10261_Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm Trường Cao đẳng Cần Thơ

luanvantotnghiep.com

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


Châu Thuý Kiều

KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN
SƯ PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2010
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá Cao học Tâm lý học khoá 2007 – 2010, ngoài những nỗ lực của bản thân
tôi còn nhận được sự quan tâm, động viên, hỗ trợ của rất nhiều người. Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Trường Đại học Sư phạmTp.HCM, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý giáo dục của trường và
toàn thể giảng viên giảng dạy khoá Cao học tâm lý K18. Trường và Khoa đã tổ chức khoá học để
chúng tôi có điều kiện nâng cao và hoàn thiện tri thức của mình. Quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và
hướng dẫn chúng tôi trong suốt khoá học.
Xin bày tỏ sự biết ơn và kính trọng đến cô TS Phan Thị Tố Oanh. Cô là người hướng dẫn khoa
học cho đề tài của tôi. Xin chân thành cảm ơn và tỏ lòng tri ân về tất cả sự nhiệt tình, tậm tâm hướng
dẫn của cô trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Ban giám hiệu trường Cao đẳng Cần thơ, Khoa Sư phạm và Tổ Tâm lý giáo dục của trường đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá học.
Toàn thể sinh viên khoa Sư phạm đã hợp tác để tôi có thể khảo sát, lấy số liệu thành công phục
vụ cho đề tài.
Cha mẹ tôi, chồng tôi đã hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình tôi tham dự khoá cao học.
Tất cả các bạn bè đã giúp tôi rất nhiều việc trong quá trình học và thực hiện đề tài của tôi.
Châu Thuý Kiều

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ”
là công trình khoa học do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm nếu có sự khiếu nại, tố cáo về bản quyền tác giả.

Châu Thuý Kiều

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HS
: Học sinh
CĐCT
: Cao đẳng Cần Thơ GT : Giao tiếp
GV
: Giảng viên

: Tổng điểm
NL : Năng lực
KN
: Kỹ năng
ĐTB
: Điểm trung bình
KNGT
: Kỹ năng giao tiếp
TB
: Thứ bậc

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối
quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng
góp phần vào sự phát triển văn hoá chung. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh
hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người
càng được quan tâm,vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những
lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao… Ngày nay giao tiếp là
phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc. Nhu cầu giao
tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết
quả, con người cần có kỹ năng giao tiếp, nhưng như I.C.Vapilic đã nói: “Giao thiệp với mọi người là
một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm được. Bất kỳ ai cũng phải học điều đó” [37, tr.3] Vấn đề giao tiếp của học sinh, sinh viên là một vấn đề đáng quan tâm như A.Steer nguyên Giám
đốc ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã nói có ba điều nhà trường Việt Nam nên bổ sung ngay từ bậc
Trung học đó là: “Dạy cách giải quyết các vấn đề, dạy cách làm việc tập thể, dạy cách giao tiếp hiệu
quả”. Và trong báo Sinh Viên số 61 ra tháng 12 năm 2000, tác giả Thu Trang viết: “Đã có người nước
ngoài kết luận học sinh, sinh viên Việt Nam sau khi ra trường thường thiếu 3 yếu tố: sức khoẻ, thực
tiển và năng lực giao tiếp”.
Sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ là những người giáo viên trong tương lai, họ cần
được cung cấp những tri thức, kỹ năng về giao tiếp. Chính từ kiến thức về giao tiếp giúp họ có những
mối quan hệ tốt đối với bạn bè, thầy cô. Điều này sẽ là nhân tố giúp tạo điều kiện tốt cho việc học tập,
học hỏi, giao lưu, lĩnh hội tri thức. Mặt khác, sau khi rời khỏi ghế nhà trường, sinh viên có được những
tri thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp nhằm giúp họ sống tốt, làm việc thành công trong các mối quan hệ
xã hội, trong môi trường làm việc của mình.
Hiện nay, đại đa số sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ đã có được những tri thức, kỹ
năng giao tiếp nhất định nhưng còn vụng về, nhút nhát, thụ động trong lớp học cũng như việc trao đổi
giữa các bạn cùng học và với giảng viên. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân
kỹ năng giao tiếp của họ chưa cao.
Trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục hiện nay của đất nước nói chung và của
thành phố Cần Thơ nói riêng, người giáo viên không thể thiếu những kỹ năng giao tiếp cơ bản. Kỹ
năng giao tiếp là hành trang quý giá giúp họ thành công trong nghề nghiệp nói riêng và cuộc sống nói
chung.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm
trường Cao đẳng Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao Đẳng Cần Thơ, trên
cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, để họ có điều kiện
học tập tốt, có năng lực giao tiếp với cộng đồng và làm tốt nhiệm vụ của người giáo viên sau này.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ năm I, II, III (năm học 2009 – 2010); tổng số
311 sinh viên, trong đó 298 sinh viên nữ , 13 sinh viên nam.
3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm năm I, II, III trường Cao đẳng Cần Thơ.

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ đã được hình thành và phát
triển trong quá trình học tập nhưng còn hạn chế và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu tìm được những
biện pháp tác động thích hợp sẽ nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo trong nhà trường.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
– Hệ thống một số vấn đề lý luận về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp.
– Khảo sát, đánh giá thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng
Cần Thơ.
– Đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Sư phạm trường Cao
đẳng Cần Thơ.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
– Nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp.
– Từ kết quả nghiên cứu lý luận xác định khung cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình,
phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp này chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương
pháp này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý
thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã
được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp trắc nghiệm:
Chúng tôi sử dụng trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp V.P.Dakharop với hệ thống 80 câu hỏi, chia
thành 10 nhóm kỹ năng cụ thể là:
1. Kỹ năng thiết lập các mối quan hệ: Bao gồm các tình huống có số sau: 1, 11, 21, 31, 41, 51,
61, 71.
2. Kỹ năng cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số
sau: 2, 12, 22, 32, 42, 52, 62, 72.
3. Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 3, 13, 23, 33, 43, 53,
63, 73.
4. Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi: Bao gồm các tình huống có số sau: 4, 14, 24, 34, 44, 54,
64, 74.
5. Kỹ năng tự kiềm chế kiểm tra người khác: Bao gồm các tình huống có số sau: 5, 15, 25,35,
45,55, 65,75.
6. Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu: Bao gồm các tình huống có số sau: 6, 16,26, 36, 46, 56,66,
76.
7. Kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 7, 17, 27,
37, 47, 57, 67,77.
8. Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 8, 18, 28, 38,
48, 58, 68, 78.
9. Kỹ năng chủ động, điều khiển quá trình giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 9, 19,
29, 39, 49, 59,69,79.
10. Sự nhạy cảm trong giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70.
Cách tính điểm và tổng hợp kết quả trắc nghiệm:
Mỗi câu có ba hình thức điểm: 0, 1và 2
Điểm 0: Ứng với không có dấu hiệu của năng lực tương ứng.
Điểm 1: Ứng với năng lực xuất hiện không xuyên.
Điểm 2: Có năng lực tương ứng, được thể hiện trong nhiều trường hợp, thường xuyên.
Điểm lý thuyết “lý tưởng” cao nhất của mỗi nhóm có thể đạt được là 16 lần, thấp nhất có thể là
0. Dựa vào thang điểm của V.P.Dakharop cho mỗi kỹ năng có thể chia 4 mức độ sau:
Mức 1: Từ 15 đến 16 là loại giỏi
Mức 2: Từ 11 đến 14 là loại khá
Mức 3: Từ 8 đến 10 là loại trung bình
Mức 4: Từ 7 trở xuống là loại yếu.
6.3. Phương pháp quan sát:
Phương pháp này dùng hỗ trợ cho các phương pháp điều tra nhằm làm sáng tỏ thêm nội dung
nghiên cứu.
Quan sát hoàn cảnh sinh viên giao tiếp thực tế với bạn bè, thầy cô trong và ngoài lớp học
6.4. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường
Cao đẳng Cần Thơ.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này phỏng vấn sinh viên sau khi sinh viên tác động thử
nghiệm. Hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước. Nội dung câu hỏi nhằm làm sáng tỏ kết quả từ phiếu
trắc nghiệm tâm lý.
6.5. Phương pháp thử nghiệm tác động:
Thử nghiệm tác động nhằm nâng cao kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ cho sinh viên.
6.6. Phương pháp thống kê toán học:
Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, có độ tin cậy cao chúng
tôi sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý và kiểm tra số liệu. Cụ thể là chúng tôi dùng
chương trình SPSS (Statistical Package for Social Sciences) trong môi trường Window, phiên bản 11.5
để xử lý các số liệu đã thu được. Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê ứng dụng trong
giáo dục học và tâm lý học.

7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
– Về nội dung: đề tài giới hạn nghiên cứu mức độ kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường
Cao đẳng Cần Thơ – năm học 2009 – 2010. Đối tượng giao tiếp của sinh viên giới hạn trong phạm vi
nhà trường như: Thầy cô; bạn bè; cán bộ phòng, khoa…
– Về khách thể nghiên cứu: 311 sinh viên Sư phạm năm I, II, III trường Cao Đẳng Cần Thơ, năm
học 2009 – 2010.
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao
đẳng Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần:
– Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ
năng giao tiếp cho sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ.
– Làm rõ thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ.
– Chứng minh rằng có thể nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nếu có biện pháp tác
động thích hợp và nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức thực hiện các biện pháp tác động cho
sinh viên.
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU: ( 6 TRANG)
NỘI DUNG: ( 96 TRANG)
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP (35 TRANG)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CẦN THƠ (41 TRANG)
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ
PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ (20 TRANG)
KẾT LUẬN – KI ẾN NGH Ị: (4 TRANG)
TÀI LIỆU THAM KHẢO: (4 TRANG)

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG
GIAO TIẾP
1.1.1. Ở nước ngoài:
Vấn đề giao tiếp đã được con người xem xét từ thời cổ đại, nhà triết học Socrate (470-
399TCN) và Platon (428-347 TCN) đã nói tới đối thoại như là sự giao tiếp trí tuệ, phản ánh mối quan
hệ qua lại giữa con người với con người. Khoa học ngày càng phát triển, những tri thức về lĩnh vực
giao tiếp cũng không ngừng tăng lên. Các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học… càng quan tâm nghiên
cứu đến vấn đề này, chúng tôi thấy nổi lên một số hướng nghiên cứu sau đây:
– Hướng thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giao tiếp như: bản chất, cấu trúc,
cơ chế, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động…Thuộc xu
hướng này có công trình của A.A.Bođaliov, Xacopnhin, A.A.Léonchiev, B.Ph.Lomov…
– Hướng thứ hai: Nghiên cứu giao tiếp với nhân cách có công trình của A.A.Bohnheva…
– Hướng thứ ba: Nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệp như giao tiếp sư phạm có công
trình của A.A.Leonchiev, A.V.Petropxki, V.A.Krutetxki, Ph.N.Gonobolin…
– Hướng thứ tư: Nghiên cứu các dạng giao tiếp như KNGT trong quản lý, trong kinh doanh và
những bí quyết trong quan hệ giao tiếp có công trình của Allan Pease, Derak Torrington…

1.1.2. Ở trong nước:
Vấn đề giao tiếp được nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX, có thể phân thành một số
hướng nghiên cứu sau:
– Hướng thứ nhất: Nghiên cứu bản chất tâm lý học của giao tiếp, đặc điểm giao tiếp của con
người, chỉ ra nội dung, hiệu quả, phương tiện giao tiếp…có công trình của Phạm Minh Hạc, Ngô Công
Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ngọc Bích, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Sinh Huy…
– Hướng thứ hai: Nghiên cứu giao tiếp như là một tiến trình truyền đạt thông tin, các đặc điểm
giao tiếp của người tham gia vào truyền thông, có công trình của Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Oanh,
Nguyễn Khắc Viện…
– Hướng thứ ba: Nghiên cứu thực trạng đặc điểm giao tiếp của một số đối tượng đặc biệt là
Sinh viên Sư phạm, đề xuất những tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp của họ như đề tài của
Tống Duy Riêm, Bùi Ngọc Thiết, Trần Thị Kim Thoa…
– Hướng thứ tư: Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, kinh doanh,
du lịch , sư phạm…. Có công trình của Mai Hữu Khuê, Nguyễn Thạc – Hoàng Anh, Nguyễn Văn Lê,
Nguyễn Văn Đính…
Như vậy, vấn đề giao tiếp đã được nhiều nhà xã hội học, tâm lý học nghiên cứu trên bình diện
lý luận và thực tiễn.
+ Về mặt lý luận: Nhìn chung các công trình đã được đề cập đến những vấn đề lý luận về giao
tiếp trong tâm lý học như quan niệm về giao tiếp, vai trò, ý nghĩa của giao tiếp đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách con người nói chung, SV sư phạm nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều
quan điểm không thống nhất về giao tiếp.
+ Về mặt thực tiễn: Công trình, các đề tài nghiên cứu về giao tiếp rất nhiều. Nhiều công trình
đã đề cập đến những vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp, những tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao
tiếp cho nhiều đối tượng nghiên cứu trong đó có SV Sư phạm.
Những người nghiên cứu về giao tiếp rất quan tâm đến đối tượng là SV Sư phạm. Bởi lẽ SV
Sư phạm là những người thầy trong tương lai sẽ đào tạo và giáo dục nên những thế hệ tiếp theo cho đất
nước. Trong hoạt động nghề nghiệp của người làm nghề dạy học thì ở đâu cũng có hoạt động giao tiếp
tham gia vào. Chính vì lý do đó mà vấn đề về giao tiếp của SV luôn được nghiên cứu. Những công
trình nghiên cứu ngày càng đi sâu vào những đối tượng nghiên cứu cụ thể như SV Sư phạm của một
trường nào đó.
Tác giả Hoàng Anh có nghiên cứu về Vấn đề giao tiếp sư phạm trong cấu trúc năng lực sư
phạm [2]. Theo tác giả, giao tiếp sư phạm là bộ phận cấu thành nên năng lực sư phạm của người giáo
viên. Trong cấu trúc nhân cách của người thầy, xét về mặt năng lực, một trong những năng lực người
giáo viên cần phải có đó là năng lực giao tiếp với học sinh và phụ huynh.
Theo ông, giao tiếp nói chung có nhiều chức năng, trong hoạt động sư phạm cũng vậy, giao
tiếp sư phạm có nhiều chức năng, nó có thể là phương tiện phục vụ công việc giảng dạy , có thể là
phương thức tổ chức các mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò. Nếu coi hoạt động sư phạm phục vụ 3
mục đích: giảng dạy, giáo dục và phát triển thì có thể xem giao tiếp sư phạm phục vụ cho việc thực
hiện các mục đích này như thế nào.
Tác giả khẳng định, đào tạo giáo viên tương lai, ngoài chương trình cung cấp cho SV những tri
thức khoa học cơ bản còn phải cung cấp cho họ những kiến thức về giao tiếp nói chung và giao tiếp sư
phạm nói riêng. Có như vậy mới góp phần vào triển khai thực hiện nó như là một phương hướng đổi
mới đào tạo sư phạm ở nước ta.
Tác giả Nguyễn Văn Đồng nghiên cứu về Văn hoá giao tiếp của Sinh viên [12], cụ thể ông
nghiên cứu về phong cách giao tiếp của SV và những tác động của văn hoá truyền thống đối với phong
cách giao tiếp của SV.
Trong giao tiếp, mỗi người chọn cho mình một phong cách giao tiếp. Theo ông, những phong
cách đặc trưng cho phái nữ là: dịu dàng, ý tứ, mềm mỏng, hài hước, ít nói, vui vẻ, sôi nổi, hoạt bát, vô
tư, năng động; phong cách đặc trưng cho phái nam là: mạnh mẽ, hoạt bát, vô tư, vui vẻ, hài hước, năng
động, điềm đạm, chín chắn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người mẹ là người hay uốn nắn cách ăn nói cho SV nhất, phần
lớn SV cho biết: cần tiếp thu lời khuyên bảo của gia đình một cách có chọn lọc. Thời đại hiện nay là
thời đại bùng nổ thông tin, thời đại hội nhập nên quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” dần bị bỏ
quên, không được số đông lớp trẻ đồng tình ủng hộ.
Trong công trình nghiên cứu Một số đặc điểm giao tiếp của học viên tham gia các lớp đào tạo
Giáo viên khoa học Xã hội nhân văn quân sự cấp phân đội [21], tác giả Trương Quang Học đã đề cập
đến thực trạng giao tiếp như: nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp, phạm vi giao tiếp.
Từ kết quả nghiên cứu tác giả kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp
cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Tác giả Lò Thị Mai Thoan nghiên cứu về Thực trạng khả năng giao tiếp của Sinh viên Sư
phạm tỉnh Sơn La [35] đã khẳng định khả năng giao tiếp là một khả năng rất quan trọng đối với người
làm nghề dạy học và có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động mà người giáo viên tiến hành như: dạy học
và giáo dục. Vì vậy phải chú trọng rèn luyện, nâng cao khả năng giao tiếp của SV Sư phạm.
Trong quá trình nghiên cứu, Lò Thị Mai Thoan sử dụng trắc nghiệm đo khả
năng giao tiếp của V.P. Dakharop.
Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu về KNGT của SV Sư phạm trường CĐCT.
1.2. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP
1.2.1. Một số quan niệm chung về giao tiếp:
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp. Mỗi quan niệm có những cơ sở khoa học
riêng của nó.

* Các quan niệm về giao tiếp của các nhà tâm lý học Tư sản [7, 37]:
+M.Ac Gain (Anh) xem giao tiếp như là một quá trình hai mặt của sự thông báo, thiết
lập, sự tiếp xúc và trao đổi thông tin.
+ T.Stecren (Pháp) quan niệm giao tiếp là sự trao đổi ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc giữa con
người với nhau.
+ T.Chuc Con (Mỹ) quan niệm giao tiếp là sự tác động qua lại trực tiếp lên nhân cách và
dẫn đến việc hình thành những ý nghĩa, biểu tượng, chuẩn mực và mục đích hành động.
* Các quan niệm về giao tiếp của các nhà tâm lý học Liên Xô
+ L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstêin, A.G.Côvaliôp, K.K.Platônôp, G.G.Gôlubép…đã quan
niệm giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người và người để trao đổi thông tin, tác động lẫn nhau trên cơ sở
phản ánh tâm lý của nhau. Quan niệm này có xu hướng thu hẹp khái niệm giao tiếp.
+ B.V.Xôcôlov, xem giao tiếp như là một yếu tố chung có cả người và động vật, ông cho
rằng: “Giao tiếp là sự tác động lẫn nhau giữa những con người với nhau và những động vật có tâm lý
với nhau, nếu thu hẹp hơn thì có thể coi giao tiếp là mối quan hệ giữa con người và những động vật
nuôi trong nhà” [45, tr.103]. Quan niệm này có xu hướng mở rộng khái niệm giao tiếp.
+ A.A Leonchiev định nghĩa giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người,
trong đó con người trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tri giác lẫn nhau, đưa đến ảnh hưởng tác động
qua lại lẫn nhau và ông đã mở rộng khái niệm chủ thể giao tiếp đến toàn xã hội. Tuy nhiên, ông chưa
phân biệt rõ trong quan hệ giao tiếp ai là chủ thể, ai là khách thể. Ông cho rằng giao tiếp là dạng hoạt
động hoặc là phương thức, điều kiện của hoạt động.
+ B.Ph.Lômôv cho giao tiếp là sự tác động qua lại của những con người tham gia vào đó
như những chủ thể và luôn có sự chuyển hoá giữa chủ thể và khách thể. Với sự tác động qua lại như
vậy thì giao tiếp tối thiểu phải từ hai người trở lên.. B.Ph.Lômôv cho rằng giao tiếp là hoạt động là hai
phạm trù tương đối độc lập của quá trình thống nhất của đời sống con người. Phạm trù “hoạt động”
phản ánh mối quan hệ chủ thể, khách thể, còn phạm trù “giao tiếp” phản ánh mối quan hệ chủ thể – chủ
thể.
Quan niệm về giao tiếp của A.A.Leonchiev và B.Ph.Lômôv đều có điểm hợp lý và chưa
hợp lý. Leonchiev khi bảo vệ quan điểm cho rằng giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động có đối
tượng đã lý giải chưa thoả đáng về đối tượng, động cơ, chủ thể của hoạt động này. Còn Lômôv lại quá
nhấn mạnh đến phạm trù giao tiếp cũng đi đến chỗ khó giải thích một số trường hợp giao tiếp tham gia
vào hoạt động có đối tượng như là điều kiện thiết yếu của hoạt động.
Từ đó nhiều nhà tâm lý học cho rằng, hoạt động là quy luật chung nhất của tâm lý người.
Giao tiếp là một dạng hoạt động phản ánh mối quan hệ chủ thể – chủ thể. Hoạt động có đối tượng phản
ánh mối quan hệ chủ thể – khách thể. Hai khái niệm này ngang bằng nhau và có mối quan hệ gắn bó
khắng khít với nhau trong phạm trù hoạt động, là hai mặt thống nhất của cuộc sống con người, của sự
phát triển tâm lý, có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Hoạt động có đối tượng

Hoạt động

Hoạt động giao tiếp
* Các quan niệm về giao tiếp của các tác giả Việt Nam:
+ Hai tác giả Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc (1991), mở rộng khái niệm giao tiếp, cho
rằng động vật cũng có giao tiếp. Hai ông quan niệm: “Giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này
với cá thể khác trong cộng đồng xã hội. Loài động vật cũng có thể làm thành những xã hội vì chúng
sống có giao tiếp với nhau như xã hội loài ong, xã hội loài kiến” [26, tr.5].
+ Tác giả Trần Trọng Thủy và tác giả Nguyễn Sinh Huy trong quyển: “Nhập môn khoa
học giao tiếp” đã viết: “Giao tiếp của con người là một quá trình chủ đích hay không có chủ đích, có ý
thức hay không có ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được diễn đạt trong các thông điệp
bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ” [39, tr.1-2] + Hai tác giả Nguyễn Thạc và Hoàng Anh quan niệm: “Giao tiếp là hình thức đặc biệt
cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu
hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau” [37, tr.1-
18] + Tác giả Nguyễn Ngọc Bích trong giáo trình “Tâm lý xã hội” viết: “Giao tiếp là sự tiếp
xúc giữa hai người hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm,
hiểu biết tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau” [20, tr.53].
+ Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và
người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng
tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người – người,
hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác” [30,tr.49-51] Trong luận văn chúng tôi sử dụng khái niệm giao tiếp của tác giả Nguyễn Quang Uẩn
làm cơ sở lý luận cho nghiên cứư thực tiễn vì nó nêu được những dấu hiệu cơ bản của giao tiếp như:
Giao tiếp là hiện tượng đặc thù của con người, nghĩa là con người mới có giao tiếp thật
sự.
Giao tiếp được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, tâm tư, tình cảm kinh nghiệm…
Qua tiếp xúc con người nhận thức được người khác, hiểu biết về bản thân mình, nói cách
khác giao tiếp dựa trên sự hiểu biết, rung cảm ảnh hưởng lẫn nhau.
Nhìn chung, trong những khái niệm về giao tiếp của các tác giả Việt Nam đều công nhận
bản chất tâm lý học của giao tiếp là sự tiếp xúc về tâm lý giữa hai hay nhiều người. Trong giao tiếp
diễn ra sự tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, có sự trao đổi thông tin, tình cảm, thế giới quan…
của những người tham gia vào quá trình giao tiếp. Phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ, phi ngôn ngữ.
Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình giao tiếp.
1.2.2. Phân biệt giao tiếp với các khái niệm khác có liên quan
* Giao tiếp và Quan hệ xã hội:
Quan hệ xã hội là quan hệ khách quan, con người quan hệ với nhau trên cơ sở vị trí của
mỗi người trong hệ thống xã hội. Quan hệ xã hội gồm có: quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị, quan hệ
đạo đức, quan hệ pháp quyền… Còn giao tiếp là sự tiếp xúc, quan hệ giữa các nhân cách cụ thể, là sự
hiện thực hoá các quan hệ xã hội.
* Giao tiếp và Thông tin:
Khái niệm giao tiếp rộng hơn khái niệm thông tin. Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý có biểu
hiện ở thông tin, thông báo hay nói cách khác thông tin, thông báo là một mặt cơ bản không thể thiếu
được của giao tiếp. Nếu căn cứ vào tính chất của mối quan hệ cơ bản tham gia vào hệ thống tác động
qua lại thì thông tin là mối quan hệ thông báo của chủ thể với đối tượng khác. Còn giao tiếp chỉ quan
hệ chủ thể – chủ thể, trong đó có sự tác động lẫn nhau, điều khiển lẫn nhau.
* Giao tiếp và Ứng xử:
Ứng xử thuộc về lĩnh vực giao tiếp nên nó cũng mang những dấu hiệu chung của giao
tiếp, tuy nhiên trong giao tiếp chú ý đến nội dung công việc, thước đo của giao tiếp là hiệu quả công
việc. Còn ứng xử chú ý đến nội dung tâm lý và thước đo ứng xử là thái độ của cá nhân và cách biểu
hiện hành vi, cử chỉ… cứ có sự tiếp xúc giữa con người với con người là có giao tiếp nhưng trong sự
tiếp xúc ấy phải có tình huống tác động mới có ứng xử. Trong ứng xử có sự diễn ra trạng thái tâm lý
căng thẳng ở con người, buộc con người phải tư duy để giải quyết.
1.2.3. Chức năng của giao tiếp
Có nhiều cách phân loại chức năng giao tiếp.
* Xét dưới gốc độ cá nhân, theo B.Ph.Lômôv giao tiếp có 3 chức năng sau:
+ Chức năng thông tin: Con người trao đổi thông tin cho nhau qua giao tiếp. Nội dung thông
tin có thể là hiện tượng, vấn đề trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, những suy nghĩ, tâm tư, tri thức…
+ Chức năng điều chỉnh: Qua giao tiếp con người có thể điều chỉnh thái độ, hành vi, nhận
thức của bản thân, của đối tượng giao tiếp. sự điều chỉnh hành vi lẫn nhau là nhân tố quan trọng trong
các chủ thể tham gia giao tiếp thành chủ thể hoạt động chung.
+ Chức năng cảm xúc: Con người biểu lộ tình cảm, thái độ, tác động đến trạng thái cảm xúc
của nhau, nhờ đó mà con người ta có thể thay đổi trạng thái tình cảm của mình, hiểu thái độ của người
khác làm cho hiệu quả giao tiếp tốt hơn.
* Xét dưới góc độ nhóm, giao tiếp có những chức năng:
+ Chức năng nhận thức: Thông qua giao tiếp con người nhận thức lẫn nhau, so sánh, đối
chiếu mình với người khác, do đó biết được mình là người thế nào.
+ Chức năng tổ chức hoạt động chung: giao tiếp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mục đích,
hình thành kế hoạch chung, phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng người. Trong quá trình hoạt động
chung có sự trao đổi thông tin, khích lệ, kiểm tra, uốn nắn hành động của nhau.
+ Chức năng thiết lập quan hệ: Trong giao tiếp có thể hình thành các quan hệ đồng chí, bạn
bè, hay quan hệ thù địch… các mối quan hệ này có ảnh hưởng tới sự phát triển cá nhân.
* Xét dưới góc độ tâm lí học xã hội, giao tiếp có hai chức năng:
+ Chức năng liên kết: Nhờ chức năng này con người hiểu được nhau, liên hệ, xây dựng mối
quan hệ với nhau.
+ Chức năng đồng nhất: Thực hiện sự hoà hợp của cá nhân vào trong nhóm xã hội.
* Xét dưới góc độ giao tiếp là một phạm trù của tâm lý học hiện đại, giao tiếp có các chức
năng sau:
+ Chức năng định hướng hoạt động con người, bao gồm cả việc xác định mục đích, nhu cầu,
động cơ giao tiếp.
+ Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi: Chủ thể giao tiếp điều chỉnh nhu cầu, tình
cảm… cho phù hợp với mục đích, nhiệm vụ giao tiếp.
+ Chức năng truyền đạt tri thức, kỹ năng trong hoạt động,…
Qua các cách phân loại các chức năng giao tiếp như trên chứng tỏ giao tiếp rất đa chức năng,
nhưng tất cả đều thực hiện chức năng chung đó là giao tiếp làm diễn ra các hoạt động qua lại một cách
hợp lý của con người. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau trong cách phân loại chức năng
giao tiếp, chúng tôi rút ra một số chức năng cơ bản của giao tiếp như sau:
+ Chức năng phối hợp các hoạt động: trong giao tiếp con người cùng đối tượng giao tiếp của
mình có thể trao đổi, phối hợp hoạt động với nhau để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, đạt tới mục đích
đã định.
+ Chức năng thông tin: Trong quá trình giao tiếp mỗi cá nhân có thể vừa là nguồn phát thông
tin tới đối tượng giao tiếp nhưng đồng thời cũng là nơi tiếp nhận thông tin từ đối tượng giao tiếp.
+ Chức năng cảm xúc: Trong giao tiếp chủ thể bộc lộ quan điểm của mình đối với một vấn
đề, hiện tượng nào đó, đồng thời biểu lộ rung cảm, thái độ, tâm trạng cuả mình đối với chủ thể khác.
+ Chức năng nhận thức, đánh giá lẫn nhau: Trong giao tiếp mỗi cá nhân tự bộc lộ nhận thức,
tình cảm, tư tưởng, quan điểm của mình, đó là cơ sở để đối tượng giao tiếp đánh giá, nhận xét và ngược
lại đối phương cũng đánh giá, nhận xét lại chính bản thân.
+ Chức năng điều chỉnh hành vi: Trong giao tiếp con người có thể điều chỉnh hành vi của
mình và tác động đến động cơ, quá trình ra quyết định, hành động của đối tượng giao tiếp nên đối
tượng giao tiếp cũng phải điều chỉnh hành vi của họ cho phù hợp với mục đích giao tiếp.
1.2.4. Phương tiện trong giao tiếp
1.2.4.1 Phương tiện ngôn ngữ
* Ngôn ngữ là gì ?
Trong giáo trình Tâm lý học đại cương do Nguyễn Quang Uẩn chủ biên (1996) định
nghĩa: ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu từ ngữ. Ký hiệu từ ngữ tác động vào hoạt động, làm thay đổi
hoạt động nhưng là hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ, hoạt động bên trong con người, nó hướng
vào và làm trung gian hóa cho các hoạt động tâm lý cấp cao của con người như tri giác, trí nhớ, tưởng
tượng, tư duy…Ký hiệu từ ngữ làm được điều đó là nhờ vào đặc tính bên trong nội dung từ ngữ của từ
– một đặc tính ngay từ đầu chỉ là do qui ước, võ đoán với hình thức âm thanh bên ngoài của từ mà thôi.
Những nghĩa này mang tính khái quát, chỉ cả một lớp sự vật, hiện tượng của hiện thực. Ký hiệu từ ngữ
là một hệ thống, mỗi ký hiệu chỉ có ý nghĩa và thực hiện một chức năng nhất định trong hệ thống của
mình.
Ngôn ngữ gồm 3 bộ phận là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Các đơn vị của ngôn ngữ là
âm vị, hình vị, từ, câu, ngữ đoạn, văn bản… Bất cứ thứ ngôn ngữ nào cũng chứa đựng hai phạm trù là
phạm trù ngữ pháp và phạm trù logic. Phạm trù ngữ pháp là một hệ thống qui định việc thành lập từ,
câu, cách phát âm, phạm trù này ở các ngôn ngữ khác nhau là khác nhau. Phạm trù logic là qui luật,
phương pháp tư duy đúng đắn của con người, nó chung cho cả loài người vì vậy tuy dùng các thứ ngôn
ngữ khác nhau nhưng các dân tộc khác nhau vẫn hiểu được nhau.
Trong tâm lý học ngôn ngữ được chia làm hai loại là: ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ
bên trong. Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ nhằm hướng vào người khác, phát đi hay thu nhận thông
tin. Ngôn ngữ bên ngoài gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ nói biểu hiện bằng âm thanh,
được tiếp nhận bằng thính giác và gồm ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại. Ngôn ngữ viết được
biểu đạt bằng chữ viết, được thu nhận bằng thị giác cũng bao gồm ngôn ngữ đối thoại (viết thư trao
đổi) và ngôn ngữ độc thoại (đọc sách báo). Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hướng vào mình
và nhờ đó ta mới có thể tư duy được. Ngôn ngữ bên trong không phát lên thành tiếng, bao giờ cũng ở
dạng rút gọn. Ngôn ngữ bên trong là phương tiện để hoạt động nhận thức, điều chỉnh tình cảm, ý chí
của con người. Ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Ngôn ngữ của mỗi người được hình thành trong quá trình sống và hoạt động trong môi
trường lịch sử văn hóa nhất định, phụ thuộc vào môi trường sống, do đó có sự khác biệt cá nhân về
ngôn ngữ.
* Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người
Phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người chính là ngôn ngữ. Hiệu quả giao tiếp ở
chừng mực nào đó là do trình độ của người sử dụng ngôn ngữ. Nếu việc diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng, dễ
hiểu, thích hợp với trình độ người nghe, diễn tả đứng được tình cảm, thái độ mà mình muốn thể hiện thì
đạt mục đích giao tiếp. Ngôn ngữ cá nhân thể hiện thành phong cách ngôn ngữ từng người. Phong cách
ngôn ngữ mang dấu ấn của đặc điểm nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, vị thế xã hội của từng cá nhân.
Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của cá nhân nói lên những thông tin chính về tính cách, trạng
thái, đặc điểm tâm lý của cá nhân đó.
Hai loại ngôn ngữ thường dùng làm phương tiện giao tiếp đó là ngôn ngữ viết và ngôn
ngữ nói. Với ngôn ngữ viết, là ngôn ngữ nhìn thấy, ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện ở ngữ pháp của câu,
mệnh đề, một từ và được sử dụng trong các ngữ cảnh, văn cảnh khác nhau, cấu trúc câu khác nhau
mang một ý nghĩa khác nhau, thậm chí đối lập nhau về nghĩa. Do đó ngôn ngữ viết sẽ trở thành một
phương tiện giao tiếp hiệu quả nếu người giao tiếp chuẩn về ngữ pháp, dừng từ thể hiện được sự trong
sáng, tế nhị, thanh tao, dễ đọc, dễ hiểu.
Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh cũng chứa đựng nghĩa xã hội, chính là nội hàm
của khái niệm từ, thực hiện chức năng nhận thức. Phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ nói có hiệu quả khi
các ý trong từ thể hiện thái độ thiện cảm, phù hợp với không gian giao tiếp. Đặc điểm rõ nhất của ngôn
ngữ nói là giọng điệu. Giọng điệu tự nó phản ánh chân thật tình cảm, giọng điệu có thể khuyến khích,
động viên, răn đe, ngăn cấm, kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức hoặc ngược lại làm đối
tượng giao tiếp buồn tẻ, thụ động…
Trong cuốn “Tâm lý học xã hội” A.G.Covaliov đã khẳng định nếu như nội dung của lời
nói tác động vào ý thức, thì ngữ điệu của nó tác động vào tình cảm con người. Cũng vấn đề này
V.A.Xukhomlinxki nhấn mạnh: “Bằng lời nói con người có thể giết chết hoặc làm sống lại, có thể gây
tổn thương hoặc làm lành bệnh, có thể gieo rắc sự bất ngờ và thất vọng…có thể tạo ra nụ cười sung
sướng hoặc làm rơi những giọt nước mắt đau khổ…có thể động viên con người làm việc hoặc kiềm
hãm sức mạnh tinh thần…”. Vì thế cần rèn luyện ngôn ngữ để giao tiếp.
1.2.4.2. Phương tiện phi ngôn ngữ
Phương tiện phi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ngoài ngôn ngữ. Trong giao tiếp bên
cạnh tín hiệu ngôn ngữ thì tín hiệu phi ngôn ngữ giúp cho đối tượng giao tiếp cho đi rất nhiều thông
điệp có ý nghĩa. Tín hiệu phi ngôn ngữ đó là những cử chỉ, điệu bộ (nhún vai, vẩy tay, chỉ tay); cái bắt
tay; thái độ (ân cần, thân thiện, cởi mở, hồ hởi, lạnh lùng, thờ ơ, lãnh đạm, nhạt nhẽo); nụ cười; ánh
mắt, nheo mắt; ngôn ngữ không gian; ngôn ngữ thời gian. Mặc dù những cử chỉ điệu bộ của con người
có thể luyện tập và che đậy được, nhưng nhìn từ một góc độ nào đó khi đã tham gia vào cuộc giao tiếp
thì cử chỉ, điệu bộ của con người được điều khiển bởi thói quen và vô thức.
Chính vì vậy cử chỉ, điệu bộ …của con người trong lúc nói chuyện, giao tiếp đã nói lên
một phần bản chất thật của người tạo ra nó.
Ví dụ, một người đang dùng lời để thuyết phục mọi người tin rằng mình không ăn cắp
nhưng qua giọng nói run, da mặt tái nhợt, ánh mắt cố tình tránh ánh mắt mọi người đã nói lên rằng
người đó đã ăn cấp.
Trong giao tiếp, cử chỉ, điệu bộ mang lại ý nghĩa rất lớn. Khi lắng nghe đối tượng giao
tiếp ta phải lắng nghe cả ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời (tín hiệu phi ngôn ngữ); còn khi nói
chúng ta nên tranh thủ sử dụng cử chỉ, điệu bộ bổ trợ cho lời nói. Cử chỉ, điệu bộ giúp ta diễn đạt vấn
đề sinh động hơn, thuyết phục hơn. Các nhà nghiên cứu ở Mỹ gần đây cho rằng: “ Trong giao tiếp,
thông qua hình thức nói, tác động của từ ngữ chỉ chiếm 30 đến 40%, phần còn lại là giao tiếp của phi
ngôn ngữ”[8, tr.126] Vì vậy, khi giao tiếp, người giao tiếp phải có kiến thức về tín hiệu phi ngôn ngữ để giao
tiếp hiệu quả hơn.
Ví dụ như:
Không gian giao tiếp [8, tr.150-151]: Không gian giao tiếp cũng là phương tiện để bộc lộ
mối quan hệ, tình cảm giữa các cá nhân với nhau. Về cơ bản chúng ta thường xích lại gần những người
chúng ta thích và tin tưởng, nhưng lại tránh xa những người chúng ta sợ hoặc không có cảm tình.
Thông thường, người ta chỉ ra bốn vùng xung quanh mỗi cá nhân .
– Vùng mật thiết: có bán kính từ 0 đến 0,5 m. Vùng này chỉ tồn tại khi có mối quan hệ
thân tình với người khác hoặc khi hai người đang đánh nhau. Lúc này khứu giác và khứu giác là
phương tiện quan trọng, lời nói có thể chỉ thì thầm.
– Vùng riêng tư: có bán kính từ 0,5 đến 1,5 m. Hai người phải rất quen nhau đến mức
thấy thoải mái, mặc dù họ chưa đến mức mật thiết.
– Vùng xã giao: có bán kính từ 1,5 dến 3,5 m, đây là vùng tiến hành phần lớn các hoạt
động kinh doanh, vì nó phù hợp với mối quan hệ riêng tư, ví dụ như giao tiếp giữa người bán hàng và
khách hàng.
– Vùng công cộng: có bán kính từ 3,5m trở lên. Đây là phạm vi tiếp xúc với những người
lạ vì mục đích công việc, là phạm vi được các chính khách ưa thích.
Cách bắt tay thường gặp trong giao tiếp [8, tr.126-129]:
– Hãy giữ khoảng cách : Đây là cách bắt tay cổ điển, nghi thức, rất thích hợp trong lần
gặp gỡ đầu tiên.
+ Giữ cánh tay dùng để bắt của bạn (luôn là tay phải) duỗi ra nhưng đừng quá cao, tư thế
đứng thẳng, tay được giữ ở tư thế nằm ngang (bàn tay vuông góc với mặt đất), với lòng bàn tay quay về
bên trái.
+ Một cái nắm tay vừa phải: Nắm tay quá chặt sẽ bị lộ ra là mình quá mạnh mẽ, quyết
đoán; Nắm tay quá lỏng lẻo, bạn sẽ bị đánh giá là người quá hờ hững , vô tình hoặc kém cỏi, thiếu tự
tin, thụ động; nắm hết bàn tay của đối tác- nắm lòng bàn tay (tư cách ngang bằng).
– Chi phối: Những người có tước vị, quyền lực mạnh mẽ, thích kẻ cả, bề trên, thích ban
ơn thường chọn cách bắt tay “chi phối”.
Người muốn chi phối đưa tay ra với lòng bàn tay hướng xuống. Nếu đối tác ở thế yếu,
chấp nhận mối quan hệ, thì tay đối tác sẽ nằm dưới, lòng bàn tay hướng lên trên. Nếu đối tác mạnh, tự
tin, biết ứng xử thì trong quá trình bắt tay sẽ khéo léo xoay dần tay chuyển thành thế ngang bằng, hoặc
xoay tay của người muốn chi phối phải ngửa lòng bàn tay lên.
– Bạn được chào đón vào không gian của tôi: cũng như cách bắt tay giữ khoảng cách,
nhưng các bên tỏ ra thân thiện hơn bằng cách tiến lại gần nhau hơn. Trong cách bắt tay này, cánh tay
cong ở khuỷ tay, bàn tay có thể cong ở phần cổ tay để giữ nó song song với mặt đất.
– Bạn được tin tưởng: Cũng như cách bắt tay bạn được chào đón vào không gian của tôi,
nhưng trong kiểu này, thời gian bắt tay kéo dài hơn, người ta thường nắm tay rung rung tỏ vẻ thân
thiện. Kiểu bắt tay này thường được dùng một cách vô thức bởi những đối tác thân thiết hoặc những
người được tin cậy.
– Những người bạn thật sự: Tương tự kiểu bắt tay bạn được tin tưởng, nhưng bạn tiến gần
hơn nữa về phía đối tác. Kiểu bắt tay này dành riêng cho những người bạn và đối tác thân thiết.
Nét mặt [8,tr.149]: Trong giao tiếp, nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người. Các
công trình nghiên cứu thống nhất rằng nét mặt của con người biểu lộ sáu cảm xúc: vui, mừng, buồn,
ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, ghê tởm. Ngoài tính biểu cảm, nét mặt còn cho ta biết ít nhiều về cá tính
con người.
Nụ cười [8,tr.149-150]: Trong giao tiếp chúng ta có thể dùng nụ cười để biểu lộ tình cảm,
thái độ của mình. Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính. Mỗi điệu cười biểu hiện
một thái độ nào đó, cho nên trong giao tiếp chúng ta phải tinh nhạy, quan sát nụ cười của đối tượng
giao tiếp để biết được cảm xúc thật sự của họ.
Ánh mắt [8,150]: Ánh mắt phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và
ước nguyện của con người ra bên ngoài. Trong giao tiếp, ánh mắt còn đóng vai trò “đồng bộ hoá” câu
chuyện, biểu hiện sự chú ý, tôn trọng, sự đồng tình hay phản đối. Ánh mắt trong giao tiếp cũng phụ
thuộc vào vị trí xã hội mỗi bên. Ánh mắt của con người thể hiện cá tính của người đó.
1.2.5. Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách
* Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Khi nói đến con người các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đề cập đến bản
chất xã hội của con người. bản chất đó được Các- Mác phát biểu trong một luận đề nổi tiếng: “ Bản
chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” [ 9, tr.492]. Thật vậy, không có quan hệ với người
khác “ Con người” không có dáng đi thẳng đứng, một đặc trưng chỉ có ở con người. Chỉ thông qua
quan hệ với người khác “ Con người” mới biết phát âm tiếng người, biết nói, hiểu được ngôn ngữ
người và biết sử dụng ngôn ngữ để đạt mục đích. Qua quan hệ với người khác con người học cách
nhìn, cách nghe, cách nghĩ, cách hành động, ứng xử phù hợp với quy luật tự nhiên, quy luật xã hội. có
quan hệ với người khác mà con người mới liện kết, phối hợp, điều hoà các cá nhân trong phân công lao
động xã hội, nhờ lao động mà “ Con người” thành người.
Kế tục những tư tưởng của Mác về bản chất xã hội của con người, nhà tâm lý học Mác-
Xít đã đi sâu vào việc khám phá bản chất con người và tìm hiểu cơ chế hình thành nên bản chất đó.
Theo các nhà tâm lý học Mác- Xít, bản chất con người xét về mặt tâm lý học nằm trong quan hệ khăng
khít với hoạt động và giao tiếp. Theo nhà tâm lý học L.X Vưgôtxki giao tiếp có vai trò quan trọng
không chỉ trong việc làm phong phú thêm nội dung ý thức của trẻ, trong việc giúp trẻ tiếp thu những tri
thức, KN mới mà nó còn quy định cấu tạo trung gian của các quá trình tâm lý cao cấp đặc trưng cho
con người. Ông còn cho rằng giao tiếp là một nhu cầu hữu cơ của con người, “ Bất kỳ một nhu cầu nào
trẻ sơ sinh, không kể đó là nhu cầu gì, đều dần dần trong quá trình phát triển trở thành nhu cầu của nó
về người khác, về sự tiếp xúc với người, về sự giao tiếp đối với họ”.
Thật vậy nếu như động vật có thể duy trì sự tồn tại và phát triển của nó không phụ
thuộc vào mối quan hệ với những động vật khác thì trái lại ở con người luôn luôn cần sự giúp đỡ, cưu
mang, đùm bọc của những người xung quanh. Mỗi cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ, mà phải
hợp tác dựa vào người khác. Con người trở thành “người” khi con người tích cực tham gia vào các hoạt
động như là một chủ thể trong các mối quan hệ xã hội.
Gia nhập vào các mối quan hệ xã hội như quan hệ với người thân trong gia đình, quan
hệ đồng nghiệp… cá nhân có dịp gặp gỡ, tiếp xúc với người khác qua đó cá nhân hình thành được cách
đánh giá về người khác, biết giá trị xã hội của họ, đồng thời cũng biết đánh giá mình về mọi mặt, tự
khẳng định mình qua sự đối chiếu, so sánh mình với người khác cũng như tiếp thu những chuẩn mực,
giá trị xã hội, trên cơ sở đó tự điều chỉnh, điều khiển bản thân theo các chuẩn mực xã hội. Với các vị trí
trong các
mối quan hệ, giao tiếp còn có thể hình thành những nét tính cách khác nhau ở từng con người như độc
lập, tự tin hay e dè, nhút nhát, khiêm tốn hay hợm mình, tham lam, ích kỷ hay biết mình vì mọi
người… Sự thành công hay thất bại trong giao tiếp ảnh hưởng đến tính cách con người.
Lênin đã từng nói: “Giao tiếp còn quan trọng hơn cả ánh sáng”. Quả thật không giao
tiếp với người khác thì con người sẽ cô đơn kinh khủng và trở thành bệnh hoạn vì nhu cầu của con
người trước hết là nhu cầu về người khác…Giao tiếp chính là cơ chế của sự hình thành, phát triển nhân
cách cá nhân.
* Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành, phát triển nhân cách SV Sư phạm:
– Đặc điểm tâm lý lứa tuổi SV
Theo tác giả Vũ Thị Nho, ở lứa tuổi SV con người đã bước vào giai đoạn trưởng thành (
người trưởng thành trẻ tuổi có tuổi từ 19, 20 đến 40). [29] Người trưởng thành là một khái niệm tổng hợp được xem xét trên cả bình diện sinh học,
tâm lý, xã hội. Theo nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý học, xã hội học, khái niệm tuổi trưởng thành
được xác định dựa theo một tổ hợp các tiêu chí sau:
– S ự chín muồi về mặt sinh lý, thể chất
– Có đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ của người công dân
– Đã kết thúc việc học tập ở những mức độ khác nhau
– Có nghề nghiệp ổn định
– Có lao động để nuôi sống bản thân và gia đình
– Đã xây dựng gia đình riêng
– Có cuộc sống kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào cha mẹ hoặc
người đỡ đầu.
Khái niệm tuổi trưởng thành còn tuỳ thuộc vào thời gian đào tạo và trình độ học vấn. Đó
cũng chính là lý do giai đoạn “ người trưởng thành trẻ tuổi” thường lấy mốc từ 20 trở lên, chậm hơn
chút ít so với tuổi công dân (18 tuổi).
SV là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật
chất hay tinh thần của xã hội. Thanh niên SV có những chức năng chủ yếu là bổ sung cho đội ngủ trí
thức, là tầng lớp có trình độ nghề nghiệp cao trong xã hội. Họ thực hiện tích cực vai trò là nguồn dự trữ
để bổ sung cho đội ngủ những chuyên gia theo các nhóm nghề khác nhau trong cấu trúc của tầng lớp tri
thức.
Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở tuổi thanh niên SV là tự ý thức phát
triển mạnh. Qua quá trình tự ý thức, SV điều chỉnh hành vi và cử chỉ của mình. Đó là điều kiện để phát
triển ý thức và hoàn thiện nhân cách, để xây dựng lại và tổ chứclại toàn bộ thế giới nội tâm của nhân
cách đó. Tự ý thức là một hình thức của ý thức giúp cho SV có những hiểu biết và những thái độ đối
với mình để chủ động hướng nhân cách theo các yêu cầu của xã hội.
Theo kết quả nghiên cứu của B.G.Ananhev cho thấy rằng: lứa tuổi SV là thời kỳ phát
triển tích cực nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mĩ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách. Đặc
biệt là họ có vai xã hội của người lớn.
Trong giai đoạn lứa tuổi SV, con người có sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, thang giá trị
xã hội có liên quan đến nghề nghiệp. Họ xác định con đường sống tương lai tích cực, nắm vững nghề
nghiệp và bắt đầu thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. SV có thể đạt đỉnh cao về thể
thao, bắt đầu thành đạt trong khoa học và nghệ thuật. Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực
cần thiết được củng cố và phát triển. Các quá trình tâm lý, đặc biệt là quá trình nhận thức được nghề
nghiệp hoá. Tình cảm nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, tính độc lập được nâng cao, cá tính và lập
trường sống của SV được bộc lộ rõ rệt. Kỳ vọng đối với nghề nghiệp tương lai của SV được phát triển.
Sự trưởng thành về mặt xã hội, tinh thần và đạo đức việc hình thành những phẩm chất nghề nghiệp và
sự ổn định chung về nhân cách của SV được phát triển. Khả năng tự giáo dục của SV được nâng cao.
Tính độc lập và sẵn sàng đối với hoạt động nghề nghiệp tương lai được củng cố.
Định hướng giá trị là những giá trị được chủ thể nhận thức, ý thức và đánh giá cao, có ý
nghĩa định hướng, điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới những giá trị đó.
Định hướng giá trị phát triển mạnh vào lúc thanh niên phải đứng trước việc chọn nghề,
chọn các chuyên ngành khác nhau trong việc thi vào các trường Đại học – Cao đẳng – Trung học
chuyên nghiệp. SV Việt Nam đánh giá cao các giá trị: hoà bình, tự do, tình yêu, công lý, việc làm, niếm
tin, gia đình, nghề nghiệp, tình nghĩa, sống có mục đích, tự trọng. (Kết quả nghiên cứu về định hướng
giá trị của chương trình KHCN cấp nhà nước, với đề tài KX – 07 – 04 của Nguyễn Quang Uẩn,
Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang (1995) )
Định hướng giá trị của người trưởng thành trẻ tuổi liên quan mật thiết với xu hướng nhân
cách và kế hoặch đường đời của họ.
– Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Sư phạm
Giao tiếp là một phần cơ bản của hoạt động sư phạm. Trong mỗi nghề nghiệp đều có
những yêu cầu giao tiếp đặc trưng. Một yếu tố quan trọng làm nên thành công của người làm nghề dạy
học đó là năng lực giao tiếp sư phạm. Chính năng lực giao tiếp sư phạm của người giáo viên nói lên
nhân cách của họ. Đồng thời, thông qua hoạt động dạy học, giao tiếp sư phạm nhân cách người giáo
viên được bồi dưỡng và hoàn thiện.
Giao tiếp trong môi trường nhà trường, nơi các em được đào tạo nghề nghiệp có ảnh
hưởng rất lớn đến nhân cách nói chung và năng lực giao tiếp sư phạm nói riêng của các em sau này. SV
là đối tượng các em đang được đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp. Đại đa số các em có ý thức để chuẩn
bị những hành trang như tri thức và một số KN cần thiết phục vụ cho công việc sau này của mình. Nếu
nhà trường có sự tổ chức quản lý, giảng dạy càng coi trọng sự tiến bộ cho SV thì càng được các em ủng
hộ. Điều này sẽ thôi thúc lòng nhiệt tình của tuổi trẻ, giúp các em ngày càng yêu đời và yêu nghề hơn.
Khi nói về vai trò của giao tiếp đối với việc hình thành nhân cách SV T.V.Pêteria đã
viết: “Nhân cách sinh viên không chỉ biểu hiện trong giao tiếp mà trong một mức độ nhất định nó còn
được hình thành dưới ảnh hưởng của giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp và học tập ở trường đại học,
giao tiếp đóng vai trò là người điều chỉnh hoạt động của Giáo viên và là phương tiện hình thành tiêu
chuẩn đạo đức, hạnh kiểm, thẩm mỹ, giá trị tư tưởng của Sinh viên…” [31] Ở trường học, năng lực chuyên biệt giao tiếp sư phạm của người SV được hình thành
thông qua hoạt động giao tiếp của người SV Sư phạm với thầy cô giáo, bạn bè trong trường, lớp, các
cán bộ phòng khoa…những người đang làm công tác giáo dục, giảng dạy, với các cơ quan ban ngành
có liên quan và cả với cộng đồng trong công tác xã hội hoá giáo dục. Chính Ban giám hiệu; toàn thể
GV, Cán bộ, Công nhân viên trong nhà trường là những người chịu trách nhiệm tạo ra một môi trường
sống và giao tiếp mô phạm. Được sống và học tập trong môi trường giao tiếp như thế là điều kiện tiên
quyết để hình thành, bồi dưỡng nhân cách cho SV – những người thầy trong tương lai.
Trong quá trình học tập, khi tham gia vào các loại hình hoạt động khác nhau, SV thể hiện
và xây dựng các mối quan hệ phong phú với mọi người. Trong các mối quan hệ đó SV học hỏi những
tri thức, KN , kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên môn cũng như kinh nghiệm sống. Soi mình vào người
khác SV sẽ nhận ra những ưu điểm bản thân để phát huy, nhược điểm bản thân để khắc phục. Chính
cách giao tiếp, ứng xử trong hoạt động sư phạm sẽ thiết lập được những mối quan hệ cần thiết, qua đó
SV tự điều chỉnh, điều khiển thái độ, phong cách giao tiếp của mình, cũng như điều chỉnh, điều khiển
hành vi đối tượng giao tiếp cho phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của nhà trường Sư phạm và từ đó tự
hoàn thiện nhân cách.
Theo tác giả Nguyễn Văn Lê, giao tiếp sư phạm là thành phần cấu trúc cơ bản của các
phương pháp giảng dạy, giáo dục. Mọi yêu cầu về cải tiến phương pháp giảng dạy, giáo dục sẽ kéo
theo sự cải tiến phương pháp giao tiếp sư phạm. [24, tr.55] 1.3. KỸ NĂNG GIAO TIẾP:
1.3.1. Một số khái niệm
* Kỹ năng
Theo Từ điển Tiếng Việt 2000, Nhà Xuất bản Thanh Niên, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam thì
KN là năng lực làm việc khéo léo. Trong tâm lý học nhiều tác giả đưa ra những định nghĩa về KN khác
nhau như:
Trần Trọng Thủy quan niệm KN là mặt kỹ thuật của hoạt động, con người nắm được cách
hành động tức là có kỹ thuật hành động, có KN.
Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn, Trần Quốc Thành…quan niệm KN
là năng lực của con người khi thực hiện một công việc có kết quả trong những điều kiện nhất định,
trong một khoản thời gian tương ứng.
Như vậy có hai quan niệm khác nhau về KN.
+ Quan niệm thứ nhất: Xem xét KN nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động, người có KN là
người nắm vững trí thức về hành động và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không cần
tính đến kết quả hành động.
+ Quan niệm thứ hai: Xem xét KN là một biểu hiện năng lực con người chứ không phải đơn
thuần là mặt kỹ thuật của hành động. Coi KN là năng lực thực hiện một công việc kết quả với chất
lượng cần thiết trong một thời gian nhất định.
Trong đề tài của mình, chúng tôi chọn quan niệm thứ hai về KN.
* Kỹ năng giao tiếp.
KNGT là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi được con người phối hợp hài hòa,
hợp lý nhằm đảm bảo kết quả cao trong hoạt động có sự tiếp xúc giữa con người với con người.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *