11879_Ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐINH QUỲNH CHÂU

ẢNH HƯỞNG CỦA CẢM XÚC GIẬN DỮ
LÊN HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ THỨC TRẺ TUỔI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60.31.80

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THU MAI

TP. HỒ CHÍ MINH – 2011
SIGN

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày
trong luận văn là trung thực.

Tác giả

Đinh Quỳnh Châu

MỤC LỤC
3
TLỜI CAM ĐOAN3
T
…………………………………………………………………………………………………..
2
3
TMỤC LỤC
3
T …………………………………………………………………………………………………………….
3
3
TDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3
T ………………………………………………
6
3
TMỞ ĐẦU
3
T ………………………………………………………………………………………………………………
7
3
T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
3
T
…………………………………………………………………………………………………………
7
3
T2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3
T…………………………………………………………………………………………………..
8
3
T3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU3
T
………………………………………………………………………
8
3
T4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
3
T ………………………………………………………………………………………………
8
3
T5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3
T…………………………………………………………………………………………………..
8
3
T6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3
T…………………………………………………………………………………………..
9
3
T7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3
T
……………………………………………………………………………………………………..
9
3
T8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI3
T …………………………………………………………………………………….
10
3
TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN3
T ……………………………………………………………………………
11
3
T1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CẢM XÚC GIẬN DỮ VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ
3
T ………………..
11
3
T1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
3
T ……………………………………………………………………….
11
3
T1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước3
T
………………………………………………………………………..
13
3
T1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẢM XÚC GIẬN DỮ VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ3
T
…….
15
3
T1.2.1. Cảm xúc và cảm xúc giận dữ3
T……………………………………………………………………………………….
15
3
T1.2.1.1. Khái niệm về cảm xúc và cảm xúc giận dữ3
T ……………………………………………………………..
15
3
T1.2.1.2. Nguyên nhân của cảm xúc giận dữ3
T…………………………………………………………………………
26
3
T1.2.1.3. Biểu hiện của cảm xúc giận dữ3
T ……………………………………………………………………………..
27
3
T1.2.1.4. Các cách xử lý cơn giận
3
T
……………………………………………………………………………………….
29
3
T1.2.2. Hành vi và hành vi ứng xử3
T ………………………………………………………………………………………….
32
3
T1.2.2.1. Khái niệm về hành vi
3
T
…………………………………………………………………………………………..
32
3
T1.2.2.2 Đặc điểm của hành vi
3
T …………………………………………………………………………………………..
34
3
T1.2.2.3 Khái niệm về ứng xử3
T ……………………………………………………………………………………………
34
3
T1.2.2.4. Đặc trưng của ứng xử3
T ………………………………………………………………………………………….
35
3
T1.2.2.5. Các kiểu ứng xử và phân loại hành vi3
T …………………………………………………………………….
36
3
T1.2.2.6. Hành vi ứng xử3
T
…………………………………………………………………………………………………..
37
3
T1.2.3. Một số phương pháp kiểm soát cơn giận
3
T ……………………………………………………………………….
38
3
T1.3. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ THỨC TRẺ TUỔI
3
T …………………
40
3
T1.3.1. Đặc điểm tâm lý của người trưởng thành trẻ tuổi
3
T
…………………………………………………………….
40

3
T1.3.2. Khái niệm lao động trí thức trẻ tuổi
3
T
………………………………………………………………………………
42
3
TTIỂU KẾT CHƯƠNG 1
3
T
………………………………………………………………………………………………………….
47
3
TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CẢM XÚC GIẬN DỮ LÊN HÀNH VI
ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ THỨC TRẺ TUỔI TẠI TP. HCM3
T ………….
49
3
T2. 1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng3
T ………………………………………………………………………………………….
49
3
T2.1.1 Thể thức nghiên cứu3
T …………………………………………………………………………………………………..
49
3
T2.1.2 Mẫu nghiên cứu thực trạng3
T…………………………………………………………………………………………..
54
3
T2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng3
T …………………………………………………………………………………………..
54
3
T2.2.1. Mức độ thường xuyên và phân loại cơn giận của người lao động trí thức trẻ tuổi tại một số quận
nội thành TP.HCM3
T …………………………………………………………………………………………………………….
54
3
T2.2.1.1. Mức độ thường xuyên cảm thấy tức giận
3
T ………………………………………………………………..
54
3
T2.2.1.2 Các kiểu cơn giận ở người lao động trí thức trẻ tuổi
3
T
…………………………………………………..
55
3
T2.2.2.Cách xử lý và hiệu quả xử lý cảm xúc giận dữ của người lao động trí thức trẻ tuổi tại một số
quận nội thành TP.HCM3
T
……………………………………………………………………………………………………..
61
3
T2.2.2.1.Cách xử lý cảm xúc giận dữ:3
T………………………………………………………………………………….
61
3
T2.2.2.2 Hiệu quả của việc xử lý cảm xúc giận dữ:3
T
……………………………………………………………….
69
3
T2.2.3.Các lĩnh vực chịu ảnh hưởng và nguyên nhân cảm xúc giận dữ3
T …………………………………………
71
3
T2.2.3.1 Các lĩnh vực chịu ảnh hưởng:3
T ……………………………………………………………………………….
71
3
T2.2.3.2 Nguyên nhân gây ra cảm xúc giận dữ:3
T ……………………………………………………………………
74
3
T2.2.4.Nhận thức về các yếu tố và vai trò của cảm xúc giận dữ của người lao động trí thức trẻ tuổi tại
một số quận nội thành TP.HCM3
T……………………………………………………………………………………………
76
3
T2.2.4.1. Nhận thức đối với các yếu tố liên quan đến cảm xúc giận dữ:3
T ……………………………………
76
3
T2.2.4.2 Nhận thức về vai trò của cảm xúc giận dữ:3
T………………………………………………………………
81
3
TTIỂU KẾT CHƯƠNG 2
3
T
………………………………………………………………………………………………………….
83
3
TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẬN THỨC VỀ CẢM XÚC GIẬN DỮ ĐỂ
ĐIỀU KHIỂN HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ THỨC TRẺ TUỔI
TẠI TP.HCM3
T ………………………………………………………………………………………………………
85
3
T3.1. Tổ chức nghiên cứu biện pháp3
T
……………………………………………………………………………………………
85
3
T3.1.1. Mục đích nghiên cứu3
T………………………………………………………………………………………………….
85
3
T3.1.2. Thể thức nghiên cứu3
T ………………………………………………………………………………………………….
85
3
T3.1.3. Khách thể3
T
…………………………………………………………………………………………………………………
85
3
T3.1.4. Giới hạn
3
T
…………………………………………………………………………………………………………………..
86
3
T3.1.5. Qui trình nghiên cứu biện pháp3
T ……………………………………………………………………………………
86
3
T3.1.6. Thời gian nghiên cứu:3
T ………………………………………………………………………………………………..
86
3
T3.2. Một số biện pháp nhận thức về cảm xúc giận dữ để điều khiển hành vi ứng xử của người lao động trí
thức trẻ tuổi tại TP.HCM3
T
…………………………………………………………………………………………………………
86

3
T3.2.1. Biện pháp 1: Điều chỉnh nhận thức về vai trò của cảm xúc giận dữ trong đời sống tình cảm của
con người
3
T …………………………………………………………………………………………………………………………
86
3
T3.2.2. Biện pháp 2: Điều chỉnh nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng lên cảm xúc giận dữ3
T ………………..
87
3
T3.2.3. Biện pháp 3: Điều chỉnh nhận thức về các “mồi nhử” giận dữ3
T …………………………………………..
88
3
T3.2.4. Biện pháp 4: Điều chỉnh nhận thức về nhu cầu cốt lõi của bản thân
3
T
……………………………………
89
3
T3.3. Kết quả nghiên cứu trường hợp3
T ………………………………………………………………………………………….
91
3
T3.3.1. Trường hợp 13
T ……………………………………………………………………………………………………………
91
3
T3.3.2. Trường hợp 23
T ……………………………………………………………………………………………………………
94
3
TTIỂU KẾT CHƯƠNG 3
3
T
………………………………………………………………………………………………………….
99
3
TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3
T ……………………………………………………………………………..
100
3
TKẾT LUẬN3
T ……………………………………………………………………………………………………………………….. 100
3
TKIẾN NGHỊ3
T
……………………………………………………………………………………………………………………….. 102
3
TTÀI LIỆU THAM KHẢO3
T …………………………………………………………………………………..
104
3
TPHỤ LỤC3
T ………………………………………………………………………………………………………….
108

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CL:
Chọn lựa
ĐLC:
Độ lệch tiêu chuẩn
TH:
Tình huống
MYN:
Mức ý nghĩa trong kiểm nghiệm Chi Bình Phương
TB:
Điểm trung bình
TP. HCM:
Thành phố Hồ Chí Minh
TVV:
Tham vấn viên

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Tầm quan trọng của cảm xúc đối với hoạt động tâm lý của con người: cảm xúc có vai trò to
lớn trong đời sống và trong hoạt động của con người. Nó ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi
của một cá nhân. Cảm xúc có thể giúp con người có sức mạnh vượt qua khó khăn nhưng cũng có
lúc lại trở thành nguyên nhân gây ra khó khăn cho họ.
1.2. Ứng xử trong xã hội được hiểu là cách hành động của các vai trò xã hội nào đó trước một chủ
thể xã hội khác cũng có một vị trí xã hội. Ứng xử không thể hiện sự chủ động trong giao tiếp mà
chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, tính toán, thể hiện qua thái độ, cử chỉ, hành vi, cách nói
năng, tuỳ thuộc vào tri thức, nhân cách, trình độ của chủ thể nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất.
Như vậy, ứng xử đóng một vai trò quan trọng việc duy trì các mối quan hệ xã hội giữa người với
người.
1.3. Cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi nói chung và hành vi ứng xử của con người nói
riêng. Khi một cảm xúc xuất hiện rồi trở nên mãnh liệt, sự nhìn nhận của chúng ta về mọi thứ đều bị
bóp méo. Lúc này chúng ta chỉ tập trung vào cảm xúc của mình mà phản ứng lại một cách nhanh
chóng. Vào lúc cảm xúc choáng ngợp, tất cả những gì chúng ta làm, ta đều thấy mình hành động rất
hợp lý vì thông tin của cảm xúc đưa lại khiến ta tưởng rằng đã quá đủ để đi đến một quyết định.
Điều này sau đó ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của chúng ta theo nhiều cách khác nhau: trực tiếp,
gián tiếp, tích cực hay tiêu cực.
Cảm xúc giận dữ là một xúc cảm hết sức bình thường mà mỗi người đều trải qua vào một thời
điểm nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ rất mạnh mẽ. Đặc biệt khi
nó không được nhận thức đúng mức và trở nên tiêu cực, cảm xúc giận dữ có thể gây ra vô số những
rắc rối mà ảnh hưởng của nó đến hành vi ứng xử của chúng ta có thể làm cho toàn bộ chất lượng
cuộc sống của ta thay đổi, từ những mối quan hệ tốt đẹp biến thành khủng khiếp.
Ở Việt Nam, cho tới nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu ảnh hưởng cảm xúc giận dữ
một cách cụ thể để hiểu được cường độ, mức độ thường xuyên, nguyên nhân và cách xử lý cảm xúc
giận dữ lên hành vi ứng xử của con người.
1.4. Thực tiễn cho thấy, người trưởng thành trẻ tuổi nói chung và người lao động trí thức trẻ tuổi
tại TP.HCM nói riêng còn chưa ý thức rõ ràng về ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng
xử của mình. Mối quan hệ giữa việc nhận thức về cảm xúc giận dữ và hành vi giao tiếp còn khá
mới mẻ đối với họ.

Từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu thực hiện nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng cảm xúc giận
dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí
thức trẻ tuổi tại TP.HCM. Từ đó đề xuất một số phương pháp nhận thức về cảm xúc giận dữ để điều
khiển hành vi ứng xử một cách phù hợp.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu:
3.1.1 Khách thể nghiên cứu thực trạng:
-200 người lao động trí thức từ 20 đến 40 tuổi làm việc tại một số quận nội thành TP.HCM.
3.1.2 Khách thể nghiên cứu trường hợp:
– 02 người lao động trí thức tự nguyện tuổi từ 20 đến 40 làm việc tại nội thành TP.HCM
3.2. Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao
động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
– Lao động trí thức trẻ tuổi TP.HCM giận dữ khá thường xuyên.
– Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong biểu hiện cảm xúc giận dữ.
– Lao động trí thức trẻ tuổi đa số có biểu hiện đè nén cảm xúc giận dữ của mình.
– Nhận định về hiệu quả xử lý cảm xúc giận dữ ở người lao động trí thức trẻ tuổi chịu ảnh
hưởng bởi yếu tố tình trạng gia đình, độ tuổi và các mối quan hệ.
– Nguyên nhân gây ra cảm xúc giận dữ ở người lao động trí thức trẻ tuổi chủ yếu liên quan
đến công việc.
– Nhận thức về cảm xúc giận dữ có ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của người lao động trí
thức trẻ tuổi.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xúc cảm giận dữ, hành vi, ứng xử và đặc điểm tâm lý
lứa tuổi người trưởng thành trẻ tuổi.
5.2. Phân tích thực trạng ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động
trẻ tuổi tại TP.HCM và nguyên nhân của thực trạng đó.

5.3. Đề xuất một số phương pháp nhận thức về xúc cảm giận dữ để điều khiển hành vi ứng xử của
người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
6.1.1. Mục đích của nghiên cứu lý luận
– Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan
đến đề tài như: xúc cảm, xúc cảm giận dữ, hành vi, ứng xử, đặc điểm tâm lý của người trưởng thành
trẻ tuổi.
– Từ khung lý luận xác lập cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình, phương pháp nghiên
cứu.
6.1.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp
này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý
thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã
được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1. Mục đích của nghiên cứu thực tiễn:
– Tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng cảm xúc giận dữ lên hành vi ứung xử của người lao động trẻ
tuổi tại TP.HCM để đề xuất một số phương pháp nhận thức về cảm xúc giận dữ để điều khiển hành
vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM cho phù hợp.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.2.1. Phương pháp quan sát
6.2.2.2. Phương pháp điều tra
6.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
6.2.2.4. Phương pháp thống kê toán học
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
– Nội dung: Trong đề tài này, người nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng cảm
xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại một số quận nội thành
TP.HCM.
– Địa điểm: tại một số quận nội thành TP.HCM

– Đối tượng khảo sát: 200 người lao động độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi làm việc tại một số quận nội
thành TP.HCM.

– Đối tượng nghiên cứu trường hợp: 02 người lao động trí thức tự nguyện từ 20 đến 40 tuổi.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng cảm xúc giận dữ lên hành
vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại TP.HCM. Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần:
– Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cảm xúc giận dữ và hành vi ứng xử.
– Góp phần làm sáng tỏ thực trạng ảnh hưởng cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người
lao động trí thức trẻ tuổi tại một số quận nội thành TP.HCM.
– Chứng minh rằng có thể xây dựng và hình thành những hành vi ứng xử phù hợp thông qua
việc nhận thức cảm xúc giận dữ.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CẢM XÚC GIẬN DỮ VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Xúc cảm đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu. Chúng đầu tiên được đưa ra trong
những tác phẩm triết học.
Theo Aristotle (384 TCN-322TCN), giận dữ là “sự thúc đẩy – có kèm theo đau khổ- trả thù
thẳng tay sự khinh thường bất xứng, một cách công khai, rõ ràng hướng đến chính chúng ta hay các
bạn bè của chúng ta”. Ông cũng phân biệt sự giận dữ thích đáng và không thích đáng “ai cũng có
thể giận dữ, điều này thì dễ dàng. Nhưng giận dữ đúng người, đúng mức, đúng lúc, đúng lý và đúng
cách thì không dễ dàng” [66, tr.141]. Lucius A.Seneca (4 TCN- 65TCN) cho rằng giận dữ là một sự
rung động tinh thần đột ngột và mạnh mẽ, hướng thẳng đến việc thực hiện sự trả thù, một rung động
kết hợp với ý chí và sự phán xét, trừng phạt. Giận dữ có liên quan đến tình trạng bừng bừng của cơ
thể (ngực). Lucius chia giận dữ ra làm 3 giai đoạn xảy ra liên tục gồm: sự khơi dậy không có chủ ý,
ý nghĩ có ý thức về đối tượng giận dữ, đòi hỏi sự trừng trị và giai đoạn cuối là lý lẽ ngăn chặn. Tác
giả cũng xem xét đến sự ảnh hưởng của lứa tuổi lên cảm xúc giận dữ và cho rằng ở trẻ em, giận dữ
thì đột ngột, hỗn độn, ở tuổi giữa đời, giận dữ trở nên dữ dội và thiết thực còn giận dữ ở tuổi già và
những người bệnh thì ít mạnh mẽ hơn [69]. Plotinus (204-270) thì quan niệm giận dữ là một xúc
cảm nảy sinh từ việc tri giác và hiểu biết sự đau đớn của chính mình hoặc sự đau đớn của người
khác. Xúc cảm này khởi phát theo sau một biến đổi đã xảy ra trước nơi cơ thể (trong gan hay máu).
Mật hay máu nóng lên hoặc lưu chuyển, tâm hồn nhận ra những chuyển động ấy, lý trí ý thức được
sự đau đớn rồi xúc cảm giận dữ được cảm nhận[69].
Nghiên cứu cảm xúc trong thế kỉ 20 đã tập trung trực tiếp hơn là tìm hiểu cách thức chúng ta trải
nghiệm các cảm xúc. Có các thuyết sau: [64, tr.484] Thuyết thông tin phản hồi từ khuôn mặt cho rằng cảm xúc do nhận thức những biến đổi khuôn
mặt, có quan hệ giữa thay đổi biểu hiện trên khuôn mặt và sự trải nghiệm các cảm xúc khác nhau.
Ban đầu được Tomkins (1962) phát triển, sau đó được Izard (1977) và Ekman, Friesen (1971),
Plutchik (1980) tiếp tục nghiên cứu.
Thuyết James-Lange cho rằng các sự kiện bên ngoài gây nên những thay đổi sinh lý ở người và
chính sự nhận thức về thay đổi đó dẫn đến cảm xúc. Thuyết Cannon –Brad cho rằng cảm xúc có thể
xuất hiện khi không có các phản xạ sinh lý, cảm xúc và những thay đổi sinh lý xuất hiện cùng với
nhau. Thuyết Schater và Singer coi nhận thức là quan trọng nhất trong việc gọi tên các cảm xúc. Khi

con người được kích thích về mặt sinh lý, họ sẽ tìm các yếu tố của môi trường để giải thích cho sự
kích thích của họ và đặt tên (dán nhãn) cho cảm xúc của mình.
Khi thuyết các cảm xúc phân hoá ra đời, giận dữ được nghiên cứu tỉ mỉ như một trong những
cảm xúc nền tảng của con người. Carroll E.Izard đã nhận xét về xúc cảm giận dữ trong tác phẩm
Những cảm xúc của con người như sau: “giận dữ là cảm xúc nền tảng mà việc kiểm soát sự biểu
hiện của nó phải được chú ý đặc biệt trong quá trình xã hội hoá. Biểu hiện bên ngoài của căm giận
rất dễ nhận ra. Khi căm giận, máu “sôi lên”, mặt nóng bừng bừng. Năng lượng được huy động
nhanh làm trương cơ và gây nên cảm giác sức mạnh, dũng cảm, tự tin” [6, tr.109].
Tiến sĩ Harriet Goldhor Lerner trong tác phẩm The Dance of Anger (Vũ khúc của cơn giận) xuất
bản năm 1985 đã nghiên cứu cơn giận của phụ nữ. Bà không nghiên cứu cơn giận một cách riêng lẻ
hoặc thuần tuý về mặt lý thuyết mà nghiên cứu nó trong mối liên hệ với khả năng kiểm soát cơn
giận ở phụ nữ [25]. Tiến sĩ Les Carter cũng cùng hướng nghiên cứu cùng với tiến sĩ H.G.Lerner
nhưng ông nghiên cứu cơn giận ở con người nói chung chứ không nghiên cứu nó dưới ảnh hưởng
của giới tính. Trong tác phẩm Trap of Anger (Cái bẫy của cơn giận) ông đã đưa ra bản chất của cơn
giận, nguyên nhân và cách kiểm soát nó [38].
4
TTrong tác phẩm Prisoner of Hate: the cognitive basic of Anger, Hostility and Violent (1999) (Tù
nhân của sự căm ghét: nhận thức cơ bản về sự tức giận, chống đối và bạo lực), tiến sĩ Aaron Beck
đã phát triển nền tảng lý thuyết cơ bản của liệu pháp nhận thức. Ông phân tích sự giận dữ và thù
địch từ cách nhìn nhận trên quan điểm của thuyết nhận thức, và cho thấy một số các biến dạng nhận
thức cơ bản ảnh hưởng chính đến hành vi bạo lực của cá nhân và nhóm. Nhằm mục đích viết cho
chuyên gia, với sắc thái triết học ông đã trình bày một đánh giá dưới góc độ nhận thức về hành vi
bạo lực khác nhau, từ bạo lực cá nhân đến hành vi khủng bố diệt chủng.
Nghiên cứu về cảm xúc giận dữ cũng được các tác giả nước ngoài gắn liền với mục đích kiểm
soát nó như các tác giả sau: Beverly Engel với tác phẩm Honor your Anger: how transforming your
anger style can change your life (Tán dương cơn giận: thay đổi cách giận có thể làm thay đổi cuộc
đời bạn như thế nào) , tiến sĩ
6
TW. Doyle Gentry với tác phẩm Anger Managerment for Dummies
(Quản lý cơn giận), Thomas J. Harbin có tác phẩm Beyond Anger (Phía sau cơn giận), Gary
Chapman với Anger: Handling a powerful emotion in a healthy way (Giận dữ: giải quyết một cảm
xúc mạnh mẽ theo cách lành mạnh),…6
T
6
TGần nhất với hướng nghiên cứu ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử có Lynda
H.Powell. Trong cuốn The Hook: A Metaphor for gaining control of emotional reactivity (Mồi nhử:
Một phép ẩn dụ để kiểm soát phản ứng cảm xúc), nhằm giúp các bệnh nhân tim mạch giảm những
phản ứng tim mạch mãn tính, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra cách tác động giúp họ kiểm soát cảm

xúc giận dữ – một yếu tố được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cơn đau tim.
Tác giả chia ra hai nhóm. Nhóm thực nghiệm ngoài việc được thảo luận về chế độ ăn kiêng, tập thể
dục, thuốc,… còn được hướng dẫn theo liệu pháp nhận thức hành vi để nhận biết cảm xúc giận dữ
của cá nhân và những suy nghĩ dẫn đến một số kiểu hành vi liên quan [69, tr.101-102].
Tóm lại, hướng nghiên cứu chính về cảm xúc giận dữ và hành vi ứng xử của các tác giả nước
ngoài là nghiên cứu cảm xúc giận dữ trong mối liên hệ với stress và cách kiểm soát cơn giận của cá
nhân và dưới góc độ trị liệu.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Trong nước những nghiên cứu về cảm xúc giận dữ cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn rất ít, có thể kể
đến đề tài khóa luận tốt nghiệp “Bước đầu tìm hiểu cảm xúc giận dữ ở học sinh trung học cơ sở” của Lương
Trí Dũng. Tác giả Trí Dũng đã tìm hiểu mức độ xảy ra giận dữ, cách thức giải tỏa cơn giận, năng lực nhận
thức và kiểm soát cảm xúc giận dữ của 320 học sinh thuộc hai khối 7 và 9 tại TP.HCM [10]. Còn lại, những
công trình khác chủ yếu nghiên cứu về cảm xúc nói chung, nghiêng theo hướng trí thông minh cảm xúc như
khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu những biểu hiện trí tuệ cảm xúc của học sinh một số trường trung học cơ sở
thành phố Hồ Chí Minh” của Cao Văn Quang [44], bài viết “Xúc cảm hướng dẫn sự lựa chọn” của Nguyễn
Văn Thiêm [50], bài viết “Vấn đề xúc cảm và sự cần thiết nghiên cứu xúc cảm trong hoạt động dạy
học” của tác giả Nguyễn Đức Sơn [45, tr. 9-10], Xúc cảm, tình cảm và các kỹ năng xã hội ở học
sinh THPT của tác giả Nguyễn Công Khanh [30, tr.41-47], Bước đầu thử nghiệm nâng cao trí tuệ
cảm xúc của giáo viên tiểu học Hà Nội của Dương Thị Hoàng Yến [62, tr.59-63].
Các đề tài nghiên cứu về hành vi có khá nhiều nhưng chủ yếu tập trung vào khách thể là trẻ em
như đề tài “Cơ sở tâm lý của việc hình thành hành vi văn hoá ở trẻ lứa tuổi mầm non” của Ngô
Công Hoàn [20, tr.44-47], Quy trình và phương pháp giáo dục hành vi văn hoá cho vị thành niên
trong gia đình của Nguyễn Thị Tuyết Mai [40, tr.44-49], Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính
thức tiêu cực đối với hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên của Nguyễn Thị Hoa (2004).
Hành vi còn được các tác giả nghiên cứu dưới góc độ chung, không xem xét dưới ảnh hưởng của
khách thể cụ thể như tác phẩm “Hành vi giao tiếp” của Erhard Thiel [41] nghiên cứu vai trò, ý nghĩa
của các hành vi trong giao tiếp, các tư thế, cử động tay, chân, dáng người, nét mặt… thích hợp trong
từng môi trường, hoàn cảnh giao tiếp, bài viết về hành vi sai lệnh chuẩn mực xã hội của Lưu Song
Hà [17, tr.13-18], bài viết về hành vi giải quyết bất đồng, mâu thuẫn của Lê Văn Hảo [16, tr.28-30].
Về ứng xử, có thể kể đến tác phẩm “Tâm lý học ứng xử” của Lê Thị Bừng đưa ra một số vấn đề
lý thuyết về ứng xử, đề tài “Ứng xử của người dân vùng đồng bằng sông Hồng trong gia đình” của
Lê Thị Thanh Hương, Phạm Thị Mai Hương, Lã Thị Thu Thuỷ… [21] nghiên cứu các đặc điểm ứng

xử trong gia đình của người Việt vùng đồng bằng sông Hồng, phát hiện những thay đổi của chúng
theo thời gian từ truyền thống đến hiện đại: ứng xử trong quan hệ vợ – chồng, ông bà, bố mẹ, con
cháu.
Nghiên cứu về lao động trí thức có thể kể đến đề tài cấp nhà nước “Nhân cách văn hoá tri thức Việt Nam
trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” do Lê Thị Thanh Hương làm chủ nhiệm. Đề tài được tiến
hành trong hai năm 2008, 2009. Khách thể nghiên cứu bao gồm 1608 trí thức đang làm việc tại các
thành phố Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, đã tập trung làm rõ một số nội dung sau:
1. Xác định một số khái niệm công cụ như các khái niệm nhân cách, văn hoá, trí thức, nhân cách
văn hoá trí thức, xây dựng mô hình nhân cách văn hoá trí thức trên bình diện lý thuyết làm cơ
sở lý luận cho nghiên cứu thực tiễn.
2. Xác định các nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành nhân cách văn hoá tầng lớp trí thức
Việt Nam hiện nay (như văn hoá truyền thống, cách mạng khoa học – công nghệ, bối cảnh
phát triển, kinh tế thị trường, các chính sách đối với trí thức…).
3. Đánh giá thực trạng nhân cách văn hoá trí thức Việt Nam hiện nay, (một số phẩm chất nhân
cách cần thiết hoạt động nghề, trong quan hệ xã hội, quan hệ với bản thân…) những biểu hiện
tích cực, những hạn chế của họ và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó xác định những vấn
đề đặt ra cần giải quyết.
4. Dự báo xu hướng biến đổi nhân cách văn hoá trí thức Việt Nam đến năm 2020.
5. Đề xuất các giải pháp phát triển nhân cách văn hoá trí thức đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu
của sự phát triển đất nước.
Lã Thị Thu Thuỷ trong bài viết “Động cơ thành đạt trong hoạt động nghề nghiệp của trí thức hiện nay”
[55, tr.13] nghiên cứu nỗ lực thành đạt trong hoạt động nghề nghiệp, tính bền vững của động cơ thành đạt và
tính cạnh tranh trong công việc của trí thức nước ta hiện nay. Tác giả này cũng một số khía cạnh khác liên
quan đến lao động trí thức như hứng thú nghề nghiệp và mối tương quan với sự gắn bó với nghề [54, tr.51],
một số nguyên nhân tâm lý trong hiện tượng chảy máu chất xám [53, tr 21-24]. Tác giả Phan Thị Mai
Hương trong nghiên cứu về định hướng giá trị xã hội của trí thức hiện nay đã đi đến kết luận tuy không có
sự khác biệt rõ rệt về định hướng giá trị xã hội giữa trí thức nam và nữ nhưng lại thấy rõ sự khác biệt giữa
các thế hệ trí thức với các nhóm tuổi khác nhau. “Càng trẻ tuổi, trí thức càng hướng đến một mô hình xã hội
trong đó phát triển kinh tế được ưu tiên hàng đầu, cho dù môi trường có thể bị suy thoái, tệ nạn xã hội có thể
gia tăng, nhưng họ cũng thiên về sự đóng góp cá nhân, chấp nhận cạnh tranh và ủng hộ việc thu nhập dựa
trên hiệu quả lao động chứ không quân bình, cào bằng” [23, tr.36].
Nghiên cứu về tầng lớp trí thức, ngoài góc độ Tâm lý học, ta cũng có thể kể đến một số đề tài
dưới góc độ Triết học như “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam” của Nguyễn Văn Khánh [31], “Trí

thức giáo dục đại học Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Nguyễn Văn
Sơn [47], Luận án phó tiến sĩ Triết học của Phan Viết Dũng “Vị trí, vai trò của tầng lớp trí thức
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” [9], luận án phó tiến sĩ khoa học của Nguyễn
Thanh Tuấn “Đặc điểm và vai trò đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay”
[58] tập trung trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề
trí thức, sự hình thành và phát triển của trí thức Việt Nam trong lịch sử. Nguyễn Đắc Hưng [26] đề
cập đến vấn đề chung về trí thức và đội ngũ trí thức, vai trò của trí thức Việt Nam, phương hướng và
giải pháp phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kì hội nhập cũng như một số khái quát về
trí thức và đội ngũ trí thức [27]. Luận án phó tiến sĩ khoa học của Phan Thanh Khôi “Động lực của
trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay” [32] đã xác định những yếu tố với tính cách là
động lực trực tiếp nhằm thúc đẩy tính tích cực sáng tạo trong lao động của trí thức nước ta hiện nay.
Những công trình nghiên cứu về người lao động trí thức trong nước từ trước tới nay hầu hết chỉ tập
trung trong lĩnh vực nhân cách nói chung hoặc vai trò và sự phát triển của đội ngũ này được nhìn nhận dưới
quan điểm triết học. Các lĩnh vực cụ thể của người lao động trí thức như hành vi ứng xử cũng như cảm xúc
hoặc mối liên hệ giữa cảm xúc và hành vi thì chưa có nghiên cứu nào.
Vì cảm xúc là một vấn đề hết sức nhạy cảm và khó nghiên cứu, đặc biệt là cảm xúc giận dữ nên cho đến
nay, tại Việt Nam vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi
ứng xử của người lao động nói chung và người lao động trí thức trẻ tuổi nói riêng.
Tóm lại, các tác giả ở Việt Nam chỉ tập trung nghiên cứu cảm xúc, hành vi còn cảm xúc giận dữ
và hành vi ứng xử thì hầu như chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu. Đối với khách thể là
người lao động trí thức thì các nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học chưa nhiều và chỉ chủ yếu tập
trung tìm hiểu các yếu tố thuộc về nhân cách nói chung.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẢM XÚC GIẬN DỮ VÀ HÀNH VI ỨNG
XỬ
1.2.1. Cảm xúc và cảm xúc giận dữ
1.2.1.1. Khái niệm về cảm xúc và cảm xúc giận dữ
a. Khái niệm cảm xúc
Theo từ điển tâm lý học [8, tr.24], cảm xúc “là sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của
các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu
cầu của chủ thể, dưới hình thức những rung động trực tiếp”. Cảm xúc trong một từ điển tâm lý khác

[61, tr.16] lại được định nghĩa “là phản ứng rung chuyển của con người trước một kích động vật
chất hoặc một sự việc gồm 2 mặt:
• Những phản ứng sinh lý do thần kinh thực vật như tim đập nhanh, toát mồ hôi, nội tiết tăng
hay giảm, cơ bắp co thắt hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hoá.
• Phản ứng tâm lý qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui
sướng, buồn khổ có tính bột phát, chủ thể kiềm chế khó khăn”.
Trong đề cương bài giảng tâm lý học đại cương của Sở giáo dục TP.HCM năm 1978 định nghĩa
“cảm xúc và tình cảm của con người là những rung động khác nhau nảy sinh do sự thoả mãn hay
không thoả mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố hoàn
cảnh cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn, hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và
thói quen”.
Các tác giả Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Xuân Thức đều có chung một nhận
định về cảm xúc “đó là những thái độ thể hiện rung cảm của con người đối với những sự vật hiện
tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của con
người” [48, tr.172].
Cảm xúc là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hoá, động hình
hoá và khái quát hóa những cảm xúc cùng loại. Tình cảm được xây dựng từ những cảm xúc nhưng
khi đã được hình thành thì lại thể hiện qua chúng một cách đa dạng, đồng thời cũng chi phối các
cảm xúc. Thuật ngữ “cảm xúc” đôi khi cũng được nhiều tác giả thay thế bằng từ “xúc cảm” với ý
nghĩa tương tự.
Từ những định nghĩa trên, tác giả cho rằng cảm xúc là một quá trình tâm lý có tính chất nhất
thời, tình huống. Đó là những rung động tương đối đơn giản, ngắn ngủi, phản ánh mối liên hệ
giữa các sự vật hiện tượng, các kích thích với nhu cầu của chủ thể.
Cảm xúc bao gồm ba thành tố: cảm giác được thể nghiệm hay ý thức về cảm xúc, các quá trình
bên trong (thuộc hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn,…) và sự biểu lộ bên ngoài có thể
quan sát được [6, tr.17]. Các cảm xúc nền tảng bao gồm sáu cảm xúc là vui, buồn, ngạc nhiên, sợ
hãi, ghê tởm và giận dữ.
Cảm xúc có thể nảy sinh từ một trong các nguyên nhân sau:
• Những nguyên nhân từ sự tri giác môi trường xung quanh, tạo nên bởi phản xạ định hướng
hay kích thích từ cơ quan thụ cảm.
• Những nguyên nhân từ các quá trình sinh lý như trí nhớ, tưởng tượng, tư duy hình tượng và
tư duy tiên đoán, các cảm giác bên trong cơ thể, tác động của hoạt động nội tiết [6, tr.77].
b. Bản chất và nguồn gốc phát sinh cảm xúc:

Nguồn gốc phát sinh cảm xúc luôn là vấn đề các nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu. MC.
Dougall coi cảm xúc là những cái được di truyền. B.F.Skinner, J.Dolar và N.E.Miller lại giải thích
cảm xúc là cách thức hay khuôn mẫu phản ứng được tiếp thu theo nguyên tắc học tập, điều kiện hóa
hoặc bắt chước. Còn S.Freud coi cảm xúc là sự giải tỏa những năng lượng libido bị dồn nén.
Nhà thần kinh học người Mỹ, Joseph LeDoux và một số nhà khoa học khác đã phát hiện thấy
một liên hợp khu vực phụ trách, chỉ huy, kiểm soát cảm xúc: từ hệ viền (limbic), gò hải mã
(hippocampus), hạnh nhân (amygdala) đến những trung khu ở vỏ não mới (neocortex) như thùy
trán trước (prefrontal). Hệ này xuất phát niềm vui, sự ghê tởm, nỗi sợ và cơn giận… Sự kết nối
càng nhiều giữa hệ limbic và cortex càng làm các phản ứng cảm xúc bộc lộ nhiều hơn. Ông cũng
cho rằng các mạch ngắn trong não cho phép cảm xúc xuất hiện trước khi trí khôn can thiệp vào. Ví
dụ một người đang chạy bộ khi thấy một vật dài uốn cong trong cỏ đã nhảy bổ sang bên trước khi
nhận ra đó chỉ là một đoạn cây gãy chứ không phải con rắn. Như vậy, cortex đã nhận được tín hiệu
sau amygdala một vài phần triệu giây nên nỗi sợ đến trước sự phán đoán [14, tr.50, 24].

Hình 1.1: Sơ đồ 2 mạch cảm xúc

Trong quan niệm của X.L.Rubinstein, cảm xúc được coi là sự trải nghiệm đặc biệt được đặc
trưng bởi phẩm chất, tính cách của nó như vui, buồn, giận dữ… Cùng với nhận thức và động cơ,
cảm xúc là một khía cạnh đặc biệt của sự trải nghiệm và hành vi cũng như sự chế biến thông tin và
đặc biệt liên quan đến sự đạt được hay không đạt được mục đích đề ra, nghĩa là liên quan đến sự
thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu. Cùng quan điểm này, tác giả Nguyễn Huy Tú cho rằng cảm
xúc của con người là những rung động khác nhau của chúng ta nảy sinh do thỏa mãn hay không
thỏa mãn nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố hoàn cảnh cũng như
trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quen của
chúng ta [57].
(vùng cảm giác)
(Gò
hải
mã)
(hạnh nhân)
(đồi thị)
Mạch dài
Mạch ngắn
Kích thích gây cảm xúc
Phản ứng cảm xúc

Theo X.L.Rubinstein, mọi quá trình cảm xúc chỉ có thể có được nhờ quan hệ của chúng với hoàn
cảnh đặc biệt trong đó nảy sinh với sự lưu ý đến hệ thống quan hệ đánh giá mà nó tiếp thu. Chúng là
mặt trải nghiệm có liên quan đến trạng thái động cơ của cá nhân và thay đổi theo quy luật của sự
biến đổi. Vì động cơ và nhu cầu luôn thay đổi trong sự biến đổi của hoàn cảnh xã hội, đặc biệt là
phụ thuộc vào các quan hệ sản xuất nên mặt nội dung của cảm xúc cũng chỉ có thể được nhận thức
trong mối phụ thuộc chặt chẽ với các điều kiện xã hội. Như vậy, có thể nói cảm xúc về nguồn gốc,
chức năng hay sự biểu hiện luôn mang tính xã hội.
c. Cơ sở sinh lý thần kinh của cảm xúc:
Vào năm 1937, nhà tâm lý học Papez đã giới thiệu quan điểm đầu tiên về cơ sở sinh lý thần kinh
của cảm xúc. Quan sát của ông có nhiều điểm đúng đắn và được bổ sung nhờ những khám phá thần
kinh gần đây.

1: mạch ngắn
2: mạch dài

1
: mạch ngắn – thông tin từ đồi thị chuyển đến hạnh nhân. Hải mã cung cấp kinh nghiệm về
thông tin ấy cho hạnh nhân. Hạnh nhân truyền lệnh xuống hạ đồi và tạo ra phản ứng bột phát.
2
: mạch dài – thông tin cũng cùng lúc chuyển đến vỏ não. Vỏ não phân tích cặn kẽ rồi truyền
lệnh đến hạnh nhân, đi xuống hạ đồi và tạo phản ứng suy xét.
Khi một kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm, thông tin này được truyền lên não. Tại đây sẽ
có hai quá trình thần kinh diễn ra. Đó chính là 2 vòng mạch của quá trình cảm xúc. Khi hệ thần kinh
tự chủ và hệ nội tiết tạo ra phản ứng, chúng cũng sinh ra cảm giác. Cảm giác này được truyền lên
vỏ não và giải thích ý nghĩa trên đó. Có thể xác định cơ sở thần kinh của quá trình cảm xúc tại ba
vùng chính trên não là hạ đồi, hệ viền và vỏ não [65, tr.494].
Hạ đồi: từ năm 1930, các nhà tâm lý học đã nhận ra vai trò của hạ đồi đối với cảm xúc. Papez
xem hạ đồi là thành phần chính yếu của vòng mạch liên quan đến sự nảy sinh cảm xúc. Papez chỉ rõ
rằng khi hạ đồi tiếp nhận thông tin cảm giác có tính xúc cảm thích hợp từ đồi thị (nơi có chức năng
như trạm thu nhận cảm giác), nó thúc đẩy họat động trong một vòng mạch của các tế bào thần kinh
Thôn
g tin
cảm
giác
Hạ đồi
Hệ thần kinh tự chủ
Hệ nội tiết
Hải mã
Hạnh nhân
Đồi thị
Vỏ não
1
2
Hình 1.2: Hai vòng mạch của quá trình cảm xúc

cấp cao trên não. Các tế bào thần kinh này- ngày nay được quy cho là hệ viền và vỏ não- xử lý
thông tin kĩ lưỡng hơn để đánh giá cảm xúc của chúng. Khi mà vòng mạch đã hoàn tất, nó phản hồi
trở lại cho hạ đồi, nơi hoạt hoá các phản ứng tự động và nội tiết.
Hệ viền (hay còn gọi là hệ rìa, hệ thống viền) là một bộ phận của não, gồm những thành phần cổ
nhất xuất hiện sớm nhất trong sự hình thành của não bộ:
• Não cổ sơ (archicorrtex), tức cá ngựa hay hải mã.
• Não cũ (paléocorrtex) gồm hành khứu, vùng vách.
• Vùng quanh cá ngựa.
Hệ viền đóng vai trò quan trọng trong việc nối kết thông tin hiện hữu với kinh nghiệm đã qua,
đồng thời làm cho mỗi tình huống mang theo một sắc màu tình cảm nhất định, tổng hợp hai mặt
cảm nhận bên trong và bên ngoài giúp hình thành cảm nhận về bản thân. Ở nhiều loài, động cơ bị hạ
đồi điều khiển ở mức độ lớn và vì thế mang tính bản năng. Tuy nhiên, sự tiến hoá của hệ viền có ý
nghĩa là nơi các loài, đặc biệt là con người ở chỗ hành vi bị điều khiển bởi bản năng ít hơn là bởi sự
học hỏi và cách phản ứng cảm xúc riêng đối với các kích thích.
Có lẽ kết cấu viền quan trọng nhất đối với cảm xúc là hạnh nhân (amygdala). Hạnh nhân có thể
được so sánh như “máy điện tử” của não để tính toán ý nghĩa cảm xúc của các kích thích (theo Le
Doux, 1989). Năm 1937, các nghiên cứu đã khám phá ra rằng sự tổn thương rộng lớn vùng thái
dương (nơi mà sau này được chứng tỏ là có liên hệ chính đến hạnh nhân) tạo nên một hội chứng bất
thường ở khỉ. Dường như chúng không còn hiểu được ý nghĩa cảm xúc của các đồ vật trong môi
trường, thậm chí chúng không chịu khó nhận biết những thứ đó. Hạnh nhân (cùng với hải mã- nơi
có liên hệ với trí nhớ) giữ một vị trí chính yếu trong cảm giác liên hợp và những thông tin có kèm
theo cảm xúc dễ chịu hay khó chịu. Nó cho phép con người và các con vật khác đánh giá hành vi
của chúng dựa trên các cảm xúc dương tính hay âm tính đối với các đối tượng hay tình huống gặp
phải. Ở con người, hạnh nhân cũng giữ vai trò trong việc nhận ra cảm xúc của người khác, bằng
những cách riêng quan sát biểu hiện trên nét mặt của họ. Hạnh nhân có vai trò chống đỡ một cách
đặc biệt trong các phản ứng sợ hãi.
Võ não: vỏ não giữ một vai trò có liên hệ đến cảm xúc. Nó cho phép con người xem xét ẩn ý của
một kích thích thích ứng hoặc có lợi. Những người bị tổn thương vỏ não trán gặp phải khó khăn
trong việc thực hiện những lựa chọn do cảm xúc hướng dẫn và thường cư xử theo những cách thức
không đúng đắn. Vỏ não cũng liên quan đến việc giải thích ý nghĩa của các phản ứng ngoại biên. Ví
dụ như kinh nghiệm của một người run đầu gối và khô cổ họng khi nói trước đám đông cho người
ấy biết rằng người ấy đang lo lắng. Theo truyền thống, võ não trán giữ một vị trí quan trọng trong

mối liên hệ xã hội của khuôn mặt, như khả năng phóng đại, thu nhỏ hay giả tạo một cảm xúc [65,
tr.494].
Nếu hạnh nhân phát ra những phản ứng cảm xúc thì thuỳ trán trước là trung tâm làm dịu bớt các
phản ứng này, có vai trò ức chế và điều khiển cảm xúc nhờ sự điều tiết hạnh nhân và hệ viền. Vai
trò của vỏ não còn đang được khám phá với hy vọng sẽ nối kết mỗi cảm xúc cơ bản vào một vùng
vỏ não riêng biệt nào đó. Tác giả Martin Yeomans đã cho rằng vùng vỏ trán trước (prefrontal
cortex) là trung tâm của kinh nghiệm cảm xúc gồm có 3 vùng: dorsolateral, ventromedial và
orbitofrontal.
Cuối cùng, phải kể đến sự chuyên biệt hoá của bán cầu não…như những người thuận tay phải
(não trái) cho biết họ có kinh nghiệm tình cảm tích cực nhiều hơn tiêu cực.
Năm 1980, nhà tâm lý học Solomon đưa ra thuyết “quá trình đối lập” mà theo ông, một quá trình
cảm xúc gồm:
1. Các kinh nghiệm gây nên những cảm xúc tương đối mạnh (xúc động).
2. Cảm xúc được kinh nghiệm gợi lên, tự động gây ra các “phản ứng hậu”, các cảm xúc tương
phản.
3. Dần dần, phản ứng hậu chống lại hay kìm nén cường độ của xúc động đã sinh ra nó.
4. Sau khi một kinh nghiệm kết thúc, cảm xúc được trực tiếp gợi lên sẽ nhanh chóng biến mất,
nhưng trái lại, phản ứng hậu thì kéo dài.
5. Khi các kinh nghiệm tương tự diễn ra, kinh nghiệm gây cảm xúc sẽ yếu đi trong khi các phản
ứng hậu lại mạnh lên [67, tr.331].
Bên cạnh quan điểm trên, khi phân tích dưới khía cạnh các hiện tượng tâm lý, tác giả Champoux
Roger đã đưa ra quan điểm về diễn biến một quá trình cảm xúc:

Nhận thức

Từ bên trong (tưởng tượng)

Từ bên ngoài (từ các giác quan)
Trí nhớ

Khung cảnh (có thật)

Xúc động
Đánh giá

Nếu chấp nhận: yêu thích

Nếu không chấp nhận: không thích, sợ
Cảm xúc

Hướng đến điều tốt

Tránh xa điều xấu
Biến đối sinh lý
Tiết hoocmon làm biến đổi sinh lý
Hàng rào kìm chế
Ý thức
Nhận biết, tìm hiểu, chấp nhận, giải thoát-quyết định
Hành vi bột phát
(có ý thức mà không có suy xét)
Hành vi suy xét

Tất cả các quá trình này diễn ra bên dưới ngưỡng ý thức, trong vòng 0.5 giây. Tiến trình này xảy
ra bên dưới sự nhận thức và có thể hay không có thể chuyển thành ý thức, tuỳ thuộc vào cường độ
của cảm xúc và độ dày của hàng rào kìm chế. Cảm xúc có thể dẫn đến hành động bột phát hoặc có
thể đi qua sự suy xét và quyết định có ý thức.
Giải thích tiến trình:
(1) Nhận thức:
• Đến từ phía bên ngoài thông qua các giác quan: âm thanh, mùi vị,…
• Đến từ phái bên trong: nhớ lại, tưởng tượng,…
Những tín hiệu cảm giác được dẫn đến đồi thị. Từ đây chúng đi theo hai hướng khác nhau: đến
hạnh nhân và vỏ não mới. Hạnh nhân giống như một người lính canh, kiểm tra mọi nguồn cảm giác
để tìm trục trặc tiềm ẩn.
(2) Trí nhớ: hầu hết quá khứ của chúng ta được lưu lại trong não mặc dù đôi lúc chúng ta không
thể lấy nó ra khi mình muốn. Các nghiên cứu gần đây đã xác định hai hệ thống trí nhớ riêng
biệt:
• Trí nhớ khung cảnh (định vị trong hải mã): nó nhớ lại những sự kiện khách quan và các
hoàn cảnh, các chi tiết cụ thể của một biến cố, nó cho phép hiểu được nghĩa của một hoàn
cảnh.
• Trí nhớ cảm xúc (trong hạnh nhân): nó nhớ lại những rung cảm của một sự kiện.
Điều xảy ra tiếp theo là nguồn cảm giác đi thẳng qua trí nhớ cảm xúc của hạnh nhân và cũng
chậm rãi đi qua trí nhớ khung cảnh ở hải mã. Như thế, nó có thể làm cho một tri giác gây ra một
phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, tách biệt khỏi khung cảnh gốc của nó, hoặc để nhớ một chi tiết còn
quan trọng mà không có bất cứ một chi tiết nào về nó. Những phân tích này là nguồn gốc của sự
sáng tạo nhưng cũng có thể là nguyên nhân của sự nhầm lẫn: đây là khía cạnh quan trọng của vô
thức. Những gì Goleman (tác giả cuốn “trí tuệ xúc cảm”) gọi là “sự bắt cóc của cảm xúc” là một
phản ứng cảm xúc mạnh và nhanh, nó tràn ngập con người trước khi có bất cứ sự đánh giá có ý thức
nào xảy ra: hạnh nhân nhảy đến kết cục rất nhanh, đôi khi không cần dữ kiện đầy đủ.
(3) Sự đánh giá: đây là sự đánh giá mang tính trực giác, tự phát và vô thức về việc nhận thức sự
kiện hiện tại, như là: tốt, dễ chịu, tích cực…hay xấu, không hài lòng, điều tiêu cực,…trên cơ
sở những kinh nghiệm được ghi lại trong trí nhớ.
(4) Cảm xúc: đây là những khuynh hướng rút ra từ đánh giá sau:
• Hướng về phía những gì được đánh giá là tốt: tình yêu, niềm say mê, niềm hy vọng,…
• Tránh xa những gì bị đánh giá là xấu: lòng thù hận, ác cảm, nỗi sợ hãi,…

(5) Sự thay đổi về sinh lý: cảm xúc đi liền với việc tiết ra các hoocmon để chuẩn bị cho cơ thể
hoạt động. Các cảm xúc tiêu cực làm cho mạch máu giãn ra. Còn cảm giác thoải mái, dễ chịu
thì làm co thắt lại.
(6) Nhận biết: đó là khi một người nhận biết được cảm xúc thông qua những thay đổi đang diễn
ra của cơ thể. Đó có thể là một nhận biết mơ hồ về một số căng thẳng của cơ thể hoặc là sự
nhận dạng và xác định rõ cảm xúc đang được gợi lên.
• Phản ánh và quyết định: một người có thể sau đó nhận biết được hoàn cảnh nảy sinh cảm
xúc ngay khi phản ứng xúc cảm xảy ra, và thậm chí có thể thấy những yếu tố sâu sắc hơn
tham gia vào phản ứng (những nguồn gốc trong quá khứ)
• Cảm xúc sau đó lệ thuộc vào một đánh giá có ý thức. Khi đánh giá dựa trên những giá trị,
con người được giải phóng, thoải mái ngay trong sự thúc đẩy của cảm xúc và hoàn cảnh
thực tế.
• Quyết định: sau những đánh giá có ý thức về các phản ứng cảm xúc và những yếu tố khác
vừa được đề cập đến, người ấy có thể chọn một trong số những khả năng: đi theo sự lôi
kéo của cảm xúc và hành động tương ứng, tìm lời biểu lộ cảm xúc hay đơn giản là bỏ
qua…[64, tr.23] Cảm xúc là một yếu tố quan trọng trong đời sống tâm lý con người, có liên hệ trực tiếp hay gián
tiếp với các cơ quan và hoạt động khác.
d. Vai trò và quan hệ của cảm xúc với các quá trình tâm lý khác:
Theo L.S.Greenberg, những cảm xúc của con người mang tính trí tuệ và làm cho họ thành công
hay không là nhờ những chức năng sau:
• Cảm xúc có chức năng thông tin cho con người. Chúng gửi thông tin để báo hiệu cho con
người đang bị nguy hiểm, báo hiệu vùng ranh giới người đó đang bị xâm phạm, người đó đang
cảm thấy gần gũi bên một ai đó an toàn và thân thiện hay người đó đang lơ đãng. Cảm xúc
cũng nói cho biết sự việc có diễn ra theo hướng của chúng không và sắp xếp tổ chức chúng lại
nhằm nhanh chóng trả lời cho các tình huống để đảm bảo sự việc đi đúng theo hướng.
• Cảm xúc sắp xếp cho con người một hành động, giúp ta điều khiển cuộc sống. Khi chúng ta
trải qua cảm giác khó chịu nghĩa là có điều gì đó sai sót trong việc đang thực hiện. Vì vậy trên
cơ sở đọc những thông điệp phản ứng của cơ thể và nhận thức vấn đề, ta có khả năng hành
động sửa chữa phù hợp hơn.
• Cảm xúc nói cho con người biết bản chất các mối quan hệ xã hội đang có và cách thức kiểm
soát chúng. Chúng thông báo cho ta biết mối quan hệ đạt đỉnh cao hay bị phá vỡ hoặc trong
tình trạng cần vun đắp thêm. Không có dấu hiệu bên ngoài nào báo cho ta biết những người

khác đang suy nghĩ gì. Ngược lại, cảm xúc có thể được nhận thấy trên khuôn mặt, trong giọng
nói và bằng cách đó chúng điều chỉnh bản thân người đó và người khác. Cảm xúc cũng xây
dựng chủ đề mối quan hệ và sắp xếp chủ yếu các mối quan hệ. Nỗi buồn thì dành cho sự mất
mát, giận dữ khi vỡ mộng hay cảm thấy bất công, sợ hãi khi gặp mối đe dọa, ganh tỵ khi bị
chiếm chỗ hay phản bội. Mỗi cảm xúc xác định mối quan hệ của cá nhân và người khác hay
với môi trường xung quanh. [64] • Cảm xúc làm nổi bật sự thông minh của con người. Bằng cách nắm bắt những kiểu mẫu sẵn có
nhanh hơn nhiều lần tư duy phân tích thông tin, cảm xúc xử lý tình huống một cách hợp lý.
Cảm xúc không phải đơn thuần là sự phá vỡ hoạt động sống đang cần điều khiển phía trước,
chúng xắp xếp các tiến trình con người cần phải tham gia. Kết hợp với lý trí, chúng giúp con
người nhanh chóng thích nghi bằng cách tạo thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề mang
tính thích ứng cao.
• Cảm xúc làm cho cuộc sống thêm màu sắc, có giá trị và ý nghĩa. Nếu một người không thể trải
nghiệm cảm xúc thì họ sẽ thiếu định hướng về thế giới và sẽ không thể biết được cái gì quan
trọng đối với mình. Nó là cách thức biểu đạt và bộc lộ trạng thái tâm lý của cá nhân cho người
khác biết.
Nhờ những chức năng trên, cảm xúc mang tính trí tuệ. Do vậy, mỗi người trong xã hội có thành
công hay không là nhờ những mối quan hệ tốt đẹp. Điều này được thể hiện chủ yếu thông qua hành
vi ứng xử của cá nhân.
Cảm xúc và nhận thức, trí tuệ:
Các nhà tâm lý học lớn ở phương Tây cũng như Mácxit thế kỉ trước như J.Piaget,
L.X.Vưgốtxki,… đã nghiên cứu thấy rằng cảm xúc có ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, hoạt
động trí tuệ của con người. Các cảm xúc tiêu cực làm rối loạn các quá trình tâm lý. Khi buồn rầu,
đau khổ con người tiếp nhận thông tin hay lĩnh hội tri thức kém hơn, hứng thú với ngoại cảnh giảm
đi, suy nghĩ trở nên hời hợt, nông cạn hơn,… những phản ứng trí tuệ trở nên chậm chạp hơn và các
đam mê thường chi phối lý trí [28]. Cảm xúc và trí tuệ hoạt động nương nhờ nhau. Chúng cùng
quyết định cách con người hướng cuộc sống của mình như thế nào [33, tr.574, 575]. Theo Antonio
Damasio, cảm xúc là cần thiết cho những quyết định, “trái với những quyết định của lý trí, chúng
đưa ta vào những phương hướng đúng, mà logic thuần túy có thể sử dụng ở mức độ tốt nhất.” Do
đó, các cảm xúc có tầm quan trọng lớn đối với lý trí. “Trong vũ điệu của cảm xúc và tư duy, những
khả năng cảm xúc của chúng ta thường xuyên hướng dẫn lựa chọn của chúng ta, chúng hoạt động ăn
khớp với tinh thần lý trí: cũng vậy, bộ não suy nghĩ đóng vai trò điều hành trong cảm xúc của chúng
ta” [14, tr.65].

Cảm xúc và trí nhớ:
L.X.Vưgôtski cho rằng cảm xúc không chỉ biểu hiện qua nét mặt, điệu bộ cơ thể, tác động lên
tim mạch mà còn được lưu giữ trong các biểu tượng của trí nhớ, trong tưởng tượng của con người.
Chính các biểu tượng của trí nhớ và tưởng tượng đã kích thích và tạo nên cảm xúc riêng biệt. Ngược
lại, cường độ cảm xúc có ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền bỉ của trí nhớ.
Trí nhớ cảm xúc là loại trí nhớ phản ánh những rung cảm được diễn lại trong trí nhớ mà nơi trú
ngụ là “hạnh nhân”. Chính vì thế các nhà nghiên cứu đã cho rằng bộ não có hai hệ thống nhớ: một
cho những hiện tượng thông thường và một cho những sự kiện đầy cảm xúc [14, tr.51,52] Chính vì
trí nhớ có thể làm sống lại một cảm xúc nào đó đã xảy ra trước đây nên nó cũng ảnh hưởng đến cảm
xúc hiện tại. Quy luật “cảm ứng” hay “tương phản” của tình cảm thể hiện rất rõ điều này: một xúc
cảm, tình cảm này có thể làm tăng cường hoặc giảm một xúc cảm tình cảm khác xảy ra đồng thời
hoặc nối tiếp với nó.
Cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động trí nhớ của con người. Nó có thể làm tăng hoặc
giảm tính tích cực của hoạt động này, làm sáng tỏ hoặc lu mờ, đầy đủ, đúng hoặc biến dạng đi đối
tượng nhớ và điều đó phụ thuộc nhiều vào nội dung, tính chất của đối tượng tác động. Những tài
liệu, sự kiện giàu cảm xúc sẽ tạo ấn tượng mạnh cho con người. Do đó, việc ghi nhớ sẽ dễ dàng và
lâu bền. Điều này lý giải tại sao xem một cảnh phim, đọc một câu chuyện gây cảm xúc mãnh liệt,
chúng ta sẽ nhớ rất lâu, thậm chí suốt đời. Tục ngữ Việt Nam có câu “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau
nhớ đời” là vậy. Trong cuộc sống, có rất nhiều điều chúng ta quên, không nhớ được trước hết là vì
nó không tạo cho chúng ta cảm xúc.
Cảm xúc và hành động:
Theo Daniel Goleman, về căn bản, tất cả cảm xúc đều xuất phát từ sự kích thích hành động, đó
là phản ứng tức thì để đối phó với sự sinh tồn mà sự tiến hóa đã truyền cho con người. Từ
“emotion” (cảm xúc) được tạo ra từ động từ tiếng Latin “motere” nghĩa là “cử động” và tiền tố “e-”
chỉ một sự vận động ra bên ngoài. Từ gốc ấy gợi lên rõ ràng một khuynh hướng hành động [14,
tr.25]. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy mỗi kiểu cảm xúc chuẩn bị cho thân thể một vài kiểu
phản ứng khác nhau. Ví dụ sự giận dữ làm máu dồn lên bàn tay khiến cho một người chiến sĩ lấy
nhanh hơn một thứ vũ khí hay đánh kẻ thù và những hoocmon như adrenaline tiết ra rất mạnh để
giải thoát năng lượng cần cho một hành động quyết liệt. Sự sợ hãi đưa máu tới các cơ chỉ huy sự
vận động của thân thể như các cơ bắp chân chuẩn bị cho sự chạy trốn hay làm cho mặt tái đi vì máu
đã bị dồn đi nơi khác.
Các tác giả Nguyễn Xuân Thức, Nguyễn Quang Uẩn đều có chung một cách nhìn nhận rằng
“cảm xúc là động lực thúc đẩy con người hoạt động, là nhân tố điều khiển hành vi và hoạt động của

cá nhân” [51, tr.181][52, tr.165]. Cảm xúc có khả năng sản sinh ra một năng lượng vật chất và tinh
thần mạnh mẽ, thúc đẩy con người tích cực hoạt động để đạt được mục đích. Từ lâu, con người đã
nhận thấy rằng hiệu quả của bất cứ công việc nào phần lớn và trước hết phụ thuộc vào thái độ của
con người đối với công việc ấy. Nếu con người có thái độ tốt, đúng với hoạt động thì hiệu quả hoạt
động sẽ cao và ngược lại. Cảm xúc tích cực có tác dụng kích thích hoạt động của cơ tim, làm cho hô
hấp trở nên sâu hơn và nhanh hơn. Do đó, nó thôi thúc con người hoạt động, đem lại sức khỏe, kéo
dài tuổi thọ cho con người. Niềm vui làm con người trẻ lại, có sức làm việc tốt hơn, năng suất lao
động cao hơn, nhanh trí hơn trong việc giải quyết các nhiệm vụ do thực tế cuộc sống và công tác
học tập đặt ra. Những cảm xúc tích cực làm con người hảo tâm hơn, quan tâm đến nhau hơn, vị tha
và chân thành hơn. Những cảm xúc tiêu cực có thể làm giảm sức làm việc. Sự khiếp sợ có thể dẫn
đến cái chết đột ngột. Tâm trạng buồn rầu, đau khổ, sự phiền muộn có thể làm ngưng trệ hoạt động
tiêu hóa,… Cảm xúc tiêu cực làm rối loạn các hoạt động tâm lý khác của con người, có thể dẫn đến
tình trạng mất ý chí và hậu quả là đưa ra những quyết định vội vàng, hấp tấp, hành vi không được ý
thức đầy đủ. Do đó, con người hay phạm phải sai lầm đồng thời cũng trở nên thiếu nhiệt tình, thiếu
nhã nhặn, lịch sự hay thô bạo, khắt khe và khó tính.
Trong hoạt động sáng tạo, cảm xúc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng sáng tạo của con
người, là một thành phần không thể thiếu của năng lực sáng tạo. Nhà văn Banzac đã nói rằng: “hãy
đạp mạnh vào trái tim, thiên tài ở đó”. Các trạng thái dâng trào cảm hứng mà các nhà văn, nhà thơ,
hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà bác học, nhà phát minh đã từng thể nghiệm trong quá trình làm việc của mình
đều có liên quan chặt chẽ tới những cảm xúc của họ.
e. Khái niệm cảm xúc giận dữ
Theo từ điển tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện [61], giận dữ “là cảm xúc mạnh biểu hiện qua
những cơn kích động, la hét, phá phách, tấn công người khác, đi với những hiện tượng sinh lý: tim
đập nhanh, mặt đỏ lên hay tái mét, tay run, cao độ gọi là cơn khùng.” Còn theo từ điển tâm lý học
của Vũ Dũng thì “giận dữ là phản ứng căng thẳng hoặc thù địch được gợi lên bởi một loạt những ấm
ức, tổn thương, bị coi nhẹ, khinh thường, đe dọa hoặc bất công” [8, tr.241]. Theo Linda L.Davidoff
thì giận dữ được xem như “một cảm xúc được mô tả gồm những cảm giác mạnh mẽ do không hài
lòng, được gây ra bởi những sai trái có thực hay trong tưởng tượng” [67].
Les Carter thì cho rằng giận dữ chính là “bản năng tự vệ”. Người ta tức giận do muốn bảo vệ giá
trị cá nhân, các nhu cầu đã nhận biết và sự tin tưởng của họ. Những người tức giận mong muốn
được thấy mình có một ý nghĩa nào đó và khi họ thấy nhu cầu này không được người khác đáp ứng
hoặc chà đạp thì cảm xúc giận dữ sẽ xảy ra. Tiến sĩ Robert Allan thì lại cho rằng “giận dữ là một

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *