BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHAN THỊ VÂN ANH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
OPC – CHI NHÁNH MIỀN ĐÔNG –
NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2017
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHAN THỊ VÂN ANH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC
– CHI NHÁNH MIỀN ĐÔNG –
NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà
Thời gian thực hiện : Từ tháng 06/2016 đến tháng 11/2016
HÀ NỘI 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cùng với sự nỗ lực của
bản thân, đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các Thầy Cô giáo, bạn bè và
người thân.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dược, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội
truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: PGS.TS Nguyễn
Thị Song Hà,Trưởng Phòng Sau đại học, Trường đại học Dược Hà Nội, đã
trực tiếp tận tình dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên
công ty Cổ phần Dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông, đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc, thu thập tài liệu cho luận văn
này.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn tới những người thân yêu, gia đình và
bạn bè đã luôn chăm lo, khích lệ, động viên tạo điều kiện tốt nhất để tôi có
được kết quả như ngày hôm nay.
Hà Nội, Ngày tháng năm 2016
Học viên
PHAN THỊ VÂN ANH
68
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN
……………………………………………………………………… 3
1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH
………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh ……………………………….. 3
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh……………………………… 3
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh ………………………….. 5
1.2. NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH …………. 6
1.2.1. Chỉ tiêu kinh tế thuộc nội dung của phân tích hoạt động kinh
doanh …………………………………………………………………………………………….. 6
1.2.2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
……………………………………………………………………………………………. 8
1.3. THỰC TRẠNG KINH DOANH THUỐC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
DƯỢC NƯỚC TA HIỆN NAY
…………………………………………………………. 13
1.3.1. Khái quát về thị trường dược phẩm ở nước ta trong những năm
gần đây ………………………………………………………………………………………… 13
1.3.2. Đặc điểm thị trường thuốc đông dược …………………………………….. 20
1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC VÀ CHI
NHÁNH MIỀN ĐÔNG ……………………………………………………………………. 21
1.4.1. Vài nét về Công ty cổ phần Dược phẩm OPC ………………………….. 21
1.4.2. Vài nét về Chi nhánh Miền Đông …………………………………………… 24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………. 26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….. 26
69
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
………………………………….. 26
2.2.1. Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài
…………………………………. 26
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………….. 26
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
……………………………………………………………. 26
2.3.1. Sơ đổ thiết kế nghiên cứu………………………………………………………. 27
2.3.2. Các biến số nghiên cứu …………………………………………………………. 28
2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ………………. 31
2.4.1. Nguồn thu thập
…………………………………………………………………….. 31
2.4.2. Phương pháp thu thập …………………………………………………………… 31
2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu
……………………………………………….. 32
2.5. XỬ LÝ KẾT QUẢ ……………………………………………………………………….. 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
……………………………………………. 34
3.1. Phân tích cơ cấu nhân sự của Công ty CPDP OPC – Chi nhánh Miền
Đông năm 2015
……………………………………………………………………………….. 34
3.1.1. Mô hình tổ chức của Chi nhánh
……………………………………………… 35
3.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực của Chi nhánh ……………………………………. 35
3.2. Phân tích cơ cấu nguồn mua, doanh số mua …………………………………….. 36
3.2.1. Cơ cấu nguồn mua của Chi nhánh Miền Đông năm 2015
………….. 36
3.2.2. Doanh số mua của Chi nhánh Miền Đông năm 2015
………………… 36
3.3. Phân tích doanh số bán ra và tỷ lệ bán luôn, bán lẻ …………………………… 37
3.3.1. Phân tích doanh số bán theo nơi sản xuất ………………………………… 37
3.3.2. Phân tích doanh thu thuần của Chi nhánh năm 2015
…………………. 38
3.3.3. Phân tích doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng ……………………….. 39
3.3.4. Phân tích doanh số bán theo kênh phân phối của Chi nhánh năm
2015
…………………………………………………………………………………………….. 41
3.4. Tình hình sử dụng chi phí của Chi nhánh trong năm 2015
…………………. 42
3.5. Chỉ tiêu mạng lưới phân phối
…………………………………………………………. 43
3.5.1. Tổ chức mạng lưới phân phối ………………………………………………… 43
70
3.5.2. Cơ cấu khách hàng của Chi nhánh
………………………………………….. 45
3.6. Chỉ tiêu quản lý chất lượng sản phẩm trong kinh doanh ……………………. 46
3.6.1. Thứ hạng chất lượng sản phẩm, uy tính chất lượng sản phẩm ……. 46
3.6.2. Tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông hàng hóa ……………….. 47
3.7. Chỉ tiêu năng suất lao động của CBCNV năm 2015 …………………………. 49
3.8. Chỉ tiêu thu nhập bình quân của CBCNV năm 2015
…………………………. 50
3.9. Nộp ngân sách Nhà nước ………………………………………………………………. 50
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 52
4.1. Về cơ cấu nhân sự của công ty Cổ phần Dược phẩm OPC – Chi nhánh
Miền Đông năm 2015
……………………………………………………………………….. 52
4.2. Về cơ cấu nguồn mua, doanh số mua ……………………………………………… 53
4.3. Về doanh số bán ra và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ …………………………………… 54
4.4. Về tình hình sử dụng chi phí của Chi nhánh năm 2015
……………………… 58
4.5. Về chỉ tiêu mạng lưới phân phối
…………………………………………………….. 59
4.6. Về quản lý chất lượng sản phẩm trong kinh doanh …………………………… 60
4.7. Về năng suất lao động bình quân của CBCNV
…………………………………. 61
4.8. Về thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên……………………………. 62
4.9. Về nộp ngân sách cho Nhà nước
…………………………………………………….. 63
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 64
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT …………………………………………………………….. 666
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
CP
Chi phí
CPDP Cổ phần dược phẩm
DN
Doanh nghiệp
DND
Doanh nghiệp dược
DNKD
Doanh nghiệp kinh doanh
DSB
Doanh số bán
DSĐH
Dược sỹ đại học
DSTH
Dược sỹ trung học
ETC
Ethical (Thuốc kê đơn)
GACP
Good Agricultural and Collection Practice – Thực hành trồng trọt
và thu hái tốt
GDP
Good Distribution Practice – Thực hành phân phối tốt
GLP
Good Laboratory Practice – Thực hành phòng thí nghiệm tốt
GMP
Good Manufacturing Practice – Thực hành sản xuất thuốc tốt
GPP Good Pharmacy Practice- Thực hành nhà thuốctốt
GSP
Good Storage Practice – Thực hành bảo quản tốt
HD2
Nhóm sản phẩm do xưởng hóa dược 2 sản xuất
KD
Kinh doanh
NSLĐ
Năng suất lao động
OPCBD
Nhóm sản phẩm Công ty TNHH MTV OPC Bình Dương sản
xuất
OTC
Over the counter (Thuốc không cần kê đơn)
QLDN
Quản lý doanh nghiệp
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TW
Trung ương
UNIDO
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc
UNCTAD Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc
USD
Đô la Mỹ
VNĐ
Việt Nam đồng
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Trị giá nhóm Dược phẩm nhập khẩu các tháng năm 2015
Bảng 1.2. Sự phát triển của các hình thức kinh doanh thuốc, 2010 – 2014
Bảng 1.3. Cơ cấu nhân sự Công ty CPDP OPC năm 2015
Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.5. Công thức tính của các biến số nghiên cứu
Bảng 3.6. Cơ cấu nguồn nhân lực của Chi nhánh Miền Đông năm 2015
Bảng 3.7. Tổng hợp doanh số mua theo cơ cấu nguồn mua năm 2015
Bảng 3.8. Tổng hợp doanh số bán theo nơi sản xuất năm 2015
Bảng 3.9. Doanh thu thuần bán hàng của Chi nhánh năm 2015
Bảng 3.10. Tổng hợp doanh số bán theo nơi cơ cấu nhóm hàng năm 2015
Bảng 3.11. Tổng hợp doanh số bán theo tỷ lệ kênh bệnh viện và ngoài bệnh
viện của Chi nhánh năm 2015
Bảng 3.12. Tổng hợp các loại chi phí của Chi nhánh năm 2015
Bảng 3.13. Cơ cấu khách hàng của Chi nhánh năm 2015
Bảng 3.14. Bảng xếp hạng các sản phẩm OPC trong 20 sản phẩm của Tổng
Công ty Dược Việt Nam
Bảng 3.15. Tỷ lệ hàng phân phối của Chi nhánh bị trả về năm 2015
Bảng 3.16. Năng suất lao động bình quân của CBCNV năm 2015
Bảng 3.17. Thu nhập bình quân của CBCNV Chi nhánh năm 2015
Bảng 3.18. Tổng hợp các khoản nộp ngân sách cho Nhà nước của Chi nhánh
năm 2015
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1.
Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam qua các năm (triệu
USD)
Hình 1.2.
Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam và mức chi
tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm
Hình 1.3.
Sơ đồ tổ chức công ty CPDP OPC năm 2015
Hình 2.4.
Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu
Hình 3.5.
Mô hình tổ chức Chi nhánh Miền Đông năm 2015
Hình 3.6.
Biểu đồ doanh số bán theo nơi sản xuất của Chi nhánh
Hình 3.7.
Biểu đồ doanh thu thuần bán hàng của Chi nhánh năm 2015
Hình 3.8.
Biểu đồ doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng của Chi nhánh
Hình 3.9.
Biểu đồ doanh số bán theo kênh phân phối của Chi nhánh
Hình 3.10. Sơ đồ mạng lưới phân phối theo phương thức phân phối
Hình 3.11. Biểu đồ số lượng hàng phân phối của Chi nhánh bị trả về năm
2015
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh tế thế giới năm 2015 diễn ra trong bối cảnh có những bất ổn, đối mặt
với nhiều rủi ro lớn. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu, tăng
trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia, khu vực vẫn còn không đồng đều, chưa ổn
định và thiếu bền vững.
Kinh tế Việt Nam năm 2015 có những diễn biến khá tích cực, các chỉ số
về kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tỷ giá, thanh khoản của
ngân hàng thương mại, xuất nhập khẩu…tiếp tục được cải thiện so với các
năm trước. GDP năm 2015 đạt 6,68% là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua.
GDP/đầu người năm 2015 đạt 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014.
Công ty Cổ phần Dược Phẩm OPC tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm TW
26, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC đã được người tiêu dùng và ngành Y
Dược trong ngoài nước biết đến như một trong những thương hiệu dược phẩm
hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu –
Một thương hiệu nổi tiếng với giá trị cốt lõi “ Chất lượng – An toàn – Hiệu
quả” và sứ mệnh “ Chăm sóc sức khỏe cộng đồng” đã mang đến giá trị cảm
nhận trong lòng khách hàng “ OPC-Thiên nhiên và Cuộc sống”.
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế nước nhà, Công ty Cổ phần Dược
phẩm OPC liên tục mở rộng và phát triển thị trường trên toàn quốc, xây dựng
được mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, Công ty Cổ phần Dược phẩm
OPC đã thành lập các chi nhánh trải dài từ Bắc chí Nam, thị trường trong và
ngoài nước ngày càng mở rộng.
Với nhiệm vụ được giao: quản lý, theo dõi, phát triển trên địa bàn các tỉnh
Miền Đông, hơn 4 năm thành lập, Chi nhánh Miền Đông thực sự đã tạo được
uy tín và xây dựng được hình ảnh tốt của công ty đối với khách hàng.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động của Chi nhánh, đánh giá
những gì đã làm được và chưa làm được, cũng như thuận lợi và khó khăn
trong quá trình hoạt động, từ đó đề xuất những chiến lược, kế hoạch kinh
2
doanh mới, mong muốn góp phần nhỏ bé giúp Chi nhánh ngày càng đứng
vững và lớn mạnh trong tương lai, chúng tôi tiến hành đề tài “Phân tích hoạt
động kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền
Đông năm 2015”.
Đề tài được thực hiện với mục tiêu sau:
Phân tích một số chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh của Công ty cổ
phần Dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông năm 2015.
Hy vọng đề tài sẽ đề xuất những ý kiến phù hợp giúp Công ty cổ phần
Dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh trong thời gian tới.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích được hiểu là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ
phận khác nhau, từ đó nghiên cứu chúng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các
bộ phận cấu thành để thấy được bản chất, tính qui luật hiện tượng trong quá
trình nghiên cứu. Khác với các hiện tượng tự nhiên khác, trong hoạt động
kinh doanh, các hiện tượng kết quả cần phân tích chỉ tồn tại bằng những phạm
trù kinh tế, do vậy việc phân tích phải thực hiện bằng những phương pháp đặc
thù [2].
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn
bộ quá trình kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm làm rõ chất
lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên
cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất và kinh doanh ở doanh nghiệp [1].
Như vậy, có thể khái quát lại “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá
trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý
thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của các qui luật kinh tế khách
quan, nhằm mục đích hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả cao hơn” [1].
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Trong cơ chế thị trường hiện nay, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào mục
tiêu cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận.
Ngoài ra một doanh nghiệp hoạt động ngoài mục tiêu lợi nhuận còn phải có
trách nhiệm với xã hội, như bảo vệ người tiêu dùng, tạo công bằng cho người
lao động, bảo vệ môi trường…[1].
4
Trong hệ thống các môn khoa học pháp lý, phân tích thực hiện một chức
năng cơ bản là dự đoán và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh. Thông qua
phân tích kết quả của kỳ trước mà xác định nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng,
phát hiện quy luật phát triển và có giải pháp cụ thể để tiến hành quản lý trong
kinh doanh [1].
Phân tích hoạt động kinh doanh cho thấy bức tranh toàn cảnh trình độ tổ
chức sử dụng các yếu tố sản xuất, các nguồn lực tài chính trong hiện tại, từ đó
giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định tương lai cho doanh nghiệp mình.
Thông tin thu được từ phân tích kinh doanh giúp cho nhà quản trị nhận
dạng và cải tạo tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách tự giác, có ý
thức phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của các qui luật kinh tế khách
quan nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh tối ưu [1].
Phân tích hoạt động kinh doanh còn là cơ sở kiểm tra, kiểm soát các hoạt
động tài chính và hoạt động quản lý của mọi cấp quản trị. Thông qua việc
phân tích sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt động kinh
doanh trong các doanh nghiệp phát triển [1].
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
rủi ro.
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên
ngoài khác khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, thông qua
phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho
vay với doanh nghiệp nữa hay không [1].
Từ những ý nghĩa trên, ta thấy phân tích kinh doanh có vai trò rất quan
trọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường có quan hệ mật
thiết với nhau. Do vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ đắc lực cho
các nhà quản trị trong doanh nghiệp đạt kết quả và hiệu quả cao nhất [1].
5
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh trở thành một công cụ quan trọng trong
quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc
ra quyết định kinh doanh đúng đắn.
Phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ sau:
– Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ
tiêu kinh tế
Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là phải đánh giá và kiểm tra kết quả
đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự đoán, định mức… đã đặt ra để
khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng.
– Xác định nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây
nên ảnh hưởng của các nhân tố đó
Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây
nên, do đó ta phải xác định trị số của các nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên
các mức độ ảnh hưởng đó.
– Đề xuất các giải pháp khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục những
tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung
chung, mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần phải được
khai thác và những tồn tại yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế
mạnh và khắc phục tồn tại ở doanh nghiệp.
– Xây dựng phương án kinh doanh dựa vào các mục tiêu đã định
Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả kinh doanh là để nhận biết tiến độ
thực hiện và phát hiện những thay đổi có thể xảy ra. Định kỳ doanh nghiệp
phải tiến hành kiểm tra và đánh giá mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn
cứ vào các tác động ở bên ngoài để xác định vị trí và định hướng đi của doanh
nghiệp, các phương án kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không? Nếu
không phù hợp thì cần phải điều chỉnh kịp thời [1].
6
1.2. NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Lĩnh vực nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh không ngoài
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của phân tích
kinh doanh trong doanh nghiệp là những kết quả kinh doanh cụ thể, được biểu
hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, dưới tác động của các nhân tố kinh tế.
Kết quả kinh doanh thuộc đối tượng phân tích có thể là kết quả riêng biệt
của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh như mua vật
tư hàng hóa, bán sản phẩm, sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ hoặc có thể là kết
quả tổng hợp của cả một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong một chu kỳ kinh doanh [2], [12].
1.2.1. Chỉ tiêu kinh tế thuộc nội dung của phân tích hoạt động kinh
doanh
Nội dung của phân tích kinh doanh là các kết quả kinh doanh biểu hiện
bằng các chỉ tiêu kinh tế dưới sự tác động của các nhân tố kinh tế. Như vậy
chỉ tiêu kinh tế dùng để phân tích rất phong phú và đa dạng, có nhiều tiêu
thức phân chia khác nhau:
Theo tính chất của chỉ tiêu, bao gồm:
– Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh qui mô của kết quả hay điều kiện kinh doanh
như: doanh thu bán hàng, lượng vốn đầu tư, diện tích sản xuất, số lượng lao
động…
– Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả sử dụng các
yếu tố đầu vào như: giá thành sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sử dụng
các tài sản, chi phí…
Theo phương pháp tính toán trị số của chỉ tiêu, bao gồm:
– Chỉ tiêu kinh tế thể hiện trị số tuyệt đối: Dùng đánh giá qui mô sản xuất và
kết quả sản xuất tại thời gian và không gian cụ thể như: doanh thu, giá trị sản
lượng hàng hóa sản xuất, lượng lao động … năm nay tăng bao nhiêu so với
năm trước
7
– Chỉ tiêu kinh tế thể hiện trị số tương đối: Thường dùng trong phân tích các
quan hệ kinh tế giữa các bộ phận, cơ cấu của bộ phận trong tổng thể nghiên
cứu, tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu nghiên cứu để biết xu hướng phát triển
của chỉ tiêu, như chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch, tăng trưởng lợi nhuận, doanh
thu….
– Chỉ tiêu kinh tế thể hiện trị số bình quân: Là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt
đối, nhằm phản ánh mức độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu như: năng
suất bình quân của một lao động, thu nhập bình quân một lao động, chi phí
bình quân một sản phẩm….
Theo tính chất khái quát và chi tiết của chỉ tiêu, bao gồm:
– Chỉ tiêu khái quát dùng để phản ánh kết quả chung của doanh nghiệp như
doanh thu, lợi nhuận đạt được sau một kỳ kinh doanh…
– Chỉ tiêu chi tiết dùng để phản ảnh cụ thể từng kết quả kinh doanh như tỷ
suất lợi nhuận so với doanh thu, khả năng thanh toán…
Theo nội dung kinh tế của chỉ tiêu, bao gồm:
– Chỉ tiêu phản ánh các điều kiện của quá trình sản xuất như số lượng công
nhân, vốn đầu tư, số máy móc thiết bị…
– Chỉ tiêu phản ánh các kết quả tài chính như lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)…
Theo ý nghĩa thông tin của chỉ tiêu, bao gồm:
– Chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm phân tích như các chỉ tiêu trên bảng cân
đối kế toán
– Chỉ tiêu phản ánh một thời kỳ như chỉ tiêu thuộc báo cáo kết quả kinh
doanh, như lợi nhuận, doanh thu…
Như vậy, để phân tích kết quả kinh doanh, cần phải xây dựng hệ thống chỉ
tiêu tương đối hoàn chỉnh để phù hợp với từng cấp quản lý phục vụ cho hoạt
động kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất [2], [5], [11].
8
1.2.2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu nguồn nhân lực
Tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân lực là một trong bốn nguồn lực quan trọng
quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự biến động và sắp xếp
nhân lực không hợp lý sẽ vừa ảnh hưởng đến năng suất lao động của mỗi
người vừa ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát tại công ty TNHH MTV Dược phẩm Hùng Hiếu năm
2014, cơ cấu nguồn nhân lực bao gồm 15 cán bộ công nhân viên trong đó
DSĐH chiếm tỷ lệ 13,3% [9].
Khảo sát tại công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm – chi nhánh Trà Vinh
năm 2015, cơ cấu nguồn nhân lực bao gồm 20 cán bộ, trong đó số cán bộ có
trình độ DSĐH là 02 người, chiếm tỷ lệ 10% [15].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương tại Công ty cổ phần dược – vật
tư y tế Thanh Hóa năm 2014 cho thấy cơ cấu nguồn nhân lực của công ty bao
gồm chi nhánh ngoại tỉnh và nội tỉnh thì tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học,
sau đại học là 107 nhân viên trong tổng số 436 nhân viên, chiếm 24,6% [10].
Với ngành dược, tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp cho
doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Với doanh nghiệp Dược sản xuất là chính, số
lượng dược sỹ sau đại học ở các phân xưởng cao hơn ở bộ phận khác [1].
Doanh số mua, cơ cấu nguồn mua
Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh
nghiệp. Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng đồng thời
tìm ra được dòng “hàng nóng” mang lại nhiều lợi nhuận (doanh số mua bao
gồm cả doanh số sản xuất) và thể hiện được cái nhìn sắc bén nhạy cảm của
những người làm công tác kinh doanh. Việc phân tích nguồn mua và cơ cấu
nguồn mua là một chỉ tiêu cần phân tích trong hoạt động doanh nghiệp.
– Tổng doanh số mua của doanh nghiệp.
9
– Các nguồn mua phải đảm bảo yêu cầu chất lượng [1].
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần dược – vật tư y tế Thanh Hóa năm
2014, cơ cấu doanh thu theo nhóm hàng phân phối bao gồm hàng công ty khai
thác từ các nguồn mua bên ngoài chiếm tỷ lệ cao (56,1%), hàng công ty tự sản
xuất: tân dược chiếm 9,6%, đông dược chiếm 38,8% [10].
Theo nghiên cứu của Tô Văn Vũ tại Công ty Cổ phần Dược phẩm
TV.Pharm – chi nhánh Trà Vinh năm 2015, cơ cấu nguồn mua chi nhánh bao
gồm:
– Nguồn từ công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm sản xuất chiếm
78,6%
– Nguồn mua từ các công ty Dược khác do chi nhánh tự khai thác, chiếm
tỷ lệ 21,4% [15].
Doanh số bán ra và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ
Doanh số bán có ý nghĩ quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Xem xét doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ để hiểu thực trạng
doanh nghiệp để từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết thị trường,
đảm bảo lợi nhuận cao.
Doanh số bán bao gồm:
– Tổng doanh số bán của doanh nghiệp.
– Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng.
– Doanh số bán theo kênh phân phối.
– Doanh số bán theo nơi sản xuất
– Nhóm hàng có tỷ trọng lớn nhất.
– Doanh số bán buôn : bán cho các DN khác, bán cho bệnh viện…
– Doanh số bán lẻ.
So sánh tỷ trọng từng phần với tổng doanh số bán xem doanh nghiệp đó
chủ yếu là bán buôn hay bán lẻ [1].
10
Kết quả phân tích về doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ hầu hết đều
được rất nhiều đề tài nhắc đến.
Theo đề tài nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng tại công ty TNHH MTV
Dược phẩm Hùng Hiếu năm 2014, doanh số bán 24.875,2 triệu đồng tăng so
với năm 2013, tỷ lệ bán buôn, bán lẻ năm 2014 = 20,6 lần. Doanh thu của
công ty chủ yếu là bán buôn (khoảng 95,5%), bán lẻ chỉ chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ (4,6%) [9].
Với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương tại Công ty cổ phần dược
– vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014, tổng doanh số bán hàng toàn công ty là
732,6 tỷ đồng, giảm so với năm 2013. Số lượng khách hàng bán buôn chiếm
tỷ lệ thấp (8,6%), bán lẻ chiếm 91,4% (kênh bệnh viện chiếm 7,9% và kênh
bán lẻ khác chiếm 83,5%) [10].
Phân tích tình hình sử dụng phí
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với thị trường và
cách ứng xử các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra nhằm đạt được mức tối đa lợi
tức trong kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh nghiệp
nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và triển khai các khoản chi phí dựa
trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập
kế hoạch và đưa ra các quyết định kinh doanh cho tương lai.
Chi phí là điều kiện tiên quyết của hoạt động doanh nghiệp, luận văn của
Nguyễn Thị Thanh Hương nghiên cứu tại Công ty cổ phần dược – vật tư y tế
Thanh Hóa năm 2014 cho thấy công ty đã cấp xuống 83,1 tỷ đồng để phục vụ
cho hoạt động bán hàng, chiếm 11,3% so với doanh thu bán toàn công ty [10].
Với nghiên cứu của Tô Văn Vũ tại Công ty Cổ phần Dược phẩm
TV.Pharm – chi nhánh Trà Vinh năm 2015, ngoài chi phí giá vốn hàng bán,
các chi phí còn lại của Chi nhánh là 2.347,8 tỷ đồng, chiếm 6,4% tổng doanh
số bán của chi nhánh [15].
11
Mạng lưới phân phối
Để thực hiện các bước cơ bản trong chu trình cung ứng thuốc, phải tổ
chức mạng lưới phân phối theo các cấp độ khác nhau.
Mạng lưới phân phối được tạo bởi các kênh phân phối. Kênh phân phối
là con đường đi của thuốc từ nơi sản xuất đến người sử dụng. Giữa người sản
xuất và người tiêu dùng có thể có ít hoặc nhiều người trung gian xen vào. Số
lượng người trung gian thể hiện chiều dài của kênh phân phối. Số lượng kênh
phân phối trong mạng lưới sẽ ảnh hưởng nhiều tới giá cả và chất lượng thuốc
[1].
Mạng lưới phân phối có một vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến
thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực Dược phẩm, phân
phối thuốc càng có vai trò quan trọng do thuốc là một hàng hóa đặc biệt.
Việc phân phối thuốc vào các kênh bệnh viện thông qua hình thức đấu
thầu. Các kênh thương mại khác được phân phối thông qua chào bán trực tiếp
đến các công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc và một số tổ chức thương mại
khác [10].
Theo kết quả khảo sát của Võ Thị Kim Tú tại Công ty Roussel từ năm
2012 đến năm 2014, công ty đã xây dựng mạng lưới phân phối khá hoàn
chỉnh, chặt chẽ với các chi nhánh bán buôn, bán lẻ. Tại thành phố Hồ Chí
Minh, công ty đặt 10 chi nhánh bán buôn và 18 nhà thuốc bán lẻ tại các quận,
huyện. Ngoài ra, các sản phẩm của công ty cũng được phân phối rộng khắp cả
nước với các chi nhánh nằm ở các thành phố lớn : Hà Nội, Đà Nẵng, Cần
Thơ. Việc phân bố mạng lưới bán buôn, bán lẻ rộng khắp, giúp công ty khẳng
định vị trí của mình và tối đa hóa doanh thu trên địa bàn [14].
Quản lý chất lượng trong sản xuất và kinh doanh
So sánh chất lượng các sản phẩm tương đương với các DN sản xuất,
kinh doanh khác.
Thứ hạng chất lượng sản phẩm, uy tính sản phẩm.
12
Tỷ lệ phế phẩm bình quân.
Năng suất lao động bình quân cán bộ công nhân viên
Năng suất lao động bình quân của CBCNV được thể hiện bằng chỉ tiêu
doanh số bán ra chia cho tổng số CBCNV trong sản xuất và kinh doanh. Năng
suất lao động bình quân thể hiện hoạt động của doanh nghiệp Dược có hiệu
quả hay không và ngược lại.
Đối với DND kinh doanh thì năng suất lao động bình quân là năng suất
bán ra [1].
Theo kết quả khảo sát của Võ Thị Kim Tú tại Công ty Roussel năm
2014, mỗi CBCNV tạo ra 959 triệu doanh thu thuần, tăng 9,2% so với năm
2013 [14].
Năng suất lao động bình quân là lượng sản phẩm và dịch vụ mà trung
bình mỗi cán bộ công nhân viên tạo ra. Đây là nhân tố đảm bảo cho hoạt động
sản xuất kinh doanh phát triển và đời sống con người được nâng cao. Với chỉ
tiêu này, đề tài của Tô Văn Vũ tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm –
chi nhánh Trà Vinh năm 2015 cho thấy, năng suất lao động bình quân của
CBCNV là 1.823 triệu đồng, tăng so với đầu kỳ [15].
Thu nhập bình quân của CBCNV
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dược không phải chỉ
tính đến lợi nhuận thu được mà còn phải tính đến việc đảm bảo đời sống
CBCNV thông qua thu nhập bình quân của họ.
Thu nhập bình quân của CBCNV là lương và các khoản thu nhập khác,
ví dụ các khoản tiền thưởng quý, năm, lễ, tết…Thu nhập bình quân của
CBCNV thể hiện lợi ích, sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp và
chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ổn định [1].
Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thị Kim Tú tại Công ty Roussel năm
2014, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 6,4 triệu đồng [14].
13
Cũng với chỉ tiêu này, đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương
tại Công ty cổ phần dược – vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 thì thu nhập bình
quân của cán bộ công nhân viên là 5,24 triệu đồng, trong đó nhân viên tại các
chi nhánh ngoại tỉnh là 5,9 triệu đồng, cao hơn so với chi nhánh nội tỉnh chỉ
được 5,1 triệu đồng [10].
Nộp ngân sách Nhà nước
Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, thể hiện hiệu
quả đầu tư của Nhà nước với các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp
tồn tại và hoạt động có hiệu quả [1].
1.3. THỰC TRẠNG KINH DOANH THUỐC CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP DƯỢC NƯỚC TA HIỆN NAY
1.3.1. Khái quát về thị trường dược phẩm ở nước ta trong những năm
gần đây
1.3.1.1. Hoạt động nhập khẩu dược phẩm
Bảng 1.1. Trị giá nhóm Dược phẩm nhập khẩu các tháng năm 2015 [17]
ĐVT : 1000 USD
Tháng
Nhóm Dược phẩm
Tổng số các mặt hàng
Tỷ lệ (%)
1
155.460
13.766.295
1,13
2
100.415
10.479.746
0,96
3
199.718
14.735.576
1,36
4
180.104
13.199.536
1,36
5
182.164
14.938.005
1,22
6
211.554
14.465.287
1,46
7
223.305
14.667.833
1,52
8
204.830
14.134.104
1,45
9
189.577
14.034.380
1,35
10
211.838
13.814.436
1,53
14
11
235.068
13.630.865
1,72
12
230.656
14.298.315
1,61
Tổng
2.324.688
166.164.378
1,40
Trong 9 tháng đầu năm nay cả nước đã nhập khẩu 1,6 tỷ USD các mặt
hàng dược phẩm tăng khoảng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng
trưởng từ nay đến cuối năm nhập khẩu có thể vượt trên 2 tỷ USD dù các tháng
cuối năm giá trị nhập khẩu có chậm lại so với cùng kỳ. Danh mục nhập khẩu
từ các quốc gia nhiều nhất có Pháp, Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc chiếm 40% tổng
giá trị nhập khẩu. Pháp vẫn là nguồn cung lớn nhất thị trường dược phẩm Việt
Nam năm nay hơn 208 triệu USD, tăng 20% so với năm trước. Một số thị
trường có biến động tăng mạnh hơn 30% có Nga, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thụy
Điển. Thị trường thuốc Việt hàng năm cung cấp khoảng 50% nhu cầu hơn 3
tỷ USD cả nước. Chi tiêu thuốc bình quân đầu người Việt Nam hiện nay
quanh mức 35 – 37 USD/năm vẫn ở mức thấp so với nhiều nước lân cận như
Thái Lan (60 USD người/năm), Trung Quốc (100 USD người/năm). Với tốc
độ phát triển kinh tế và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng cao thì trong
5 năm tới giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam có thể đạt mức 8 tỷ USD.
Đến nay Việt Nam vẫn nằm trong top đầu thế giới về tăng trưởng chi tiêu cho
dược phẩm. Rõ ràng tiềm năng của ngành dược phẩm là còn rất lớn và việc
thông qua hiệp định TPP đã có thêm nhiều cơ hội và thách thức cho ngành
dược trong những năm tới [16].
15
Hình 1.1. Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam qua các năm
(triệu USD)
1.3.1.2. Tình hình sản xuất trong nước
Ngành dược Việt Nam: Tiềm năng tăng trưởng lớn, nhiều cơ hội đầu tư
hấp dẫn
Tổng tiền thuốc chi tiêu bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2013 đạt
33 USD/người.
Việt Nam chỉ mới đạt trình độ sản xuất được thuốc thành phẩm từ
nguyên liệu nhập khẩu, chưa tự sản xuất được nguyên liệu hóa dược và chưa
tự phát minh được thuốc.
Tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2008 – 2012 đạt 23%/năm, giai
đoạn 2013 – 2018 đạt 17,5%/năm.
Hơn 51% nguyên liệu sản xuất thuốc tại Việt Nam đang được nhập khẩu
từ Trung Quốc, 18% nhập từ Ấn Độ.
Chưa được quy hoạch bài bản, chỉ tập trung vào các dòng phổ thông, bỏ
ngõ phân khúc đặc trị cho nước ngoài.
Chính sách quản lý đang được điều chỉnh theo hướng phù hợp nhằm thúc
đẩy ngành dược nội địa phát triển.