BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
——————————-
ISO 9001:2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH
Sinh viên:NGUYỄN THU LINH
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp
HẢI PHÒNG – 2018
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
———————————–
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI
THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỐI VỚI THÁP BÀ – LỄ HỘI
THÁP BÀ Ở NHA TRANG, KHÁNH HÒA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH
Sinh viên : Nguyễn Thu Linh
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp
HẢI PHÒNG – 2018
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
————————————–
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh Mã SV: 1312404001
Lớp: VH1701 Ngành: Văn hóa du lịch
Tên đề tài: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỐI VỚI THÁP BÀ – LỄ
HỘI THÁP BÀ Ở NHA TRANG – KHÁNH HÒA
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt
nghiệp
( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ).
– Tìm hiểu về Tín ngưỡng thờ Bà mẹ xứ sở của người Chăm.
– Giới thiệu về quần thể di tích Tháp Bà từ lịch sử hình thành, giá trị kiến
trúc, giá trị nghệ thuật, giá trị tâm linh.
– Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của Lễ hội Tháp Bà
– Phân tích và đánh giá thực trạng khai thác Tháp Bà và Lễ hội Tháp Bà
trong hoạt động du lịch những năm gần đây.
– Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác Tháp
Bà và lễ hội Tháp Bà phục vụ cho sự phát triển du lịch tại Nha Trang
2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán.
– Số liệu về lượng khách du lịch tới thăm Tháp Bà và Nha Trang.
– Số liệu về doanh thu du lịch.
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
Công ty TNHH Dulịchvận tải Bảo An
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn thứ nhất:
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Họ và tên: Phạm Thị Hoàng Điệp
Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Cơ quan công tác: Trường đại học dân lập Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn:
– Hướng dẫn cách tìm kiếm, thu thập và xử lý tài liệu
– Hướng dẫn xây dựng đề cương chi tiết
– Hướng dẫn cách làm nghiên cứu khoa học
– Đọc và chỉnh sửa, góp ý nội dung khóa luận
Người hướng dẫn thứ hai:
Họ và tên:…………………………………………………………………………………
Học hàm, học vị:………………………………………………………………………..
Cơ quan công tác:………………………………………………………………………
Nội dung hướng dẫn:………………………………………………………………….
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm 2018
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng 11 năm 2018
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên
Người hướng dẫn
Hải Phòng, ngày …… tháng 11 năm 2018
Hiệu trưởng
GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt
nghiệp:
– Có tinh thần cầu thị
– Chịu khó sưu tầm tài liệu
– Biết cách làm đề tài khoa học
– Nộp khóa luận đúng hạn.
2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra
trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số
liệu…):
– Đề tài đã giới thiệu tổng quan quá trình ra đời và phát triển của tín
ngưỡng thờ Bà mẹ xứ sở của người Chăm; giới thiệu được quần thể di
tích Tháp Bà ở Nha Trang, đồng thời phân tích được giá trị của các
công trình kiến trúc đó.
– Tìm hiểu về các nghi lễ, tổ chức, nội dung và cách thức triển khai lễ hội,
đánh giá tích cực và hạn chế.
– Đề tài bước đầu đã đánh giá được thực trạng khai thác trong du lịch tại
Tháp Bà và Lễ hội Tháp Bà trong khoảng thời gian từ 2013 – 2018.
– Đề tài đã đề xuất được một số biện pháp khả thi nhằm nâng cao khả
năng khai thác phát triển du lịch của Tháp Bà nói riêng và Nha Trang
nói chung.
3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Hải Phòng, ngày 2 tháng 11 năm 2018
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phạm Thị Hoàng Điệp
LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên ngành Văn hóa du lịch, được làm khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
thực sự là một vinh dự đối với em. Việc làm khóa luận đòi hỏi sự cố gắng
học
hỏi, tìm tòi kiến thức của bản thân, sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên
cùng sự
giúp đỡ động viên của gia đình bạn bè.
Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn thạc sĩ Phạm Thị Hoàng Điệp, người
đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận, hướng dẫn, chia sẻ
kinh
nghiệm trong học tập và suốt quá trình em nghiên cứu, hoàn thành khóa
luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Dân lập Hải
Phòng, cùng các thầy cô trong Khoa Du lịch đã tạo mọi điều kiện cho em
hoàn thànhbài khóa luận.
Được sự giúp đỡ của trường Đại học Dân lập Hải Phòng, thầy cô, gia đình
và bạn bè cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đề tài
khóa luận: “TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI
THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỐI VỚI THÁP BÀ – LỄ HỘI THÁP BÀ
Ở NHA TRANG – KHÁNH HÒA”.
Trong qua trình làm đề tài khóa luận do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn
chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những
kiến
đóng góp để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thu Linh
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TÍN NGƯỠNG ………………… 5
THỜ BÀ MẸ XỨ SỞ VÀ THÁP BÀ – NHA TRANG …………………………….. 5
1.1. Khái quát về cộng đồng người Chăm ở Việt Nam
……………………………… 5
1.1.1. Lịch sử phát triển của Vương Quốc Chăm Pa ………………………………. 5
1.1.2. Điều kiện dân cư, kinh tế, xã hội, văn hóa …………………………………. 12
1.1.2.1. Dân cư …………………………………………………………………………………. 12
1.1.2.2. Điều kiện kinh tế …………………………………………………………………… 15
1.1.2.3. Tổ chức xã hội ………………………………………………………………………. 16
1.1.2.4. Vài nét về văn hóa Chăm
………………………………………………………… 17
1.2. Tín ngưỡng thờ Bà Mẹ Xứ Sở Po Inư Nagar ………………………………… 19
1.2.1. Nguồn gốc ra đời của tín ngưỡng
……………………………………………… 19
1.2.2. Các nơi thờ tự ……………………………………………………………………….. 22
1.2.3. Nghi lễ thờ tự ………………………………………………………………………… 23
1.2.4. Giá trị tâm linh của tín ngưỡng thờ Bà Mẹ Xứ Sở đối với cộng đồng
người Chăm ……………………………………………………………………………………… 24
1.3. Giới thiệu về di tích Tháp Bà ……………………………………………………… 25
1.3.1. Lịch sử xây dựng……………………………………………………………………. 25
1.3.2. Các kiến trúc chính trong quần thể Tháp Bà ……………………………… 27
1.4. Tiểu kết …………………………………………………………………………………… 32
CHƯƠNG 2 . THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH Ở THÁP BÀ VÀ LỄ
HỘI THÁP BÀ – NHA TRANG …………………………………………………………. 33
1. Tổng quan về Lễ hội Tháp Bà …………………………………………………………. 33
2.1.1. Lịch sử hình thành Lễ hội ………………………………………………………….. 33
2.1.2. Các nghi lễ chính và hoạt động trong Lễ hội ………………………………… 36
2.1.2.1. Các nghi lễ
……………………………………………………………………………. 36
2.1.2.2. Các hoạt động văn hóa – văn nghệ:
…………………………………………… 37
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
2.1.3. Vai trò của Lễ hội Tháp Bà đối với cộng đồng người Chăm ở miền
Trung và người Việt ở Nha Trang ……………………………………………………….. 41
2.2. Thực trạng khai thác Tháp Bà và Lễ hội Tháp Bà những năm gần đây .. 41
2.2.1. Khai thác trong dịp lễ hội ………………………………………………………….. 42
2.2.1.1. Năm 2013 …………………………………………………………………………….. 43
2.2.1.2. Năm 2014 …………………………………………………………………………….. 44
2.2.1.3. Năm 2015 …………………………………………………………………………….. 44
2.2.1.4. Năm 2016 …………………………………………………………………………….. 45
2.2.1.5. Năm 2017 …………………………………………………………………………….. 46
2.2.1.6. Năm 2018 …………………………………………………………………………….. 46
Lượt khách và lượng khách tham gia: có hơn 100 đoàn hành hương đăng ký
về dự lễ hội và hàng trăm nghìn lượt người dân và du khách thập phương về
chiêm bái, hành lễ.
…………………………………………………………………………….. 47
2.2.1.7. Nhận xét chung
……………………………………………………………………… 47
2.2.2. Khai thác ngoài dịp Lễ hội ………………………………………………………… 48
2.3. Đánh giá nhận xét ……………………………………………………………………….. 51
2.3.1. Tích cực ………………………………………………………………………………….. 51
2.3.2. Hạn chế
…………………………………………………………………………………… 53
2.4. Tiểu kết……………………………………………………………………………………… 60
CHƯƠNG 3 . ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ……………. 61
KHAI THÁC THÁP BÀ VÀ LỄ HỘI THÁP BÀ PHỤC VỤ
………………….. 61
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHA TRANG
………………………………………………. 61
3.1. Giải pháp đối với Tháp Bà……………………………………………………………. 61
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa ……………………….. 61
3.1.2. Giải pháp bảo tồn và quy hoạch không gian kiến trúc ……………………. 62
3.1.2.1. Công tác bảo tồn ……………………………………………………………………. 63
3.1.2.2. Quy hoạch không gian kiến trúc ………………………………………………. 66
3.1.3. Bổ sung các gian hàng, trưng bày triển lãm và hoạt động bổ trợ
……… 66
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
3.1.4. Kết nối với các tuyến điểm du lịch khác trong Nha Trang và các tỉnh
lân cận …………………………………………………………………………………………….. 67
3.2. Giải pháp khai thác Lễ hội Tháp Bà ………………………………………………. 71
3.2.1. Mở rộng không gian Lễ hội ……………………………………………………….. 71
3.2.3. Tăng cường bổ sung các hoạt động trong Lễ hội …………………………… 72
3.3. Các giải pháp khác ……………………………………………………………………… 74
3.3.1. Tuyên truyền và quảng bá hình ảnh
…………………………………………….. 74
3.3.2. Đào tạo cán bộ văn hóa và nhân lực du lịch nội tỉnh ……………………… 75
3.3.3. Giải pháp về môi trường du lịch …………………………………………………. 76
3.4. Tiểu kết……………………………………………………………………………………… 77
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 78
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………………………….. 80
Tài liệu Website ……………………………………………………………………………….. 82
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, du lịch đã trở
thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Hoạt động du
lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế
quan trọng ở tất cả các quốc gia. Du lịch không chỉ giúp con người nghỉ ngơi
giải trí, mà con nhằm thỏa mãn nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc, mỗi tỉnh thành đều có những đặc trưng riêng về tự nhiên, lịch sử,
văn hóa có tiềm năng thu hút khách du lịch. Thông qua việc phát triển du lịch,
sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng được mở
rộng vì nền hoà bình và tình hữu nghị trên toàn thế giới. Do đó, vượt ra khỏi
phạm vi cá nhân du lịch còn mang tính nhận thức và tính phổ biến với mục
tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, củng
cố hoà bình và tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc.”
Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch ở nước ta trở nên hết sức
đa dạng, phong phú với nhiều loại hình hấp dẫn. Một trong những loại hình
được quan tâm, phát triển mạnh nhất là du lịch văn hóa. Loại hình du lịch này
đã và đang đáp ứng được nhu cầu tham quan giải trí, khơi gợi lòng ham hiểu
biết và mang ý nghĩa giáo dục rất cao. Không những chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng, Việt Nam hiện nay loại hình du lịch này còn được coi là nền tảng
phát triển của ngành du lịch. Hệ thống các di tích lịch sử – văn hoá bao gồm
đình, chùa, đền, miếu…,hầu hết, đều gắn liền với các sự kiện lịch sử, truyền
thuyết, lễ hội, các nghi thức cầu cúng, các phong tục tập quán của cộng đồng
và những trò chơi dân gian. Qua đó, đã phản ánh cuộc sống chiến đấu, lao
động của con người Việt Nam; không chỉ gắn với lịch sử của dân tộc, các
danh nhân văn hoá, mà còn phản ánh khát vọng trong đời sống tâm linh của
con người và mang ý nghĩa giáo dục hướng tới chân – thiện – mĩ. Các di tích
cũng chứa đựng các giá trị to lớn về kiến trúc, mỹ thuật, phản ánh từng giai
đoạn lịch sử của đất nước và cùng với đó là những cảnh quan thiên nhiên tươi
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
2
đẹp, có sức hút rất lớn đối với khách du lịch. Trong những năm gần đây, du
lịch văn hóa với các tour theo các tuyến điểm du lịch được phân bố khắp
chiều dài đất nước, theo vùng miền từ Bắc vào Nam.
Khánh Hòa thuộc dải đất miền Trung – là một tỉnh thành có tiềm năng
về tài nguyên du lịch phong phú. Bên cạnh thế mạnh tài nguyên tự nhiên phát
triển du lịch biển – đảo, du lịch văn hóa cũng đang ngày càng được khai thác
phát triển. Trong số các di tích được đưa vào phục vụ du lịch, được nhắc đến
nhiều nhất và có sức hút đối với du khách trong và ngoài nước là di tích lịch
sử – văn hóa Tháp Bà Po Inư Nagar tại thành phố Nha Trang. Di tích có ý
nghĩa lớn về nhiều mặt trong đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm
đang sinh sống trên vùng đất Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung bộ.”
Tháp Bà và Lễ hội Tháp Bà đều được công nhận là di sản văn hóa cấp
quốc gia. Đây là thế mạnh để phát triển du lịch Nha Trang nói riêng và cả
Khánh Hòa nói chung, tạo nên một bước tiến mới cho loại hình du lịch văn
hóa ở Khánh Hòa. Tuy nhiên ngành du lịch Khánh Hòa vẫn chưa chú trọng
khai thác hết tiềm năng phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch của quần thể
di tích này do đó người viết đã chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng và đề xuất
giải pháp khai thác phát triển du lịch đối với Tháp Bà- Lễ hội Tháp Bà ở
Nha Trang” để làm đề tài cho khóa luận của mình .”
2. Mục đích, Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu về Tháp Bà và Lễ hội Tháp Bà để phục
vụ phát triển du lịch. Về mặt thực tiễn, mục đích của đề tài là tìm hiểu về các
nghi lễ, tổ chức, nội dung và cách thức triển khai lễ hội, đánh giá tích cực và
hạn chế, qua đó đề ra một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả khai thác lễ hội du lịch phục vụ cho sự phát triển du lịch tại Nha Trang
nói riêng và cả nước nói chung một cách bền vững. Bên cạnh đó, việc phát
triển loại hình lễ hội du lịch đang được tất cả các ban ngành, các cơ sở kinh
doanh lữ hành quan tâm và chú trọng đầu tư, các cá nhân tìm hiểu và mong
chờ những cải biến hấp dẫn. Song, việc thống kê, hệ thống các thông tin cung
cấp về vấn đề này còn ít, đồng thời phần lớn những tài liệu đó mới dừng lại ở
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
3
chỗ cung cấp thông tin, ít tài liệu đề cập đến việc định hướng khai thác những
tài nguyên này cho hoạt động du lịch. Vì thế, với đề tài này, trên cơ sở vận
dụng những lý thuyết của du lịch học vào trong thực tiễn du lịch, người viết
mong muốn đưa ra một cái nhìn hệ thống về sản phẩm du lịch độc đáo này,
cũng như những bất cập trong hiện trạng khai thác hiện nay, từ đó đề xuất
những định hướng cho việc phát triển du lịch của địa phương trong thời gian
tới, tạo nên nét độc đáo hấp dẫn du khách.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là di tích lịch sử Tháp Bà Po Inư
Nagar và di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Tháp Bà tại Nha Trang Khánh Hòa.
3.2.
Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung
Khóa luận chủ yếu tìm hiểu về Tháp Bà và thực trạng khai thác Lễ hội
Tháp Bà PoInư Nagar, trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm phát triển du lịch
nơi đây.
3.2.2. Về không gian
Đề tài nghiên cứu về Tháp Bà và Lễ hội Tháp Bà thuộc phường Vĩnh
Phước tại Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.
3.2.3. Về thời gian
Thời gian nghiên cứu: tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch tại Tháp Bà
trong khoảng thời gian từ năm 2013 – 2018 .
4.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập và xử lý thông tin: Là phương pháp chính được sử dụng trong
đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn
khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để
có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp: Phương pháp này
giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra
các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
4
nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại
cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình
phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5.
Bố cục của đề tài
Đề tài khóa luận gồm ngoài có phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì nội
dung chính bao gồm :
Chương 1. Giới thiệu tổng quan về tín ngưỡng thờ Bà Mẹ Xứ Sở và
Tháp Bà Nha Trang
Chương 2. Thực trạng khai thác Tháp Bà và Lễ hội Tháp Bà ở Nha
Trang
Chương 3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác Tháp Bà và
Lễ hội Tháp Bà phục vụ phát triển du lịch Nha Trang
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
5
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TÍN NGƯỠNG
THỜ BÀ MẸ XỨ SỞ VÀ THÁP BÀ – NHA TRANG
1.1. Khái quát về cộng đồng người Chăm ở Việt Nam
1.1.1. Lịch sử phát triển của Vương Quốc Chăm Pa
Chăm Pa ( Chữ Hán: 占婆 Chiêm Bà, tiếng Chăm: CamPa) là một quốc
gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832.
Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn,
Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho
đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay.
Chăm Pa còn được biết đến qua một số danh xưng như Lâm Ấp,
Panduranga và trong lịch sử thuộc phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam.
Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Java và đã từng phát
triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đông Dương và
phong cách Mỹ Sơn A1 trong nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu
khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày
nay.
Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và thứ 10, sau đó dần dần
suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc
chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề
trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ phía bắc vào Đại Việt. Phần lãnh
thổ còn lại của Chăm Pa bị chia nhỏ thành các tiểu quốc, và tiếp tục sau đó
dần dần bị các chúa Nguyễn thôn tính và đến năm 1832, toàn bộ vương quốc
chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng.
Vương quốc Chăm Pa không phải là một quốc gia có thể chế chính trị
“Trung ương tập quyền” mà là một dạng nhà nước liên bang gồm tộc người
Chăm theo Đạo Bàlamon, Phật giáo và Hồi giáo chiếm đa số và một số tộc
người nhỏ hơn ở vùng núi Tây Nguyên điển hình cùng ngôn ngữ như Ê đê,
Giarai, nay hầu hết chuyển sang Ki Tô giáo từ giữa thế kỷ 19. Có những
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
6
nguồn tài liệu cho biết Chăm Pa có thể được kết hợp từ bốn tiểu quốc là
Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Mỗi Tiểu quốc đều có thể chế
chính trị theo hình thức tự trị và có quyền ly khai khỏi liên bang để xây dựng
quốc gia riêng độc lập. Vương quốc Chăm Pa đã trải qua nhiều triều đại với
nhiều lần dời đô từ Bắc vào Nam và ngược lại.[19]
Dân tộc chính của Chăm Pa là tộc người Chăm được chia thành hai
nhóm: Chăm ở phía Bắc và Chăm ở phía Nam. Nhóm Nam Chăm thuộc bộ
tộc Cau (Kramuta Vanusa) và Nhóm Bắc Chăm thuộc bộ tộc Dừa (Naeikela
Vanusa). Hai bộ tộc này vừa liên minh với nhau, vừa cạnh tranh nhau quyền
đứng đầu Vương quốc Chăm Pa.
Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu
chính:
– Các di tích còn lại bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn
nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá.
– Các văn bản còn lại bằng tiếng Chăm và tiếng Phạn trên các bia và bề mặt
các công trình bằng đá.
– Các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại giao, và các
văn bản khác liên quan còn lại.
Thông qua các nguồn sử liệu trên, có thể phác họa lịch sử vương quốc
Chăm Pa qua các thời kì sau:
Thời tiền sử
Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất
liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và
thứ 2 trước Công nguyên. Qua quan sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy
táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi liên tục từ những địa điểm khảo
cổ như hang động Niah ở Sarawak, đông Malaysia. Ngôn ngữ Chăm thuộc
ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian).
Thời kì văn hóa Sa Huỳnh
Văn hóa Sa Huỳnh là xã hội tiền sử thuộc thời đại kim khí tại khu vực
ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1909, đã phát hiện khoảng 200 lọ gốm
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
7
được chôn ở Sa Huỳnh, một làng ven biển ở nam Quảng Ngãi. Từ đó đến nay
đã phát hiện được rất nhiều hiện vật ở khoảng 50 địa điểm khảo cổ. Sa Huỳnh
có đặc điểm văn hóa thời đại Đồng thau rất đặc trưng với phong cách riêng
thể hiện qua các hiện vật như rìu, dao và đồ trang sức. Việc định tuổi theo
phương pháp phóng xạ carbon đã xếp văn hóa Sa Huỳnh đồng thời với văn
hóa Đông Sơn, tức khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Điều
đó cho thấy người Chăm bắt đầu cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung
Việt Nam từ khoảng năm 200 sau công nguyên. Lúc này người Chăm đã tiếp
thu các yếu tố của văn hóa tôn giáo và chính trị của Ấn Độ. Các nghiên cứu
khảo cổ học của các tác giả Việt Nam đã chứng minh người Chăm chính là
hậu duệ về mặt ngôn ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh cổ. Các hiện vật
khảo cổ của người Sa Huỳnh cũng cho thấy họ là những người thợ thủ công
rất khéo tay, đã sản xuất ra nhiều đồ trang sức và vật dụng trang trí bằng đá,
thủy tinh… Phong cách trang sức Sa Huỳnh còn phát hiện thấy ở Thái Lan,
Đài Loan và Philippines điều đó chứng tỏ họ đã buôn bán với các nước láng
giềng ở Đông Nam Á cả bằng đường biển và đường bộ. Các nhà khảo cổ cũng
quan sát thấy các hiện vật bằng sắt đã được người Sa Huỳnh sử dụng trong
khi người Đông Sơn láng giềng vẫn còn chủ yếu sử dụng đồ đồng[19].
Thời kì Lâm Ấp
Theo sử liệu Trung Quốc, vương quốc Chăm Pachính thức được biết
đến đầu tiên là vương quốc Lâm Ấp ra đời vào năm 192 ở khu vực tương
đương với địa giới hành chính thành phố Huế ngày nay, sau cuộc khởi nghĩa
của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó,
quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng
không thành công.
Từ nước láng giềng Phù Nam ở phía tây và nam, Lâm Ấp nhanh chóng
hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Các học giả đã xác định thời điểm bắt đầu phát
triển của Chăm Pa là thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, khi quá trình Ấn hóa
đang diễn ra. Đây chính là giai đoạn mà người Chăm đã bắt đầu có các văn
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
8
bản mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ Chăm, và họ đã có bộ chữ cái
hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm.
Vị vua đầu tiên được mô tả trong văn bia là Bhadravarman, cai trị từ
năm 349 đến 361. Ở thánh địa Mỹ Sơn, vua Bhadravarman đã xây dựng nên
ngôi đền thờ thần có tên là Bhadresvara, cái tên là sự kết hợp giữa tên của nhà
vua và tên của thần Shiva, vị thần của các thần trong Ấn Độ giáo. Việc thờ
vua như thờ thần, chẳng hạn như thờ với tên thần Bhadresvara hay các tên
khác vẫn tiếp diễn trong các thế kỷ sau đó.
Vào thời Bhadravarman, kinh đô của Lâm Ấp là kinh thành Simhapura
(“thành phố Sư tử”), nằm ở dọc hai con sông và bao quanh bởi tường thành có
chu vi dài đến tám dặm. Theo ghi chép lại của một người Trung Quốc thì
người Lâm Ấp vừa ưa thích ca nhạc nhưng cũng lại hiếu chiến, và có “mắt
sâu, mũi thẳng và cao, tóc đen và xoăn”.
Cũng theo tài liệu Trung Quốc, Sambhuvarman lên ngôi vua Lâm Ấp
năm 529. Các tài liệu cũng mô tả vị vua này đã cho khôi phục lại ngôi đền thờ
Bhadresvara sau một vụ cháy. Sambhuvarman cũng đã cử sứ thần sang cống
tuế Trung Quốc, và đã xâm lược không thành phần đất mà ngày nay là miền
Bắc Việt Nam. Năm 605, tướng Lưu Phương nhà Tùy xâm lược Lâm Ấp, và
đã chiến thắng sau khi dụ tượng binh của Lâm Ấp đến và tiêu diệt tại trận địa
mà trước đó ông đã cho đào nhiều hố nhỏ và phủ cỏ lên. Vào khoảng những
năm 620, các vua Lâm Ấp đã cử nhiều sứ thần sang nhà Đường và xin được
làm nước phiên thuộc của Trung Quốc.
Các tài liệu Trung Quốc ghi nhận cái chết của vị vua cuối cùng của
Lâm Ấp là vào khoảng năm 756 sau Công nguyên. Sau đó trong một thời gian
dài, các sách sử Trung quốc gọi Chăm Pa là “Hoàn Vương quốc”.Tài liệu
Trung Quốc sớm nhất sử dụng tên có dạng “Chăm Pa” là vào năm 877, tuy
nhiên, những cái tên như vậy đã được người Chăm sử dụng muộn nhất là từ
năm 629, và người Khmer đã dùng muộn nhất là từ năm 657[19].
Thời kì Hoàn Vương quốc (757 – 859)
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
9
Vào năm 757, trung tâm chính trị của Chăm Pa đã chuyển từ Trà Kiệu
xuống khu vực Panduranga và Kauthara, với kinh đô Virapura gần Phan Rang
ngày nay với thánh địa tôn giáo ở quanh quần thể đền tháp là Tháp Po Inư
Nagar ở Nha Trang – nơi thờ nữ thần đất Yan Po Inư Nagar. Năm 774, người
Java đã phá hủy Kauthara, đốt đền thờ Po Inư Nagar, và mang đi tượng Shiva.
Vua Chăm là Satyavarman đã đuổi theo quân giặc và đánh bại chúng trong
một trận thủy chiến. Năm 781, Satyavarman đã dựng bia tại Po Inư Nagar,
tuyên bố đã chiến thắng và kiểm soát toàn bộ khu vực và dựng lại đền. Năm
787, người Java tấn công kinh đô Virapura và đốt phá đền thờ Shiva ở gần
Panduranga. [Ngô Văn Doanh, My Son Relics, tr.72.]
Thời kì Chiêm Thành quốc (875 – 1471)
Năm 875, vua Indravarman II đã xây dựng nên triều đại mới ở
Indrapura (làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay).
Indravarman là vị vua Chăm đầu tiên theo Phật giáo Đại thừa và xem đây là
tôn giáo chính thức. Ở trung tâm của Indrapura, ông đã xây dựng một tu viện
Phật giáo (vihara) để thờ Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokiteśvara). Các vua của
triều đại Indrapura đã xây dựng ở Mỹ Sơn một số đền tháp vào thế kỷ thứ 9
và thứ 10. Thời kỳ Phật giáo ảnh hưởng ở Chăm Pa kết thúc năm 925, bắt đầu
nhường bước với sự phục hồi của đạo thờ thần Shiva, với sự chuyển đổi tôn
giáo từ Phật giáo trở về Shiva giáo vào khoảng thế kỷ thứ 10, trung tâm tôn
giáo của người Chăm cũng chuyển từ Đồng Dương trở về Mỹ Sơn, đây là thời
kỳ văn minh Chăm Pa đạt đến đỉnh cao. Các yếu tố dẫn đến sự suy yếu của
Chăm Pa ở các thế kỷ sau này chính là ở vị trí lý tưởng nằm trên các tuyến
thương mại, dân số ít và thường xuyên có chiến tranh với các nước láng giềng
là Đại Việt ở phía Bắc và Chân Lạp ở phía Tây Nam. Các cuộc chiến tranh
với Chân Lạp đã dẫn tới có hai giai đoạn Chăm Pa thuộc sự cai trị của người
Khmer, đó là các giai đoạn 1145-1149 và giai đoạn 1190-1220. Tiếp đó là
cuộc chiến thành công chống lại đạo quân xâm lược của đế quốc Nguyên
Mông vào năm 1283 do tướng Sogetu cầm đầu. Tuy nhiên dấu ấn mạnh nhất
vẫn là các cuộc chiến tranh với Đại Việt, không như các cuộc chiến với Chân
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
10
Lạp và Trung Quốc, những cuộc chiến tranh với người Việt đã làm vương
quốc Chăm Pa lần lượt mất lãnh thổ và dần suy yếu dẫn tới sụp đổ.
Năm 938 người Việt đã giành được độc lập từ tay người Trung Quốc.
Năm 982, vua Lê Hoàn của Đại Cồ Việt mở cuộc nam chinh đầu tiên, quân
Đại Việt đã đánh chiếm và tàn phá kinh đô Indrapura, giết vua
Parameshvaravarman. Họ mang về nước rất nhiều nhạc công và vũ công
Chăm, chính những người này về sau đã ảnh hưởng đến sự phát triển nghệ
thuật của Đại Việt. Do hậu quả để lại của việc tàn phá, người Chăm đã rời bỏ
Indrapura vào khoảng năm 1000. Trung tâm của Chăm Pa được chuyển xuống
Vijaya ở phía nam nằm trên đất tỉnh Bình Định ngày nay mà người Việt bắt
đầu gọi là Đồ Bàn hoặc Chà Bàn. Trong 5 thế kỷ tiếp theo giữa Chăm Pa và
Đại Việt đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh, Chăm Pa đã chịu các đợt tấn công
của Đại Việt vào các năm 1021, 1026, 1044. Tiếp đó, vào năm 1069 quân
Việt tấn công Chăm Pa, vua Rudravarman bị bắt làm tù binh và sau đó đã đổi
ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính ở phía bắc gần biên giới với Đại Việt
để lấy tự do. Vào năm 1307 khi quan hệ giữa Cham Pa và Đại Việt tương đối
tốt đẹp, vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân), đã nhượng hai châu Ô, Lý ở
phía bắc cho Đại Việt làm của hồi môn để cưới công chúa Huyền Trân nhà
Trần. Sau sự kiện này, Chăm Pa chỉ còn lại lãnh thổ từ sông Thu Bồn trở
vào[19].
Vị vua hùng mạnh cuối cùng của người Chăm là Che Bonguar (Chế
Bồng Nga) lên ngôi năm 1360, từ năm 1371 đến 1389, ông tổ chức nhiều
cuộc tấn công ra Thăng Long – kinh đô của Đại Việt, và đã bị chết trong lần
tấn công cuối cùng năm 1389. Một vị tướng của Chế Bồng Nga là La Ngai
(La Khải) rút về Vijaya và lên ngôi thay thế. Sau thời kỳ Chế Bồng Nga, đến
lượt Chăm Pa liên tục bị các vương triều Đại Việt tấn công và bị mất dần lãnh
thổ. Sau các cuộc tấn công vào các năm 1402 và 1446, tới năm 1471 vua Lê
Thánh Tông chỉ huy tấn công Chăm Pa, phá hủy kinh đô Vijaya, vua Chăm là
Trà Toàn bị bắt sống và chết trên đường tới Thăng Long. Lê Thánh Tông đã
sáp nhập các địa khu Amaravati và Vijaya và lập nên thừa tuyên Quảng Nam.
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
11
Theo sử Việt Nam, sau khi mất vùng Vijaya, một tướng Chăm là Bô
Trì Trì chạy vào nam chiếm vùng Panduranga xưng làm vua của người Chăm
và xin nộp cống xưng thần với Đại Việt. Vua Lê Thánh Tông cũng phong
vương cho tiểu vương xứ Kauthara (Hoa Anh) tức là vùng đất tỉnh Phú Yên
và Khánh Hòa ngày nay và nước Nam Bàn (sau này là hai nước Thủy Xá và
Hỏa Xá mà ngày nay là đất các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk tức miền
đất Tây Nguyên). Chính thất bại này đã dẫn đến việc người Chăm lần đầu tiên
di cư với số lượng lớn sang Campuchia và Malacca. [Lê Thành Khôi, Histoire
du Vietnam, tr.243.]
Thời kì Panduranga (1471 – 1832)
Phần đất còn lại của vương quốc Chăm Pa từ sau năm 1471 mà sách sử
người Việt gọi là Chiêm Thành chỉ tính từ đèo Cả ngày nay trở về Nam gồm
hai địa khu Kauthara và Panduranga.
Năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên
sau khi trấn giữ Thuận Quảng: tiến chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên)
đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc Chăm Pa khi đó đã suy yếu rất
nhiều, lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân, giao
cho Văn Phong trấn giữ.
Năm 1629, Văn Phong liên kết với người Chăm Pa nổi lên chống lại
chúa Nguyễn. Chúa Sãi cử Phó tướng Nguyễn Hữu Vinh đem quân dẹp yên,
và đổi phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên.
Năm 1631, chúa gả con gái là Ngọc Khoa (có sách gọi là Ngọc Hoa)
cho vua Chăm Pa là Po Rome. Cuộc hôn phối này làm quan hệ Việt – Chăm
diễn ra tốt đẹp.
Năm 1653, Bà Thấm quấy nhiễu ở đất Phú Yên, chúa Hiền cho 3000
quân sang đánh, quân Nguyễn hạ được thành. Bà Thấm trốn chạy, sau phải
dâng thư xin hàng, vùng phía Đông sông đến địa đầu Phú Yên (vùng
Kauthara) bị mất vào tay chúa Nguyễn, chỉ còn phần phía Tây sông (vùng
Panduranga) là thuộc về Chăm Pa.
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
12
Tới năm 1693, tướng Nguyễn Hữu Cảnh tấn công vào Panduranga, bắt
vua Po Sout đưa về Phú Xuân và đưa em trai của Po Sout là Po Saktiray Da
Patih (Kế Bà Tử) lên làm vua, Panduranga được đổi thành Thuận Thành Trấn
và vua Chăm được gọi là Trấn Vương cai trị Thuận Thành Trấn với sự giám
sát chặt chẽ của các quan lại của chúa Nguyễn. Chế độ tự trị này được duy trì
cho đến tận năm 1832 qua các đời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và thời kỳ đầu
triều đại nhà Nguyễn. Tuy nhiên, các đời chúa Chăm sau Po Saktiray Da Patih
không còn duy trì được mối quan hệ trực tiếp với các chúa Nguyễn và mọi
công việc của Thuận Thành Trấn được tiến hành thông qua phủ Bình Thuận.
Ngay sau khi Minh Mạng lên ngôi, ông phân bố lại hành chính, chia
Bình Thuận trấn thành 2 phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận. Minh Mạng hạn chế
hơn nữa quyền lực của hoàng gia Chăm. Năm 1822, Chánh Chưởng (Cơng
Can), vị vua cuối cùng của ChamPa rời kinh đô Bal Canar (Tịnh Mỹ – Phan
Rí) lưu vong tại Campuchia.
Năm 1832 người Chăm lại nổi dậy chống lại vua Minh Mạng nhân dịp
có cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở phía Nam nhưng không thành công. Chính
quyền tự trị hạn chế của người Chăm chấm dứt tồn tại vào năm 1832, khi
Hoàng đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan
lại cai trị trực tiếp. Lịch sử vương quốc Chăm Pa chính thức dừng lại ở đây.
[Po Dharma, “Status of the Latest Research on the Date of Absorption of
ChamPa by Vietnam”, trong Proceedings of the SemInưr on ChamPa, 1994, tr.
61.]
1.1.2. Điều kiện dân cư, kinh tế, xã hội, văn hóa
1.1.2.1. Dân cư
Tên gọi và ngôn ngữ
Người Chăm, (tiếng Chăm: Urang CamPa), còn gọi là người Chàm,
người Chiêm, dân Chiêm Thành, người Hời…, hiện cư ngụ chủ yếu tại
Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc
nhóm chủng tộc Austronesia hay người Nam Đảo.
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
13
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chăm ở Việt
Nam có dân số 161.729 người, cư trú tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.
Người Chăm cư trú tập trung tại các tỉnh: Ninh Thuận (67.274 người, chiếm
41,6% tổng số người Chăm tại Việt Nam), Bình Thuận (34.690 người, chiếm
21,4% tổng số người Chăm tại Việt Nam), Phú Yên (19.945 người), An
Giang (14.209 người), thành phố Hồ Chí Minh (7.819 người), Bình Định
(5.336 người), Đồng Nai (3.887 người), Tây Ninh (3.250 người).
Tiếng Chăm thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia của ngữ hệ Nam Đảo
(Autronesian)
Địa bàn cư trú và phân bố
Trên lãnh thổ Việt Nam người Chăm sinh sống, rải rác ở các tỉnh phía
Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng
Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,… Do đặc điểm cư trú,
tính chất tôn giáo và sắc thái văn hóa mang tính vùng miền, người Chăm ở
Việt Nam được chia thành 3 nhóm cộng đồng chính là: Chăm H’roi, Chăm
Ninh Thuận – Bình Thuận, và Chăm Nam Bộ.
* Chăm H’roi bao gồm những người Chăm sống rải rác ở miền núi các
tỉnh Phú Yên, Bình Định; tổng số khoảng 20.500 người. Người Chăm Hroi có
nguồn gốc từ những người Chăm cổ là một bộ phận của cộng đồng Chăm
Việt Nam và từ lâu được gọi là Chăm Hroi. Người Chăm Hroi theo tín
ngưỡng dân gian chịu ảnh hưởng từ đạo Bàlamôn.
* Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận hay Đông Chăm gồm những người
Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, có tên gọi là Chăm Panduranga;
tổng số khoảng 98.000 người (Ninh Thuận: 66.000; Bình Thuận: 32.000), đây
là nhóm cộng đồng Chăm lớn nhất chiếm khoảng 67,60% tổng số người
Chăm ở Việt Nam. Người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận có hai nhóm chính
phân theo tín ngưỡng là Chăm Ahiêr (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn) và Chăm
Awal (Chăm Bàni – Chăm ảnh hưởng Hồi giáo). Ngoài ra còn có một nhóm
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
14
nhỏ người Chăm Bàni đã cải sang theo Hồi giáo chính thống vào thập niên
1960 do tiếp xúc với người Chăm Nam Bộ.
* Chăm Nam Bộ hay Tây Chăm bao gồm những người Chăm sinh sống
chủ yếu ở An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh; tổng số khoảng
26.700 người. Cộng đồng này đến từ Campuchia, và có nguồn gốc xa hơn nữa
lại từ Nam Trung Bộ Việt Nam như hai cộng đồng trên[8], [34].
Sự hình thành nhóm Chăm Nam Bộ ở Tây Ninh khởi đầu từ năm 1755
khi tướng Nguyễn Cư Trinh chiêu dụ người Chăm bị hà hiếp trên đất Chân
Lạp về định cư ở núi Bà Đen. Tới thời Minh Mạng, từ năm 1834, người Chăm
từ Chân Lạp tiếp tục về định cư ở 2 huyện Tân Ninh và Quang Hóa. Thời Tự
Đức, người Chăm lại tiếp tục tới Quang Hóa định cư vào các năm 1849, 1857.
Các làng Chăm ở tỉnh An Giang thuộc các huyện An Phú, Châu Phú, Châu
Thành, thị xã Tân Châu.
Tại Châu Đốc, từ năm 1818, vua Gia Long đã cho tu sửa bảo Châu Đốc
và chiêu dụ người Việt, Hoa, Chăm, Khmer đến định cư. Nhóm này gọi là
Chăm Châu Đốc. Tới năm 1841, nhà Nguyễn rút quân khỏi Chân Lạp, nhiều
người Chăm cũng theo về định cư ở An Giang. Tới năm 1859, người Chăm ở
Campuchia nổi dậy chống vua Ang Duong. Bị đàn áp, hàng nghìn người
Chăm sang Châu Đốc tị nạn. Tới giai đoạn Khmer Đỏ, từ 1975, nhiều người
Chăm từ Campuchia tiếp tục sang Châu Đốc lánh nạn.
Trong cả hai nhóm người Chăm Nam Bộ trên, có một thành phần là
người gốc từ quần đảo Mã Lai và Indonesia, được gọi Chăm Chà-và (Cham
Chvea, Cham Java, Cham Jva), tên gọi này có thể bắt nguồn từ người Jawa
Kur, người Hồi giáo nói tiếng Khmer. Người Jawa Kur là con cháu của những
thủy thủ đến từ Malaysia, Indonesia, họ kết hôn với phụ nữ Khmer bản địa và
con cái của họ nói tiếng Khmer nhưng theo đạo Hồi (dòng Sunni). Người
Jawa Kur hiện còn sống tại nhiều vùng Campuchia và vùng Châu Đốc (tỉnh
An Giang, Việt Nam). Do có sự tương đồng về nguồn gốc Nam Đảo, người
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải PHòng
Sinh viên: Nguyễn Thu Linh – VH1701
15
Chăm từ Việt Nam và người Jawa Kur đã sống cùng nhau ở Campuchia, tạo
thành một cộng đồng và có chung tín ngưỡng Islam Sunni. Bên cạnh đó còn
có nhóm người Chăm từ Nam Trung Bộ nhưng không theo đạo Hồi “mới” của
người Jawa Kur mà vẫn giữ lại đạo Hồi có từ lúc ở miền Trung Việt Nam.
Nhóm này bị 2 nhóm trên gọi là Chăm Jahed (Chăm xấu, cũ). Có thể xem họ
giống với người Chăm Bani ở Bình Thuận [33].
1.1.2.2. Điều kiện kinh tế
Nông nghiệp
Người Chăm có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm thuỷ
lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại
loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại
sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề
nông chỉ là thứ yếu. Họ còn biết chăn nuôi nhiều loại gia súc lớn như trâu, bò,
ngựa, voi…và các loại gia cầm như gà, vịt, ngan …
Ngư nghiệp
Chăm Pa nằm ở vị trí thuận lợi cho việc đánh bắt thủy hải sản. Các
ngư dân đã biết sử dụng vùng ven biển để sản xuất muối trên các cánh đồng
muối. Họ biết chế tạo mắm từ cá, tôm, mực xuất đi khắp nơi và trở thành đặc
sản không thể không nhắc đến mỗi khi du khách đến đây.
Thủ công nghiệp
Nghề thủ công phát triển ở vùng Chăm nổi tiếng là dệt lụa tơ tằm và
nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên. Việc buôn bán với các dân tộc
láng giềng đã xuất hiện từ xưa. Vùng duyên hải miền Trung đã từng là nơi
hoạt động của những đội hải thuyền nổi tiếng trong lịch sử.Bên cạnh đó người
Chăm còn các nghề khác như luyện kim, chế tác vàng bạc trang sức đá quý rất
nổi tiếng và nghề đúc đồng rèn sắt cũng rất phát triển chủ yếu là các công cụ
chăn nuôi.