LVTN-8667_Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Đường Lâm, Hà Nội

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
——————————-

ISO 9001:2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH VĂN HÓA DU LỊCH

Sinh viên
:Phạm Thị Thanh Huyền
Giảng viên hướng dẫn
:Ths. Nguyễn Thị Phương Thảo

HẢI PHÒNG – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
———————————–

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH VĂN HÓA DU LỊCH

Sinh viên :Phạm Thị Thanh Huyền
Giảng viên hướng dẫn
:Ths. Nguyễn Thị Phương Thảo

HẢI PHÒNG – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
————————————–

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền

Mã số: 1412601034
Lớp: VH1802

Ngành: Văn hóa Du lịch
Tên đề tài:”Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ
Đường Lâm, Hà Nội”

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI

1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
a. Nội dung:
– Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng
– Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại làng cổ
Đường Lâm.
b. Các yêu cầu cần giải quyết
– Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ
Đường Lâm.
2. Các tài liệu, số liệu cần thiết:

3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
Công Ty Liên Doanh Làng Quốc Tế Hướng Dương GS-HP
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn thứ nhất:
Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Thảo
Học hàm, học vị: Thạc sỹ
Cơ quan công tác: Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn:
– Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng.
– Xác định các tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng,
đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng thông qua việc nhận diện
các vấn đề tồn tại cũng như những nguyên nhân của chúng trong phát
triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm.
– Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường
Lâm.
Người hướng dẫn thứ hai:
Họ và tên:…………………………………………………………………………………………………………………..
Học hàm, học vị:………………………………………………………………………………………………………
Cơ quan công tác:…………………………………………………………………………………………………….
Nội dung hướng dẫn:………………………………………………………………………………………………
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm 2018
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 0 tháng10 năm 2018

Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên

Người hướng dẫn

Hải Phòng, ngày tháng năm 2018
HIỆU TRƯỞNG

GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp:
…………………………………………………..………………………………………..
……………………………………………….………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
……………..…………..……………………………………………….………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
2. Đánh giá chất lượng của đề tài (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong
nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…):
…………………………………………………..………………………………………..
……………………………………………….………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
……………..…………..……………………………………………….………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi cả số và chữ):
……………………………………………….………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..

Hải Phòng, ngày tháng năm 2018
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

3. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp:
…………………………………………………..………………………………………..
……………………………………………….………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
……………..…………..……………………………………………….………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
4. Đánh giá chất lượng của đề tài (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong
nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…):
…………………………………………………..………………………………………..
……………………………………………….………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………..………………………………………..
……………………………………………….………………………………………..
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi cả số và chữ):
……………………………………………….………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..

Hải Phòng, ngày tháng năm 2018
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CẢM ƠN

Trải qua 4 năm học tập và trau dồi kiến thức tại trường Đại học dân lập
hải phòng được làm đề tài khóa luận tốt nghiệp thực sự là một vinh dự lớn lao
đối với em. Đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy
cô giáo trong trường. Chính các thầy cô đã xây dựng cho em những kiến thức
nền tảng và những kiến thức chuyên môn, cũng như kinh nghiệm thực tế để em
có thể hoàn thành khóa luận này cũng như những công việc của mình sau này.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
đặc biệt của cô giáo Thạc Sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo khoa Văn hóa- Du lịch,
trường đại học Dân Lập Hải Phòng. Trong suốt thời gian thực hiện luận văn,
mặc dù rất bận rộn trong công việc nhưng cô vẫn luôn nhiệt tình và dành thời
gian trao đổi, góp ý cho em. Trong quá trình thực hiện luận văn, cô luôn định
hướng, góp ý, sửa chữa những chỗ sai, giúp em không bị lạc lói trong biển kiến
thức mênh môn.Cho đến hôm nay, luận văn của em đã hoàn thành cũng chính
nhờ sự nhắc nhở,đôn đốc, sự giúp đỡ nhiệt tình của cô.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp, do hạn chế về mặt hiểu
biết và kinh nghiệm, do thời gian và trình độ của bản thân còn có hạn, nên khóa
luận không tránh khỏi những thiếu xót, khiểm khuyết. Vậy em rất mong nhận
được ý kiến bổ sung, đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài khóa luận của
em hoàn chỉnh hơn.
Hải Phòng, ngày… tháng… năm 2018

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thanh Huyền

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ……………………… 5
1.1. Một số vấn đề cơ bản về du lịch cộng đồng………………………………………….. 5
1.1.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng ………………………………………………………. 5
1.1.2. Đặc điểm của du lịch cộng đồng………………………………………………………. 8
1.1.3. Vai trò của loại hình du lịch cộng đồng
…………………………………………… 10
1.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
………………………………………………. 12
1.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch ……………………………………………………… 12
1.2.2. Điều kiện về lao động du lịch và cộng đồng địa phương
……………………. 13
1.2.3. Điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật du lich – cơ sở hạ tầng
………………… 14
1.2.4. Điều kiện về chính sách phát triển du lịch cộng đồng ……………………….. 16
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở một số nước trên thế giới và Việt
Nam. …………………………………………………………………………………………………… 17
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở 3 làng cổ khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh
Quảng Tây Trung Quốc
………………………………………………………………………….. 17
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Làng rau Trà Quế Hội An
………. 20
1.3.3. Bài học vận dụng cho Đường Lâm …………………………………………………… 22
Tiểu kết chương 1
………………………………………………………………………………….. 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM …………………………………………………………… 24
2.1. Khái quát chung về làng cổ Đường Lâm ……………………………………………. 24
2.1.1. Vị trí địa lý, diện tích
……………………………………………………………………. 24
2.1.2. Lịch sử hình thành phát triển Làng Cổ Đường Lâm ………………………….. 24
2.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Đường Lâm …………… 26
2.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch ……………………………………………………… 26
2.2.2. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch – cơ sở hạ tầng ………………. 33
2.2.3. Nhân lực và người dân địa phương tham gia vào du lịch cộng đồng
…………. 34
2.2.4.Chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm …………. 35
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch tại làng cổ Đường Lâm ………………………….. 36
2.3.1.Các hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch
………………………………………….. 36
2.3.2. Số lượng khách du lịch và Lợi ích từ du lịch cộng đồng ……………………. 39
2.3.3.Nguồn nhân lực du lịch và sử dụng lao động địa phương trong phát triển
du lịch
…………………………………………………………………………………………………. 41
2.3.4. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng tại Đường Lâm …………… 42
2.3.5. Công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn các giá trị văn hóa – xã hội tại
Đường Lâm …………………………………………………………………………………………. 42
2.4. Đánh giá ……………………………………………………………………………………….. 45
2.4.1. Những mặt tích cực trong phát triển du lịch tại Làng Cổ Đường Lâm ………. 45
2.4.2. Những mặt tiêu cực trong phát triển du lịch tại Làng Cổ Đường Lâm ………. 47
Tiểu kết chương 2
………………………………………………………………………………….. 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI
LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM …………………………………………………………………… 49
3.1 Định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại Hà Nội
…………………………….. 49
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm ………… 51
3.2.1.Phát triển sản phẩm đặc thù, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ……………….. 51
3.2.2. Cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng
…………………………………. 55
3.2.3. Thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch cộng đồng nâng cao
chất lượng lao động ………………………………………………………………………………. 57
3.2.4. Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá cho du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường
Lâm. …………………………………………………………………………………………………… 62
3.2.5. Các giải pháp khai thác du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và bảo vệ môi
trường du lịch ………………………………………………………………………………………. 63
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3………………………………………………………………………. 67
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………… 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì cùng với đó du lịch
đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhiều
người. Thực tế cho thấy, du lịch là một trong những ngành kinh tế tăng trưởng
nhanh nhất trên thế giới hiện nay, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cơ sở
vật chất kĩ thuật, nâng cấp các di sản văn hóa, khuyến khích phát triển kinh tế –
xã hội, giao lưu văn hóa và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các khu vực, các
quốc gia, thông qua qua đó góp phần bảo vệ và giũ gìn hòa bình thế giới. Hiện
nay du lịch là một xu hướng phát triển mạnh ở các quốc gia trên thế giới trong
đó có Việt Nam. Du lịch ngày càng mang lại lợi ích và đóng góp không nhỏ vào
sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nươc nói chung, từng quốc gia hay từng địa
phương nói riêng.
Trong những năm gần đây du lịch cộng đồng là loại hình du lịch đang
được rất nhiều du khách ưu chuộng vì du khách muốn được khám phá, trải
nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân địa phương tham gia
mọi hoạt động sinh hoạt như du khách sẽ ăn, ngủ tại nhà dân, sinh hoạt và lao
động cùng người dân với cộng đồng địa phương, thưởng thức những giá trị tự
nhiên, văn hóa, tinh thần ở địa phương. Bên cạnh các loại hình trước đây du
khách thường tham gia như du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch mạo
hiểm…thì du lịch cộng đồng hiện nay đang là một xu hướng mà du khách rất ưu
thích. Bởi vì nó giúp người ta có thể trải nghiệm các giá trị văn hóa, giá trị tự
nhiên nơi mà có người dân sinh sống tại địa phương. Du khách ngày càng muốn
tham gia các hoạt động du lịch mà mình được trải nghiệm nhiều hơn chính vì
vậy mà du lịch cộng đồng đang trở thành xu hướng phát triển hiện nay.
Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều thuận lợi về tự nhiên và văn hóa để
phát triển du lịch cộng đồng như: di tích lịch sử, di sản văn hóa, lễ hôi, ẩm thưc,
làng nghề truyền thống, các phong tục tập quán, các công trình kiến trúc đặc
sắc…Cùng các điều kiện tự nhiên như: Núi non, sông, hồ đã tạo nên những cảnh
quan đẹp hấp dẫn du khách, giúp du khách có thể tham gia trải nghiệm cuộc
sống sinh hoạt của cộng đồng địa phương để tự khám phá những nét đẹp của tự
nhiên và những giá trị văn hóa bản địa độc đáo. Hiện nay số lượng khách tham
gia vào loại hình du lịch cộng đồng ngày càng tăng.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
2
Làng cổ Đường Lâm, Hà Nội là một ngôi làng cổ có rất nhiều điều kiện
về các giá trị tự nhiên, nhân văn, nơi bảo tồn các đặc sắc của nền văn minh lúa
nước với nhiều ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm tuổi, nhiều di tích lịch sử, lễ
hội, các làng nghề truyền thống…Đây là điều kiện thuận lợi để Đường Lâm phát
triển du lịch cộng đồng và thu hút khách. Tuy nhiên hiện nay phát triển du lịch
cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm còn gặp nhiều khó khăn và chưa thực sự
mang lại hiệu quả tương xứng với tiềm năng của địa phương. Do đó em đã lựa
chọn đề tài “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Đường Lâm,
Hà Nội “ với mong muốn sẽ đề xuất được một số giải pháp nhằm khai thác hiệu
quả hơn các điều kiện tại địa phương để phục vụ cho phát triển du lịch cộng
đồng ngày một tốt hơn.
* Tổng quan về tình hình nghiên cứu:
Trước năm 2006: Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về làng cổ Đường Lâm
các nghiên cứu mới dừng ở mức làm rõ cội nguồn lịch sử và các di tích văn hóa.
Sau năm 2006: Khi làng Đường Lâm được nhà nước phong tặng danh
hiệu Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, các nghiên cứu đã đi sâu hơn về việc phát
triển du lịch cũng như cách gìn giữu nét văn hóa cổ xưa. Sốlượng các bài nghiên
cứu về Đường Lâm cũng vì thế mà tăng lên. Tuy nhiên, số lượng các công trình
nghiên cứu về Đường Lâm cũng vì thế mà tăng lên. Tuy nhiên, số lượng các
công trình nghiên cứu về việc phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm còn chưa
nhiều, đồng thời còn chưa chuyên sâu và chưa có tính ứng dụng cao. Về phía Sở
du lịch Thành phố Hà Nội và phòng du lịch thị xã Sơn Tây cũng chưa có các
chiến lược phát triển rõ ràng đối với du lịch Đường Lâm dài hạn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu:
Nâng cao nhận thức của bản thân cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn về
du lịch cộng đồng.
Qua việc tìm hiểu nghiên cứu sẽ cung cấp nguồn tư liệu nhỏ cho những ai
quan tâm đến nội dung của đề tài.
Góp phần đưa ra giải pháp phát triển du lịch cộng đồng và phát triển kinh tế –
xã hội của địa phương nhằm nâng cao đời sống của dân cư và bảo vệ môi trường.
b. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
3
Nghiên cứu tổng quan lý luận về du lịch và du lịch cộng đồng và điều
kiện phát triển du lịch cộng đồng.
Phân tích những lợi thế của Đường Lâm trong việc phát triển du lịch
cộng đồng, chỉ ra những mặt thuận lợi, khó khăn trong phát triển du lịch tại
Đường Lâm.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Đường Lâm.
Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Làng
cổ Đường Lâm một cách hiệu quả hơn.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài:
a. Phạm vi:
Về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu về đề tài về hình thức du lịch cộng
đồng , từ đó đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch ở Đường Lâm, từ đó đưa
ra biện pháp áp dụng du lịch cộng đồng vào làng cổ Đường Lâm.
Không gian nghiêncứu: Đề tài khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu
làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, Hà Nội, là một điểm du lịch
nổi tiếng của Hà Nội. Đây là một ngôi làng cổ đầu tiên của Việt Nam được Nhà
nước trao bằng Di tích Lịch Sử Văn Hóa Quốc gia năm 2006.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu làng cổ Đường Lâm gắn liền với quá
trình phát triển du lịch, chủ yếu trong giai đoạn 2012- 2017, với định hướng phát
triển đến năm 2020.
b. Đối tượng nghiên cứu:
Du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm
4. Kết quả nghiên cứu đã đạt được
Tìm hiểu và tổng quan đươc những lí luận cơ bản của du lịch cộng đồng.
Phân tích, đánh giá điều kiện phát triển và thực trạng phát triển du lịch
cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm.
Đề xuất giải pháp giải quyết thực trạng bất cập và nâng cao hiệu quả du
lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận em đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó
có một số phương pháp chủ yếu là:
Phương pháp thu thập và xử lí thông tin: Tìm các thông tin, số liệu tại các
Sở du lịch Hà Nội, Công ty du lịch, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây… Sau đó
tiến hành chọn lọc, sắp xếp ý. Phương pháp này nhằm thu thập những thông tin
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
4
và các vấn đề có liên quan và xử lí chúng để đưa ra nhận xét và kết luận. Các tài
liệu có được từ trong khóa luận trước đó, các bài viết, báo cáo, và các phương
tiện thông tin đại chúng: báo, giấy, webstie, tivi…
Phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu, xử lý thông tin, số liệu về
thực trạng, tình hình hoạt động du lịch tại làng cổ Đường Lâm. Qua đó sử dụng
phương pháp tổng hợp thông tin để đưa ra những giải pháp nhằm khai thác hiệu
quả các giá trị ở làng cổ Đường Lâm để phát triển du lịch cộng đồng.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu,kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo phần nội dung
đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về du lịch cộng đồng.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường
Lâm.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ
Đường Lâm.

Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Một số vấn đề cơ bản về du lịch cộng đồng
1.1.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng
Theo từ điển bách khoa Việt Nam cộng đồng được hiểu là “một tập đoàn
người rộng lớn có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội nói chung về thành
phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa bàn cư trú. Cũng như những cộng đồng xã
hội bao gồm một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc” như vậy khi nói đến
cộng đồng xã hội bao gồm mang tính khái quát nổi bật: kinh tế, địa lý, ngôn
ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo và lối sống.
Thuật ngữ du lịch cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch làng bản ngay
từ những năm 1970 ở các nước khu vực châu Âu, châu Mỹ, châu Úc. Khách du
lịch tham quan các làng bản, tìm hiểu về đời sống sinh hoạt, phong tục, tập
quán, khám phá hệ sinh thái của vùng núi non.Các cuộc du ngoại này thường
được tổ chức tại các vùng rừng núi, mang tính chất hoang dã, địa hình hiểm trở,
thưa dân cư, các điều kiện đi lại, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Những lúc
như vậy du khách rất cần có sự giúp đỡ của người dân bản địa như: dẫn đường
khỏi bị lạc, nơi ở qua đêm, ăn uống,…khách du lịch thường gọi những chuyến đi
đó là những chuyến đi có sự hỗtrợ của người dân địa phương. Đây chính là tiền
đề cho phát triển loại hình du lịch cộng đồng.
Năm 1980,một tổ chức philợi nhuận về trao đổi giáo dục có tên gọi
“Cultural Homestay International” được thành lập để giúp những người có nhu
cầu, đặc biệt là cá cựu học sinh đến được với các gia đình ưng ý và qua đó xúc
tiến, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, tăng cường sự hiệu biết quốc tế thông qua các
chương trình homestay của họ.
Năm 1995 du lịch cộng đồng homestay tại Viêt Nam đã bắt đầu được khá
nhiều người chú ý kể từ khi có chương trình tàu Thanh niên Đông Nam Á cập
cảng lần đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1997, du lịch cộng đồng dần phát triển ở nước ta. Trải qua hơn một
thập kỷ phát triển du lịch cộng đồng đã dần khẳng định được vị thế của mình
trong nghành du lịch nước nhà.
Năm 2006 du lịch cộng đồng tại Việt Nam bắt đầu trở thành loại hình loại
hình được đông đảo khách du lịch tham gia, mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho
ngành du lịch nước nhà và khẳng định được nhiều địa điểm du lịch được thiên
nhiên ưu đãi vô cùng.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
6
Ngày nay,du lịch cộng đồng được chính phủ, tổ chức kinh tế, xã hội của
các nước quan tâm nên đã trở thành lĩnh vực mới trong ngành công nghiệp du
lịch. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia
vào lĩnh vực này nên từ đó các vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế và sinh
thái trong khuôn viên làng bản trở thành những tác nhân tham gia cung cấp dịch
vụ cho du khách và thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, người dân
bản xứ cũng có thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ và phục vụ khách tham quan
nên loại hình du lịch dựa vào cộng đồng ngày càng được phổ biến và có ý nghĩa
không chỉ đối với khách du lịch, chính quyền sở tại mà với cả cộng đồng dân cư.
Trên thực tế, du lịch cộng đồng đã được hình thành, lan rộng và tạo ra sự
phong phú, đa dạng cho các loại sản phẩm dịch vụ cho các loại khách du lịch
vào thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước tại các nước trong khu vực châu Phi, châu
Úc, châu Mỹ La Tinh, du lịch cộng đồng được phát triển thông qua các tổ chức
phi chính phủ. Hội thiên nhiên Thế Giới Du lịch dựa vào cộng đồng bắt đầu phát
triển mạnh ở các nước châu Á, trong đó có các nước trong khu vực ASEAN:
Indonesia, Philipin, Thái Lan, các nước khu vực khác: Ấn Độ, Nepal, Đài Loan.
Đến nay, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa cho thuật ngữ
du lịch cộng đồng:
Nhà ngiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đưa ra định nghĩa:
“Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yêu là người dân địa
phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng
lại nền kinh tế địa phương” (Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas, Community
Based Sustainable Tourism A Reader,2000). Quan niệm nên nhấn mạnh đến vai
trò chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa
bàn họ quản lý.
Năm 1997, Tổ chức du lịch Thái Lan – Responsible Ecological Social tour
một tổ chức du lịch chịu trách nhiệm về du lịch sinh thái – xã hội đã đưa ra định
nghĩa. “Du lịch cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch đề cao sự bền vững
về môi trường và văn hóa xã hội. Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu quản
lý tài nguyên các hoạt động du lịch. Vì sự phát triển của cộng đồng và cho phép
du khách nâng cao nhận thức cũng như học hỏi từ cộng động về những giá trị
văn hóa, cuộc sống đời thường của họ.
Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WNF, 2004 : “Du lịch cộng đồng là
loại hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự khảo sát và tham gia chủ
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
7
yếu và sự phát triển và quản lý hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu
được từ hoạt động du lịch cho cộng đồng” (nguồn Aigul, Shadanbekova,
Maketing Speacialist, Commuty- basedtonsism guidebook, 2004).
Còn quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) định nghĩa :“Du lịch dựa
vào cộng đồng là một hình thức du lịch mà cộng đồng địa phương làm chủ,
tham gia vào quá trình phát triển và quản lí, và phần lớn các lợi ích sẽ thuộc về
cộng đồng”. Theo định nghĩa này, cộng đồng được nêu bật lên với vai trò tuyệt
đối trong du lịch dựa vào cộng đồng. Họ cũng chính là nhân tố thu lợi trực tiếp
từ hoạt động du lịch.
Đối với Việt Nam, vấn đề phát triển du lịch cộng đồng đầu tiên được đưa
ra tại Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia trong và ngoài nước đã
thảo luận các vấn đề cơ bản về loại hình du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Theo
Viên Nghiên cứu phát triển nông thôn và Miền Núi (thuộc hội Khoa học kĩ thuật
Lâm nghiệp Việt Nam) đưa ra định nghĩa du lịch dựa vào cộng đồng “Là hoạt
động du lịch nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch đông khách vì
sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Du lịch cộng đồng khuyến khích sự tham
gia của người dân địa phương trong du lịch và cơ chế tạo các cơ hội cho cộng
đồng”. Theo quan điểm của Viện Nghiên cứu phát triển MiềnNúi, định nghĩa
này cho ta thấy cái nhìn rộng hơn về du lịch dựa vào cộng đồng, hiểu được mục
tiêu của hình thức du lịch này.
Tổ chức bảo vệ thiên nhiên hoang dã đưa ra định nghĩa mối quan hệ giữa
nguồn tài nguyên và hoạt động du lịch, cộng đồng trong phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng là:
Sơ đồ: Mối quan hê giữa tài nguyên và hành động du lịch cộng đồng
Tài nguyên thiên nhiên và văn hóa

Hành động Thu Nhập

Các động cơ khuyến khích

( Nguồn: Tổ chức bảo vệ tài nguyên hoang dã)
Mô hình trên cho thấy mối quan hệ giữa nguồn tài nguyên và hành động
của cộng đồng,có ý nghĩa rất lớn trong phát triển du lịch cộng đồng. Có tài
nguyên du lịch là đối tượng thu hút khách du lịch tạo thu nhập cho cộng đồng và
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
8
khách họ tham gia các hoạt động bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trường và
ngược lại tài nguyên môi trường tốt sẽ hấp dẫn khách du lịch tới tham quan. Nói
một cách khác đây là vòng tuần hoàn trong phát triển du lịch cộng đồng.
Từ viêc nghiên cứu các định nghĩa về du lịch dựa vào cộng đồng, tiến sỹ
Võ Quế đã rút ra định nghĩa Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong cuốn
sách của mình: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch
trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch,
đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời
cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và
bảo tồn tự nhiên”.
Tiến sĩ – Kiến trúc sư Dương Đình Hiển – Viện nghiên cứu phát triển du
lịch phân tích về du lịch cộng đồng: “Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của du lịch
cộng đồng ở cả hai khía cạnh. Thứ nhất là khai thác được các giá trị văn hóa
bản địa. Thứ hai là tạo được công ăn việc làm,cải thiện thu nhập, nâng cao
được đời sống của cộng đồng và có ý nghĩa trong xóa đói giảm nghèo. Để thành
công được điều này, chúng ta phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng đầu tiên, từ
đó phát huy giá trị văn hóa bản địa để phục vụ du khách”.
Vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn, du lịch cộng đồng khuyến khích
sự tham gia cộng đồng địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo các cơ hội cho
cộng đồng. Du lịch cộng đồng là một quá trình tương tác giữa cộng đồng và
khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía, mang lại lợi ích, bảo
tồn cho cộng đồng địa phương. Như vậy du lịch cộng đồng nhấn mạnh đến tính
tự chủ. Vai trò chủ thể tham gia hoạt động du lịch cộng đồng địa phương. Khái
niệm du lịch cộng đồng không đồng nghĩa với du lịch sinh thái. Du lịch cộng
đồng nhấn mạnh đến chủ thể tham gia vào quy hoạch quản lý, quyết định các
vấn đề phát triển du lịch, bảo vệ, khai thác tài nguyên và hướng từ hoạt động du
lịch là cộng đồng đia phương. Trong khi đó du lịch sinh thái nhấn mạnh đến quản
lý khai thác, bảo tồn tài nguyên có trách nhiệm nhưng không rõ chủ quyền sở hữu
tài nguyên du lịch, cộng đồng địa phương được tham gia vào các hoạt động du lịch
nhưng không trực tiếp quyết định phát triển du lịch, tham gia một cách bị động,
cộng đồng địa phương chỉ được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch.
1.1.2. Đặc điểm của du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch rất mới mẻ. Ở Việt Nam loại
hình du lịch này rất được quan tâm và chú ý phát triển trong những năm gần
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
9
đây. Du lịch cộng đồng được coi là hướng đi tốt ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng
nông thôn, vùng núi, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống nhân
dân còn gặp nhiều khó khăn thì hoạt động du lịch sẽ từng bước cải thiện cuộc
sống, tạo sinh kế mới, tạo thêm công ăn cho nhân dân. Từ đó có thể nhận thức
một số đặc điểm của du lịch cộng đồng như sau:
Du lịch cộng đồng là một loài hình du lịch mới khác với các loại hình du
lịch khác bởi cộng dồng dân cư là những người được tham gia ngay từ đầu, từ
khâu nghiên cứu, lập kế hoạch phát triển, triển khai các hoạt động kinh doanh du
lịch, cung cấp các sản phẩm du lịch dịch vụ cho khách du lịch.Họ giữ vai trò chủ
đạo phát triển và duy trì các dịch vụ. Hoạt động này tính đến hiệu quả và sự điều
tiết của các quy luật kinh tế thị trường.
Địa điểm tổ chức phát triển du lịch dựa vào du lịch cộng đồng diễn ra tại
nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địa phương. Đây là những khu vực
có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhận văn phong phú, hấp
dẫn có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học,chính trị, văn hóa, xã hội và đang bị tác
động của con người.
Điều kiện tiên quyết là khu du lịch hay điểm du lịch đó phải có nguồn tài
nguyên du lịch đặc trưng, hấp dẫn và còn khá nguyên vẹn giá trị.
Các dịch vụ do người dân địa phương cung cấp có tính đặc trưng, đặc thù
của địa phương cao và ít mang tính chuyên môn hóa.
Cộng đồng dân cư phải là người sinh sống và làm việc trong hoặc liền kề
các điểm tài nguyên du lịch.
Ngoài việc phát triển du lịch, cộng đồng dân cư còn có trách nhiệm tham
gia bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm hạn chế tác động tiêu cực chinh từ việc
khai thác tài nguyên du lịch của cộng đồng và hoạt động của du khách.
Khách du lịch thường không đòi hỏi dịch vụ mang tính tiện nghi hay chất
lượng cao.
Khách du lịch thường có nhận thức cao, thích khám phá, tìm hiểu những
điều mới lạ, những giá trị nguyên bản.
Du lịch cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo. Điều này được thể hiện ở du lịch cộng đồng có tác động tích cực đối với
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề và lao động. Trước khi tham gia du
lịch cộng đồng người dân chủ yếu sinh sống trong điều kiện kinh tế cung tự cấp,
nghề chính của họ là sản xuất nông nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
10
Khi du lịch cộng đồng phát triển người dân có điều kiện và các ngành
nghề kinh truyền thống được duy trì và phát triển trở thành sản phẩm du lịch độc
đáo. Từ đó việc tiêu thụ những sản phẩm tại chỗ được dễ dàng hơn. Thu nhập từ
dịch vụ cho thuê phòng, bán hàng, chở khách, biểu diễn văn nghệ…giúp cải
thiện cuộc sống của nhân dân. Cùng với cơ cấu ngành nghề lao dộng cũng có sự
thay đổi, hình thành của các công việc mang tính du lịch mới.
Du lịch cộng đồng là hoạt động thu hút cộng đồng địa phương tham gia
vào hoạt động du lịch và được hưởng lợi từ hoạt động này nên đây là loại hình
có tính chuyên môn thấp. Cộng đồng địa phương mời tham gia vào hoạt động du
lịch nên chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, gặp khó khăn
trong việc giao tiếp và hướng dẫn khách nước ngoài.
Đặc điểm lớn nhất của du lịch cộng đồng là người tổ chức du lịch và cư dân
bản địa khai thác cái sẵn có của cộng đồng địa phương đề kinh doanh du lịch.
Phát triển du lịch cộng đồng phải đảm bảo sự công bằng trong phân chia
quyền lợi thu nhập cho các bên tham gia.
Phát triển du lịch cộng đồng góp phần làm đa dạng hóa các ngành kinh
tế, trong khi vẫn duy trì và phát triển các ngành kinh tế truyền thống.
Du lịch cộng đồng còn bao gồm yếu tố trợ giúp, tạo điều kiện cho bên
tham gia trong đó vai trò của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ,các cấp quản
lý nhà nước.
Chính do những đặc điểm trên hệ thống các sản phẩm và dịch vụ của loại
hình du lich cộng đồng khá đa dạng và có những đặc trưng khác nhau ở mỗi khu
vực du lịch cộng đồng riêng biệt. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, xã
hội, văn hóa của dân cư tại khu du lịch.
1.1.3. Vai trò của loại hình du lịch cộng đồng
Ngành du lịch muốn khai thác tài nguyên, phát triển hoạt động du lịch tại
địa phương thì lợi ích của người dân nơi đây cũng phải được đảm bảo. Chính vì
thế, một trong những nguyên tắc để phát triển bền vững là không thể tách rời
cộng đồng địa phương tại điểm du lịch đó ra khỏi hoạt động du lịch. Bởi chính
họ mới là chủ nhân của những vùng đất, là người chủ thực sự hiểu rõ, sống
cùng, gắn bó và dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa. Họ là những người bảo
vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa bản địa và tự nhiên của nơi diễn ra hoạt động du
lịch.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
11
Nhìn từ góc độ kinh tế và môi trường, nếu không có sự tham gia của
người dân, nguồn tài nguyên, làm cơ sở cho du lịch, sẽ có thể dần dần bị hủy
hoại và không đầu tư được nữa.
Đối với cộng đồng địa phương, ít ai hiểu rõ về du lịch sinh thái, du lịch
cộng đồng như thế nào. Hầu hết, vì cuộc sống mưu sinh và vô tình họ trở thành
một trong những phần quan trọng của hoạt động du lịch.
Du lịch cộng đồng góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho cộng
đồng địa phương, cải thiện đời sống
Cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, phát triển kinh tế địa phương, nâng cấp
các di sản văn hóa, khuyến khích phát triển kinh tế – xã hội, giao lưu văn hóa và
tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các khu vực, các quốc gia, thông qua qua đó
góp phần bảo vệ và giữ gìn hòa bình thế giới.
Bảo tồn các giá trị tự nhiên, môi trường tại địa phương
Việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạt
động du lịch sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương từ
đó cuộc sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào khai thác tự nhiên.
Để người dân nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên để
dễ dàng quy trách nhiệm đối với mỗi thành viên. Đòi hỏi việc huy động sự tham
gia của cộng đồng địa phương không chỉ dừng lại ở những công việc trên mà
cần đánh giá vai trò của họ lên tầm cao mới, ngang bằng, bởi những lý do:
Người dân địa phương là người sinh ra và lớn lên tồn tại trên vùng đất, họ sẽ là
người hiểu rõ hơn ai hết về mảnh đất đó. Từ những kinh nghiệm, học hỏi, chia
sẻ lẫn nhau giữ người dân địa phương và người làm du lịch, sẽ cùng hoạch định,
có những giải pháp có thẻ can thiệp thích hợp vì lợi ích chung.
Trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch, không chỉ đơn thuần tồn tại
mối quan hệ hai chiều là giữa người làm du lịch và cộng đồng địa phương mà có
rất nhiều mối quan hệ giữa các bên tham gia: giữa người dân địa phương với các
nhà quản lý, người dân địa phương với khách du lịch, người dân với người làm
du lịch, các công ty du lịch cùng khai thác trên một địa bàn hay nhiều địa bàn
khác nhau và ngay với những người dân với nhau…Nếu các quan hệ này được
phối hợptốt sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển du lịch.
Nhưng nếu không làm tốt sẽ có rất nhiều mâu thuẫn xảy ra. Chính vì thế, để điều
hòa được các mối quan hệ đó là một vấn đề quan trọng bởi nó là cơ sở để cho du
lịch bền vững phát triển.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
12
Du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bao
gồm sự đa dạng sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa,…du lịch cộng
đồng góp phần phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu và
những lợi ích khác cho cộng đồng.
Du lịch cộng đồng có sự tham gia ngày càng đông đảo và tích cực của
cộng đồng địa phương, mang lại cho du khách một sản phẩm du lịch có trách
nhiệm đối với môi trường xã hội.Cóthể nói du lịch cộng đồng mang lại rất nhiều
lợi ích về mọi mặt và có vai trò rất lớn đối với nhiều lĩnh vực như: Kinh tế,
chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, tài nguyên môi trường của quốc gia, khu
vực và chính bản thân cộng động.
Đối với công tác bảo tồn tài nguyên: Góp phần bảo vệ vững chắc tài
nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái. Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc
văn hóa vật thể và phi vật thế của cộng đồng. Bảo tồn và phát huy các giá trị bản
sắc văn hóa vật thể và phi vật thế của cộng đồng
Đối với du lịch: Tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch của một vùng,
một quốc gia. Tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch của một vùng, một quốc
gia. Góp phần thu hút khách du lịch. Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói
chung và tài nguyên du lịch nói riêng.
Đối với cộng đồng: Mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên trực tiếp
tham gia cung cấp dịch vụ cho du khách. Đồng thòi những thành viên khác của
cộng đồng cũng được hưởng lợi ích từ sự tái đầu tư của nguồn doanh thu du lịch
vào việc hỗ trợ du lịch vào việc hỗ trợ, nâng cấp và phát trển cơ sở hạ tầng xã hội,
góp phần thay đổi kinh tế xã hội của đối phương.
Như vậy có thể khẳng định việc phát triển Du lịch cộng đồng có một ý
nghĩa rất lớn đối với mọi mặt của xã hội. Tất nhiên bên cạnh những lợi ích đó nó
cũng gây ra một số tác hại,ảnh hường xấu đối với cộng đồng địa phương và tài
nguyên du lịch địa phương. Nhưng dù sao chúng ta không thể không phủ nhận
tầm quan trọng đặc biệt của phát triển du lịch cộng đồng trên nhiều khía cạnh.
1.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
1.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và mang tính đặc trưng cao
Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích
cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
13
sử dụng nhằm thoản mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản đề hình thành các
điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. Theo luật du lịch Việt
Nam năm 2017: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên
và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch,
điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch”. Như vậy, ngay trong định nghĩa
của tài nguyên du lịch đã cho thấy tầm quan trọng của nó. Nó đươc xem như tiền
đề phát triển của bất cứ loại hình du lịch nào.Thực tế cho thấy, tài nguyên du
lịch càng phong phú hấp dẫn bao nhiêu, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn
và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn:
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố hợp phần tự nhiên,
các hiện tượng tự nhiên và quá trình biến đổi của chúng, tạo nên các điều kiện
thường xuyên tác động đến sự sống và hoạt động của co người được sử dụng
vào mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên
nhiên, các yếu tố địa chất địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố
tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch (Cảnh đep, núi, sông,
rừng, biển, ao, hồ, đồi, gò, bãi…) tạo nên những nét riêng biệt hấp dẫn du khách
phục vụ mục đích phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc
nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra, bao gồm toàn bộ những sản phẩm
có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra có giá trị phục
vụ du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các di sản văn hóa vật thể, phi vật
thể được sử dụng vào mục đích du lịch: Truyền thống văn hóa như các phong
tục, tập quán, các lễ hội, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, các di tích lịch
sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc và các công trình sáng tạo của con người.
Du lịch cộng đồng được xác lập trên một địa điểm xác định gắn với các
giá trị tài nguyên sẵn có của nó, là sự hòa quyện của các giá trị tự nhiên và nhân
văn. Có thể nói nếu không có tài nguyên du lịch thì không thể phát triển, du lịch
luôn là nền tảng cho sự phát triển du lịch địa phương.
1.2.2. Điều kiện về lao động du lịch và cộng đồng địa phương
Lao động là nhân tố trực tiếp tạo ra sản phấm du lịch và quyết định tới
chất lượng sản phẩm du lịch. Lao động đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế – xã hội, nó là một trong những nguồn lực thúc đẩy quá trình công
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
14
nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Trong các nguồn lực, lao động có vai trò có
quyết định nhất. Vai trò quyết định của lao động được thể hiện ở chỗ: các nguồn
lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên không có sức mạnh tự thân, chúng sẽ bị cạn
kiệt dần và chỉ phát huy tác dụng khi được kết hợp với các nguồn lực của con
người. Đối với lao động, nó không bao giờ cạn kiệt ngược lại nó có khả năng tự
phục hồi, tự tái sinh, tự phát triển. Lao động là nhân tố cơ bản quyết định quá
trình sử dụng, khai thác, tái tạo, phát triển các nguồn nhân lực khác. Con người
là yếu tố chính quyết định thành công chung của bất kỳ một đơn vị, tổ chức nào.
Riêng trong công nghiệp dịch vụ nói chung, ngành du lịch nói riêng, vai trò của
lao động lại càng quan trọng hơn. Trong ngành công nghiệp du lịch, phần lớn
lao động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công
việc nhằm đạt mục tiêu của đơn vị. Chất lượng dịch vụ được cung cấp cho
khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao
động mà còn phụ thuộc vào thái độ làm việc của họ. Chính vì vậy, du lịch muốn
tồn tại và phát triển cần phải có một đội ngũ lao động mạnh.
Cộng đồng địa phương có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của
du lịch địa phương. Nếu không có sự tham gia của cộng đồng địa phương thì
hoạt động du lịch khó có thể diễn ra được. Đặc biệt là trong phát triển du lịch
cộng đồng thì sự tham gia của của cộng đồng địa phương là yếu tố quyết định
đến sự phát triển du lịch, người dân địa phương là chủ thể tham gia vào hoạt
động du lịch, trực tiếp phục vụ khách. Những trải nghiệm của du khách phụ
thuộc vào chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi chính những người dân địa
phương. Muốn nâng cao và phát triển các loại hình du lịch cộng động thì cần
thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch sẽ góp phần nâng
cao chất lượng sản phẩm du lịch, thực hiện đc mục tiêu về kinh tế – xã hội trong
phát triển du lịch cộng động.
1.2.3. Điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật du lich – cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác
tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên
sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn
thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành du lịch bao gồm
hệ thống các nhà hàng, hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, khu vui chơi giải trí, các
điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu bổ sung khác của du khách.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền
LỚp: VH1802
15
Đây là điều kiện rất quan trọng để phát triển du lịch bởi vì nhu cầu của du khách
là nhu cầu tổng hợp. Ngày nay nhu cầu của du khách ngày càng cao, đòi hỏi cơ
sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện.Tuy nhiên cơ sở vật chất của du lịch
cộng đồng có một số đặc trưng khác biệt so với các loại hình du lịch khác. Do
đối tượng khách tham gia vào các loại hình du lịch cộng đồng,là đối tượng
khách mà có đặc trưng khác biệt so với loại khách thông thường. Ví dụ như
khách tham gia vào loại hình du lịch cộng đồng học muốn trải nghiệm văn hóa,
trải nghiệm cuộc sống, các giá trị tự nhiên nhiều hơn. Chính vì vậy nhu cầu tiện
nghi của họ sẽ không cao như đối tượng khách khác như đối tượng kháchdulịch
Mice. Chính vì vậy điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật để phát triển du lịch cộng
đồng cần thiết chính là cơ sở vật chất mà chính người dân địa phương họ có ví dụ
như nhà ở, nhà nghỉ của chính người dân địa phương xây dựng nên, và những
phương tiện vất chất của người dân địa phương sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt
lao động sản xuất hàng ngày. Chính những điều kiện về cơ sở vật chất như nhà ở
của người dân địa phương, điều kiện phương tiện vật chất phục vụ sản xuất hàng
ngày của họ chính là điều kiện cần thiết cho phát triển du lịch cộng đồng.
Cơ sở hạ tầng: Có vai trò đặc biệt với việc đẩy mạnh phát triển du lịch.
Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải: Du lịch gắn với việc di
chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao
thông vận tải. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn
không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải. Thôngqua mạng
lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng
phổ biến trong xã hội. Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt.Giao
thông là một bộ phận cơ sở hạ tầng kinh tế, nhìn chung, mạng lưới giao thông
vận tải trên thế giới và từng quốc gia không ngừng được hoàn thiện. Điều đó đã
giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch.
Thông tin liên lạc: Một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch: Nó là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và
quốc tế.Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao
thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm
nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời,góp phàn
thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế. Trong
đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành du lịch không thể thiếu được các
phương tiện thông tin liên lạc.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *