9647_Bước đầu nghiên cứu tác động của âm nhạc đến trạng thái lo âu của bệnh nhân trước chuyển phôi tại Khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Hà Nội

luận văn tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới:
– Ban giám hiệu bộ môn điều dưỡng, các phòng ban trường đại học Thăng
Long, Đảng ủy, ban Giám đốc, các khoa phòng bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đã tạo
điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn này.
– GS TS Phạm Thị Minh Đức, trưởng bộ môn điều dưỡng Đại học Thăng
Long, người thầy đã bỏ nhiều công sức đào tạo, hướng dẫn, tận tình dạy bảo, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn này.
– Tiến sỹ Vũ Minh Ngọc bác sĩ bệnh viện Phủ sản Hà Nội, người thầy đã
giúp đỡ, trực tiếp hưỡng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
– Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý cô bộ môn điều dưỡng trường
Đại học Thăng Long, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập trong suốt thời
gian qua.
– Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể bác sĩ, cán bộ, nhân viên cùng
các bệnh nhân làm thụ tinh ống nghiệm tại Khoa hỗ trợ sinh sản bệnh viện Phụ sản
Hà Nội, đã tạo điều kiện, hợp tác, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
– Cuối cùng, tôi không thể kể hết lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và các bạn
lớp KTC3 đã luôn bên tôi, động viên giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trên con
đường học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2012
Nguyễn Thu Huyền

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT
Viết tắt
Thuật ngữ y học được viết tắt
1
TTTON
Thụ tinh trong ống nghiệm
2
hCG
Human Chorionic Gonaotropin
3
KTBT
Kích thích buồng trứng

DANH MỤC HÌNH

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. ……………………………
15
Biểu đồ 3.2 Phân bố nguyên nhân vô sinh ……………………………………………………….
17
Biểu đồ 3.3 Tiền sử điều trị vô sinh ………………………………………………………………..
18

HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô tả kỹ thuật chuyển phôi ………………………………………………………………
6
Hình 1.2 Tác động của âm nhạc đến bộ não …………………………………………………….
10

BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tuổi của bệnh nhân tham gia nghiên cứu
………………………………………….
14
Bảng 3.2: Nghề nghiệp của 2 nhóm nghiên cứu ……………………………………………….
14
Bảng 3.3: Loại vô sinh ………………………………………………………………………………….
16
Bảng 3.4: Thời gian vô sinh …………………………………………………………………………..
16
Bảng 3.5: Nguyên nhân vô sinh ……………………………………………………………………..
17
Bảng 3.6: Tiền sử vô sinh ……………………………………………………………………………..
19
Bảng 3.7: Kết quả bảng đánh giá trạng thái lo âu của bệnh nhân phỏng vấn lần 1 ..
19
Bảng 3.8: Kết quả bảng đánh giá trạng thái lo âu của bệnh nhân phỏng vấn lần 1,2
của nhóm không nghe nhạc và nhóm nghe nhạc ………………………………………………
21

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là phương pháp điều trị vô sinh ngày
càng được áp dụng phát triển rộng rãi trên thế giới. Thông thường, có khoảng 80%
bệnh nhân có thực hiện TTTON đến được giai đoạn chuyển phôi [9]. Chuyển phôi
là bước cuối cùng nhưng rất quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ có thai trong TTTON.
Bệnh nhân đến được giai đoạn chuyển phôi phải trải qua một quá trình dài điều trị,
tốn kém kinh phí, chịu nhiều áp lực từ gia đình hoặc xã hội làm cho tâm lý nặng nề
và có thể dẫn đến stress gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ thai. Trên thế giới, ở
những nước phát triển, liệu pháp âm nhạc đã trở thành phương pháp hữu hiệu để
điều trị cũng như giảm lo âu stress và đã được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên ở nước
ta, liệu pháp này còn mới mẻ và buớc đầu được áp dụng 1 cách chuyên nghiệp ở
một số cơ sở trị liệu tâm lý và bệnh viện tâm thần [15].
Ở Việt Nam, hiện tại đã có 14 trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm nhưng
chưa có trung tâm nào áp dụng liệu pháp âm nhạc để giảm lo âu stress cho bệnh
nhân trước chuyển phôi. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Bƣớc đầu nghiên cứu
t c động của âm nhạc đ n trạng thái lo âu ở bệnh nhân trƣớc chuyển phôi tại
khoa hỗ trợ sinh sản bệnh viện phụ sản Hà Nội” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc diểm lâm sàng và trạng thái lo âu ở bệnh nhân trước chuyển
phôi tại khoa hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Hà Nội.
2. Đánh giá bước đầu hiệu quả của âm nhạc đến trạng thái lo âu của bệnh
nhân trước chuyển phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm.

2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Định nghĩa, tỷ lệ và nguyên nhân vô sinh.
1.1.1. Định nghĩa vô sinh
Theo Tổ chức y tế thế giới, vô sinh là tình trạng không có thai sau 1 năm
chung sống mà không dùng một biện pháp tránh thai nào, đồng thời tần suất giao
hợp ít nhất 2 lần mỗi tuần. Đối với những phụ nữ trên 35 tuổi thì chỉ tính thời gian
là 6 tháng [7], [8].
Đối với những trường hợp trong đó nguyên nhân vô sinh đã tương đối rõ
ràng thì việc tính thời gian không còn được đặt ra nữa. Vô sinh nguyên phát là chưa
có thai lần nào, còn vô sinh thứ phát là trong tiền sử đã từng có thai ít nhất một lần.
Vô sinh nữ là nguyên nhân hoàn toàn do người vợ, vô sinh nam là nguyên nhân
hoàn toàn do người chồng. Vô sinh không rõ nguyên nhân là trường hợp khám và
làm xét nghiệm thăm dò kinh điển mà không phát hiện được nguyên nhân nào khả
dĩ giải thích được [7], [8].
1.1.2. Tình hình và nguyên nhân vô sinh
– Trên thế giới

+ Tùy từng nước, tỷ lệ vô sinh thay đổi từ 10 – 18%, đột xuất có nơi lên tới
40%. Về nguyên nhân vô sinh theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1985, có khoảng 20%
không rõ nguyên nhân, 80% có nguyên nhân trong đó vô sinh nữ 40%, vô sinh nam
40% và do cả 2 là 20% [7], [8].

+ Các nguyên nhân chính gây nên tình trạng vô sinh nữ là do rối loạn phóng
noãn (30%), rối loạn chức năng tử cung (30%). Rối loạn chức năng của vòi tử cung
do dính vòi tử cung sau viêm nhiễm. Một số nguyên nhân khác gây nên vô sinh là
do bệnh lạc nội mạc tử cung, bất thường về giải phẫu, các kháng thể kháng tinh
trùng và một số yếu tố khác chưa được biết tới [1].

+ Nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh nam là suy giảm sinh tinh có thể do di
truyền, hoặc do di chứng của bệnh quai bị và các vết sẹo ở thừng tinh xuất hiện sau
các nhiễm khuẩn lây qua đường sinh dục. Theo tác giả Aribary (1995) vô sinh nam
có tinh dịch bất thường khoảng 35.2% [17]

3
– Ở Việt Nam
+ Theo điều tra dân số quốc gia năm 1982, vô sinh chiếm khoảng 13% [7].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Liêu và cộng sự tại Viện Bảo vệ Bà mẹ trẻ sơ
sinh trong các năm 1993 – 1997 trên 1000 trường hợp vô sinh có đầy đủ các xét
nghiệm thăm dò về độ thông đường sinh dục nữ, về phóng noãn, về tinh trùng,
thống kê tỷ lệ vô sinh nữ chiếm 54,4%, vô sinh nam chiếm 35,6% và không rõ
nguyên nhân 10% [5]. Trong đó vô sinh nữ theo tác giả, nguyên nhân do tắc vòi tử
cung là 46,7%. Nghiên cứu của Phạm Như Thảo (2003) tại Bệnh Viện Phụ sản
Trung ương cho thấy nguyên nhân vô sinh nữ do tắc vòi tử cung là 58,6% [14].
+ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vô sinh nam là do rối loạn sinh tinh [2].
Theo Trần Đức Phấn (2001) trong số các cặp vợ chồng vô sinh có 44% có tinh dịch
đồ bất thường [13]. Theo Phạm Như Thảo (2003), 58,4% các cặp vợ chồng vô sinh
có tinh dịch đồ bất thường [14].
1.2. Định nghĩa và chỉ định làm TTTON
1.2.1. Định nghĩa TTTON
Thụ tinh trong ống nghiệm là chọc hút một hay nhiều noãn đã trưởng thành
từ buồng trứng cho thụ tinh với tinh trùng ( đã được lọc rửa) trong ống nghiệm. Sau
khi noãn thụ tinh phát triển thành phôi, chuyển phôi tốt vào buồng tử cung để phôi
làm tổ và phát triển thành thai nhi [3], [12].
1.2.2. Các chỉ đinh TTTON
– Tắc vòi tử cung.
– Tinh trùng ít, yếu, dị dạng (không đủ để bơm tinh trùng vào buồng tử cung)
– Không tinh trùng, phải lấy tinh trùng từ mào tinh, tinh hoàn
– Hiếm muộn không rõ nguyên nhân, bơm tinh trùng > 4 lần thất bại …
– Lạc nội mạc tử cung
– Buồng trứng đa nang
1.3. Qui trình của một bệnh nhân thụ tinh ống nghiêm và công tác chuẩn bị,
chăm sóc cho bệnh nhân TTTON
1.3.1. Khám, tư vấn và làm hồ sơ TTTON
Đầu tiên tại phòng khám Hiếm Muộn, hai vợ chồng sẽ làm hồ sơ bệnh án
mới bao gồm khám và làm các xét nghiệm sau:

4
– Khám phụ khoa, siêu âm
– Xét nghiệm máu cơ bản: HIV, HbsAg, TPHA, Rh, Mantoux, Chlamydia
các xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu.
– Chụp tim phổi, điện tâm đồ
– Tinh dịch đồ
– Xét nghiệm nội tiết …
– Sau khi có đủ tất cả các kết quả trên, bệnh nhân nộp đăng ký kết hôn,
chứng minh nhân dân bản sao kèm bản chính để đối chiếu. Nếu giấy tờ hợp lệ, bệnh
nhân sẽ có lịch hẹn sạch kinh khoảng 2 -3 ngày để bắt đầu làm hồ sơ:
+ Đối với vợ: khám lại phụ khoa, test catheter chuẩn bị trước cho chuyển
phôi và siêu âm xem nang thứ cấp đợt điều trị.
+ Đối với chồng: sẽ được bác sĩ chuyên khoa nam khám bộ phận sinh dục
kết hợp với các xét nghiệm để hỗ trợ điều trị.
– Sau khi hồ sơ hoàn thành, bệnh nhân sẽ được duyệt hồ sơ và hẹn lich tùy
vào phác đồ được chọn.
1.3.2. Quy trình TTTON
– Dùng thuốc KTBT cho nhiều nang noãn phát triển và trưởng thành.
– Theo dõi sự phát triển và trưởng thành của các nang noãn bằng siêu âm và
kết hợp với xét nghiêm nội tiết. Điều chỉnh thuốc tránh tác dụng không mong muốn.
– Chọc hút noãn bằng đường âm đạo sau khi tiêm hCG 34 – 36 giờ
– Khi có ít nhất 1 nang noãn 18mm hoặc 2 nang 17mm, tiêm hCG để trưởng
thành noãn. Hướng dẫn trước chọc hút noãn, người vợ nhịn ăn uống vào buổi sáng, đến
bệnh viện để chọc hút noãn. Trong quá trình này, bệnh nhân được gây mê nhẹ . Sau khi
chọc hút noãn, người vợ nằm theo dõi mạch, huyết áp… tại bệnh viện 2 – 3 giờ.
– Cùng ngày vợ chọc hút noãn, người chồng lấy tinh trùng đưa vào phòng lab
để chuẩn bị cấy.
– Phôi được theo dõi trong phòng lab.
– Chuyển phôi vào buồng tử cung là giai đoạn cuối cùng của thụ tinh trong
ống nghiệm được tiến hành 2 hoặc 3 ngày sau chọc hút noãn. Nếu phôi dư, đạt chất
lượng tốt sẽ được trữ đông lại.

5
1.3.3. Công tác điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân TTTON
.
a. Chăm sóc, tư vấn khi KTBT:
– Bệnh nhân sau khi được hội chẩn phác đồ sẽ đuợc hẹn đến ngày để kích thích
buồng trứng : ngày 21 vòng kinh (phác đồ dài), ngày 2 vòng kinh (phác đồ ngắn).
– Đến ngày kích thích buồng trứng bệnh nhân được bác sỹ cùng nữ hộ sinh
giải thích rõ ràng phác đồ bệnh nhân được điều trị: dùng thuốc từ ngày nào, phải
tiêm những loại thuốc nào, tiêm liều bao nhiêu, các vị trí tiêm, ngày nào tiếp theo
phải đến xét nghiệm, siêu âm.
– Trước khi tiêm bệnh nhân được giải thích các biến chứng hay gặp của tiêm
và cách khắc phục để bệnh nhân đỡ lo lắng trong quá trình tiêm thuốc.
– Trong quá trình dùng thuốc kích thích buồng trứng bệnh nhân luôn được
giải đáp các thắc mắc.
b. Chăm sóc, tư vấn trước và sau chọc trứng.
– Kết thúc quá trình kích thích buồng trứng bệnh nhân đến giai đoạn chuẩn bị
chọc trứng
– Bệnh nhân đuợc bác sỹ thông báo ngày chọc trứng, hướng dẫn dùng thuốc,
giờ tiêm thuốc trưởng thành noãn.Thông báo số noãn dự kiến của bệnh nhân, giải
thích cho bệnh nhân biết quá trình chọc trứng, các bất thường có thể xảy ra.
– Nếu bệnh nhân có bất thường nào trước khi chọc trứng như quá kích buồng
trứng bệnh nhân được bác sỹ giải thích về các tình huống có thể xảy ra, hướng dẫn
bệnh nhân cách phòng tránh biến chứng nặng nề: ăn nhiều đồ đạm, uống nhiều nước,
có bất thường gì như chướng bụng, tức ngực, khó thở…. đến khám lại ngay.
– Bệnh nhân được nữ hộ sinh hướng dẫn kĩ càng về giờ tiêm thuốc, vị trí tiêm
thuốc, thuốc tiêm. Giải thích tầm quan trọng của mũi tiêm này. Bệnh nhân được dặn
dò thủ tục trước khi chọc trứng, những điều cần làm đối với vợ: nhịn ăn sáng, không
sử dụng mỹ phẩm…đối với chồng: kiêng xuất tinh 3-5 ngày, cách lấy tinh dịch bằng
phương pháp thủ dâm.
– Sau khi chọc trứng bệnh nhân được theo dõi sau chọc, được dặn dò đơn
thuốc sau chọc , hẹn lịch đến chuyển phôi và những điều cần làm.
c. Chăm sóc tư vấn trước và sau chuyển phôi
– Sau chọc trứng bệnh nhân được dặn dò về đơn thuốc nội tiết, hướng dẫn

6
việc phải làm cho hôm đến chyển phôi.
– Vào buổi sáng hôm chuyển phôi bệnh nhân phải đến nhịn tiểu, ăn uống
bình thường, không sử dụng bất kì một loại hóa mỹ phẩm nào gây mùi.
– Bệnh nhân được bác sĩ lâm sàng đo cơn co của niêm mạc tử cung bằng siêu
âm và kiểm tra xem có bất thường gì về buồng trứng sau chọc trứng để can thiệp
kịp thời các bất thường xảy ra, nếu bình thường bệnh nhân được cho sử dụng thuốc
giảm co trước chuyển phôi.
– Sau đó bệnh nhân sẽ vào phòng chờ để chuyển phôi.
– Chuyển phôi sẽ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm đường
bụng. Để siêu âm thấy rõ nội mạc tử cung, bàng quang bệnh nhân cần phải có đủ
nước tiểu. Bệnh nhân được thông báo số phôi, nếu có nhiều phôi tốt thì sau chuyển
số phôi còn lại sẽ được trữ lạnh.
Sau khi chuyển phôi, người vợ nằm nghỉ trên giường khoảng 2 – 4h. Tại nhà,
người vợ tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ hoàng thể. Sau 2 tuần chuyển phôi xét
nghiệm ßhCG xác định thai. Nếu có thai kê đơn thuốc hỗ trợ thai kỳ.
Nếu thất bại lần này nhưng còn phôi trữ, người vợ sẽ được hướng dẫn để
chuyển phôi đông lạnh .

Hình 1.1: Mô tả kỹ thuật chuyển phôi

7

1.4. Các bi n chứng của TTTON
Các biến chứng của quá trình thụ tinh ống nghiệm trước khi đến giai đoạn
chuyển phôi như biến chứng của quá trình kích thích buồng trứng, biến chứng khi
chọc hút noãn, tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng một phần nào đến tâm lý của
bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm nói chung và của bệnh nhân chuyển phôi nói riêng.
1.4.1 Các biến chứng khi KTBT.
a. Biến chứng tiêm thuốc
Các thuốc dùng trong các phác đồ kích thích buồng trứng là các thuốc nội
tiết và thường dùng dưới dạng tiêm vì vậy trong quá trình sử dụng thuốc có thể gặp
một số tác dụng không mong muốn.
– Sốc phản vệ: là tai biến khá nặng nề. Rất hiếm gặp khi tiêm thuốc kích
thích buồng trứng, nghiên cứu tác dụng phụ của 115 chu kỳ dùng phác đồ dài không
có trường hợp nào bị sốc phản vệ khi tiêm thuốc [11]. Để khắc phục tình trạng này ,
các mũi tiêm đầu tiên của các loại thuốc nên được tiêm tại các cơ sở y tế.
– Tím chỗ tiêm: trong quá trình kích thích buồng trứng, bệnh nhân cần phải
tiêm rất nhiều mũi tiêm: khoảng từ 18 đến 35 mũi tùy theo từng phác đồ, tùy theo
từng bệnh nhân vì vậy có thể bị tím chỗ tiêm (21.8% ở phác đồ dài) [11]. Tuy
nhiên, tác dụng phụ này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Có thể khắc
phục bằng cách chườm nóng chỗ tiêm.
– Nhiễm trùng chỗ tiêm : xảy ra khi không thực hiện tốt vô trùng lúc tiêm.
Hầu như không gặp khi tiêm kích thích buồng trứng. Nghiên cứu 115 chu kỳ tiêm
thuốc của phác đồ dài không có trường hợp nào bị tím chỗ tiêm [11].
– Dị ứng mẩn ngứa: là tác dụng phụ có thể xảy ra với bất kỳ loại thuốc nào.
Tuy nhiên cũng rất hiếm gặp khi tiêm thuốc kích thích buồng trứng.
b. Quá kích buồng trứng
Hội chứng quá kích buồng trứng là một biến chứng thường gặp khi kích thích
buồng trứng. Kích thích buồng trứng để có nhiều nang noãn trưởng thành nhưng biến
chứng hay gặp là hiện tượng quá mẫn buồng trứng. Phần lớn bệnh nhân quá kích
buồng trứng thể nhẹ và vừa điều trị khỏi, không để lại di chứng. Với các trường hợp
nặng nếu điều trị thích hợp thường khỏi bệnh sau 10 – 14 ngày [16], [28].

8
1.4.2. Các biến chứng khi chọc hút noãn
a. Nhiễm trùng tiểu khung
Là tai biến ít gặp khi chọc hút nang noãn qua siêu âm đường âm đạo, các
bệnh nhân khi chọc hút noãn đều được làm dưới điều kiện vô trùng tốt và được
kháng sinh dự phòng.
Nghiên cứu của Stephen từ năm 1999 ở 2670 chu kỳ cho nhận noãn cho
thấy: tỷ lệ nhiễm trùng tiểu khung sau chọc noãn chiếm 0.9% trong đó bị áp xe tiểu
khung là 0.3% [27]. Các nghiên cứu gần đây trên hàng nghìn ca chọc noãn
(Ludwig-2006; Bodri–2008) không gặp trường hợp nào bị nhiễm trùng sau chọc hút
noãn [24], [18].
b. Chảy máu:
Chọc hút noãn là một thủ thuật lấy noãn qua đường âm đạo dưới hướng dẫn
của siêu âm đường âm đạo. Vì vậy có thể xảy ra biến chứng chảy máu ở âm đạo, ở
buồng trứng hoặc ở vùng chậu. Tuy nhiên rất ít gặp và đa số chảy máu tự cầm
không cần phải can thiệp ngoại khoa.
Nghiên cứu của stephen và cộng sự năm 1999 trên 2670 trường hợp chọc hút
noãn làm thụ tinh ống nghiệm có 8.6% bị chảy máu âm đạo, trong đó chảy máu
>100ml chiếm 0.8%. Nghiên cứu này cũng ghi nhận có 2 trường hợp chảy máu ở
buồng trứng trong đó 1 trường hợp phải mổ nội soi cấp cứu để cầm máu buồng
trứng [27]. Nghiên cứu của Ludwig chảy máu âm đạo sau chọc noãn là 2.8%, không
có trường hợp nào bị chảy máu trong ổ bụng [24]. Theo nghiên cứu của Bodri năm
2008 thấy rằng tỷ lệ chảy máu vào ổ bụng sau chọc noãn là 0.35%, trong đó số
trường hợp cần mổ thăm dò ổ bụng rất thấp chỉ có 0.15% [18].
c. Biến chứng gây mê
Khi tiến hành thủ thuật chọc hút noãn cần phải sử dụng các biện pháp vô cảm:
mê tĩnh mạnh, gây tê tủy sống…vì vậy có thể gặp một số biến chứng. Tuy nhiên, do
bệnh nhân được kiểm tra tim phổi và các xét nghiệm chức năng gan thận trước khi
kích thích buồng trứng do vậy biến chứng gây mê nặng rất ít xảy ra hầu như không
gặp. Nghiên cứu của Bodri năm 2008 và Ludwig năm 2006 không gặp trường hợp nào
bị biến chứng gây mê khi chọc hút noãn hàng nghìn bệnh nhân [18], [24].

9
d. Xoắn buồng trứng
Biến chứng này có thể gặp khi chọc hút noãn đặc biệt ở các trường hợp
buồng trứng to có nhiều nang noãn. Những trường hợp xoắn buồng trứng cần được
xác định và mổ sớm để có thể tháo xoắn bảo tồn buồng trứng. Vì vậy sau chọc hút
noãn đau hố chậu nhiều, buồng trứng căng đau cần phải mổ nội soi thăm dò tiểu
khung, nếu có xoắn buồng trứng cần được giải quyết sớm. Tuy nhiên biến chứng
này rất hiếm gặp. Nghiên cứu của Bodri cho thấy chỉ gặp 1 trường hợp bị xoắn
buồng trứng sau chọc hút noãn chiếm tỷ lệ 0.02% [18].
e. Tổn thương tạng
Câu hỏi đặt ra liệu khi chọc hút noãn có gây tổn thương các tạng trong tiểu
khung: tử cung, bàng quang, trực tràng, các mạch máu tiểu khung… Về lý thuyết
các thủ thuật vào tiểu khung đều có thể làm tổn thương các tạng trong tiểu khung.
Tuy nhiên, dưới hướng dẫn của siêu âm đầu dò âm đạo, khả năng tổn thương ở tiểu
khung của thủ thuật chọc hút noãn cực kỳ hiếm. Có thể gặp một số trường hợp tổn
thương tử cung trong trường hợp chọc hút noãn khó tuy nhiên thường không cần
phải xử trí ngoại khoa. Nghiên cứu của Bodri không gặp trường hợp nào tổn thương
cấu trúc tiểu khung khi chọc hút 4052 chu kỳ cho noãn [18]. Nghiên cứu của
Ludwig chỉ gặp 1 trường hợp tổn thương tử cung khi chọc hút noãn ở 1058 trường
hợp và không cần phải xử trí ngoại khoa [24].
1.5. Y u tố tâm lí và k t quả có thai trong TTTON
Theo Boivin và Takefman (1995) nghiên cứu mối quan hệ giữa tâm lí của
bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm và kết qủa của IVF cho thấy 70% bệnh nhân không
mang thai sau IVF thì trước đó có tâm lí lo âu nhiều hơn trong quá trình điều trị [19].
1.6. Vai trò của âm nhạc tác dộng đ n tâm lý của bệnh nhân.
Lo lắng về sự phản ứng của gia đình hoặc xã hội tạo lên những sợ hãi, những
mặc cảm. Để chế ngự những mặc cảm này, cơ thể tạo ra các cơ chế phòng ngự.
Những phản ứng phòng ngự có thể là lành mạnh như chuyển tập trung tâm trí sang
một hoạt động khác để chế ngự ham muốn của mình. Nhưng nếu cơ chế phòng vệ
trở thành thái quá, sinh ra những rối nhiễu tâm lý, những rối loạn bệnh lý như: rối
loạn lo âu, rối loạn tâm căn….[23]

10
Ngoài ra theo Christine E. Lynn, nghe nhạc như một can thiệp điều dưỡng,
việc sử dụng nghe nhạc như một sự can thiệp có hiệu quả không xâm lấn, được thiết
kế để hỗ trợ y tá trong việc tạo ra một môi trường chữa bệnh tốt thúc đẩy sức khỏe
và hạnh phúc. Âm nhạc đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm đau, giảm lo âu và
tăng thư giãn. Ngoài ra, âm nhạc cũng được sử dụng như một quá trình để đánh lạc
hướng các cảm giác khó chịu và kích thích khả năng chữa lành từ bên trong [20].

Hình 1.2 Tác động của âm nhạc đến bộ não

11
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Là những bệnh nhân chuyển phôi của TTTON tại khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh
viện phụ sản Hà Nội từ 01/07/2012 đến hết 30/10/2012.

Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nhóm nghe nhạc và nhóm không nghe
nhạc, mỗi nhóm n = 30 bệnh nhân.Chọn 2 nhóm bệnh nhân có đặc điểm lâm sàng
tương đồng.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
– Bệnh nhân nữ điều trị vô sinh bằng phương pháp TTTON đến được giai
đoạn chuyển phôi.
– Đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời các câu hỏi theo bộ câu hỏi
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
– Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
– Bệnh nhân không đến được giai đoạn chuyển phôi.
2.2. Phƣơng ph p nghiên cứu
2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu
– Đây là nghiên cứu mới nên bước đầu chúng tôi chọn cỡ mẫu là n= 60 bệnh
nhân chia làm 2 nhóm: nhóm nghe nhạc và nhóm không nghe nhạc, mỗi nhóm n = 30
bệnh nhân.
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
Can thiệp thử nghiệm có đối chứng, phân chia 2 nhóm, chọn nhóm theo ghép
cặp.
2.2.3. Các bước tiến hành
Bước 1: Tham khảo và sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn “Zung”
Thang Đánh giá mức độ lo âu Zung: là thang tự đánh giá gồm có 20 đề mục,
mô tả một số triệu chứng của cơ thể, được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu
dịch tễ học (Zung WW., 1965).Thang đánh giá lo âu do Zung W. K, được
coi là tiêu chuẩn để đánh giá lo âu, là thông tin trực tiếp, nhất quán từ người
bệnh, là một trắc nghiệm khách quan định lượng hoá và chuẩn hoá, sử

12
dụng nhanh. Test Zung cũngđược TCYTTG thừa nhận là một test đánh giá
trạng thái lo âu và hiệu quả của các phương pháp điều trị lo âu.Test gồm 20 mục
xếp từ 1 đến 20, cho điểm theo 4 mức độ thời gian xuất hiện triệu chứng từ 1
đến 4 điểm.Đánh giá kết quả: Điểm tối đa là 80 [29].
Bước 2: Tiến hành hỏi thử 15 bệnh nhân nhằm mục đích xem họ có hiểu các
câu hỏi.
Bước 3: Tiến hành nghiên cứu
Các bệnh nhân điều trị tại khoa Hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh
ống nghiệm đến được giai đoạn chuyển phôi sẽ được tư vấn và giải thích, nếu đồng
ý tham gia nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi theo các bước sau:
Bệnh nhân sẽ được chia làm 2 nhóm theo ngày chẵn lẻ, bệnh nhân đều được phỏng
vấn làm 2 lần: bắt đầu vào phòng chờ chuyển phôi và trước lúc vào chuyển phôi.
Thời gian giữa 2 lần cách nhau khoảng 2 tiếng, sử dụng 1 phòng chờ chuyển phôi
chung.
– Đối với ngày chẵn : sau khi phỏng vấn lần 1, tiếp đó bệnh nhân được nằm
nghỉ ngơi và nghe nhạc không lời khoảng 30p trong khi chờ vào chuyển phôi,
phỏng vấn lần 2 trước khi bệnh nhân vào chuyển phôi.
– Ngày lẻ: sau khi phỏng vấn lần 1, bệnh nhân nằm nghỉ tại phòng chờ
khoảng 2 tiếng rồi vào chuyển phôi, phỏng vấn lần 2 trước khi bệnh nhân vào
chuyển phôi.
– Nội dung phỏng vấn của 2 nhóm, lần 1 và lần 2 như nhau, bệnh nhân điền
câu trả lời vào bộ câu hỏi đánh giá mức độ lo lắng theo thang điểm .
+ Không lo âu : ≤ 40 điểm
+ Lo âu mức độ nhẹ : 41 – 50 điểm
+ Lo âu mức độ vừa : 51 – 60 điểm
+ Lo âu mức độ nặng : 61 – 70 điểm
+ Lo âu mức độ rất nặng : 71 – 80 điểm

13
2.3. Các tham số nghiên cứu
– Một số đặc điểm của bệnh nhân: Tuổi, nghề nghiệp, loại vô sinh, thời gian
vô sinh, nguyên nhân vô sinh, các phương pháp điều trị.
– Trạng thái tâm lí bệnh nhân trước chuyển phôi lần phỏng vấn 1, lần 2 của 2 nhóm
nghe nhạc và không nghe nhạc.
2.4. Phân tích số liệu
– Thu thập số liệu theo mẫu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS for Win 11.5
– So sánh các giá trị trung bình bằng test T, so sánh % bằng χ2 test.
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
– Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu này đều tự nguyện.
– Các thông tin của bệnh nhân đều được bí mật trước, trong và sau nghiên cứu
– Kết quả nghiên cứu tâm lí của bệnh nhân sẽ giúp cho các cán bộ y tế hiểu
hơn về tâm trạng của các bệnh nhân để từ đó giúp đỡ các bệnh nhân một cách tốt hơn.

14
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian 4 tháng tiến hành nghiên cứu tại khoa Hỗ Trợ Sinh Sản Bệnh
Viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 7 đến hết tháng 10 năm 2012, tổng số có 60 bệnh
nhân đủ điều kiện đến được giai đoạn chuyển phôi đồng ý tham gia vào nghiên cứu
này với kết quả cụ thể như sau
3.1. Đặc điểm lâm sàng và trạng thái lo âu bệnh nhân trƣớc chuyển phôi tại
khoa hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Hà Nội
3.1.1. Tuổi của bệnh nhân
Tuổi bệnh
nhân
Nhóm nghe nhạc
Nhóm không nghe nhạc
n=30
%
n=30
%
≤ 35
24
80
24
80
> 35
6
20
6
20
Trung bình
31,4 ± 6,53 (20- 51)
31,4 ± 6,04 (20 -50)
p
> 0,05
Bảng 3.1: Tuổi của bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: tuổi trung bình của nhóm nghe nhạc là 31,4 ±
6,53, ở nhóm không nghe nhạc là 31,4 ± 6,04, có sự tương đồng về tuổi giữa 2
nhóm đối tượng nghiên cứu với p > 0,05. Tuổi lớn nhất ở nhóm nghe nhạc là 51
tuổi, ở nhóm không nghe nhạc là 50 tuổi và thấp nhất ở cả 2 nhóm đều là 20 tuổi.
3.1.2. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Nhóm nghe nhạc
Nhóm không nghe nhạc
n= 30
%
n=30
%
Tham gia hoạt động xã hội
19
63,3
21
70
Nội trợ
11
36,7
9
30
p
> 0,05
Bảng 3.2: Nghề nghiệp của 2 nhóm nghiên cứu

15
63.3
70
36.7
30
0
10
20
30
40
50
60
70
Tham gia hoạt động xã hội
Nội trợ
Nhóm nghe nhac
Nhóm không nghe nhạc

Biểu đồ 3.1: Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu.
Nhận xét:
Nhóm nghe nhạc:
– Có 19 bệnh nhân tham gia hoạt động xã hội chiếm 63,3%
– Có 11 bệnh nhân làm nội trợ chiếm 36,7%
Đối với nhóm không nghe nhạc:
– Có 21 bệnh nhân tham gia hoạt động xã hội chiếm 70%
– Có 9 bệnh nhân làm nội trợ chiếm 30%
Giữa 2 nhóm không có sự khác biệt thống kê với p> 0,05.

16
3.1.3. Loại vô Sinh
Loại vô sinh
Nhóm nghe nhạc
Nhóm không nghe nhạc
n
%
n
%
Nguyên phát
16
53,3
17
56,7
Thứ phát
14
46,7
13
43,3
Tổng
30
100
30
100
p
> 0,05
Bảng 3.3: Loại vô sinh
Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: tỷ lệ vô sinh nguyên phát và thứ phát
ở 2 nhóm nghe nhạc và nhóm không nghe nhạc là tương đương nhau với p> 0,05.
3.1.4. Thời gian vô sinh
Thời gian vô
sinh
Nhóm nghe nhạc
Nhóm không nghe nhạc
n=30
%
n=30
%
≤ 5
22
73,3
18
60
> 5
8
26,7
12
40
Trung bình
4,6± 3,12 (1 – 12)
5,0 ± 3,14 (1- 12)
p
> 0,05
Bảng 3.4: Thời gian vô sinh
Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: thời gian vô sinh trung bình của
nhóm nghe nhạc là 4,6 ± 3,12 và của nhóm không nghe nhạc 5,0 ± 3,14, với thời
gian vô sinh ít nhất của 2 nhóm đều là 1 năm và nhiều nhất là 12 năm. Không có sự
khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu với p> 0.05.

17
3.1.5. Nguyên nhân vô sinh
Nguyên nhân vô sinh
Nhóm nghe nhạc
Nhóm không nghe nhạc
n=30
%
n=30
%
Do vợ
12
40
13
43,3
Do chồng
5
16,7
06
20
Do cả 2
11
36,6
9
30
Chưa rõ nguyên nhân
2
6,7
2
6,7
Tổng
30
100
30
100
p
> 0,05
Bảng 3.5: Nguyên nhân vô sinh

40
43,3
16,7
20
36,6
30
6,7
6,7
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
do vợ
do chồng
do cả 2
Không rõ nguyên nhân
nhóm nghe nhac
nhóm không nghe nhac

Biểu đồ 3.2 Phân bố nguyên nhân vô sinh

18
Biểu đồ 3.2 cho thấy:
Nhóm nghe nhạc:
– Nguyên nhân vô sinh do vợ là : 12 bệnh nhân chiếm 40%
– Nguyễn nhân vô sinh do chồng là 5 bệnh nhân chiếm 16,7%
– Nguyên nhân vô sinh do cả 2 là 11 bệnh nhân chiếm 36,6%
– Nguyên nhân vô sinh không rõ nguyên nhân là 2 bệnh nhân chiếm 6,7%
Nhóm không nghe nhạc:
– Nguyên nhân vô sinh do vợ là : 13 bệnh nhân chiếm 43,3%
– Nguyễn nhân vô sinh do chồng là 65 bệnh nhân chiếm 20%
– Nguyên nhân vô sinh do cả 2 là 9 bệnh nhân chiếm 30%
– Nguyên nhân vô sinh không rõ nguyên nhân là 2 bệnh nhân chiếm 6,7%
Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu với p> 0,05.

3.1.6. Tiền sử điều trị vô sinh
30
26.7
70
73.3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Chƣa điều trị gi
Đã từng điều trị
Nhóm nghe nhạc
Nhóm khônng nghe nhạc

Biểu đồ 3.3 Tiền sử điều trị vô sinh

19

Tiền sử điều trị
Nhóm nghe nhạc
Nhóm không nghe nhạc
n=30
%
n=30
%
Đã điều trị
21
70
22
73,3
Chưa điều trị
9
30
8
26,7
p
> 0,05
Bảng 3.6: Tiền sử vô sinh
Biểu đồ 3.3 và bảng 3.6 cho thấy
– Nhóm nghe nhạc :
+ Có 21 bệnh nhân đã từng qua 1 hoặc nhiều phương pháp điều trị chiếm 70 %
+ Có 9 bệnh nhân là chưa qua phương pháp điều trị gì chiếm 30%.
– Nhóm không nghe nhạc :
+ Có 22 bệnh nhân đã từng qua các phương pháp điều trị chiếm 73,3%
+ Có 8 bệnh nhân là chưa qua phương pháp điều trị gì chiếm 26,7%.
Cả 2 nhóm có sự tương đồng về tiền sử điều trị, không có sự khác biệt về ý
nghĩa thống kê với p> 0.05
3.1.7. Đặc điểm trạng thái lo âu của bệnh nhân trước chuyển phôi
Tâm lý
Nhóm nghe nhạc
Nhóm không nghe nhạc
p
n
%
n
%
Không lo âu (≤ 40)
11
36,7
9
30
>0,05
Lo âu mức độ nhẹ (41- 50)
12
40
16
53,3
Lo âu mức độ vừa (51- 60)
6
20
4
13,4
Lo âu mức độ nặng (61- 70)
1
3,3
1
3,3
Lo âu mức độ rất nặng (71- 80)
0
0
0
0
Tổng
30
100
30
100
Trung bình điểm
42,4 ± 8,74
42,2 ±7,83
Bảng 3.7: Kết quả bảng đánh giá trạng thái lo âu của bệnh nhân phỏng vấn lần 1

20
Kết quả bảng 3.7 cho thấy :
– Nhóm nghe nhạc :
+ Có 11 bệnh nhân không lo âu chiếm tỷ lệ 36,7%
+ Có 12 bệnh nhân lo âu mức độ nhẹ chiếm 40%
+ Có 6 bệnh nhân lo âu mức độ vừa chiếm 20%
+ Có 1 bệnh nhân lo âu mức độ nặng chiếm 3,3%
– Đối với nhóm không nghe nhạc:
+ Có 9 bệnh nhân không lo âu chiếm tỷ lệ 30%
+ Có 16 bệnh nhân lo âu mức độ nhẹ chiếm 53,3%
+ Có 6 bệnh nhân lo âu mức độ vừa chiếm 13,4%
+ Có 1 bệnh nhân lo âu mức độ nặng chiếm 3,3%
Điểm trung bình của nhóm nghe nhạc là 42,4 ± 8,74 và của nhóm không
nghe nhạc là 42,2 ± 7,83 , 2 nhóm có mức độ tâm lý khá tương đồng với p> 0,05.

21
3.2. Đ nh gi bƣớc đầu hiệu quả của âm nhạc đ n trạng thái lo âu của bệnh
nhân trƣớc chuyển phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm.
Tâm lí
Nhóm không nghe nhạc
Nhóm nghe nhạc
Phỏng vấn lần
1
Phỏng vấn lần
2
Phỏng vấn lần
1
Phỏng vấn lần
2
n=30
%
n=30
%
n=30
%
n=30
%
Không lo âu
( ≤ 40)
9
30
12
40
11
36,7
20
66,7
Lo âu mức độ
nhẹ (41 – 50)
16
53,3
15
50
12
40,0
8
26,7
Lo âu mức độ
vừa (51 – 60)
4
13,4
2
6,7
6
20,0
2
6,6
Lo âu mức độ
nặng (61 – 70)
1
3,3
1
3,3
1
3,3
0
0
Lo âu mức độ
rất nặng (≥ 71)
0
0
0
0
0
0
0
0
Điểm
42,2 ±7,83
41,0 ± 7,36
42,4 ± 8,74
39,2 ± 8,56
p
>0,05
<0,05 Bảng 3.8: Kết quả bảng đánh giá trạng thái lo âu của bệnh nhân phỏng vấn lần 1,2 của nhóm không nghe nhạc và nhóm nghe nhạc. Nhận xét: Kết quả bảng 3.8 cho thấy: - So sánh kết quả phỏng vấn giữa 2 lần 1 và 2 của nhóm không nghe nhạc + Bệnh nhân không lo âu từ 9 (30%) tăng lên 12 (40%) + Lo âu mức độ nhẹ từ 16 (53.3%) giảm xuống 15 (50.0%) + Lo âu mức độ vừa từ 04 (13.4%) giảm xuống còn 2 (6.7%) + Lo âu mức độ nặng vẫn còn 1 (3.3%) + Lo âu mức độ rất nặng không có Điểm trung bình giữa phỏng vấn lần 1 là 42,2 ± 7,83và lần 2 41,0 ± 7,36, không có sự khác biệt về tâm lý giữa 2 lần phỏng vấn với p> 0,05

22
– So sánh kết quả phỏng vấn giữa 2 lần 1 và 2 của 2 nhóm nghe nhạc.
+ Bệnh nhân không lo âu từ 11 (36,7%) tăng lên 20 (66,7%)
+ Lo âu mức độ nhẹ từ 12 (40%) giảm xuống 8 (26,7)%
+ Lo âu mức độ vừa từ 6 (20%) giảm xuống còn 2 (6,7%)
+ Lo âu mức độ nặng từ 1 (3,3%) giảm xuống còn 0
+ Lo âu mức độ rất nặng không có
Điểm trung bình giữa phỏng vấn lần 1 là 42,4± 8,74 và lần 2 39,2± 8,56, có
sự khác biệt về tâm lý giữa 2 lần phỏng vấn với p <0.05.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *