LVTN-8673_Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch tỉnh Bình Định

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
——————————-

ISO 9001:2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH : VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Bính

HẢI PHÒNG – 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
———————————–

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA
ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)

Sinh viên Nguyễn Thị Hải Yến
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Bính

HẢI PHÒNG – 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
————————————–

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến Mã SV: 1412402078
Lớp : VH1801 Ngành: Việt Nam học (Văn hóa du lịch)
Tên đề tài: Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch
tỉnh Bình Định

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI

1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt
nghiệp
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………

2. Các tài liệu, số liệu cần thiết
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Họ và tên : Nguyễn Văn Bính
Học hàm, học vị : Ts
Cơ quan công tác : Trường Đại học Quản lý và công nghệ Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn: Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển du
lịch tỉnh Bình Định
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 20 tháng 03 năm 2019
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 12 tháng 06 năm 2019
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên

Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Hải Yến Ts Nguyễn Văn Bính

Hải Phòng, ngày 12 tháng 06 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG

GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giảng viên: Ts Nguyễn Văn Bính
Đơn vị công tác:
Trường Đại học Quản lý và công nghệ Hải Phòng
Họ và tên sinh viên:
Nguyễn Thị Hải Yến Chuyên ngành: Văn hóa du lịch
Đề tài tốt nghiệp:
Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển du lịch tỉnh
Bình Định
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong
nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…)
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp
Được bảo vệ
Không được bảo vệ
Điểm hướng dẫn

Hải Phòng, ngày 12 tháng 06 năm 2019

Giảng viên hướng dẫn

Ts Nguyễn Văn Bính

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
……………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ – GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH
SỬ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH. …………………………………………………….. 5
1.1. Văn hóa …………………………………………………………………………………………. 5
1.1.1 Các khái niệm về văn hóa. ………………………………………………………………. 5
1.1.2 Vai trò là động lực phát triển kinh tế của văn hóa
……………………………….. 7
1.2. Lịch sử ………………………………………………………………………………………….. 8
1.2.1 Các khái niệm về lịch sử
………………………………………………………………… 8
1.2.2.Vai trò của truyền thống lịch sử đối với kinh tế xã hội đương đại.
………… 9
1.3. Giá trị …………………………………………………………………………………………. 12
1.3.1 Giá trị xã hôi. …………………………………………………………………………….. 12
1.3.2. Giá trị văn hóa. …………………………………………………………………………. 13
1.4.Du lịch………………………………………………………………………………………….. 14
1.4.1 Khái niệm về du lịch
…………………………………………………………………….. 14
1.4.2 Giá trị của văn hóa là nền tảng trong phát triển du lịch. …………………….. 16
1.4.3 Văn hóa du lịch là sự đòi hỏi khách quan trong giai đoạn phát triển hiện
nay. …………………………………………………………………………………………………… 17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH
SỬ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LICH BÌNH ĐỊNH. ……………………………………….. 21
2.1. Giới thiệu chung về Bình Định ………………………………………………………… 21
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Bình Định …………………………. 22
2.1.2. Vị trí địa lý ………………………………………………………………………………… 24
2.1.3. Điều kiện tự nhiên ………………………………………………………………………. 26
2.1.4. Điều kiện kinh tế – xã hội …………………………………………………………….. 27
2.2- Tiềm năng và sự phát triển du lịch Bình Định ……………………………………. 29
2.2.1- Tài nguyên du lịch nhân văn…………………………………………………………. 29
2.2.1.1- Các di tích lịch sử văn hóa ….
…………………………………………………….. 29
2.2.1.2. Các di tích lịch sử tôn giáo ………………………………………………………… 34

2.2.1.3. Các lễ hội………………………………………………………………………………… 35
2.2.1.4. Các lảng nghề truyền thống. ………………………………………………………. 37
2.2.1.5. Văn hóa ẩm thực.
……………………………………………………………………… 38
2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên. …………………………………………………………. 40
2.3. Thực trạng du lịch Bình Đinh. …………………………………………………………. 42
2.3.1. Các hoạt động lễ hội. (lễ hội Đống Đa, lễ hội Chợ Gò, lễ hội Đỗ giàn…).
…………………………………………………………………………………………………………. 42
2.3.2. Các hoạt động du lịch làng nghề truyền thống. ………………………………… 43
2.2.3. Hoạt dộng du lịch sinh thái. ………………………………………………………….. 44
2.2.3.1.Cồn Chim Đầm Thị Nại
……………………………………………………………… 45
2.2.3.2.Hầm Hô …………………………………………………………………………………… 45
2.2.3.3. Đầm Trà Ổ
………………………………………………………………………………. 46
2.2.3.4. Suối nước nóng Vĩnh Thạnh ………………………………………………………. 46
2.2.3.5. Suối nước nóng Phù Cát ……………………………………………………………. 47
2.4. Đánh giá chung……………………………………………………………………………… 47
2.4.1. Những kết quả qua hoạt động du lịch. ……………………………………………. 47
2.4.1.1. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư về du lịch trong nước
và quốc tế. ………………………………………………………………………………………….. 48
2.4.1.2. Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch
trọng điểm, các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh. ………………….. 50
2.4.1.3. Đánh giá nguồn nhân lực. ………………………………………………………….. 52
2.4.1.4.Công tác giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh
thái, bảo đảm phát triển du lịch bền vững. ……………………………………………….. 52
2.5: Kết quả cụ thể về kinh tế – Xã hội do du lịch mang lại. ……………………….. 53
2.5.1: Kết quả về kinh tế..
……………………………………………………………………… 53
2.5.2. Kết quả về xã hội
………………………………………………………………………… 53
2.5.3. Những mặt cần khắc phục. …………………………………………………………… 54
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ LỊCH
SỬ VĂN HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH . …………….. 59

3.1. Các định hướng phát triển du lịch thông qua các giá trị văn hóa lịch sử tỉnh
Bình Định
…………………………………………………………………………………………… 59
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch qua khai thác các yếu tố văn hóa lịch sử
tỉnh Bình Định.
……………………………………………………………………………………. 59
3.1.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch qua các giá trị văn hóa, lịch sử
tiêu biểu. ……………………………………………………………………………………………. 62
3.2. Những đề xuất cụ thể nhằm khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát
triển du lịch tỉnh Bình Định
…………………………………………………………………… 65
3.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý về du lịch. …………………………………………. 65
3.2.1.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển du lịch qua các giá trị văn
hóa,lịch sử. …………………………………………………………………………………………. 65
3.2.1.2. Các cơ sở, đơn vị du lịch. ………………………………………………………….. 70
3.2.1.3. Chính quyền địa phương
……………………………………………………………. 71
3.2.2. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu tư phát triển. ………………….. 72
3.2.2.1. Giải pháp về đầu tư phát triển …………………………………………………….. 72
3.2.3. Giải pháp về sản phẩm.
………………………………………………………………… 74
3.2.3.1. Đầu tư xây dựng các tuyến, điểm du lịch quan trọng của tỉnh, phát triển
và đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch. ……………………………………….. 74
3.2.3.2. Đầu tư đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch
. 75
3.2.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực…………………………………………… 76
3.2.5. Giải pháp về bảo tồn di sản
…………………………………………………………… 77
3.2.6. Giải pháp về đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch. …………………………… 79
3.3. Xây dựng một số chương trình du lịch, tour văn hóa lịch sử tiêu biểu để phát
triển du lịch tỉnh Bình Định.
………………………………………………………………….. 81

Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

1

LỜI CẢM ƠN

Là một sinh viên, được làm đề tài khóa luận tốt nghiệp thực sự là một
vinh dự đối với em. Để hoàn thành khóa luận này đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của
bản thân cũng như sự giúp đỡ của giáo viên cùng sự cổ vũ động viên to lớn của
gia đình và bạn bè.
Trong quá trình làm khóa luận em đã nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận
tình của Tiến sĩ Nguyễn Văn Bính. Em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
thầy. Đồng thời em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ, ủng hộ em trong suốt quá trình để em co thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Tuy nhiên, do kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế và thời
gian nghiên cứu ngắn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Hải Yến

Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

2

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử truyền thống với hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước, đồng thời có truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc
dân tộc. Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã và đang trở thành xu
hướng phổ biến của du lịch toàn thế giới. Hơn nữa, du lịch văn hóa còn được
xem là sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển. Với nền tảng và qui mô
phát triển không lớn, các nước đang phát triển không có thế mạnh xây dựng
những điểm du lịch đắt tiền, những trung tâm giải trí tầm cỡ và hiện đại, đồ sộ
như các nước phát triển, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa
dạng trong bản sắc dân tộc, đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội.
Đối với nước ta, du lịch văn hóa cũng được xác định như một trong những
loại hình du lịch đặc thù, có thế mạnh và tiềm năng phát triển lớn, thu hút nhiều
khách du lịch quốc tế. Trong Nghị quyêt đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu rõ:”
Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đát nước theo
hướng du lịch văn hóa, sinh thái, môi trường; xây dựng các chương trình và cac
điểm hấp dẫn du lịch về văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh”
Bình Định là một tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như nhân văn
đa dạng và phong phú. Hiện nay loại hình du lịch văn hóa là thế mạnh của du
lịch tỉnh nhà. Với 231 di tích trong đó có 33 di tích lịch sử – văn hóa được xếp
hạng cấp quốc gia, 50 di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh đã tạo nên
nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn du khách như: tháp chăm, Bảo tàng
Quang Trung, Võ cổ truyền, ẩm thực…Bình Định cũng được mệnh danh là “Đất
võ trời văn”, nơi sản sinh nhiều anh hùng hào kiệt, nơi sinh ra hoặc trưởng thành
của nhiều nhà văn hóa, nhà cách mạng lớn của dân tộc. Bình Định còn tự hào là
cái nôi của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, quê hương của người anh
hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ, quê hương của các loại hình nghệ
thuật truyền thống như Tuồng, Bài Chòi… Cộng thêm vào đó là các điều kiện về
Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

3

vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở vật chất, công tác tổ chức quản lý được các Cấp, các
Ngành quan tâm đầu tư phát triển.
Nhìn chung đã có nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch nhưng hầu hết đều
ở qui mô nhỏ lẻ, tự phát, chưa có tính đồng bộ cao hoặc có những dự án lớn
nhưng vẫn còn trong tình trạng dang dở đang xây dựng và căn cứ vào tình trạng
thực tế việc khai thác sản phẩm du lịch cũng cho thấy sản phẩm du lịch văn hóa
ở đây còn đơn điệu, nghèo nàn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa mang tính
đặc trưng của địa phương làm hài lòng và thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của khách
du lịch, nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ, còn bỏ ngõ dẫn tới việc chưa thể
thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến Bình Định. Căn cứ vào nghiên
cứu thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, là sinh viên của trường Đại học
Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, khoa Du Lịch em đã lựa chọn đề tài “Khai
thác các giá trị văn hóa, lịch sử để phát triển du lịch tỉnh Bình Định” nhằm tìm
ra những định hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du
lịch văn hóa của tỉnh trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
– Đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa.
– Góp phần phát triển du lịch văn hóa Bình Định.
– Góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Tài nguyên du lịch văn hóa.
+ Di sản văn hóa Bình Định
+ Các tổ chức, quản lý, cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch văn hóa.
+ Tài liệu, thực tế các hoạt động du lịch văn hóa đang tồn tại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động khai thác sản
phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn các huyện, thành phố (Qui Nhơn, Tuy Phước,
Tây Sơn, An Nhơn).
Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

4

– Phạm vi về thời gian: Số liệu, tài liệu sẽ thu thập từ thời điểm (2005 đến
nay). Các định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh và các giải
pháp được đưa ra trong thời gian tới
4.Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
– Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh
– Phương pháp khảo sát thực địa
– Phương pháp điều tra xã hội học
5. Bố cục luận văn Luận văn
Gồm 119 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham
khảo, luận văn chia làm 3 chương:
– Chương 1: Một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa và các điều kiện
phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định.
– Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tỉnh Bình Định
– Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du
lịch văn hóa tỉnh Bình Định
6. Đóng góp của luận văn
– Hệ thống hóa giá trị các tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Bình Định.
– Qua khảo sát thực tế về hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh từ đó đánh
giá điểm mạnh, điểm yếu của du lịch văn hóa tỉnh Bình Định.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình
Định.

Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

5

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ – GIÁ TRỊ VĂN HÓA
LỊCH SỬ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
1.1. Văn hóa
1.1.1 Các khái niệm về văn hóa.
Lịch sử dạy rằng văn hóa luôn luôn là một điều kiện sống còn của dân tộc.
Không phải ngẫu nhien mà Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo đã nhấn mạnh
“Nước Đại Việt ta từ trước, vốn sinh nền văn hiến đã lâu” và ông khẳng đing
sức mạnh của nền văn hóa trong chiến tranh giả phóng đất nước “ Lấy đại nghĩa
thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Lịch sử chứng minh trong những
bước hiểm nghèo nhât của dân tộc, văn hóa luôn là sức mạnh phát huy tiềm
năng vô tận của nhân dân ta về trí tuệ, tài năng, tình cảm và ý chí… Văn hóa giữ
một vai trò hết sức quan trọng trên con đường phát triển và tiên bộ của các dân
tộc và loài người.
‘Văn hóa’ có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Trong tiếng Việt “văn hóa”
được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, trình độ văn hóa, lối sống
(nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển cuare một
giai đoạn ( văn hóa Đông Sơn)… Theo nghĩa rộng văn háo bao gồm tất cả, từ
những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đén tĩn ngưỡng, phong tục, lối sống, lao
động… Hầu như không có ranh giới rõ rệt giữa văn hóa và các lĩnh vực khác
trong đời sống xã hội. Vă hóa ở tác phong, thái độ khi tiếp xức của một cá thể,
cộng đồng khác, với thiên nhiên, với đồ vật, với công việc… Chính cách hiểu
rộng này, văn hóa mới là đối tượng đích thực của văn hóa học.
Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này trên thế giới cũng có hàng
trăm định nghĩa khác nhau. Ta co thể đưa ra một vài định nghĩa tiêu biểu về văn
hóa như sau:
Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đaih của dân tộc rất quan tâm tới vấn đè văn
hóa. Người định nghĩa văn hóa theo một cách rất riêng:” Vì lẽ sinh tồn cũng
như vì mục đích sống của loài nười mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ
viêt, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáp, văn học, nghệ thuật, những công cụ
Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

6

cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
UNESCO nhìn nhận “Văn hóa” với ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này: Đó
là một phức thể – tổng thể các đặc trưng – diện mạo về tinh thần, vật chất, trí
thức và tình cảm… khắc họa lên bản sắc của một cộng dồng gia đình, xóm, làng,
vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn
chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…
Khái niệm “Văn hóa” theo nghĩa hẹp của UNESCO: “ Văn hóa” là một
tổng thể những hệ thống biểu trưng (kí hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp
trong một cộng đồng, khiến côn gj đồng ấy có đặc thù riêng.
Với Tylor, lần đầu tiên văn hóa có một định nghĩa.”Văn hóa hiểu theo
nghĩa rộng nhất của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng vầ tập quán khác mà con
người co được với tư cách là mọt thành viên của xá hôi”.
Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm:” Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã
hội”.
Hội nghị lần thứ 4 BCHTW K7 cũng khẳng định: Văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, động lực phát triển kinh tế xã hội, là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội. Khái niệm này là sát với đề tài nghiên cứu nhất. Bởi trong bối cảnh
phát triển kinh tế xã hội hiện nay, văn hóa đóng góp vai trò điều tiết tinh thần,
góp phần khai thác các nhân tố tích cực trong nền kinh tế thị trường. Văn hóa
góp phần thúc đẩy kinh tế vì văn hóa tham gia vào các sản phẩm mang hàm
lượng trí tuệ cao. Văn hóa gắn liền với sự phát triển xã hội, là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội.
Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

7

1.1.2 Vai trò là động lực phát triển kinh tế của văn hóa
Với vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa có
khả năng to lớn khơi dậy, nhân lên mọi tiềm năng, sức sáng tạo của con người,
tạo ra nguồn lực nội sinh quyết định sự phát triển của đời sống xã hội. Đặc biệt,
trong thời đại ngày nay, nguồn gốc của sự giàu có và phát triển toàn diện của
một đất nước không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, vốn kỹ thuật, mà yếu tố ngày
càng trở nên quyết định chính là nguồn lực con người, là tiềm năng và năng lực
sáng tạo của con người. Kinh tế tri thức thời kỳ mới của sự phát triển xã hội hiện
nay bắt nguồn từ chính đặc điểm này. Tiềm năng, năng lực của con người không
nằm ở đâu khác, mà nằm ngay trong văn hóa và do chính văn hóa trực tiếp tạo
nên trong trí tuệ đạo đức tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh, sự thành thạo, tài năng
của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Chính vì khẳng định văn hóa là động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội nên trong những năm đổi mới vượt qua những hạn chế,
thiếu sót đã từng xảy ra trước đây (chỉ nhấn mạnh một trong hai yếu tố đó hoặc
không biết kết hợp chúng với nhau), Đảng ta thường xuyên nhấn mạnh vai trò
của cả hai động lực: kinh tế và tinh thần và chỉ ra yêu cầu phải biết “kết hợp
động lực kinh tế với động lực tinh thần” vì cả sự tăng trưởng kinh tế và sự phát
triển văn hóa – xã hội.
Là động lực của sự phát triển, văn hóa còn thể hiện ở khả năng điều tiết,
điều chỉnh các khuynh hướng, chiều hướng phát triển của xã hội và con người,
hướng sự vận động tới cái tích cực, tiến bộ, nhân văn và hạn chế những biểu
hiện tiêu cực thoái hóa, biến chất, đen tối… dẫn tới kìm hãm và thậm chí, sự tàn
phá, xuống cấp của một xã hội, đặc biệt trong những điều kiện mới của nền kinh
tế vận hành theo cơ chế thị trường. Vai trò điều tiết, điều chỉnh này thông qua
các chuẩn mực mà văn hóa đã xác định, bằng việc định hướng giá trị đối với con
người và cộng đồng.
Trong sự liên hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau giữa các hoạt động rất đa
dạng của đời sống, cần phải hiểu rằng, văn hóa vừa là một thành tố gắn bó
Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

8

khăng khít vừa là thước đo trình độ phát triển của các lĩnh vực khác và của toàn
xã hội. Do đó, với tư cách là mục tiêu của sự phát triển, văn hóa thể hiện trình
độ phát triển ngày càng cao của con người và của xã hội.
Trong các lý thuyết về phát triển, một quan niệm được khẳng định hiện
nay, là coi mục tiêu phát triển phải thể hiện ở sự nâng cao chất lượng sống của
con người với đảm bảo sự hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa
mức sống cao với lối sống và nếp sống đẹp, không chỉ cho thiểu số mà phải cho
đại đa số quần chúng và người lao động. Để đạt được mục tiêu đó, nhất thiết
phải có sự phát triển cao về kinh tế, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, song chỉ như thế
thì chưa đủ và sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu chỉ lo tăng trưởng kinh tế, coi tăng
trưởng là sự phát triển xã hội và làm tất cả với bất kỳ giá nào vì sự tăng trưởng
đó, dù phải hy sinh về mặt văn hóa, xã hội, hy sinh và phá hoại sự phát triển
phẩm giá con người. Trong những trường hợp như thế, có tăng trưởng nhưng
không có phát triển, trái lại là sự “phản phát triển”.
Từ vị trí của văn hóa là mục tiêu của sự phát triển cần phải nắm chắc mối
quan hệ giữa kinh tế với văn hóa, văn hóa với kinh tế, trong đó đặc biệt chú ý
luận điểm quan trọng trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5: “Xây dựng và
phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh,
con người phát triển toàn diện”.
Sự kết hợp kinh tế với văn hóa, văn hóa với phát triển đang là yêu cầu bức
xúc của tất cả các quốc gia, dân tộc hiện nay, đúng như nhận định của F.Mayor –
nguyên Tổng Giám đốc UNESSCO: Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát
triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất
cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của
nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều.
1.2. Lịch sử
1.2.1 Các khái niệm về lịch sử
Lịch sử là toàn bộ hoạt động của con người diễn ra trong quá khứ từ khi
xuất hiện cho đén nay, được con người ghi nhớ và truyền lại. Lịch sử là qáu khứ
Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

9

chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và là nguồn dữ liệu quý giá để đánh giá sự phát
triển ở hiện tại.
Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để
tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm nay.
Đó là hồn cốt, truyền tải những giá trị truyền thống, mà nếu không có lịch
sử không thể hiểu được vị trí của hiện tại, với ý nghĩa đó thì nếu lịch sử còn thì
văn hóa còn, và văn hóa còn thì dân tộc còn.
Lịch sử là sự trung thực của những sự thật khách quan và không ai có thể
chọn lịch sử, mà nhờ lịch sử nên con người và thời đại được định hình.
Bác Hồ của chúng ta đã chỉ rõ “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam”.
Theo đó, “Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta.
Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp
Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời”.

Lịch sử truyền tải những giá trị truyền thống giúp ta hiểu được vị trí của
hiện tại. Lịch sử là sự phản ánh trung thực của sự thật khách quan, không ai có
thể thay đổi lịch sử mà nhờ lịch sử con người và thời đại biến đổi để phù hợp
với hiện tại.
Lịch sử và cuộc sống là một quá trình phát triển biện chứng mà hôm nay
phải là sự kế thừa và phát triển của hôm qua và chuẩn bị cho hôm sau.
Về phương diện này, lịch sử là cả một kho tàng kinh nghiệm vô cùng
phong phú mà con người cần nhận thức để rút ra những bài học.
1.2.2.Vai trò của truyền thống lịch sử đối với kinh tế xã hội đương
đại.
“Ôn cố tri tân” là một nhu cầu của con người đã trưởng thành và có ý thức
được cuộc sống và vận mệnh của mình, luôn muốn vươn lên để nhận thức và cải
tạo thế giới.Vì thế, có thể khẳng định rằng, có lịch sử mới có tương lai. Lịch sử
dạy chúng ta tổ tiên ông cha ta đã lập quốc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc như thế
Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

10

nào, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Do đấy, đối với chúng ta, nếu không
quan tâm đến lịch sử là có tội với tổ tiên.
Theo đó, từ nhận thức dựng lại quá khứ tiến lên nhận thức bản chất của
lịch sử, để từ đó khám phá ra những đặc điểm và quy luật phát triển của lịch sử,
cung cấp những cơ sở khoa học để hoạch định con đường phát triển của mỗi
quốc gia, dân tộc cũng như của mỗi cộng đồng cư dân trên mọi lĩnh vực.
Vấn đề là liệu chúng ta có đủ bản lĩnh và trí tuệ để học một cách thực sự
và nghiêm túc tất cả các bài học lịch sử hay không thôi chứ bài học lịch sử nào
cũng đều hết sức quý giá.
Lịch sử là quá trình phát triển khách quan của xã hội loài người nói chung
cũng như của mỗi quốc gia, dân tộc.
Lich sử như một dòng chảy không ngừng từ khi con người xuất hiện, phát
triển liên tục đến ngày nay và cả mai sau.Lịch sử luôn giữ vai trò quan trọng
trong đời sống xã hội, trong kho tàng tri thức nhân loại cũng như trong mọi hoạt
động của con người, trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Sử học đáp ứng
một nhu cầu tự nhiên và ngày càng nâng cao của con người vì ai cũng cần biết
mình sinh ra từ đâu và quá khứ như thế nào. Chúng ta không thể hình dung được
sự tồn tại và phát triển của loài người nếu như chúng ta bị tách rời khỏi quá khứ
hoặc với cả một quá khứ mù mịt.
Nếu Lịch sử dân tộc ngừng chảy, hoặc chảy không mạnh, nó sẽ sinh ra
một thế hệ con người Việt Nam mới “vô thức”.Có thể nói đó như là những
người máy, không có quê hương, đất nước, gia đình, dòng họ, không có sự yêu
thương đùm bọc, chia sẻ, thêm vào đó là sẵn không có sự tôn trọng, thích thì
làm, không có trên có dưới, xem thường các đạo lý mà trước hết là đạo làm
người.
Những tri thức lịch sử trang bị cho chúng ta những kiến thức tinh hoa của
văn hóa nhân loại, của dân tộc để học hỏi, giao lưu, hội nhập. Xu hướng toàn
cầu hóa hiện nay đã làm cho các quốc gia dân tộc không phân biệt thể chế chính
trị xích lại gần nhau. Vì thế, muốn hội nhập phải nói rõ lịch sử dân tộc mình cho
Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

11

thế giới hiểu đúng. Đồng thời, nước ta là nước đang phát triển, cầnphải học hỏi
kinh nghiệm của các nước khác. Vì vậy, việc tìm hiểu lịch sử nước ngoài, nhất
là lịch sử các nước láng giềng trong khu vực, các nước lớn có quan hệ mật thiết
với chúng ta để hiểu họ và học hỏi tinh hoa văn hóa của họ là điều không thể
thiếu.
Kiến thức lịch sử có tác dụng to lớn trong giáo dục các thế hệ người Việt
Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ truyền thống, bản sắc dân tộc để không bị hòa tan khi
hội nhập với thế giới, khu vực. Lịch sử là bản thân những hoạt động xã hội loài
người, dân tộc trên tất cả các lĩnh vực với những biểu hiện muôn màu, muôn vẻ,
mà nhờ đó con người có thể đúc kết được các kinh nghiệm làm gương cho đời
sau.Những bài học kinh nghiệm của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc còn có ý
nghĩa sâu sắc trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay.
Vì vậy, muốn phát triển đất nước trong điều kiện hiện nay, phải hiểu sâu
sắc các bài học kinh nghiệm của quá khứ và phải biết sử dụng những hiểu biết
về lịch sử vào thực tiễn sinh động phong phú, đa dạng.
Không chỉ có vậy, lịch sử là cơ sở quan trọng bậc nhất để trang bị một hệ
thống kiến thức về cội nguồn dân tộc, về các thành quả xây dựng và bảo vệ đất
nước, về các giá trị tiêu biểu của truyền thống, văn hóa dân tộc và nhân loại để
từ đó, bồi dưỡng các giá trị của truyền thống của dân tộc, nhất là chủ nghĩa yêu
nước, ý chí độc lập tự cường, tinh thần nhân ái..; từ đó xây dựng phẩm chất và
bản lĩnh con người Việt Nam.
Lịch sử co vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục, hình thành
nhân cách, lòng yêu nước và sự hiểu biết, nhận thức về truyền thống dân tộc của
con người nói chung.
Lịch sử tạo niềm tin cho chúng ta qua các bằng chứng chứng xác thực
(không phải bằng mệnh lệnh).
Lịch sử cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu về cách xử lý
tình huống thông minh của người xưa trong cuộc sống, nhất là trong đấu tranh
bảo vệ Tổ quốc.
Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

12

Lịch sử giáo dục lòng yêu nước qua các tấm gương khắc phục khó khăn,
không ngại gian khổ, hy sinh, xả thân vì nước, thể hiện tinh thần “mình vì mọi
người”.Qua đó chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội, Tổ
quốc.
Lịch sử là bộ môn khoa học, về mặt văn hóa nó gắn liền với hình hài đất
nước đó là dòng sông, bến nước, sân đình, cây đa, giếng nước, lũy tre làng, là
gia đình, tổ tiên.
Lịch sử nuôi dưỡng thế hệ con người Việt Nam, giáo dục góp phần hình
thành cái tâm, tính, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, yêu thương đùm lẫn nhau, gắn
tình yêu gia đình, làng xóm với quê hương đất nước.
Tóm lại chính nhờ có lịch sử, truyền thống từ lâu đời đã rút ra những bài
học kinh nghiệm, đã tạo nên những tính cách, những con người quật cường,
không bao giờ bị khuất phục trước những thử thách khó khăn. Và đây cũng
chính là động lực quan trọng thúc đẩy làm kinh tế, đưa đất nước Việt Nam phát
triển kinh tê trong thời kì hội nhập.
1.3. Giá trị
Giá trị là một khái niệm xã hội có nghĩa là một vật chỉ có giá trị khi được
đem trao đổi giữa người với người, nhưng mặt khác trước khi trao đổi vật đó
phải được làm ra và như thế co nghĩa là phải có lao động. Trong những hoàn
cảnh và tự nhiên khác nhau, tất cả những yêu tố này đều tham gia vào việc xác
định giá trị.
Giá trị còn có ý nghĩa là một khái niệm trung tâm của khoa học.
Nền kinh tế là tập hợp các cơ sở vật chất và xã hội ở trình độ phát triển
nhất định, có nhiệm vụ tạo ra, thay đổi v à dịch chuyển tiêu thụ các giá trị ấy:
các giá trị ấy càng cao thì nền kinh tế ấy càng phát triển.
1.3.1 Giá trị xã hôi.
Giá trị xã hội là một khái niệm thuộc về văn hóa. Trước hết giá trị xã hội
được xem xét trong các mối quan hệ với tiêu chuẩn CRITCRION với chuấn mực
noum và giá trị value. Trong đó giá trị là các ao ước biểu hiện nhu cầu của cá
Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

13

nhân hay nhóm xã hội,biểu hiện nhu cầu của cá nhân hay nhóm xã hội trở thành
much đích hành động của cá nhân hay nhóm xã hội đó. Giá trị có vai trò định
hướng chung cho hành động.
Chuẩn mực là một bước cụ thể hóa của giá trị, là quy cách ứng xử, cách
thức hành xử của cá nhân hay của nhóm. Nó thể hiện thể chế thành văn (như luật
pháp), hay không thành văn (như phong tục tập quán).còn các tiêu chuẩn chính
là khuôn mẫu trong các tình huống cụ thể. Nó là cái gắn kết với thực tiễn vô
cùng đa dạng và phong phú trong đời sống xã hội. Dựa vào hai nhu cầu cơ bản
của đời sống con người chia thành hai lĩnh vực khác nhau
-giá trị vật chất: kinh tế, vật chất, giàu có, khỏe mạnh…
– Giá trị tinh thần: đạo đức, tâm linh, tri thức, học vấn…
1.3.2. Giá trị văn hóa.
Giá trị văn hóa là khái niệm của nhiều bộ môn khoa học khác nhau: toán
học, xã hội học, triết học, nghệ thuật, văn hóa học… do vậy trong mỗi bộ môn
khoa học, khái niệm này mang nhưng nội hàm khác nhau. ở đây chúng ta tiếp
cận văn hóa truyền thống để phát triển từ góc độ văn hóa học một bộ môn
nghiên cứu theo tính liên ngành thì giá trị văn hóa được hiểu theo những nghĩa
sau.
Thứ nhất, giá trị cũng như tập quán chuẩn mực tri thức đều là sản phẩm
do con người tạo ra. sản phẩm tinh thần – yếu tố cốt lõi của văn hóa- giá trị – giá
trị văn hóa là một hình thái của đời sống tinh thần. Nó phản ánh và kết tinh đời
sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần cuản con người.
Thứ hai, giá trị là thước đo chân lý: chân thiện mỹ của con người. Cho
nên giá trị ở đây là nói giá trị xã hội nó gắn bó mật thiết với hoạt động đời sống
của con người. Sự tồn tại và phát triển xã hội.
Giá trị văn hóa do con người tạo ra trong quá trình lịch sử. Nó có vai trò
định hưóng cho mục tiêu phát triển, điều chỉnh hành vi, định hướng hành động
của con người trong xã hội ấy.
Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

14

Cũng như văn hóa, giá trị được sản sinh trong mối quan hệ tự nhiên của
con người, mà giá trị nhân văn lại là đặc trưng cơ bản của văn hóa. Bởi trong
văn hóa thì giá trị nhân văn là coi trọng nhân phẩm con người và cuộc sống hạnh
phúc hiện thực thần thế của con người.
Khi đề cập đến giá trị văn hoa và nhân văn, người ta đề cập đến một loạt
các hệ thống giá trị của từng tầng lớp, từng dân tộc, từng đất nước khác nhau
mà có hệ giá trị văn hóa khác nhau: chẳng hạn Việt Nam hệ giá trị đề cao là lòng
yêu nước , cần cù tính cộng đồng, tập thể… nhưng phương Tây, hệ giá trị đề cao
là tính cá nhân, tự do, tự lập…
Từ việc nghiên cứu giá trị, giá trị văn hóa, đặc biệt văn hóa lịch sử mang
tính truyền thống chúng ta càng thấy tính cấp thiết và quan trọng của nó trong
việc phát triển xã hội đương đại. Đó là phương pháp luận cần được nghiên cứu
sâu đối với hệ du lịch để phát triển bảo tồn giá trị văn hóa đặc biệt quan trọng
này.
1.4.Du lịch
1.4.1 Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Theo C.Mac:’ Thước đo văn minh của một con người là sử
dungjkhoangr thời gin rỗi bổ ích. Do đó có thể hiểu du lịch là sử dụng thời gian
rỗi của con người vào việc tham quan, giao lưu văn hóa”.
Dưới con măt các nhà kinh tế, du lịch không vhir là một hiện tượng xã hội
đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt đọng kinh tế. Nhà kinh tế học Kalfiotis
cho rằng:’ Du lịch là sụ di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến
một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức , do đó tạo nên các hoạt
động kinh tế”.
Tóm lại “Du Lịch” được hiểu là :
+ Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao
Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

15

tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ
một số giá trị tự nhiê, kinh tế văn hóa và dịch vụ cho các cơ sở chuyeenn ghiệp
cung ứng.
+ Một số lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy
sinh trong qáu trin hf di chuyern và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian
rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức
khỏe nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Du lịch theo nguyên tiếng Hán là đi chơi có lịch trình, trong đó ‘du’ có
nghĩa là dong chơi, ngao du, còn ‘lịch’ có nghĩa là lịch trình,là sự sắp xếp về
thời gian. Chính vì nội dung này nên người ta mới co thể phân biệt du lịch được
với các hình thức rời khỏi nơi cư trú thường xuyên khác như đi du học, đi học
xa, làm xa…
Du lịch là một hoạt động xuất hiện từ rất lâu đời và hình thức ban đầu của
nó co lẽ là hình thức du mục, du canh, du cư đi tìm nguồn thức ăn trong tự nhiên
của người nguyên thủy, rồi đến các hoạt động đi khai phá tìm kiếm các vùng đất
lạ của các lãnh chúa thời phong kiến. Người ta thường coi Christophor
Columbur là người đầu tiê đi du lịch khi ông khám phá ra châu Mỹ. Ngày nay,
cá loại hình du lịch càng được đa dạng hóa , chuyên môn hóa để đáp ứng một
cách tốt nhất, đầy đủ nhất cho nhu cầu đi du lịch của du khách. Với sự phát
triển mọi mặt về đời sống kinh tế,xã hội, du lịch đã trở thành một nhu cầu quan
trọng của người dân nhiều nuơc trên thê giới. Muốn du lịch thực sự phát triển,
khách du lịch càng ngày đông hơn, thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ nhiều măt
của nhiều bên. Trước tiên là phải phát triển kinh tế của người dân vì kin h tế là
một phần tất yếu tạo nên hành trình du lịch. Sau đó là sự quản lý của nhà nước
về du lịch , tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường quảng cáo tuyên
truyền, thu hút khách của nhà nước, của các hãng lữ hành
Đối với nước talad một nước đang phát triển do vậy có thể nói một cách
khách quan là điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở đón tiếp khách, các dịch
vụ bổ sung và các loại hình du lịch như là du lịch mua sắm, du lịch tiêu dùng
Luận án tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Hải Yến

16

còn hạn chế. Nhưng been cạnh đó, nước ta có những điều kiện thuận lợi đó là tài
nguyên du lịch thên nhiên như rùng, biển của nước ta rất phong phú và co giá
trị, nước ta lai có bề dày lịch sử văn hóa với nhiều công trình kiến trúc tuy
không to lớn đồ sộ nhưng rất tinh tế, độc đáo, nước ta còn có rất nhiều phong tuc
tập quán đặc biệt có giá trị nhân văn sâu sắc. Đó chính là những điều kiện thận
lơi để nước ta phát triển thế mạnh của mình là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn
hóa, lịch sử. Đối với định hướng của Đảng va Nhà nước là phát triển văn hóa
tiên tiến đậm đà bản săc dân tộc cùng với việc đưa du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn thì việc phát triển du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa đang trở thành
điêm nóng, thành sự quan tâm của nhiều người , nhiều ngành.
1.4.2 Giá trị của văn hóa là nền tảng trong phát triển du lịch.
Theo Luật Du lịch ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2006: “Du lịch văn
hóa là hình thức du lich dựa vào bả săc dân tộc với sự tham gia của cộng đồng
nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa”. Du lịch văn hóa được xem là tổng thể của du
lịch – xem đso là một hiện tượng văn hóa nhằm thu hút khách ở các điểm du lịch
phải mang tính văn hóa.
Du lịch văn hóa dựa trên tài nguyên du lịch là các giá trị văn hóa của một
quốc gia, đó là giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Du lịch văn hóa chủ yếu
dựa vào nững sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những
phong tục tín ngưỡng … để tạo sức hút đói với khách du lịch bản địa và từ khắp
nơi trên thế giới.
Ngày nay, khi xác hội ngày càng phát triển con người ngày càng có nhu
cầu cao trong việc nâng cai trình độ văn hóa, trình độ hiểu biết cá nhân. Con
người cũng dùng thời gian rỗi của mình vào việc nghỉ ngơi tinh thần một cách
tích cực, có thể xem các triển lãm, tham quan các viện bảo tàng, ca hát, chơi các
loại nhạc cụ … đó là lí do du lịch văn hóa ngày càng phát triển.
Phần lớn các hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương – nơi lưu
trũ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các
nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *