BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
KIM THỊ HIỀN
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH PHỤC
VỤ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN CƠ KHÍ Z179
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
HÀ NỘI – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
KIM THỊ HIỀN
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH PHỤC
VỤ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN CƠ KHÍ Z179
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số : 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGHIÊM VĂN LỢI
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
phục vụ quản trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí Z179”
là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS
Nghiêm Văn Lợi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Kim Thị Hiền
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế, tác giả đã hoàn thành luận
văn thạc sỹ kế toán với đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành phục vụ quản trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH một thành viên cơ
khí Z179” Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS Nghiêm Văn Lợi, đã tận tình hướng dẫn,
quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo và đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả
hoàn thiện Luận văn này.
Tác giả cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô, các anh chị và bạn
bè đã dìu dắt, giúp đỡ trong khóa học. Xin cảm ơn gia đình và bè bạn, những
người luôn khuyến khích và giúp đỡ tác giả trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài ra tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến các anh chị
em đặc biệt là các anh chị phòng kế toán tài chính Công ty TNHH một thành
viên cơ khí Z179 đã cung cấp số liệu để tác giả hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện khó có thể tránh khỏi những khiếm khuyết, vì
vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo và bạn
đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Kim Thị Hiền
I
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………………..V
DANH MỤC BẢNG BIỂU ……………………………………………………………………… VI
DANH MỤC SƠ ĐỒ………………………………………………………………………………VII
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ………………………………… 1
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………1
2. Tổng quan nghiên cứu…………………………………………………………….2
3. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………..8
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………9
6. Kết cấu của luận văn………………………………………………………………9
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT11
2.1. Khái quát về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ quản trị
doanh nghiệp ……………………………………………………………………………………………11
2.1.1. Chi phí sản xuất và yêu cầu thông tin chi phí sản xuất phục vụ quản trị
doanh nghiệp ………………………………………………………………………………………..11
2.1.2. Tính giá thành đáp ứng yêu cầu quản trị chi phí sản xuất phục vụ quản trị
doanh nghiệp ………………………………………………………………………………………..12
2.1.3. Tổ chức thu thập thông tin chi phí theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp ….14
2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp ……………………14
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo hình thái …………………………………………..15
2.2.2. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí………………………………………….17
2.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố………………………………………………18
2.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi
nhuận………………………………………………………………………………………….. 18
II
2.2.5. Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định ……………………19
2.3. Tập hợp chi phí sản xuất phục vụ tính giá thành sản phẩm…………………………20
2.3.1.
Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ………………………………20
2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất…………………………………………………………………22
2.4. Tính giá thành sản phẩm ………………………………………………………………………34
2.4.1. Phân loại giá thành………………………………………………………………………..34
2.4.2. Đối tượng tính giá thành. ………………………………………………………………36
2.4.3. Đơn vị tính giá thành và kỳ tính giá thành…………………………………………37
2.4.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm………………………………………………38
2.5. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản trị doanh
nghiệp……………………………………………………………………………………………………..42
2.5.1. Báo cáo kiểm soát chi phí phục vụ việc đánh giá trách nhiệm quản lý……44
2.5.2. Phân tích biến động chi phí phục vụ quản trị chi phí…………………………..44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 …………………………………………………………………………..46
Chương 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ
KHÍ Z179 ………………………………………………………………………………………………47
3.1. Tổng quan về Công ty TNHH một thành viên cơ khí Z179 ………………………..47
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển……………………………………………………47
3.1.2. Sản phẩm của Công ty …………………………………………………………………..50
3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty…………………………………………………51
3.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty ……………………………………………….54
3.1.5. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty ………………………..57
3.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty ….58
3.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất…………………………………………………..58
3.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật trực tiếp…………………………………………………60
3.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp………………………………………………….62
3.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung………………………………………………………..63
3.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ……………………………………………………67
III
3.2.6. Đánh giá sản phẩm dở dang ……………………………………………………………67
3.2.7. Tính giá thành sản phẩm ………………………………………………………………..68
3.3. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty
TNHH một thành viên Cơ khí Z179……………………………………………………………..70
3.3.1. Ưu điểm………………………………………………………………………………………70
3.3.2. Các bất cập trong hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo yêu
cầu quản trị doanh nghiệp tại công ty………………………………………………………..71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 …………………………………………………………………………..74
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ DOANH
NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ Z179 ……………………………….75
4.1. Sự cần thiết, nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Z179………………….75
4.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp ………………………………………………….75
4.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
phục vụ quản trị doanh nghiệp…………………………………………………………………76
4.1.3. Yêu cầu của việc hoàn thiện……………………………………………………………76
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
phục vụ quản trị doanh nghiệp …………………………………………………………………….78
4.2.1. Hoàn thiện việc phân loại chi phí phục vụ quản trị doanh nghiệp………….78
4.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất…………………………………………………81
4.2.3. Hoàn thiện phân bổ chi phí sản xuất chung ……………………………………….85
4.2.4. Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm …………………………………….86
4.2.5. Hoàn thiện báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ
quản trị doanh nghiệp …………………………………………………………………………….86
4.3. Kiến nghị…………………………………………………………………………………………..94
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước…………………………………………………………………94
4.3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp ………………………………………………………95
IV
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 …………………………………………………………………………..97
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….98
V
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
CPNCTT
Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSXC
Chi phí sản xuất chung
GTGT
Giá trị gia tăng
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
KHTSCĐ
Khấu hao tài sản cố định
NVL
Nguyên vật liệu
NVLTT
Nguyên vật liệu trực tiếp
SXC
Sản xuất chung
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TK
Tài khoản
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
1 TV Một thành viên
VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm bánh răng côn xoắn …………….59
Bảng 4.1. Bảng phân loại chi phí …………………………………………………………………80
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp báo cáo kiểm soát chi phí NVL ………………………………..88
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp báo cáo kiểm soát chi phí NCTT………………………………88
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp báo cáo kiểm soát chi phí SXC…………………………………89
Bảng 4.5: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí NVL TT …………………………………..91
Bảng 4.6. Báo cáo tình hình thực hiện chi phí nhân công trực tiếp ……………………92
Bảng 4.7: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí sản xuất chung………………………….92
Bảng 4.8: Báo cáo so sánh giá thành thực tế và giá thành dự toán……………………..93
VII
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp………………………………..24
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp……………………………………….26
Sơ đồ 2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung……………………………………………………..29
Sơ đồ 2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp……………………….31
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty……………………………………..52
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty……………………………………..54
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp luôn
quan tâm đến sử dụng hiệu quả các nguồn lực, kiểm soát tốt các nguồn lực
đầu vào để tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận. Để
đạt được mục tiêu này, các nhà quản trị doanh nghiệp cần được cung cấp đầy
đủ, kịp thời, chính xác các thông tin kinh tế, tài chính thông qua các công cụ
đắc lực là kế toán.
Thông tin chi phí do kế toán cung cấp có vai trò hết sức quan trọng
trong các doanh nghiệp. Nó là mối quan tâm hàng đầu đối với nhà quản lý, là
cơ sở để nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn. Ở các nước phát triển,
kế toán chi phí được coi là công cụ quản lý khoa học và có hiệu quả nhằm kịp
thời xử lý và cung cấp thông tin về chi phí đáp ứng nhu cầu thông tin cho các
nhà quản trị doanh nghiệp vận dụng trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, từ đó đưa ra những
phương án kinh doanh tối ưu. Còn ở nước ta, khái niệm kế toán quản trị và kế
toán quản trị chi phí xuất hiện từ đầu những năm 1990. Đến ngày 12 tháng 6
năm 2006 Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư số 53/2006/TT-BTC hướng dẫn
về kế toán quản trị, nhưng sự hiểu biết về kế toán quản trị ở nước ta còn khá
mới mẻ, việc áp dụng kế toán quản trị chi phí trong từng doanh nghiệp cụ thể
vẫn còn nhiều hạn chế. Đứng trước xu thế hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp
nói chung và Công ty TNHH một thành viên cơ khí Z179 nói riêng muốn xây
dựng doanh nghiệp có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh cao; đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng … thì cần phải quan tâm đến nhiều vấn đề,
trong đó bao gồm thông tin phục vụ cho kiểm soát chi phí và ra quyết định
quản trị.
2
Kế toán quản trị chi phí với vai trò cung cấp thông tin phục vụ lập kế
hoạch, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định ngày càng trở nên cần thiết với
các doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu hóa. Hiện tại, Công ty TNHH
một thành viên cơ khí Z179 đã và đang vận hành hệ thống kế toán quản trị chi
phí nhằm cung cấp thông tin chi phí phục vụ cho yêu cầu quản trị sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên, hệ thống kế toán quản trị chi phí tại Công ty vẫn còn
nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng hạch toán để ra quyết
định của các nhà quản trị. Với mong muốn góp phần hoàn thiện hệ thống kế
toán quản trị chi phí nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin phục vụ cho
quản trị tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí Z179, tác giả chọn đề tài:
“Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị doanh nghiệp
tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí Z179” để nghiên cứu cho luận văn
của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Nền kinh tế nước ta những năm gần đây đang trong quá trình chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là từ khi Việt Nam ra nhập WTO và
mới đây nhất là gia nhập TTP đã xuất hiện những nhân tố mới tham gia và sự
vận động của nền kinh tế. Đặc biệt hệ thống các doanh nghiệp có nhiều thay
đổi về hình thức sở hữu, phương pháp huy động bổ sung vốn cũng như
phương pháp phân tích đánh giá doanh nghiệp nhất là về kinh tế tài chính.
Chính vì vậy để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
các doanh nghiệp sản xuất nói riêng phải tổ chức tốt công tác kế toán đặc biệt
là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để có những sản phẩm
tốt nhất với chi phí nhỏ nhất. Thời gian qua có rất nhiều tác giả quan tâm
thông qua các công trình nghiên cứu chuyên sâu về công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm các công trình khoa học, luận án tiến sỹ,
luận văn thạc sỹ, luận văn đại học… nghiên cứu về phân tích báo cáo tài
3
chính của các tập đoàn, công ty, cụ thể như:
Tác giả Ngô Thị Thu Hồng nghiên cứu nội dung “ Hoàn thiện tổ chức
công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăng cường công
tác quản trị doanh nghiệp” năm 2007. Mặc dù luận án đề cập đến công tác kế
toán ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp, tuy nhiên đề tài mới dừng ở tổ
chức công tác kế toán, mà chưa đi sâu vào các nội dung kế toán cụ thể. Vì thế
rất cần thiết nghiên cứu các vấn đề lý luận và áp dụng vào thực tiễn hoạt động
của các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, hoạt động
sản xuất kinh doanh cho khu vực này.
Tác giả Trần Văn Dung (2002): “Tổ chức kế toán quản trị và giá thành
trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam”. Do kế toán quản trị còn khá mới
mẻ ở Việt nam nên kế toán quản trị và kế toán giá thành của kế toán tài chính
thường được lồng vào nhau. Ở luận án này, tác giả đã đưa ra các giải pháp tổ
chức kế toán quản trị lồng trong kế toán tài chính của các doanh nghiệp sản
xuất nhằm từng bước đưa kế toán quản trị vào công tác kế toán tại các doanh
nghiệp. Kế toán tính giá thành là phần hành kế toán quan trọng trong các
doanh nghiệp sản xuất, vì lẽ đó mà tác giả Trần Văn Dung đã lựa chọn phần
hành kế toán này để phối hợp với kế toán quản trị. Trong luận văn của mình
tác giả chỉ dừng lại ở việc tổ chức kế toán giá thành chứ không đề cập đến
công tác kế toán CP sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Cũng xuất phát từ quan điểm như tác giả Trần Văn Dung, tác giả Lê
Đức Toàn nghiên cứu nội dung “Kế toán quản trị và phân tích chi phí sản
xuất trong ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam” vào năm 2002 với mục
đích nghiên cứu kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
trong mối liên hệ với phân tích chi phí sản xuất. Đây cũng là một bước nghiên
cứu sâu hơn về kế toán quản trị áp dụng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên ở
luận văn này tác giả đi sâu vào việc phân tích đánh giá mảng chi phí sản xuất
4
nhằm quản trị chi phí sản xuất chứ không đề cập đến giá thành sản phẩm.
Cùng nghiên cứu mối quan hệ kế toán quản trị với kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành với tác giả Trần Văn Dung, Lê Đức Toàn có tác giả
Đinh Phúc Tiến (2003) với luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp vận tải Hàng
không Việt Nam”. Xuất phát từ quan điểm kế toán quản trị phải đuợc xây
dựng phù hợp với đặc thù của đơn vị, tác giả đã nghiên cứu kỹ lưỡng đặc
điểm của các doanh nghiệp vận tải Hàng không Việt Nam, từ đó đưa ra các
giải pháp một cách có hệ thống để hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá
thành trong mối quan hệ với kế toán quản trị hướng tới mục đích quản trị
doanh nghiệp hiệu quả. Ở luận án này tác giả đi sâu vào công tác hạch toán
kế toán chi phí NVLTT, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung từ đó nêu
những hạn chế về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở đó đưa
ra các kiến nghị cụ thể để quản trị CP sản xuất và quản trị giá thành sản phẩm.
Cùng quan điểm nghiên cứu mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế
toán tính giá thành như các tác giả Trần Văn Dung, Lê Đức Toàn, Đinh Phúc
Tiếu, tác giả Trần Văn Hợi (2007) đã bảo vệ luận án tiến sĩ với nội dung “Tổ
chức công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong các doanh nghiệp khai thác than”. Tác giả Trần Văn Hợi đi sâu nghiên
cứu kế toán quản trị chi phí trong mối quan hệ với kế toán tính giá thành và
giới hạn trong các doanh nghiệp khai thác than. Với giới hạn này tác giả đã đi
sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng về nội dung tổ chức kế toán quản trị
chi phí và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp khai thác than thuộc
Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện
từng nội dung cụ thể của tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và
tính giá thành của tập đoàn.
Tác giả Phạm Thị Thuỷ (2007) đã nghiên cứu nội dung “ Xây dựng mô
5
hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt
Nam”. Luận án đã nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc thù của ngành sản xuất dược
phẩm, từ đó luận án cũng đã đi sâu nghiên cứu chế độ kế toán chi phí trong
các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam qua các thời kỳ và đánh giá thực trạng
kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam hiện
nay chưa thật sự phù hợp với đặc điểm ngành dược và khó có thể đáp ứng
được nhu cầu thông tin cho việc ra các quyết định kinh doanh hợp lý.
Trên cơ sở các mô hình lý thuyết kế toán quản trị chi phí cơ bản, khả
năng ứng dụng vào thực tiễn hiện nay ở Việt Nam và những đặc điểm trong tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất dược
phẩm Việt Nam, luận án đã xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các
doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, đó là tăng cường kiểm soát chi
phí thông qua việc phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, phân tích biến động
chi phí, xác định qui mô hợp lý cho từng lô sản xuất. Bên cạnh đó, cần đánh
giá kết quả hoạt động chi tiết theo từng sản phẩm, từng phân xưởng sản xuất
và từng chi nhánh tiêu thụ. Ngoài ra, luận án cũng đưa ra các điều kiện để có
thể thực hiện được mô hình kế toán quản trị chi phí này trong các doanh
nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, đó là cần có sự kết hợp của cả Nhà
nước, doanh nghiệp, Bộ Tài chính và các hội nghề nghiệp.
Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm phục vụ quản trị chi phí tại công ty cổ phần cơ khí và xây lắp An
Ngãi” của tác giả Phạm Thị Ngọc Trinh năm 2014 tại trường Đại học Đà
Nẵng. Đề tài đã tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty, rút ra được những ưu nhược điểm trong công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty đối với việc
cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn
thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần
6
cơ khí và xây lắp An Ngãi nhằm phục vụ cho quản trị chi phí. Ở luận văn này
tác giả nghiên cứu dưới góc độ hẹp hơn là nhằm quản trị chi phí.
Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công
ty cổ phần cơ điện và xây lắp Hùng Vương” năm 2013 của tác giả Hà Thụy
Phúc Trầm tại trường Đại học Đà Nẵng. Đề tài phân tích chi phí sản xuất để
tìm ra nguyên nhân gây biến động của từng loại chi phí sản xuất để tìm ra
nguyên nhân gây biến động của từng loại chi phí, đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất của công ty hướng đến mục tiêu
tiết kiệm chi phí sản xuất. Trong đề tài này tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu về
quản trị chi phí sản xuất mà chưa nghiên cứu về giá thành sản phẩm.
Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp xây lắp tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” năm 2015 của tác giả
Đậu Thị Mai Đức tại trường Đại học Lạc Hồng. Đề tài hệ thống hóa những
vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí. Phân tích, đánh giá thực
trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp tại thành phố
Biên Hòa, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và các điều kiện để thực hiện
về việc kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp tại Thành phố
Biên Hòa. Ở đề tài này tác giả nghiên cứu về quản trị chi phí chứ không chỉ
dừng ở chi phí sản xuất tuy nhiên tác giả lại không nghiên cứu mảng giá thành
sản phẩm.
Luận văn thạc sĩ: ” Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí nhằm kiểm soát
chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần hạ tầng – xây dựng Tiến
Thịnh” năm 2013 của tác giả Phạm Thùy Linh tại trường Đại học Kinh tế
quốc dân. Đề tài xác định những điểm chưa hoàn thiện và đưa ra các giải pháp
thiết thực và phù hợp với Công ty cổ phần Hạ tầng – xây dựng Tiến Thịnh về
việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí nhằm kiểm soát chi phí sản xuất kinh
doanh của Công ty trong ngắn hạn và dài hạn. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết,
7
thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí
nhằm kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần Hạ tầng – xây dựng Tiến Thịnh.
Trong luận văn này tác giả nghiên cứu về quản trị chi phí nhằm kiểm soát chi
phí tại đơn vị bao gồm tất cả các loại chi phí chứ không chỉ giới hạn nghiên
cứu về chi phí sản xuất.
Luận văn thạc sĩ: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
may mặc tại công ty cổ phần May II Hải Dương” của tác giả Nguyễn Ngọc
Anh năm 2015 tại trường Đại học Thương mại. Đề tài đã hệ thống những lý
luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất và vận dụng những lý luận đó vào thực tiễn để tìm hiểu và
đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm may mặc
tại công ty cổ phần May II Hải Dương từ đó tìm ra giải pháp phù hợp để
hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Tuy vậy, đề tài này lại chỉ nghiên cứu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tình giá thành sản phẩm chứ không nghiên cứu về mục đích quản trị.
Ngoài ra, có rất nhiều đề tài nghiên cứu, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ của
các tác giả đã nghiên cứu về vấn đề kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm, chủ yếu là các đề tài luận văn với đề tài kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm hoặc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm hoặc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm ở tại một đơn vị kinh doanh cụ thể. Và trong đề tài
luận văn của mình, tác giả đã nêu ra những ưu điểm, hạn chế để khắc phục và
hoàn thiện vấn đề nghiên cứu. Về phía Công ty TNHH một thành viên cơ khí
Z179 cũng đã có rất nhiều luận văn nghiên cứu về các hoạt động của Công ty
ví dụ gần đây nhất là luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Mai Lan, 2016,
Trường đại học Kinh tế quốc dân với đề tài “Hoàn thiện phân tích tình hình
tài chính tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí Z179”. Tuy nhiên, chưa
8
có tác giả nào nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục
vụ quản trị doanh nghiệp tại Công ty vì vậy đề tài tác giả lựa chọn không có
sự trùng lắp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
– Nghiên cứu lý thuyết: Luận văn làm rõ bản chất, vai trò và nội dung
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong quản trị chi phí.
– Nghiên cứu đánh giá thực trạng: Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực
trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị
Doanh nghiệp tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí Z179 để tìm ra
những vấn đề còn hạn chế. Qua đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành phục vụ cho quản trị doanh nghiệp phù hợp với
yêu cầu của cơ chế thị trường và đặc thù của Công ty TNHH một thành viên
cơ khí Z179.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho quản trị
doanh nghiệp cả về lý thuyết và thực tiễn tại Công ty TNHH một thành viên
cơ khí Z179.
– Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm phục vụ cho quản trị doanh nghiệp
tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí Z179.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng các phương pháp khác nhau
như phương pháp điều tra, quan sát, thu thập tài liệu và phân tích, xử lý dữ
liệu để từ đó lựa chọn các thông tin phù hợp với đề tài đang nghiên cứu.
Phương pháp quan sát
Việc quan sát là phương pháp được tiến hành thường xuyên, liên tục từ
9
khi khảo sát, làm đề tài và kết thúc đề tài. Quan sát trực tiếp tại văn phòng
công ty và tại các phân xưởng sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên cơ
khí Z179.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Qua quá trình nghiên cứu các bài báo, tạp chí kế toán, giáo trình kế
toán chuyên ngành, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành để thu thập chứng
từ tài khoản, hạch toán và sổ sách về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm phục vụ cho quản trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH một thành
viên cơ khí Z179.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là cơ sở đưa ra một số vấn đề lý luận
về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp từ đó đưa ra
thực trạng tại công ty để đưa ra giải pháp, phương pháp này được sử dụng
trong quá trình làm luận văn với nội dung và nghiên cứu khái quát đặc điểm
tổ chức quản lý và tổ chức kế toán nói chung mà cụ thể là tìm hiểu về kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kết quả phương pháp
nghiên cứu tài liệu thể hiện ở suốt quá trình làm bài với tài liệu tham khảo thể
hiện qua phụ lục, tài liệu tham khảo.
Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Tác giả đã thu thập các dữ liệu, phân loại, sắp xếp và tổng hợp dữ liệu
để làm rõ nội dung nghiên cứu mà đề tài đặt ra.
Phương pháp này có nội dung dựa trên các thông tin thu thập được tại
các công ty từ đó nêu lên thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ quản trị doanh nghiệp tại Công
ty TNHH một thành viên cơ khí Z179.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh
mục sơ đồ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận văn gồm 4
10
chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục
vụ quản trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí Z179.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành phục vụ quản trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí
Z179.
11
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1. Khái quát về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ
quản trị doanh nghiệp
2.1.1. Chi phí sản xuất và yêu cầu thông tin chi phí sản xuất phục vụ quản
trị doanh nghiệp
Chi phí là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị
vì lợi nhuân thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những chi phí
đã chi ra, chi phí còn được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu
quả quản lý.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác,
chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp
phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.
Quản trị doanh nghiệp là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có
định hướng của người chủ doanh nghiệp làm tập thể những người lao động
trong doanh nghiệp sử dụng một cách tốt nhất những tiềm năng và cơ hội để
tiến hành hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được
mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội.
Quản trị chi phí là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử
dụng các nguồn vốn và chi phí, từ đó đưa ra những quyết định ngắn hạn cũng
12
như dài hạn của công ty. Nhiệm vụ quan trọng của quản trị chi phí là xem xét,
lựa chọn cơ cấu vốn và chi phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất; sử dụng các
công cụ quản trị chi phí để nhận diện các cơ hội hay các phương án kinh
doanh nhằm lựa chọn được phương án phù hợp nhất để ra quyết định thực
hiện. Hoạt đông quản trị chi phí được tách rời với công tác kế toán thống kê.
Yêu cầu thông tin chi phí phục vụ quản trị chi phí sản xuất đáp
ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp
Phản ánh đúng thực tế: Các thông tin chi phí chính xác sẽ bảo đảm kết
quả tính toán chi phí, từ đó sẽ có các quyết định phù hợp về chiến lược sản
xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Thông tin chi phí thường được lấy từ các
dữ liệu kế toán. Như vậy, để đạt yêu cầu chính xác, doanh nghiệp cần một hệ
thống kiểm tra kế toán nội bộ chặt chẽ. Hệ thống này là một tập hợp các chính
sách và quy trình hoạt động xử lý các dữ liệu tài chính nhằm mục đích tránh
những sai lầm.
Kịp thời: Các thông tin quản trị chi phí phải được cung cấp đầy đủ và
đúng lúc cho yêu cầu sử dụng giúp nhà quản trị xây dựng được các quyết định
chính xác. Chậm trễ trong việc cung cấp các thông tin này có thể đưa đến sự
lãng phí rất lớn trong sản xuất. Cung cấp thông tin kịp thời giúp hạn chế được
sự lãng phí nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt
động.
2.1.2.
Tính giá thành đáp ứng yêu cầu quản trị chi phí sản xuất phục vụ
quản trị doanh nghiệp
Giá thành sản phẩm (Z) là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết
quả sản xuất nhất định. Giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu
hiện mối liên hệ tương quan giữa hai đại lượng: chi phí sản xuất đã bỏ ra và
kết quả sản xuất đã đạt được. Tuy nhiên, cần lưu ý không phải ai có chi phí
sản xuất phát sinh là đã xác định ngay được giá thành, mà cần thấy rằng, giá
13
thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo
những tiêu chuẩn nhất định.
Yêu cầu quản trị đặt ra là phải kiểm soát, đánh giá tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh và thông tin quan trọng giúp các nhà quản trị làm được
điều này chính là thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Giá
thành được xem là thước đo mức chi phí tiêu hao phải bù đắp sau mỗi chu kỳ
sản xuất kinh doanh, là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến một
khối lượng sản phẩm hoàn thành, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất
lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản vật tư, lao
động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ
thuật mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá
thành.
Như vậy, để cung cấp thông tin phục vụ quản trị chi phí sản xuất, giúp
nhà quản trị thấy được toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sản phẩm hoàn
thành thì việc tính giá thành cần phải phản ánh hợp lý thực tế chi phí phát sinh
theo từng khoản mục chi phí, tính chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành.
Cần tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo các cách sau:
– Theo từng khoản mục chi phí phục vụ việc quản lý chi phí theo định
mức dự toán chi phí, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản xuất và phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành là tài liệu tham khảo về định mức
chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau;
– Theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí phục vụ việc xác định
phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi
phí một cách đúng đắn hợp lý;
– Theo chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được; đồng thời theo
dõi chi tiết đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành để việc tính
giá thành đáp ứng được yêu cầu trên.
14
Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì phải xác định
cho được chi phí phát sinh ở những nơi nào để ghi nhận vào nơi chịu chi phí,
tổ chức tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra, đánh
giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
2.1.3. Tổ chức thu thập thông tin chi phí theo yêu cầu quản trị doanh
nghiệp
Để nhà quản trị có cơ sở ra quyết định kinh doanh cần phải thu thập,
xem xét từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Mỗi một nguồn thông tin sẽ giúp
nhà quản trị có nhận thức, đánh giá khác nhau trong khi ra quyết định. Chính
vì vậy, sẽ luôn xuất hiện nhu cầu thông tin hữu ích trong các quyết định quản
trị mà thông tin hữu ích phải chứa đựng hai đặc tính cơ bản đó là tin cậy và
phù hợp.
Việc thu thập thông tin chi phí phục vụ cho quản trị chi phí được dựa
trên những thông tin đã thực hiện phản ánh trên chứng từ, sổ sách và báo cáo
kế toán chủ yếu trên sổ kế toán chi tiết.
Trên cơ sở các chứng từ, tài khoản, sổ kế toán theo chế độ đã ban hành
áp dụng để hạch toán chi phí trong các đơn vị. Các doanh nghiệp sẽ thiết kế
hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp theo yêu cầu thu thập thông
tin phục vụ quản trị doanh nghiệp .
Ngoài việc mở các tài khoản chi tiết, kế toán phải mở các sổ tương ứng
để theo dõi chi phí. Cuối kỳ, kế toán lập bảng phân tích chi phí theo cách ứng
xử chi phí làm cơ sở để lập các báo cáo phục vụ công tác quản trị chi phí.
Đồng thời kế toán phải thực hiện việc phân bổ chi phí sản xuất chung, tập hợp
chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh.
2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp
Đối với các nhà quản lý, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chi phí có
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát