11203_Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc Dao tại một số xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

luận văn tốt nghiệp

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC

TRẦN NGỌC THÚY

THỰC TRẠNG VÀ SỬ DỤNG NHÀ TIÊU
Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC

TRẦN NGỌC THÚY

THỰC TRẠNG VÀ SỬ DỤNG NHÀ TIÊU
Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60.72.01.63

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên, em luôn nhận được sự dạy bảo, hướng dẫn tận tình và sự tạo điều kiện
tối đa của các thầy giáo, cô giáo và người thân.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, bộ phận sau đại học, khoa y tế
công cộng trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện từ việc trang bị
kiến thức qua các môn học đến cách thu thập, xử lý số liệu làm luận văn.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị
Quỳnh Hoa – Phó khoa y tế công cộng, trưởng bộ môn Sức khỏe môi trường,
Sức khỏe nghề nghiệp, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên là người hướng
dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân, trạm y tế các xã Phan Thanh,
Vũ Nông, Ca Thành huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đặc biệt là các ông/ bà
chủ tịch ủy ban, các trạm trưởng trạm y tế, nhân viên y tế thôn bản và toàn bộ
các hộ gia đình người dân tộc Dao đã hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu để hoàn thành luận văn.
Và cuối cùng để có được kết quả này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè
trong lớp cao học K18 khóa học 2014 – 2016, bố mẹ tôi, chồng con tôi và những
người thân trong gia đình đã kịp thời động viên tôi về tinh thần và hỗ trợ về vật
chất để giúp tôi hoàn thành khóa học và luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016
Tác giả

Trần Ngọc Thúy
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân
tộc Dao tại một số xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” là do tự bản thân
tôi thực hiện. Tất cả những số liệu trong đề tài do tôi tham gia thu thập, kết quả
trong luận văn này là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu
nào khác.
Tôi xin đảm bảo tính khách quan, trung thực của các số liệu và kết quả xử
lý trong nghiên cứu này.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016

Tác giả

Trần Ngọc Thúy

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT
Bộ y tế
HGĐ
Hộ gia đình
KAP
Knowledge Attitude Practice: Kiến thức, thái độ,
thực hành
HVS
Hợp vệ sinh
MTQG
Mục tiêu quốc gia
THCS
Trung học sơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TC, CĐ, ĐH
Trung cấp, Cao đẳng, Đại học

TTYT
Trung tâm y tế

VSMT
Vệ sinh môi trường
UBND
Ủy ban nhân dân

YTTB
Y tế thôn bản

WHO
World Health Organization: tổ chức y tế thế giới
WTO
World Toilet Organization: hội nhà vệ sinh thế giới
MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………….. 3
1.1. Một số khái niệm ……………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Khái niệm về môi trường ……………………………………………………………….. 3
1.1.2. Định nghĩa sức khỏe
………………………………………………………………………. 3
1.1.3. Khái niệm sức khỏe môi trường
……………………………………………………….. 3
1.1.4. Khái niệm về nhà tiêu ……………………………………………………………………. 3
1.2. Thực trạng sử dụng nhà tiêu hiện nay …………………………………………….. 4
1.2.1. Tầm quan trọng của việc xử lý phân và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
…… 4
1.2.2. Những quy định của nhà tiêu hợp vệ sinh
………………………………………….. 6
1.2.2.1.Những quy định chung
…………………………………………………………………. 6
1.2.2.2.Những quy định về xây dựng, sử dụng và bảo quản đối với các loại
nhà tiêu …………………………………………………………………………………………………. 9
1.2.3. Thực trạng sử dụng nhà tiêu trên thế giới …………………………………………. 12
1.2.4. Thực trạng sử dụng nhà tiêu ở Việt Nam
…………………………………………. 14
1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình
1.3.1. Nguồn lực, hoạt động của các cán bộ y tế thực hiện chương trình vệ sinh
môi trường …………………………………………………………………………………………….. 18
1.3.2. Sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể ………………………………………… 19
1.3.3. Về phía người dân. ………………………………………………………………………… 20
1.3.3.1.Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân …………………………………… 20
1.3.3.2. Phong tục tập quán, thói quen của cộng đồng người dân tộc Dao
……… 21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………. 23
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ……………………………………… 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
……………………………………………………………………. 23
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………….. 23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………………. 24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
……………………………………………………………….. 24
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
………………………………………………………………… 24
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu………………………………………………….. 24
2.2.2.1.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ………………………………………………. 24
2.2.2.2.Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính ………………………………………………….. 25
2.3. Các chỉ số nghiên cứu …………………………………………………………………….. 26
2.3.1. Thực trạng sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình ……………………………….. 26
2.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân
tộc Dao …………………………………………………………………………………………………. 26
2.3.2.1. Về phía nguồn lực, hoạt động của cán bộ y tế thực hiện chương
trình vệ sinh môi trường
…………………………………………………………………………. 26
2.3.2.2. Về phía các ban ngành đoàn thể của xã …………………………………………. 26
2.3.2.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân ………………………………….. 26
2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin …………………………………………………….. 27
2.4.1. Phỏng vấn
……………………………………………………………………………………. 27
2.4.2. Quan sát
………………………………………………………………………………………. 27
2.4.3. Phỏng vấn sâu
……………………………………………………………………………….. 27
2.4.4. Thảo luận nhóm
……………………………………………………………………………. 27
2.5. Cách đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành
…………………………………… 27
2.5.1. KAP của người dân tộc Dao …………………………………………………………… 27
2.5.2. Cách phân loại nhà tiêu …………………………………………………………………. 28
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
……………………………………………………………….. 28
2.7. Sai số và hạn chế sai số …………………………………………………………………….. 29
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
………………………………………………………………… 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
………………………………………………….. 30
3.1. Thực trạng và sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao ở 3 xã huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng ……………………………………………………………………………….. 30
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao ở
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ………………………………………………………… 38
Chƣơng 4: BÀN LUẬN
………………………………………………………………………… 51
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………….. 65
KHUYẾN NGHỊ
………………………………………………………………………………….. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………. 68

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
……………………………….. 30
Bảng 3.2
Tỷ lệ các loại nhà tiêu HGĐ đang sử dụng tại huyện Nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng ……………………………………………………………………… 32
Bảng 3.3
Đánh giá việc sử dụng nhà tiêu của các hộ gia đình tại 3 xã, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
…………………………………………………. 32
Bảng 3.4
Tỷ lệ loại nhà tiêu hai ngăn HGĐ đang sử dụng tại 3 xã, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
…………………………………………………. 33
Bảng 3.5
Tỷ lệ loại nhà tiêu chìm có ống thông hơi HGĐ đang sử dụng tại 3
xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ………………………………….. 33
Bảng 3.6
Tỷ lệ loại nhà tiêu thấm dội nước HGĐ đang sử dụng tại 3 xã, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
…………………………………………………. 34
Bảng 3.7
Tỷ lệ loại nhà tiêu tự hoại HGĐ đang sử dụng tại 3 xã, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
…………………………………………………. 34
Bảng 3.8
Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm quan
sát đối với nhà tiêu hai ngăn tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

………………………………………………………………………………………… 35
Bảng 3.9
Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm quan
sát đối với nhà tiêu thấm dội nước tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng …………………………………………………………………………………… 37
Bảng 3.10 Số lượng cán bộ y tế chuyên trách chương trình vệ sinh môi trường
ở 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng …………………………….. 38
Bảng 3.11 Số lượng cán bộ trạm y tế, y tế thôn bản thực hiện chương trình vệ
sinh môi trường ở 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ……. 38
Bảng 3.12 Tỷ lệ các cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường được tập
huấn về vệ sinh môi trường …………………………………………………… 39
Bảng 3.13 Tỷ lệ cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường của xã đã
thực hiện truyền thông về về sinh môi trường
………………………….. 39
Bảng 3.14 Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Phan Thanh,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ……………………………………….. 40
Bảng 3.15 Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Vũ Nông, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
…………………………………………………. 40
Bảng 3.16 Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Ca Thành,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ……………………………………….. 41
Bảng 3.17 Kiến thức của người dân về sử dụng nhà tiêu tại 3 xã, huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng
……………………………………………………………… 45
Bảng 3.18 Thái độ của người dân về vấn đề không có nhà tiêu ảnh hưởng đến
sức khỏe con người và môi trường xung quanh ……………………….. 45
Bảng 3.19 Thái độ của người dân về vấn đề mỗi gia đình cần có nhà tiêu riêng

…………………………………………………………………………………………. 46
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1
Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
………………………………. 31
Biểu đồ 3.2
Tỷ lệ các hộ gia đình có nhà tiêu tại 3 xã, huyện Nguyên bình,
tỉnh Cao Bằng …………………………………………………………………. 31
Biểu đồ 3.3
Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu hai ngăn ……….. 46
Biểu đồ 3.4
Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu thấm dội nước
.. 47
Biểu đồ 3.5
Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu tự hoại
………….. 47
DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH
Hộp 3.1
Ảnh hưởng của nguồn lực và hoạt động của cán bộ y tế đến việc sử
dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã, huyện Nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng ……………………………………………………………………….. 42
Hộp 3.2
Nhu cầu tập huấn về vệ sinh môi trường để nâng cao hiệu quả truyền
thông nhằm làm tăng tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân …………. 43
Hộp 3.3
Ảnh hưởng của sự quan tâm của ban ngành đoàn thể đến việc sử
dụng nhà tiêu của người dân
……………………………………………………. 44
Hộp 3.4
Ảnh hưởng của kiến thức đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân

…………………………………………………………………………………………….. 48
Hộp 3.5
Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến việc sử dụng nhà tiêu của
người dân tộc Dao tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng …. 49

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan
tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ,
môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ quá trình hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người cũng như với
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sự ô nhiễm của môi trường sống đã
dẫn đến những hiểm họa sinh thái tiềm tàng, mà hậu quả chưa thể nào lường
trước được. Vì thế vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan
tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia mà đang là vấn đề được quan tâm trên
phạm vi toàn thế giới bởi tầm quan trọng của nó đến sức khỏe con người [23].
Vệ sinh môi trường bao gồm rất nhiều vấn đề như vấn đề về nước sạch,
xử lý rác thải, … nhưng vấn đề sử dụng nhà tiêu đặc biệt được quan tâm nhất
là ở những vùng nông thôn. Ở đó vệ sinh môi trường còn kém, các công trình
vệ sinh còn đơn sơ, chưa đúng tiêu chuẩn, chất thải của người và gia súc chưa
được xử lý đúng cách, chưa đảm bảo vệ sinh, tập quán dùng phân người và
gia súc để bón ruộng và hoa màu vẫn còn tồn tại góp phần làm phát tán mầm
bệnh ra môi trường xung quanh đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.
Bởi phân người từ lâu đã được biết đến là nguồn gây ô nhiễm môi trường, truyền
nhiễm bệnh tật cho con người. Nếu không được quản lý, xử lý đúng kỹ thuật,
phân người sẽ là nguồn lan truyền vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng đường
ruột ra môi trường bên ngoài, lây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng [23].
Nhiều nghiên cứu về thực trạng sử dụng nhà tiêu cho thấy số HGĐ có
nhà tiêu và số HGĐ sử dụng nhà tiêu HVS còn chiếm tỷ lệ thấp. Theo kết quả
nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn thì tỷ lệ HGĐ người Dao ở huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên có nhà tiêu chiếm 29,4%, tỷ lệ số HGĐ có nhà tiêu hai ngăn
2

chiếm 11,4%, nhà tiêu tự hoại 2,0%, nhà tiêu thấm dội nước 0,6% và tỷ lệ
HGĐ có nhà tiêu HVS mới chỉ đạt 16,7% [54].
Nguyên Bình là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Cao Bằng, địa
hình chủ yếu là đồi núi chia cắt phức tạp, trình độ dân trí không đồng đều, nền
kinh tế phát triển chậm. Tại đây chủ yếu có các dân tộc Tày, Nùng, H’mong,
Dao sinh sống, trong đó người Dao chiếm tỉ lệ 60%. Theo báo cáo thống kê
cho biết tỉ lệ các hộ gia đình có nhà tiêu năm 2013 (29%) và năm 2014 (31%).
Các nhà tiêu hầu hết không đảm bảo vệ sinh. Phần lớn những hộ gia đình
không có nhà tiêu họ thường đi ra ngoài vườn hay bờ suối, bụi cây. Kèm theo
đó là trình độ học vấn còn thấp và họ vẫn giữ những phong thục tập quán lạc
hậu. Chính bởi những phong tục tập quán của cộng đồng người dân tộc nói
chung và cộng đồng người dân tộc Dao nói riêng còn nhiều lạc hậu như vậy
nên đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng sử dụng nhà tiêu của người dân ở
các vùng miền và cũng đã thống kê được tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân
ở các tỉnh thành. Nhưng tại sao cho đến nay tỷ lệ sử dụng nhà tiêu HVS vẫn
còn thấp. Thực trạng sử dụng nhà tiêu của cộng đồng người Dao ở Cao Bằng
cụ thể như thế nào, có khác cộng đồng người Dao ở những nơi khác hay
không. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân
tộc Dao. Để trả lời những vấn đề đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng và sử dụng nhà tiêu ở ngƣời dân tộc Dao tại một số xã thuộc huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”, với các mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng và sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã
thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng năm 2015.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người
dân tộc Dao tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng năm
2015.

3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường là toàn thể hoàn cảnh tự nhiên (đất, nước, không khí, ánh
sáng, vi sinh vật…), hoàn cảnh xã hội (phong tục tín ngưỡng, sinh hoạt, văn
hóa, nghề nghiệp, gia đình,…) tạo thành những điều kiện sống bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe con người [14].
1.1.2. Định nghĩa về sức khỏe
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là trạng thái thoải mái cả
về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh
hay tật.” [14] 1.1.3. Khái niệm sức khỏe môi trường
Sức khỏe môi trường là “Trạng thái sức khỏe của con người liên quan
và chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh” [14].
1.1.4. Khái niệm về nhà tiêu
– Nhà tiêu là hệ thống thu nhận, xử lý tại chỗ phân và nước tiểu của con
người. Việc sử dụng nhà tiêu HVS và xử lý phân đúng kỹ thuật sẽ là thay đổi
theo chiều hướng tốt mô hình bệnh tật ở nông thôn cũng như cải thiện được
môi trường đang ngày một ô nhiễm [14].
– Nguyên tắc xử lý phân: tập trung, cách ly, biến thành vô hại và không làm ô
nhiễm môi trường đất – nước- không khí.
– Yêu cầu đối với một nhà tiêu HVS [14]:
+ Không làm nhiễm bẩn đất xung quanh
+ Không làm nhiễm bẩn các nguồn nước dùng để ăn uống và sinh hoạt
+ Không có mùi hôi thối, không làm hấp dẫn côn trùng
+ Không để cho ruồi nhặng tiếp xúc với phân
+ Vị trí xử lý phân phải sạch sẽ, dễ thoát nước, kín
4

+ Dễ sử dụng bảo quản và dễ sửa chữa
+ Phương pháp xử lý đơn giản, giá thành hạ
+ Phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán từng địa phương
+ Được người dân chấp nhận và tham gia.
1.2. Thực trạng sử dụng nhà tiêu
1.2.1. Tầm quan trọng của việc xử lý phân và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
Nhu cầu bài tiết của con người không thể thiếu được trong sự sống của
mình. Với lượng phân người hàng ngày thải ra môi trường là hàng chục ngàn
tấn đã và đang góp phần làm ô nhiễm môi trường ở các mức độ khác nhau.
Việc quản lý, thu gom và xử lý không HVS sẽ là hiểm họa của rất nhiều bệnh
tật đối với con người. Mặt khác trong phân người chứa rất nhiều mầm bệnh
gây nguy hiểm cho sức khỏe của cộng đồng (trên 50 loại vi khuẩn gây bệnh
có trong phân người), nếu không được thu gom và xử lý HVS sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường xung quanh và gây nên
nhiều loại bệnh tật trong đó có bệnh tiêu chảy, giun sán, ngoài da, phụ khoa,
mắt và các bệnh khác. Trên toàn thế giới hàng năm có gần 2 tỷ người bị lây
nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun đũa, giun tóc và giun móc) [51]. Chỉ
tính riêng bệnh tiêu chảy cũng chiếm 4,1% gánh nặng bệnh tật và gây tử vong
cho 1,8 triệu người mỗi năm trên toàn cầu (tính cả bệnh tả). Ước tính, 88%
trường hợp này qui cho việc sử dụng nước không an toàn, thiếu nhà tiêu HVS
và hành vi vệ sinh kém [27]. Ở Việt Nam, ước tính các bệnh liên quan tới
nước và vệ sinh chiếm 7,5% gánh nặng bệnh tật [9].
Môi trường nước là trung gian lây truyền các mầm bệnh, đặc biệt là các
bệnh lây truyền theo đường phân – miệng và có thể gây ra những vụ dịch lớn
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Sử dụng nước sinh hoạt và nhà tiêu
không HVS làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật của người dân và ảnh hưởng trực tiếp
đến môi trường sống của cộng đồng. Nước bị nhiễm phân được phát hiện qua
5

việc xét nghiệm nước tìm thấy sự có mặt của các vi khuẩn đường ruột, đặc
biệt là Escherichia Coli. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long việc sử dụng loại
cầu tiêu ao cá đã gây ô nhiễm nặng nề cho tất cả các nguồn nước bề mặt.
Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường sống là đất. Các
thành phần vật lý, hóa học của đất liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con
người. Đất là nơi trồng trọt, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm hàng
ngày của con người. Môi trường đất bị ô nhiễm do quản lý phân người không
tốt có thể thông qua nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày, bụi bặm hoặc qua
tay của người nhiễm bẩn không rửa để gây bệnh cho con người [23].
Tình trạng quản lý phân người không tốt trong đó có việc sử dụng các
loại nhà tiêu không HVS hay không sử dụng nhà tiêu ở một số HGĐ đã gây ô
nhiễm đất, nước, không khí, làm cho ruồi nhặng phát triển, phát tán các loại vi
sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
cộng đồng.
Bên cạnh đó, ở các vùng nông thôn, tập quán sử dụng phân người trong
sản xuất nông nghiệp đã có từ xa xưa và cho đến nay ở nhiều vùng vẫn còn
sử dụng. Phân người có đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển
và có thể thay thế được nhiều loại phân bón hóa học khác. Sử dụng phân
người để làm phân bón cho cây trồng vừa tiết kiệm được đầu tư sản xuất, vừa
tránh được thoái hóa đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng phân người
chưa được xử lý đúng lại là một trong những nguồn ô nhiễm nhất là mối nguy
hại trực tiếp cho sức khỏe của người nông dân và lan truyền các mầm bệnh
nguy hiểm cho cộng đồng. Theo kết quả nghiên cứu tại Thái Nguyên của
Hoàng Anh Tuấn cho thấy số hộ gia đình có sử dụng phân để bón ruộng và
hoa màu là 90,2%, trong đó số HGĐ sử dụng phân ủ chỉ có 17,1% [54]. Theo
nghiên cứu khác của Hoàng Thị Thu Hà cho thấy số HGĐ sử dụng phân để
6

bón ruộng chiếm tỉ lệ 49% lại rơi vào những HGĐ không có nhà tiêu hoặc có
nhà tiêu nhưng không HVS, còn đối với các HGĐ có nhà tiêu HVS thì 100%
không sử dụng phân bón ruộng [54].
Việt Nam là một nước nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có
nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều bất kỳ mùa
nào cũng có khả năng làm cho mầm bệnh là trứng giun sán có khả năng phát
triển. Như vậy ở đất, nước, không khí, thực phẩm đều có mặt của các loại ký
sinh trùng gây bệnh đường ruột cho người. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng
nhà tiêu HVS, quản lý và xử lý phân còn nhằm mục đích làm giảm sự ô
nhiễm môi trường và giảm sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người
dân.
Trong thời gian qua Việt Nam đang gặp phải những thách thức rất lớn
trong việc khống chế các dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Để hạn
chế được tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm tỉ lệ mắc bệnh, dịch liên quan
đến phân, nước, từng bước cải thiện và nâng cao sức khỏe cộng đồng cần tập
trung đẩy mạnh các hành vi vệ sinh cá nhân và đặc biệt là quản lý tốt các
nguồn phân thông qua việc xây dựng và sử dụng các loại nhà tiêu HVS cũng
như sử dụng phân đúng cách trong sản xuất nông nghiệp.
1.2.2. Những quy định của nhà tiêu hợp vệ sinh
1.2.2.1.Những quy định chung
Tiêu chuẩn ngành về nhà tiêu HVS theo quyết định 08/2005/QĐ- BYT
ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế (BYT) [11] và theo thông
tư số 27/2011/TT – BYT ngày 24/6/2011 quy định bốn loại nhà tiêu HVS bao
gồm: nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà
tiêu thấm dội nước và nhà tiêu tự hoại dùng cho HGĐ. Các nhà tiêu này được
quy định là loại nhà tiêu HVS về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau:
7

a) Cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp
xúc với người, động vật và côn trùng.
b) Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (vius, vi
khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung
quanh.
Các nội dung, quy định này quy định tình trạng vệ sinh của nhà tiêu.
Các yêu cầu về thiết kế, vật liệu, kích thước, kĩ thuật xây dựng, độ bền và các
khía cạnh khác của nhà tiêu tuân theo hướng dẫn của BYT. Quy định này áp
dụng để kiểm tra, giám sát, đánh giá và phân loại tình trạng vệ sinh của các
loại nhà tiêu HVS được quy định trong quyết định này. Một số loại nhà tiêu
HVS như:
Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ: là nhà tiêu có hai ngăn kín, ở một thời
điểm chỉ sử dụng một trong hai ngăn, có cả phân và tro trong ngăn sử dụng
(nước tiểu tách riêng). Khi một trong hai ngăn đầy sẽ được đậy kín để ủ,
thường ủ ít nhất 6 tháng trước khi được dùng làm phân bón ruộng.
Nhà tiêu tự hoại: là nhà tiêu đảm bảo tốt nhất quá trình thu gom phân,
cô lập và tái sinh phân với các ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Loại nhà
tiêu này đảm bảo tốt nhất và không gây ô nhiễm môi trường. Các nhà ven
sông cần sử dụng loại nhà tiêu này để hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Tuy
nhiên loại này tương đối đắt tiền [11].
8

Nhà tiêu thấm dội nước: là nhà tiêu đơn giản được sử dụng phổ biến ở
vùng nông thôn. Nhà tiêu gồm phần nhà xí có tường bao quanh, bệ có hố, ống
xi phông để tạo hút nước và ống dẫn phân. Bể chứa phân có một ngăn, trên
thành hố có lỗ thấm để cho nước dư thừa từ hố thấm lọc qua lớp đất xung
quanh làm sạch chất ô nhiễm. Sử dụng loại nhà tiêu này cần phải dội nước
cho mỗi lần đi vệ sinh để đưa phân xuống hố và tạo nút nước chống mùi hôi.
Nhưng không nên dùng loại nhà tiêu này ở vùng trũng, dễ ngập nước hay
vùng khan hiếm nước.
Nhà tiêu chìm có ống thông hơi: là loại nhà tiêu sử dụng vi khuẩn kị khí
để phân hủy phân. Sau khi đi vệ sinh, phân người sẽ rơi xuống hố còn nước
tiểu được dẫn ra ngoài bằng rãnh thoát. Sau mỗi lần đi phân được ủ bằng chất
độn (tro bếp, mùn cưa, vôi bột hoặc đất bột). Chất độn sẽ làm khô phân, tạo
môi trường không thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh. Ống thông hơi góp phần
giảm mùi hôi trong nhà tiêu, thoát nhanh hơi nước trong hố phân và khống
chế ruồi nhặng. Loại nhà tiêu này có ưu điểm chi phí rẻ, dễ sử dụng và bảo
quản đặc biệt thích hơp cho những HGĐ có hạn chế về nước dùng. Tuy nhiên
có nhược điểm là vẫn còn mùi khó chịu, có thể làm ô nhiễm nguồn nước và
không sử dụng được ở nơi đất chật, người đông, vùng ngập nước.
9

Tiêu chuẩn vệ sinh theo quyết định số 08/2005/QĐ-BYT do BYT ban
hành lần đầu tiên ngày 11/3/2005 [11] gồm có bốn loại nhà tiêu HVS là nhà
tiêu hai ngăn, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu chìm có ống
thông hơi. Nhà tiêu Bioga cũng là một dạng của nhà tiêu tự hoại, nên cũng
được xếp là nhà tiêu HVS. Nhà tiêu bể khí sinh học Bioga dùng để lưu trữ và
phân hủy chất thải của con người, vật nuôi đồng thời tạo ra khí sinh học từ
quá trình phân hủy kị khí chất thải. Loại nhà tiêu này có ưu điểm sạch sẽ, dễ
cọ rửa, không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra nó còn tạo nguồn nguyên
liệu để HGĐ sử dụng thay thế cho chất đốt. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là
chi phí đầu tư ban đầu lớn và đòi hỏi khối lượng phân đầu vào phải đủ
ngưỡng và cần bổ sung liên tục nên chỉ có thể thích hợp cho các HGĐ sử
dụng chăn nuôi với mô hình lớn.
1.2.2.2.Những quy định về xây dựng, sử dụng và bảo quản đối với các loại
nhà tiêu [11], [13] * Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ
Quy định về xây dựng:
a) Tường ngăn chứa phân kín, không bị rò rỉ, thấm nước
b) Cửa lấy mùn phân được trát kín bằng vật liệu không thấm nước
10

c) Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu
d) Có nắp đậy hai lỗ tiêu
e) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa
f) Ống thông hơi (đối với nhà tiêu hai ngăn có ống thông hơi) có đường
kính ít nhất 9cm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 40cm và có lưới chắn
ruồi.
Quy định về sử dụng và bảo quản:
a) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác
b) Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu hoặc cho vào dụng cụ chứa có đậy nắp
c) Không có mùi hôi thối
d) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu
e) Không sử dụng đồng thời hai ngăn
f) Có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu
g) Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước (nếu có) và dụng cụ chứa
nước tiểu
h) Không lấy phân trong ngăn ủ ra trước 6 tháng
i) Lỗ tiêu ngăn đang sử dụng luôn được đậy kín, ngăn ủ được trát kín
* Nhà tiêu chìm có ống thông hơi [11] Quy định về xây dựng:
a) Không xây dựng ở nơi thường bị ngập úng
b) Cách nguồn nước ăn uống sinh hoạt từ 10m trở lên
c) Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nươc tiểu
d) Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm
e) Có nắp đậy lỗ tiêu
f) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa
g) ống thông hơi có đường kính ít nhất 9cm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất
40cm và có lưới chắn ruồi.
11

Quy định về sử dụng và bảo quản:
a) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác
b) Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu
c) Không có mùi hôi thối
d) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu
e) Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước nước tiểu
f) Lỗ tiêu thường xuyên được đậy kín.
* Nhà tiêu thấm dội nước [13] Quy định về xây dưng:
a) Không xây dựng ở nơi thường bị ngập úng
b) Cách nguồn nước ăn uống sinh hoạt từ 10m trở lên
c) Bể chứa phân không bị lún, sụt, thành bể cao hơn mặt đất ít nhất 20cm
d) Nắp bể chứa phân được chát kín, không bị rạn nứt
e) Mặt sàn nhà tiêu phẳng nhẵn, không đọng nước
f) Bệ xí có nút nước
g) Nước từ bể chứa phân hoặc đường dẫn phân không thấm, tràn ra mặt
đất
Quy định chung về bảo quản:
a) Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy
b) Không có mùi hôi thối
c) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác
d) Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ
chứa giấy bẩn có nắp đậy
e) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu
f) Bệ xí sạch, không dính, đọng phân
g) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa
* Nhà tiêu tự hoại [13] 12

Quy định về xây dưng:
a) Bể xử lý gồm 3 ngăn
b) Bể chứa phân không bị lún, sụt
c) Nắp bể chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt
d) Mặt sàn nhà tiêu phẳng nhẵn, không đọng nước
e) Bệ xí có nút nước
f) Có ống thông hơi
Quy định về sử dụng và bảo quản
a) Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy
b) Không có mùi hôi thối
c) Nước từ bể xử lý chảy vào cống hoặc hố thấm, không chảy tự do ra
xung quanh
d) Sàn nhà tiêu sạch, không có rêu trơn, giấy, rác
e) Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ
chứa giấy bẩn có nắp đậy
f) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu
g) Bệ xí sạch, không dính, đọng phân
h) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa.
1.2.3.Thực trạng sử dụng nhà tiêu trên thế giới
Theo báo cáo đánh giá tỷ lệ bao phủ nhà tiêu HVS của WHO năm 2002
vẫn còn 42% dân số thế giới (2,6 tỷ người) không được tiếp cận với nhà tiêu
HVS ở các thành phố của Châu Phi và Châu Đại Dương là thấp nhất, Châu
Mỹ Latinh, vùng Caribe và Châu Á có phạm vi bao phủ cao hơn. Châu Âu và
Bắc Mỹ có phạm vi bao phủ cao nhất. Tại Châu Á, các nước đang phát triển,
tỷ lệ dân số sử dụng nhà tiêu dội nước tăng nhanh hơn so với các khu vực
khác (43,5%). Khoảng ½ dân số của các thành phố thuộc Châu Đại Dương sử
dụng nhà tiêu tự hoại trong khi tỷ lệ này tại các thành phố lớn của Châu Mỹ
13

Latinh và vùng Caribê là ¼. Tại Châu Phi nhà tiêu tự hoại rất phổ biến, nhưng
tỷ lệ dân số sử dụng nhà tiêu đào hố (22,4%) hoặc nhà tiêu chìm có ống thông
hơi (13,6%) cao hơn Châu Á và Thái Bình Dương [71].
Theo thống kê của Salabh International, một tố chức phi chính phủ
chuyên tài chợ cho các chương trình dịch tễ, thì ngay tại Ấn Độ có tới 700
triệu người dân không có nhà tiêu. Tình trạng này dẫn đến họ phải “loại bỏ”
cặn bã trong cơ thể bừa bãi ngoài môi trường, một điều kiện thuận lợi cho
bệnh tật lây lan. Phụ nữ phải hứng chịu nhiều bất tiện hơn khi không có nhà
tiêu, vì họ phải “đi” vào lúc trước hoặc sau khi mặt trời lặn.
Theo chương trình môi trường Liên Hợp Quốc, có tới 2,4 tỷ người trên
toàn thế giới không có nhà tiêu. Chính vì thế nguồn gây ô nhiễm nước chủ
yếu ở các nước đang phát triển là phân người. Tình trạng này tạo điều kiện
cho vi khuẩn, kí sinh trùng và virus xâm nhập vào nước uống và gây bệnh. Ở
các con sông lớn tại Châu Á lượng vi khuẩn nguy hiểm có nguồn gốc từ phân
người cao gấp 50 lần mức cho phép của WHO. Do thiếu nhà tiêu sạch sẽ, trẻ
em tại các vùng nông thôn ở các nước đang phát triển rất dễ bị mắc các bệnh
đường tiêu hóa và truyền nhiễm [62].
Để cải thiện tình hình sử dụng nhà tiêu HVS còn thấp trên thế giới,
ngày 19 tháng 11 năm 2001, Hội Nhà vệ sinh Thế giới (World Toilet
Organization – WTO) đã được thành lập tại Singapore, đất nước sạch nhất
hành tinh, với sự tham gia của các tổ chức có liên quan đến vệ sinh từ hơn 20
nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Philipine,… nhằm
nâng cao nhận thức và mối quan tâm của các tổ chức và các quốc gia về vệ
sinh, cũng như tăng cường hợp tác, giúp đỡ để cải thiện vấn đề vệ sinh toàn
cầu [23].

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *