10027_Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

CÔNG THỊ THU HẰNG

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ
VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KẾ TOÁN

Hà Nội – 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
————

CÔNG THỊ THU HẰNG

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ
VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60340401

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ TÚ OANH

Hà Nội, 10/2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các
số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và
đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn

Công Thị Thu Hằng

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo trường Đại học Lao
động – Xã hội, tập thể lãnh đạo và các thầy cô giáo của Khoa Sau đại học và
Khoa Kế toán của trường.
Tác giả đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo TS.Lê Thị Tú
Oanh đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và động viên tác giả trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ, công nhân
viên của Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội đã giúp tác giả
trả lời các phiếu điều tra, cung cấp các thông tin hữu ích giúp tác giả hoàn
thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, chia
sẻ với tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Công Thị Thu Hằng
I

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………………….. IV
DANH MỤC BẢNG BIỂU…………………………………………………………………… VI
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ…………………………………………………………………..VII
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU …………………….. 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………………. 1
1.2. Tổng quan nghiên cứu………………………………………………………………… 2
1.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………….. 4
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………………………………. 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu:…………………………………………………………… 5
1.5.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………… 5
1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ……………………………………………………… 7
1.5.3. Dữ liệu nghiên cứu ……………………………………………………………………. 7
1.5.4. Xử lý dữ liệu ……………………………………………………………………………. 8
1.6. Nội dung chi tiết: ……………………………………………………………………….. 8
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC ……………….9
KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP…..9
2.1. Những vấn đề chung về tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự
nghiệp ngoài công lập……………………………………………………………………….. 9
2.1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp ngoài công lập ……………………………….. 9
2.1.2. Khái niệm, vai trò của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp
Ngoài công lập ………………………………………………………………………………… 12
2.1.3. Yêu cầu, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp
Ngoài công lập ………………………………………………………………………………… 13
2.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp ngoài công
lập…………………………………………………………………………………………………. 15
II

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán……………………………………………………………. 15
2.2.2. Tổ chức chứng từ kế toán …………………………………………………………. 19
2.2.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ……………………………………………. 23
2.2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán ……………………………………………………… 25
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính…………………………………………….. 25
2.2.6. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán ……………………………………………… 34
2.2.7. Áp dụng CNTT công tác kế toán ……………………………………………….. 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ……………………………………………………………………..37
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI38
3.1. Tổng quan về Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
……………………………………………………………………………………………………… 38
3.1.1. Đặc điểm tình hình và phát triển của Trường Cao đẳng Công nghệ và
Thương mại Hà Nội …………………………………………………………………………. 38
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà
Nội ………………………………………………………………………………………………… 42
3.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Trường Trường Cao đẳng
Công nghệ và Thương mại Hà Nội…………………………………………………… 47
3.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán……………………………………………………………. 47
3.2.2. Tổ chức chứng từ kế toán …………………………………………………………. 49
3.2.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ……………………………………………. 60
3.2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán ……………………………………………………… 63
3.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính…………………………………………….. 64
3.2.6. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán ……………………………………………… 69
3.2.7. Thực trạng áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức công tác kế toán.
……………………………………………………………………………………………………… 70
III

3.3. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức kế toán tại Trường Cao đẳng
Công nghệ và Thương mại Hà Nội…………………………………………………… 73
3.3.1. Những kết quả đạt được……………………………………………………………. 73
3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân…………………………………………………… 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG III…………………………………………………………………….85
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI…………………………………………86
4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Trường Cao
đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội…………………………………………… 86
4.2. Phương hướng hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Trường Cao
đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội…………………………………………… 87
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Trường Cao
đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội…………………………………………… 89
4.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán…………………………………………….. 89
4.3.2. Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán ………………………………………… 92
4.3.3. Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán………………………………………… 95
4.3.4. Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán………………………………………………….. 99
4.3.5. Hoàn thiện hệ thống Báo cáo kế toán………………………………………… 100
4.3.6. Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán………………………………………… 108
4.3.7. Tăng cường ứng dụng CNTT vào tổ chức công tác kế toán ………….. 110
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV…………………………………………………………………..112
KẾT LUẬN CHUNG …………………………………………………………………………..113
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………114
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………….117

IV

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TÊN VIẾT ĐẦY ĐỦ
SNCL
Sự nghiệp công lập
NSNN
Ngân sách nhà nước
KBNN
Kho bạc nhà nước
TK
Tài khoản
NCL
Ngoài công lập
XDCB
Xây dựng cơ bản
TSCĐ
Tài sản cố định
SNNCL
Sự nghiệp ngoài công lập
SXKD
Sản xuất kinh doanh
BCTC
Báo cáo tài chính
CNTT
Công nghệ thông tin
Bộ GD & ĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
TCCN
Trung cấp chuyên nghiệp
GTVT
Giao thông vận tải
HSSV
Học sinh sinh viên
HĐQT
Hội đồng quản trị
BKS
Ban kiểm soát
V

KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TÊN VIẾT ĐẦY ĐỦ
XKLĐ
Xuất khẩu lao động
KHCB
Khoa học cơ bản
ĐTVT
Điện tử viễn thông
XD & KT
Xây dựng và kiến trúc
GDNN
Giáo dục nghề nghiệp
GDQP-AN
Giáo dục quốc phòng – An ninh
TC-HC-TH
Tổ chức – Hành chính – Tổng hợp
TC-KT
Tài chính – Kế toán
CTSV&TTGD
Công tác sinh viên và Thanh tra
giáo dục
TT
Trung tâm
UBND
Ủy ban nhân dân
KTX
Ký túc xá
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
NCKH
Nghiên cứu khoa học
KTTC
Kế toán tài chính
KTQT
Kế toán quản trị
KHCN
Khoa học công nghệ
VI

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Đặc điểm đối tượng khảo sát …………………………………………………….40
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả công tác tuyển sinh………………………………..40
Bảng 3.2. Bảng kết quả chất lượng đào tạo ……………………………………………….41
Bảng 3.3. Tổng hợp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường …………45
Bảng 3.4 . Tình hình thu chi của Trường qua các năm từ 2012 đến 2016…….46
Bảng 3.5. Đánh giá về Tổ chức chứng từ kế toán ………………………………………51
Bảng 3.6: Bảng đánh giá về hệ thống tài khoản kế toán……………………………..61
Bảng 3.7. Đánh giá về Tổ chức sổ kế toán ………………………………………………..64
Bảng 3.8. Đánh giá về Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo tổng
hợp tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội …………………….65
Bảng 3.9. Đánh giá về thời gian lập báo cáo ……………………………………………..66
tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội……………………………66
Bảng 3.10: Đánh giá về thông tin kế toán quản trị……………………………………..69
Bảng 3.11: Đánh giá về kỳ vọng thông tin kế toán phục vụ quản trị……………69
Bảng 3.12: Đánh giá về tổ chức công tác kiểm tra kế toán …………………………69
Bảng 4.1: Báo cáo kết quả hoạt động theo từng Trung tâm chi phí……………109
Bảng 4.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của các khoa ………………………………..110
Bảng 4.3: Báo cáo lợi nhuận theo khóa học, lớp học………………………………..111
Bảng 4.4: Báo cáo lợi nhuận theo từng khoa, từng ngành…………………………112

VII

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy kế toán ở…………………………………………………………49
Sơ đồ 3.2: Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền mặt. ……………………………56
Sơ đồ 3.3: Quy trình luân chuyển chứng từ chi tiền mặt……………………………..58
Sơ đồ 3.4: Luân chuyển chứng từ thanh toán tiền giảng vượt giờ…………………59
Sơ đồ 3.5: Quy trình trả lương cho CBCNV qua tài khoản cá nhân……………..72
Sơ đồ 4.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại trường…………………………………………….90

1

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong
tổ chức quản lý. Tổ chức công tác kế toán tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng và
to lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, thực hiện đúng
chế độ quản lý kinh tế tài chính của nhà nước mà còn cung cấp chính xác, đầy
đủ kịp thời thông tin về kinh tế tài chính giúp nhà quản trị điều hành đơn vị ra
quyết định đúng đắn nhằm sử dụng tốt tài sản, nguồn vốn đem lại hiệu quả
kinh tế cao và tạo ra môi trường hoạt động hiệu quả. Tổ chức công tác kế toán
không đơn thuần là tổ chức một bộ phận quản lý trong doanh nghiệp mà nó
còn là việc xác lập các yếu tố, điều kiện cũng như các mối liên hệ tác động
qua lại trực tiếp hoặc dán tiếp đến hoạt động kế toán, đảm bảo cho tổ chức sử
dụng công cụ đó một cách khoa học, hợp lý và nâng cao hiệu quả.
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội được thành lập
theo Quyết định số 7273/QĐ – BGDĐT ngày 13/11/2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Là cơ sở giáo dục ngoài công lập trực thuộc Bộ Giáo
dục và Đào tạo có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng
và các trình độ thấp hơn. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn
Ngân sách nhà nước cấp thì việc quản lý thu chi sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội là một trường ngoài
công lập phải tự cân đối và quản lý thu chi theo đó việc quản lý tài chính là
trách nhiệm tương đối nặng nề, nó quyết định đến vận mệnh và sự phát triển
lâu dài của nhà trường.

Thực tế cho thấy, tổ chức công tác kế toán tại trường Cao đẳng Công
nghệ và Thương mại Hà Nội mặc dù đang từng bước hoàn thiện nhưng vẫn
còn nhiều bất cập, chưa xây dựng được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để
2

đáp ứng yêu cầu thực tiễn…Do đó, thông tin do kế toán mang lại chủ yếu chỉ
mang tính chất báo cáo hành chính, ít có tác dụng thiết thực trong việc phân
tích tình hình tài chính của đơn vị. Với yêu cầu vừa phát triển quy mô, vừa
đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, vừa phải huy động và sử dụng một
cách hiệu quả các nguồn lực từ đóng góp của các cổ đông và các nguồn thu sự
nghiệp đòi hỏi tổ chức công tác kế toán nhà trường phải khoa học và phù hợp
với thực tiễn hoạt động của đơn vị. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện tổ chức công tác
kế toán tại Trường Cao đẳng Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội có
ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính và phục vụ
sự nghiệp giáo dục đào tạo ngày một tốt hơn.

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tổ chức hạch toán kế toán tại Trường
Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội, tôi đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện
tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại
Hà Nội” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ của mình để nghiên cứu, nhằm góp
phần giải quyết những vấn đề đặt ra cả về mặt lý luận và thực tiễn về tổ chức
công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
Tổ chức công tác kế toán trong một đơn vị là vận dụng tốt các chính
sách, chế độ, các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận vào việc
tổ chức bộ máy kế toán tinh gọn, vận dụng các phương pháp kế toán để ghi
nhận, xử lý và cung cấp thông tin chính xác cho lãnh đạo của đơn vị nhằm
góp phần quản lý và điều hành đơn vị có hiệu quả. Trên thế giới và Việt Nam
đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực kế toán công nói chung và kế
toán trong các đơn vị SNCL nói riêng. Dưới đây là tổng quan về một số công
trình nghiên cứu về vấn đề này:

3

a. Các công trình nghiên cứu nước ngoài:
Các công trình nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị
sự nghiệp trên thế giới trước đây chủ yếu đề cập đến vấn đề xây dựng và
hướng dẫn cách thức ghi nhận các sự kiện, cách thức lập các báo cáo tài chính
cuối kỳ tại các đơn vị SNCL đặc thù như tổ chức kế toán trong các trường đại
học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang. Như trong “Kế toán Nhà nước
và các tổ chức phi lợi nhuận” (Accounting for Govermental and Nonprofit
Entities) (2001) của các tác giả Earl R.Wilson, Leon E.Hay, và Susan
C.Kattelus,
Một nghiên cứu khác trong lĩnh vực tổ chức công tác kế toán công là
nghiên cứu của Lasse Oulasvirta, trường đại học Tampere ở Phần Lan. Trong
nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân một nước phát triển điển
hình như Phần Lan từ chối áp dụng tiêu chuẩn kế toán công quốc tế trong hoạt
động tổ chức công tác kế toán của mình. Bài viết cũng đề cập đến tình hình áp
dụng tiêu chuẩn kế toán công quốc tế trong hoạt động tổ chức công tác kế
toán ở các nước châu Âu và đặc biệt ở khu vực Bắc Âu. Qua nghiên cứu này,
vấn đề được đặt ra đối với tổ chức kế toán công là ứng dụng một cách linh
hoạt, hợp lý các tiêu chuẩn kế toán công quốc tế đối với từng quốc gia.
b. Các công trình nghiên cứu trong nước.
Trên thực tế mỗi ngành nghề khác nhau thì việc ứng dụng sẽ có những
nét đặc thù riêng.
Với lĩnh vực hoạt động trong Văn hóa Nghệ thuật, hai tác giả Nguyễn
thị Hồng Hoa (2008) với công trình nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kế toán
trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành văn hóa thông tin Hà Nội. Nguyễn
thị Kiều Duyên (2008) nghiên cứu “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán
trong các Trường Văn hóa Nghệ thuật có thu tại Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du
lịch”. Hai tác giả trình bày các lý luận cơ bản về tổ chức hạch toán kế toán
4

đơn vị sự nghiệp, đánh giá, phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán ở
các đơn vị theo từng lĩnh vực hoạt động, từ đó đưa ra các định hướng và giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị đó.
Với lĩnh vực Giáo dục, luận văn còn tham khảo, kế thừa và phát triển
một số nghiên cứu bao gồm: Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Hường (2010)
với đề tài “Vận dụng kế toán quản trị đối với Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại
học Đà Nẵng” nhằm phân tích sau các nhân tố ảnh hưởng đến các quá trình
lập dự toán, tình hình sử dụng nguồn kinh phí một cách chủ động, hiệu quả để
tăng thu, tiết kiệm chi; Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Thanh Loan (2007)
với đề tài “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với tăng cường kiểm soát nội
bộ tại trường Đại học Hùng Vương” phân tích các vấn đề nhằm tăng cường
kiểm soát nội bộ tại Trường.
Tất cả các luận văn nghiên cứu về tổ chức kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp đều có thu, chưa có một công trình nào nghiên cứu về giải pháp hoàn
thiện tổ chức công tác kế toán tại trường ngoài công lập không có nguồn thu
từ ngân sách nhà nước. Vì vậy tác giả đã thực hiện đề tài “Hoàn thiện tổ chức
công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương Mại Hà Nội”.
Xuất phát từ quá trình tìm hiểu về đề tài nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung vào
các vấn đề chính như vai trò, ý nghĩa của tổ chức hạch toán kế toán đối với
các đơn sự nghiệp không có thu từ NSNN, thực tế tổ chức công tác kế toán tại
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội hiện nay. Luận văn phân
tích những ưu điểm và tồn tại từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm tiếp
tục hoàn thiện tổ chức công tác Kế toán tại trường trong thời gian tới.
1.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn hướng tới những mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Hệ thống những vấn đề cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các
đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
5

Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao
đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội. Trên cơ sở đó xác định những tồn
tại, vướng mắc trong hạch toán và cung cấp thông tin kế toán phục vụ công
tác quản lý điều hành tại Trường và các đơn vị liên kết của trường.

Thông qua nghiên cứu thực tiễn đề ra các yêu cầu quan điểm và giải
pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Công
nghệ và Thương mại Hà Nội.
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào nghiên cứu tổ chức công
tác kế toán từ lý luận đến thực trạng tại Trường Cao đẳng Công nghệ và
Thương mại Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát tổ chức
công tác kế toán trong phạm vi Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại
Hà Nội, tại địa chỉ Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội. Những tư liệu được thu
thập phục vụ luận văn là số liệu trong 4 năm từ 2012 đến 2016.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
1.5.1. Thiết kế nghiên cứu
Tổ chức công tác kế toán là yếu tố quan trọng trong quá trình quản lý
và điều hành của các nhà quản trị. Vì vậy, tác giả tiến hành thu thập thông tin
từ các nhà quản trị như Ban Giám hiệu, trưởng phòng và các nhân viên trong
phòng kế toán… Căn cứ tình hình thực tế của Trường tác giả gửi 10 phiếu cho
Ban Giám hiệu và các nhân viên trong phòng kế toán của Trường. Đặc điểm
của đối tượng khảo sát được thể hiện qua bảng 1.1:

6

Bảng 1.1: Đặc điểm đối tượng khảo sát

Đối tượng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Hiệu trưởng
1
10
Phó Hiệu trưởng
2
20
Trưởng phòng TC-KT
1
10
Nhân viên
6
60
Tổng cộng
10
100
Giới tính
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Nam
4
40
Nữ
6
60
Tổng cộng
10
100

Bảng 1.1 thể hiện đặc điểm đối tượng khảo sát. Đối tượng khảo sát là
Ban Giám hiệu và toàn bộ cán bộ nhân viên trong phòng Tài chính – Kế toán.
Tổng có 10 người trong đó có 03 người là Ban Giám hiệu, 7 người là Cán bộ
nhân viên trong phòng Tài chính – Kế toán.
Phiếu hỏi được xây dựng nhằm thu thập thông tin trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu, bao gồm:
– Tổ chức công tác kế toán tại trường như thế nào?
– Tổ chức chứng từ kế toán tại trường như thế nào?
– Hệ thống tài khoản được mở có khoa học không?
– Tổ chức sổ kế toán được thực hiện tốt không?
– Hệ thống báo cáo của các bộ phận như thế nào?
7

1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả sử
dụng tổng hợp các phương pháp và quy trình nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu và tổng hợp tài liệu từ giáo trình, các nghiên cứu có liên
quan đã được công bố giúp tác giả kế thừa lý luận.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: tác giả tiến hành quan sát quá
trình hoạt động của bộ máy kế toán, các quy trình nghiệp vụ kết hợp với khảo
sát các nhà quản lý và cán bộ công nhân viên để thu thập và phân tích số liệu.
Ngoài phương pháp trên tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp
để tìm hiểu về thực trạng và nắm bắt, hiểu rõ được công tác kế toán tại
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội.
1.5.3. Dữ liệu nghiên cứu
1.5.3.1. Dữ liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp cho luận văn được tìm hiểu, thu thập từ các Điều lệ tổ
chức, các báo cáo, các văn bản, chế độ liên quan về tổ chức công tác kế toán.
Ngoài ra, còn thu thập sổ sách, báo cáo kế toán của trường, sử dụng các
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiều…. từ đó tạo ra hệ
thống lý luận góp phần vào vấn đề đang nghiên cứu.
1.5.3.2. Dữ liệu sơ cấp
– Để tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả lấy danh sách Ban giám
hiệu và cán bộ nhân viên phòng Tài chính – Kế toán. Sau đó, tác giả tiến hành
khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi có sẵn các câu hỏi dưới
dạng câu hỏi đóng và mở.
– Tác giả thực hiện phiếu khảo sát tại Trường Cao đẳng Công nghệ và
Thương mại Hà Nội, gửi khoảng 10 phiếu tới Ban Giám hiệu, Trưởng phòng
và các nhân viên phòng Tài chính Kế toán…. Các phiếu khảo sát được tiến
hành phỏng vấn trực tiếp. Căn cứ vào các thông tin thu nhập được tác giả tiến
8

hành phân tích thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại trường. Từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng
Công nghệ và Thương mại Hà Nội.
1.5.4. Xử lý dữ liệu

Sau khi có dữ liệu từ các phiếu khảo sát, tác giả thực hiện phân tích
bằng cách sau: phân loại thông tin theo nhóm, theo nhân tố ảnh hưởng của tổ
chức công tác kế toán. Sau đó nhập liệu thủ công lên phần mềm Excel để tiến
hành phân tích tổng hợp thông tin tính tỷ lệ phiếu sau đó thống kê với kết quả.
1.6. Nội dung chi tiết:
Chương I: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương II: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại các trường học.
Chương III: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng
Công nghệ và Thương mại Hà Nội
Chương IV: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công
tác kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội.

9

CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP
2.1. Những vấn đề chung về tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự
nghiệp ngoài công lập
2.1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
2.1.1.1. Khái niệm
Theo Điều 9 Luật Viên chức – Luật 58/QH12 của Quốc hội: Đơn vị
SNCL là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách
pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước
Theo Điều 2 Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006 của Chính
Phủ: Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là cơ sở do các tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc cộng đồng
dân cư thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt
động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và hoạt động theo quy định của
pháp luật.
Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà
nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể
thao, khoa học – công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm
sóc trẻ em.
Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy định của pháp luật có tư
cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng. Cùng với
việc củng cố các cơ sở công lập, Nhà nước khuyến khích phát triển các cơ sở
ngoài công lập, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn
và huy động các nguồn lực trong nhân dân, của các tổ chức thuộc mọi thành
10

phần kinh tế để thành lập, xây dựng và phát triển các cơ sở ngoài công lập
phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước.
2.1.1.2. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
Các đơn vị sự nghiệp công lập có các đặc điểm cơ bản sau:
– Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật qui định về ngành nghề, lĩnh
vực chuyên môn và chịu sự điều tiết của cơ quan quản lý cấp trên.
– Sử dụng tài sản công như là một yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm,
dịch vụ công cung ứng cho các đối tượng sử dụng.
– Hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận. Sự tồn tại của các đơn vị
sự nghiệp có thu thể hiện vai trò của nhà nước trong việc duy trì và hỗ trợ quá
trình phát triển kinh tế – xã hội. Với các sản phẩm, dịch vụ về y tế, giáo dục,
văn hóa…
Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có các đặc điểm cơ bản sau:
Là cơ sở do tổ chức đứng ra thành lập, được đầu tư bằng vốn ngoài
ngân sách nhà nước (vốn của tổ chức, tập thể, cá nhân) và quản lý điều hành
mọi hoạt động theo quy định của pháp luật. Không lấy vốn, tài sản, kinh phí
của Nhà nước để đầu tư cho các cơ sở dân lập.
Do đặc thù Trường ngoài công lập và hoạt động kinh doanh dịch vụ
lĩnh vực đào tạo nên mọi hoạt động của nhà trường như một doanh nghiệp
dịch vụ từ đó chế độ kế toán sẽ bị chi phối và ảnh hưởng rất lớn như chứng từ,
tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán đều theo sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà
trường.
2.1.1.3. Nguyên tắc hoạt động đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
Theo Điều 3 Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006 của Chính
phủ: Đơn vị sự nghiêp ngoài công lập hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo
kinh phí.
11

Nhà nước, xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng trong hoạt động cũng
như đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập như cơ sở công
lập. Các cơ sở ngoài công lập được tham gia các dịch vụ công do nhà nước tài
trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn
trong và ngoài nước phù hợp với chức năng nhiệm vụ hoạt động theo quy
định của pháp luật.
Cơ sở ngoài công lập được liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và
ngoài nước theo quy định của pháp luật, nhằm huy động vốn, nhân lực và
công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Tài sản của cơ sở ngoài công lập bao gồm tài sản của cá nhân, tập thể
tham gia góp vốn khi thành lập và phần tài sản được hình thành trong quá
trình hoạt động; trong đó tài sản được hiến, tặng hoặc viện trợ không hoàn lại
trong quá trình hoạt động của cơ sở ngoài công lập không được chia cho cá
nhân, chỉ sử dụng chung cho lợi ích của cơ sở và cộng đồng.
Trường hợp cơ sở ngoài công lập ngừng hoạt động, phải giải thể thì vận
dụng theo trình tự, thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản.
2.1.1.4. Trách nhiệm đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
– Các cơ sở ngoài công lập phải đăng ký với cơ quan thuế khi hoạt
động. Định kỳ hàng quý và hàng năm lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ
chuyên môn gửi cơ quan quản lý ngành (cơ quan cấp phép hoạt động). Báo
cáo hoạt động tài chính gửi cơ quan quản lý ngành và cơ quan tài chính cùng
cấp. (Báo cáo tài chính thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành áp dụng cho
các đơn vị ngoài công lập). Tổ chức công tác kế toán, thống kê theo quy định
của pháp luật.
– Cơ sở ngoài công lập phải tuân thủ theo điều lệ hoạt động, bảo đảm
các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, nhân lực, cơ sở vật chất theo quy
12

định của pháp luật để cung cấp cho xã hội các sản phẩm, dịch vụ đạt yêu cầu,
tiêu chuẩn về nội dung và chất lượng.
– Hàng năm, các cơ sở ngoài công lập phải thực hiện công khai hoạt
động của cơ sở và công khai tình hình hoạt động tài chính. Hội đồng Quản trị
(hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở không có Hội đồng
quản trị) cơ sở ngoài công lập thực hiện công khai theo điều lệ hoạt động của
cơ sở ngoài công lập. Đặc biệt cần công khai các nội dung sau:
+ Công khai mức thu phí, lệ phí.
+ Công khai mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ cho cơ sở
ngoài công lập.
+ Công khai các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của cơ sở
ngoài công lập.
– Cơ sở ngoài công lập do tổ chức, cá nhân thành lập phải đăng ký nội
dung hoạt động chuyên môn với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở
địa phương và hoạt động theo quy định của pháp luật. Đăng ký hoạt động với
cơ quan thuế để làm căn cứ ưu đãi hoặc tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Cơ sở ngoài công lập có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về thanh tra,
kiểm tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cung
cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra, và
chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu cung cấp.
– Cơ sở ngoài công lập có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế
toán, thống kê, kiểm toán theo quy định của pháp luật
2.1.2. Khái niệm, vai trò của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự
nghiệp Ngoài công lập
2.1.2.1. Khái niệm
Tổ chức công tác kế toán là một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: tổ
chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống thông tin kế toán, tổ chức vận dụng
13

các phương pháp kế toán, kỹ thuật hạch toán, tổ chức vận dụng các chế độ,
thể lệ kế toán, … nhằm thu thập, xử lý, cung cấp các thông tin tài chính trung
thực, kịp thời, đầy đủ, hiệu quả.
2.1.2.2. Vai trò
Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ tài sản, nguồn vốn, tiền
quỹ, công nợ, các khoản thu, chi hoạt động và kết quả tài chính của đơn vị;
Chỉ tiêu kế toán phản ánh phải thống nhất với công tác lập kế hoạch
thu, kế hoạch chi hoạt động về nội dung và phương pháp tính toán;
Số liệu Báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cung cấp thông
tin cần thiết cho thành viên góp vốn và cơ quan quản lý nhà nước về tình hình
tài chính của đơn vị;
Công tác kế toán trong đơn vị phải tổ chức gọn nhẹ, đảm bảo thực hiện
có hiệu quả.
2.1.3. Yêu cầu, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp
Ngoài công lập
2.1.3.1. Yêu cầu tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp ngoài công
lập
Để phát huy vai trò quan trọng trong công tác quản lý thì tổ chức công
tác kế toán phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Yêu cầu pháp lý: Khi tổ chức công tác kế toán cần phải xem xét đến
việc tuân thủ luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, các quy định, thông tư
hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán, các văn bản pháp quy khác có liên quan
đến hoạt động của đơn vị. Do vậy, đơn vị cần nắm vững hệ thống văn bản
pháp quy và việc vận hành trong thực tế của hệ thống này.
– Yêu cầu về quản lý: Yêu cầu về quản lý của đơn vị thường đa dạng và
không giống nhau, do đó khi tổ chức công tác kế toán cần nắm bắt đầy đủ các
yêu cầu về quản lý để xây dựng hệ thống kế toán cho phù hợp.
14

2.1.3.1. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp ngoài
công lập
Để tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý thì việc tổ chức công
tác kế toán phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau:
– Tổ chức công tác kế toán phải đúng với những qui định trong điều lệ
tổ chức kế toán Nhà nước, trong chế độ thể lệ do Nhà nước ban hành và phù
hợp với các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước trong
từng thời kỳ. Đồng thời để đảm bảo cho việc tổ chức công tác kế toán không
vi phạm những nguyên tắc, chế độ qui định của Nhà Nước và thực hiện các
chức năng của kế toán, góp phần tăng cường quản lý kinh tế tài chính, thực
hiện việc kiểm tra, kiểm soát của Nhà Nước đối với các đơn vị thì yêu cầu các
đơn vị phải tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với chính sách, chế độ
quản lý kinh tế của Nhà Nước trong từng thời kỳ.
– Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quản
lý của đơn vị. Mỗi một đơn vị đều có những đặc điểm, điều kiện riêng của
mình, do đó mỗi một đơn vị đều có mô hình công tác kế toán riêng và không
có mô hình chung nào cho tất cả các đơn vị. Trường muốn tổ chức tốt công
tác kế toán của mình thì phải dựa vào các điều kiện sẵn có của mình, đó là qui
mô của đơn vị, tính chất hoạt động, trình độ nhân viên kế toán, sự phân cấp
quản lý trong đơn vị.
– Tổ chức công tác kế toán trong Trường phải đảm bảo nguyên tắc tiết
kiệm và hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc hoạt động cơ bản của
tất cả các đơn vị. Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi phải tổ chức công
tác kế toán khoa học và hợp lý, thực hiện tốt nhất các chức năng, nhiệm vụ
của kế toán để làm sao cho chất lượng công tác kế toán đạt được tốt nhất với
chi phí thấp nhất.Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo kết hợp tốt giữa kế
toán tài chính và kế toán quản trị. Giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *