10043_Hoạt động logistics của Việt Nam trong hợp tác tiểu vùng MêKông mở rộng (GMS)

luận văn tốt nghiệp

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRONG
HỢP TÁC TIỂU VÙNG MÊKÔNG MỞ RỘNG (GMS)

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Viết Thùy Linh
Lớp : Anh 15
Khóa : 44
Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trịnh Thị Thu Hƣơng

Hà Nội, tháng 05 năm 2009

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………………………………………..
1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC LOGISTICS TRONG TIỂU
VÙNG SÔNG MÊKÔNG MỞ RỘNG (GMS) ……………………………………………
4
I.
TIỂU VÙNG SÔNG MÊKÔNG MỞ RỘNG ………………………………….
4
1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của GMS …………………………..
4
2. Mối quan hệ GMS với ASEAN, các nước Đông Á và cộng đồng
quốc tế
…………………………………………………………………………………………………….
13
II. TÌNH HÌNH HỢP TÁC CHUNG TRONG GMS ……………………………
14
1. Về giao thông vận tải
………………………………………………………………..
14
2. Về năng lượng
…………………………………………………………………………
16
3. Về quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường
…………………………..
18
4. Về phát triển nguồn nhân lực
……………………………………………………..
19
5. Về thương mại và đầu tư …………………………………………………………..
20
6. Về du lịch
……………………………………………………………………………….
21
7. Về nông nghiệp ……………………………………………………………………….
23
III. TÌNH HÌNH HỢP TÁC VỀ LOGISTICS TRONG GMS ………………..
23
1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động hợp tác về logistics trong GMS. 23
2. Tình hình hợp tác về logistics trong GMS ……………………………………
25
2.1. Về cơ sở hạ tầng
…………………………………………………………………
25
2.2. Về thể chế chính sách
………………………………………………………….
29
2.3. Về người cung cấp dịch vụ
…………………………………………………..
32
2.4. Về người sử dụng dịch vụ ……………………………………………………
34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM
TRONG HỢP TÁC TIỂU VÙNG MÊKÔNG MỞ RỘNG ………………………….
37
I.
TỔNG QUAN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA
VIỆT NAM …………………………………………………………………………………………….
37

1. Kết cấu hạ tầng logistics của Việt Nam ……………………………………….
39
2. Qui mô và năng lực hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực
logistics ở Việt Nam ………………………………………………………………………………….
43
3. Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về logistics
………………….
52
II. CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC
TIỂU VÙNG …………………………………………………………………………………………..
54
1. Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) ………………………………………
54
2. Hành lang kinh tế Bắc – Nam (NSEC)…………………………………………
56
2.1. Hành lang Hải Phòng – Côn Minh ……………………………………….
56
2.2. Hành lang Nam Ninh – Hà Nội …………………………………………..
58
3. Hành lang kinh tế phía Nam (SEC)
……………………………………………..
60
III. THỂ CHẾ LUẬT PHÁP VÀ QUY ĐỊNH VỀ LOGISTICS CỦA VIỆT
NAM TRONG HỢP TÁC TIỂU VÙNG MÊKÔNG …………………………………..
61
1. Khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động logistics ở Việt Nam
………..
61
2. Các chính sách hợp tác về logistics của Việt Nam trong GMS
…………
65
3. Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hoá qua lại biên giới
giữa các nước Tiểu vùng Mêkông mở rộng……………………………………………………
69
IV. NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA
VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC TIỂU VÙNG MÊKÔNG
………………………….
71
V. TÌNH HÌNH LIÊN KẾT GIỮA CÁC TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM VÀ CÁC
NƯỚC TRONG TIỂU VÙNG ………………………………………………………………….
73
1. Về phía các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics
……………………..
73
2. Về phía các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics ………………………
75
VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
CỦA VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC TIỂU VÙNG…………………………………..
77
1. Kết quả đạt được ……………………………………………………………………..
77
2. Hạn chế cần khắc phục ……………………………………………………………..
79
2.1. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật yếu kém và thiếu đồng bộ
……………………
79
2.2. Hành lang pháp lý cho hoạt động logistics chưa đầy đủ
…………….
82

2.3. Nguồn nhân lực còn thiếu kiến thức chuyên môn …………………….
84
2.4. Quy mô của các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam còn nhỏ, tổ
chức quản lý kém, chưa đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ……..
86
2.5. Thiếu vốn đầu tư ………………………………………………………………..
87
2.6. Các doanh nghiệp kinh doanh logistics chưa liên kết với nhau …..
88
2.7. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng về logistics
còn chưa được chặt chẽ ……………………………………………………………………………..
89
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HỢP TÁC VỀ
LOGISTICS GIỮA VIỆT NAM VỚI TIỂU VÙNG MÊKÔNG MỞ RỘNG ..
91
I.
GIẢI PHÁP VĨ MÔ …………………………………………………………………….
91
1. Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý phát triển dịch vụ logistics …..
91
2. Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng – kỹ thuật cho logistics …………
94
3. Thực hiện tự do hoá dịch vụ logistics theo lộ trình và tạo thuận lợi cho
dịch vụ logistics phát triển
………………………………………………………………………….
97
4. Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho logistics ……………………..
97
5. Tăng cường việc trao đổi thông tin, nghiệp vụ và hợp tác giữa Việt Nam với
các nước GMS
………………………………………………………………………………………..
100
II. GIẢI PHÁP VI MÔ ……………………………………………………………………101
1. Nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng, đa dạng hóa các loại hình
dịch vụ để tăng cường năng lực cạnh tranh ………………………………………………….101
2. Hợp tác, liên kết trong nước và thành lập các tập đoàn lớn về logistics
để nâng cao quy mô và năng lực của các công ty cung cấp dịch vụ logistics
……..101
3. Liên doanh, hợp tác với các hãng logistics nước ngoài, mở rộng hoạt
động mang tính khu vực và quốc tế ……………………………………………………………102
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý logistics …………………………102
5. Phát triển nguồn nhân lực ……………………………………………………………….103
6. Phát huy vai trò của các Hiệp hội
……………………………………………………..104
KẾT LUẬN
…………………………………………………………………………………………..107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
ACFTA
Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ASEAN – China Free
Trade Area)
AFTA
Khu vực thương mại tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)
AMBDC Chương trình hợp tác ASEAN phát triển lưu vực sông Mêkông (ASEAN
Mekong Basin Development Cooperation)
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian
Nations)
CBTA
Hiệp định vận tải qua biên giới GMS (Cross-Border Transport
Agreement)
EWEC
Hành lang kinh tế Đông – Tây (East-West Economic Corridor)
GMS
Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (Greater Mekong Subregion)
MDGs
Các mục tiêu Thiên Niên Kỷ (Millennium Development Goals)
MRC
Uỷ hội sông Mêkông (Mekong River Committee)
NSEC
Hành lang kinh tế Bắc – Nam (North – South Economic Corridor)
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization of Economic Co-
operation and Development)
SEC
Hành lang kinh tế phía Nam (Southern Economic Corridor)
UNDP
Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (United Nations
Development Program)
VIFFAS Hiệp hội Giao nhận – Kho vận Việt Nam (Vietnam Freight Forwarder
Association)
WB
Ngân hàng Thế giới (World Bank)
WEF
Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum)
XK
Xuất khẩu
NK
Nhập khẩu

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bản đồ 1: Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS) ……………………………………. 5
Bản đồ 2: 9 hành lang kinh tế trong GMS …………………………………………………..27

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng xuất – nhập khẩu (%/năm) của các nước thành viên
GMS
……………………………………………………………………………………………………..12
Bảng 2: Các chỉ tiêu về địa lý, dân cư và cơ sở hạ tầng trong GMS năm 2006 ….25
Bảng 3: Xếp hạng cơ sở hạ tầng Giao thông vận tải và Thông tin liên lạc trong
GMS
……………………………………………………………………………………………………..26
Bảng 4: Dự kiến những thay đổi trên Hành lang kinh tế Bắc – Nam
………………..28
Bảng 5: Những số liệu thống kê chủ yếu về thương mại biên giới trong GMS ….31
Bảng 6: Thời gian làm thủ tục xuất – nhập khẩu trong GMS
…………………………..31
Bảng 7: Tình hình các nhà cung cấp dịch vụ ở từng nước thành viên GMS ………32
Bảng 8: Tình hình sử dụng dịch vụ logistics ở từng nước thành viên GMS ………34
Bảng 9: Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải …………………38
Bảng 10: Thị phần các phương thức vận tải hàng hoá ở Việt Nam ………………….38
Bảng 11: Cơ sở hạ tầng đường biển của Việt Nam ……………………………………….39
Bảng 12: Hạ tầng đường bộ của Việt Nam ………………………………………………….41
Bảng 13: Các doanh nghiệp logistics nước ngoài thuộc các loại hình khác nhau có
hoạt động phổ biến tại Việt Nam (năm 2007) ………………………………………………51
Bảng 14: Các loại hình dịch vụ được cung cấp bởi các công ty nước ngoài
………52
Bảng 15: Đặc điểm cơ sở hạ tầng trên NSEC ………………………………………………56
Bảng 16: Dự kiến những thay đổi trên hành lang Hải Phòng – Côn Minh ………..58
Bảng 17: Dự kiến những thay đổi trên hành lang Nam Ninh – Hà Nội …………….59
Bảng 18: Các dự án lớn về cơ sở hạ tầng của Việt Nam trên NSEC ………………..59
Bảng 19: Thời gian và chi phí trung bình cho việc xuất – nhập khẩu hàng hoá ở Việt
Nam ……………………………………………………………………………………………………..76

Biểu đồ 1: Hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động logistics tại cải VICT …….50

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ Giao thông vận tải (2006), Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng
hoá qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, NXB.
Giao thông vận tải.
2. Bộ Giao thông vận tải (2007), Báo cáo của Viện Chiến lược và phát triển
giao thông vận tải.
3. Đỗ Tiến Sâm. Trung Quốc với việc tham gia hợp tác tiểu vùng Mêkông mở
rộng (Bài viết cho Hội thảo Quốc Tế “Greater Mekong Sub-region: Research
issues and Cooperation Network” Hoi An, 9-10 September 2005), Phụ lục 1,
Tr. 12
4. Nguyễn Ngọc Kim. Vị trí, vai trò của Lào Cai trong tuyến hành lang kinh tế
Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng (Tài liệu Hội thảo Khoa học “Việt
Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác, cùng nhau phát triển, hướng tới
tương lai” tổ chức tại Hà Nội ngày 15 – 01 – 2005”)
5. Nguyễn Như Tiến (2006), Logistics và khả năng ứng dụng và phát triển
trong kinh doanh dịch vụ giao nhận Việt Nam, NXB Giao thông vận tải, Hà
Nội.
6. Nguyễn Thâm (10/2007), Thực trạng ngành Logistics Việt Nam và hướng
nâng cao năng lực cạnh tranh sau khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế
giới, Diễn đàn Dịch vụ Cảng biển và Hậu Cần Thương mại Việt Nam tổ
chức tại Đà Nẵng, ngày 12/10/2007.
7. Nguyễn Trần Quế – Viện khoa học xã hội Việt Nam – Viện Kinh tế và Chính
trị thế giới (2007), Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mêkông mở rộng – Hiện tại
và tương lai, NXB. Khoa học xã hội.
8. Nguyễn Tương, Phát triển dịch vụ logistics trong ngành hàng hải, Tạp chí
Shipping Times, số ra tháng 12/2008.

9. Nguyễn Tương, Giao thông vận tải của Việt Nam trong hợp tác Tiểu vùng
Mêkông, Tạp chí Shipping Times, số ra tháng 11/1999.
10. Phạm Thái Quốc (2006), Hợp tác GMS và tác động của nó đến phát triển
kinh tế miền Trung Việt Nam, Tạp chí “Những vấn đề kinh tế & chính trị thế
giới”, số 10/2006.
11. PGS.TS. Nguyễn Hồng Đàm (2003), Vận tải và giao nhận trong ngoại
thương, NXB Giao thông vận tải.
12. TSKH. Trần Khánh – Viện nghiên cứu Đông Nam Á (2007), Tình hình phát
triển hành lang kinh tế Côn Minh – Hải Phòng và tác động của nó đến quan
hệ kinh tế Việt – Trung.
13. Thông tấn xã Việt Nam, TLTKĐB (ngày 29 – 04 – 2005), Trung Quốc hợp
tác phát triển tiểu vùng Mê Công, Tr. 11-14
14. Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại (Số 09 – 2005), Đánh giá của Trung
Quốc về hợp tác Tiểu khu vực sông Lan Thương-Mê Công, Tr. 84-91
15. Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (2006), Nghiên cứu tác động
của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc đối với Việt Nam.
16. Luật Thương Mại Việt Nam 2005.
17. Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2005.
18. Luật Đầu tư 2005.
19. Nghị định của Chính Phủ số 125/2003/NĐ – CP (29/10/2003) quy định về
Vận tải đa phương thức quốc tế.
20. Bộ Giao thông vận tải, Dự thảo Nghị định về Vận tải đa phương thức sửa đổi
bổ sung (18/02/2009)
21. Nghị định của Chính phủ số 140/2007/NĐ-CP (5/9/2007) quy định chi tiết
Luật Thương mại 2005 về Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn
trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
22. Nghị định của Chính phủ số 115/2007/NĐ-CP (26/6/2007) về Điều kiện kinh
doanh dịch vụ vận tải biển.
23. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới – số 116, tháng 12/2005, trang 6.

24. Bài phát biểu của Chủ tịch Hiệp hội VIFFAS tại Hội nghị thường niên của
Hiệp hội cảng biển Việt Nam, tổ chức tại Nha Trang, tháng 09/2008.
25. Kỷ yếu hội thảo “Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai –
Nội Bài – Hải Phòng, vai trò của tỉnh Lào Cai”, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội.

Tài liệu tiếng Anh:
26. Asian Development Bank (1995), Economic Cooperation in the Greater
Mekong Subregion: Toward Implementation.
27. Asian Development Bank (April 2008), Asian Development Outlook 2008.
28. Asian Development Bank (2009) – RETA 6450: Enhancing Transport &
Trade Facilitation in the GMS – Vietnam Mission Report.
29. Asian Development Bank Institute (January 2009), Transport Infrastructure
and Trade Facilitation in the Greater Mekong Subregion.
30. ASEAN Logistics development Study (2007), Draft Policy and Development
Framework Report.
31. ALMEC (2005), Promoting efficient and competitive Intra-ASEAN shipping
services – Volume 1: Final Main Report by REPSF (March 2005)
32. ALMEC (2005), Promoting efficient and competitive Intra-ASEAN shipping
services – Volume 2: Final Country Reports by REPSF (March 2005)
33. Asian Development Bank (2007) – Vientiane Plan of Action for GMS
Development 2008-2012
34. “Vietnam Shipper” Magazine (No. 44 – June 2008), China’s Logistics
Development.
35. Douglas M.Lambert, James R.Stock, Lisa M.Ellran (1998), Fundermentals
of Logistics Management, Edition, 1998.
36. NOL – Neptune Orient Lines (1/2007), Vietnam Transportation and Logistics
– Challenges and Opportunities.

37. Ruth Banomyong – Centre for Logistics Research – Faculty of Commerce &
Accountancy – Thammasat University (June 2007), Logistics development
study of the Greater Mekong Subregion – North – South Economic Corridor.
38. Ruth Banomyong (3/2007), East – West Economic Corridor Logistics
Benchmark Study.
39. Institute of Developing Economies (October 2007), Evaluating the
Effectiveness of GMS Economic Corridors: Why is There More Focus on the
Bangkok-Hanoi Road than the East-West Corridor?

Website:
40. www.adb.org/gms: Ngân hàng Phát triển Á Châu
41. http://www.adbi.org/workingpaper: Viện Ngân hàng Phát Triển Á Châu
42. www.gms-eoc.org: Trung tâm hoạt động môi trường GMS
43. www.mot.gov.vn: Bộ Giao thông vận tải Việt Nam
44. www.mofa.gov.vn: Bộ Ngoại giao Việt Nam
45. vi.wikipedia.org: Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt
46. www.vietnamnet.vn: Báo điện tử Vietnamnet
47. www.danang.gov.vn: Trang thông tin chính thức của Thành phố Đà Nẵng
48. www.dragonlogistics.com.vn: Công ty Dragon Logistics Co.,Ltd
49. www.vict-vn.com/vie/index.htm: Cảng VICT
50. www.viffas.org.vn: Hiệp hội Giao nhận – Kho vận Việt Nam
51. www.vietnamnet.vn: Báo điện tử vietnamnet
52. www.dangcongsan.vn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
53. www.giaothongvantai.com.vn: Báo Giao thông vận tải điện tử
54. www.360vietnam.com/scm: Vietnam’s Supply Chain and Logistics Blog
55. http://www.saga.vn/Chuoigiatri/Xuatnhapkhau/8460.saga: Saga – Bài toán
logistics tại Việt Nam (Bùi Thanh Thuỷ)

1

LỜI NÓI ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài:
Ngành hàng hải thế giới đang phát triển trong sự tiến bộ vượt bậc của khoa
học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Cùng với cuộc cách mạng container
hoá và sự phát triển của vận tải đa phương thức, dịch vụ Logistics đã phát triển
nhanh chóng, tạo nên một diện mạo mới cho ngành hàng hải. Với sự phát triển của
dịch vụ quản lý dây chuyền cung ứng (Supply Chain Management) – việc quản lý sự
lưu chuyển của hàng hoá từ điểm đầu đến nơi tiêu dùng, hoặc nơi phân phối cuối
cùng – đã làm thay đổi quan điểm về vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng.
Cũng vì thế, hiện nay các nước khi xây dựng chiến lược phát triển hàng hải đã
chuyển từ việc xây dựng chính sách phát triển vận tải biển đơn thuần như vẫn làm
trước đây thành chính sách vận tải đa phương thức gắn kết và đồng bộ. Tại Việt
Nam, theo các chuyên gia dự báo thì trong tương lai gần, logistics sẽ trở thành một
ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt, trong khoảng 10 năm tới khi kim
ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 200 tỷ USD thì nhu cầu sử dụng
dịch vụ logistics sẽ càng lớn. Do vậy, tham gia hợp tác với các nước trong khu vực
để thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics còn non trẻ trong nước là một tất yếu
khách quan đối với Việt Nam hiện nay.
Năm 1992, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), sáu nước
– Campuchia, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào,
Myanma, Thái Lan và Việt Nam – đã gia nhập một chương trình hợp tác kinh tế
tiểu vùng – Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS). Mục tiêu của chương trình hợp tác
này là tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực, đưa Tiểu
vùng Mêkông trở thành một tâm điểm mới của tăng trưởng kinh tế Châu Á. Trong
rất nhiều phương diện hợp tác của Tiểu vùng, phát triển giao thông vận tải nói
chung và phát triển dịch vụ logistics nói riêng được coi là một mục tiêu đặc biệt
quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước thành viên tăng cường chia sẻ nguồn
lực, thúc đẩy sự lưu thông của người và hàng hoá, qua đó, góp phần vào thúc đẩy
phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo của Tiểu vùng.

2

Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động logistics của Việt Nam, với tư cách là một
quốc gia thành viên trong Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, vẫn còn ở giai đoạn
đầu của sự phát triển cũng như chưa có sự hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các
nước khác trong GMS. Xuất phát từ thực tế đó, khoá luận của tôi hướng tới tìm hiểu
về “Hoạt động logistics của Việt Nam trong hợp tác Tiểu vùng Mêkông mở
rộng” để từ đó chỉ ra được những bất cập trong hợp tác về logistics của Việt Nam
với Tiểu vùng và đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm góp phần thúc đẩy hợp
tác về logistics nói riêng và đẩy mạnh phát triển kinh tế Tiểu vùng nói chung.
2.
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của khoá luận bao gồm:
– Nghiên cứu thực trạng hoạt động logistics của Việt Nam trong quá trình
hợp tác với các nước khác trong Tiểu vùng Mêkông mở rộng;
– Tìm ra những hạn chế mà Việt Nam đang mắc phải;
– Đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy việc hợp tác về logistics trong
Tiểu vùng.
3.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là hoạt động logistics của Việt Nam
trong mối quan hệ hợp tác với các nước thành viên khác của Tiểu vùng Mêkông
mở rộng.
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động hợp tác về logistics trong Tiểu vùng
Mêkông mở rộng từ khi được thành lập (năm 1992) đến nay.
4.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận vận dụng phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử vào nghiên cứu hiện tượng kinh tế xã hội. Đồng thời, sử
dụng một số phương pháp như: phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, so sánh,
phỏng vấn, điều tra chuyên gia…

3

5.
Bố cục của khoá luận
Ngoài danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, mục lục, lời nói đầu,
kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu của khoá luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hợp tác logistics trong Tiểu vùng Mêkông mở
rộng (GMS)
Chương 2: Thực trạng hoạt động logistics của Việt Nam trong hợp tác
Tiểu vùng Mêkông mở rộng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác về logistics giữa Việt
Nam với Tiểu vùng Mêkông mở rộng
Tuy nhiên, do logistics là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, mặt khác,
thời gian nghiên cứu và trình độ cũng như kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn
có hạn, nên khoá luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận
được sự đánh giá và góp ý của các thầy cô giáo và tất cả những độc giả quan tâm
đến vấn đề đặt ra ở đây để khoá luận có thể được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Thị Thu
Hương, Phó Trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Ngoại
thương Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này.

4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC LOGISTICS
TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊKÔNG MỞ RỘNG (GMS)
I.
TIỂU VÙNG SÔNG MÊKÔNG MỞ RỘNG (GMS)
1.
Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển của GMS
1.1 Lịch sử hình thành:

Đông Nam Á có một con sông lớn đi qua nhiều nước. Đó là sông Mêkông,
được coi là sông “Đa-nuýp” của phương Đông. Với tổng diện tích lưu vực là
795.000 km2 và tổng lượng dòng chảy khoảng 475 tỉ m3/năm, sông Mêkông xếp thứ
21 trong số các lưu vực sông rộng nhất thế giới và xếp thứ 8 trong số các con sông
nhiều nước nhất trên thế giới. Nhờ điều kiện địa lý thuỷ văn thuận lợi như vậy, sông
Mêkông có trữ lượng thuỷ điện dồi dào với trữ lượng 30.000 MW công suất,
khoảng 13 triệu héc-ta cho gieo trồng, hơn 1.000 loài cá với lượng đánh bắt hàng
năm khoảng 1,5 triệu tấn [7]. Dòng sông Mêkông và các chi lưu của nó cũng tạo
thành một mạng lưới đường thuỷ thuận lợi, vừa phục vụ giao thông vận tải, vừa
phục vụ du lịch… Tất cả những tiềm năng đó đã và đang được khai thác, sử dụng
phục vụ đời sống của hơn 60 triệu người dân ven sông.
Hợp tác quốc tế phát triển Tiểu vùng sông Mêkông đã được bắt đầu từ năm
1957 khi Uỷ ban kinh tế của Liên Hợp Quốc về Châu Á và vùng Viễn Đông
(ACAFE) thành lập Uỷ ban Mêkông gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan.
Tuy nhiên, nhiều hoạt động của Uỷ ban Mêkông bị hạn chế do chiến tranh triền
miên và nạn diệt chủng tại Campuchia. Đến khi hoà bình và ổn định được thiết lập
vững chắc ở Đông Dương, hợp tác giữa các nước Tiểu vùng sông Mêkông mới thực
sự phát triển.
Với nỗ lực nhằm hỗ trợ quốc gia thành viên đang phát triển có thể cải thiện
được tình hình kinh tế và xã hội, năm 1992, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã
đề xuất sáng kiến thành lập nên Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) bao gồm 6
nước và vùng lãnh thổ là: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và tỉnh

5

Vân Nam Trung Quốc (Trung Quốc tuy chỉ có một tỉnh thuộc không gian của Tiểu
vùng song vẫn tham gia với tư cách là một quốc gia).
Bản đồ 1: Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS)

Nguồn: Báo Vietnamnet
Năm 2002, theo đề nghị của Trung Quốc, tỉnh Quảng Tây được tham gia vào
các hoạt động của hợp tác GMS. Do đó, không gian hoạt động quốc tế của GMS
được mở rộng ra lớn hơn nhiều so với diện tích lưu vực sông Mêkông cùng với các
sông nhánh của nó. Điều này cắt nghĩa cho từ “mở rộng” trong tên gọi của Tiểu
vùng.
Về vị trí địa lý, GMS là bản lề, là ngã ba giao lưu giữa ba vùng Đông Bắc Á,
Đông Nam Á và Nam Á. Có thể nói, GMS nằm giữa những vùng mới nổi năng
động và phát trỉên nhất hiện nay.

6

Những cơ sở chủ yếu dẫn tới sự hình thành GMS bao gồm:

Thứ nhất, sông Mêkông là “sợi dây tự nhiên” nối liền các quốc gia trong
GMS với nhau. Các quốc gia GMS ngày càng nhận thức sâu sắc rằng phải phối hợp
và tăng cường liên kết, hợp tác với nhau thì mới có thể khai thác, sử dụng có hiệu
quả nhất tiềm năng to lớn của sông Mêkông, bảo vệ môi trường sinh thái và phát
triển bền vững.

Thứ hai, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đã tác động mạnh mẽ đến
nhận thức và tạo nên nhu cầu tăng cường quan hệ và hợp tác giữa các nước trong
GMS cả về kinh tế, chính trị và văn hoá.

Thứ ba, các nước trong GMS được sự quan tâm hỗ trợ của cộng đồng
quốc tế, mà đặc biệt là Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới
(WB) và Cơ quan Phát triển của Liên Hợp Quốc, thúc đẩy sự hình thành, duy trì và
mở rộng các hoạt động hợp tác Tiểu vùng.
1.2 Mục tiêu hoạt động:
GMS với diện tích là 2,6 triệu km2 và dân số trên 255 triệu người (năm 2006)
[44], là một khu vực được đánh giá là giàu tài nguyên thiên nhiên và có lợi thế về
nguồn nhân lực. Lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dân số. Đó
cũng chính là lực lượng tiềm năng cho phát triển công nghiệp. Tuy đa dạng về ngôn
ngữ, dân tộc và văn hoá, song lại có thể chia sẻ được với nhau và có mối quan hệ
khăng khít.
Vào đầu những năm 90, sau khi nội chiến ở Campuchia kết thúc, hơn bao giờ
hết, các nước GMS nhận thức được tầm quan trọng của hoà bình đối với phát triển
kinh tế. Đứng trước hàng loạt những thách thức như nghèo đói, cơ sở hạ tầng quốc
gia hạn chế cả về giao thông, năng lượng, viễn thông, sức khoẻ và giáo dục, Chính
phủ các nước GMS đã nhận thức được rằng chỉ có thông qua tăng cường quan hệ
hợp tác giữa họ mới hy vọng vượt qua được thực trạng khó khăn này. Cũng vào thời
điểm này, những lợi thế cho phát triển về nguồn nhân lực và tài nguyên đã tạo điều
kiện cho GMS trở thành một trọng tâm phát triển mới của Châu Á và nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ chức quốc tế, trước hết là ADB. Năm 1992, dưới sự

7

giúp đỡ của ADB, Chương trình Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mêkông mở rộng, gọi
tắt là Chương trình GMS, đã được khởi xướng và có sự tham gia của cả 5 nước
thành viên và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Mục đích của chương trình này là cải
thiện cơ sở hạ tầng và mở rộng quy mô trao đổi thương mại và đầu tư giữa các nước
trong Tiểu vùng. Ban đầu, cơ chế hoạt động chính của hợp tác GMS là Hội nghị các
Bộ trưởng hàng năm. Cho đến Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp ở Phnôm Pênh
cuối năm 2002, đã có 10 cuộc họp cấp Bộ trưởng được tiến hành với 8 lĩnh vực hợp
tác trọng điểm là giao thông vận tải, viễn thông, năng lượng, du lịch, môi trường,
phát triển nguồn nhân lực, thương mại và đầu tư, kiểm soát ma tuý. Với những
hướng hợp tác trên, các chính phủ thành viên tin tưởng rằng việc thực hiện Chương
trình GMS sẽ tạo nền tảng cho việc tăng cường sự kết nối và thúc đẩy các quan hệ
kinh tế qua lại giữa các nước trong Tiểu vùng.
Những kết quả ghi nhận được từ thực tiễn phát triển thương mại qua biên
giới cũng như thương mại giữa các nước trong khu vực, trong quan hệ đầu tư, hợp
tác phát triển năng lượng điện, khai thác và sử dụng nguồn nước của sông Mêkông,
phát triển du lịch đã và đang góp phần khẳng định thành công của Chương trình
GMS mà ADB đưa ra và đóng góp quan trọng và tăng trưởng kinh tế và quan hệ
hợp tác giữa các nước trong tiểu khu vực. Kết quả là, vào đầu tháng 12/2002, chính
phủ 6 nước thuộc GMS đã tiến hành Hội nghị cấp cao đầu tiên tại Phnôm Pênh,
Campuchia để kỷ niệm 10 năm thực hiện Chương trình GMS và khẳng định sự quan
tâm của mình đối với sự tăng cường hợp tác tiểu vùng. Điều đáng ghi nhận tại Hội
nghị này là chính phủ Trung Quốc đã tham gia với tư cách là một nước GMS chứ
không chỉ riêng tỉnh Vân Nam như khi bắt đầu Chương trình GMS. Trên cơ sở nhận
thức rõ rằng cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng… là cần thiết, nhưng chưa đủ cho
sự phát triển thương mại và đầu tư trong vùng, cách nhà lãnh đạo cấp cao tham gia
Hội nghị đã cùng nhau bàn bạc, tiến tới ký kết các hiệp định tạo thuận lợi hoá
thương mại, hiệp định về cung cấp tài chính và thực hiện hành lang kinh tế Bắc –
Nam, cùng nhau khẳng định những nguyên tắc chung trong hợp tác kinh tế của Tiểu
vùng là bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, cùng chia sẻ khát vọng về sự thịnh vượng
chung của khu vực và cùng nhau theo đuổi những mục đích chung.

8

Quan điểm ủng hộ liên kết kinh tế khu vực của chính phủ các nước đã tiếp
tục được khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai về hợp tác kinh tế GMS,
được tổ chức tại Côn Minh – Trung Quốc vào tháng 7/2005. Bên cạnh việc xây
dựng và thực hiện tầm nhìn của một Tiểu vùng thịnh vượng, hài hoà và thống nhất,
tăng trưởng kinh tế nhanh, tiến bộ xã hội và phát triển môi trường bền vững, các
chính phủ đã tái cam kết tiếp tục thực hiện các mục tiêu Thiên Niên Kỷ (MDGs),
nhằm tiến tới một sự phát triển bền vững. Để thực hiện các cam kết đó, chính phủ
các nước GMS chủ trương trong thời gian tới, trung tâm của sự hợp tác được tập
trung vào nhiều lĩnh vực, ưu tiên là củng cố cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển,
cải thiện môi trường đầu tư và thương mại, tăng cường cơ sở hạ tầng xã hội, bảo vệ
môi trường sinh thái, huy động tài chính và đẩy mạnh quan hệ đối tác. Các nước
nhận thức rất rõ tầm quan trọng của quan hệ với các đối tác – các khu vực tư nhân,
các tổ chức quốc tế, xã hội cũng như các viện nghiên cứu, đặc biệt là ADB, trong
việc huy động các nguồn lực cần thiết cho việc phát triển hợp tác Tiểu vùng.
Hợp tác Tiểu vùng Mêkông nhằm chia sẻ hài hoà những lợi ích chung vì mục
đích phát triển của mỗi nước mà không gây tổn hại đến nhau. Trên cơ sở đó, hợp tác
GMS vừa thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong khu vực, vừa
tạo ra nền tảng để thu hút sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với các nước trong
khu vực. Chính vì vậy, tại kỳ họp thư 56, Uỷ ban kinh tế – xã hội châu Á – Thái
Bình Dương của Liên hợp quốc (tháng 7/2000) tuyên bố thập kỷ đầu của Thế kỷ 21
là: “Thập kỷ phát triển Tiểu vùng Mêkông mở rộng” [52].
1.3 Nguyên tắc hợp tác và cơ chế hoạt động:
Cũng như các tổ chức hợp tác khác trên thế giới và khu vực, sự hình thành và
phát triển của GMS phải dựa trên các nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc hợp tác của
GMS bao gồm các nguyên tắc chung và nguyên tắc cụ thể. So với nhiều tổ chức
khác thì nguyên tắc chung của GMS không có gì đặc biệt mà vẫn dựa trên các tiêu
chí cơ bản là tự nguyện, cùng có lợi và tôn trọng chủ quyền quốc gia. Các nguyên
tắc cụ thể phải thể hiện được mục tiêu của sự hợp tác, nội dung, chương trình hành
động của quá trình hợp tác và các phương thức để thực hiện các mục tiêu đó. Đồng

9

thời là một tổ chức, do đó, GMS phải có một cơ chế hoạt động thiết thực để duy trì
việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ ba tại Hà Nội vào tháng 4/1994, dựa
vào các nguyên tắc chung là tự nguyện, cùng có lợi và tôn trọng chủ quyền quốc
gia, các Bộ trưởng đã thông qua 6 nguyên tắc hợp tác cụ thể trong khuôn khổ GMS
như sau:
(1) Hợp tác GMS phải tạo điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế và nâng cao
mức sống của nhân dân trong Tiểu vùng. Các chương trình và dự án GMS cần phản
ánh sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, xoá đói giảm
nghèo và bảo vệ môi trường.
(2) Các dự án có thể thu hút một số quốc gia trong Tiểu vùng và không nhất
thiết phải bao gồm cả 6 nước. Các thoả thuận song phương trong Tiểu vùng là bộ
phận cấu thành của hợp tác GMS;
(3) Việc cải tạo hoặc khôi phục những cơ sở hiện có được ưu tiên cao hơn
việc xây dựng những cơ sở mới;
(4) Khuyến khích tài trợ cho các dự án Tiểu vùng từ nguồn vốn Chính phủ
và tư nhân;
(5) Các nước thành viên Tiểu vùng cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi để
duy trì động lực thúc đẩy tiến trình hợp tác phát triển;
(6) Các dự án hợp tác sẽ không làm tổn hại lợi ích của bất kỳ quốc gia nào,
bất kể lợi ích hiện có hoặc sẽ có trong tương lai.
Căn cứ vào các nguyên tắc hợp tác đã đề ra, GMS thống nhất về cơ chế hoạt
động theo 5 hình thức tổ chức là Hội nghị cấp cao GMS, Hội nghị cấp Bộ trưởng,
Diễn đàn ngành và Nhóm công tác, Uỷ ban điều phối quốc gia GMS và Ban Thư
ký. Chức năng nhiệm vụ của các hình thức tổ chức cụ thể như sau:

Hội nghị cấp cao GMS: là cấp hoạch định chính sách của GMS, thay mặt
Chính phủ các nước thành viên quyết định các chủ trương, chính sách, thông qua
sáng kiến hợp tác mới, cam kết các thoả thuận và kế hoạch hành động của Chương
trình; thực hiện đối thoại với các nhà đầu tư quốc tế. Kể từ khi thành lập tới nay,

10

GMS đã tổ chức 2 Hội nghị cấp cao tại Phnôm Pênh (Campuchia) năm 2002 và Côn
Minh (Trung Quốc) năm 2005;

Hội nghị cấp Bộ trưởng: họp hàng năm;

Diễn đàn ngành và Nhóm công tác: Hiện tại, trong khuôn khổ hợp tác
GMS có 3 diễn đàn chính thuộc ngành là về Giao thông vận tải, Năng lượng và Bưu
chính viễn thông. Cùng với diễn đàn ngành, GMS cũng đã hình thành 4 nhóm công
tác là: Nhóm công tác về hợp tác thương mại và hoạt động đầu tư; Nhóm công tác
về hợp tác phát triển nguồn nhân lực; Nhóm công tác về hợp tác phát triển du lịch
và Nhóm công tác về quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Các diễn đàn
ngành được tiến hành ở cấp người đứng đầu ngành (thường là bộ trưởng chuyên
ngành) của các nước thành viên. Diễn đàn ngành và nhóm công tác có nhiệm vụ
triển khai các quyết định của Hội nghị cấp cao; nghiên cứu, tư vấn và kiến nghị
Chương trình hợp tác trong lĩnh vực của mình lên Hội nghị cấp cao;

Uỷ ban điều phối quốc gia GMS: Mỗi thành viên thành lập Uỷ ban điều
phối quốc gia về hợp tác GMS của riêng mình. Đây là tổ chức đầu mối của sự hợp
tác nhằm gắn liền các chính phủ thành viên với toàn bộ GMS. Ngoài ra, Uỷ ban
điều phối quốc gia GMS có chức năng trực tiếp tham mưu cho Chính phủ trong các
hoạt động hợp tác của GMS;

Ban thư ký: Hiện tại, ADB đang đóng vai trò là Ban thư ký của GMS.
Chức năng chủ yếu của Ban Thư ký là điều phối chung các hoạt động của GMS.
Trong cơ cấu tổ chức ADB, phòng GMS thuộc Vụ miền Đông của Ngân hàng này.
1.4 Những kết quả hoạt động chủ yếu:
Những năm qua, 6 nước thuộc GMS đã triển khai hàng trăm dự án phát triển
nông, lâm, ngư nghiệp, kết cấu hạ tầng, giao thông năng lượng, thương mại, đầu tư,
du lịch, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường.
Nhiều chương trình, cơ quan, tổ chức hợp tác phát triển khu vực này đã được
thành lập và hoạt động có hiệu quả thời gian qua như Uỷ hội sông Mê Công (MRC),
Chương trình Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Chương trình Hợp tác
ASEAN phát triển lưu vực sông Mê Công, Chương trình Hợp tác phát triển liên

11

vùng nghèo dọc Hành lang Đông-Tây, Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt
Nam.

Uỷ hội sông Mê Công (MRC) là tổ chức lưu vực sông quốc tế mang tính
liên Chính phủ đầu tiên ở khu vực, được thành lập từ năm 1995 để hợp tác phát
triển bền vững, sử dụng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên khác
trong lưu vực.

Chương trình Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng hình thành năm
1992, theo sáng kiến của ADB, là chương trình hợp tác kinh tế hoàn chỉnh, hiện có
50 dự án trong quá trình xây dựng và triển khai, trong đó được chú trọng nhất là
phát triển hạ tầng giao thông.

Chương trình Hợp tác ASEAN phát triển lưu vực sông Mê Công
(AMBDC) được thiết lập từ năm 1995 nhằm tăng cường liên kết kinh tế-thương mại
giữa các nước ASEAN, đặc biệt là các nước lưu vực sông Mê Công, thông qua hợp
tác phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại, đầu tư, du lịch và nguồn nhân lực. Hiện
nay, chương trình này đang triển khai 72 dự án với tổng vốn khoảng 4,1 tỷ USD,
trong đó lớn nhất là dự án đường sắt xuyên Á Singapore-Côn Minh trị giá 2,5 tỷ
USD, có đoạn qua Việt Nam.

Chương trình Hợp tác phát triển liên vùng nghèo dọc hành lang Đông –
Tây (EWEC) được thành lập theo sáng kiến của Việt Nam từ năm 1998 nhằm mục
tiêu xoá đói giảm nghèo thu hẹp chênh lệch trình độ phát triển trong Tiểu vùng Mê
Công. Trong 48 tỉnh thuộc phạm vi chương trình, Việt Nam có 18 tỉnh ở khu vực
miền Trung. Hiện nay, chương trình đã tập hợp 26 dự án về thương mại, du lịch,
phát triển nguồn nhân lực.

Sáng kiến thành lập Tam giác phát triển Việt Nam, Lào và Campuchia
được nêu ra từ năm 1999 và hiện được Chính phủ ba nước tích cực phối hợp triển
khai.
Ngoài ra, ở những cấp độ và phạm vi khác nhau, còn có nhiều chương trình,
diễn đàn hợp tác giữa các nước trong khu vực. Gần đây, Nhật Bản đã đề xuất sáng
kiến hợp tác giữa Nhật Bản và các nước GMS, trong đó Nhật Bản cam kết hỗ trợ

12

1,5 tỷ USD cho các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực để
thu hẹp khoảng cách phát triển trong Tiểu vùng.
Đối với các nước thuộc lưu vực sông Mêkông tham gia vào tổ chức ASEAN,
hợp tác kinh tế Tiểu vùng là động thái phối hợp nhằm thu hẹp chênh lệch phát triển
của toàn nhóm với các thành viên ASEAN khác, tạo dựng khả năng để đấy nhanh
tiến trình thực hiện cam kết xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)
và các cam kết tự do hoá thương mại khác, như ACFTA.
Hợp tác trong GMS đã tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, tạo thêm
công ăn việc làm cho khu vực, đồng thời, giảm bớt những trở ngại về cơ sở hạ tầng
đối với hàng hoá và người qua biên giới, tạo thuận lợi cho việc mở rộng buôn bán
và đầu tư, góp phần vào sự phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên trong khu vực.
Bảng 1: Tốc độ tăng trƣởng xuất – nhập khẩu (%/năm) của các nƣớc
thành viên GMS
Nƣớc

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Trung Quốc
Xuất khẩu
6,8
22,4
34,6
35,4
28,4
20,0
25,0
26,9
Nhập khẩu
8,1
21,3
39,8
35,8
17,6
20,0
20,0
29,8
Campuchia
Xuất khẩu
12,1
11,7
15,5
22,1
9,3
9,0
12,6
6,3
Nhập khẩu
8,0
10,7
10,4
24,7
17,1
13,0
17,0
19,4
Lào
Xuất khẩu
-3,3
-5,9
7,2
12,7
48,6
8,0
7,9
7,5
Nhập khẩu
-4,7
-12,4
1,9
56.4
23,8
12,0
10,8
10,1
Myanma
Xuất khẩu
43,0
-3,0
12,6
8,2




Nhập khẩu
13,4
-16,1
1,3
-10,6




Thái Lan
Xuất khẩu
-7,1
4,8
18,2
21,6
15,0
15,3
18,1
15,7
Nhập khẩu
-3,0
4,6
17,4
25,7
26,0
15,0
11,5
5,0
Việt Nam
Xuất khẩu
6,5
7,4
20,4
30,3
20,5
18,0
22,5
29,2
Nhập khẩu
6,0
19,5
37,4
26,0
16,0
15,0
41,4
28,8
Nguồn: ADB, Asian Development Outlook 2008

13

Năm 2007, ADB cho biết: khối lượng xuất khẩu nội GMS đã tăng gấp 10 lần
kể từ năm 1992 nhờ nỗ lực của 6 nước trong vùng trong việc phối hợp cơ sở hạ tầng
như đường xá và mạng lưới điện [27]. ADB cũng cho hay, tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả khu vực đã tăng gấp 6 lần kể từ năm 1992, khi các nước này bắt đầu
hợp tác và tổng sản phẩm quốc nội của 6 nước trong vài năm qua đã tăng trung bình
6%/năm. Theo ADB, các ngành mới phát triển bùng nổ như du lịch, năng lượng và
viễn thông đã hỗ trợ cho đà phát triển của khu vực.
Riêng đối với Việt Nam, lưu vực sông Mêkông có ý nghĩa chiến lược về kinh
tế – xã hội, môi trường, sinh thái và an ninh, quốc phòng. Việt Nam nằm ở vị trí địa
lý thuận lợi, là cửa ngõ của các tuyến giao thông quan trọng trong lưu vực sông
Mêkông. Mục đích cơ bản của những chương trình hợp tác tiểu vùng Mêkông đều
phù hợp với chủ trương chính sách về phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Bởi
vậy, Việt Nam ủng hộ và tham gia tích cực, là thành viên của hầu hết các chương
trình dự án này. Việt Nam đang xúc tiến việc lập kế hoạch tổng thể tham gia tiến
trình hợp tác phát triển lưu vực sông Mêkông nhằm khai thác cao nhất lợi thế của
mình trong khu vực, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của các chương trình này.
2.
Mối quan hệ GMS với ASEAN, các nƣớc Đông Á và cộng đồng quốc tế:
Do vị trí địa lý, GMS là cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN nhằm hiện
thực hoá quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN
(ACFTA). GMS đã tạo được cơ sở hợp tác, đồng thời đã đạt được những thành quả
nhất định. Tiểu vùng đã tiến hành những thử nghiệm hữu ích trên các phương diện:
thể chế hoá, hiệp thương và cung cấp kinh nghiệm hợp tác có lợi cho ACFTA còn
đang trong quá trình xây dựng mà nhiều lúc phải đi đường vòng. Xét theo một bình
diện nào đó, hợp tác GMS là bộ khung thu nhỏ của khu mậu dịch tự do Trung Quốc
– ASEAN. Từ đó, có thể thấy hợp tác GMS có một tầm vóc hết sức to lớn.
Đối với cộng đồng quốc tế, hợp tác GMS cũng có ý nghĩa rất quan trọng.
Ngày càng nhiều tổ chức quốc tế và các nước dành sự quan tâm và ủng hộ cho hợp
tác Tiểu vùng. Trong thời gian qua, hợp tác Tiểu vùng đã nhận được sự ủng hộ về
tiền vốn, kỹ thuật và những phương diện khác của cộng đồng quốc tế. Nhật Bản,

14

các nước Châu Âu cũng cung cấp vốn và kỹ thuật cho một số hạng mục hợp tác ở
Tiểu vùng. Các tổ chức quốc tế như: Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Uỷ ban
thường trực kinh tế xã hội Châu Á – Thái Bình Dương và nhiều nước trên thế giới
đã khẳng định sẽ tích cực ủng hộ hợp tác Tiểu vùng.
Tháng 7/2000, tại kỳ họp thứ 56 của Uỷ ban kinh tế – xã hội Châu Á – Thái
Bình Dương của Liên hợp quốc đã ra tuyên bố coi thập kỷ đầu của thế kỷ 21 là
“Thập kỷ hợp tác phát triển Tiểu vùng Mêkông mở rộng”. Tại kỳ họp thượng đỉnh
ASEAN+3, tháng 11/2002, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc
đã cam kết hỗ trợ GMS phát triển và coi đó là nội dung quan trọng trong tiến trình
hợp tác ASEAN+3. Đáng kể nhất là chương trình đầu tư toàn diện (ALA) của Nhật
Bản đối với việc nâng cao khả năng phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tế cho các thành viên ASEAN mới. Nhưng điều đó đang mở rộng tương lai khả
quan cho quá trình hội nhập kinh tế của các nước GMS.
Hợp tác GMS sẽ kết thúc khi cộng đồng kinh tế Đông Á (mà trung tâm là
ASEAN+3) hoặc khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc được thiết lập.
Tuy nhiên, với điều kiện thuận lợi nhất thì cũng phải 15-20 năm nữa sự kiện này
mới có thể xảy ra. Ngay cả khi sự kiện này không xảy ra thì hợp tác GMS cũng sẽ
hết sứ mệnh lịch sử khi cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của GMS đã được hiện đại hoá,
GMS không còn là vùng nghèo khó, các nước GMS đã trở thành những nước công
nghiệp mới.
II.
TÌNH HÌNH HỢP TÁC CHUNG TRONG GMS
1.
Về giao thông vận tải
Lĩnh vực giao thông vận tải là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng
đầu. Cho đến nay, trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng, các khía cạnh trong giao
thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, đường hàng không và cả vấn đề thể chế
chung đều đã được xem xét. Sự phân tích sơ bộ về các dự án xây dựng đường, được
xếp hạng ưu tiên từ Hội nghị lần thứ hai, cho thấy các dự án đều có hiệu quả và sức
sống về mặt kinh tế. Sau đó, Hội nghị lần thứ ba tiếp tục xem xét lại các dự án và đề
ra kế hoạch sớm hoàn chỉnh quá trình nghiên cứu khả thi, để chuyển sang giai đoạn

15

đầu tư. Hội nghị thống nhất những dự án giao thông đường bộ có mức độ ưu tiên
cao là: Dự án tuyến đường Băng Cốc – Phnôm Pênh – TP. Hồ Chí Minh – Vũng
Tàu; Dự án tuyến đường hành lang Đông – Tây nối Thái Lan – Lào – Việt Nam; Dự
án nâng cấp tuyến đường nối Chiang Rai (Thái Lan) với Côn Minh (Trung Quốc),
qua lãnh thổ Myanma và Lào; và Dự án nâng cấp tuyến đường Côn Minh – Lashio
(Myanma). Ngoài các dự án đường bộ ưu tiên trên, những dự án đường bộ quan
trọng khác – trong đó có dự án nâng cấp tuyến đường Côn Minh – Hà Nội, dự án
nâng cấp hệ thống đường nối liên tỉnh Vân Nam với Lào và Việt Nam, cũng như
nối Thái Lan với Nam Lào, Campuchia và miền Trung Việt Nam (với cảng biển
Quy Nhơn) – được phê chuẩn cho tiếp tục tiến hành nghiên cứu.
Trong lĩnh vực vận tải đường sắt, Hội nghị lần thứ ba đã xem xét các dự án:
xây dựng tuyến đường sắt Thái Lan – Campuchia, dự án đường sắt Vân Nam – Việt
Nam, dự án đường sắt nối tỉnh Vân Nam – Thái Lan. Để thực hiện các dự án này,
các chuyên gia phải tiến hành thảo luận với tất cả các nước liên quan về ý định tham
gia đầu tư của những nước này, đồng thời phải đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả và sức
sống kinh tế của các dự án.
Hội nghị lần thứ ba cũng đã ghi nhận nhu cầu phải nghiên cứu kỹ lưỡng các
dự án vận tải đường sông và đã đi đến thống nhất rằng cần phải tiến hành thực hiện
các dự án: Dự án nâng cấp luồng vận tải đường sông trên Thượng nguồn sông Lan
Thương – sông Mêkông; Dự án nâng cấp luồng vận tải đường sông trên sông Hồng,
bao gồm cả lãnh thổ tỉnh Vân Nam và Việt Nam; và Dự án vận tải đường sông giữa
Hạ Lào và vùng Đông Bắc Campuchia. Hội nghị cũng nhất trí rằng các chuyên gia
cần tiếp tục nghiên cứu các dự án về cảng biển, song cần tập trung vào các khía
cạnh có tầm ảnh hưởng khu vực chứ không chỉ thuần tuý ở tầm quốc gia.
Tầm quan trọng của dự án vận tải hàng không đã được đưa ra thảo luận và đi
đến nhất trí. Những dự án bổ sung được đưa vào chương trình nghiên cứu bao gồm
dự án về sân bay Utapao, trung tâm bảo dưỡng phương tiện hạng nặng trong vận tải
đường không Thái Lan, sân bay thành phố Xihanúcvin ở Campuchia, sân bay ở tỉnh
Vân Nam. Hội nghị cũng thống nhất xem xét việc hình thành các tuyến bay mới và
khuyến khích mở rộng vận tải hàng không trong khu vực, đặc biệt là ở Việt Nam.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *