BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ MINH THUẬN
MỘT SỐ RỐI NHIỄU TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ MINH THUẬN
MỘT SỐ RỐI NHIỄU TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS ĐINH PHƯƠNG DUY
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
là trung thực.
Lê Minh Thuận
LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành tri ân và cảm ơn thầy Đinh Phương Duy-Tiến sĩ tâm lý, thầy Lý Minh
Tiên -Thạc sĩ tâm lý đã nâng đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tuấn – Giáo sư Y khoa, Tiến sĩ Toán thống
kê, đã nhiều năm hướng dẫn (nhóm) tôi ứng dụng phần mền R trong phân tích toán thống
kê.
Lê Minh Thuận
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………….. 1
1.Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………………………………. 1
2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………………………………….. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
……………………………………………………………………………….. 3
4. Giả thuyết nghiên cứu
………………………………………………………………………………. 3
5. Phạm vi nghiên cứu
………………………………………………………………………………….. 3
6. Ý nghĩa ……………………………………………………………………………………………..
3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN …………………………………………………………………….. 5
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
…………………………………………………….. 5
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài. …………………………………………………….
5
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước về rối nhiễu tâm lý. ………………………….
12
1.2. KHÁI NIỆM RỐI NHIỄU TÂM LÝ………………………………………………….. 15
1.3. STRESS
………………………………………………………………………………………..
20
1.3.1. Khái niệm rối nhiễu stress
…………………………………………………………….
20
1.3.2. Đặc điểm rối nhiễu Stress.
…………………………………………………………….
22
1.3.3. Phân loại rối nhiễu stress
………………………………………………………………
23
1.3.4. Nguyên nhân rối nhiễu stress ………………………………………………………..
24
1.4. TRẦM CẢM
……………………………………………………………………………………….. 27
1.4.1. Khái niệm rối nhiễu trầm cảm
……………………………………………………….
27
1.4.2. Đặc điểm rối nhiễu trầm cảm ………………………………………………………..
28
1.4.3. Phân loại rối nhiễu trầm cảm
…………………………………………………………
31
1.4.4.Nguyên nhân rối nhiễu trầm cảm ……………………………………………………
33
1.4.5. Phương pháp trị liệu rối nhiễu trầm cảm
…………………………………………
35
1.5. LO ÂU
………………………………………………………………………………………………… 36
1.5.1.Khái niệm rối nhiễu lo âu
………………………………………………………………
36
1.5.2. Đặc điểm rối nhiễu lo âu ………………………………………………………………
37
1.5.3. Phân loại rối nhiễu lo âu
……………………………………………………………….
38
1.5.4. Nguyên nhân rối nhiễu lo âu …………………………………………………………
38
1.5.5. Liệu pháp trị liệu rối nhiễu lo âu ……………………………………………………
40
1.6. RỐI NHIỄU TÂM LÝ Ở SINH VIÊN
…………………………………………………. 41
1.6.1.Tình cảm và công việc ………………………………………………………………….
42
1.6.2. Hoạt động tình dục và sự mang thai
……………………………………………….
43
DÀN Ý NGHIÊN CỨU
……………………………………………………………………………… 45
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
…………………….. 46
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………. 46
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU………………………………………………………………….. 46
2.2.2. Dân số mục tiêu
…………………………………………………………………………..
46
2.2.3. Khách thể nghiên cứu (Dân số chọn mẫu) ………………………………………
46
2.3. CỠ MẪU NGHIÊN CỨU
……………………………………………………………………. 46
2.4. CHỌN MẪU
……………………………………………………………………………………….. 47
2.5. THU THẬP SỐ LIỆU …………………………………………………………………………. 48
2.5.1 Bộ câu hỏi thu thập dữ liệu ……………………………………………………………
48
2.5.2. Các bước nghiên cứu
……………………………………………………………………
49
2.5.3. Kiểm soát sai lệch dữ liệu …………………………………………………………….
49
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU-PHÂN TÍCH SỐ LIỆU …………………………………………… 49
2.6.1. Nhập liệu ……………………………………………………………………………………
49
2.6.2. Xử lý
………………………………………………………………………………………….
49
2.6.3. Phân tích dữ liệu
………………………………………………………………………….
49
2.7. LIỆT KÊ VÀ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ
………………………………………………. 50
2.7.1. Biến số nền …………………………………………………………………………………
50
2.7.2. Biến số tiên lượng ……………………………………………………………………….
51
2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU …………………………………………………. 53
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỐI NHIỄU TÂM LÝ TRONG SINH VIÊN 54
3.1. Độ tin cậy thang đo
……………………………………………………………………………… 54
3.1. Thực trạng rối nhiễu tâm lý trong sinh viên. ………………………………………… 54
3.3. Một số yếu tố có khả năng tác động đến một số rối nhiễu tâm lý trong sinh
viên.
…………………………………………………………………………………………………… 56
3.4. Tỉ lệ có khả năng rối nhiễu tâm lý theo các mức độ khác nhau ở sinh viên.67
3.5. Mối tương quan giữa đặc tính mẫu, gia đình-xã hội gây rối nhiễu tâm lý 71
3.6. Mối tương quan giữa đặc tính mẫu và rối nhiễu trầm cảm, lo âu, stress ở sinh
viên
……………………………………………………………………………………………………. 87
3.5.1. Mối quan hệ giữa trầm cảm và lo âu ở sinh viên ……………………………..
87
3.5.2. Mối quan hệ giữa trầm cảm và stress ở sinh viên …………………………….
88
3.5.3. Mối quan hệ giữa lo âu và stress ở sinh viên …………………………………..
89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
…………………………………………………………………….. 92
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các rối nhiễu tâm lý …………………………………………………………………. 18
Bảng 1.2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu theo
DSM-IV-TR ……………………………………………………………………………… 32
Bảng 1.3. Phân biệt trầm cảm …………………………………………………………………… 33
Bảng 1.4. Điều trị rối nhiễu lo âu ……………………………………………………………… 40
Bảng 1.5. Các mức độ rối nhiễu tâm lý DASS-42
………………………………………. 48
Bảng 3.6. Kế hoạch học tập của sinh viên (n=400) ……………………………………… 62
Bảng 3.7. Lý do không có lập kế hoạch (n=120)
………………………………………… 63
Bảng 3.8. Hy vọng của sinh viên ………………………………………………………………. 64
Bảng 3.9. Thái độ của sinh viên đối với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân . 65
Bảng 3.10. Thái độ của sinh viên đối với việc sống chung trước hôn nhân
…….. 65
Bảng 3.11. Thái độ của sinh viên đối với hiện tượng ly hôn/ li dị …………………. 66
Bảng 3.12. Trị số trung bình, trung vị của thang điểm DASS-42 ………………….. 67
Bảng 3.13. Tỉ lệ có khả năng các mức độ rối nhiễu trầm cảm của sinh viên …… 68
Bảng 3.15. Tỉ lệ có khả năng các mức độ rối nhiễu stress của sinh viên ………… 70
Bảng 3.16. Mối liên hệ giữa năm học của sinh viên với stress, lo âu và trầm cảm72
Bảng 3.17. Mối liên hệ giữa trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên theo khoa.
…. 73
Bảng 3.18. Mối liên hệ giữa chỗ ở của sinh viên với trầm cảm, lo âu, stress của sinh
viên
………………………………………………………………………………………….. 75
Bảng 3.19. Mối liên hệ giữa trầm cảm, lo âu, stress với phương tiện thường xuyên
sử dụng đi học của sinh viên
……………………………………………………….. 77
Bảng 3.20. Mối quan hệ giữa thái độ với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân với
trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên ……………………………………………….. 78
Bảng 3.21. Mối liên hệ giữa việc sử dụng internet với trầm cảm, lo âu, stress của
sinh viên
……………………………………………………………………………….. 80
Bảng 3.22. Mối liên hệ giữa sinh viên có hút thuốc lá với lo âu, trầm cảm, stress82
Bảng 3.23. Mối quan hệ giữa thái độ chung sống trước hôn nhân với trầm cảm, lo
âu, stress ở sinh viên.
……………………………………………………………… 83
Bảng 3.24. Mối quan hệ giữa uống rượu bia với trầm cảm, lo âu, stress ……………… 82
Bảng 3.25. Mối liên hệ giữa trầm cảm, lo âu, stress và Kế hoạch học tập của sinh
viên ……………………………………………………………………………………… 85
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố sinh viên theo giới tính
……………………………………………… 54
Biều đồ 3.2. Phân bố sinh viên theo Khoa
…………………………………………………. 55
Biểu đồ 3.3. Phân phối theo năm học ……………………………………………………….. 55
Biểu đồ 3.4. Phân bố theo dân tộc ……………………………………………………………. 56
Biểu đồ 3.5. Phân bố sinh viên theo tôn giáo …………………………………………….. 56
Biểu đồ 3.6. Nơi sống của sinh viên ………………………………………………………….. 57
Biểu đồ 3.7. Phương tiện sử dụng thường xuyên của sinh viên …………………….. 58
Biểu đồ 3.8. Việc làm kiếm tiền ………………………………………………………………. 58
Biểu đồ 3.9. Dịch vụ tư vấn sức khỏe tâm lý
…………………………………………….. 59
Biểu đồ 3.10. Sinh viên sử dụng internet
……………………………………………………. 60
Biểu đồ 3.11. Hút thuốc lá ……………………………………………………………………….. 61
Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ uống dụng rượu / bia của sinh viên
……………………………….. 62
Biểu đồ 3.13. Mức độ rối nhiễu trầm cảm ở sinh viên …………………………………. 69
Biểu đồ 3.15. Mức độ rối nhiễu lo âu ở sinh viên ……………………………………….. 70
Biểu đồ 3.17. Biểu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa trầm và lo âu ………………. 87
Biểu đồ 3.18. Biểu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa trầm và stress ……………… 88
Biểu đồ 3.19. Biểu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa trầm và stress ……………… 89
Biểu đồ 3.20. Biểu diễn hệ số tương quan giữa lo âu, trầm cảm, và stress của sinh
viên ………………………………………………………………………………….. 88
Sơ đồ 1.1: Các mức độ rối nhiễu tâm lý …………………………………………………….. 20
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ chẩn đoán cho một người có khí sắc trầm .
………………………… 31
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
– AABB: Rối loạn ám ảnh bó buộc
– BLTD: Bạo lực tình dục
– LATT: Rối loạn lo âu toàn thể
– RLCXTM: Rối loạn cảm xúc theo mùa
– RLTCCY: Rối loạn trầm cảm chủ yếu
– SC: Rối loạn stress cấp
– SKSS và SKTD: Sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục
– SSCT: Rối loạn stress sau chấn thương
– VTN- TN: Vị thành niên – thanh niên
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
– Biopsychosocial model: Mô hình Tâm lý-Sinh lý- Xã hội
– Cross sectional/Synchronic study: nghiên cứu tại một thời điểm
– DASS-42: Depression Anxiety Stress Scales-42 (SH Lovibond & PF Lovibond,
1995): Trầm cảm, lo âu, stress.
– DSM-IV: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fourth Edition
(DSM-IV): Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần, phiên bản IV-TR
– GABA-benzodiazepine: gamma-aminobutyric acid
– GAD: Generalized Anxiety Disorder: Rối loạn lo âu tổng quát
– GAS: General adaptation syndrome: Hội chứng thích nghi tổng quát
– GHQ-9: General health questionnaire GHQ-9: thang đo trầm cảm
– LST: Life Skills training : đào tạo kỹ năng sống
– MDD: Major Depressive Disorder: Loạn trầm cảm chủ yếu
– Negative change: biến đổi âm tính
– PMSS: Perceived Medical School Stress:
– Positive change: biến đổi dương tính
– SASCAT: Công cụ đánh giá nguồn vốn xã hội được điều chỉnh
– School-based mental health serviece: mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào
nhà trường
– UNICEF: United Nations International Children’s Emergency Fund: Quỹ Nhi đồng
Liên Hiệp Quốc
– WCCL : Ways of Coping Check List: bảng kiểm các đối phó (căng thẳng)
– WHO: World Health Organization: Tổ chức Y tế Thế giới
– WISC_R: Weschler Intelligence Scale for Children-Revised: Trắc nghiệm trí tuệ trẻ
em của Weschler
– YLL= Years of Lost Life (death): năm của cuộc sống bị mất
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Rối nhiễu tâm lý, đặc biệt trầm cảm, những hành động tự tử, tự làm hại bản thân và
lạm dụng rượu/ thuốc, được xếp loại trong số 10 vấn đề hang đầu gây ra gánh nặng tổng thể
do bệnh tật hiện nay trên thế giới. Đến năm 2030, trầm cảm là dự kiến để trở thành yếu tố
đóng góp hàng đầu của gánh nặng bệnh tật, tàn phế ở các nước có thu nhập cao [99]. Trong
số các bệnh không truyền nhiễm, Tổ chức Y tế thế giới ước lượng rằng nhóm bệnh do rối
nhiễu tâm lý gây ra gánh nặng bệnh tật nhiều hơn nhóm khác, kể cả ung thư hoặc bệnh tim
mạch. Gánh nặng này ở tất cả các lứa tuổi, bao gồm trẻ em và vị thành niên và là một
nguyên nhân quan trọng của bệnh tật và tử vong [35]. Ở một số nơi tại miền Nam Ấn Độ,
nông thôn Trung Quốc, một số công trình nghiên cứu cho thấy giao thoa giữa sức khỏe thể
chất và rối nhiễu tâm lý rất quan trọng – là nguy cơ thêm vào cho bệnh lý tim mạch, tiểu
đường, sức khỏe sinh sản, chấn thương, tự tử,…được coi là do rối nhiễu tâm lý gây ra.
Tâm lý là một vấn đề quan trọng trong hệ thống sức khỏe cũng như sức khỏe thể chất
đối với các cá nhân, cộng đồng và thế giới. Rất khó có thể dự đoán một ai đó có thể phát
triển các rối nhiễu tâm lý, khó áp dụng các biện pháp nâng cao sức khỏe một cách có hiệu
quả trên dân số [79].
Từ các tạp chí xuất bản ở Việt Nam, tạp chí tiếng Anh, người nghiên cứu nhận thấy
rằng các kết quả tập trung nhiều vào “kiến thức, thái độ và hành vi sức khỏe”, liên quan đến
HIV/AIDS, sử dụng thuốc lá, rượu [13], [59],[77] mặc dù những nghiên cứu này quan trọng,
nhưng nó không nhấn mạnh vào đặc điểm tâm lý của những người tham gia nghiên cứu, hay
các yếu tố xác định tình trạng tâm lý kém. Khả năng hạn chế trong lĩnh vực Tâm lý học Sức
khỏe ở các nước đang phát triển đã là điểm nhấn của nhiều bài báo đặc biệt trong tạp chí
TheLancet (2008) và tạp chí Tâm lý học và tâm thần trẻ em [79],[84],[102]. Không có sức
khỏe nếu không có sức khỏe tâm lý [79],[80]. Theo tác giả Belfer (2008) đã phân tích những
khó khăn trong việc cải thiện chăm sóc sức khỏe tâm lý ở các nước có thu nhập thấp và
trung bình, và đã đưa ra đề nghị có hướng dẫn rõ ràng đối với các giải pháp [35], một giải
pháp khác là vận động cộng đồng tham gia với các nhà nghiên cứu một cách có ý nghĩa để
địa phương có liên quan trong việc giải thích và sử dụng kết quả nghiên cứu này hơn là
“tiếp thu một cách máy móc” các giải pháp từ các nước phát triển. Có rất nhiều các bài báo
khoa học, số liệu và nghiên cứu từ nguồn các nước nói tiếng Anh, các nước có nền kinh tế
phát triển, nhưng rất ít ở các nước châu Á khác và đặc biệt tại Việt Nam [94], [95].
Rối nhiễu tâm lý tương tác với nhiều tình trạng sức khỏe (WHO), những người sống
trong các tình trạng sang chấn dễ mắc rối loạn trầm cảm, lo lắng, stress, cảm xúc, xa xút
trong học tập, việc làm và có thể bị thất nghiệp, nặng hơn có thể tự tử….[59]. Rối nhiễu tâm
lý làm tăng rất nhiều lần nguy cơ nhiễm HIV, có thể suy giảm việc tuân thủ điều trị, dẫn đến
phát triển AIDS [36]. Trong nhiều bệnh thực thể, những người có sẵn rối nhiễu tâm lý từ
trước sẽ làm chậm trễ việc tìm kiếm sự giúp đỡ [9],[19].
Có một tỉ lệ lớn của các triệu chứng liên quan đến sức khỏe tâm lý trong sinh viên y
khoa, stress xảy ra khi sinh viên y mới bắt đầu chương trình đào tạo [40]. Ở các nước Trung
Quốc, Hồng Kông, Thái Lan và các nước châu Á khác [65], [74], [104] cũng đã nghiên cứu
về sức khỏe tâm lý ở thanh thiếu niên. Việt Nam nằm trong nước được quan tâm về sức
khỏe tâm lý cộng đồng trong khối các nước đang phát triển, trong 10 ưu tiên để đối phó
những vấn đề bất bình đẳng toàn cầu nghiêm trọng trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe
tâm lý, WHO khuyến nghị áp dụng như tăng cường sự tiếp cận điều trị trong chăm sóc sức
khỏe ban đầu [97], [100] về lồng ghép sức khỏe tâm lý trong CSSKBĐ. Những kết quả
nghiên cứu mới đây tại Việt Nam như bạo lực tình dục [58], stress trong việc nuôi nấng con
cái [20], yếu tố nguy cơ chấn thương tâm lý [59], đo lường nguồn vốn xã hội [44], làm việc
trong môi trường y tế [3] của chương trình liên kết Châu Á, cũng chỉ ra yếu tố nguy cơ ảnh
hưởng đến rối nhiễu tâm lý [49]. Học tập là một môi trường có stress cao, nhiều lo âu và
cảm xúc [5], thường tạo ra hiệu ứng ảnh hưởng đến thành tích học tập, sức khỏe và phúc lợi
của sinh viên
Chính vì lý do trên người nghiên cứu tiến hành khảo sát “Một số rối nhiễu tâm lý của
sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
− Phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến rối nhiễu tâm lý ở sinh viên.
− Xác định tỉ lệ và các mức độ rối nhiễu trầm cảm ở sinh viên.
− Xác định tỉ lệ và các mức độ rối nhiễu lo âu ở sinh viên.
− Xác định tỉ lệ và các mức độ rối nhiễu stress ở sinh viên.
− Xác định mối liên hệ giữa trầm cảm, lo âu, stress với các yếu khác.
4. Giả thuyết nghiên cứu.
− Có biểu hiện rối nhiễu tâm lý của sinh viên ở mức độ cao.
− Có sự khác biệt mức độ rối nhiễu tâm lý của sinh viên theo nhóm các yếu tố giới
tính, năm học, ngành học, thời gian học, chỗ ở, phương tiện di chuyển thường xuyên,
sử dụng internet, giải trí, kế hoạch học tập, hành vi hút thuốc lá, uống rượu/bia.
5. Phạm vi nghiên cứu.
5.1.Nội dung.
Trong các rối nhiễu tâm lý ở sinh viên, người nghiên cứu chỉ nghiên cứu rối nhiễu lo
âu, trầm cảm, stress ở sinh viên Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh.
5.2.Phạm vi.
− Sinh viên năm 1 và 3 các Khoa thuộc Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa.
Điểm mới của đề tài.
Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh và đầu tiên trong cả
nước về sức khỏe tâm lý sinh viên.
Các tham số của rối nhiễu tâm lý như tỉ lệ, mức độ,… đã được xác định liên quan đến
nhiều yếu tố như năm học, hay ngành học, hút thuốc lá, uống rượu bia, giới,….có khả năng
ảnh hưởng rối nhiễu tâm lý ở sinh viên.
Những phát hiện này sẽ được sử dụng để thay đổi phương pháp giáo dục và bắt đầu
chương trình quản lý rối nhiễu tâm lý để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng học tập
cũng như cuộc sống của sinh viên ngành y tế.
Tính khái quát hóa và tính ứng dụng.
Sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên y khoa có tiềm năng ảnh hưởng đến chất
lượng cung cấp, can thiệp, chăm sóc bệnh nhân hay cộng đồng, khi họ trở thành Bác sĩ,
chuyên gia Y tế Công cộng, Điều dưỡng, Dược sĩ.
Sự rối nhiễu tâm lý nặng và rất nặng ở sinh viên có thể tiếp tục trong quá trình thực tập,
thời gian học sau đại học, và thời gian sau đó là trong cuộc sống thực tế của nhân viên y tế
sau này.
Các nhân viên y tế căng thẳng và lo lắng không có khả năng cung cấp chăm sóc bệnh
nhân tối ưu, hay thiết kế chương trình can thiệp sức khỏe cộng đồng, nâng cao sức khỏe
cộng đồng.
Can thiệp kịp thời để kiểm soát rối nhiễu tâm lý trong sinh viên ngành y là có khả năng
dẫn đến tình hình học tập tốt hơn và cung cấp các dịch vụ chăm chăm sóc bệnh nhân/cộng
đồng sau đó tốt hơn.
Rối nhiễu tâm thần có thể điều trị khỏi nhưng luôn để lại di chứng về sau, phòng tránh
kiểm soát rối nhiễu tâm lý là mục tiêu hàng đầu của chăm sóc sức khỏe ban đầu, của ngành
y tế công cộng và của các nhà trị liệu tâm lý.
Kết quả này khảo sát trên dân số mục tiêu là sinh viên ngành y, do đó tỉ lệ rối nhiễu tâm
lý chưa thể khái quát hóa cho các sinh viên trường khác, ngành khác.
Hạn chế của phương pháp nghiên cứu.
Trong bộ câu hỏi phỏng vấn có tính chất định tính nên khó thống nhất hoàn toàn về cách
chọn lựa phương án trả lời của sinh viên. Trong thang đo DASS-42 bảng phỏng vấn đối
tượng xảy ra trong thời gian tuần lễ qua với được phép nhiều phương án chọn lựa những câu
mang tính chất định tính như trên có thể phương án trả lời của những sinh viên chưa được
thống nhất, vừa bị hạn chế sai lệch thông tin nhớ lại. Nghiên cứu cắt ngang mô tả (tại một
thời điềm) nên kết luận nhân quả hạn chế.
Hạn chế kết quả trả lời của sinh viên.
Có thể có những sinh viên trả lời lấy có, theo hướng an toàn, chung chung, tùy tiện, vô
tình làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên đã được loại ra theo phiếu kiểm định
tính trung thực của câu trả lời.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài.
Vào những năm 1955, một số tác giả đã quan tâm đến việc nghiên cứu yếu tố tâm lý
ảnh hưởng đến sức khỏe [86], [89]. Năm 2007, nhóm tác giả Naiemeh Seyedfatemi,
Maryam Tafreshi1 và Hamid Hagani, kết quả nghiên cứu cho thấy, rối nhiễu tâm lý sinh
viên năm nhất là 65,8% tăng khối lượng công việc lớp học tỉ lệ 66,9% và thường xuyên nhất
là sự stress trong môi trường tình huống không quen thuộc là 64,2% và chờ đợi lâu dài tỉ lệ
là 60,4%. Sự stress nhiều hơn đáng kể trong năm đầu tiên so với các sinh viên năm thứ tư.
Trong số các chiến lược đối phó trong 12 lĩnh vực, vấn đề gia đình cố gắng giải thích với
cha mẹ và thỏa hiệp tỉ lệ 73%, đi cùng với các quy tắc trong gia đình tỉ lệ 68% đã được sử
dụng thường xuyên bởi hầu hết sinh viên. Để đối phó với yêu cầu tham gia vào hoạt động,
sinh viên thường xuyên cố gắng tìm ra cách đối phó với vấn đề có tỉ lệ 66,4% và cố gắng để
cải thiện bản thân có tỉ lệ 64,5%. Các chiến lược tự chủ, cố gắng để làm theo quyết định của
mình tỉ lệ 62%, các chiến lược hỗ trợ xã hội tỉ lệ 59,6%, cố gắng để giúp bạn khác giải
quyết vấn đề của họ tỉ lệ 56,3%, và cố gắng để theo kịp bạn bè hoặc những người bạn mới tỉ
lệ 54,4%, các chiến lược tinh thần như cầu nguyện/suy niệm tỉ lệ 65,8%, các chiến lược
chuyển hướng tìm kiếm nghe nhạc tỉ lệ 57,7%, chiến lược thư giãn tỉ lệ 52,5%, và nỗ lực để
được gần gũi với quan tâm đến một người nào đó về bạn tỉ lệ 50,5% đã từng sử dụng thường
xuyên theo đa số sinh viên. Hầu hết sinh viên cho rằng các chiến lược tránh hút thuốc lá tỉ lệ
93,7% và uống bia hoặc rượu vang tỉ lệ 92,9%, chửi thề tỉ lệ 85,8%, chiến lược nhận được
tư vấn chuyên nghiệp tỉ lệ 74,6% và nói chuyện với một giáo viên hoặc nhân viên tư vấn tỉ
lệ 67,2% và chiến lược hài hước đùa và giữ một cảm giác hài hước tỉ lệ 51,9% [73].
Một nghiên cứu tại Tehran, hầu hết các sinh viên là nữ tỉ lệ 87,2% độ từ 18 đến 24
tuổi, khoảng 57% sinh viên sống trong ký túc xá trường đại học (đến từ các thành phố
khác). Kết quả cho thấy sinh viên gặp khó khăn khi stress thì mới tìm kiếm bạn bè tỉ lệ
76,2% và làm việc với những người họ không biết tỉ lệ 63,4%, làm việc với những người họ
không biết và thay đổi mối quan hệ trong hoạt động xã hội thì thường xuyên bị stress hơn so
với sinh viên nhóm khác, những khác biệt này là ý nghĩa thống kê. Phổ biến nhất của các
yếu tố ảnh hưởng hưởng đến stress là trách nhiệm mới (tỉ lệ 72,1%, p<0,001), yếu tố bắt đầu
học đại học và bắt đầu vào môi trường mới (tỉ lệ 65,8%), và thay đổi trong thói quen ngủ
làm tăng stress nhiều hơn đáng kể so với những sinh viên khác.
Bắt đầu có sự quan tâm và nghiên cứu về sức khỏe tâm lý ở thanh thiếu niên ở các
nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan và các nước châu Á khác [103], chưa có
nghiên cứu về sức khỏe tâm lý sinh viên Việt Nam từ năm 2010 trở về trước.
Kết quả của một nghiên cứu định tính của nhóm tác giả H.J Hoekstra, B.B Van
Meijel, T.G Van der Hooft-Leemans (2010), siên sinh viên Điều Dưỡng năm nhất về nhận
thức đối với các bệnh nhân tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến sự lựa
chọn của họ về chuyên môn trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần và tương lai làm việc
trong lĩnh vực này, phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc sinh viên học tại một trường học
của Hà Lan [54], kết quả sinh viên Điều Dưỡng năm nhất có ấn tượng, chủ yếu là nhận thức
tiêu cực đối với người bệnh là bệnh tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần. Những nhận
thức mạnh mẽ ảnh hưởng sự lựa chọn tương lai nghề nghiệp của mình.
Khảo sát mối quan hệ giữa cách đối phó, lòng tự trọng, các yếu tố cá nhân và sức
khỏe tâm lý trong 515 sinh viên Điều Dưỡng được lựa chọn từ bốn Viện Công cộng và các
trường Cao Đẳng tại Tây An của Trung Quốc bằng một phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên,
nhóm tác giả C.Ni, X.Liu và cộng sự 2010, họ đã sử dụng thang đo tự đánh giá SCL-90.
Trên cơ sở tổng số điểm của thang đo SCL-90 đạt được trong cuộc khảo sát, gồm điểm
nhóm thấp (100 SV) và nhóm điểm cao (100 SV). Sau đó thiết kế nghiên trường hợp bắt cặp
được kiểm soát được thực hiện để xác định những mối quan hệ giữa cách đối phó, lòng tự
trọng, các yếu tố cá nhân và sức khỏe tâm thần. Ngoài ra thống kê mô tả, phân tích Chi bình
phương, t-test và phân tích hồi quy logistic đa biến cũng được sử dụng. Các hoạt động đối
phó và lòng tự trọng điểm của các nhóm điểm số cao đã được tìm thấy là thấp hơn nhiều so
với những người trong nhóm điểm thấp (p<0,05). Phân tích hồi quy Logistic đa biến cho
rằng học tập stress gấp 10 lần, khoảng tin cậy 95% là từ 3,3 đến 30,7 trong năm qua. Tự hài
lòng cao, tỉ số chênh là 3,7% (OR= 0,037, KTC 95% từ 1,4% đến 9,7% và lòng tự trọng
tăng lên khoảng 35% dao động trong KTC 95% là từ 15,2 đến 83,8%, và nó được xem là
các yếu tố phòng ngừa. Để cải thiện sức khỏe tâm lý của sinh viên Điều dưỡng, ngoài việc
giảm stress học tập, tránh bị động trong đối phó, đó là điều rất cần thiết để sinh viên giảm
thiểu stress, đẩy mạnh tự chủ, và phát triển lòng tự trọng [74].
Một yếu tố khác đó là sự kỳ thị của sinh viên đối với người bị rối nhiễu tâm lý- bệnh
tâm thần, một khảo sát trên sinh viên Dược khoa tại Úc, Bỉ, Estonia, Phần Lan, Ấn Độ và
Latvia, cho thấy sinh viên học tập trong bối cảnh này thường biểu lộ thái độ tiêu cực đối với
người bị rối loạn tâm thần. Một vài nghiên cứu quốc tế đã tìm cách điều tra các yếu tố của
sự kỳ thị. Để tiến hành so sánh quốc tế sự kỳ thị của sinh viên các nước đối với người có
tâm thần phân liệt, và để xác định xem sự kỳ thị được liên kết với các thuộc tính khuôn mẫu
nào của những người bị tâm thần phân liệt, tác giả M.A.Woods và cộng sự (2010) khảo sát
649 người tại 8 trường Đại học ở Australia, Bỉ, Ấn Độ, Phần Lan, Estonia và Latvia, bộ câu
hỏi (SDS) được sử dụng, và sáu yếu tố liên quan đến các thuộc tính khuôn mẫu của những
người tâm thần phân liệt. Kết quả cho thấy trung bình là 19,65 ± 3,97 điểm SDS ở Úc, 19,61
± 2,92 ở Bỉ, 18,75 ± 3,57) ở Ấn Độ, 18,05 ± 3,12) ở Phần Lan, và 20,90 ± 4,04) ở Estonia
và Latvia. Mô hình tiên đoán là mạnh mẽ nhất có liên quan với việc có một khoảng cách xã
hội cao tại Úc (beta= -1,29), quan niệm cho rằng mọi người sẽ không bao giờ phục hồi tại
Ấn Độ (beta= -0,88), là nguy hiểm ở Phần Lan (beta=-1,47) và nhận thức được khó khăn để
nói chuyện với người bệnh ở Estonia và Latvia (beta = -2,08), khoảng cách xã hội thấp hơn
ở Bỉ (beta=0,839). Ngoài ra kết quả cũng chỉ ra rằng các mức độ mà học sinh có thái độ kỳ
thị tương tự ở mỗi nước, tuy nhiên, các yếu tố của sự kỳ thị là khác nhau [102].
Kết quả về thái độ của sinh viên ngành Phục hồi Chức năng trong một nghiên cứu
thực nghiệm có nhóm chứng. Dân số mục tiêu được chia thành 2 nhóm: sinh viên phục hồi
chức năng là 219 người, nhóm 2 sinh viên khác (không thuộc ngành y) là 112 người. Tuổi
từ 17-28 tuổi. Trong nhóm sinh viên PHCN, cho học 65 giờ về phục hồi chức năng tâm
thần. Kết quả so sánh giữa hai nhóm cho thấy thái độ đối với bệnh tâm thần được tích cực
vừa phải 103,3±9,9 điểm. Có một sự khác biệt nhỏ nhưng đáng kể giữa các sinh viên
PHCN, sinh viên nữ có thái độ tích cực hơn đối với bệnh tâm thần so với sinh viên nam
(Cohen d=0,44). Những sinh viên có kinh nghiệm về bệnh nhân tâm thần thì có thái độ có
liên quan với thái độ tích cực (Cohen d=0,68) hơn, nghĩa là thái độ tích cực tăng sau khi
hoàn thành một khóa học tâm thần (Cohen d=0,72) [81].
Vấn đề sức khỏe tâm lý và hành vi tìm kiếm giúp đỡ giữa các sinh viên đại học. Theo
nhóm tác giả Hunt.J, Eisenberg.D rối loạn tâm thần phổ biến trong số các sinh viên đại học
và các rối loạn này xuất hiện để được gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng [56].
Sức khỏe tâm lý của sinh viên Nữ Hộ sinh (Úc), tác giả Mc.Cann T.V, Clark.E và
cộng sự khảo sát Trường Đại học Victoria, Melbourne, Victoria 8001, Australia. Phụ nữ
mang thai và gặp vấn đề sức khỏe tâm lý sau sinh, có 38 SV được thăm dò, kết quả cho thấy
rằng các sinh viên đã có một khái niệm chủ yếu là giáo dục sức khỏe cho phụ nữ và thông
báo các can thiệp sức khỏe tâm lý cho phụ nữ sau khi sinh. Những phụ nữ có niềm tin tôn
giáo thì mức độ rối loạn tâm lý sau khi sinh thấp hơn rất nhiều so với nhóm còn lại [69].
Yếu tố niềm tin trong bản thân của mỗi sinh viên, giúp cho họ giảm thấp tỉ lệ rối nhiễu tâm
lý.
Gần đây Úc cải cách chăm sóc sức khỏe, đã cố gắng để giải quyết giảm gánh nặng
của bệnh mãn tính bằng cách áp dụng chăm sóc sức khỏe ban đầu. Bằng cách này, các nhân
viên sức khỏe cộng đồng được thử thách để chứng minh sự hiểu biết và năng lực của họ để
thực hành theo nguyên tắc chăm sóc sức khỏe ban đầu. Mô hình này đặc biệt thích hợp cho
tương lai phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng và Điều dưỡng y tế cộng
đồng ở Úc [102]. Ngoài ra còn có bằng chứng về sức khỏe nghề nghiệp, can thiệp tại nơi
làm việc có thể có hiệu quả những stress. Kompier đã chỉ ra rằng một số các can thiệp nhằm
mục đích giảm bớt stress trong các trình điều khiển xe buýt đã có hiệu quả mang lại lợi ích
cho nhân viên và các công ty xe buýt [61]. Là một cá nhân trở thành những người bị bệnh
hoặc thương tích nghiêm trọng đối mặt với thực tế khác nhau rất nhiều stressors. Các cuộc
họp stressors bao gồm các vấn đề y tế và các hoá đơn thanh toán; vấn đề nhận được chăm
sóc đúng khi từ bệnh viện về nhà, trở ngại để chăm sóc cho người phụ thuộc, có một ý nghĩa
của tự sự tin cậy công; Những stressors có thể dẫn tới trầm cảm, giảm tự tin, vv... Sức khỏe
tâm lý cũng quan tâm riêng của mình với bệnh tật. Khi có ít hy vọng về phục hồi, sức khỏe
tâm lý học trị liệu có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bằng cách giúp bệnh
nhân khôi phục lại ít nhất là một số trong mình tâm lý tốt được. Sức khỏe tâm lý học khám
phá quan trọng như thế nào chính sách y tế có thể ảnh hưởng trí tuệ, sự bất bình đẳng trong
xã hội và cộng đồng. Các nghiên cứu mở rộng phạm vi của sức khỏe tâm lý vượt ra ngoài
mức độ cá nhân, một kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe như kinh tế và xã hội nó đóng
vai trò quyết định sức khỏe con người dể nhận diện nhất là những vùng địa lý giáp ranh và
nội thị ở khu vực và các quốc gia [2].
Một nghiên cứu theo thời gian 4 năm (đoàn hệ tiến cứu), sinh viên 4 trường đại học y
tại Na Uy vào năm 1993. Dữ liệu được thu thập bằng phiếu tự điền lần đầu năm thứ 1, năm
thứ ba, năm thứ năm (hoặc thứ sáu). Trong 421 sinh viên, 375 trả lời bộ câu hỏi tự điền -
đáp ứng tỉ lệ 89%, phụ nữ tỉ lệ 54%, độ tuổi trung bình là 22,1±3,1 tuổi, 302 sinh viên tham
gia vào việc đánh giá lần thứ hai - đáp ứng tỉ lệ 72%, 59% phụ nữ, độ tuổi trung bình là 24,8
± 2,6 tuổi, 287 người đã tham gia đánh giá năm cuối cùng - đáp ứng tỉ lệ 68%, phụ nữ 55%,
độ tuổi trung bình là 27,7 ± 2,5 tuổi. Tổng cộng có 236 học sinh trả lời trên cả ba lần là
56%, nữ sinh viên là 60%, tuổi trung bình là 21,6±2,5 năm.
Nghiên cứu theo chiều thời gian, phân tích quá trình sự hài lòng trong suốt thời gian
sống và học tập tại trường Y khoa. So sánh mức độ thỏa mãn cuộc sống của sinh viên y
khoa với sinh viên đại học khác. Hai mẫu được sử dụng để so sánh được thu được từ một
nghiên cứu cắt ngang trên toàn quốc về chất lượng cuộc sống [28]. Các tiêu chí bao gồm nội
dung bao trùm tất cả các sinh viên đại học ở các nhóm tuổi tương ứng. Trong số 3.500
người tham gia đã có 643 sinh viên đại học, (63% phụ nữ, tuổi trung bình là 23,2±1,6 năm)
độ tuổi của sinh viên y khoa năm nhất, 136 sinh viên (51% phụ nữ, tuổi 27,7 ±1,9 năm) y
khoa năm cuối [60]. Công cụ PMSS được phát triển bởi Vitaliano [96]. Các mục PMSS sử
dụng một điểm Likert (quy mô 5 bậc). Một phân tích phương sai cho thấy yếu tố đầu tiên, lo
âu học tập (0,8), nơi ở, làm chủ kiến thức, khả năng chịu đựng và trách nhiệm. Yếu tố thứ
hai, cá nhân từ bỏ xã hội (0,7), giáo dục các bác sĩ, chi phí, lợi ích. Theo kết quả biến theo
chiều thời gian và để xác định cảm nhận sự stress trong một thời gian dài, mỗi yếu tố được
đo 2 lần (tiền kiểm và hậu kiểm) bằng tổng của các điểm của các mục tương ứng của nó
trong các đánh giá cuối cùng hai (quy mô: 60-30). Có 1.640 sinh viên (Hàn Quốc) trầm cảm
chiếm 52%. Các yếu tố đó đã ảnh hưởng là dễ bị tổn thương, stress, hỗ trợ xã hội, đối phó
[92].
Trong nghiên cứu khác của Crawford.J.R mô tả cắt ngang trên 1771 người, so sánh
với thang đo trầm cảm và lo âu (HADS và SAD), và đo lường hiệu ứng tích cực và tiêu cực,
hệ số tin cậy Alpha Cronbach là 0,93 [40].
Tác giả Bayram, Bilgel.N mô tả cắt ngang trên 1.617 sinh viên, trầm cảm, lo âu và
stress mức độ nặng vừa phải hoặc cao hơn đã được tìm thấy ở 27%, 47% và 27% người trả
lời tương ứng. Lo âu và stress đã được cao hơn điểm giữa các học sinh nữ. Sinh viên năm
thứ hai tỉ lệ trầm cảm, lo âu và stress cao hơn năm khác. Những sinh viên mà hài lòng với
nền giáo dục thì họ trầm cảm, lo âu và stress thấp hơn. Tỉ lệ trầm cảm, lo âu và stress cao
giữa các sinh viên là đáng báo động [34],[93]. Theo Wong.J.G thì trầm cảm, lo âu và stress
ở sinh viên năm thứ nhất trong hệ thống giáo dục Đại học ở Hồng Kông là cao. Thiết kế trên
web (khuyết danh) về trầm cảm, lo âu và stress đã được đo DASS 42 có 7915 sinh viên
tham gia, có tỉ lệ rồi nhiễu trầm cảm, lo âu và stress mức độ nặng là 21%, 41% và 27,5%. Tỉ
lệ mức độ rối nhiễu trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên biểu hiện trong năm đầu tiên của
cuộc sống ở trường là đáng báo động [91].
Nghiên cứu theo chiều dọc của Stewart.S.M [91] trên 121 sinh viên y khoa (81% của
lớp) đã được khảo sát. Cuộc khảo sát đầu tiên đã diễn ra ngay trước khi bắt đầu đào tạo (đợt
1); các cuộc khảo sát thứ hai được khoảng 8 tháng sau khi bắt đầu các lớp học (đợt 2). Sử
dụng các chiến lược tránh né đối phó dẫn đến gia tăng trầm cảm và lo âu; Ở đợt 2, hoạt
động đối phó và thích ứng kết quả trầm cảm và lo âu giảm. Những phát hiện này cho thấy
đặc điểm của học sinh dễ bị tổn thương những người có thể được xác định sớm trong năm
đầu tiên của họ và cung cấp hỗ trợ thêm. Ngoài ra, thông tin về các chiến lược đối phó có
hiệu quả tức là những nỗ lực tích cực đối phó và có nghĩa là không hiệu quả đối phó với
stress tức là tránh né những nỗ lực đối phó có thể là hữu ích trong việc ngăn chặn nạn [91].
Stress, đối phó, và hạnh phúc trong năm thứ ba sinh viên y khoa, Mosley T.H.Jr, 69
sinh viên năm thứ ba hoàn thành lớp thư ký y khoa tại 1992-1993 tại ĐH Mississippi School
of Medicine. Phương pháp phân tích thống kê bao gồm tương quan và hồi quy thứ bậc, mức
độ trầm cảm là 16 người (tỉ lệ 23%), và 39 (57%) ở mức cao, Stress chiếm một tỉ lệ lớn các
phương sai (29% đến 50%). Cuộc sống hài lòng và khả năng phục hồi trong 6 năm học tại
Trường Y, và so sánh với sinh viên toàn quốc. Nhóm tác giả đã xem xét mối quan hệ giữa
sự thỏa mãn cuộc sống giữa các sinh viên y khoa và một mô hình cơ bản của nhân cách,
stress và đối phó [76], so với mức độ hài lòng của sinh viên y khoa với sinh viên đại học
khác, và xác định các yếu tố khả năng phục hồi, kiểm định t.ttest cho các biến số có phương
sai đồng nhất so sánh sự hài lòng của cuộc sống giữa và trong các nhóm dân cư, phân tích
cluster đã được áp dụng để xác định các nhóm “con” giữa các sinh viên y tế. Phân tích biến
lượng và phân tích hồi quy được sử dụng để so sánh các nhóm con. Hài lòng cuộc sống
giảm trong thời gian học y. Sinh viên y tế đã làm hài lòng là các học sinh khác trong năm
học đầu tiên, nhưng ít hơn sự hài lòng trong năm tốt nghiệp của họ, sinh viên y những người
duy trì ở mức cao sự hài lòng cảm nhận cuộc sống trường y như can thiệp ít hơn với đời
sống xã hội và cá nhân của họ, và đã ít có khả năng sử dụng cảm xúc tập trung đối phó,
chẳng hạn như mơ tưởng, hơn đồng nghiệp.
Theo Tunay.S, Soygüt.G và cộng sự để đánh giá mức độ lo âu khác thường trên hai
nhóm học sinh khác nhau từ các Khoa khác nhau tuổi từ 17-25 tuổi. Nghiên cứu thử gồm
210 nữ và 170 nam sinh viên để đánh giá quy mô của thử nghiệm [92]. Điểm số giữa các
nhóm trầm cảm và lo âu. Xem xét và phân tích tỉ lệ tham gia của sinh viên trong hoạt động
thể chất ở mức độ cần thiết để thu được lợi ích sức khỏe. Nghiên cứu 19 trường tiểu học
(xuất bản 1985-2001) đại diện cho tổng số 35.747 sinh viên (20.179 phụ nữ và 15.568 nam
giới) từ tổng số 27 quốc gia (Australia, Canada, Trung Quốc, Đức, Nigeria, Hoa Kỳ, và 21
nước châu Âu) được mô tả và số tiền của hoạt động được xác định trong từng nghiên cứu
được phân tích theo quy định của trường Cao đẳng Y học thể thao Mỹ (ACSM) hướng dẫn
cho các hoạt động thể chất. Đối với các nguyên tắc này, hơn một nửa số sinh viên đại học ở
Hoa Kỳ và Canada không hoạt động đủ để đạt được lợi ích sức khỏe. Quốc tế, cũng đúng,
mặc dù sinh viên Úc xuất hiện để có mức cao nhất của hoạt động đầy đủ (60%). Phụ nữ, và
đặc biệt là phụ nữ Mỹ gốc Phi, là một trong những ít nhất học sinh tích cực, và sinh viên
sống ngoài trường được chủ động hơn so với những người trong khuôn viên trường. Thiếu
hoạt động là một mối quan tâm sức khỏe nghiêm trọng giữa các sinh viên đại học. các can
thiệp thích hợp và các công cụ để đo ACSM khuyến cáo hoạt động thể chất là cần thiết [57].
Thiếu hoạt động là một mối quan tâm sức khỏe nghiêm trọng giữa các sinh viên đại
học. Các can thiệp thích hợp và các công cụ để đo ACSM-nên hoạt động thể chất là cần
thiết. Nghiên cứu tại khoa Điều dưỡng và khoa Y tế Công cộng mới đây [18], sử dụng thiết
kế mô tả cắt ngang trên 401 sinh viên của 2 khoa, sử dụng những thang đo về các mức độ
trầm cảm, lo âu, hạnh phúc và hy vọng, kết quả cho thấy sinh viên nữ có khuynh hướng lo
âu nhiều hơn nhưng lại ít trầm cảm hơn sinh viên nam. Những yếu tố gia đình có ảnh hưởng
đến mức độ trầm cảm của sinh viên nam trong khi những yếu tố liên quan đến môi trường
học tập có mối liên hệ mạnh mẽ với mức độ trầm cảm của sinh viên nữ. Chiều hướng tích
cực của sức khỏe tâm lý được đo lường thông qua các thang đo về hạnh phúc và hy vọng
trên sinh viên nam chịu ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến nhà trường. Đối với nữ, tất
cả các nhóm biến độc lập bao gồm các đặc điểm về gia đình, nhà trường và xã hội, đều có
tác động đến cảm nhận về hạnh phúc và hy vọng của họ.
Các vấn đề nổi bật về sức khỏe tâm lý sinh viên gặp phải là: khó tập trung vào công
việc là 8,5%, cảm thấy mệt mỏi khi làm việc là 8,7%, ít nói hơn bình thường là 7,5%, cảm
thấy buồn là 7,1%. Nhiều đối tượng không cảm thấy hy vọng vào tương lai tỉ lệ 39% và đã
cảm thấy không hạnh phúc là 46,8% trong vòng một tuần trước cuộc phỏng vấn. Tỉ lệ sinh
viên từng có hành vi tự tử chiếm 0,9%. Với 778 đối tượng có trả lời câu hỏi thì tỉ lệ có hành
vi tự tử trong 12 tháng qua là 14,4%, trong đó tỉ lệ tự tử ở nam giới là 6,3% và nữ là 8,1%.
Khoảng 18% nam và 8,4% nữ hiện có sự lo âu về việc uống rượu của bản thân, khoảng 32%
vị thành niên lo âu về việc uống rượu của cha mẹ họ, 21% lo âu về vấn đề bạo lực trong gia
đình, 16% lo âu về vấn đề bị lạm dụng thân thể, 34% vị thành niên lo âu về việc tìm kiếm
việc làm sau này. Khi được hỏi vấn đề quan trọng trong cuộc sống của vị thành niên-thanh
niên, có đến 56,2% vị thành niên thanh niên cho rằng với họ hiện nay việc học tập là quan
trọng nhất, tiếp đến tỉ lệ tương đối cao là 29,6% đối tượng cho rằng sức khỏe là vấn đề thứ
hai họ cho là quan trọng. Vấn đề quan trọng tiếp theo là tìm được việc làm (22% đối tượng).
Để khám phá những vấn đề tâm lý hiện nay giữa y tế và sinh viên khoa Nha tại Iraq.
Nghiên cứu này được thực hiện tại Khoa Dược, Đại học Y khoa, Đại học Mustansiriya,
Baghdad, Iraq từ tháng 01- 5/2009. Tổng cộng có 440 sinh viên Y khoa và Nha khoa được
yêu cầu để hoàn thành 12 mục (GHQ-12) và 30-mục (GHQ-30). Đo lường mức độ stress
tâm lý của họ. Căn cứ vào GHQ-12, sử dụng đơn giản cho điểm thái độ (Likert), điểm>12
những sinh viên được phân loại là có khả năng bệnh tâm lý. Không có sự khác nhau có ý
nghĩa thống kê của sinh viên 2 nhóm này (50,6%; 89 trong số 176) và y khoa (51,1%; 135
trong số 264), với một tỷ lệ tỷ số số chênh là 1,138. Dựa trên GHQ-30, các trường hợp có
thể xảy ra (≥5 điểm) đã được báo cáo có ý nghĩa (p<0,001) cao hơn so với học sinh nha
khoa gấp 3,3 lần (tỉ số chênh OR= 3,25)
Học sinh sử dụng Internet để tìm thông tin sức khỏe tâm lý và hỗ trợ. Đó là nhận ra
rằng những người trẻ tuổi gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế chủ đạo tinh thần
đặc biệt vì những sự kỳ thị vẫn còn liên kết với vấn đề sức khỏe tâm thần. Một trong những
giải pháp tiềm năng là sử dụng nhiều trang website cung cấp thông tin có sẵn và hỗ trợ cho
các vấn đề sức khỏe tâm thần, hỗ trợ, thông tin đó có thể được cung cấp bởi tâm thần. Tuy
nhiên, người trẻ sử dụng và quan điểm về sử dụng Internet cho mục đích này vẫn chưa được
kiểm tra. Điều này mô tả nghiên cứu định lượng nhằm gợi ra những quan điểm của 922 sinh
viên, tuổi từ 18 đến 24 năm, về việc sử dụng Internet để thông tin sức khỏe tâm lývà hỗ
trợ. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng một bảng câu hỏi 30-mục tự thiết kế và phân
tích bằng cách sử dụng thống kê mô tả. Những phát hiện cho thấy 72,4% người tham gia sử
dụng Internet nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, 30,8% trước đó đã tìm kiếm trực tuyến thông
tin sức khỏe tâm thần, chủ yếu vào trầm cảm. Trong khi nó đã được tìm thấy rằng 68%
người tham gia chỉ ra rằng họ sẽ sử dụng internet để hỗ trợ sức khỏe tâm lý nếu họ cần đến,
có 79,4% vẫn còn muốn mặt đối mặt hỗ trợ. Đó là kết luận rằng những người trẻ sẵn sàng sử
dụng internet để tìm thông tin sức khỏe tâm lý và rằng nó đại diện cho một nguồn hỗ trợ
hữu hiệu đối với nhóm tuổi này.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước về rối nhiễu tâm lý.
Năm 2007 tác giả Kim Bình Giang, Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự chuẩn hóa phiên
bản Việt bộ câu hỏi tự tả lời (SRQ-20) trong việc phát hiện rối loạn tâm lý ở nông thôn Việt
Nam, mẫu nghiên cứu trên 52 người trong bệnh viện huyện và 485 người trong cộng đồng.
SRQ thực hiện tốt hơn đang kể trong độ 18-24 tuổi [52].
Sức khỏe tâm thần của sinh viên Y tế công cộng và sinh viên Điều dưỡng, Huỳnh Hồ
Ngọc Quỳnh và Michael Dunne [18], một nghiên cứu tại một thời điểm xác định các vấn đề
về sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan (bao gồm cả yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ)
có tác động đến sức khỏe tâm thần của sinh viên khoa Y tế công cộng và Điều dưỡng tại Đại
học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cho thấy sinh viên nữ có khuynh hướng lo âu
nhiều hơn nhưng lại ít trầm cảm hơn sinh viên nam. Những yếu tố gia đình có ảnh hưởng
đến mức độ trầm cảm của sinh viên nam trong khi những yếu tố liên quan đến môi trường
học tập có mối liên hệ mạnh mẽ với mức độ trầm cảm của sinh viên nữ. Chiều hướng tích
cực của sức khỏe tâm thần được đo lường thông qua các thang đo về hạnh phúc và hy vọng,
trên sinh viên nam chịu ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến nhà trường. Đối với nữ, tất
cả các yếu tố bao gồm các đặc điểm về gia đình, nhà trường và xã hội, đều có tác động đến
cảm nhận về hạnh phúc và hy vọng của họ.
Tỉ lệ rối nhiễu tâm trí và các yếu tố liên quan của sinh viên khoa Y tế công cộng Đại
học Y Dược của nhóm tác giả Trần Ngọc Đăng và cộng sự (2010) xác định tỉ lệ rối nhiễu
tâm trí và các yếu tố liên quan (bao gồm các yếu tố nhà trường, gia đình, bản thân) đến rối
nhiễu tâm trí của sinh viên cho thấy tỷ lệ rối nhiễu tâm trí là 58,47%, không có sự khác biệt
về tỷ lệ rối nhiễu tâm trí ở nam và nữ. Tìm thấy một số yếu tố gia đình, nhà trường, bản thân
có liên quan đến rối nhiễu tâm lý.
Tác giả Lê Minh Thuận 2011 [24], khảo sát trên 252 sinh viên, tỉ lệ mức độ rất nặng-
lo âu khoảng 7% là nữ và 4% là nam (chung là 11%), trầm cảm là 5% (nữ). Mức độ nặng -
lo âu là 12%, stress là 2% và trầm cảm 2%. Có sự tương quan cao giữa các yếu tố stress,
trầm cảm và lo âu của sinh viên, giữa lo âu và stress là r=0.7, giữa lo âu và trầm cảm là
r=0.73, giữa stress và trầm cảm là r=0.65. Yếu tố rối nhiễu tâm lý: lo âu, trầm cảm, stress có
mối liện hệ đáng tin cậy với Hy vọng cậy (r= -0.83, -0.85, -0.82), cho thấy yếu tố hy vọng là
yếu tố tăng cường bảo vệ. Đây là mối liện hệ nghịch (r<0), tính hy vọng ở sinh viên cao thì
giảm đi các rối nhiễu tâm lý và ngược lại rối nhiễu tâm lý tăng thì làm giảm hy vọng.
Phương trình hồi quy đa biến được xác định là Hy vọng=47,81-0,37(lo âu) - 0,51(stress) –
0,33(trầm cảm), giải thích được 88,2% (R2=88,2). Không có liên hệ chặt chẽ nào giữa các
yếu tố khác với rối nhiễu tâm lý. Rối nhiễu tâm lý trong sinh viên là đáng quan tâm. Giảm tỉ
lệ rối nhiễu tâm lý trong sinh viên, bằng cách tăng cường tính hy vọng cho sinh viên. Sức
khỏe Tâm lý cần được quan tâm và xem trọng trong chính sách và các vấn đề liên quan đến
sinh viên [24].
Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu ở trên 1078 học sinh THPT của Lê Anh Tuấn và
cộng sự xác định tỉ lệ bị stress, trầm cảm, lo âu và các yếu tố liên quan (bao gồm các yếu tố
nhà trường, gia đình, bạn bè), có 66,5% học sinh bị stress, 46,3% học sinh bị trầm cảm,
73,9% học sinh bị lo âu và 34,1% học sinh bị cả ba hội chứng trên [21]. Nam giới bị rối loạn
lo âu thấp hơn nữ giới là 0,92 lần, những học sinh có chơi thể thao bị stress và trầm cảm ít
hơn những học sinh không chơi thể thao, stress sẽ giảm đi 87% và trầm cảm sẽ giảm 78%.
Nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố gia đình cũng không kém phần quan trọng. Những học
sinh sống chung cùng cha mẹ bị trầm cảm và stress thấp hơn so với những học sinh không
sống chung đầy đủ với cha mẹ, cụ thể là stress sẽ giảm 8,2% và trầm cảm sẽ giảm 7,7%.
Một nhóm tác giả khảo sát hình tượng về sức khỏe tâm thần trong dân số chung ở
Tp.Hồ Chí Minh trong năm 2002 của Bệnh viện Tâm thần cho thấy cộng đồng hiểu biết về
sức khỏe tâm thần còn ít và phiến diện tuy nhiên có sự đồng ý cao với khái niệm cuộc sống
hạnh phúc là cuộc sống không có bệnh tật và chan hòa tình cảm của bản thân với mọi người
xung quanh.
Nghiên cứu mới đây tại Việt Nam như bạo lực tình dục [58], [62], stress trong việc nuôi
nấng con cái [20], làm giảm yếu tố nguy cơ [59], đo lường nguồn vốn xã hội [44], chương
trình liên kết châu Á [49] nghiên cứu định tính trong số các nhân viên y tế và lãnh đạo các
cấp huyện, xã, thuộc các huyện nông thôn phía Bắc Việt Nam, 20 nam và 20 nữ tham gia
vào thảo luận nhóm có trọng tâm. Những người cung cấp thông tin tin rằng bạo lực không
chỉ ảnh hưởng về thực thể mà còn cả về sức khỏe tâm lý của phụ nữ. Lạm dụng tình dục
được đề cập ít nhất. Bạo lực tình dục (BLTD) được xem là riêng tư và không được thảo luận
cởi mở trong cộng đồng. Phụ nữ sẽ tìm kiếm sự CSSK chỉ trong những trường hợp rất
nghiêm trọng. Các nhóm hòa giải ở địa phương được dùng để dàn xếp các trường hợp
BLTD. Nhân viên y tế dư thừa trong việc can thiệp. Nhân viên y tế có nhận thức về BLTD
và lên án nó, nhưng không được chuẩn bị để can thiệp. Tình trạng này thường do không biết
biểu hiện của vấn đề, hoặc không được đào tạo đầy đủ. Điều này tương tự với kết quả
nghiên cứu ở các nước khác.
Mối đe dọa chính đối với sức khỏe tâm lý là những xã hội và điều kiện vật chất stress
rằng chiến tranh tạo ra hoặc tăng cường: Mất mạng lưới xã hội và hệ thống hỗ trợ, đói
nghèo, nhà ở quá chật chội và không an toàn, trẻ em thể chất và lạm dụng tình dục, ngoài lề
xã hội, bị lạm tình dục trong và xung quanh các trại tị nạn, thiếu tiếp cận giáo dục, việc
làm,… tâm lý học khám phá sức khỏe quan trọng như thế nào, chính sách sức khỏe có thể
ảnh hưởng bất công, bất bình đẳng, và bất công xã hội.
Một nghiên cứu stress trong việc nuôi con cái của các gia đình có con nhỏ chậm phát
triển trí tuệ ở Miền trung Việt Nam: 106 người mẹ và 93 người cha có con được phát hiện
chậm phát triển trí tuệ. Bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn ở Việt Nam được đánh giá về tính giá
trị của nội dung, được thực hiện với cha mẹ có con tàn tật trong chương trình mẫu giáo ở
Huế. Những bà mẹ có con gái, hoặc con có hoạt động tư duy kém hơn có mức độ stress cao
hơn. Những bà mẹ có chồng gặp các vấn đề về sức khỏe nhiều hơn những bà mẹ khác. Cả
hai bà mẹ và ông bố đều stress khi họ tủi nhục. Có mối tương quan giữa mức độ hoạt động
tư duy của trẻ và stress của cha mẹ. Tình trạng kinh tế xã hội có quan hệ tiêu cực đến sự tủi
nhục. Cha mẹ càng tủi nhục nhiều thì họ càng bị stress nhiều hơn. Nguồn vốn xã hội là một
thuật ngữ thường được dùng để giải thích sự hỗ trợ về mặt xã hội và chất lượng của các mối
quan hệ xã hội. Tuy nhiên, không có sự thống nhất về cách đo lường.
Có nhiều công cụ đo lường được dùng, De Silva và cộng sự đã tìm kiếm để định giá
trị một phiên bản ngắn của SASCAT (công cụ đánh giá nguồn vốn xã hội được điều chỉnh)
ở 4 quốc gia Việt Nam, Peru, Ethiopia và Ấn Độ. Công cụ SASCAT hỏi các câu hỏi thuộc
về [44]: Mối quan hệ nhóm trong cộng đồng, hỗ trợ từ các nhóm này, hỗ trợ từ các cá nhân,
hoạt động của người dân, tác giả sau đó có làm một phân tích so sánh việc sử dụng
SASCAT ở 4 nước có thu nhập thấp. SASCAT được thực hiện ở những người chăm sóc ban
đầu cho trẻ từ 6-18 tháng tuổi. Ở mỗi quốc gia (theo phương pháp PPS), cỡ mẫu gồm 20
cụm, mỗi cụm gồm 100 hộ dân được chọn ngẫu nhiên. Tập trung vào nguồn vốn xã hội và
sức khỏe tâm lý. Những người chăm sóc trẻ ở tất cả 4 quốc gia đã biểu hiện sự khác nhau về
mặt địa lý nội tại trong tần suất các rối nhiễu tâm lý thường gặp (CMD). Loại trừ Việt Nam,
khoảng 1 phần 3 các bà mẹ hầu như không nhận được sự hỗ trợ về mặt kinh tế, thiết bị hay
tình cảm từ những người khác [84]. Việt Nam có mức hỗ trợ cao hơn các nước khác một
cách có ý nghĩa. Ở Việt Nam, dưới 4% không nhận được hỗ trợ từ bất cứ nguồn nào và 85%
nhận được từ 2 nguồn trở lên. Kết quả chính là nguồn vốn XH theo nhận thức ở cấp độ cá
nhân có liên quan hằng định ở 4 quốc gia với một sự chia đều của các tỉ số chênh về CMD.
Kết quả này hiện diện ở 4 quốc gia trong các phân tích thô và có điều chỉnh. Quan hệ nhân
quả không được suy ra vì thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu,
những người có cái nhìn bi quan có thể tường thuật nhiều hơn về sức khỏe tâm lý kém và
cũng tường thuật nhiều hơn về nguồn vốn XH thấp kém.
Khác biệt về sức khỏe liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội (TTKTXH) đã được các
nhà nghiên cứu mô tả trong nhiều thập kỷ qua. Những người thuộc vị thế XH cao hơn
thường có được đời sống sức khỏe tốt hơn những người thuộc vị thế thấp. Mức chênh này
liên quan đến tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân [32] và gặp ở hầu hết các điều kiện và tình
trạng bệnh [66]. Mặc dù có nhiều yếu tố giải thích mối liên quan giữa TTKTXH và sức
khỏe, những yếu tố về rối nhiễu cảm xúc-nhận thức (như trầm cảm) đóng một vai trò đặc
biệt quan trọng [85], [97]. Những nghiên cứu về mối liên quan giữa TTKTXH và trầm cảm