11458_Tính dục ở giới trẻ từ 18-25 tuổi tại Hà Nội

luanvantotnghiep.com

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
———-

TRẦN VĂN TÌNH

TÍNH DỤC Ở GIỚI TRẺ TỪ 18-25 TUỔI TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội – 2019

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
———-

TRẦN VĂN TÌNH

TÍNH DỤC Ở GIỚI TRẺ TỪ 18-25 TUỔI TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Mã số: 603104401

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Lƣợt

Hà Nội – 2019

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Văn Lượt – Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn Hà Nội. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2019
Học viên

Trần Văn Tình

LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Tính dục ở giới trẻ từ 18-25 tuổi tại Hà Nội” là nội dung tôi chọn để
nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm theo học chương trình cao học
chuyên ngành Tâm lý học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Lƣợt,
người thầy hướng dẫn đã rất nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Tâm lý học, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi nhiều tri thức quý
báu trong suốt thời gian học tập, giúp tôi có nền tảng vững chắc thực hiện luận văn
tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã giúp đỡ tôi trong quá
trình hoàn thành thực hiện khảo sát. Những tâm sự và chia sẻ của họ là nguồn tư
liệu rất lớn giúp nghiên cứu đi đến được những kết quả có giá trị khoa học.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè
của tôi, những người luôn sát cánh, cổ vũ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………..
1
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………………………………
1
2. Mục đích nghiên cứu
…………………………………………………………………………………
3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………………………………..
3
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
…………………………………………………
3
5. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………………………………………..
4
6. Giả thuyết nghiên cứu
……………………………………………………………………………….
4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
…………………………………………………………………………..
4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
……………………………………………………………………
5
1.1. Sơ lƣợc về vấn đề nghiên cứu
………………………………………………………………….
5
1.1.1.Những lý thuyết nghiên cứu về tính dục
………………………………………………….
5
1.1.2.Những nghiên cứu về tình dục
……………………………………………………………..
15
1.2.Các khái niệm sử dụng trong đề tài
………………………………………………………..
21
1.2.1.Tính dục
……………………………………………………………………………………………..
21
1.2.2. Khái niệm giới trẻ
……………………………………………………………………………….
32
1.2.3. Tính dục ở giới trẻ từ 18 đến 25 tuổi.
……………………………………………………
34
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..
36
2.1. Tổ chức nghiên cứu ………………………………………………………………………………
36
2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
………………………………………….
36
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
………………………………………………………………………
38
2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu ……………………………………………………………
38
2.2.2. Phương pháp quan sát ………………………………………………………………………..
39
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn cá nhân ………………………………………………………..
40
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..
49
3.1. Những nhân tố xác định giới …………………………………………………………………
49

3.1.1. Nhân tố sinh học ………………………………………………………………………………..
49
3.1.2. Nhân tố tâm lý – xã hội
……………………………………………………………………….
54
3.2. Thực trạng quan hệ tình dục ở giới trẻ 18-25 tuổi tại Hà Nội …………………
70
3.2.1. Lứa tuổi quan hệ tình dục ở giới trẻ 18-25 tuổi tại Hà Nội …………………….
71
3.2.2. Giới trẻ tuổi từ 18-25 tại Hà Nội và vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân.
….
73
3.2.3. Giới trẻ trong độ tuổi 18-25 tại Hà Nội và vấn đề ngoại tình ………………….
77
3.2.4. Mục đích quan hệ tình dục ở giới trẻ trong độ tuổi 18-25 tại Hà Nội
………
80
3.2.5. Giới trẻ trong độ tuổi 18-25 tại Hà Nội và vấn đề lệch lạc tình dục.
………..
83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………..
89
HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
…………………………………
94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
………………………………………………………
95
PHỤ LỤC

DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT

VIẾT TẮT
CHỮ ĐẦY ĐỦ
MS
Mã số

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này với những lý do sau đây:
Thứ nhất, tính dục là một chủ đề luôn mới ở bất kì thời điểm nào, từ những nền
văn hóa cổ xưa cho đến hiện đại, đặc biệt những nghiên cứu về tình dục đã được các
triết gia tìm hiểu từ thời cổ đại Hi Lạp, cũng như những nền văn minh cổ đại khác khi
loài người mới bước chân vào trong phổ văn minh (Veronique Mottier, 2008). Tính
mới thể hiện ở tính bất định về quan niệm, trạng thái, cách biểu đạt, những lý thuyết
về tính dục, sự khác biệt giữa các thế hệ, các thời kì không gian, thời gian… Nghiên
cứu vấn đề tính dục trong giai đoạn mới nhằm tìm hiểu những thay đổi của tính dục
song song với những biến đổi nhất định về mặt sinh học, những vấn đề tâm lý, sự
thay đổi của nền văn hóa xã hội. Vấn đề tính dục luôn luôn hiện diện, cấp thiết, đòi
hỏi chúng ta phải thăm dò. Không còn thời kì chúng ta lảng tránh nó vì những quan
niệm thủ cựu, chúng ta cần đối diện trực tiếp, phân tích, thấu hiểu bởi sức ảnh hưởng
của tính dục lên các vấn đề cuộc sống là quá lớn và quan trọng.
Thứ hai, nghiên cứu sự ảnh hưởng của tính dục đến các cặp đôi trẻ, chúng ta sẽ
tìm câu trả lời cho các vấn đề liên quan đến tính dục. Trong những công việc liên
quan đến lĩnh vực tâm lý học, các tổ chức, bối cảnh trị liệu, những nhà chuyên môn
đối mặt với nhiều vấn đề của người trẻ, trong đó vấn đề về giới và đời sống tình dục
luôn hiện diện rõ rệt và đang gây ra những khó khăn nhất định để giải quyết đối với
các nhà chuyên môn. Tìm hiểu tính dục của giới trẻ sẽ là một nguồn tài liệu quan
trọng để hiểu giới trẻ trong độ tuổi 18-25 tuổi hơn, qua đó giải quyết những nan đề
đang gây nhức nhối cho giới trẻ hiện nay.
Thứ ba, rất nhiều người trẻ băn khoăn về bản dạng giới của mình, họ khó khăn
trong việc xác định giới, cần một nghiên cứu để tìm hiểu giới trẻ xác định giới của
mình qua những chỉ bào nào. Giới là một phần của tính dục và việc chúng ta xác
định giới bản thân như thế nào cũng không nằm ngoại lệ. Xã hội hiện đại xuất hiện
rất nhiều trào lưu mới liên quan đến giới, rất nhiều người công khai rằng mình có một
bản dạng giới khác ngoài hai giới phổ biến mà chúng ta quan niệm. Thế hệ cũ rất khó
2

chấp nhận những điểm nhìn về giới này và họ cần những nghiên cứu để chỉ ra một
cách khoa học rằng có những chiều kích khác. Những nhận định về giới của giới trẻ
có thể dựa trên những chứng lý khoa học hay chỉ là một trào lưu của giới trẻ trong
giai đoạn hiện nay? Giới trẻ dựa vào đâu để xác định giới của mình? Đây là những
câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu nhằm xác định tính đúng đắn của xu hướng
giới trẻ. Một phần những quan niệm mới này có phải mang tính chất bệnh lý theo
như những tiêu chuẩn chẩn đoán cũ.
Thứ tư, có rất nhiều vấn đề tình dục được đặt ra trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Các gia đình, tổ chức xã hội, những người làm chuyên môn đều có những lo lắng,
băn khoăn nhất định về những quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên, ở giới trẻ,
thực trạng quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục trước hôn nhân và vấn đề ngoại
tình. Những điều trên vẫn tiếp tục gây tranh cãi. Quan hệ tình dục ở giới trẻ 18-25 có
thể kéo theo các vấn đề về sức khỏe, có nguy cơ mắc phải những bệnh truyền
nhiễm trong những quan hệ tình dục không an toàn. Quan hệ tình dục không sử
dụng biện pháp tránh thai có thể đưa đến có thai ngoài ý muốn, ảnh hưởng không
tốt tới đời sống giới trẻ và toàn xã hội, nạn phá thai ngày càng gia tăng. Vì thế,
tìm hiểu đời sống tình dục của giới trẻ hiện nay là một điều hết sức cấp bách cho
những nhà nghiên cứu.
Tựu chung lại, nghiên cứu về tính dục là một thách thức không nhỏ đối với các
nhà nghiên cứu ở bất kì thời đại nào bởi tính rộng rãi của vấn đề và sự biến thiên của
nó trong mỗi nền văn hóa là khác nhau. Tại nước ngoài đã có khá nhiều các nghiên
cứu về tính dục một cách quy mô và sâu sắc, tuy nhiên tại Việt Nam chưa đề cập tới
được nhiều, chủ yếu mới xuất hiện các nghiên cứu tập trung vào khía cạnh tình dục.
Một nền văn hóa phát triển được thể hiện phần nào qua mức độ đề cao cái tôi
và hướng đến sự thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân. Nghiên cứu về tính dục tại Việt
Nam trong thời điểm hiện tại không dễ nhưng sẽ là một nghiên cứu hữu ích để thông
qua đó chúng ta có góc nhìn mới hơn không chỉ về đời sống tính dục mà còn thể hiện
phần nào các nhu cầu thỏa mãn cá nhân trong sự phát triển của xã hội, của nền văn
hóa Việt Nam.
3

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận thực trạng đời sống tính dục ở giới trẻ trong độ tuổi 18-25
tuổi trên địa bàn Hà Nội hiện nay nhằm chỉ ra những vấn đề liên quan đến những đặc
điểm nhận dạng về giới, những chỉ báo xác định giới, đồng thời tìm hiểu một cách
khái quát về thực trạng đời sống tình dục của giới trẻ trong độ tuổi 18-25 tuổi trên địa
bàn Hà Nội với mục đích xây dựng một tiền đề lý luận giúp ích cho những người làm
việc trong lĩnh vực tâm lý học tìm hiểu đời sống tình dục của giới trẻ à có những giải
pháp thiết thực để giải quyết những vấn đề giới và tình dục hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về tính dục: nguồn gốc, các yếu tố ảnh
hưởng, biểu hiện, hệ quả, cách ứng phó.
– Khảo sát về tính dục, nghiên cứu được chia thành ba mảng lớn: các đặc điểm
nhận dạng giới, các chỉ bảo liên quan đến xác định giới, và thực trạng quan hệ tình
dục của giới trẻ từ 18-25 tuổi tại Hà Nội.
– Đưa ra một số giải pháp nhằm lý giải những vấn đề về giới hiện nay.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tính dục ở giới trẻ trong độ tuổi 18-25 tuổi tại Hà Nội
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể là 30 người ở Hà Nội trong độ tuổi 18-25 tuổi tại Hà Nội được lựa
chọn thuận lợi cho nghiên cứu.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu tiếp cận những người trẻ trong độ tuổi từ 18-25 tuổi trên
địa bàn Hà Nội. Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều những thành phần dân cư trong địa
bàn cả nước nên không quá khó trong việc tiếp cận những khách thể nghiên cứu này.
4

4.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện nghiên cứu bắt đầu từ 1/5/2018 đến ngày 1/10/2019. Các
số liệu được sử dụng trong đề tài được tổng hợp trong phạm vi thời gian từ ngày
23/10/2018 đến ngày 5/9/2019.
5. Câu hỏi nghiên cứu
– Giới trẻ xác định giới của mình qua những chỉ báo nào?
– Thực trạng đời sống tình dục ở giới trẻ hiện nay diễn ra như thế nào?
6. Giả thuyết nghiên cứu
– Giới trẻ trong độ tuổi 18-25 tại Hà Nội chủ yếu xác định giới của mình qua ba
nhân tố: sinh học, tâm lý, văn hóa xã hội, trong đó sinh học là nhân tố quan trọng
nhất giúp giới trẻ xác định giới của mình.
– Độ tuổi quan hệ tình dục của giới trẻ trong từ 18-25 tuổi khá sớm, phần lớn
giới trẻ có quan hệ tình dục trước hôn nhân và đồng thuận quan hệ tình dục trước hôn
nhân, phần đông khách thể giới trẻ trong nghiên cứu phản đối quan hệ tình dục ngoài
hôn nhân, mục đích chính yếu của giới trẻ trong nhóm khách thể nghiên cứu là duy
trì mối quan hệ tình yêu, hôn nhân.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài:
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp phỏng vấn cá nhân

5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Sơ lƣợc về vấn đề nghiên cứu
Tính dục (Sexuality) _ một đối tượng nghiên cứu vừa mang tính mới và tính cũ.
Tính dục tồn tại và có vai trò tiềm tàng trong mọi hoạt động sống của con người
nhưng vẫn mang nhiều ẩn số, khó thăm dò và nghiên cứu. Trong lịch sử nghiên cứu
Tâm Lý trong nước, các nghiên cứu về tính dục chưa có nhiều, tuy nhiên, có rất
nhiều những nghiên cứu về tính dục đã được các tác giả nước ngoài thực hiện và đã
đạt được những thành tựu quan trọng. Bất cứ nghiên cứu nào về tính dục hoặc có liên
quan tới tính dục đều không thể phủ nhận được vai trò tối thượng của nó đối với tâm
sinh lý con người. Dưới đây là sơ lược về các lý thuyết cùng một số kết quả nghiên
cứu về tính dục và các lĩnh vực liên quan tới tính dục trong và ngoài nước. Những
tiền đề này sẽ trở thành cơ sở lý luận cũng như gợi mở cho nghiên cứu tiếp theo của
tôi thuận lợi và đúng hướng.
1.1.1.
Những lý thuyết nghiên cứu về tính dục
Những nghiên cứu về tính dục đa phần tập trung nghiên cứu về những khía
cạnh liên quan đến tính dục về các mặt về gen, xác định nhân dạng giới, những vấn đề liên
quan đến nghiên cứu tình dục, cấu trúc về tình dục. Các tác giả trên thế giới đã đặt rất
nhiều nghi vấn liên quan về tính dục và phân tách, chỉ mục những thành tố liên quan đến
tính dục. Chúng ta sẽ điểm qua những nghiên cứu về tính dục ở các tác giả nước ngoài.
Tôn giáo
Trải qua hàng trăm năm chiều dài lịch sử, ít nhất cho đến khoảng 100 năm
trước, tôn giáo cung cấp cho chúng ta phần lớn những thông tin về tính dục. Hi Lạp
cổ đại mở ra những nghiên cứu cả về tính dục dị giới và tính dục đồng giới trong xã
hội của họ và giải thích sự tồn tại của cả hai trong trong những thần thoại trong đó
nguồn gốc loài người là những sinh vật có gấp đôi số lượng chân tay bình thường và
các cơ quan, một số mang nam tính với gấp đôi bộ phận cơ thể , một số là nữ tính với
cơ thể gấp đôi những bộ phận bình thường và một vài cơ thể là sự kết hợp giữa nửa
cơ thể nam giới và nửa cơ thể nữ giới. Các vị thần, sợ hãi những sức mạnh của những
tạo vật được sáng tạo, đã chia họ ra làm đôi và vĩnh viễn sau đó mỗi sinh vật sẽ đi tìm
6

một nửa của chính mình. Tính dục dị giới được coi như là sự phân tách của một cơ
thể gồm một nửa cơ thể nam giới và một nửa là nữ; nam đồng giới được xem như
tách từ một cơ thể có gấp đôi bộ phận của nam giới và đồng giới nữ là sự phân chia
của một cơ thể có gấp đôi bộ phận của nữ giới. Đó là cách hiểu của người Hi Lạp cổ
đại thông quan thần thoại để giải thích về tính dục.
Những thế kỉ XV, người Thiên Chúa giáo tin rằng những “giấc mơ ướt”
(thường xảy ra vào ban đêm) là kết quả của việc giao cấu với những sinh vật tâm linh
nhỏ bé được gọi là incubi và succubi, một khái niệm được đưa ra viết trên một tấm da
bò và một cuốn sách kèm theo, những Malleus Maleficarum, những người có những
giấc mơ ướt bị xem như những người tội lỗi, họ bị coi như thói thích giao hợp với
động vật bị mê hoặc bởi những bủa phép phù thủy.
Trải qua hàng thế kỉ, những người Hồi giáo tin rằng quan hệ tình dục là một
khoái cảm lành mạnh nhất, chiếu theo những lời của đại tiên tri Muhammad. Tuy
nhiên, phương thức hành luật kinh Koran có khác biệt lớn giữa các quốc gia
(Boonstra, 2001; Ilkkaracan, 2001).
Người ở những tôn giáo khác nhau có quan niệm về tính dục khác nhau,
những tôn giáo thường có những ảnh hưởng sâu rộng lên đời sống của những tín
đồ về nhiều chiều kích.
Khoa học
Đó là những nghiên cứu chống lại những quan điểm nền tảng của các tôn giáo
trong vấn đề về tính dục, những nghiên cứu khoa học về tính dục bắt đầu từ thế kỉ
XIX, tuy nhiên, những khái niệm của tôn giáo vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến chúng ta.
Ngoài ra, nền tảng những hiểu biết về các khía cạnh sinh học của tính dục đã từng
được đặt ra qua nghiên cứu của những bác sĩ và nhà sinh học. Nhà khoa học người
Hà Lan Anton van Leeuwenhoek (1632-1723) đã phát hiện ra tinh trùng bơi trong
tinh dịch người. Năm 1875, Oskar Hertwig (1849-1922), đã lần đầu tiên quan sát sự
thụ tinh của trứng giữa một biển tinh trùng, mặc dù tế bào trứng đã thụ thai không
thực sự được quan sát trực tiếp cho đến thế kỉ XX.
7

Một tiến bộ lớn trong khoa học trong việc hiểu các khía cạnh tâm lý của tính
dục người đến từ một bác sĩ ở Vienese Sigmund Freud (1856-1939), người sáng lập
bệnh học tâm thần và phân tâm học. Ông có những ý tưởng phân tích các khía cạnh
tính dục người. Những quan điểm của Freud được trình bày trong những cuốn sách
nổi tiếng của ông Studies in Hysteria, The Psychopathology of everyday life, Three
essay on sexuality.
Theo quan điểm của Freud, tính dục liên quan không chỉ tới những vùng cơ
quan tình dục mà còn liên quan nhiều đến những cảm giác nói chung. Cảm giác khoái
cảm tình dục có thể đến từ những kích thích ở những phần khác nhau trên cơ thể, ông
goi đó là những vùng kích dục, những vùng này bao gồm miệng, hậu môn, cũng như
cơ quan sinh dục, đó được gọi là những vùng sơ cấp. Freud cũng giả định những
vùng thứ cấp thông qua những trải nghiệm cá nhân liên kết với những kích thích
mang lại khoái cảm khi chúng được kích thích.
Freud là người tiên phong trong những nghiên cứu về trẻ nhỏ và những ham
thích, thất vọng của trẻ nhỏ có liên kết cấu thành nhân cách của chúng ta. Những lý
thuyết gây tranh cãi của ông dựa trên thực hành lâm sàng. Và những bất đồng từ lý
thuyết này cũng như những bào chữa đa dạng đã xuất hiện. Tâm điểm lý thuyết của
Freud là khái niệm về thuyết tiền định. Điều này được hiểu là hầu hết tư duy của
người trưởng thành, cảm giác và hành vi đã được định hình từ thời điểm khoảng 6
tuổi và sau đó là khoảng thời gian nhân cách chúng ta được hoàn thiện, hầu như ít
thay đổi. Có rất ít lý thuyết đương đại ủng hộ ý tưởng này dù ý nghĩa quan trọng của
nó trong lịch sử. Theo lý thuyết của Freud, tính dục người lớn có nguồn gốc từ những
trải nghiệm của trẻ nhỏ về cảm giác khoái cảm, sự đau và sự điều khiển liên cá nhân.
Những niềm tin của Freud quá lạ thường trong thời kì của ông và thường bị chỉ trích
rất gay gắt. Trong hội nghị tâm thần học Hamburg diễn ra năm 1910, một số người
đã đứng lên và phê bình lý thuyết của Freud, và người chủ tọa cuộc họp, William
Waygandt, “dừng ông ta lại, đó không phải là chủ đề cho hội thảo khoa học, đó là
vấn đề của cảnh sát” (Trích bởi Lewinhson 1958). Gần như trong suốt cuộc đời mình,
8

Freud bị phê phán về những lý thuyết về sự phát triển và những biểu hiện động cơ
nhục dục và những hành vi.
Chúng ta sẽ đi đến thuật ngữ libido của Freud, nó là một nguồn động cơ cơ bản
trong mỗi cá nhân và bộc lộ mình qua tình dục và sự gây hấn. Freud tin rằng, libido
hoạt động trên nguyên lý khoái lạc, dục vọng tìm kiếm khoái cảm (hầu hết là khoái
cảm cơ thể) và chối bỏ sự khó chịu. Hơn nữa, nguyên lý khoái lạc không chấp nhận
sự trì hoãn thỏa mãn, nếu nó có thể nói, nó sẽ nói: “Tôi muốn những gì tôi muốn khi
tôi muốn nó”. Nguyên lý khoái lạc không kiên nhẫn cũng không thấy trước. Một tính
cách “trưởng thành” hơn của nhân cách được gọi là nguyên lý thực tế. Nguyên lý
thực tế là nguyên lý “thương lượng” nhằm tìm kiếm khoái lạc để hành động bên
trong luật, đạo đức, tiêu chuẩn của xã hội nói chung. Nền tảng cách tiếp cận của
Freud với tính dục là sự xung đột không ngừng giữa hai “tiếng vọng” bên trong.
Hệ thống lý thuyết của Freud, được gọi là Phân tâm học, bao gồm một lý thuyết
về nhân cách, một lý thuyết về sự sinh trưởng và phát triển của con người và một liệu
pháp tâm lý. Cách tiếp cận phân tâm nghiên cứu sự phát triển cảm xúc, những ảnh
hưởng của nó lên những xúc cảm và thói quen của người trưởng thành. Freud tin rằng
hầu hết những khía cạnh tính dục người trưởng thành đều có gốc rễ từ thời ấu thơ của
con người. Vì thế để hiểu những khó khăn tình dục nơi người trưởng thành cần phải
tiến hành thông qua liệu pháp để khám phá những sự kiện tiểu sử cá nhân là căn
nguyên gây ra vấn đề. Trong điểm nhìn của Freud, vấn đề không thể được giúp đỡ
cho đên khi khám phá ý nghĩa những sự kiện trong quá khứ của cá nhân. Dù nó đã
từng là một điểm nhìn phổ biến, tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu tình dục và những
nhà liệu pháp không còn chấp nhận quan điểm tiền định chặt chẽ của Freud.
Trong phần lớn cuộc đời nghiên cứu của mình, Freud làm việc với khoảng 130
bệnh nhân được biết đến. Mặc dù có những lý thuyết về sự phát triển của trẻ nhỏ,
Freud cũng có ít những trường hợp phân tích trẻ nhỏ, tuy nhiên, Freud dựa vào rất
nhiều những nghiên cứu về mặt y học, sinh học, triết học, thần thoại, tôn giáo, những
nghiên cứu lịch sử, văn học… để hình thành nên lý thuyết của mình. Ông là một
người tiên phong trong nỗ lực hiểu sức mạnh của vô thức đối với phần lớn cảm xúc
9

và hành vi của người lớn. Ông không tiến hành nhưng những thực nghiệm có kiểm
soát, dù có vẻ ông không hướng sự chú ý của mình như một nhà tâm thần học. Hơn
thế nữa, ông không chấp nhận tính chuẩn mực của tính dục nữ hay đồng tính. Dù
những quan điểm của Freud đã có từ rất lâu, những tác phẩm của ông vẫn tiếp tuc
ảnh hưởng đến các thế hệ sau này khi bàn về các lý thuyết về tính dục. Xa hơn nữa,
lý thuyết của Freud còn có ảnh hưởng liên ngành trên rất nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhau, kể cả công nghệ trí tuệ nhân tạo trong thời điểm hiện tại.
Điều quan trọng là nhận thức bối cảnh văn hóa nơi mà Freud và những người
nghiên cứu tính dục ban đầu khảo sát và viết bài. Họ bắt đầu những nghiên cứu của
họ vào thời kì Victoria, cuối những năm 1800, cả tại Mỹ và Châu Âu. Những tiêu
chuẩn về tính dục là rất khắt khe và nặng nề. Nhà sử học Peter Gay đã mô tả những
nét khắt khe của những tiêu chuẩn của thời kì Victoria như: “Một thế giới xảo quyệt
và giả dối, những người chồng thỏa mãn nhục dục của mình bằng việc giữ các tình
nhân, thường xuyên qua lại với gái điếm, gạ gẫm trẻ con. Trong khi đó những người
vợ của họ rụt rè, đầy sự tôn trọng, vâng lời, thụ động trong tình dục và dành hết tình
cảm của họ trong việc nội trợ, chăm sóc gia đình.
Những dấu viết nhất định của những quan điểm thời kì Victoria vẫn còn duy trì
ở thời đại chúng ta ngày hôm nay. Những hành vi tình dục trên thực tế của thời kì
Victoria đôi khi mang tính bạo lực trong tiêu chuẩn xã hội. Trong lịch sử tính dục
thời kì Victoria, những bài viết của Peter Gay (trích dẫn trong cuốn Freud for
historians, 1986) về câu chuyện của Mabel Loomis Todd, người đã lập gia đình, có
quan hệ tình cảm với Austin Dickinson, một người lãnh đạo tại Amherst,
Massachusetts. Nhiều người đều biết đến mối quan hệ bí mật này và vì thế cô Loomis
không tránh khỏi việc bị ruồng bỏ (Gay, 1984). Chắc hẳn, những đối nghịch lớn giữa
tiêu chuẩn tình dục thời Victoria và những hành vi thực tế đã tạo ra rất nhiều căng
thẳng của các cá nhân. Tình trạng căng thẳng này là lý do nhiều người đến văn phòng
của bác sĩ Freud, cung cấp những dữ liệu cho lý thuyết của Freud, lý thuyết về tình
trạng căng thẳng tình dục và những xung đột.
10

Một nhân vật có những đóng góp lớn-mặc dù ông không được biết đến nhiều,
những đóng góp ban đầu cho khoa học nghiên cứu tình dục là Henry Havelock Ellis
(1895-1939), một bác sĩ Anh quốc. Ông đã biên soạn rất nhiều những thông tin về
tính dục bao gồm y học, nhân chủng học cũng như các trường hợp lịch sử. Tất cả đều
được ấn hành tập tuyển với nhan đề Study in the psychology of sex bắt đầu từ năm
1896. Havelock Ellis là một học giả khách quan và có tinh thần tiếp thu, đặc biệt
trong thời kì của ông. Ông tin rằng, phụ nữ, cũng như đàn ông là những sinh vật tình
dục. Một cá nhân cải cách lý thuyết tình dục, ông tin rằng những chệch hướng tình
dục so với chuẩn thường không gây hại, ông đề xuất xã hội nên chấp nhận chúng.
Mong muốn của ông là tuyển chọn những thông tin về tính dục hơn là lên án chúng.
Ông có thể được coi là người tiên phong trong những nghiên cứu tính dục hiện đại.
Những nhân vật nổi bật khác trong lĩnh vực nghiên cứu tính dục có thể kể kể
đến bác sĩ tâm thần Rirchac von Crafft-Ebing (1840-1902), ông đặc biệt quan tâm
đến tính dục bệnh lý. Ông chịu trách nhiệm thu thập hơn 200 trường hợp lịch sửcủa
các cá nhân bệnh lý, những trường hợp này xuất hiện trong cuốn sách của ông có tựa
đề Psychopathia Sexualis. Tác phẩm của ông không mang tính khách quan cũng
không mang tính mở, tuy nhiên, nó có những tác động lâu dài. Ông là người đã đặt ra
những khái niệm về khổ dâm, ác dâm, ấu dâm, tính dục đồng giới và tính dục dị giới,
chúng được dịch sang tiếng Anh trong những năm 1892 (Oosterhus,2000). Một trong
những trường hợp lịch sử của ông được viết trong chương “Sự biến đổi hành vi tình dục”.
Một trong những đóng góp ban đầu về kiến thức khoa học tính dục với những
đề cập đa dạng là của một người Đức Magnus Hirschfeld (1868-1935). Ông đã thiết
lập tổ chức nghiên cứu tình dục đầu tiên và đã tiến hành một khảo sát về tình dục trên
quy mô lớn, dữ liệu thu thập được từ 10 000 người trên 130 câu hỏi (Thật không
may, hầu hết những thông tin ông thu thập được đều bị hủy bởi nạn Phát Xít).
Hirschfeld cũng thiết lập một tạp chí dành riêng cho những nghiên cứu về tình dục,
thành lập một dịch vụ tư vấn hôn nhân, những công trình giúp sửa đổi luật pháp và
những đề xuất trong phương pháp tránh thai và vấn đề tình dục, đặc biệt là vấn đề
tình dục đồng giới. Không thể nghi ngờ rằng những nghiên cứu tiên phong của ông
11

lấy kết quả từ sự thực rằng bản thân ông là một người đồng giới và là người có xu thế
mặc trang phục của nữ giới, ông là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ loạn dục cải trang.
Những đóng góp tiên phong trong nghiên cứu tình dục của ông là không thể phủ
nhận (Bullough, 1994 ).
Trong thế kỉ XX, những bước đột phá trong khoa học nghiên cứu tính dục
người với những nghiên cứu lớn về hành vi tình dục người được tiến hành bởi Alfred
Kinsey và các đồng sự vào những năm 1940 tại Mỹ.
Kinsey khởi đầu những nghiên cứu về tính dục của mình bằng việc phỏng vấn
những sinh viên về những trải nghiệm tình dục của họ; những cuộc phỏng vấn được
bảo mật và không công khai danh tính của sinh viên. Những nghiên cứu của ông
ngày càng trở nên phổ biến hơn, với hơn 400 sinh viên tại mỗi thời điểm nghiên cứu
(Halberstam, 1993). Ngay khi ông đi khảo sát vào những ngày cuối tuần để tìm kiếm
nhiều khách thể hơn để phỏng vấn, ông đã bận tâm về những phân loại và những dữ
liệu phân tích. Năm 1940, hiệu trưởng đại học Indiana, Hermal Wells, mời Kinsey
đến văn phòng của mình, ông đã phàn nàn về tiến trình nghiên cứu tính dục và hôn
nhân của Kinsey. Trường đại học đã cảm thấy sức nóng của những quan điểm nơi
cộng đồng về sự không phù hợp của chủ đề này. Điều này mang đến cho Kinsey chỉ
một lựa chọn: ông dừng tiến trình nghiên cứu này hoặc từ bỏ sự nghiệpnghiên cứu
của mình, nhưng ông không thể tiếp tục làm cả hai. Ông từ bỏ nghiên cứu đang tiến
hành và dành thời gian của mình để nghiên cứu về tính dục người (Halberstam,
1993). Bắt đầu từ năm đó, ông nhận được những hỗ trợ tài chính từ National
Research Council, Rockefeller Foundation và của trường đại học. Ở một quốc gia
còn chịu ảnh hưởng của truyền thống Thanh giáo, Alfred Kinsey đã thành công trong
việc tiến hành những nghiên cứu tình dục hợp pháp và được tôn trọng.
Ngay từ lúc bắt đầu, Kinsey đã gặp khó khăn lớn bởi khoảng cách giữa đạo đức
cộng đồng và hành vi cá nhân. Sự nhận biết này đang gây những trở ngại rất lớn.
Cuốn sách đầu hiên Sexual behavior in the human male, ấn bản năm 1948. Nó dựa
trên 5300 trường hợp được lựa chọn bởi Kinsey và các đồng sự, những nhà tâm lý
học thuộc đại học Wardell Pomeroy và nhà thống kê C.E. Martin. Cuốn sáchcó độ
12

dài trên 800 trang, viết dành cho giới khoa học gia. Những điều được viết trong cuốn
sách đã gây ra những ngạc nhiên cho giới học giả uyên thâm. Kinsey ghi chú rằng,
sấp xỉ 95% nam giới ở quốc gia này đã có quan hệ tình dục ở tuổi 15, “trung bình”
một người đàn ông chưa lập gia đình trải qua 3-4 lần đạt khoái cảm mỗi tuần.
Khoảng 70% số nghiệm thể trong nghiên cứu trả lời rằng họ đã quan hệ với gái mại
dâm ở tuổi 35, khoảng 35% số người nói rằng họ đã có những trải nghiệm tình dục
đồng giới ở độ tuổi 21. Và khoảng một nửa số nam giới đã lập gia đình tiết lộ rằng họ
đã có những quan hệ ngoài hôn nhân ở độ tuổi 40 (trích bới Francoeur, 1991). Cuốn
sách đã đứng đầu trong danh sách bestseller và đã bán được 275000 bản vào năm
1954. Hầu hết mọi người có quan tâm đến kiến thức đều biết cuốn sách này và biết
rằng nó đang nói về điều gì. Công trình của Kinsey vừa được ủng hộ, vừa bị chỉ trích.
Một số ý kiến phản đối đến từ những người có quyền lực, thành phần bảo thủ của xã
hội Mỹ. Và lập tức, tổ chức Rocketfeller do dự trong việc tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu.
Kinsey cảm thấy bị tổn thương bởi những chỉ trích này nhưng ông vẫn tiếp tục công
việc và những quan điểm khách quan của mình. Hiệu trưởng đại học Wells yêu cầu
Kinsey ngừng việc xuất bản sách vì trong một cuộc họp, ông lo sợ nhà nước sẽ giảm
cấp độ trường đại học (Tài liệu tham khảo từ Understanding Sexuality của Janet
Sibley Hyde và John D. Delamater, 2017).
Năm 1953, Kinsey và các đồng nghiệp đã gắng sức để chuẩn bị cho những chỉ
trích gay gắt nhất. Khi Seuxual behavior in the human female đươc ấn bản, nó đã gây
ra những phản ánh mạnh mẽ. Cuốn sách đã bán hơn 250 000 bản và những lời bình
luận nhận xét luôn luôn được tổng hợp lại. Tổ chức Rockefeller Foudation đã rút tài
trợ tài chính năm 1953.
Nghiên cứu của Kinsey đã chỉ ra một phổ rộng những ham muốn tính dục và
hành vi trong một số nhân tố: tần xuất đạt khoái cảm, hành vi tình dục được yêu thích
hơn, khoảng thời gian quan hệ tình dục, số cặp đôi tình dục, tần suất quan hệ tình dục
trong hôn nhân theo thời gian đời sống hôn nhân có sự biến đổi rất lớn. Tác giả nhận
thấy rằng mức độ giáo dục cao có tương quan tới thái độ mở về những hành vi tình
dục. Xa hơn nữa, Kinsey chỉ ra rằng nhiều người đã có quan hệ tình dục với những
13

người giác trong giới tính của họ (50% ở nam và 28% ở nữ trong số nghiệm thể).
Thủ dâm không phải là nguyên nhân gây ra các vấn đề tâm lý nhưng nó đã thực
sự giúp nhiều người học hỏi vể những phản ứng tình dục của họ. Tình dục ngoài
hôn nhân phổ biến ở cả nữ và nam hơn những điều được xã hội biết đến.Thuận
lợi trong quan hệ tình dục là một nhân tố quan trọng để xây dựng và duy trì một
đời sống hôn nhân bền vững.
Mặc dù những điều trong nghiên cứu trên là hiển nhiên đối với xã hội ngày nay.
Ở những năm cuối 1940, đầu 1950, nhiều người nghĩ rằng Kinsey đã đụng chạm tới
những vấn đề cá nhân và tiến hành nghiên cứu nó một cách lạnh lùng, khảo sát khách
quan. Công trình của ông bị phê bình là quá tập trung vào những hành vi có thể đo
lường trong khi bỏ qua những miền tâm lý. Những mẫu nghiên cứu của Kinsey đã có
sẵn những thành kiến. Hầu như tất cả những chủng tộc thiểu số đều bị loại trừ. Và
một tỉ lệ không cân xứng lớn là những người có mức độ giáo dục cao. Sự lão hóa,
những người già và những vùng nông thôn cũng không được mô tả hợp lý.
Cùng với các giáo sư, những nghiên cứu của Johnson về lệch lạc tình dục phản
ứng sinh lý của các hành vi tình dục. Cùng thời gian này, những nghiên cứu của
Kinsey đang được thực hiện, một số nhà nhân chủng học, nổi bật nhất là Margaret
Mead và Bronislaw Malinowski đang bắt đầu thu thập những dữ liệu về hành vi tình
dục trong các nền văn hóa khác nhau. Đằng khác, những nghiên cứu nhỏ hơn cũng
cung cấp những thông tin quan trọng. Những năm 1990, chúng ta có hàng loạt những
nghiên cứu về tính dục, bao gồm những khảo sát lớn mang tính quốc gia (Laumann
và các đồng sự, 1994), những nghiên cứu riêng biệt về lệch lạc tình dục, xu hướng
tình dục và những thăm dò về tiến trình sinh học trong những phản ứng tình dục (Dẫn
theo Jeffrey Wreeks, Sexuality, 2010).
Những nghiên cứu khoa học về tính dục không diễn ra trong trạng thái phân kì,
nó là sự thống nhất các nguyên tắc học thuật về sinh học hay tâm lý, xã hội. Hơn nữa,
nó hướng tới sự liên kết, với sự tham gia nỗ lực của nhà sinh học, tâm lý học, xã hội
học, nhân chủng học và y học… Những cách tiếp cận này giúp chúng ta có một cái
nhìn rộng lớn hơn trong việc hiểu tính dục người với tất cả sự phức tạp của nó.
14

Những nghiên cứu gần đây
Leonore Tiefer (2000) nghiên cứu mô hình của tính dục đã chỉ ra tính dục tồn
tại trong tất cả các cá nhân, là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các kinh nghiệm đời
sống cá nhân và sự phát triển của các cá nhân. Tính dục là một nhân tố cấu thành
quan trọng trong sự trưởng thành của con người và sức khỏe cá nhân, là ranh giới
biểu hiện giữa tình trạng bình thường và không bình thường hay những biểu hiện
bệnh lý. Nghiên cứu chỉ ra rằng những nền văn hóa khác nhau sẽ có những cách biểu
hiện tính dục khác nhau. Nghiên cứu của Leonore Tiefer tổng hợp những nghiên cứu
trước đó và những lý thuyết nghiên cứu về tính dục, tác giả kết luật rằng: tính dục là
chủ đề phổ quát của đời sống cá nhân và văn hóa, nó tạo hiệu ứng cảm nhận khi bàn
về vấn đề những thuật ngữ bình thường và không bình thường giống như cơ thể được
hiểu một cách tối ưu nhất qua những hiện tượng hành vi, kinh nghiệm và được nhận
dạng dựa trên cơ thể, những nhân tố sinh học được chọn lọc trong quá trình tiến hóa
xác định tính dục. Những kinh nghiệm của nam và nữ có một và điểm tương đồng và
cũng có những khác biệt liên quan đến vấn đề tính dục (Leonore Tiefer, 2000, dẫn
theo Understanding Sexuality của Janet Sibley Hyde và John D. Delamater, 2017).
Nghiên cứu về cấu trúc tính dục của Kieringer (1988) và nhóm nghiên cứu
Henriques, Holloway, Urwin, Venn & Walkerdine (1984) đưa đến kết quả rằng cá
nhân xem xét chính mình, đặc biệt trong các nghiên cứu liên quan đến tâm lý học để
nhấn mạnh đến việc loại bỏ những nhân tố thuộc bối cảnh văn hóa xã hội liên quan
đến vấn đề tính dục, tách vấn đề tính dục ra khỏi bối cảnh xã hội và chính trị. Từ
quan điểm trên, Kieringer (1990) kết luận rằng sự cấu thành tính dục là một nhân tố
trung tâm để một nhân cách quản lý những hành vi của mình (Kieringer 1988, 1990;
Henriques, Holloway, Urwin, Venn & Walkerdine, 1984 ).
Một số nghiên cứu khác nghiên cứu tính dục theo cách tiếp cận của khoa học
hiên đại có thể được biết đến như những công trình của những nhà nghiên cứu về tình
dục. Nhóm các tác giả Jacquelyn W. White, Barrie Bondurant, Cheryl Brown Travis
(2010), trong nghiên cứu về mối tương quan giữa tính dục và bối cảnh xã hội mà cá
nhân thuộc về đã đưa đến kết luận rằng tính dục là tương đồng giữa các cá nhân và
15

không phụ thuộc vào các bối cảnh. Định nghĩa cá nhân về chính mình trong hình thái
những giả định tâm lý học liên quan đến tính dục đề xuất ý tưởng rằng quan hệ tình
dục trong những mặt biểu hiện của tính dục là vấn đề liên quan đến sức khỏe và liên
quan đến những cá nhân bình thường, bản ngã cá nhân là những hiện tượng cá nhân
căn bản nhất, tính dục mang tính nòng cốt của bản ngã, chính vì thế, tính dục là một
hiện tượng cá nhân. Theo đó, quan hệ tình dục là vấn đề lành mạnh và liên quan đến
những cá nhân bình thường giống như việc quan hệ tình dục khác giới là tự nhiên.
Giả thuyết nền tảng của quan điểm này khẳng định bản chất tự nhiên của quan hệ tính
dục khác giới (liên quan đến vấn đề tính dục). Và với sự xác định của quan điểm này,
tính quan hệ tình dục với người cùng giới là một vấn đề bởi vì nó khởi nguồn từ dòng
phát triển tự nhiên. Điểm nhấn về tính dục được nhóm tác giả nghiên cứu bên trong
sự tách rời bối cảnh của cá nhân là rất mạnh mẽ mặc dù mọi ngôn ngữ liên quan đến
tính dục đều có thể hàm ẩn mối liên hệ trong bối cảnh mà cá nhân sinh sống
(Jacquelyn W. White, Barrie Bondurant, Cheryl Brown Travis, 2010).
1.1.2.
Những nghiên cứu về tình dục
Nước ngoài
Đề tài tính dục ở giới trẻ là một chủ đề tương đối rộng và mới, các nghiên cứu
trước đây chủ yếu liên quan đến một khía cạnh lớn của tính dục là những nghiên cứu
vềtình dục, chưa có nhiều những nghiên cứu đích xác về đề tài tính dục. Tôi sẽ đề cấp
đến những nghiên cứu trước đây vềtình dục trong các nghiên cứu nước ngoài, sở dĩ,
nghiên cứu của tôi về đề tàitính dục quan tâm một đến tình dục, các khía cạnh khác
liên quan đến cơ thể hay sự thỏa mãn một số cơ chế mang tính tâm lý sẽ là những
chiều kích mới trong nghiên cứu này, khác với những nghiên cứu trước đây chủ yếu
liên quan đến tình dục.
Có rất nhiều những lý thuyết nghiên cứu về tình dục. Lý thuyết can thiệp và trao
đổi xã hội, ví dụ, sự liên kết tình dục với chất lượng chung của một mối quan hệ hôn
nhân. Tình dục thể hiện một sự cân băng thuận lợi giữa sự được và mất trong tình
dục và khía cạnh phi tình dục trong các mối quan hệ (Sprecher, 2001)
Hướng nghiên cứu về tình dục và sự ổn định về mối quan hệ
16

Lý thuyết lý trí_sự lựa chọn mô tả cách thế nguồn lực cá nhân và sự đầu tư của
cá nhân được gây dựng bởi những cặp đôi, tổ chức những mục tiêu cho đời sống tình
dục của họ. Laumann và các cộng sự (1994) đề xuất rằng sự tìm kiếm một bạn tình
và đối thoại trong mối quan hệ tình dục hàm ẩn một sự đầu tư trong một chuỗi những
nguồn lực cá nhân như thời gian, tiền bạc và tình yêu. Bởi thế, sự kiếm tìm một bạn
tình mới là một tiến trình khó khăn, người ta sẽ phải dùng lý trí để xác định người
bạn tình hơn là những gì do cảm xúc và nhu cầu cơ thể của họ. Vì thế, sự ổn định, mối
quan hệ lâu dài, sự thống nhất trong đời sống tình dục (Waite và Joyner 2001a, 2001b)
và những năm quan hệ bạn tình (Bozon, 2001) có thể mô tả gần sát sườn đến tính dục.
Hướng nghiên cứu về những ảnh hưởng của xã hội đến tình dục
Theo lý thuyết nghiên cứu hệ thống tình dục, có thể có một nền văn hóa vững
chắc để hướng dẫn (a) những người có khả năng trở thành cặp đôi tình dục (Những
quan niệm xã hội sẽ quy định các cá nhân nào có thể ghép cặp trở thành cặp đôi ví
dụ: bộ đội và giáo viên; cá nhân tương đồng hoàn cảnh, vai xã hội (môn đăng hộ
đối)…) (b) trong trường hợp này (thời điểm và địa điểm ) nó sẽ có thể thích hợp cho
những hoạt động tình dục và những loại hoạt động có thể được cho phép (là gì và
như thế nào, quan hệ tình dục sẽ diễn ra ở thời điểm và thời gian được cho phép ví
dụ: Không được phép quan hệ tại những nơi thờ cúng linh thiêng, nơi công cộng…)
và (c) lý do dẫn chúng ta đến hoạt động tình dục trong một cách thế nhất định
(Gagnon và Simon, 1987; Ubillo và Barientos, 2002). Apostolidis, Antipa và
Paicheler cho thấy, hầu hết những người ở nền văn hóa phương Tây bao gồm những
người trẻ, có thể họ cho rằng tình yêu là một nhu cầu dành cho mối quan hệ thân mật
ổn định và quan niệm này đang tiếp tục phát triển. Phụ nữ thường cho rằng, tình yêu
là lý do dành cho mối quan hệ tình dục (Hendrick & Hendrick, 1992) và với nhiều
trường hợp, lý do cho lần quan hệ lần đầu, mặc dù chúng đã thay đổi sau một vài năm
(Bozon & Kotula, 1998). Viễn cảnh đầu tiên này có thể là một chuẩn mực, nó có thể
được xem xét thường xuyên và có thể được mong muốn.
Hướng nghiên cứu về các chỉ báo liên quan đến tình dục
17

Những thói quen quan hệ tình dục là một điều quan trọng dành cho những cặp
đôi chung sống có thể thể hiện những khía cạnh riêng tư của các cặp đôi, mang đến
sự trợ lực về mặt cảm xúc, chia sẻ tích cực những sự kiện và sự chung thủy với người
kia (Argile & Henderson, 1985). Mặt khác, tính không chung thủy và ngoại tình có
thể bị phủ nhận mạnh mẽ và người ta tin rằng, nó sẽ không xảy ra với họ
(Wiederman, 1997).
Sự thỏa mãn tình dục được hiểu một cách cụ thể như những nghiêm cứu của
Haavio-Malina và Kotula (1997) người đã công nhận một cấu thành cơ thể và một
cấu phần hiệu ứng/ cảm xúc (Những vấn đề thuộc cơ thể liên quan đến sự thỏa mãn
tình dục và những hiệu ứng cảm xúc tương tác với sự thỏa mãn tình dục). Sự thỏa
mãn tình dục về mặt cơ thể quy chiếu đến sự thỏa mãn hay “khả năng đạt khoái cảm
của quan hệ tình dục”, sự thỏa mãn về mặt cảm xúc được mô tả là “niềm hạnh phúc
của mối quan hệ vững bền”.
JE Barientos và D. Poez trong nghiên cứu về các biến số tâm lý xã hội trong sự
thỏa mãn tình dục ở Chile đã chỉ ra có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam giới và nữ
giới trong sự thỏa mản tình dục và kết quả cho thấy những sự tích cực hơn ở nhóm
nam giới. Nghiên cứu còn chỉ ra các cấu phần sinh lý như tần suất quan hệ tình dục,
sự lên đỉnh và thói quen quan hệ tình dục có liên quan đến sự thỏa mãn tình dục
(Barientos & D. Poez. 2006).
Hướng nghiên cứu về sự khác biệt giữa các nhóm trong tình dục
Một nghiên cứu của Slavko Ziber và Robert Masten về đề tài sự khác biệt trong
việc dự báo sự thỏa mãn tình dục giữa nam giới và nữ giới của sinh viên đại học tại
Slovenia đã mang lại những kết quả: Việc tăng tần suất quan hệ tình dục và sự đồng
thuận trong quan hệ tình dục dẫn đến việc tăng cường sự thỏa mãn tình dục, trong khi
đó việc tăng ham muốn trong quan hệ tình dục (kì vọng trong quan hệ tình dục) và sự
đánh giá sự đồng thuận của các cặp đôi trong quan hệ tình dục (sự đánh giá trước khi
quan hệ tình dục) sẽ giảm sự thỏa mãn tình dục. Nghiên cứu chỉ ra rằng giới tính
không phải là một chỉ báo dự báo quan trọng trong sự thỏa mãn tình dục. Sự đồng
thuận trong quan hệ tình dục ở sinh viên nam ở mức cao hơn so với sinh viên nữ.
18

Sinh viên nam thể hiện thái độ dè dặt hơn trong quan điểm về phá thai và tưởng
tượng tình dục. Sinh viên nữ ít thỏa mãn trong đời sống tình dục hơn so với sinh viên
nam (Slavko Ziber và Robert Masten, 2010).
Nghiên cứu về những ảnh hưởng của sự thỏa mãn tình dục đến chất lượng cuộc
sống của các bệnh nhân có vấn đề về tim mạch của các tác giả Milad Borji, Sedigheh
Molavi và Zeinab Rahimi (2016) cho thấy sự khác biệt về chất lượng cuộc sống liên
quan đến các nhóm bệnh khác nhau trong nhóm những người có vấn đề về tim mạch.
Sự thỏa mãn tình dục là khác nhau trong những nhóm có vấn đề về tim mạch khác
nhau (Milad Borji, Sedigheh Molavi và Zeinab Rahimi, 2016).
Trong nước
Những vấn đề về tình dục đã được nhiều tổ chức, tác giả trong nước quan tâm.
Có thể nói, những nhà hoạt động xã hội, các tổ chức phi chính phủ góp công đầu
trong những nghiên cứu về tình dục. Công ty Tư vấn đầu tư y tế (CIHP) đã triển khai
một dực dự án “Nâng cao năng lực của nghiên cứu viên Việt Nam trong việc viết bài
và chia sẻ các nghiên cứu về giới, tình dục và sức khoẻ tình dục” (ENCOURAGES)
với sự tài trợ của quỹ Rockefeller. Trong khuôn khổ của dự án này, nhiều công trình
nghiên cứu đã được công bố về tình hình chung vấn đề tình dục ở Việt Nam (tình dục
của người tiêm chích ma túy; tình dục đồng giới nam; lo ngại tình dục ở nam giới;
thái độ và hành vi tình dục của phụ nữ nông thôn; ép buộc, cưỡng bức tình dục trong
hôn nhân; tình dục của trí thức trẻ….), cùng với rất nhiều vấn đề liên quan đến giới
trẻ. Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như các nghiên cứu về giao tiếp cha
mẹ và vị thành niên về tình dục của Trịnh Văn Thắng (2004), hành vi tình dục nguy
cơ và bắc cầu ở thanh niên của Dương Công Thành và cộng sự (2008), tác động của
internet đến thực hành tình dục ở thanh niên của Ngô Đức Anh và cộng sự (2009).
Nghiên cứu “Giao tiếp giữa bố mẹ và trẻ vị thành niên về tình dục: nội dung,
rào cản và động cơ giao tiếp” của tác giả Trịnh Văn Thắng (2004). Nghiên cứu này
đã chỉ ra rằng: “bố mẹ và vị thành niên khá cởi mở khi giao tiếp về chủ đề này”
nhưng “sự rụt rè”, “thiếu hụt kiến thức” về chủ đề này là những yếu tố rào cản giao
tiếp giữa cha mẹ và vị thành niên (Trịnh Văn Thắng, 2004, tr.2). Tác giả Trịnh Văn

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *