tốt. Với việc lần đầu tiên được đề cập cụ thể trong văn kiện cũng đã cho
thấy đây thực sự là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục và đào tạo
trong tình hình hiện nay.
Để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, cần đầu tư và tiến hành nhiều
giải pháp khác nhau, trong đó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả của toàn
ngành giáo dục từ trung ương đến các cơ sở giáo dục địa phương, đến các ban
ngành có liên quan, đến các Khoa, Phòng ban của các cơ sở giáo dục và nhất là phải
kể đến “tế bào” quan trọng bậc nhất trong hệ thống giáo dục – các tập thể lớp học.
Tập thể lớp học là nhóm xã hội có trình độ tổ chức cao với các thành viên có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau vì mục đích học tập và rèn luyện. Theo đó, trong quá
trình hoạt động của nó, tất yếu sẽ diễn ra các hiện tượng tâm lý mang những đặc
trưng riêng theo quy luật tâm lý nhóm như tâm trạng tập thể, truyền thống tập thể,
dư luận tập thể, ý thức tập thể, trí tuệ tập thể và đặc biệt là bầu không khí tâm lý tập
thể. Thực tế cho thấy, bầu không khí tâm lý tập thể là hạt nhân cố kết mọi thành
viên của tập thể tạo thành một sức mạnh thống nhất. Do vậy, để góp phần tạo nên
2

môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh không thể không nói đến việc xây dựng
bầu không khí tâm lý tích cực trong các tập thể lớp học. Bầu không khí tâm lý của
lớp học thuận hòa, tích cực, đoàn kết sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân
cách của các thành viên, tạo nên môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi với người
học. Ngược lại, bầu không khí tâm lý tẻ nhạt, căng thẳng sẽ tạo ra cảm xúc, tâm
trạng tiêu cực cho các thành viên trong tập thể lớp học.
Trường Đại học ANND nằm trong hệ thống các trường Công an nhân dân, là
trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học của lực lượng sỹ quan An ninh các tỉnh
thành phía Nam. Với vị trí quan trọng đó, những năm qua, nhiều thế hệ sinh viên
nhà trường đã không ngừng học tập và rèn luyện, xây dựng bản lĩnh chính trị vững
vàng, phấn đấu trở thành những sỹ quan An ninh giỏi về chính trị, vững về pháp
luật và tinh thông về nghiệp vụ. Nhà trường đã không ngừng quan tâm đến việc đổi
mới nội dung và phương pháp giảng dạy, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và
nhất là đầu tư phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Đội ngũ
cán bộ quản lý và giảng viên cũng đã quan tâm sâu sát với từng tập thể lớp học
nhằm xây dựng môi trường học tập lành mạnh, tích cực. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn
một số khía cạnh cần xem xét như vấn đề tuân thủ kỷ luật, điều lệnh ngành… làm
hạn chế sự thân thiện, chia sẻ giữa các thành viên với nhau và ảnh hưởng đến bầu
không khí tâm lý chung của lớp học. Sinh viên trường Đại học ANND rất cần được
sinh hoạt, học tập và rèn luyện trong những lớp học có bầu không khí tâm lý thân
thiện, ở đó có sự quan tâm và hỗ trợ lẫn nhau. Theo đó, sẽ tác động tích cực đến tâm
trạng của mỗi thành viên trong lớp, sinh viên sẽ ý thức về tinh thần trách nhiệm với
tập thể và với việc học tập, rèn luyện cao hơn, góp phần mang lại kết quả tốt cho
hoạt động của lớp học. Đây cũng chính là những điều kiện cần thiết trên con đường
lĩnh hội tri thức khoa học và hình thành những phẩm chất, năng lực quan trọng góp
phần hoàn thiện nhân cách người sỹ quan An ninh.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi xác lập nghiên cứu đề tài:
“BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA LỚP HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
NINH NHÂN DÂN”.
3

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng bầu không khí tâm lý của lớp học và những yếu tố
ảnh hưởng đến thực trạng bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học
ANND. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện bầu không khí tâm
lý của lớp học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài như:
tập thể, lớp học, bầu không khí tâm lý, bầu không khí tâm lý của lớp học.

3.2. Tìm hiểu thực trạng bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học
ANND và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý của lớp học tại
trường Đại học ANND.

3.3. Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện bầu không khí tâm lý
của lớp học tại trường Đại học ANND.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học ANND.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm 317 sinh viên (ở các lớp D19C,
D20B1, D20D và D21A2 – hệ chính quy thuộc các chuyên ngành Trinh sát chống
gián điệp, Trinh sát chống phản động, Trinh sát Bảo vệ nội bộ và An ninh điều tra)
đang học tập tại trường Đại học ANND.
5. Giả thuyết khoa học

Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học ANND nhìn chung có
những biểu hiện tích cực, song bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số biểu hiện tiêu
cực. Có những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng bầu không khí tâm lý của lớp học
tại trường Đại học ANND như đặc điểm của hoạt động học tập và rèn luyện tại
trường, đặc điểm của hoạt động giảng dạy và giáo dục, sự tương hợp tâm lý giữa
các thành viên trong lớp học… Nếu có những biện pháp tác động phù hợp sẽ cải
thiện được bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học ANND.
4

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu bầu không khí tâm lý của một số lớp hệ chính
quy đại diện cho 4 chuyên ngành, không nghiên cứu bầu không khí tâm lý của tất cả
các lớp học tại trường Đại học ANND.
6.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu bao gồm 317 sinh viên thuộc 4 chuyên ngành đào tạo
hệ chính quy tại trường Đại học ANND (không nghiên cứu sinh viên thuộc các hệ
đào tạo khác).
Khách thể thực nghiệm bao gồm 151 sinh viên thuộc hai chuyên ngành khác
nhau.
7. Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương
pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
– Thu thập những tài liệu (sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu…) có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ những lý luận cơ bản của đề tài.
– Đọc, chọn lọc, phân tích, tổng hợp, đánh giá các tài liệu cần thiết phục vụ
cho việc nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
– Căn cứ vào cơ sở lý luận, các khái niệm công cụ, chỉ báo nghiên cứu và
lĩnh vực đánh giá để thiết kế bảng hỏi.
– Khảo sát thử, chỉnh sửa và hoàn chỉnh bảng hỏi.
– Điều tra chính thức.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
– Thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin thu được từ khảo sát, lý
giải nguyên nhân của các vấn đề đã được điều tra bằng phương pháp định lượng.
5

– Phỏng vấn trực tiếp một số cá nhân. Câu hỏi phỏng vấn được soạn sẵn để
định hướng quá trình phỏng vấn, kèm theo một số câu hỏi dự phòng trên cơ sở tiên
liệu trước câu trả lời của sinh viên.
Nội dung phỏng vấn được ghi thành biên bản [Phụ lục 2].
7.2.3. Phương pháp quan sát
Nghiên cứu, tìm hiểu bầu không khí tâm lý của lớp học thông qua:
– Hoạt động học tập trên lớp
– Giờ sinh hoạt lớp
– Buổi thảo luận theo tiểu đội
Kết quả quan sát được ghi theo bản mẫu [Phụ lục 3].
7.2.4.Phương pháp thực nghiệm

– Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp nhằm cải thiện bầu không khí tâm
lý của lớp học tại trường Đại học ANND.

– Kết quả thực nghiệm được phân tích dựa trên số liệu của hai lớp học (lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng).

7.2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 13.0 để xử lý các số liệu điều tra khảo
sát.
8. Đóng góp mới của đề tài

8.1. Về lý luận

– Hệ thống hóa những nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
– Làm rõ những vấn đề lý luận về bầu không khí tâm lý, bầu không khí tâm
lý của lớp học nói chung và bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học
ANND dân nói riêng.

8.2. Về thực tiễn
– Nghiên cứu thực trạng bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học
ANND.
– Làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý của lớp học tại
trường Đại học ANND.
6

– Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện bầu không khí tâm lý của
lớp học tại trường Đại học ANND, góp phần xây dựng các lớp học giỏi về học tập,
mạnh về phong trào, các thành viên đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; hưởng ứng mạnh
mẽ các phong trào thi đua trong nhà trường và toàn ngành cũng như đóng góp vào
sự phát triển chung của nhà trường.
9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1 : Lý luận về bầu không khí tâm lý của lớp học
Chương 2 : Thực trạng bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học
ANND
Chương 3 : Thực nghiệm một số biện pháp tác động nhằm cải thiện bầu không
khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học ANND

7

Chương 1
LÝ LUẬN VỀ BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA LỚP HỌC

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề bầu không khí tâm lý của lớp học
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về bầu không khí tâm lý của lớp học
Đã từ lâu, vấn đề bầu không khí tâm lý trong các nhóm, tổ chức đã được
nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Ban đầu, các nhà khoa
học đã tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề này để ứng dụng trong lĩnh vực Tâm lý
học lao động, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động và làm giảm bớt xung
đột giữa chủ và thợ. Hầu hết các nghiên cứu này đã chỉ ra được những đặc trưng cơ
bản của bầu không khí nhóm trên cơ sở các đặc trưng của nhóm như quy mô, cấu
trúc, phong cách lãnh đạo… Trong đó, bầu không khí tâm lý được hiểu là một tập
hợp các đặc trưng tâm lý của môi trường sản xuất mà người công nhân có thể cảm
nhận được.
Sau này, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học, Tâm lý học cũng đạt
được những thành tựu to lớn. Có thể thấy rằng, trong các lĩnh vực ứng dụng tâm lý
ở phương Tây như: Tâm lý học xã hội, Tâm lý học quản lý, Tâm lý học quản trị và
kinh doanh, Tâm lý học công nghiệp, Khoa học quản lý, Khoa học hành vi tổ
chức… đều có đề cập đến vấn đề bầu không khí tâm lý của tập thể. Theo đó, việc tổ
chức nghiên cứu và đưa các kết quả nghiên cứu về bầu không khí tâm lý ứng dụng
vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn là thế mạnh của Tâm lý học xã
hội nói riêng và Tâm lý học phương Tây nói chung.
Tâm lý học phương Tây nghiên cứu về bầu không khí tâm lý theo nhiều cách
tiếp cận khác nhau. Trước hết, cần phải đề cập đến “những cuộc thí nghiệm lâm
sàng” của E. Mayo và F. Roethlisberger (Mỹ) vào những năm 1924 – 1929. Họ đã
tiến hành nghiên cứu các quan hệ không chính thức và ảnh hưởng của nó đến hiệu
quả sản xuất tại các nhóm lao động. Bằng thí nghiệm, họ đã chứng minh được vai
trò quyết định của trạng thái tâm lý đến năng suất lao động. Đồng thời chỉ ra yếu tố
đoàn kết giữa các thành viên trong việc thực hiện mục đích chung sẽ là động lực
8

kích thích sự hăng say lao động hơn là những khuyến khích về vật chất. Mặc dù
chưa chính thức đưa ra khái niệm về bầu không khí tâm lý nhưng những nghiên cứu
này đã đề cập đến một số khía cạnh của hiện tượng bầu không khí tâm lý. Những
kết luận về mối quan hệ không chính thức, hệ thống thái độ cảm xúc giữa các thành
viên, sự hòa hợp và đoàn kết tâm lý – tinh thần là tiền đề vô cùng giá trị cho việc
nghiên cứu bầu không khí tâm lý sau này.
Kế đến, cần phải đề cập công lao của K.Lewin và các cộng sự vào những
năm 30 của thế kỷ XX. Ông được biết đến như là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ
bầu không khí tâm lý. Ông đã phát hiện ra quy luật tâm lý về việc phụ thuộc hành vi
cá nhân vào các mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường và tâm lý cá nhân.
Trong quyển “Một lý thuyết động lực về nhân cách”, ông cho rằng các mối quan hệ
bên trong nhóm và phong cách của người lãnh đạo, quản lý ở những thời điểm khác
nhau có ảnh hưởng đến việc tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực hoặc tiêu cực
trong các nhóm nhỏ.
Về sau, ngày càng có nhiều nghiên cứu về bầu không khí tâm lý dựa trên
thuyết quan hệ người – người. Có thể kể đến các nghiên cứu của L. Festinger, S.
Schater, K.W. Back, B.E. Colins, B.H. Raven [76] (vào những năm 50 của thế kỷ
XX) chủ yếu tập trung vào việc làm rõ ảnh hưởng của bầu không khí tâm lý đối với
hiệu quả sản xuất của cá nhân và nhóm. Bên cạnh đó, còn có hai nhà Tâm lý học là
G. Forehand và B. Gilmor đã làm rõ những chỉ số về nhân cách tạo ra bầu không
khí tâm lý của tổ chức, tìm ra các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm bầu không
khí tâm lý của tổ chức cũng như tìm hiểu sự phụ thuộc của hành vi vào các yếu tố
tâm lý nhân cách và các yếu tố tâm lý nhóm [80, tr.363]. Vào những năm 60, G.H.
Litwin và R.A. Stringer cũng có những nghiên cứu về động lực thúc đẩy con người
hoạt động, theo đó có nêu bật vai trò của bầu không khí tâm lý trong việc thúc đẩy
hay kìm hãm con người thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ngày nay, những nghiên cứu về bầu không khí tâm lý của các nhóm, tập thể
trong Tâm lý học phương Tây ngày càng được đầu tư, song có thể khái quát thành
những hướng nghiên cứu chính như hướng nghiên cứu thiên về những đặc trưng
9

bên trong của tổ chức, trong đó nhấn mạnh những đặc trưng cơ bản của bầu không
khí tâm lý tổ chức như quy mô tổ chức, cấu trúc chính thức của tổ chức, phong cách
lãnh đạo, sứ mệnh của tổ chức… (các công trình nghiên cứu của L. James, A. Jones
[83]); hay hướng nghiên cứu về những đặc điểm của môi trường tâm lý (chú ý đến
mối quan hệ liên nhân cách) với các tác giả như E.E. Lawer, D.T. Hall, G.R.
Oldham [78], R. Likert [86]. Điều đáng lưu ý là với những hướng nghiên cứu này,
các nhà nghiên cứu đã đưa ra những chỉ số cụ thể nhằm đánh giá bầu không khí tâm
lý như: cơ cấu tổ chức, khen thưởng trong tổ chức, sự quan tâm của lãnh đạo đối với
cấp dưới, không khí thân thiện trong tổ chức, ý chí của người ra quyết định, quan hệ
liên nhân cách, quan hệ chỉ huy và phục tùng trong tổ chức.
Hiện tại, việc nghiên cứu bầu không khí tâm lý được tiếp cận giải quyết theo
ba vấn đề chính: Một là, bầu không khí tâm lý của tổ chức là kết quả của sự tác
động qua lại của các yếu tố (quy mô, cơ cấu, chức năng, chế độ kiểm tra, kiểm soát,
chế độ quản lý, phong cách lãnh đạo, đặc trưng tâm lý nhân cách, vai trò được phân
công…) trong tổ chức đó; Hai là, bầu không khí tâm lý của tổ chức là nguyên nhân
tác động đến năng suất lao động; Ba là, bầu không khí tâm lý của tổ chức là yếu tố
điều chỉnh, điều khiển hành vi của cá nhân và của nhóm.
Có thể nói, lịch sử Tâm lý học phương Tây đã ghi nhận nhiều kết quả nghiên
cứu quan trọng về bầu không khí tâm lý của tổ chức. Các công trình nghiên cứu đã
nhận diện được các yếu tố quy định bầu không khí tâm lý của tổ chức, khẳng định
vai trò của bầu không khí tâm lý đối với việc thực hiện các chức năng của tổ chức
và nhất là đã xác định được hệ thống phương pháp nghiên cứu bầu không khí tâm lý
của nhóm, của tổ chức trong các đơn vị sản xuất cụ thể. Tuy nhiên, do các nghiên
cứu xuất phát từ nhiều quan điểm lý luận khác nhau, bằng những phương pháp khác
nhau nên kết quả nghiên cứu thu được cũng khác nhau, thậm chí có nhiều mâu
thuẫn.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật trong Tâm lý học phương Tây nói trên,
cần nhấn mạnh đến những đóng góp của các nhà Tâm lý học Mác-xít. Họ cũng đi
sâu nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội, đặc biệt là vấn đề bầu không khí tâm
10

lý tập thể. Nhiệm vụ của các nhà Tâm lý học Mác-xít là làm rõ nguồn gốc, bản chất
và vai trò của những hiện tượng tâm lý xã hội đối với đời sống và hoạt động của
con người trong nhóm, trong tập thể; đề cao sự hòa hợp, đoàn kết tâm lý nhằm mục
đích xây dựng tập thể lao động xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhân cách con người
trong chế độ mới. Cụ thể là những nghiên cứu sau:
Năm 1963, tại Đại hội lần thứ hai Hội Tâm lý học Xô-viết, những vấn đề lý
thuyết chung về bầu không khí tâm lý đã được các nhà Tâm lý học như E.V. Xô-rô-
khô-va, N.C. Man-xu-nốp, K.K. Pla-tô-nốp trình bày, trong đó nhấn mạnh mối quan
hệ qua lại giữa các thành viên trong một tập thể – được xem là cơ sở cho việc nghiên
cứu bầu không khí tâm lý tập thể. Cũng trong Đại hội này, người ta đã thông báo về
kết quả trắc đạt đầu tiên về mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể
khác nhau do K.K. Pla-tô-nốp chỉ đạo.
Năm 1966, lần đầu tiên N.C. Man-xu-nốp sử dụng thuật ngữ bầu không khí
tâm lý. Trong nghiên cứu của mình, ông đã liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất lao động, trong đó có bầu không khí tâm lý tập thể; đồng thời cũng chỉ ra một
số con đường để xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi ở các nhà máy và xí
nghiệp công nghiệp.
Một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm bầu không khí tâm lý là
V.M. Sêpel. Ông cho rằng: “Bầu không khí tâm lý là sắc thái xúc cảm của những
mối quan hệ về mặt tâm lý giữa các thành viên trong tập thể. Nó xuất hiện trên cơ
sở có sự gần gũi thiện cảm giống nhau về mặt tính cách, hứng thú, xu hướng” [70,
tr.18]. Trong quyển “Tâm lý học trong quản lý sản xuất”, ông đã phát triển định
nghĩa này và nêu rõ ba thành phần của bầu không khí tâm lý (không khí xã hội,
không khí đạo đức, không khí tâm lý).
Từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều nhà Tâm lý học Xô-viết tiếp tục
nghiên cứu bầu không khí tâm lý tập thể và đạt được nhiều thành tựu cả về lý luận
và thực tiễn như B.V. Sô-rô-khô-va, E.X. Cu-đơ-min, J.P. Vôn-cốp, O.I. Zô-tô-va,
A.X. Trec-nư-sep, M.N. Nô-trep-nhic, A.A. Sê-tốp, G.A. Mô-tre-nốp, A.A. Ru-sa-
li-nốp, A.V. Pê-tơ-rốp-xơ-ki, M.G. I-a-rô-sép-xơ-ki…
11

Trong đó, A.X. Trec-nư-sep đã chỉ ra sự phụ thuộc của ý thức trách nhiệm
của cá nhân, ảnh hưởng của tổ chức đến sự hình thành bầu không khí tâm lý. A.A.
Sê-tốp đưa ra luận điểm về không khí tâm lý và cho rằng đây là sự thống nhất các
thành phần tâm lý xã hội phản ánh tính chất, nội dung và các điều kiện tổ chức hoạt
động của các thành viên trong tập thể, các quan hệ chính thức và không chính thức
trong giao tiếp tập thể. Trong quyển “Từ điển Tâm lý học” do A.V. Pê-tơ-rốp-xơ-ki,
M.G. I-a-rô-sép-xơ-ki chủ biên có nêu rõ không khí tâm lý là hệ thống các quan hệ
cảm xúc ổn định bao gồm toàn bộ các thể hiện về tính tình, các trải nghiệm tâm lý,
quan hệ lẫn nhau, thái độ đối với công việc và với những sự kiện diễn ra xung
quanh.
Qua nghiên cứu, có thể khái quát những vấn đề lớn về bầu không khí tâm lý
mà các nhà Tâm lý học Xô-viết tập trung nghiên cứu như sau:
– Về nội dung: xem bầu không khí tâm lý là trạng thái ý thức, tâm trạng của
tập thể, phản ánh tính chất các mối quan hệ giữa các thành viên, phản ánh điều kiện
lao động và toàn bộ quá trình tổ chức lao động (E.X. Cu-đơ-min, V.G. Pô-đô-ma-
cốp, V.E. Xê-mê-nốp, K.K. Pla-tô-nốp).
– Về biểu hiện: Bầu không khí tâm lý được biểu hiện qua mối quan hệ giữa
người lao động với công việc và đối với những người xung quanh (C.K. Pô-nốp,
V.L. Mikheev, A.I. Xec-ba-cốp); được biểu hiện qua những hiện tượng tâm lý cảm
xúc và tâm trạng của cuộc sống bên trong của tập thể như tâm trạng nhóm, vấn đề
uy tín, hiện tượng bắt chước…
– Về quá trình hình thành: chịu sự chi phối của yếu tố vĩ mô (chế độ xã hội,
truyền thống, tâm lý vùng miền…) và yếu tố vi mô (mối quan hệ liên nhân cách,
phong cách lãnh đạo, lợi ích…), trong đó nhấn mạnh mức độ phù hợp về tâm lý của
tập thể, phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo chỉ huy, trình độ nhận thức, tư
tưởng… của người lãnh đạo và người bị lãnh đạo (E.X. Cu-đơ-min, V.L. Mikheev).
– Về vai trò của bầu không khí tâm lý trong hoạt động và trong cuộc sống:
ảnh hưởng đến năng suất lao động, tính tích cực sáng tạo lao động, sự hài lòng về
công việc và các mối quan hệ trong tập thể (V.L. Mikheev).
12

Tóm lại, với lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, đội ngũ các nhà Tâm lý học Xô-viết đã đạt được những kết quả nghiên
cứu quan trọng về bầu không khí tâm lý, nhất là về bản chất của nó, đóng góp quan
trọng vào sự phát triển của nền Tâm lý học Mác-xít nói riêng và Tâm lý học nói
chung.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước về bầu không khí tâm lý của lớp học
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về bầu không khí tâm lý chưa nhiều, chưa
mang tính hệ thống. Qua nghiên cứu, có thể thấy bầu không khí tâm lý đã được
nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau. Đầu tiên, khái niệm bầu không khí tâm lý
được xem như là nội dung cơ bản được các tác giả quan tâm, phân tích trong các
giáo trình, tài liệu Tâm lý học và một số tài liệu có liên quan. Cụ thể là những tài
liệu sau:
Trong “Từ điển Tâm lý học” của tác giả Vũ Dũng (chủ biên) nêu rõ khái
niệm bầu không khí tâm lý do các nhà Tâm lý học Xô Viết đưa ra nhằm để chỉ biểu
hiện tâm lý của tập thể. Đó chính là phương diện về chất của mối quan hệ liên nhân
cách, xuất hiện trong sự tổng hòa các điều kiện tâm lý – những điều kiện thúc đẩy
hoặc cản trở hiệu quả hoạt động chung và sự phát triển toàn diện của nhân cách
trong nhóm. Tác giả cũng đã chỉ ra những yếu tố tác động đến bầu không khí tâm lý
xã hội như phong cách lãnh đạo, điều kiện làm việc, sự thỏa mãn nhu cầu, lợi ích
của người lao động [10, tr.37]. Ngoài ra, trong quyển “Tâm lý học xã hội và quản
lý”, tác giả còn cho rằng bầu không khí tâm lý là trạng thái tâm lý của tập thể, thể
hiện sự phối hợp tâm lý xã hội, sự tương tác giữa các thành viên và mức độ dung
hợp các đặc điểm tâm lý trong quan hệ liên nhân cách. Tác giả còn nhấn mạnh “sự
lây lan tâm lý” trong các yếu tố tác động đến bầu không khí tâm lý [8, tr.81].
Tác giả Trần Trọng Thủy trong giáo trình “Tâm lý học lao động” [63, tr.86] và “Tâm lý học quản lý” [60, tr.13-94] đã xem bầu không khí tâm lý là tính chất
của mối quan hệ tác động qua lại giữa mọi người trong tập thể. Theo đó, tác giả đã
chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa bầu không khí tâm lý xã hội với hiệu quả lao
13

động và sự ổn định tập thể cũng như đưa ra các biện pháp nhằm xây dựng bầu
không khí tâm lý lành mạnh, tích cực.
Tác giả Nguyễn Hải Khoát trong “Những cơ sở Tâm lý học trong công tác
của người lãnh đạo” hướng nghiên cứu của mình vào yếu tố lãnh đạo và sự dung
hợp nhóm trong hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý [33].
Tác giả Đỗ Long và các cộng sự trong “Tâm lý học xã hội – những lĩnh vực
ứng dụng” có đề cập đến các yếu tố hình thành nên bầu không khí tâm lý bao gồm
nhân tố vật chất, hệ thống kích thích lao động, yếu tố bên trong nhóm, đạo đức
nhóm, vai trò của người lãnh đạo và sự thích nghi của công nhân đối với công việc
[42].
Tác giả Bùi Ngọc Oánh trong quyển “Tâm lý học trong xã hội và quản lý”
cho rằng: Bầu không khí tập thể phản ánh tính chất, nội dung, xu hướng tâm lý của
các thành viên trong tập thể đó. Bầu không khí được hình thành do nhiều nhân tố
như sự lây lan tâm lý, điều kiện hoạt động của tập thể, sự hòa hợp giữa các thành
viên, sự lãnh đạo của người cán bộ quản lý… [50, tr.207].
Tác giả Nguyễn Đình Xuân và Vũ Đức Đán trong “Tâm lý học quản lý”
thống nhất cho rằng bầu không khí tâm lý của tập thể lao động chính là không gian
trong đó chứa đựng trạng thái tâm lý chung của một tập thể lao động, tác động lên
tâm tư, tình cảm của mỗi một con người trong tập thể và ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động của từng cá nhân và của tập thể [72, tr.144].
Tác giả Mai Hữu Khuê trong quyển “Tâm lý học trong quản lý Nhà nước”
có đề cập đến bầu không khí tâm lý trong tập thể. Tác giả cho rằng bầu không khí
tâm lý được hình thành từ thái độ của mọi người đối với lao động, bạn bè và những
người lãnh đạo họ. Bầu không khí tâm lý trước hết liên quan đến trình độ nhận thức,
tư tưởng và hiểu biết chính trị. Cơ sở của bầu không khí tâm lý trong xí nghiệp là sự
thỏa mãn hay không thỏa mãn về công tác. Nghiên cứu bầu không khí tâm lý về
thực chất là nghiên cứu dư luận xã hội ở tập thể về các vấn đề thái độ lao động, thái
độ đối với tập thể, đối với lãnh đạo và những người khác, sau đó đưa ra những biện
pháp cần thiết trên cơ sở xử lý những thông tin tâm lý thu thập được [36, tr.143].
14

Phan Thị Kim Ngân trong “Tâm lý học quản lý” nhấn mạnh những đặc điểm
thể hiện bầu không khí tâm lý lành mạnh. Đó chính là sự chú ý, sự phấn chấn tinh
thần, yêu đời dựa trên mục đích rõ ràng và nhiệm vụ hấp dẫn của hoạt động chung,
sự thiện cảm giữa các thành viên với nhau, tình trạng chịu trách nhiệm lẫn nhau và
đòi hỏi nghiêm túc của mọi người đối với nhau [45, tr.130].
Tác giả Đào Thị Oanh trong quyển “Tâm lý học xã hội” nhấn mạnh mối
tương quan giữa không khí tâm lý xã hội của nhóm lao động với đạo đức nhóm, sự
tương đồng tâm lý và năng suất lao động [48].
Trong quyển “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kỷ luật quân sự”, tác giả
Nguyễn Ngọc Phú khẳng định bầu không khí tâm lý tích cực là một trong các yếu tố
tham gia tạo thành tính kỷ luật của một tập thể quân nhân. Tác giả còn nhấn mạnh
những biểu hiện của bầu không khí tâm lý như sự tin tưởng, đòi hỏi cao, tương thân
tương ái và vì nhau trong các công việc tập thể [51, tr.69-72].
Trong “Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo”, tác giả Nguyễn Bá
Dương cho rằng bầu không khí tâm lý là hiện tượng tâm lý biểu hiện mức độ hoạt
động, hòa hợp các phẩm chất tâm lý của con người trong tập thể. Tác giả cũng đã
phân tích các yếu tố quy định bầu không khí tâm lý như môi trường tự nhiên tạo nên
chỗ ở, chỗ làm việc, sự kết hợp về mặt tâm lý giữa các thành viên trong tập thể [11,
tr.203-207].
Tác giả Lê Ngọc Lan trong bài viết “Bầu không khí tâm lý gia đình và việc
giáo dục trẻ em” quan tâm đến vai trò của bầu không khí tâm lý trong việc giáo dục
trẻ và khẳng định: Bầu không khí tâm lý tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho việc
hình thành những thói quen tốt và những thái độ tích cực đối với mọi người [39,
tr.4].
Tác giả Lê Tuyết Ánh và Nguyễn Thanh Hằng trong quyển “Tâm lý học xã
hội” tập trung phân tích hai biểu hiện là xung đột tâm lý và tương đồng tâm lý khi
xét đến bầu không khí tâm lý tập thể [2, tr.45].
Trong quyển “Tâm lý học” của tác giả Vũ Thị Phượng cho rằng: Bầu không
khí tâm lý xã hội trong nhóm là phương tiện biểu hiện về chất lượng của các mối

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *