CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN
MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI
TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Những số liệu trong các bảng, biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
tôi thu thập. Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng một số phát biểu, nhận xét, đánh giá của các
tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Tác giả Khóa luận – Nguyễn Phạm Thanh Hằng
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin được chân thành cảm ơn trường ĐH Sư phạm TP. HCM và Khoa Tâm
lý học đã tạo điều kiện để tôi được thực hiện Khóa luận này.
Tiếp đến, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Giáo viên hướng dẫn –
Ths. Đào Thị Duy Duyên, người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện Khóa luận.
Ngoài ra, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy/Cô đang giảng dạy ngành
CTXH tại trường ĐH Sư phạm TP. HCM, trường ĐH KHXH và NV TP. HCM, trường ĐH
Mở TP. HCM đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể thu số liệu phục vụ cho Khóa luận.
Và tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả SV năm nhất ngành CTXH tại
trường ĐH Sư phạm TP. HCM, trường ĐH KHXH và NV TP. HCM, trường ĐH Mở TP.
HCM đã giúp tôi thực hiện bảng khảo sát và bảng phỏng vấn.
Cuối cùng, xin kính chúc quý Thầy/Cô và các bạn SV sẽ có thật nhiều sức khỏe, thành
công trong công việc và học tập.
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ
CĐ
ĐH
ĐH
TP. HCM
TP. HCM
CTXH
CTXH
ĐH KHXH và NV
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn
SV
Sinh viên
HS
Học sinh
NXB
Nhà xuất bản
THPT
THPT
TB
Trung bình
ĐLC
Độ lệch chuẩn
LĐ- TBXH
Lao động – Thương binh Xã hội
TK
Thế kỉ
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Kí hiệu
Nội dung
Trang
1
Bảng 2.1
Thống kê khách thể nghiên cứu chính của đề tài
58
2
Bảng 2.2
Hệ số tin cậy của thang đo
61
3
Bảng 2.3
Thời điểm sinh viên bắt đầu lựa chọn thi vào ngành CTXH
61
4
Bảng 2.4
Mức độ hiểu biết của SV về ngành CTXH
63
5
Bảng 2.5
Sự khác trong mức độ hiểu biết về yếu tố quy điều đạo đức
của SV theo trường ĐH
64
6
Bảng 2.6
Điểm trung bình, thứ bậc của các nhóm yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn ngành CTXH của SV năm nhất trên
toàn mẫu
65
7
Bảng 2.7
Điểm trung bình, tỷ lệ từng yếu tố trong nhóm đặc điểm cá
nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành CTXH của SV
năm nhất trên toàn mẫu
67
8
Bảng 2.8
Điểm trung bình, tỷ lệ từng yếu tố trong nhóm yếu tố gia
đình ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành CTXH của SV
năm nhất trên toàn mẫu
69
9
Bảng 2.9
Điểm trung bình, tỷ lệ từng yếu tố trong nhóm yếu tố xã hội
ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành CTXH của SV năm
nhất trên toàn mẫu
71
v
10
Bảng 2.10
Điểm trung bình, tỷ lệ từng yếu tố trong yếu tố môi trường
THPT và môi trường ĐH ảnh hưởng đến quyết định chọn
ngành CTXH của SV năm nhất trên toàn mẫu
74
11
Bảng 2.11
Điểm trung bình, tỷ lệ từng yếu tố trong yếu tố đặc điểm
ngành CTXH ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành CTXH
của SV năm nhất trên toàn mẫu
79
12
Bảng 2.12
So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành
CTXH của SV theo đặc điểm khách thể
83
13
Bảng 2.13
Sự khác biệt có ý nghĩa của các yếu tố trong nhóm yếu tố
gia đình, xã hội, môi trường THPT và ĐH ảnh hưởng đến
quyết định chọn ngành CTXH theo từng trường ĐH
87
14
Bảng 2.14
Sự khác biệt có ý nghĩa của các yếu tố trong nhóm yếu tố xã
hội ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành CTXH theo năm
sinh
90
15
Bảng 2.15
Sự khác biệt có ý nghĩa của các yếu tố trong nhóm yếu đặc
điểm cá nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành CTXH
theo trường hợp xét tuyển ĐH
91
16
Bảng 2.16
Sự khác biệt có ý nghĩa của các yếu tố trong nhóm yếu tố
môi trường THPT và môi trường ĐH và nhóm yếu tố đặc
điểm ngành CTXH ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành
CTXH theo điều kiện kinh tế gia đình
92
17
Bảng 2.17
Sự tương quan giữa mức độ hài lòng và sự tham gia của SV
vào quyết định chọn ngành
96
18
Bảng 2.18
Lý do hài lòng/ phân vân/ không hài lòng với quyết định
chọn ngành CTXH
97
vi
19
Bảng 2.19
Các biện pháp để góp phần định hướng tốt hơn cho HS lựa
chọn ngành CTXH
99
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
…………………………………………………………………………………………………. i
LỜI CẢM ƠN
……………………………………………………………………………………………………… ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………………………. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………………………… iv
MỤC LỤC
…………………………………………………………………………………………………………. vii
PHẦN MỞ ĐẦU
……………………………………………………………………………………………….
– 1 –
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………………………………………………………..
– 1 –
2. Mục đích nghiên cứu
………………………………………………………………………………………………………..
– 2 –
3. Giới hạn đề tài …………………………………………………………………………………………………………………
– 3 –
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………………..
– 3 –
4.1. Đối tượng ………………………………………………………………………………………………………………..
– 3 –
4.2. Khách thể ………………………………………………………………………………………………………………..
– 3 –
5. Giả thuyết khoa học …………………………………………………………………………………………………………
– 3 –
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………….
– 3 –
7. Phương pháp nghiên cứu
………………………………………………………………………………………………….
– 4 –
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ………………………………………………………………………………
– 4 –
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn …………………………………………………………………………..
– 4 –
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN
NGÀNH CTXH ………………………………………………………………………………………………..
– 6 –
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ……………………………………………………………………………………………..
– 6 –
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
………………………………………………………………………..
– 6 –
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
…………………………………………………………………………
– 13 –
1.2. Cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành
…………………………………….
– 17 –
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
…………………………………………………………………………………………..
– 17 –
1.2.2. Đặc điểm tâm lý trong lựa chọn ngành ở giai đoạn HS THPT ……………………………….
– 20 –
1.2.3. Tính chất của việc lựa chọn ngành ……………………………………………………………………….
– 23 –
1.2.4. Quá trình ra quyết định chọn ngành
…………………………………………………………………….
– 26 –
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành
………………………………………………..
– 31 –
1.3. Cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành CTXH của SV năm nhất ở một
số trường ĐH tại TP. HCM ………………………………………………………………………………………………..
– 35 –
1.3.1. Khái niệm CTXH ………………………………………………………………………………………………..
– 35 –
1.3.2. Công tác đào tạo CTXH ………………………………………………………………………………………
– 37 –
viii
1.3.3. Mục đích của CTXH ……………………………………………………………………………………………
– 38 –
1.3.4. Chức năng, nhiệm vụ của CTXH
………………………………………………………………………….
– 41 –
1.3.5. Các yêu cầu về phẩm chất đối với một nhân viên CTXH
……………………………………….
– 42 –
1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành CTXH …………………………………….
– 44 –
Tiểu kết chương 1 ………………………………………………………………………………………………………………
– 51 –
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
CHỌN NGÀNH CTXH CỦA SV MỘT SỐ TRƯỜNG ĐH TẠI TP. HCM ……….
– 52 –
2.1. Tổ chức nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………..
– 52 –
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………………..
– 52 –
2.1.2. Mô tả công cụ đo lường ……………………………………………………………………………………….
– 53 –
2.2. Kết quả nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………..
– 57 –
2.2.1. Thống kê về khách thể nghiên cứu của đề tài
………………………………………………………..
– 57 –
2.2.2. Hệ số tin cậy của thang đo
……………………………………………………………………………………
– 60 –
2.2.3. Mức độ hiểu biết của SV về ngành CTXH
…………………………………………………………….
– 61 –
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành CTXH của SV năm nhất một số trường
ĐH tại TP. HCM và so sánh giữa các nhóm theo đặc điểm của khách thể …………………………
– 65 –
2.2.5. Sự hài lòng với quyết định chọn ngành CTXH của SV năm nhất …………………………..
– 95 –
2.2.6. Các biện pháp để góp phần định hướng tốt hơn cho HS lựa chọn ngành CTXH …….
– 98 –
Tiểu kết chương 2 …………………………………………………………………………………………………………….
– 102 –
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………..
– 104 –
1.
Kết luận ……………………………………………………………………………………………………………………
– 104 –
2.
Kiến nghị ………………………………………………………………………………………………………………….
– 105 –
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………..
– 108 –
PHỤ LỤC 1
…………………………………………………………………………………………………..
– 114 –
PHỤ LỤC 2
…………………………………………………………………………………………………..
– 115 –
PHỤ LỤC 3
…………………………………………………………………………………………………..
– 121 –
PHỤ LỤC 4
…………………………………………………………………………………………………..
– 122 –
PHỤ LỤC 5
…………………………………………………………………………………………………..
– 134 –
– 1 –
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai là một việc hết sức quan trọng. Nghề nghiệp không
chỉ giúp chúng ta đảm bảo về nhu cầu thu nhập mà còn mà còn là cái để mỗi người thể hiện
năng lực, hoài bão, góp phần vào sự phát triển của xã hội. Thế nhưng, lựa chọn ngành nghề
như thế nào là một chuyện không hề đơn giản. Và tư vấn hướng nghiệp là vô cùng cần thiết.
Nhưng không phải HS nào ở trường phổ thông cũng được định hướng nghề nghiệp một cách
đúng đắn. Theo thống kê, hàng năm chúng ta có gần 450 nghìn cử nhân ĐH, CĐ tốt nghiệp
ra trường, nhưng có đến 63% không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải
đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình đã học (Báo Giáo dục, 2015). Và
lựa chọn nghề nghiệp ở nước ta còn chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau, chi phối
quá trình hướng nghiệp cho HS phổ thông. Và thực tế có rất nhiều SV khi bước vào ngưỡng
cửa ĐH vẫn chưa thực sự hiểu rõ về ngành nghề mình đang theo đuổi. Vì vậy, có xác định
được các yếu tố ảnh hưởng đó thì quá trình hướng nghiệp cho HS mới trở nên dễ dàng hơn.
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, CTXH đã phát triển từ rất lâu và trở thành một nghề
chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghề CTXH mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được
phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh. Chỉ trong vòng mười năm trở lại
đây, ngành CTXH mới thực sự được quan tâm và đầu tư phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Cơ
hội việc làm của ngành cũng rất đa dạng. Sau khi ra trường, cử nhân ngành CTXH có thể làm
việc tại các trung tâm, các công ty xí nghiệp, bệnh viện, trong các lĩnh vực khác nhau như:
sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hóa, môi trường… hoặc làm
việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực KHXH và NV, các trung tâm
đào tạo, kiểm huấn CTXH. Và tính đến năm 2015, trên cả nước đã có 42 trường đào tạo ngành
CTXH. Hàng năm, có tới 2.500 cử nhân ngành CTXH ra trường. Tuy nhiên, theo ông Trần
Anh Tuấn (2015), Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường
lao động thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội “Số lượng trên là chưa đáp ứng được
yêu cầu xã hội, còn quá ít trong khi nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực là rất lớn”. Với nhu
– 2 –
cầu phát triển đó, trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng đã tuyển sinh ngành CTXH trong năm
2017 với chỉ tiêu là 120 SV.
Là một ngành cần thiết, quan trọng và có nhu cầu nhân lực cao như thế nhưng để có thể
gắn bó với CTXH không phải là một điều đơn giản. Chia sẻ tại buổi tọa đàm về ngành CTXH
tại trường ĐH Mở TP.HCM, ông Trần Công Bình (2014), thành viên ban chủ nhiệm câu lạc
bộ CTXH chuyên nghiệp TP.HCM nhấn mạnh: “Điều cốt yếu của người làm CTXH là phải
yêu nghề, say mê với nghề và luôn mong muốn khám phá về các vấn đề của con người và cuộc
sống. Hơn nữa, trong giai đoạn khởi đầu nghề nghiệp thì SV phải chịu được gian khổ mà thu
nhập lại không cao. Chính vì vậy, nếu không có đam mê thì rất khó làm việc”. Vì những yếu
đó, SV khi chọn ngành CTXH phải thực sự hiểu biết đủ về ngành và có tình yêu dành cho
ngành chứ không chỉ lựa chọn dựa vào yếu tố nhu cầu nhân lực hay dựa theo yêu cầu ba mẹ,
ý kiến bạn bè… Bên cạnh đó, quan sát thực tế lại cho thấy, có một bộ phận không nhỏ SV chọn
ngành CTXH như là một nguyện vọng “cứu cánh” khi kết quả kỳ thi ĐH không như kỳ vọng.
Tuy nhiên thực tế này mới chỉ là sự nhìn nhận sơ bộ về các yếu tố tác động đến việc chọn
ngành CTXH, vẫn chưa thể phản ánh đầy đủ, vì vậy cần có một nghiên cứu khảo sát để đánh
giá rõ hơn về thực trạng.
Với tất cả những lý do trên, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành
CTXH của SV một số trường ĐH tại TP.HCM” được lựa chọn để góp phần giúp các cán bộ
quản lý ngành CTXH nói chung và Khoa Tâm lý học trường ĐH Sư phạm TP.HCM nói riêng
có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng chọn ngành của SV CTXH. Từ đó tạo cơ sở để hoàn
thiện và nâng cao chất lượng trong việc truyền thông, tuyển sinh và đào tạo ngành CTXH tại
các trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng các yếu tố, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chọn
ngành CTXH của SV năm nhất một số trường ĐH tại TP.HCM trên nền tảng tự đánh giá của
SV và đề xuất kiến nghị để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
– 3 –
3. Giới hạn đề tài
Đề tài này được thực hiện trên SV hệ chính quy trường ĐH Sư phạm TP.HCM và một
số trường khác trên địa bàn TP.HCM trong phạm vi ngành CTXH. Chỉ xác định các yếu tố và
mức độ ảnh hưởng, đề xuất kiến nghị chứ không đi sâu vào thử nghiệm giải pháp can thiệp.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Quyết định chọn ngành CTXH của SV một số trường ĐH tại TP.HCM và các yếu tố ảnh
hưởng.
4.2. Khách thể
SV năm nhất ngành CTXH một số trường ĐH tại TP.HCM.
5. Giả thuyết khoa học
Quyết định chọn ngành CTXH ở một số trường ĐH tại TP.HCM của SV năm nhất bị
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố liên quan đến hoạt động hướng nghiệp; một số SV chọn ngành
CTXH vì muốn giải quyết một số vấn đề tâm lý, xã hội của bản thân, của người khác; một số
SV chọn ngành chủ yếu do yếu tố liên quan đến cách thức tuyển sinh, cách xét kết quả kì thi
ĐH, do yếu tố đặc điểm của Khoa, của nhà trường chi phối và một bộ phận SV chọn ngành
mà vẫn chưa hoặc ít hiểu rõ ngành nghề.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa một số nghiên cứu lý luận về ngành, quá trình chọn ngành, quyết định chọn
ngành, đặc điểm ngành CTXH, yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chọn ngành CTXH
Khảo sát thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quyết định chọn ngành
CTXH của SV năm nhất một số trường ĐH tại TP.HCM.
So sánh giữa các nhóm khách thể về các yếu tố tác động đến quyết định chọn ngành
CTXH.
– 4 –
Trên cơ sở đó, đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề
nghiệp cho SV ngành CTXH tại các trường ĐH.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về
các yếu tố tác động đến việc chọn trường ĐH, CĐ; yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
ngành, đặc điểm tâm lý trong hoạt động chọn nghề trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
Hệ thống hoá cơ sở lý luận cho đề tài như làm sáng tỏ các khái niệm, khái quát quá trình
ra quyết định chọn ngành và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành CTXH
của SV.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được xây dựng nhằm tìm hiểu hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn ngành CTXH của SV năm nhất một số trường ĐH tại TP.HCM. Xác định được mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố đó và mức độ hiệu quả của công tác hướng nghiệp tại phổ thông.
Trong đó cũng bao gồm xác định mức độ hiểu biết của các em về ngành CTXH mà mình đang
theo đuổi từ đó đề ra kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề CTXH cho các trường
ĐH. Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài.
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, dựa trên các câu hỏi mở điều
tra sơ bộ và các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật soạn thảo công cụ nghiên cứu. Việc xây dựng bảng
hỏi được tiến hành qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Trên những cơ sở lý luận của đề tài, tiến hành thiết kế bảng hỏi sơ khởi
gồm 5 câu hỏi (trong đó 4 câu hỏi mở) liên quan đến quyết định chọn ngành của SV năm nhất
CTXH. Sau đó, cho 30 SV năm nhất làm online để thu thập những thông tin cần thiết làm định
hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài.
– 5 –
Giai đoạn 2: Tiến hành xây dựng bảng hỏi chính thức dành cho SV năm nhất ngành
CTXH tại các trường ĐH ở TP. HCM. Dựa trên kết quả xử lý bảng hỏi mở và cơ sở lý luận
của đề tài.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được lựa chọn như một phương pháp bổ trợ minh họa cho số liệu thu
được từ phương pháp điều tra bằng bản hỏi, sử dụng để điều tra sâu một số trường hợp tiêu
biểu và thu thập thông tin một cách trực tiếp. Phỏng vấn sẽ được tiến hành trên SV năm nhất
ngành CTXH ở 3 trường: ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Mở TP. HCM, ĐH KHXH và NV TP.
HCM. Một số câu hỏi phỏng vấn được soạn sẵn để định hướng cho việc phỏng vấn và một số
câu hỏi phát sinh phụ thuộc vào câu trả lời của đối tượng được phỏng vấn, tình huống phỏng
vấn. Các buổi phỏng vấn phải được sự đồng ý cho phép của khách thể.
7.2.3. Phương pháp thống kê
Đề tài sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20 để tính tần số, tỉ lệ phần trăm, điểm trung
bình, độ lệch chuẩn và tiến hành kiểm nghiệm ANOVA, Chi- Square, … để đánh giá thực
trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành CTXH của SV năm nhất một số trường
ĐH tại TP. HCM và thực hiện các xử lý có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
– 6 –
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN
NGÀNH CTXH
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề hướng nghiệp thì rất đa dạng. Nhiều lý thuyết về
chọn nghề cũng như các test chọn nghề đã xuất hiện từ rất lâu. Đặc biệt là khi xã hội ngày
càng tiến bộ, nhiều ngành nghề mới xuất hiện thì nhu cầu đối với những nghiên cứu như thế
càng lớn. Không chỉ vậy, nhiều tác giả còn quan tâm đến xu hướng cũng như vấn đề lựa chọn
ngành nghề của HS. Đồng thời, theo thời gian, nhiều trường ĐH ngày càng phát triển và thậm
chí còn có sự cạnh tranh với nhau thì các nghiên cứu về chọn trường ĐH đã được quan tâm.
Trong phạm vi của đề tài này sẽ đề cập đến các khía cạnh chính: các nghiên cứu về vấn đề lựa
chọn ngành nghề ở HS, các nghiên cứu về các quá trình chọn trường ĐH của HS, SV và các
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của SV tại một số trường ĐH, CĐ.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Các nghiên cứu về vấn đề lựa chọn ngành nghề ở HS, SV và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chọn nghề
Khi nghiên cứu về quá trình chọn ngành, đã có sự tham gia của nhiều nhà Tâm lý học.
Đầu tiên có thể kể đến D.V. Tiedeman (1919 – 2004) là nhà Tâm lý học đầu tiên áp dụng hệ
thống nhận thức luận để hiểu về quá trình ra quyết định nghề nghiệp của thanh niên. Ông đã
khái quát được các giai đoạn cụ thể của quá trình này gồm: giai đoạn đoán trước (cá nhân thu
thập thông tin, xuất hiện các lựa chọn, gạn lọc lựa chọn và đề xuất các phương án lựa chọn
nghề nghiệp), tiếp đến là giai đoạn thực thi (cá nhân ra quyết định thực thi những phương án
chọn nghề mà bản thân đã cân nhắc, gạn lọc) (dẫn bởi Phạm Mạnh Hà, 2011). Dựa vào kết
quả nghiên cứu của D.V. Tiedeman thì Harren (1979) cũng đưa ra một mô hình quá trình quyết
định nghề nghiệp theo các giai đoạn, gồm các giai đoạn cụ thể sau: nhận thức, lập kế hoạch,
tập trung sự chú tâm và thực hiện. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra được sự ảnh hưởng của
các yếu tố cá nhân và hoàn cảnh đến tiến trình đi đến quyết định nghề nghiệp. Sau này, L.I.A.
Rubina khi nghiên cứu kế hoạch đường đời của thanh niên Liên Xô thấy rằng khi động cơ
– 7 –
chọn nghề không gắn liền với đào tạo nghề nghiệp, mà chỉ chọn thi vào cho có học ở ĐH,
thường xuất hiện ở những SV mà kế hoạch đường đời diễn ra chóng vánh, kế hoạch được sắp
đặt trước khi đi thi khoảng 1 năm hay trước khi nộp đơn thi. Thường những người này không
có định hướng xã hội rõ ràng cho tương lai, không có hứng thú nghề nghiệp ổn định. Như vậy
là các tác giả nhóm này đã mô tả quá trình thực hiện quyết định nói chung và quyết định lựa
chọn nghề nghiệp nói riêng bao gồm nhiều giai đoạn và thành phần khác nhau.
Ngoài việc nghiên cứu về quá trình ra quyết định chọn ngành thì có rất nhiều tác giả lại
quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành. F. Jonhson (1978) thì quan tâm đến
tính cách của cá nhân trong quyết định chọn ngành. Ông thấy rằng, người thu thập thông tin
hệ thống, thường tìm kiếm thông tin theo phương pháp có chủ định với một thái độ cẩn trọng
trong công việc. Người thu thập thông tin tự phát, có xu hướng phản ứng một cách tức thời
đối với bất kỳ thông tin nào họ gặp và định hướng tâm lý một cách nhanh chóng. Người xử lý
thông tin hướng nội thường có xu hướng nghĩ đến các phương án và đạt đến quyết định trước
khi bàn bạc điều đó với người khác. Còn người xử lý thông tin hướng ngoại là người có xu
hướng bàn bạc các phương án với những người khác trước khi quyết định lựa chọn. Tuy đã
chỉ ra được mối liên quan giữa kiểu tính cách và xu hướng hành vi lựa chọn nghề nhưng các
tác giả trên đây vẫn chưa chỉ ra được bản chất của mối quan hệ này. Còn ba tác giả Lent, R.
W., Brown, S. D. và Larkin, K. C. (1986) đã thực hiện đề tài “Tự tin vào năng lực bản thân
trong dự đoán kết quả học tập và lựa chọn nghề nghiệp”. Đề tài này nghiên cứu trên 105 SV
đang xem xét về lĩnh vực khoa học và công nghệ. Kết quả cho thấy tự tin vào năng lực bản
thân đóng góp vào sự khác biệt duy nhất đáng kể trong việc dự đoán kết quả học tập, tính kiên
trì cũng như là phạm vi lựa chọn nghề nghiệp. Cùng chú trọng vào yếu tố tự tin ở năng lực
bản thân, Rotberg, H. L. ,Brown, D. và Ware, W. B. (1987) cũng đã nghiên cứu đề tài “Kỳ
vọng về khả năng xây dựng sự nghiệp và nhận thức về phạm vi lựa chọn nghề nghiệp của SV
CĐ cộng đồng”. Các kết quả cho thấy niềm yêu thích nghề nghiệp và các kỳ vọng về khả năng
xây dựng sự nghiệp đã báo trước đáng kể phạm vi lựa chọn nghề nghiệp vượt lên trên và ngoài
sự ngoài đóng góp của các biến phụ thuộc khác. Tương tự, niềm yêu thích nghề nghiệp với
định hướng vai trò của giới tính đã dự đoán các kỳ vọng về khả năng của bản thân. Bên cạnh
– 8 –
đó, L.G Peretuatko (1991) lại chú ý đến xu hướng chọn nghề của HS và ảnh hưởng của môi
trường tới những quyết định lựa chọn của các em.
Sau năm 1991, bắt đầu có những nghiên cứu mang tính khái quát hơn, không chỉ chú
trọng vào việc phân tích sâu rộng một hay hai yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành
như các nghiên cứu trước đó. Tiêu biểu ở giai đoạn này phải kể đến Thomas P. Dick và Sharon
F. Rallis (1991) với đề tài “Các nhân tố và ảnh hưởng trong việc lựa chọn nghề nghiệp của
HS trung học” đã đề xuất một mô hình cho sự lựa chọn nghề nghiệp bao gồm cả những tác
động trực tiếp và gián tiếp. Cha mẹ và giáo viên được nhìn nhận là có ảnh hưởng thường xuyên
đến sự lựa chọn nghề nghiệp cho HS (cả nam lẫn nữ) có sự lựa chọn nghề về kỹ thuật và khoa
học hơn là những người không chọn nghề nghiệp như vậy. Việc trả lương là yếu tố quan trọng
hơn trong sự lựa chọn nghề nghiệp của nam giới nói chung và sự quan tâm thật sự là một yếu
tố quan trọng hơn cho phụ nữ không lựa chọn nghề nghiệp về kỹ thuật hoặc khoa học. Giáo
viên có thể đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề
nghiệp của một số nữ giới. Sự bình đẳng và khuyến khích trong việc tiếp cận toán học và khoa
học chắc chắn là một điều kiện cần thiết nhưng lại không đủ để cải thiện sự tham gia của nữ
giới trong khoa học và kỹ thuật. Tiếp theo, các tác giả Bathsheba K. Osoro, Norman E.
Amundson và William A. Borgen thì lại chú trọng đến môi trường sinh sống khi nghiên cứu
đề tài “Quyết định chọn nghề của HS trung học tại ĐH Kenya”. Kết quả cho thấy HS ở khu
vực nông thôn chịu sự ảnh hưởng từ cha mẹ và thầy cô giáo khi chọn nghề, còn HS ở thành
thị chịu sự ảnh hưởng của cha mẹ nhiều hơn là thầy cô giáo. Ngoài ra, yếu tố giới tính, khái
niệm bản thân và mô hình nghề nghiệp là những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn
nghề của HS trung học ở Kenya (dẫn bởi Ngô Minh Duy, 2011). Cả hai nghiên cứu trên đều
đã đưa ra các yếu tố cơ bản và mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc chọn ngành của HS, SV
làm nền tảng cho các đề tài nghiên cứu sau này.
Khi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề ở những ngành nghề cụ thể của
HS, SV thì phải kể đến các đề tài cụ thể dưới đây. Trước hết là Brumbaugh, Sherron M. (2004)
với đề tài “Sự lựa chọn nghề giáo viên dàn nhạc có dây của HS trung học.” Đề tài nghiên cứu
đã khảo sát trên 1863 HS lớp 11 và 12 tại phía Bắc bang Texas (Mỹ). Đề tài đã đi đến kết luận
rằng, số lượng HS nữ chọn nghề giáo viên dàn nhạc có dây nhiều hơn so với số lượng HS
– 9 –
nam. HS chọn nghề giáo viên dàn nhạc có dây là do: sở thích cá nhân, giúp ích cho xã hội, tạo
một hình mẫu tích cực về giáo viên dàn nhạc có dây cho các em nhỏ và đó là nghề truyền
thống của gia đình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS không chọn nghề giáo viên dàn nhạc
có dây là do lương quá thấp. Gregory Boland & Andrea Cilloni (2008) nghiên cứu “Những
yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành kế toán của SV ở Úc”, nghiên cứu được thực hiện
với nhóm SV quốc tế đến từ nhiều nước khác nhau và tìm hiểu sự khác biệt của các yếu tố tác
động đến việc lựa chọn ngành kế toán ở những SV có đặc điểm về khả năng sáng tạo khác
nhau. Gần đây, thì có Darren Fizer (2013) với luận văn Thạc sĩ “Các yếu tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn nghề nghiệp của SV ĐH tham gia vào ngành Nông nghiệp tại ĐH Tennessee”. Đề
tài khảo sát trên 128 nghiên cứu sinh năm nhất của ĐH Tennessee. Theo cuộc khảo sát này,
nghiên cứu sinh bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi gia đình khi chọn một trường ĐH với tỉ lệ 22%,
21% thì đã chọn “một sự nghiệp đáng khen ngợi” là yếu tố ảnh hưởng và 20% chọn “kinh
nghiệm trong FFA / 4-H” (FFA và 4-H là các câu lạc bộ nông nghiệp) là những yếu tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ. Các nghiên cứu sinh hoàn thành bảng hỏi đã có
một cách nhìn tích cực về nghề nghiệp của họ. Và họ cũng tin là có nhiều cơ hội nghề nghiệp
tuyệt vời trong ngành nông nghiệp. Như vậy, với mỗi ngành nghề, yếu tố ảnh hưởng đến việc
chọn ngành tuy có một vài điểm tương đồng nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định do đặc tính
khác nhau giữa các ngành nghề này.
Hướng nghiên cứu trên được nhiều sự quan tâm từ các tác giả khác nhau. Các tác giả đã
ghi nhận rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chọn lựa ngành nghề, từ yếu tố bên
trong cho đến các tác động bên ngoài. Có những nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích một trong
các yếu tố bên trong – tự tin vào năng lực bản thân và kết quả cho thấy đó cũng là yếu tố tác
động đáng kể đến việc chọn lựa ngành nghề. Các giai đoạn chọn ngành nghề cũng được khái
quát thông qua một vài nghiên cứu. Tuy nhiên, yếu tố như nhu cầu nhân lực của xã hội hay vị
thế của các ngành nghề chưa được quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu dưới dạng các yếu tố
tác động đến quá trình chọn ngành nghề của HS, SV.
– 10 –
1.1.1.2. Các nghiên cứu về quá trình chọn trường ĐH của HS, SV
Khi nghiên cứu quá trình chọn trường ĐH của HS, SV, Các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình lựa chọn trường ĐH cũng đã được khái quát. Có thể kể đến Kohn, Manski và Mundel
(1974) với đề tài “Một mô hình ba giai đoạn trong quá trình chọn trường” (dẫn bởi Roslyn
Louise Kelly Beswick 1989) . Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan tâm của giai đoạn đầu
là lựa chọn đi học từ trường về nhà hoặc sống trong kí túc xá. Lựa chọn này được xác định
bởi khoảng cách từ nhà đến trường, thu nhập gia đình, và các biến số khác. Giai đoạn thứ hai
liên quan đến sự lựa chọn trường ĐH “tốt nhất”, với quyết định cư trú được đưa ra ở giai đoạn
đầu tiên. Trường ĐH “tốt nhất” bị ảnh hưởng bởi các biến số sau: học phí, tiền cơm và tiền
phòng, khả năng trung bình của SV, sự rộng mở của các lĩnh vực, thu nhập mỗi SV, khả năng
kinh tế của gia đình, và khoảng cách từ trường ĐH. Giai đoạn thứ ba là lựa chọn có nên ghi
danh vào trường ĐH “tốt nhất” này hay không. Các biến số ảnh hưởng đến giai đoạn này là
được quyết định bởi cách giáo dục của phụ huynh, giới tính HS, thu nhập của gia đình, và sự
hấp dẫn của việc lựa chọn trường ĐH “tốt nhất”. Quan điểm của Kohn, Manski, và Mundel về
quá trình tuyển chọn là nghiên cứu đầu tiên tập trung vào cách tiếp cận 3 giai đoạn của quy
trình chọn trường ĐH và thường được đề cập đến trong các nghiên cứu sau này.
Các phân tích chi tiết quan trọng đầu tiên của quá trình lựa chọn trường ĐH được phát
triển bởi Lewis và Morrison (1975). Ở nghiên cứu này, các HS lớp 12 đã được phỏng vấn mỗi
tuần trong suốt năm cuối cấp ở trường trung học. Nghiên cứu đã cung cấp một danh sách 13
thành phần hoặc các giai đoạn trong quá trình lựa chọn trường ĐH. Một nghiên cứu sâu rộng
của Bowers và Pugh (1983) đã khảo sát 4000 SV ĐH Indiana và cha mẹ của họ để xác định
và xếp hạng 22 ảnh hưởng được xem xét trong quá trình lựa chọn trường ĐH. Hầu hết các
nghiên cứu trước đây chỉ lấy ý kiến của SV, nghiên cứu này có tầm quan trọng đặc biệt vì
không chỉ SV mà còn có cha mẹ họ được yêu cầu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng. Còn trong
nghiên cứu nổi tiếng của D.W. Chapman (1981) in trên Tạp chí của trường ĐH bang Ohio –
Mỹ về “Kiểu lựa chọn trường của các SV” thì cho rằng các yếu tố cố định của trường ĐH
như: vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí, học phí, môi trường ký túc xá sẽ có ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường của HS. Ngoài ra Chapman nhấn mạnh đến ảnh hưởng của sự nỗ
lực của các trường đến quyết định lựa chọn trường của HS. Yếu tố bản thân là một trong những
– 11 –
yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường của họ. Còn Roslyn Louise Kelly Beswick (1989)
với Luận án “Các yếu tố liên quan đến sự lựa chọn của SV trong quy trình lựa chọn trường
ĐH” của Khoa Giáo dục học, ĐH Lethbridge ở Alberta. Nghiên cứu được thực hiện trên SV
các trường như: ĐH Alberta, ĐH Lethbridge và CĐ Camrose Lutheran ở Alberta, miền Tây
Canada. Phát hiện chính của nghiên cứu này cho thấy cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ, có
ảnh hưởng nhất đến quá trình chọn trường của ĐH của con em mình. SV ĐH Alberta đánh giá
cao danh tiếng của trường, danh tiếng của các chương trình, các khóa học được cung cấp tại
trường, và thêm nữa, yếu tố gần nhà là những yếu tố quan trọng trong sự lựa chọn của họ. Còn
những SV theo học các trường ĐH nhỏ có xu hướng coi trọng quy mô của trường và môi
trường học tập. Các cơ sở nhỏ hơn dường như thu hút những HS mà cha mẹ họ có trình độ
học vấn thấp hơn những cha mẹ khác. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy rằng SV không tham
gia vào phân tích một cách nghiêm túc tình hình kinh tế mặc dù một số lại xem xét đến yếu tố
này khi lựa chọn một trường ĐH. Từ những nghiên cứu trên, có thể thấy đặc điểm trường học,
ý kiến cha mẹ, đặc điểm cá nhân là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH
của HS, SV.
Thời gian gần đây thì có Muhamad Abduh và Zainurin Bin Dahari (2011) với nghiên
cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của SV quốc tế đối với các trường ĐH ở
Malaysia”. Có 135 SV quốc tế đã tốt nghiệp ĐH tham gia nghiên cứu này thông qua khảo sát
trực tiếp. Nghiên cứu cho thấy “các chương trình học có sẵn” là yếu tố số một ảnh hưởng đến
sự lựa chọn của SV quốc tế để học tập sau ĐH tại các trường ĐH ở Malaysia. Có sự khác biệt
giữa SV từ các nước châu Á và phương Tây trong việc xếp hạng tầm quan trọng của những
yếu tố đó. “Giá học phí”, “cơ sở vật chất”, và “cán bộ giảng dạy xuất sắc” là các yếu tố nối
tiếp yếu tố “chương trình học có sẵn” trong bảng xếp hạng các yếu tố quan trọng. Còn Loren
Agrey and Naltan Lampadan (2014) với nghiên cứu “Các yếu tố quyết định đóng góp vào việc
lựa chọn trường ĐH của SV” đã khảo sát trên 261 người từ trung tâm Thái Lan. Nghiên cứu
này đã đưa 5 yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến quá trình quyết định tham dự vào ĐH: hệ thống
hỗ trợ về vật chất (hiệu sách, phòng tư vấn/hướng dẫn) cũng như phi vật chất (học bổng, khoản
tín dụng…); môi trường học tập (môi trường học tập hiện đại, cơ sở vật chất, danh tiếng,
khuôn viên xinh đẹp, thư viện và phòng máy vi tính) và triển vọng nghề; trang thiết bị thể
– 12 –
thao; chương trình sống tốt cho SV (các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỗ ở) và các hoạt động
ngoại khóa; cuối cùng là một môi trường an toàn và thân thiện. Ngoài ra còn có các nghiên
cứu khác như Elfrida Manoku, PhD Candidate (2015) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến
việc chọn trường ĐH của SV Albania”. Navrátilová Tereza (2013) với đề tài “Sự phân tích và
so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường ĐH”. Nghiên cứu này đã áp dụng thuyết
hành vi dự định vào trong một quá trình lựa chọn trường ĐH.
Cũng giống như hướng nghiên cứu trên, hướng nghiên cứu này cũng đã đề cập và xếp
loại các yếu tố ảnh hưởng. Với bối cảnh nhiều trường ĐH, CĐ được xây dựng và phát triển
như hiện nay, một ngành nghề có thể được đào tạo tại hàng loạt các trường khác nhau do đó
hướng nghiên cứu này sẽ giúp các nhà giáo dục có cái nhìn toàn diện hơn về nhu cầu liên quan
đến môi trường học tập của HS, SV.
1.1.1.3. Các nghiên cứu liên quan các yếu tố ảnh hưởng đền việc chọn nghề CTXH
Trong lĩnh vực CTXH, có không nhiều các nghiên cứu liên đến các yếu tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn ngành nghề này, có thể nêu một số nghiên cứu điển hình như sau:
Đầu tiên là các tác giả đến từ trường ĐH Portland, Mỹ – Helen Ellsworth, James B.
Epley, Carolyn Hanson, Robert L. Morasch, Roberta Roth, Norma Rowe, Richard H. Stowell,
Fredrick H. Swan, Joanna M. Wadsworth, và Aurita Zeigler (1968) đã nghiên cứu “Các đặc
điểm liên quan đến việc lựa chọn CTXH như một nghề nghiệp”. Trong nghiên cứu, một điểm
được lưu ý là những người chọn theo nghề CTXH thì lựa chọn khá trễ trong con đường học
vấn của họ. Rất ít người quyết định CTXH như là một nghề nghiệp trước khi vào ĐH. Các
khóa học tại trường, đội ngũ giảng viên, kinh nghiệm trực tiếp về CTXH là những ảnh hưởng
quan trọng trong việc chọn nghề CTXH. Các chương trình tuyển dụng ít có ảnh hưởng đến sự
quan tâm của họ về nghề này. Rất ít người có họ hàng thân thiết làm nhân viên CTXH.
Frieda Kepple Heim (1994) đã nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến nam giới trong
việc chọn CTXH như một nghề nghiệp”. Nghiên cứu đã thăm dò các yếu tố nào ảnh hưởng
đến lựa chọn của nam nhân viên CTXH trong việc họ chọn CTXH là một nghề chuyên nghiệp
và đưa ra một số đặc điểm vốn có cản trở họ trong ngành nghề này. Tuy nhiên, mức lương,
– 13 –
mức chênh lệch nữ – nam cao, và cái mác “khan hiếm” đối với những nhân viên CTXH là nam
giới đã được khảo sát, có vẻ như không thực sự to tát như dự kiến. Thay vào đó thì những hình
dung về ngành, vị trí của ngành CTXH so với các ngành khác và khuôn mẫu nam giới trong
xã hội Mỹ được xem như là những yếu tố trong việc cản trở những chàng trai trẻ tuổi tham
gia và ở lại lâu dài với nghề.
Các nghiên cứu trên đã khái quát được một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề
CTXH và mức độ ảnh hưởng của chúng. Có thể thấy việc chọn và ở lại lâu dài với nghề CTXH
còn nhiều yếu tố gây cản trở từ quan niệm xã hội cũng như là vị thế của ngành. Nhu cầu tuyển
dụng thời điểm bấy giờ cũng không tác động sâu rộng đến quyết định chọn nghề CTXH. Tuy
nhiên, những nghiên cứu trên đều đã ra đời từ rất lâu (trước năm 1995). Và đến thời điểm hiện
tại thì ngành CTXH đã có nhiều thay đổi về nhận định, vị trí ngành nghề, nhu cầu nhân
lực,…do đó cần có nhiều nghiên cứu mới hơn để phù hợp hơn với bối cảnh hiện nay.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên thế giới có sự phân tách rõ ràng giữa việc
hướng nghiệp, chọn ngành nghề và việc chọn trường ĐH. Thông qua quá trình nghiên cứu
trên, nhiều mô hình chọn nghề cũng như là chọn trường đã được khái quát. Nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn ngành học ở ĐH, lựa chọn môi trường học tập cũng đã được xác
định mức độ ảnh hưởng. Có thể nói, những nghiên cứu trên đã mở đường và tạo điều kiện cho
các nghiên cứu sau này của các tác giả tại Việt Nam.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến vấn đề chọn ngành nghề ở HS và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chọn nghề
Theo hướng nghiên cứu về động cơ chọn nghề đã có sự tham gia của nhiều tác giả khác
nhau. Đầu tiên là tác giả Nguyễn Ngọc Bích (1979), vơi luận án Phó Tiến sĩ “Động cơ chọn
nghề của thanh thiếu niên” đã nhận định rằng, ở thanh niên, HS động cơ chọn nghề bên trong
nổi bật hơn động cơ bên ngoài. Đối với nữ thì trước tiên là yêu cầu của nhà nước, vị trí xã hội
của nghề và thực hiện được khả năng của mình. Đối với nam thì việc thực hiện khả năng của
bản thân là động cơ đầu tiên trong chọn nghề, tiếp đến là tính chất quan trọng của nghề, hứng
– 14 –
thú với nghề. Đối với nữ thì trước tiên là yêu cầu của nhà nước, vị trí xã hội của nghề và thực
hiện được khả năng của mình. Sau đó, Nguyễn Thị Thiều Anh (1996) với đề tài “Tìm hiểu
động cơ chọn nghề của HS lớp 12 tại một số trường THPT tại nội thành TP. HCM” cho thấy,
HS chọn nghề phù hợp với sở thích, nguyện vọng, phù hợp với khả năng và hiểu biết là yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề. Gần đây, thì có Luận văn thạc sĩ Ngô Minh Duy
(2011) “Động cơ chọn nghề của HS lớp 12 một số trường ở TP. HCM” đã đi sâu vào nghiên
cứu các loại động cơ chọn nghề nghiệp khác nhau ở HS. Có 7 yếu tố thúc đẩy HS chọn nghề
và có thể chia làm 2 nhóm: động cơ cá nhân và động cơ công việc. Trong đó yếu tố sở thích
và nguyện vọng cá nhân là yếu tố thúc đẩy HS chọn nghề. Nguyễn Văn Tòng (2015) đã nghiên
cứu “Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang” với mục đích chỉ ra thực trạng những động cơ lựa chọn nghề nghiệp và mức độ biểu
hiện của những động cơ này ở HS lớp 12 trên địa bàn nghiên cứu. Đề tài tập trung vào 5 động
cơ chính: động cơ kinh tế, động cơ tự khẳng định, động cơ trách nhiệm xã hội, động cơ phát
triển năng lực, động cơ thụ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS. Với hướng nghiên
cứu động cơ chọn nghề, các động cơ cũng đã được khái quát và phân loại một cách cụ thể.
Ngoài nghiên cứu động cơ chọn nghề, có nhiều tác giả đã đi sâu và phân tích tâm lý và
các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của HS, SV. Ngô Thị Kim Ngọc (1996) với luận
văn tốt nghiệp ĐH “Tìm hiểu hiện trạng và nguyên nhân chọn nghề của HS lớp 11 và 12 nội
thành TP.HCM”, đã nghiên cứu trên 323 HS khối lớp 11, 12 tại 2 trường THPT Hùng Vương
và THPT Nguyễn Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy HS chọn nghề ở lĩnh vực kinh tế
và ngoại thương là nhiều nhất vì theo các em đây là những nghề có triển vọng tương lai. Các
em chịu ảnh hưởng lớn nhất từ những người đang hành nghề trong việc chọn nghề. Ngoài ra,
các em còn lựa chọn nghề dựa trên hứng thú và khả năng của bản thân. Kết quả nghiên cứu
không có sự khác biệt đáng kể ở nam và nữ. Cùng nhận định với Ngô Thị Kim Ngọc, Nguyễn
Hương Lan (2010) cho rằng ngành kinh tế được các em quan tâm nhiều nhất, các em hướng
tới những đặc điểm như tiền lương cao, khả năng thăng tiến trong nghề và dễ xin việc làm mà
ngành nghề mang lại. Phan Mạnh Hà (2011) với luận án Tiến sĩ “Đặc điểm tâm lý trong hoạt
động chọn nghề của HS lớp 12 THPT hiện nay” đã bổ sung thêm những yếu tố bên ngoài như
nhu cầu của thị trường lao động, giáo dục của gia đình, công tác hướng nghiệp của nhà trường,
– 15 –
mối quan hệ bạn bè đều có ảnh hưởng nhất định đến đặc điểm tâm lý của HS lớp 12 khi chọn
nghề. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không cao. Trong khi đó những yếu tố bên trong như
động cơ, định hướng giá trị của HS khi chọn nghề vẫn là nhân tố chi phối và quyết định đặc
điểm tâm lý của họ khi lựa chọn và quyết định nghề nghiệp. Từ đây, có thể thấy rằng ngoài
việc quan tâm đến các yếu tố cá nhân, các em còn dành sự quan tâm triển vọng nghề nghiệp,
cũng như cơ hội việc làm, mức lương mà nghề mang lại.
Bên cạnh yếu tố tác động đến việc chọn nghề của HS thì về phía chọn nghề của SV cũng
được nhiều tác giả quan tâm với sự đa dạng ngành nghề khác nhau. Võ Thị Hồng Trước
(1994), với đề tài “Tìm hiểu động cơ thi vào sư phạm của giáo sinh năm I, năm II tại một số
trường sư phạm trong Tp. Hồ Chí Minh” đã nghiên cứu trên mẫu 295 giáo sinh tại các trường:
ĐH Sư phạm TP. HCM, Trung học Sư Phạm TP. HCM và CĐ Sư Phạm trung ương III. Kết
quả nghiên cứu cho thấy động cơ thi vào các trường sư phạm chiếm ưu thế là động cơ bên
trong. Nguyễn Thị Lan Hương (2012) đã nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn
ngành quản trị doanh nghiệp của SV trường CĐ Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng”. Cuộc nghiên
cứu cho thấy đối với những SV đạt ở nguyện vọng 1 thì có 2 nhân tố ảnh hưởng đến động cơ
chọn ngành là cơ hội nghề nghiệp và đối tượng tham chiếu. Điều này chứng tỏ khi những đối
tượng tham chiếu có sự ảnh hưởng nhất định đến lựa chọn ngành học của SV, và nhất là khi
họ có nhiều thời gian cũng như cơ hội lựa chọn. Còn khi không đạt được nguyện vọng 1, tức
là khi SV không còn nhiều cơ hội lựa chọn thì họ ưu tiên cho cơ hội nghề nghiệp lên hàng đầu
mà ít có sự tham khảo ý kiến. Lê Thị Thanh (2013), với luận văn Thạc sĩ “Đánh giá các yếu
tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của SV hệ CĐ trường CĐ nghề Công nghiệp Hà
Nội” được tiến hành 1008 SV 3 khóa của 5 khoa: Công nghệ thông tin; Cơ khí; Kế toán; Điện;
Điện tử và Công nghệ ô tô. Nghiên cứu đã phân loại 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa
chọn ngành nghề của SV tại trường là: yếu tố con người, yếu tố xã hội, yếu tố nghề nghiệp,
yếu tố nhu cầu thị trường, yếu tố nhà trường. Kết quả khảo sát cho thấy, nhóm nhân tố ảnh
hưởng thấp nhất đến sự lựa chọn ngành nghề của SV 3 khóa là nhóm yếu tố con người (bản
thân, người thân, các mối quan hệ cộng đồng ngoài xã hội), trong đó yếu tố người thân có ảnh
hưởng thấp nhất đối với SV. Nhóm nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm yếu tố xã hội (nghề
nghiệp, nhu cầu thị trường, nhà trường) trong đó yếu tố nhà trường là yếu tố ảnh hưởng cao
– 16 –
nhất đối với các SV. Vũ Anh Tùng (2015), với luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chọn ngành học Quản trị Kinh doanh của SV trường ĐH Kinh tế – Kỹ thuật
Bình Dương”, qua nghiên cứu sơ bộ tác giả đã đề xuất mô hình lý thuyết về chọn ngành học
với 6 yếu tố tác động đến việc chọn ngành học Quản trị kinh doanh của SV trường ĐH Kinh
tế – Kỹ thuật Bình Dương bao gồm: đặc điểm cá nhân, các cá nhân có ảnh hưởng, đặc điểm
trường ĐH, đặc điểm ngành học, nỗ lực giao tiếp của khoa và trường ĐH, sự mong đợi sau
khi tốt nghiệp. Các ngành nghề được đề cập tại các nghiên cứu trên chủ yếu là nhóm ngành
kinh tế, ít có sự tham gia của các nhóm ngành xã hội. Và vì vậy việc nghiên cứu về một ngành
xã hội trong thời điểm hiện tại là điều cần thiết.
Tóm lại, tại Việt Nam các nghiên cứu có sự phân bố đa dạng từ động cơ chọn ngành,
tâm lý chọn ngành cho đến các yếu tố tác động đến việc chọn ngành. Nhìn chung, các ngành
nghề được nghiên cứu chủ yếu thiên về khối kinh tế là chính và không chỉ tập trung nghiên
cứu tại các trường ĐH ở TP. HCM mà còn phân bổ sang các tỉnh thành khác như Hà Nội, Bình
Dương, Nghệ An,… góp phần giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện. Tuy nhiên như đã
nói, các nhóm ngành về xã hội cần được quan tâm và nghiên cứu sâu rộng hơn.
1.1.2.2. Các nghiên cứu liên quan các yếu tố ảnh hưởng đền việc chọn nghề CTXH
Về ngành CTXH, Nguyễn Hữu Hùng (2015) với đề tài “Xu hướng chọn nghề của SV
ngành CTXH” đã phỏng vấn sâu 30 SV năm thứ nhất (ĐH khoá 10) chuyên ngành CTXH,
Trường ĐH Lao động – Xã hội. Từ kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy, lý do các SV đến với
ngành CTXH chủ yếu vì sở thích, mong muốn được khẳng định bản thân và giúp đỡ mọi
người. Tuy vậy, cơ sở lựa chọn nghề nghiệp của các em chủ yếu dừng lại ở sở thích nói trên
mà hầu như không tính đến năng lực nghề nghiệp của bản thân cũng như yêu cầu mang tính
đặc thù về phẩm chất của ngành CTXH. Hiểu biết của SV CTXH về ngành nghề mình đang
theo học cũng chưa thật sâu sắc, đầy đủ. Hầu như các em không kể ra được dù chỉ là tương
đối chính xác những yêu cầu, phẩm chất tâm lý mà ngành CTXH cần, không nhận thức đúng
đắn về điều kiện, phương tiện làm việc của cán bộ CTXH. Khía cạnh được các em SV nhận
thức đầy đủ nhất về ngành của mình là cơ hội việc làm khi ra trường. Điều đó cho thấy, “đầu
ra” của quá trình học tập luôn là sự quan tâm hàng đầu của các em SV.