LVTN-8999_Âm nhạc truyền thống Việt Nam – Nhật Bản sự tương đồng và khác biệt

luận văn tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ^
VIỆN NGÔN NGỮ – VĂN HÓA – QUAN HỆ QUỐC TẾ
BARIA V U N G T A U
UNIVERSITY
C a p Sa in t Ja c q u e s
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN
’ SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ Kh á c b iệt
Trình độ đào tạo: Đại học Chính quy
Ngành: Đông Phương học
Chuyên Ngành: Ngôn ngữ Nhật Bản
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
MSSV: 13030563
TS Lương Minh Chung
Lê Ngọc Ánh
Lớp: DH13NB
Vũng Tàu, ngày 4 tháng 7 năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài khóa luận “Âm nhạc truyền thống Việt Nam – Nhật Bản –
Sự tương đồng và khác biệt” là do chính tôi thực hiện. Các thông tin, dữ liệu thu
thập được và kết quả phân tích trong đề tài đều trung thực, không trùng với bất
kì đề tài nghiên cứu nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan trên.
Sinh viên
Lê Ngọc Ánh
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhờ những kiến thức và sự động viên trong suốt
quá trình học tập trên giảng đường đại học, em đã sẵn sàng hành trang để
bước vào con đường riêng của mình.
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời tri ân sâu
sắc tới các thầy cô trong khoa Đông phương học, đặc biệt là thầy Lương
Minh Chung đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em giải quyết những
khó khăn trong quá trình làm khóa luận này.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, do kiến thức còn nhiều hạn chế
và có nhiều điểm thiếu sót nên quý thầy cô có kiến đóng góp để em có thể
khắc phục.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Ngọc Ánh
DANH MỤC HÌNH ẢNH………………………………………………………………………iii
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………. 1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………1
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………………4
3. Lịch sử nghiên cứu……………………………………………………………………4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………………………………………….. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………………6
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………6
7. Các kết quả đạt được………………………………………………………………….6
8. Cấu trúc của khóa luận……………………………………………………………….7
CHƯƠNG 1: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ÂM NHẠC
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN……………………………………… 8
1.2. Giá trị nội dung……………………………………………………………………10
1.2.1. Tình yêu thiên nhiên…………………………………………………………… 10
1.2.2. Tình yêu con người và cuộc sống…………………………………………..14
1.2.3. Tình yêu quê hương đất nước………………………………………………..19
1.3. Giá trị nghệ thuật………………………………………………………………….25
1.3.1. Giai điệu…………………………………………………………………………… 25
1.3.2. Nghệ thuật biểu diễn……………………………………………………………28
1.4. Vai trò của âm nhạc truyền thống trong đời sống tinh thần của người
Việt Nam – Nhật Bản…………………………………………………………………..30
1.4.1. Hướng về giá trị chân – thiện – m ỹ……………………………………….. 30
1.4.2. Khát vọng tự do, bình đẳng…………………………………………………..35
CHƯƠNG 2: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG ÂM NHẠC
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN……………………………………. 39
2.1. Tính chất dân gian……………………………………………………………….. 39
2.2. Tính chất cổ điển…………………………………………………………………. 44
2.2.1. Quá trình phát triển của Gagaku và Nhã nhạc cung đình Huế
45
2.2.2. Các thể loại nhạc trong Gagaku và Nhã nhạc cung đình Huế….. 50
2.3. Tính chất giao lưu và khu vực……………………………………………….. 56
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Koto và đàn tranh………..56
2.3.2. Hình thức cấu tạo và kỹ thuật chơi đàn………………………………… 61
CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN
THỐNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN………………………………………………………67
3.1. Những khác biệt về lịch sử hình thành của âm nhạc truyền thống
Việt Nam – Nhật Bản………………………………………………………………….. 67
3.2. Những khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng trong âm nhạc truyền thống
Việt Nam – Nhật Bản………………………………………………………………….. 70
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………….78
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………….. 81
Hình 2.1. Vũ công biểu diễn trên nền nhạc Ecchu Owara Bushi…………………1
Hình 2.2. Ca sĩ trình diễn bài dân ca Yasugi Bushi kết hợp với múa…………..1
Hình 2.3. Hình ảnh lồng đèn cá chép tượng trưng cho ngày Tết trẻ em ở Nhật
Bản…………………………………………………………………………………………………… 1
Hình 2.4. Ca trù Việt Nam…………………………………………………………………… 1
Hình 2.5. Đội Nữ Nhạc cung đình đầu thế kỷ XIX………………………………….1
Hình 2.6. Dàn nhạc công biểu diễn Gagaku trên sân khấu cùng với khí nhạc
tại Hội trường Trung tâm Hội nghị quận Meguro, Tokyo, 2017………………..1
Hình 2.7. Bugaku – một trong các thể loại diễn xướng của Gagaku…………….1
Hình 2.8. Bản nhạc Saibara kết hợp với điệu múa Batto…………………………… 1
Hình 2.9. Dàn đại nhạc của Nhã nhạc cung đình vào những năm 6 0…………. 1
Hình 2.10. Đội tiểu nhạc của Nhã nhạc cung đình Huế biểu diễn tại cung
Diên Thọ của Hoàng Hậu Nam Phương năm 1937………………………………….1
Hình 2.11. Long vĩ và dây đàn Koto………………………………………………………1
Hình 2.12. Cấu tạo của đàn tranh Việt Nam………………………………………….. 1
Hình 2.13. Tay khảy đàn phái Ikuta (trái) và phái Yamada (phải)……………. 1
Hình 3.1. Nhà sư Fuke và đàn Biwa……………………………………………………….1
Hình 3.2. Hò chèo ghe Bạc Liêu……………………………………………………………. 1
1. Lý do chọn đề tài
A. Tầm quan trọng của đề tài
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 19731
, Nhật
Bản luôn dành cho Việt Nam sự hỗ trợ ưu ái trong hợp tác kinh tế, chính trị,
đào tạo nguồn nhân lực. Quan hệ Việt – Nhật ngày càng được mở rộng, phát
triển trên mọi
lĩnh
vực. Vì
thế,
việc tìm hiểu
về
đất nước, con ngư
Bản giúp chúng ta có kinh nghiệm quý báu trong quá trình phát triển. Đặc
biệt là ngôn ngữ và nghệ thuật. Việc giao thoa giữa hai nước về văn hóa –
nghệ thuật như chiếc cầu kết nối mối ngoại giao giữa hai nước. Sự hiểu biết
về âm nhạc truyền thống hai nước sẽ góp phần bồi dưỡng vốn văn hóa làm
thỏa mãn nhu cầu của con người trong bối cảnh giao lưu kinh tế – văn hóa
toàn cầu.
Âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi
con người. Âm nhạc gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người,
từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru thuở ban
đầu, những bài đồng dao khi khôn lớn, những bài hát giao duyên, tỏ tình khi
trưởng thành, những bài ca sinh hoạt, xuất trận, những bài hát trong lao động
học tập và khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi.
Âm nhạc luôn là nguồn sống hạnh phúc cho tất cả mọi người. Không có
âm nhạc, thế giới thực sự rất buồn tẻ. Âm nhạc luôn gắn với con người ở mọi
nơi. Cho dù học tập
hay làm
việc mệt
mỏi chỉ
cần
nghe hay hát theo
đoạn nhạc vui tươi sẽ xua tan đi mọi mệt mỏi. Nó còn là phương tiện truyền
tải cảm xúc một cách trọn vẹn, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách
1
Ngày 21 tháng 9 năm 1973, ông Võ Văn Sung – Đại sứ Việt Nam tại Pháp, người đã thay mặt Chính phủ
Việt Nam cùng với Đại sứ Nhật Bản tại Pháp là ông Yoshihiro Nakayama ký và trao đổi thư chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Nhật Bản Sự kiện này đánh dấu
bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ hai nước.
sâu thẳm nhất của tâm hồn.
Nếu nói đến âm nhạc truyền thống, chắc hẳn giới trẻ hiện nay ít có hứng
thú với nó. Truyền thống âm nhạc cũng có nét đặc sắc riêng và không phải ai
cũng hiểu hết được mọi giá trị của nó. Đặc biệt là nền âm nhạc rất phong phú
của Việt Nam và Nhật Bản.
Khóa luận này giúp các bạn trẻ hiểu sâu hơn về âm nhạc truyền thống
của dân tộc Việt Nam cũng như học hỏi cái hay, cái hấp dẫn của nền âm nhạc
truyền thống của đất nước Nhật Bản. Từ đó chúng ta có thể tìm hiểu nền âm
nhạc giữa hai nước có những điểm tương đồng và khác biệt như thế nào,
nhằm góp phần bổ
trợ cho
khối lượng kiến thức
về
ngôn ngữ của
chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản.
B. Ý nghĩa của khóa luận
Đối với mỗi quốc gia, khi mà nhiều lĩnh vực của đời sống và khoa
học kỹ thuật đang mang trong nó những giá trị mang tính toàn cầu, thì văn
hóa chính là “tấm căn cước” khẳng định những nét đặc trưng riêng vốn có
của quốc gia đó và để giao lưu với các quốc gia khác. Là một thành tố quan
trọng cấu thành văn hóa, âm nhạc dân tộc cổ truyền với những giá trị nhân
văn mang tính bản sắc của một dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa. Âm nhạc
dân tộc truyền thống ra đời và tồn tại như một yếu tố quan trọng và không thể
thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa dân gian của thế giới nói chung và các
nước châu Á nói riêng. Âm nhạc dân tộc gắn bó với mỗi con người từ thuở
lọt lòng, trong những câu hát được truyền từ đời này sang đời khác. Âm nhạc
dân tộc cổ truyền là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của nền âm nhạc mới.
C. Lý do chọn khóa luận
Trên thực tế, ngôn từ của những ca khúc nhạc trẻ hiện nay khá dễ hiểu,
thị trường âm nhạc
hiện tại chỉ dựa vào các cung bậc cảm xúc của một bộ
phận giới trẻ nên được nhiều người đón nhận. Phần lớn sinh viên hiện nay
cũng không còn hứng thú với các loại hình âm nhạc truyền thống kể cả ở Việt
Nam và Nhật Bản.
Âm nhạc truyền thống là cái hồn của dân tộc, là món ăn tinh thần không
thể thiếu trong đời sống của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập
hiện nay, thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, những nét đặc trưng truyền
thống mang bản sắc dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Kể từ thời
kì Đổi mới2, nền âm nhạc đã bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường. Thói quen
nghe nhạc của giới trẻ ngày nay đang có xu hướng chạy theo trào lưu, không
quan tâm nhiều đến giá trị
bản
sắc dân
tộc.
Việc “nhập cư” của
các th
nhac hiện đại vào thị trường âm nhạc ngày càng mạnh, phát triển không
ngừng. Đó là nguyên nhân làm cho nền âm nhạc truyền thống ngày càng bị
rơi vào lãng quên. Âm nhạc dân tộc vẫn được lưu giữ và phát triển trong dân
gian bằng các phương pháp truyền miệng, truyền nghề bởi các nghệ nhân.
Âm nhạc dân tộc được bảo tồn bởi các nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp ở
các đoàn ca múa nhạc dân tộc, các viện nghiên cứu, các khoa âm nhạc tại các
trường sư phạm… “Tuy nhiên, công việc gìn giữ, bảo tồn âm nhạc dân tộc
trong cơ chế thị trường hiện nay là cực kỳ khó khăn”[91]. Đặc biệt trên nhiều
phương diện như trình độ chuyên môn, sự tâm huyết, gắn bó với âm nhạc
truyền thống và cuối cùng là vấn đề kinh phí. Mặt khác, âm nhạc dân tộc
chúng ta luôn luôn có tính dị bản, do lưu truyền bằng phương thức truyền
miệng, làn điệu không có tác giả, tác phẩm cụ thể. Lối kí âm trong nhạc dân
2
Đổi Mới là một chương
trình cải cách kinh tế

một số mặt xã hội do
Đảng
Cộng
sản Việt Nam khở
niên 1980. Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sảng Việt Nam lần VI năm
1986
tộc đến nay vẫn làm sản sinh ra các ca khúc, ca từ mới. Hơn nữa, chúng ta
chưa khai thác hết ý nghĩa của các bài nhạc dân tộc. Đây cũng chính là lý do
mà tôi muốn tìm hiểu để góp phần giữ gìn bản sắc, văn hóa của dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận này giúp cho không chỉ riêng sinh viên mà còn toàn bộ thế
hệ trẻ nắm bắt được cái hay, cái đẹp của hai nền văn hóa âm nhạc truyền
thống Việt Nam và Nhật Bản, từ đó có ý thức gìn giữ, quảng bá nhằm thắt
chặt mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Khóa luận giúp cho người đọc hiểu được khái niệm đơn giản về âm
nhạc truyền thống, những nét đặc trưng tiêu biểu của âm nhạc truyền thống,
hiểu được sự tác động của âm nhạc truyền thống vào đời sống con người từ
xưa đến nay.
Khóa luận này cũng giúp người đọc hiểu tầm quan trọng của những giá
trị nhân văn của âm nhạc cổ truyền, đồng thời góp phần bổ trợ thêm một vài
nội dung nghiên cứu học tập cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ và văn
hóa Nhật Bản, cũng như sự cần thiết của âm nhạc truyền thống trong đời
sống hiện đại.
3. Lịch sử nghiên cứu
Trong thời đại hiện nay, rất dễ có thể tìm ra các bài nghiên cứu về âm
nhạc truyền thống không chỉ riêng về Việt Nam mà còn có cả Nhật Bản.
Nhưng vẫn chưa tìm được chủ đề so sánh về âm nhạc truyền thống của Việt
Nam và Nhật Bản. Tại Việt Nam, Cố Giáo sư Trần Văn Khê – nhà nghiên
cứu âm nhạc truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Ông đã có công quảng bá
nền âm nhạc Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.
Ông đã đưa hình ảnh của chiếc đàn tranh Việt Nam và đàn Koto Nhật Bản tái
hiện lại nhiều làn điệu dân ca độc đáo. Để từ đó, người thưởng thức có thể
hiểu rõ nét riêng mà hai loại đàn này mang lại. Trần Văn Khê là người đã đưa
âm nhạc Việt Nam và Nhật Bản lại gần nhau.
Sau Duy tân Minh Trị (1866-1869), âm nhạc phương Tây đã du nhập
vào Nhật Bản và sớm trở nên nổi tiếng ở Nhật. Hai thể loại âm nhạc được
phát triển trong thời kỳ này là shoka được sáng tác để mang âm nhạc phương
Tây vào trường học,
gunka là hành khúc kết hợp với vài yếu tố của nước
Nhật Bản.
Tuy nhiên, ở Việt Nam dường như chưa có nghiên cứu nào nói về việc
so sánh nền âm nhạc truyền thống giữa Việt Nam và Nhật Bản có điểm gì
giống và khác nhau. Do đó, dựa trên cơ sở các nghiên cứu của nước ngoài lẫn
trong nước, chúng tôi mong rằng khóa luận “
Âm nhạc truyền thống Việt Nam
– Nhật Bản – Sự tương đồng và khác biệt” sẽ góp một phần nhỏ cho nền âm
nhạc của nước nhà, cũng như tác dụng giáo dục đối với giới trẻ về những văn
hóa truyền thống của đất nước mình và các nước khác.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên đối tượng là âm nhạc truyền thống của Việt
Nam và Nhật Bản. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích về nội dung và hình
thức nghệ thuật, chỉ ra những tương đồng và khác biệt, những giá trị đặc sắc
của âm nhạc truyền thống.
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi giới hạn vấn đề nghiêm cứu trong
phạm vi sau:
– Phạm vi thời gian: chúng tôi tìm hiểu khóa luận này trong 16 tuần.
– Phạm vi không gian: âm nhạc truyền thống Việt Nam, âm nhạc truyền
thống Nhật Bản, các nhạc cụ điển hình.
– Phạm vi nội dung: khóa luận tập trung vào những điểm đặc sắc trong
âm nhạc truyền thống Việt Nam và Nhật Bản, các bản nhạc hay hình ảnh có
trong khóa luận làm dẫn chứng để người đọc hiểu hơn về âm nhạc truyền
thống và các nhạc cụ đặc trưng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của hai nền âm nhạc truyền
thống Việt Nam – Nhật Bản, chúng tôi chỉ ra những giá trị cơ bản về mặt nội
dung, cũng như những tương đồng và khác biệt về mặt nghệ thuật. Đề tài
không bao quát toàn bộ nền âm nhạc truyền thống, mà chỉ đi vào một số bài
dân ca tiêu biểu, các nhạc cụ tiêu biểu, cắt nghĩa những nét văn hóa nổi trội
kết tinh được nhân dân chọn lọc và gìn giữ qua thời gian. Điển hình lấy các
bài dân ca của hai dân tộc làm dẫn chứng nhằm phân tích, chứng minh và
khái quát những nét tương đồng và khác biệt.
6. Phương pháp nghiên cứu
> Thống kê phân loại: lựa chọn những phạm trù thẩm mỹ lặp lại phổ biến
trong âm nhạc Việt Nam – Nhật Bản.
> Phân tích: chỉ ra tính hai mặt của các hình ảnh, biểu tượng, những nét
tương đồng, khác biệt dựa trên giá trị nghệ thuật.
> So sánh: các thể loại nhạc hay các nhạc cụ truyền thống
7. Các kết quả đạt được
Nghệ thuật âm nhạc mang tính trừu tượng cao khi phản ánh hình tượng
nghệ thuật. Ngôn ngữ âm nhạc hay cấu trúc các âm thanh trong âm nhạc có
sự hòa hợp với nhau biểu đạt thế giới cảm xúc của con người. Khóa luận này
nhằm giúp mọi người hiểu được những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc
mà âm nhạc truyền thống mang lại cho đời sống tinh thần của con người. Nền
âm nhạc truyền thống mỗi đất nước mang một sắc thái riêng, một phong cách
riêng được phản ánh thông qua những giá trị tinh thần và vật chất cụ thể, đó
là bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc đó.
Những kết quả nghiên cứu sẽ là những thông tin quan trọng góp phần
vào việc giáo dục, quảng bá văn hóa truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản.
Xác định nhóm đối tượng hướng tới không chỉ ở quá khứ, hiện tại mà còn ở
tương lai để duy trì những nét đặc sắc của dân tộc.
Nghiên cứu không dựa vào khảo sát thị trường mà dựa vào lịch sử để
hiểu hơn về cái truyền thống đặc trưng của dân tộc đó, nêu lên được quan
điểm cá nhân, tuy không sắc sảo nhưng cũng góp phần hiểu thêm về nền âm
nhạc của nước Việt Nam cũng như đất nước Nhật Bản.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, thư mục hình ảnh, tài liệu tham khảo, khóa luận với
đề tài “Âm nhạc truyền thống Việt Nam – Nhật Bản – Sự tương đồng và khác
biệt” gồm có 3 chương:
Chương 1: Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Việt Nam –
Nhật Bản
Chương 2: Những nét tương đồng trong âm nhạc truyền thống Việt Nam –
Nhật Bản
Chương 3: Những khác biệt trong âm nhạc truyền thống Việt Nam – Nhật
Bản
CHƯƠNG 1: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ÂM NHẠC
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN
1.1. Khái quát về âm nhạc truyền thống
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật đặc biệt có sứ mệnh duy trì văn hóa
truyền thống của dân tộc. Âm nhạc truyền thống là những tác phẩm âm nhạc,
phản ánh sinh động, sâu sắc hiện thực đời sống văn hóa của con người, của
mỗi dân
tộc,
mang đậm bản
sắc
của
dân
tộc.
Âm
nhạc truyền
thống
phương tiện trau dồi những tư tưởng, tình cảm, những ứng xử của con người
trước xã hội. Âm nhạc là tiếng nói của dân tộc, là cầu nối giữa các nền văn
minh nhân loại.
Âm nhạc truyền thống Việt Nam hay âm nhạc truyền thống Nhật Bản có
truyền thống khá lâu đời. Ngay từ thời cổ xưa con người đã rất say mê âm
nhạc. Đối với họ, âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Riêng về âm nhạc Việt
Nam, trong quá trình phát triển, người dân đã sáng tạo ra rất nhiều loại nhạc
cụ và các thể loại nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, có thêm sự phấn chấn và
sức mạnh trong lao động và chiến đấu, cao hơn là giáo dục cho con cháu
truyền thống của ông cha về đạo lý làm người.
Trải qua bao thăng trầm của xã hội, ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ
lại rất nhiều những nhạc cụ truyền thống từ những dạng đơn sơ nhất cho tới
những dạng có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật diễn tấu tinh tế và
đặc sắc. Con người có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của
trẻ nhỏ, những thể loại ca nhạc kịch truyền thống… Âm nhạc cổ truyền Việt
Nam phong phú bởi những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cá
tính đa sắc tộc. Cùng một thể loại dân ca nhưng ở mỗi vùng miền có một
phương thức biểu diễn, truyền đạt và âm điệu riêng biệt. Chẳng hạn điệu hát
ru của dân tộc Kinh khác với bản nhạc ru của dân tộc Mường, Tày hay ở Chơ
Ro… Ở Tây Nguyên có nơi dùng lời ca tiếng hát để ru trẻ nhỏ, có nơi dùng
tiếng đàn, tiếng sáo.
Ngày nay, âm nhạc truyền thống vẫn còn tồn tại nhưng chỉ được quan
tâm ở một vài thể loại tiêu biểu. Năm 1943, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất
chú trọng đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là
từ khi đất nước mở cửa với chính sách Đổi mới, các giá trị văn hoá dân tộc
đặc biệt được chú trọng dưới góc độ xã hội hoá trong đó có âm nhạc. Âm
nhạc truyền thống vẫn được lưu trữ và phát triển trong dân gian bằng các
phương thức truyền khẩu, truyền nghề của các nghệ nhân. Tuy nhiên, công
việc bảo tồn giá trị truyền thống của âm nhạc trong cơ chế trị trường hiện nay
là cực kì khó khăn, đặc biệt trên nhiều phương diện như trình độ chuyên môn,
sự tâm huyết, gắn bó với âm nhạc truyền thống.
Không chỉ riêng về
âm
nhạc Việt Nam, âm
nhạc Nhật Bản
cũng
Những nét truyền thống trong âm nhạc Nhật Bản vẫn còn hiện diện cho đến
thời nay là một sự cố gắng bảo tồn, phát triển và duy trì mạnh mẽ. Những thể
loại nhạc kịch truyền thống như Nou, Kabuki hay Bunraku…kịch truyền
thống mà Nhật Bản tự hào với thế giới là hồn dân tộc của Nhật Bản, nét văn
hóa truyền thống lâu đời của đất nước mặt trời mọc.
Mọi sự tồn tại đều có quy luật vận động riêng và đặc thù của nó. Đối với
âm nhạc, một loại hình nghệ thuật luôn gợi mở trí tưởng tượng phong phú
của con người, vì bản chất âm nhạc là khi âm thanh vang lên đúng với cả
m
xúc và tâm thức của dân tộc, phù hợp với nhận thức tình cảm của con người,
thì cái hay của âm nhạc đi thẳng vào trái tim của con người mà không cần
phải qua bất kì khâu trung gian xúc tác, đối tượng thưởng thức như đắm mình
trong không gian nghệ thuật của âm nhạc.
1.2. Giá trị nội dung
1.2.1. Tình yêu thiên nhiên
Âm nhạc vốn là sự hợp nhất giữa thiên nhiên hoà cùng những cảm
xúc tinh tế và trí tuệ của con người. Bằng những hình thức thể hiện khác
nhau, những ngôn ngữ âm nhạc khác nhau, thiên nhiên đã trở thành nhân
tố quan trọng trong những tác phẩm âm nhạc.
Hình tượng thiên nhiên được tái hiện trong các tác phẩm âm nhạc
của các nghệ sĩ thường mang tính khái quát. Vì vậy, khi nghe một tác
phẩm không ai có thể đưa ra một cách cụ thể là những câu nhạc nào đang
diễn tả một hình ảnh thiên nhiên cụ thể mà chỉ có thể bao quát chung toàn
tác phẩm để thấy tinh thần của thiên nhiên trong đó. Nhìn chung, chỉ nhạc
sĩ sáng tác mới có thể nói chính xác được những hình tượng thiên nhiên
trong các tác phẩm của mình. Đôi khi cũng có những tác phẩm của các
nhạc sĩ sau này được người khác đặt tên hoặc gắn nó với một vẻ đẹp nào
đó trong thiên nhiên.
Trong hầu hết những tác phẩm âm nhạc, các nhà soạn nhạc đã đưa
những âm thanh trong thiên nhiên vào tác phẩm của mình thông qua việc
khai thác triệt để tính năng ưu việt của các nhạc cụ để mô phỏng và bắt
chước những âm thanh tự nhiên, hoặc tài năng hơn nữa là xây dựng hình
tượng thiên nhiên trong bút pháp sáng tác âm nhạc. Tuy nhiên, với sự vận
động, phát triển, biến đổi của vũ trụ và vạn vật, trong đó có con người thì
nhu cầu nghe nhạc cũng như quan điểm về thẩm mỹ nghệ thuật ngày càng
đa dạng. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân để các tác phẩm âm
nhạc ra đời đáp ứng thị hiếu âm nhạc khác nhau của công chúng yêu
nhạc.
Khi sống gần gũi với thiên nhiên, con người luôn có những cảm xúc
mạnh mẽ, tìm được sức mạnh của chính mình cùng những ý tưởng và sự
sáng tạo tinh
tế
trong nghệ thuật. Các tác
phẩm âm nhạc
gắn
li
thiên nhiên luôn mang lại sự mới lạ và thư giãn tinh thần, hoặc có những
tác phẩm lấy thiên nhiên làm nguồn cảm hứng để miêu tả nội tâm sâu
thẳm của con người.
Có thể nói, từ xa xưa con người đã sống gần gũi với thiên nhiên, vì
vậy những tác phẩm nghệ thuật mang bóng dáng của thiên nhiên là một
điều tất yếu. Bằng những góc nhìn khác nhau, các nhạc sĩ đã khai thác âm
thanh trong thiên nhiên và trong đời sống vào các tác phẩm âm nhạc của
mình với nhiều màu sắc phong phú. Và các nghệ sĩ biểu diễn đã truyền
đạt các tác phẩn âm nhạc đó qua giọng hát và các nhạc cụ tạo thêm nhịp
điệu cho bài hát. Thiên nhiên mãi mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng
tạo nghệ thuật, do đó những tác phẩm âm nhạc xây dựng rõ nét hình
tượng thiên nhiên hoặc sử dụng tiếng động từ thiên nhiên một cách có ý
thức và hợp lý cũng là một hình thức tạo nên sự mới lạ trong thưởng thức
âm nhạc. Đây cũng là sự tương tác hai chiều giữa đời sống tinh thần của
con người với tự nhiên. Mặt khác, sự hiện diện của thiên nhiên trong các
tác phẩm nghệ thuật nói chung còn là bức thông điệp giúp mọi người
thêm yêu mến và bảo vệ thiên nhiên.
Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống phụ thuộc vào thiên
nhiên, họ vừa phải đấu tranh chống lại thiên tai, vừa phải sống hoà thuận
với thiên nhiên. Tín ngưỡng người Việt phản ánh rất rõ những đặc trưng
của nền văn minh lúa nước. Bởi vậy, khi nói đến những tín ngưỡng dân
gian, tín ngưỡng về cây lúa, người ta không thể không nói đến những hiện
tượng thiên nhiên có liên quan tới đời sống cây lúa.
Nền văn hóa nông nghiệp, sản xuất lúa nước truyền thống của dân
tộc Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa, sinh hoạt,
lao động. Trải qua bao thế hệ tổ tiên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất và dự báo những hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, gió
rét, bão lụt có ảnh hưởng đến mùa màng, thời vụ. Những kinh nghiệm
máu xương của bao đời được tích lũy trong những câu tục ngữ, ca dao,
những bài hát về nghề nông. Đây chính là bài học quý giá mà người nông
dân Việt Nam xưa kia truyền lại cho các thế hệ sau.
Theo tín ngưỡng thờ Thần đạo3
của người Nhật, thế giới trong Thần
đạo là một dòng chảy liên tục của sự sáng tạo, từ những linh hồn sống
trên thiên đàng đến những linh hồn trú ngụ trong cây, đá, bụi và tất cả
những gì xung quanh. Tất cả mọi vật đều có linh hồn và có tiếng nói của
riêng mình. Con người là một phần trong dòng chảy đó. Những vật tự
nhiên như đá, cây cối, núi sông, thác nước, động vật, sấm chớp… tất cả
đều có thể là linh hồn, nhất là
với
những
vật hoặc
hiện tượng có phần
lạ và nổi bật.
Không phải tất cả các vật tự nhiên đều là thần, nhưng Thần đạo
khuyến khích việc tôn trọng những vật tự nhiên, vì ngay cả những vật
bình thường nhất cũng có thể có các linh hồn trú ngụ bên trong. Con
người học được cách tôn trọng và yêu quý vùng đất mình sinh sống. Nhật
Bản là một đất nước có thiên nhiên tươi đẹp và phong phú, từ những ngọn
núi lửa đỉnh
phủ tuyết
trắng, những
rặng núi cao
sừng sững cho
đ
những con vịnh, những bờ biển yên bình. Mọi thứ từ cây cối, đá sỏi đến
những thác nước, cùng với những sinh vật sống cùng hòa quyện, giống
như một chốn linh thiêng, một thứ thiên nhiên có hồn. Những tập tục gắn
3

X
Thần đạo là tôn giáo có nguồn gốc bản địa, xuât hiện từ thời công xã nguyên thủy dưới hình thức tín
ngưỡng vật linh
liền với Thần đạo bắt đầu từ những gia đình làm nông hoặc những làng
chài, nơi tín ngưỡng đã có từ lâu và thắt chặt với vùng đất đó. Thần đạo
đóng vai trò liên kết con người với thiên nhiên, quý trọng thiên nhiên.
Theo truyền thuyết, những hòn đảo tươi đẹp của Nhật Bản, những ngọn
núi đỉnh phủ tuyết trắng xóa, những bãi cát dát vàng, những thác nước
hùng vĩ và thảm thực vật phong phú, đều được tạo ra bởi các vị thần và
rồi hóa thân vào các sự vật, hiện tượng và rồi sinh ra con người.
“Thần đạo nhấn mạnh và đề cao sự thuần khiết và ngay
thẳng. Trẻ con được dạy phải lắng nghe trái tim mình; kính
trọng tổ tiên, bậc trên dạy dỗ mình và quý trọng thế giới tự
nhiên; tôn kính các thần – những linh hồn đã nuôi nấng và
phù hộ cho ta. Đó là tinh thần của Thần đạo'” [78] Nằm trong cái nôi văn hoá phương Đông, cả Nhật Bản và Việt Nam
đều mang trong mình những điều bí ẩn, đặc biệt là trong nền văn hoá cổ
truyền mang đậm bản sắc dân tộc. Chính vì lẽ đó mà tư duy người Nhật
Bản và người Việt Nam thời sơ khai cũng có những nét giống nhau. Điểm
xuất phát của sự giống nhau ấy chính là do nền kinh tế nông nghiệp. Thời
xa xưa, người nông dân thường phải sống phụ thuộc vào thiên nhiên để
mong có một vụ mùa bội thu nên cả người nông dân Nhật Bản lẫn người
nông dân Việt Nam đều nhận thức rõ rằng, họ không những phải đấu
tranh với thiên nhiên, mà còn phải biết chung sống hài hoà, biết tôn trọng
thiên nhiên. Thêm vào đó, tư duy đa thần của người Nhật và người Việt
đã cho ra đời Thần đạo và những tín ngưỡng dân gian Việt cổ.
Từ đó có thể nói, để sáng tác ra một bài hát dù truyền thống hay
không, những nghệ sĩ luôn lấy cảm hứng từ những thứ gần gũi nhất như
thiên nhiên, đất trời để có thể cảm nhận tình yêu thiên nhiên, quý trọng tự
nhiên, sự gắn
kết
của
thiên nhiên qua
từng câu chữ,
từng lời
h
chìm trong giai điệu của một bài hát, tâm trí ta như quên hết mọi thứ xung
quanh, hòa mình vào làn điệu của bài hát để có thể cảm nhận được ý
nghĩa sâu sắc của bài hát đó.
1.2.2. Tình yêu con người và cuộc sống
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của
mỗi con người. Mọi giai điệu đều là những cung bậc cảm xúc, những nỗi
niềm từ tận sâu đáy lòng và cũng là những nét khắc họa cuộc sống muôn
màu nên nó có thể chạm tới nơi sâu thẳm của tâm hồn, đánh thức lòng
trắc ẩn trong mỗi người. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh
làm phương tiện biểu hiện hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh một cách
trừu tượng các khía cạnh của cuộc sống.
Âm nhạc là suối nguồn của văn hóa xã hội cũng như quan hệ huyết
thống. Mỗi đứa trẻ đều đã từng được nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ.
Những lời ru đó là âm nhạc tri thức, là phương tiện truyền dẫn mối giao
cảm giữa tình mẫu tử thiêng liêng, cô đọng. Âm nhạc đã gắn liền mọi
khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ
cuộc sống. Đó là những khúc hát ru, những bài đồng dao những, bài hát
giao duyên, những bài ca sinh hoạt, những bài hát trong lao động học tập.
Âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí
cần cho sự sống của mỗi người. Chính vì nhu cầu lớn lao này mà âm nhạc
hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi quanh chúng ta.
Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc
biệt là việc nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết
thống và luân lý đạo đức đời thường. Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội
tâm, nâng cao ý chí nghị lực của con người trong cuộc sống. Điều đáng
nói là âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm rất tinh tế, thuần hóa tâm
thức, đưa con người về với nhân cách vốn có của mình. Tính giáo dục của
âm nhạc có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người, nhất là mặt
tâm tư tình cảm.
Nhắc tới những bài hát ru là nhắc tới lòng bao dung, nhân hậu, khát
vọng được sống hoà bình hạnh phúc, lòng mong mỏi cho trẻ thơ được yên
ấm trong sự chở che của cuộc đời. Những bài hát ru dân gian thể hiện tình
yêu giữa mẹ và con, tình yêu giữa người và người thời chiến. Mỗi dân tộc,
mỗi đất nước đều có một làn điệu hát ru của riêng mình. Nhưng dù thuộc
dân tộc nào, con người đều lớn lên trong tiếng hát ru dịu dàng của mẹ
hiền. Các bài hát ru phổ biến ở Việt Nam có thể kể đến như: Con cò mà
đi ăn đêm, Công cha như núi Thái Sơn,
Trích lời bài hát “Con cò bay lả bay laa
Con cò bay lả lả lả bay la
Bay từ cửa phủ
bay ra cánh đồng
Tình tính tang là tang tính tình
Anh chàng rằng anh chàng ơi
Rằng có biết biết hay chăng,
rằng có nhớ là nhớ hay chăng?
Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ
Hàm răng cô mình cười,
Tình tính tang, tang tính tình,
Cô mình rằng, cô mình ơi,
’[31, tr. 93-95]:
Rằng có biết biết hay chăng,
rằng có nhớ là nhớ hay chăng?
Năm quan đổi lấy miệng cười
Mười quan anh chẳng tiếc,
Tiếc người có duyên,
Tình tính tang, tang tính tình,
Cô mình rằng, cô mình ơi,
Rằng có biết biết hay chăng,
rằng có nhớ là nhớ hay chăng?
Đâu vì gác tía lầu vàng,
Phải duyên phải kiếp,
Thì chàng em theo,
Tình tính tang, tang tính tình,
Anh chàng răng, anh chàng ơi,
Rằng có biết biết hay chăng,
răng có nhớ là nhớ hay chăng?
Phần lớn các câu trong bài hát ru được ấy từ ca dao, đồng dao, hay
trích từ các đoạn thơ, hò dân gian được truyền miệng từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Hay những bài hát ru truyền thống của đất nước Nhật Bản
như: Takeda no komoriuta4, Itsuki no komoriuta5, Komoriuta Edo6… Bản
chất của các làn điệu dân ca này đều xuất phát từ gốc nông nghiệp. Từ
thời xa xưa, con người ta không được học chữ nhiều như thời nay, chỉ gắn
bó với công việc làm nông vất vả, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Vì
là thời nông nghiệp hóa nên các làn điệu truyền thống gắn với thiên nhiên,
đất trời. Với quan hệ gần gũi, thân thuộc, họ nương tựa vào cộng đồng và
niềm tin để tự trấn an bản thân. Một đất nước mỗi năm phải hứng chịu sự
phá hủy khủng khiếp của động đất, núi lửa, sóng thần. Gần như bất cứ lúc
nào, con người của đất nước mặt trời mọc cũng phải đối mặt với nguy cơ
thiên tai xảy ra. Người Nhật với cái cách mà người dân được giáo dục,
được tuyên truyền, và cách mà họ đối xử với nhau trong những tình
huống đầy nguy hiểm đã giúp họ có thêm nghị lực vững vàng khi đứng
trước thiên tai. Từ xưa đến nay, thế giới biết đến Nhật Bản với nền tảng
đạo lí cao. Người dân Nhật luôn được rèn luyện tinh thần thép để ứng phó
trong mọi hoàn cảnh. Không có lòng yêu thương, tình đoàn kết thì con
người sẽ không thể chinh phục thiên nhiên để tồn tại. Vì khi đối mặt
trước những khó khăn, con người mới biết thế nào là lòng kiên định,
vững vàng, ý chí chiến đấu quyết tâm, đồng sức đồng lòng cùng nhau
4
Bài hát ru nổi tiếng ở vùng Kyoto và Osaka
5
Bài hát ru được người Nhật biết đến rộng rãi bắt nguồn từ làng Itsuki của tỉnh Kumamoto của Nhật Bản
6
Bài hát ru truyền thống của người Nhật, có nguồn gốc từ Edo, được truyền bá đến các khu vực khác và được cho là
gốc rễ của những bài hát ru của người Nhật
vượt qua mọi khó khăn. Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với
người Nhật. Trong mọi hoàn cảnh, người Nhật luôn gạt bỏ cái tôi để đề
cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh.
Thế nên tinh thần tập thể lúc nào cũng được đề cao trong đời sống của
người Nhật.
Nói về đất nước Việt Nam, một số tác giả cho rằng con người Việt
Nam có những nét tính cách truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần
đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học đã tạo nên lịch sử đặc
trưng của Việt Nam. Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam
và trong từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và
cái xấu, giá trị và phản giá trị. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Người Việt rất coi
trọng tình nghĩa, như tinh thần đùm bọc, giúp đỡ và quan tâm nhau.
“Việc coi trọng tình nghĩa tới mức thái quá đương nhiên không
phải là giá trị tốt trong mọi hoàn cảnh. Coi trọng tình nghĩa tới
mức coi thường hiến pháp và pháp luật như ”
phép vua thua lệ
làng”
, ”
một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”
thì khó có thể
chấp nhận được. ”[79].
Người Việt Nam được các dân tộc khác thừa nhận là có tinh thần
hiếu học, cộng với bản chất thông minh, dễ tiếp thu và một nền giáo dục
có truyền thống ngàn năm. Người Việt Nam xem giáo dục cao hơn sự
giàu có và thành công và là trụ cột của văn hóa. Thái độ coi trọng cộng
đồng đã trở thành một nét tính cách truyền thống đặc trưng của con người
Việt Nam. Một đất nước cũng phải hứng chịu nhiều trận lũ lụt thiên tai
hằng năm, con người Việt Nam hay gọi một cách trìu mến hơn là đồng
bào Việt Nam đã chung tay khắc phục những hậu quả sau thiên tai. Là
con Rồng cháu Tiên, “đồng bào” là cách gọi của người Việt để nói rằng
tất cả người Việt Nam đều cùng chung một nguồn gốc. Và vì cùng chung
một giống nòi, chung một đất nước, con người Việt Nam luôn đùm bọc,
giúp đỡ lẫn nhau.
Từ rất lâu lắm, từ thời xa xưa ấy, khi mà loài người còn sống trong
thời kỳ đồ đá, loài người cổ đã biết kết hợp lại với nhau để họ mạnh hơn.
Họ đã nhận ra sự kết hợp là sức mạnh. Vậy là tinh thần đoàn kết đã có từ
rất xưa rồi và ngày nay nó vẫn được duy trì bởi sự cần thiết của nó trong
cộng đồng. Những bài hát về tình đoàn kết dân tộc có thể kể đến như:
Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn (Hoàng Hà), Ta tự hào đi lên! Ôi Việt
Nam (Chu Minh & Hoàng Trung Thông), Tiến quân ca (Văn Cao)…
Đoàn kết là sự kết hợp các cá thể trong một khối chung, tập hợp
những người có chung một mục đích thành một khối thống nhất gắn kết
với nhau. Sự kết hợp ấy chắc chắn sẽ đạt được thắng lợi và cũng sẽ gặt
hái được nhiều thành công. Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh to lớn như
vậy? Nó kết hợp được nhiều người, mỗi người một ưu điểm riêng mà
người khác không có, nên khi tất cả họ đồng tâm cùng hỗ trợ lẫn nhau sẽ
tìm được điểm chung. Câu chuyện “bó đũa” đã nêu rõ sức mạnh của sự
đoàn kết. Ngoài ra, để đoàn kết được thì mỗi người phải biết cảm thông,
quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và phấn đấu hết mình. “Một người vì
mọi người, mọi người vì một người” chứ không được ỷ lại cho người
khác.
Âm hưởng của
các bài hát cũng bắt nguồn từ sức mạnh của con
người, tình yêu con người và cuộc sống, biết thương yêu con người và
quý trọng bản thân.
Sự
thể hiện
mãnh liệt
từ
các bản
nhạc th
các bài hát dân gian làm cho con người thêm yêu đời, biết trân trọng cuộc
đời, đồng tâm hợp lực với các cá nhân để tạo thành một tập thể hùng
mạnh sẽ luôn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để có thêm nhiều sáng tác hay
in sâu vào lòng người.
1.2.3. Tình yêu quê hương đất nước
Âm nhạc không chỉ là phương tiện giải trí đối với cuộc sống của con
người mà âm nhạc góp phần rất lớn trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất
nước. Âm nhạc đóng một vai trò hết sức quan trọng đó là tuyên truyền
những chính sách của giai cấp, tạo động lực sức mạnh cho nhân dân. Cụ
thể, khi Tổ quốc có chiến tranh các ca khúc: Em vẫn đợi anh về (Thái
Bảo), Tình em (Huy Du), Vòng tay cầu hôn (Trần Tiến) …gợi lên những
tấm lòng thủy chung
của
người yêu ở quê nhà
nhắn gửi
làm
ấm

người ở nơi tiền tuyến. Còn nhiều ca khúc như những bản tráng ca mang
tính kêu gọi, khơi dậy ý thức tự tôn dân tộc như: Lá xanh (Hoàng Việt),
Hãy cho tôi lên đường (Hoàng Hiệp), Đường chúng ta đi (Huy Du), Bác
đang cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục) … luôn là động lực to lớn,
là sức mạnh lay động đến muôn triệu trái tim, là những “Tiếng hát át
tiếng bom” và là sự tất yếu
của Cách mạng giải phóng dân tộc đi đến
thành công. Nội dung của các ca khúc cách mạng này luôn toát lên một ý
chí, một sức mạnh tạo động lực thêm cho ý chí của các chiến sĩ. Có thể
nói, âm nhạc như một lời thề chính trị tượng trưng cho chí khí, cho tinh
thần của một dân tộc.
Bác Hồ đã dạy: “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận và anh, chị, em
nghệ sĩ chính là chiến sĩ trên mặt trận ấy”[26, tr.368]. Không chỉ trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước mà văn hóa nghệ thuật còn có
trong nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học kỹ thuật, xã hội…
Giai đoạn từ 1954 đến 1975 là giai đoạn xây dựng và phát triển hết
sức phong phú của âm nhạc Việt Nam trong một điều kiện lịch sử đặc

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *