BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH HẢI QUAN NHẬP KHẨU NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM BAO BÌ KỲ NGUYÊN
Ngành:
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành:
QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS Dương Việt Anh Thư
Sinh viên thực hiện
: Đặng Hạnh Nhi
MSSV: 1211141558
Lớp: 12DQN02
TP. Hồ Chí Minh, 2016
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH HẢI QUAN NHẬP KHẨU NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM BAO BÌ KỲ NGUYÊN
Ngành:
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành:
QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS Dương Việt Anh Thư
Sinh viên thực hiện
: Đặng Hạnh Nhi
MSSV: 1211141558
Lớp: 12DQN02
TP. Hồ Chí Minh, 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là khóa luận tốt nghiệp của em. Những số liệu và kết quả có
được trong bài luận văn này được thu thập tại Công ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ
Nguyên, không sao chép từ các nguồn khác. Em xin chịu trách nhiệm trước nhà
trường về sự cam đoan này.
TP.HCM, Ngày……..Tháng……Năm 2016
Sinh viên
Đặng Hạnh Nhi
iii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi đến quý thầy, cô đang giảng dạy và công tác tại trường Đại
học Công nghệ TP.HCM, thầy cô khoa Quản trị kinh doanh cùng Ban lãnh đạo và
cán bộ công nhân viên công ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên lời chúc sức khỏe.
Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô ThS. Dương
Việt Anh Thư, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Quản trị kinh doanh, Trường
Đại Học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những
năm em học tập.
Em xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên đã cho phép
và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại công ty.
Em xin cảm ơn các anh, chị trong bộ phận xuất nhập khẩu và bộ phận khác trong
công ty đã hướng dẫn và hỗ trợ tận tình trong quá trình thực tập tại công ty.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty TNHH SX-
TM bao bì Kỳ Nguyên luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp
trong công việc.
iv
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : Đặng Hạnh Nhi
MSSV : 1211141558
Khoá : 2012-2016
1. Thời gian thực tập
Từ ngày 22/2/2016 đến ngày 17/04/2016
2. Bộ phận thực tập
Phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Đơn vị thực tập
v
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên : Đặng Hạnh Nhi
MSSV :1211141558
Khoá :2012-2016
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
TP.HCM, Ngày……Tháng….. Năm 2016
Giảng viên hướng dẫn
vi
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH HẢI QUAN NHẬP KHẨU
NGUYÊN VẬT LIỆU …………………………………………………………………………………..
4
1.1
Thủ tục hải quan và quy trình thủ tục hải quan ………………………………..
4
1.1.1
Thủ tục hải quan ………………………………………………………………………….
4
1.1.2
Quy trình thủ tục hải quan …………………………………………………………….
4
1.2
Quy định liên quan đến quy trình hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu .
………………………………………………………………………………………………………..
6
1.2.1
Quy định chung
……………………………………………………………………………
6
1.2.2
Quy định cụ thể
……………………………………………………………………………
7
1.3
Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình hải quan nhập khẩu
nguyên vật liệu ………………………………………………………………………………………….
9
1.3.1
Các nhân tố thuộc cơ quan Hải quan ………………………………………………
9
1.3.2
Các nhân tố khác
………………………………………………………………………..
10
1.4
Quy trình hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu
………………………………..
12
1.4.1
Đăng ký hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu, danh mục nguyên vật
liệu
…………………………………………………………………………………………………
12
1.4.2
Nhập khẩu nguyên vật liệu; đăng ký định mức; ……………………………..
14
1.4.3 Xuất khẩu sản phẩm
……………………………………………………………………
16
1.4.4 Thanh quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế (thanh khoản) nguyên vật
liệu nhập khẩu.
………………………………………………………………………………………
17
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
………………………………………………………………………………
20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH HẢI QUAN NHẬP KHẨU
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM BAO BÌ KỲ NGUYÊN
…………………………………………………………………………………………………………………..
21
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên ………………………
21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ………………………………………………..
21
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh tại công ty ……………………………………
21
2.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại công ty
……………………………………………….
21
2.1.4 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty trong giai đoạn
2013-2015 …………………………………………………………………………………………….
23
2.2 Phân tích thực trạng quy trình hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu tại
công ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên ………………………………………………..
26
2.2.1
B1: Đăng ký danh mục NVL, Mở tờ khai NK nguyên liệu, vật tư NK
để sản xuất hàng XK
………………………………………………………………………………
26
2.2.2
B2: Thông báo, điều chỉnh định mức nguyên liệu, vật tư và đăng ký
sản phẩm xuất khẩu ……………………………………………………………………………….
29
vii
2.2.3
B3: Sản xuất, xuất khẩu sản phẩm
………………………………………………..
30
2.2.4
B4: Thanh khoản tờ khai nhập nguyên liệu, vật tư sản xuất xuất khẩu
34
2.3
Đánh giá thực trạng hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu tại công ty
TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên
…………………………………………………………….
37
2.3.1 Ưu điểm
…………………………………………………………………………………….
37
2.3.2 Hạn chế …………………………………………………………………………………….
38
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
………………………………………………………………………………
39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH HẢI QUAN NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY TNHH SX-TM BAO BÌ KỲ NGUYÊN ………………………………………………….
40
3.1
Định hướng phát triển của công ty ………………………………………………….
40
3.2
Các giải pháp
………………………………………………………………………………….
40
3.2.1
Giải pháp 1: Tuyển thêm nhân sự
…………………………………………………
40
3.2.2
Giải pháp 2: Xây dựng bộ phận nhân viên làm thủ tục hải quan thông
hiểu và nắm bắt rõ luật lệ nhằm tránh những rủi ro, sai sót có thể mắc phải
trong quá trình làm thủ tục
………………………………………………………………………
41
3.2.3
Giải pháp 3: Các khâu, các bộ phận trong công ty cần có sự phối hợp
nhịp nhàng, ăn khớp với nhau.
…………………………………………………………………
42
3.3
Kiến nghị ……………………………………………………………………………………….
43
3.3.1
Kiến nghị đối với cơ quan Hải quan
……………………………………………..
43
3.3.2
Kiến nghị đối với nhà nước …………………………………………………………
44
3.3.3
Kiến nghị đối với công ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên ………….
45
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..
49
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………..
51
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………..
53
viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Diễn giải nội dung
C/O
Giấy chứng nhận xuất xứ
CFR
Tiền hàng và cước phí
CPT
Cước trả tới điểm đến
DN
Doanh nghiệp
HS
Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
NK
Nhập khẩu
TTR
Thanh toán chuyển tiền có bồi hoàn
VNACCS
Hệ thống thông quan hàng hóa tự động
XK
Xuất khẩu
XNK
Xuất nhập khẩu
ix
DANH MỤC BẢNG
STT
SỐ HIỆU
TÊN BẢNG
TRANG
1
Bảng 2.1
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên giai đoạn
2013-2015
23
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
STT
SỐ HIỆU
TÊN SƠ ĐỒ/HÌNH ẢNH
TRANG
1
Hình 1.1
Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
12
2
Hình 1.2
Thủ tục đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư
và danh mục sản phẩm xuất khẩu
14
3
Hình 1.3
Thủ tục xuất khẩu sản phẩm
16
4
Hình 1.4
Thủ tục thanh khoản, hoàn thuế nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu
17
5
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ tổ chức công ty TNHH SX-TM bao bì
Kỳ Nguyên
21
6
Sơ đồ 2.2
Quy trình hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu
sản xuất xuất khẩu tại công ty TNHH SX-TM
bao bì Kỳ Nguyên
26
7
Sơ đồ 2.3
Quy trình để xuất khẩu sản phẩm làm từ
nguyên vật liệu nhập khẩu
30
1
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế
xã hội của mỗi quốc gia. Nền sản xuất xã hội một nước phát triển như thế nào phụ
thuộc rất lớn vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh này. Trong thời đại kinh tế thị
trường tự do, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, vấn đề đẩy mạnh hoạt động
xuất nhập khẩu là ưu tiên lớn đối với các quốc gia. Thực hiện tốt hoạt động này,
mỗi quốc gia có thể mở rộng, chiếm lĩnh thị trường trong khu vực và quốc tế, là
quốc gia đang phát triển, chiến lược xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với
nước ta, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nhập khẩu cho
phép bổ sung những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa
hiệu quả, cho phép phát huy tối đa nội lực trong nước đồng thời tranh thủ được các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Xuất khẩu giúp đẩy mạnh sản
xuất trong nước và tăng thu ngoại tệ. Trong đó, hoạt động nhập khẩu đã và đang có
những đóng góp quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Việc nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới đã tạo
ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng mang nhiều thách thức đối với doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu nói riêng.
Để đáp ứng, theo kịp dòng chảy hội nhập thì những vấn đề về Hải quan cũng cần
phải đổi mới, hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa đảm bảo thực hiện thông suốt
nhiệm vụ của mình, đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho thương mại và kinh
doanh. Thực hiện tốt quy trình thủ tục Hải quan sẽ đảm bảo áp dụng nhất quán thuế
nhập khẩu đối với mọi doanh nghiệp nhằm ngăn chặn bóp méo kinh tế. Đảm bảo
hàng hóa nhập khẩu không bị phân loại sai, khai tăng hay giảm trị giá hóa đơn hoặc
được áp dụng mức thuế ưu đãi theo xuất xứ hoặc theo các căn cứ khác. Đồng thời
ngăn chặn hàng hóa nhập lậu vào trong nước. Thêm vào đó sự đảm bảo áp dụng
công bằng các ưu đãi thuế cho doanh nghiệp tránh tình trạng doanh nghiệp được
miễn giảm thuế và hưởng lợi thuế không thỏa đáng trên thị trường. Ngoài ra, nó còn
bảo vệ lợi ích thương mại của chủ sở hữu thương hiệu và bản quyền thông qua việc
ngăn chặn và bắt giữ tại biên giới các mặt hàng bị là giả vi phạm quyền bảo hộ sở
hữu trí tuệ.
2
Việc hiểu biết rõ những ưu, nhược điểm và cách hạn chế sai sót trong quy trình thủ
tục hải quan sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Nhận
thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên đối với doanh nghiệp em đã chọn đề tài
“Hoàn thiện quy trình hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu tại công ty TNHH
SX-TM bao bì Kỳ Nguyên” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, phân tích thực trạng từ đó đề xuất
các biện pháp hoàn thiện, hạn chế sai sót về thủ tục hải quan đối với quy trình hải
quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là quy trình về thủ tục hải quan đối với nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại công ty TNHH SX-TM bao bì
Kỳ Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu tại phòng Xuất Nhập khẩu Công ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ
Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trong đó vận
dụng các quan điểm khách quan, toàn diện khi xem xét, đánh giá từng vấn đề cụ
thể. Đồng thời dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước về những vấn đề liên quan.
Ngoài ra, khóa luận còn dùng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê so sánh,
sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp như: số liệu thống kê của công ty TNHH SX-TM
bao bì Kỳ Nguyên, thông tin thu được từ các website, sách, báo…. để kết hợp
nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn. Từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về quy trình
về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất
khẩu tại công ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 3 chương:
_Chương 1: Cơ sở lý luận của quy trình hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu.
3
_Chương 2: Thực trạng về quy trình hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu tại công ty
TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên.
_Chương 3: Một số giải pháp-kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình hải quan nhập
khẩu nguyên vật liệu tại công ty TNHH SX-TM bao bì Kỳ Nguyên.
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH HẢI QUAN NHẬP KHẨU
NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1 Thủ tục hải quan và quy trình thủ tục hải quan
1.1.1 Thủ tục hải quan
Căn cứ vào Điều 4 giải thích từ ngữ của Luật hải quan thì
“Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan
phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.”
Khi thực hiện thủ tục hải quan trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều phải tuân
thủ theo các nguyên tắc chung sau:
Khai báo với hải quan cửa khẩu về tình hình đối tượng xuất, NK, xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của cơ quan hải quan.
Xuất trình đối tượng làm thủ tục hải quan tại địa điểm và thời gian quy định
để cơ quan hải quan kiểm tra.
Chấp hành quyết định giải quyết của cơ quan hải quan và thực hiện các nghĩa
vụ khác có liên quan.
1.1.2 Quy trình thủ tục hải quan
Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan (chủ hàng, đại lý hải quan hoặc người
khai thuê hải quan) sẽ thực hiện những bước cơ bản sau:
Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Trước đây việc khai hải quan đều
viết tay lên mẫu in sẵn. Từ tháng 4/2014, cơ quan hải quan đã bắt đầu triển khai áp
dụng hệ thống VNACCS (Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated
System – Hệ thống thông quan hàng hóa tự động ).
Bước 2: Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc
kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
Sau khi nộp tờ khai hải quan sẽ có kết quả phần luồng từ hệ thống, từ đây chia làm
3 trường hợp:
Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
5
Có 2 trường hợp: luồng xanh có điều kiện và không điều kiện.
Luồng xanh không điều kiện: Về lý thuyết, người khai chỉ cần xuống
cảng lấy hàng, mà không phải làm gì thêm. Tuy nhiên, trên thực tế, người
khai vẫn phải in ra giấy có chữ ký và đóng dấu của chủ hàng. Sau đó đem
tờ khai giấy lên lấy xác nhận của hải quan tiếp nhận, rồi mới ra cảng làm
thủ tục lấy hàng (đổi lệnh ở cảng, ký hải quan cổng bãi). Nghĩa là các
bước công việc vẫn làm tương tự như tờ khai luồng vàng, có điều thời
gian hải quan tiếp nhận xem xét đóng dấu sẽ nhanh hơn (với điều kiện họ
thấy thông tin tờ khai không có vấn đề gì).
Luồng xanh có điều kiện: phải xuất trình thêm những chứng từ bổ sung
như: Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), Giấy kiểm tra chất lượng (ví
dụ: kiểm dịch thực vật, giấy nộp thuế…).
Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan.
Người khai phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như: tờ khai hải
quan,
hóa đơn thương mại, chứng từ khác: giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), kiểm tra chất
lượng…
Theo thông tư 38/2015/TT-BTC, thì hồ sơ hải quan đơn giản hơn, không cần hợp
đồng ngoại thương và chi tiết đóng gói.
Trình tự thủ tục giống như mô tả luồng xanh có điều kiện phía trên.
Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa
Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian,
công sức nhất cho cả chủ hàng và hải quan.
Trước hết, người khai vẫn phải có bộ hồ sơ như trong luồng vàng. Sau khi hải quan
tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Sau khi đăng kí kiểm hóa,
người khai xuống cảng làm thủ tục hạ hàng đưa vào khu kiểm hóa, rồi liên hệ với
cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.
Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công. Có
trường hợp, hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ lại cho mở container kiểm thủ
6
công.
Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên
bản kiểm hóa. Nếu thông qua, sẽ làm thủ tục bóc tờ khai.
Bước 3: Nộp thuế và thực hiên các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật.
Người khai nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân
hạn, bảo lãnh ngân hàng…
1.2 Quy định liên quan đến quy trình hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu
1.2.1 Quy định chung
Theo Luật hải quan 2014 trong Chương III mục 1 Quy định chung có một số quy
định chung áp dung đối với quy trình hải quan như sau:
_ Về thủ tục hải quan
Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải:
Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc
kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật.
_ Về địa điểm làm thủ tục hải quan
Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Hải quan cửa khẩu, trụ sở Hải quan ngoài
cửa khẩu.
Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa XK, NK có thể được
thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục Hải quan quy định.
_ Về thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan
Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa, phương
tiện vận tải trong thời hạn sau đây:
Hàng hóa NK được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng
hóa đến cửa khẩu;
7
Hàng hóa XK được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện
vận tải xuất cảnh;
_ Về khai hải quan
Khai hải quan được thực hiện thống nhất theo mẫu tờ khai hải quan do Tổng
cục Hải quan quy định.
Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng theo nội dung trên
tờ khai hải quan.
Người khai hải quan được sử dụng hình thức khai điện tử.
_ Về hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan gồm có: Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan
và chứng từ có liên quan.
Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua
bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ
hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc
miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định
của pháp luật có liên quan.
Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ
điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về
giao dịch điện tử.
Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở Hải quan.
Trong trường hợp có lý do chính đáng, được Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu
hoặc Chi cục trưởng Hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu đồng ý,
người khai hải quan được gia hạn thời gian phải nộp, xuất trình một số chứng từ
thuộc hồ sơ hải quan; bổ sung, sửa chữa, thay thế tờ khai hải quan đã đăng ký đến
trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
1.2.2 Quy định cụ thể
Ngoài những quy định chung ở trên thì đối với loại hình NK nguyên vật liệu để sản
xuất hàng XK còn có quy riêng như sau:
Quy định về vật tư, nguyên vật liệu NK
8
Vật tư, nguyên liệu NK để trực tiếp sản xuất ra hàng XK có thời hạn nộp thuế là
275 ngày với điều kiện:
Phải đăng ký vật tư, nguyên liệu NK để trực tiếp sản xuất hàng XK.
Không nợ đọng thuế quá hạn theo quy định của luật thuế XK, NK tại thời
điểm NK.
Hết thời hạn ân hạn thuế DN phải quyết toán thuế với cơ quan hải quan.
Khi đã đăng ký hợp đồng tại đơn vị Hải quan nào khác thì các lô hàng
nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng XK phải được làm thủ tục tại đơn vị hải
quan đó.
Khi XK sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu NK, DN được làm thủ
tục XK ở các đơn vị hải quan khác nhau nhưng phải thông báo bằng văn bản
cho đơn vị Hải quan nơi đã đăng ký hợp đồng biết để theo dõi và thanh quyết
toán.
Thủ tục hải quan đối với nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng XK được thực hiện
theo quy định đối với hàng XK, NK thương mại nhưng do tính đặc thù của loại hình
này nên thủ tục hải quan thực hiện như sau:
_ Đăng ký hợp đồng NK nguyên vật liệu, danh mục nguyên vật liệu;
_ NK nguyên vật liệu; đăng ký định mức;
_ XK sản phẩm;
_ Thanh quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế (sau đây gọi tắt là thanh khoản)
nguyên vật liệu NK.
Việc đăng ký định mức và thanh khoản tuỳ theo lượng tờ khai và nhân lực của từng
Chi cục Hải quan để bố trí tổ chức thực hiện cho phù hợp. Những nơi có lượng tờ
khai của loại hình này lớn có thể tổ chức bộ phận chuyên trách đăng ký, kiểm tra
định mức; thanh khoản. Việc kiểm tra hồ sơ thanh khoản có thể thực hiện trước
hoặc sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế. Căn cứ tình hình thực tế, độ
tin cậy của DN, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo áp dụng thống
nhất trong toàn Cục việc tiến hành phân loại DN để thực hiện hình thức kiểm tra hồ
sơ thanh khoản trước hay sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế đối với
từng DN.
9
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình hải quan nhập khẩu
nguyên vật liệu
1.3.1 Các nhân tố thuộc cơ quan Hải quan
1.3.1.1
Đội ngũ công chức Hải quan
Đội ngũ cán bộ hải quan được coi là chủ thể thực thi pháp luật. Đây là một yếu tố
tiên quyết bởi nếu người thực thi pháp luật không làm tốt nhiệm vụ của mình thì
làm sao có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chấp hành pháp luật tốt; đội ngũ cán bộ
hải quan là lực lượng trực tiếp quản lý hoạt động XNK nói chung và hoạt động NK
nguyên liệu, vật tư cho sản xuất hàng XK nói riêng. Trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm công tác, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thái độ và cách phục vụ
của cán bộ, công chức hải quan tác động trực tiếp đến việc làm thủ tục XNK của
DN. Nếu cán bộ, công chức có trình độ, thái độ làm việc chuyên nghiệp, nhanh
chóng sẽ giúp DN giải quyết hồ sơ nhanh, giải phóng hàng kịp thời để DN đưa vào
sản xuất cũng như thực hiện các thủ tục XK hàng hoá, thanh khoản tờ khai….
Ngược lại nếu cán bộ, công chức làm việc thiếu chuyên nghiệp, có thái độ không
nhiệt tình tận tuỵ với công việc sẽ gây cản trở cho hoạt động NK của DN, làm ảnh
hưởng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.
1.3.1.2
Cơ cấu bộ máy, trình độ tổ chức
Để quản lý tốt hoạt động NK nguyên liệu để sản xuất hàng XK, cơ quan Hải quan
phải có bộ máy quản lý chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Tại Cục Hải quan
các tỉnh phải tổ chức quản lý tốt theo quy trình nghiệp vụ mà Tổng cục Hải quan đã
đề ra.
Tổng cục Hải quan là cơ quan trực tiếp quản lý Cục Hải quan các tỉnh, Thành phố.
Cục Hải quan các tỉnh, Thành phố quản lý trực tiếp các Chi cục Hải quan trên địa
bàn quản lý của mình. Các Chi cục là nơi DN trực tiếp đến làm thủ tục NK nguyên
liệu cho sản xuất hàng XK. Tại đây cơ quan Hải quan sẽ tiếp nhận và làm thủ tục
theo đúng quy trình nghiệp vụ hải quan. Chính vì điều đó nên sự quản lý của cơ
quan Hải quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động NK nguyên liệu, vật tư để sản
xuất hàng XK. Bộ máy tổ chức tốt sẽ giúp việc quản lý hoạt động NK nguyên liệu
được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác sẽ phòng chống được gian lận
10
thương mại, thông quan nhanh hàng hoá, giảm chi phí phát sinh, tạo điều kiện thuận
lợi cho DN.
1.3.1.3
Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin
Ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và
mang lại nhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang lại hiệu quả cao. Nhờ sự
phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông,các doanh nghiệp ngoại thương có thể
đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điện tín… giảm bớt những chi phí
đi lại, xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu. Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các
thông tin về diễn biến thị trường một cách chính xác, kịp thời.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị là các điều kiện vật chất cần thiết để cán
bộ, công chức Hải quan làm việc, thực hiện công việc chuyên môn của mình. Khi
được trang bị máy móc thiết bị hiện đại sẽ giúp cơ quan Hải quan tiết kiệm được
thời gian xử lý công việc, tạo điều kiện cho DN thực hiện thủ tục hải quan nhanh,
thông quan hàng hoá kịp thời. Đặc biệt hiện nay, thực hiện thủ tục hải quan điện tử
cần có hệ thống máy tính hiện đại, phục vụ việc khai hải quan điện tử của DN để
tiết kiệm chi phí cho DN. Ngược lại, nếu hệ thống công nghệ thông tin bị trục trặc,
không đáp ứng sẽ dẫn đến việc truyền nhận dữ liệu bị ách tắc, gây khó khăn trong
việc quản lý hải quan cũng như xử lý các tờ khai.
1.3.2 Các nhân tố khác
1.3.2.1 Các chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan
Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính là cơ quan trực tiếp quản lý Nhà nước về hải
quan nói chung và đối với hoạt động NK nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng XK.
Thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu, theo dõi phân loại DN đánh giá chính xác, khách
quan. Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính tập trung xử lí kiến nghị, đề xuất và xin ý
kiến chỉ đạo kịp thời các vướng mắc phát sinh về chính sách XNK, cơ chế điều
hành, thủ tục hải quan, phân loại hàng hoá, chính sách thuế… hỗ trợ cho các DN khi
có yêu cầu.
Các chính sách pháp luật là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá trình quốc tế
hoá hoạt động kinh doanh. Chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các
thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các
hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong thị trường. Ngoài
11
ra nếu có sự không ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của Đất nước
và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà kinh doanh.
Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Các công ty kinh
doanh xuất nhập khẩu đều phải tuân thủ các quy định thuộc các tổ chức quốc tế
trong khu vực và trên thế giới cũng như các thông lệ quốc tế mà chính phủ nước họ
tham gia vào:
Các quy định của luật pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu (thuế, thủ tục
quy định về mặt hàng xuất/nhập khẩu, quy định quản lý về ngoại tệ..)
Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu
tham gia
Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm
ăn.
Các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan đến việc xuất khẩu
(Incoterm 2000, Incoterm 2010…)
Quy định về giao dịch hợp đồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí
tuệ
Quy định về cạnh tranh độc quyền, về các loại thuế.
Quy định về vấn đề bảo về môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng,
thực hiện hợp đồng.
Quy định về quảng cáo hướng dẫn sử dụng.
Ngoài những vấn đề nói trên chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thương
khác như: Hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan….
Chính sách ngoại thương của chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Sự thay
đổi đó là một trong những rủi ro hoặc cơ hội lớn đối với nhà làm kinh doanh xuất
nhập khẩu. Vì vậy họ phải nắm bắt được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước
để biết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước.
1.3.2.2 Ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp
Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực thi Luật thuế nhập khẩu. Khi
thủ tục hải quan tương đối phức tạp với nhiều loại chứng từ, giấy tờ khác nhau mà
doanh nghiệp được phép tự kê khai và áp mã tính thuế thì một số doanh nghiệp sẽ
lợi dụng điều này để gian lận trong việc tính thuế. Hiện nay có những gian lận chủ
yếu sau trong việc nộp thuế:
12
Người nộp thuế có hành vi khai báo không trung thực giá tính thuế nhập
khẩu: các DN thường không khai báo chính xác mà khai giá nhập khẩu thấp
hơn.
Khai thấp về chất lượng hàng: DN thường khai chất lượng hàng thấp hơn so
với thực tế nhằm trốn thuế nhập khẩu.
Đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp cao hơn.
Từ sự ảnh hưởng của giá tính thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến việc kê khai không trung
thực thuế nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu, số lượng hàng nhập, trị giá hải quan ảnh
hưởng đến công tác kiểm tra của hải quan. Ngoài ra còn có hành vi gian lận giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa, khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng lợi
từ việc ưu đãi về thuế đối với các nước mà Việt Nam cam kết giảm thuế. Khai báo
gian dối về tên hàng hóa nhập khẩu để được áp mã và hưởng thuế suất thấp hơn.
1.3.2.3 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng tốt là một yếu tố không thể thiếu nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động
XNK. Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường xá, bến bãi, cảng biển, sân bay, hệ thống vận
tải/tàu biển, hệ thống thông tin, hệ thống ngân hàng… có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động XNK. Nếu yếu tố này được đầu tư sẽ thúc đẩy hiệu quả XNK, ngược lại nó sẽ
kìm hãm tiến trình XNK.
1.4 Quy trình hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu
1.4.1 Đăng ký hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu, danh mục nguyên vật liệu
Hình 1.1 Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
CHỦ
HÀNG
HẢI QUAN
LÀM THỦ TỤC NK NGUYÊN LIỆU
1. Đăng ký danh mục nguyên liệu vật tư NK;
2. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, đăng ký tờ khai,
quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra (thực hiện như NK
thương mại);
3. Kiểm tra thực tế hàng hoá (thực hiện như NK
thương mại và thêm lấy mẫu nguyên liệu, vật tư);
4. Xác nhận hoàn thành thủ tục Hải quan (như NK
thương mại).
Nộp hồ sơ
Trả chủ hàng
hồ sơ
13
(Nguồn: Theo Quyết định 1279/QĐ/TCHQ)
Kiểm tra hồ sơ hải quan và danh mục nguyên liệu, vật tư:
Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng XK thực hiện theo Quy trình hàng
hóa NK thương mại tại Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 và thực
hiện các việc sau đây:
_ Kiểm tra thông tin khai hải quan về nguyên liệu, vật tư NK với mặt hàng dự kiến
sản xuất để XK trên bảng danh mục nguyên liệu, vật tư NK để trực tiếp sản xuất
hàng XK.
+DN căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm XK để đăng ký nguyên liệu, vật tư NK
sản xuất xuất khẩu với cơ quan Hải quan.
+ Thời điểm đăng ký là khi làm thủ tục NK lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên
thuộc Bảng đăng ký.
+ DN kê khai đầy đủ các nội dung nêu trên trong Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư
NK. Trong đó:
Tên gọi là tên của toàn bộ nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm
XK. Nguyên liệu, vật tư này có thể NK theo một hợp đồng hoặc nhiều hợp
đồng.
Mã số H.S là mã số nguyên liệu, vật tư theo Biểu thuế NK hiện hành.
Mã nguyên liệu, vật tư do DN tự xác định theo hướng dẫn của Chi cục Hải
quan làm thủ tục NK.
Đơn vị tính là Danh mục hàng hoá XK, NK Việt Nam.
Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm
_ Công chức tiếp nhận danh mục nguyên liệu, vật tư ký tên đóng dấu công chức vào
bản danh mục, giao DN 01 bản, cơ quan Hải quan lưu 01 bản để theo dõi, đối chiếu
khi làm thủ tục NK nguyên liệu, vật tư.
Lấy mẫu nguyên liệu, vật tư:
_ Nguyên tắc lấy mẫu, số lượng lấy mẫu, nơi lưu mẫu, thời gian lưu mẫu thực hiện
theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 và tuỳ
từng trường hợp, Lãnh đạo Chi cục ghi ý kiến chỉ đạo và quyết định lấy mẫu lên
mục 3.2.3 của Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan.
_ Thủ tục lấy mẫu:
Lấy mẫu đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa:
14
Lập phiếu lấy mẫu và thực hiện lấy mẫu nguyên liệu, vật tư; Lập 02 bản Thống kê
nguyên liệu, vật tư lấy mẫu; Niêm phong mẫu cùng 01 phiếu lấy mẫu;
Sau đó, Giao 01 Phiếu lấy mẫu và mẫu (đã niêm phong) kèm 01 bản Thống kê
nguyên liệu, vật tư lấy mẫu cho DN bản quản; lưu cùng hồ sơ lưu hải quan 01 Phiếu
lấy mẫu, 01 bản Thống kê nguyên liệu, vật tư lấy mẫu;
Ghi tên nguyên liệu, vật tư đã lấy mẫu vào lên tờ khai hải quan (vào ô ghi kết quả
kiểm tra thực tế hàng hoá).
1.4.2 Nhập khẩu nguyên vật liệu; đăng ký định mức;
Hình 1.2 Thủ tục đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư
và danh mục sản phẩm xuất khẩu
CHỦ
HÀNG
HẢI QUAN
ĐĂNG KÝ ĐỊNH MỨC
_ Tiếp nhận bản định mức, đóng dấu tiếp nhận;
_ Kiểm tra định mức khi có nghi vấn;
_ Đăng ký danh mục sản phẩm XK.
(Nguồn: Theo Quyết định 1279/QĐ/TCHQ)
Địa điểm, thời điểm đăng ký, điều chỉnh định mức đã đăng ký, mẫu Bảng đăng ký
định mức thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 33, Thông tư 194/2010/TT-BTC:
Thông báo định mức nguyên liệu, vật tư:
+ DN thông báo định mức của sản phẩm XK đúng với định mức thực tế.
+ Định mức phải được thông báo với cơ quan Hải quan trước khi làm thủ tục XK lô
hàng đầu tiên của mã sản phẩm trong bảng đăng ký định mức.
+ Định mức nguyên liệu, vật tư là định mức thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm
XK, bao gồm cả phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức tiêu hao thu
được trong quá trình sản xuất hàng hóa XK từ nguyên liệu, vật tư NK. Giám đốc
DN tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc NK, sử dụng nguyên liệu
vật tư NK sản xuất hàng hoá XK và tính chính xác của định mức đã thông báo.
Trường hợp kê khai không đúng thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế thiếu người
nộp thuế còn bị xử phạt vi phạm theo quy định.
Cách tính định mức như sau:
Nộp hồ sơ
Trả chủ hàng
hồ sơ
15
+ Đối với nguyên liệu cấu thành sản phẩm hoặc chuyển hoá thành sản phẩm: định
mức nguyên liệu là lượng nguyên liệu cấu thành một đơn vị sản phẩm hoặc chuyển
hoá thành một đơn vị sản phẩm; tỷ lệ hao hụt là lượng nguyên liệu hao hụt (bao
gồm cả phần tạo thành phế liệu, phế phẩm) tính theo tỷ lệ % so với nguyên vật liệu
cấu thành sản phẩm hoặc chuyển hoá thành sản phẩm.
+ Đối với nguyên liệu, vật tư tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nhưng không
cấu thành sản phẩm hoặc chuyển hoá thành sản phẩm: định mức nguyên liệu, vật tư
là lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm; tỷ lệ hao hụt là lượng nguyên liệu, vật tư hao hụt tính theo tỷ lệ % so với
lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất.
Điều chỉnh định mức:
+ Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi định mức thực tế thì DN được điều chỉnh
định mức mã hàng đã đăng ký với cơ quan Hải quan phù hợp với định mức thực tế
mới nhưng phải có văn bản giải trình lý do cụ thể cho từng trường hợp điều chỉnh.
+ Việc điều chỉnh định mức phải thực hiện trước khi làm thủ tục XK lô sản phẩm có
định mức điều chỉnh.
Trường hợp do thay đổi mẫu mã chủng loại hàng hoá XK trong quá trình sản xuất
phát sinh thêm loại nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất sản phẩm XK khác với định
mức tiêu hao đã đăng ký thì DN phải khai báo và điều chỉnh lại định mức với cơ
quan Hải quan chậm nhất 15 ngày trước khi làm thủ tục XK sản phẩm.
Công việc thực hiện:
_ Tiếp nhận bảng thông báo định định mức hoặc bảng điều chỉnh định mức, bảng
đăng ký sản phẩm XK:
+ Tiếp nhận bảng đăng ký định mức của DN hoặc bảng điều chỉnh định mức đã
đăng ký.
+ Kiểm tra việc DN khai các tiêu chí trên bảng đăng ký định mức;
+ Ghi ngày, tháng, năm tiếp nhận vào bảng đăng ký định mức;
+ Ký tên, đóng dấu công chức và cấp số tiếp nhận lên cả 02 bản;
+ Trả cho DN 01 bản; bản còn lại Hải quan lưu theo dõi.
_ Kiểm tra định mức đối với trường hợp nghi vấn định mức đăng ký hoặc điều
chỉnh không đúng với định mức thực tế như quy định.