10456_Nghiên cứu thực trạng chăm sóc bệnh đái tháo đường nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2015

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG
*****

NGUYỄN THỊ NGA
Mã sinh viên: B00388

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHĂM SÓC
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
NĂM 2015

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HỆ VLVH

HÀ NỘI – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

*****

NGUYỄN THỊ NGA
Mã sinh viên: B00388

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHĂM SÓC
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
NĂM 2015

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HỆ VLVH

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Đức Ngọ

HÀ NỘI – 2015

Thang Long University Library
Lời cảm ơn!

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu – Trường Đại học Thăng Long đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Đức Ngọ, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt
nghiệp tại nhà trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo Bộ môn
điều dưỡng và các bộ môn liên quan đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kế
hoạch tổng hợp, Khoa Nội cán bộ, Khoa khám bệnh C1-2, Khoa Xét nghiệm Bệnh
viện Trung ương quân đội 108 đã hết sức hợp tác, hỗ trợ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các bạn đồng
nghiệp cùng tập thể anh chị em học viên lớp cử nhân điều dưỡng hệ vừa làm vừa
học đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này.

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ADA:
Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (American diabetes Association).
BN:
Bệnh Nhân.
BMI:
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index).
B/M:
Chỉ số bụng mông.
Cholesterol tỷ trọng cao HDL-C (High Density Lipoprotein – Cholesterol)
Cholesterol tỷ trọng thấp LDL-C (Low Density Lipoprotein – Cholesterol)
ĐTĐ:
Đái tháo đường
IDF :
Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes Federation)
JNC:
Liên ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ (United States Joint National Committee)
TG :
Triglycerid
THA :
Tăng huyết áp.
UKPDS: Nghiên cứu tiến cứu về đái tháo đường của Vương quốc Anh
(United Kingdom Prospective Diabetes Study)
WHO:
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

Thang Long University Library
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
……………………………………………………………………………………………….
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
……………………………………………………………………………
3
1.1. Định nghĩa……………………………………………………………………………………………
3
1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường
……………………………………………
3
1.2.1. Chẩn đoán
………………………………………………………………………………………
3
1.2.2. Phân loại bệnh đái tháo đường ………………………………………………………….
3
1.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường …………………………………………………………….
4
1.3.1. Biến chứng cấp tính
…………………………………………………………………………
4
1.3.2. Biến chứng mạn tính ……………………………………………………………………….
4
1.3.3. Một số biến chứng khác …………………………………………………………………..
5
1.4. CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ……………
6
1.4.1 Chăm sóc bệnh đái tháo đường typ 2 trước hết là chế độ dinh dưỡng:
…….
6
1.4.2 Hoạt động thể lực và luyện tập:………………………………………………………….
7
1.4.3 Điều trị tăng glucose máu bằng thuốc:
……………………………………………….
7
1.5 CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ……………………………………
7
1.5.1 Nhận định bệnh nhân:……………………………………………………………………….
8
1.5.2. Lập kế hoạch chăm sóc ……………………………………………………………………
9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………..
13
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….
13
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
…………………………………………………………….
13
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………………..
13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………………
14
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ……………………………………………………………………..
14
2.2.2. Phưong pháp xác định các chỉ số nghiên cứu: …………………………………..
15
2.2.3. Biện pháp quản lý, theo dõi, điều trị bệnh nhân
…………………………………
17
2.2.4. Phương pháp đánh giá và thời điểm đánh giá ……………………………………
17
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
………………………………………………………
19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
………………………………………………………..
20
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………
20
3.2. Kết quả kiểm soát sau khi chăm sóc và điều trị 3 tháng
…………………………..
23
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
…………………………………………………………………………….
25
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………
25
4.1.1. Tuổi của nhóm bênh nhân đái tháo đường týp 2
………………………………..
25
4.1.2. Thời gian phát hiện bệnh của nhóm bênh nhân đái tháo đường týp 2 …..
26
4.1.3. Tình hình bệnh tăng huyết áp:
………………………………………………………..
26
4.1.4. Chỉ số khối cơ thể(BMI) và tỷ số eo/hông (WHR) ……………………………
27
4.1.5. Tình hình rối loạn lipid máu
……………………………………………………………
27
4.1.6. Kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói
…………………………………………….
27
4.2. Kết quả kiểm soát các chỉ số lâm sàng, và cận lâm sàng. …………………………
28
4.2.1. Kết quả kiểm soát chỉ số huyết áp:
………………………………………………….
28
4.2.2. Kiểm soát chỉ số khối cơ thể …………………………………………………………..
29
4.2.3. Kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói
…………………………………………….
29
4.2.4. Kết quả kiểm soát dựa vào chỉ số HbA1c …………………………………………
30
4.2.5.Tình trạng kiểm soát các chỉ số lipid máu
………………………………………….
30
4.2.6 Tình trạng kiểm soát các chỉ số dựa vào việc chấp hành chế độ điều trị ..
30
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………
33
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………..
34
TÀI LỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1:
Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ
theo khuyến cáo ADA 2006 …………………………………………………………
7
Bảng 2.1.
Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn phân loại của Hiệp hội đái tháo đường
châu Á- Thái Bình Dương
………………………………………………………….
15
Bảng 2.2.
Giá trị bình thường của một số chỉ số hóa sinh máu
………………………
16
Bảng 2.3.
Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 của Hội Nội
tiết- đái tháo đườngViệt Nam năm 2009.
……………………………………..
18
Bảng 3.1.
Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu……………………………………
20
Bảng 3.2.
Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu:
……………………………
21
Bảng 3.3.
Phân bố bệnh nhân dựa vào biện pháp KS GM ở T0 và T3
……………..
22
Bảng 3.4.
So sánh các chỉ số Lâm sàng tại thời điểm NC với thời điểm T3 ……
23
Bảng 3.5.
Giá trị các chỉ số Cận lâm sàngtại thời điểm NC với thời điểm T3
….
23
Bảng 3.6.
So sánh giá trị trung bình một số chỉ số giữa hai nhóm
………………….
24
Biểu đồ 3.1.
Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi ………………………………………
20
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh…………………..
21
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ BN dựa theo mức độ chấp hành CĐ điều trị ……………..
22

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá ”. Dự báo
của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành hiện
thực. Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm được WHO quan tâm hàng
đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Theo thống kê của Liên đoàn đái
tháo đường Quốc tế thì trên thế giới có khoảng 90% là Đái tháo đường type 2, mỗi
năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì bệnh đái tháo đường trong đó khoảng 80%
bệnh nhân tử vong do biến chứng tim mạch, nhất là những trường hợp đái tháo
đường type 2 phát hiện muộn. Nhiều bệnh nhân khi phát hiện bệnh không được
quản lý, theo dõi và điều trị đúng, dẫn đến biến chứng nặng nề. Theo WHO, năm
1985 có khoảng 30 triệu người mắc đái tháo đường trên toàn cầu, năm 2004 có
khoảng 98,9 triệu người mắc, tới nay khoảng 230 triệu người và con số đó có thể
tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người vào những năm 2030 . Việt Nam là quốc gia có
tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào
cuối tháng 10 – 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ
2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008). Đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp
bách của sức khoẻ cộng đồng. Hiện nay nhiều biện pháp được nêu ra nhằm giảm thiểu
tỷ lệ biến chứng và tử vong bệnh đái tháo đường ; một trong các vấn đề được đặt ra và
đôi khi trở thành thách thức là: Làm thế nào quản lý có hiệu quả bệnh nhân đái tháo
đường ngoại trú để có thể ngăn chặn sự tiến triển của các biến chứng mạn tính ?
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có mối liên
quan chặt chẽ giữa kiểm soát glucóe máu và giảm tần suất biến chứng của bệnh đái tháo
đường. Kết quả nghiên cứu DCCT (Diabetes Control and Complication Trial) cho thấy
kiểm soát glucose máu chặt đã giảm tần suất các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo
đường xuống 3- 4 lần . Nghiên cứu UKPDS (United Kingdom Prospective Diabetes
Study ) đã kết luận kiểm soát glucose máu chặt chẽ trên bệnh nhân đái tháo đường
typ 2 bằng kết hợp nhiều phương pháp làm giảm tỉ lệ tử vong và mức độ tàn phế tới
60- 70%.

Thang Long University Library
2
Tuy vậy thực tế mức độ kiểm soát các chỉ số trong đó có glucose máu, ở bệnh
nhân đái tháo đường typ 2 vẫn còn đạt ở mức thấp, tỷ lệ các biến chứng vẫn xuất hiện
ngày càng tăng làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Góp phần tìm hiểu vấn
đề này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng chăm sóc bệnh đái tháo
đường typ2 tại khoa A1 Nội cán bộ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2015.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại
Khoa A1 Nội cán bộ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2015.
2. Đánh giá kết quả kiểm soát một số chỉ số: Glucose máu, HbA1c, huyết áp, chỉ số
khối cơ thể, lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú được
quản lý.

3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Định nghĩa:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính
biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc
là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin” .
1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường
1.2.1. Chẩn đoán:
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định: Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế
Thế giới công nhận năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, ĐTĐ được chẩn
đoán xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau:
– Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu chứng
uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân.
– Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân
đã nhịn đói sau 6 – 8 giờ không ăn.
– Hoặc: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose
máu ≥ 11,1 mmol/l. Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 – 2 lần.
1.2.2. Phân loại bệnh đái tháo đường
1.2.2.1. Đái tháo đường týp 1:
Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 – 10% tổng số bệnh nhân đái tháo
đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê – ta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt
insulin tuyệt đối cho cơ thể. Đái tháo đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen
và thường được phát hiện trước 40 tuổi. Người bệnh đái tháo đường týp 1 sẽ có đời
sống phụ thuộc insulin hoàn toàn.
1.2.2.2. Đái tháo đường týp 2:
Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế giới,
thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo
tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống,
đái tháo đường týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh. Đặc trưng
của đái tháo đường týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối.
Đái tháo đường týp 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng
Thang Long University Library
4
glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Đặc điểm lớn nhất trong sinh
lý bệnh của đái tháo đường týp 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi
trường trong cơ chế bệnh sinh. Người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có thể điều trị
bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu, tuy
nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng
cách dùng insulin.
1.2.2.3. Đái tháo đường thai kỳ:
Đái đường thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng, gặp khi
có thai lần đầu. Sự tiến triển của đái tháo đường thai nghén sau đẻ theo 3 khả năng:
Bị đái tháo đường, giảm dung nạp glucose, bình thường.
1.2.2.4. Các thể đái tháo đường khác (hiếm gặp) Nguyên nhân liên quan đến một số
bệnh, thuốc, hoá chất. Khiếm khuyết chức năng tế bào bê – ta. Khiếm khuyết gen
hoạt động của insulin. Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy…
Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp…
1.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường:
ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển
nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể tử
vong do các biến chứng này.
1.3.1. Biến chứng cấp tính:
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm khuẩn cấp
tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm toan
ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm.
Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin
gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa tổ chức.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose nặng,
đường huyết tăng cao.
1.3.2. Biến chứng mạn tính
1.3.2.1. Biến chứng tim – mạch:
Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ là biến chứng thường gặp và nguy hiểm.
Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhưng các nghiên cứu cho
thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các biến
5
chứng tim mạch khác. Người đái tháo đường có bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ
mắc bệnh tim mạch gấp 2 – 4 lần so với người bình thường. THA thường gặp ở
bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ mắc bệnh chung của tăng huyết áp ở bệnh nhân đái
tháo đường gấp đôi so với người bình thường. Trong ĐTĐ týp 2, 50% BN ĐTĐ
mới được chẩn đoán có THA. Người mắc ĐTĐ týp 2 thường kèm theo các rối loạn
chuyển hoá và tăng lipid máu . Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân
ĐTĐ gấp 1,5 – 2 lần, viêm động mạch chi dưới gấp 5 – 10 lần so với người bình
thường. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, khoảng 80% BN ĐTĐ
mắc thêm các bệnh liên quan đến tim mạch .
1.3.2.2. Biến chứng thận:
Biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng thường
gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do đái tháo đường khởi phát
bằng protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ
trong máu. Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy
thận giai đoạn cuối. Để theo dõi bệnh thận ĐTĐ có thể định lượng microalbumin
niệu, đo mức lọc cầu thận, định lượng protein niệu/ 24 giờ.
1.3.2.3. Bệnh lý mắt ở bệnh nhân đái tháo đường:
Bệnh võng mạc ĐTĐ là nguyên nhân thường gặp gây mù loà. Tần xuất các
nước Âu châu là 52%, Bắc Âu là 44 – 77%. Thái Hồng Quang (1989) thấy biến
chứng mắt 43,16% trong đó bệnh lý võng mạc mắt là 20%. Tỷ lệ bệnh võng mạc đái
tháo đường týp 2 tăng theo thời gian mắc bệnh đái tháo đường. Để hạn chế phát
triển bệnh võng mạc do đái tháo đường điều quan trọng là kiểm soát tốt glucose
máu, nghiên cứu UKPDS cho thấy nếu giảm 1% HbA1c sẽ giảm được 21% biến
chứng bệnh võng mạc ĐTĐ.
1.3.3. Một số biến chứng khác
1.3.3.1. Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường: Tổn thương bàn chân ĐTĐ là hậu quả
của bệnh lý thần kinh ngoại biên do giảm nhậy cảm và rối loạn thần kinh tự động,
và thiếu máu do xơ vữa mạch của các mạch máu ở chân. Loét bàn chân ở người đái
tháo đường là biến chứng nặng nề và cũng thường gặp.
Thang Long University Library
6
1.3.3.2. Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường: Viêm phổi, lao phổi thường găp
ở bệnh nhân ĐTĐ. Đặc biệt nhiễm trùng đường tiết niệu hay gặp bệnh nhân nữ
viêm bàng quang cấp và mạn tính, đây chính là nguyên nhân dẫn đến suy thận sớm.
Nhiễm trùng răng lợi gây tụt lợi đẫn đến lung lay và rụng răng sớm, tổn thương da
thường phối hợp trên bệnh nhân đái tháo đường như viêm da, nấm, á sừng, vẩy nến
vv… ngày càng gặp nhiều.
1.4. CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Các hướng dẫn chăm sóc hiện tại đối với đái tháo đường typ 2 của Châu Âu,
Hội đái tháo đường Mỹ, tổ chức y tế thế giới cũng như của khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương là đưa ra các mục tiêu cần đạt được cho việc kiểm soát các chỉ số tim
mạch, chuyển hóa. Tuy nhiên thực tế đa số bệnh nhân ĐTĐ type 2 được điều trị nội
trú không đạt được những mục tiêu này. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát
glucose máu đó là : chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, thuốc điều trị đái tháo
đường và tự chăm sóc (tự theo dõi glucose máu, thay đổi lối sống). Mỗi khâu đều
đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát glucose máu và mỗi khâu là một mắt xích
góp phần vào giảm tỷ lệ biến chứng của bệnh ĐTĐ.
1.4.1 Chăm sóc bệnh đái tháo đường typ 2 trước hết là chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng là một phần trong kế hoạch chăm sóc ĐTĐ. Không thể
điều trị có hiệu quả ĐTĐ typ 2 nếu không thực hiện tốt chế độ ăn hợp lý, cung cấp
đầy đủ các thành phần thức ăn và lượng calori đảm bảo cho cân nặng ổn định, phù
hợp. Chế độ dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng
huyết áp, rối loạn lipid máu và béo phì. Mục tiêu chăm sóc chế độ dinh dưỡng là:
+ Kiểm soát glucose máu sau ăn và lipid máu.
+ Đạt và duy trì cân nặng lý tưởng.
+ Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cá nhân.
+ Làm giảm các nguy cơ tim mạch, ngăn ngừa và làm chậm các biến chứng.
7
Bảng 1: Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ
theo khuyến cáo ADA 2006

Thành phần
Mức độ cho phép
Protein
15 – 20%
• Đặc biệt 10-35%
• BC thận 0,8g/kg/ngày
Lipid
25 – 35%
Carbonhydrat
45 – 65% nhưng không dưới 130g/ngày
Chất xơ
≥ 5 g chất xơ/khẩu phần ăn

1.4.2 Hoạt động thể lực và luyện tập:
Hoạt động thể lực và luyện tập đóng vai trò quan trong trong điều trị ĐTĐ typ
2. Hoạt động thể lực làm tăng độ nhạy cảm của insulin, nhờ đó cải thiện kiểm soát
mức glucose và có thể làm giảm cân . Khi điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập thể
lực không đạt được mục tiêu kiểm soát glucose máu. Tiếp theo là bằng thuốc uống
hạ glucose máu đơn trị liệu hoặc điều trị phối hợp đa trị liệu, hoặc điều trị bằng
insulin đơn thuần để đạt được mục tiêu kiểm soát glucose máu.
1.4.3 Điều trị tăng glucose máu bằng thuốc:
Điều trị bằng thuốc nhằm điều chỉnh hai rối loạn chính trong cơ chế bệnh sinh
của đái tháo đường typ 2 đó là tình trạng kháng insulin và giảm tiết insulin hậu quả
của suy giảm tế bào beta của đảo tụy. Mỗi loại thuốc hạ glucose máu sẽ nhằm vào
một trong hai mục tiêu này.
1.5 CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Khi bệnh nhân vào viện, người điều dưỡng phải nhận định bệnh nhân đái tháo
đường thuộc typ I hay typ II để có kế hoạch chăm sóc thích hợp.
Thang Long University Library
8
1.5.1 Nhận định bệnh nhân:
1.5.1.1 Nhận định qua thăm hỏi bệnh nhân:
Để có được những thông tin cần thiết cho việc chẩn đoán điều dưỡng một cách
chính xác và lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chu đáo, người điều dưỡng
phải ân cần với bệnh nhân, thông cảm chia sẻ và tế nhị khi phỏng vấn người
bệnh.Bệnh nhân được phát hiện bệnh đái tháo đường từ bao giờ?
Triệu chứng xuất hiện đầu tiên là gì?
Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sút cân?
Cảm giác mệt mỏi, khô miệng, khô da?
Trong thực tế, người bệnh đến bệnh viện thường chậm khi đã có biến chứng.
Do vậy cần hỏi thêm:
Bệnh nhân có cảm giác rát bỏng, kiến bò, kim châm ở phần xa của chi và các
ngón tay chân không?
Mắt có mờ không?
Răng đau, lung lay dễ rụng, lợi có hay bị viêm?
Các vết sây sước da thường lâu khỏi và dễ bị nhiễm trùng?
Có đau vùng trước tim?
Rối loạn tiêu hóa: thường đại tiện phân lỏng về ban đêm.
Các bệnh đã mắc và cách thức điều trị như thế nào?
1.5.1.2 Nhận định qua quan sát bệnh nhân:
Tổng trạng chung: gầy hay mập.
Khả năng vận động của bệnh nhân.
Tinh thần: mệt mỏi, chậm chạp hay hôn mê.
Da: ngứa, mụn nhọt, lở loét, có thể thấy dấu viêm tắc các vi mạch ở chi dưới.
Khi bệnh nhân quá nặng có thể quan sát được dấu hiệu của giai đoạn tiền hôn
mê do đái tháo đường.
9
1.5.1.3 Nhận định qua thăm khám bệnh nhân:
Kiểm tra dấu hiệu sống,đánh giá tình trạng phù.
Tình trạng tim mạch.
Tình trạng hô hấp: khó thở, viêm phổi, lao phổi…
Tình trạng tiêu hoá: tiêu chảy do viêm dạ dày – ruột.
Khám mắt: khả năng nhìn, có đục thủy tinh thể không?
Khám răng: viêm mủ chân răng, răng lung lay, rụng sớm.
1.5.1.4 Nhận định qua thu thập các dữ liệu:
Qua gia đình bệnh nhân.
Qua hồ sơ bệnh án, đặc biệt là xem các xét nghiệm và các thuốc đã sử dụng.
Chẩn đoán điều dưỡng
Qua phỏng vấn, quan sát, thăm khám và thu thập các dữ liệu, một số chẩn
đoán điều dưỡng có thể có ở bệnh nhân đái tháo đường như sau:
Ăn nhiều do đái tháo đường.
Uống nhiều, tiểu nhiều do tăng áp lực thẩm thấu.
Tê tay chân và cảm giác kiến bò do viêm thần kinh ngoại biên.
Nguy cơ hạ đường máu do sử dụng insulin.
1.5.2. Lập kế hoạch chăm sóc
Người điều dưỡng thu thập được các thông tin cần thiết để có được các chẩn
đoán về điều dưỡng. Từ đó, xác định các nhu cầu thiết của bệnh nhân đái tháo
đường và lập ra kế hoạch chăm sóc.
Chăm sóc cơ bản:
Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất.
Buồng bệnh phải yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ.
Giải thích và trấn an cho bệnh nhân và gia đình.
Thang Long University Library
10
Có kế hoạch hằng ngày ăn uống, dùng thuốc.
Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.
Theo dõi tình trạng hạ đường máu và các dấu hiệu sinh tồn.
Theo dõi:
Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở.
Tình trạng hạ đường huyết.
Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra.
Các biến chứng của đái tháo đường.
Thực hiện các chăm sóc cơ bản:
Để nằm nghỉ ngơi thoải mái, tránh suy nghĩ, lo lắng.
Đạt được cân nặng lý tưởng, chống béo. Sụt cân là dấu hiệu duy nhất của việc
điều trị kết quả đái tháo đường typ II.
Chế độ ăn: đảm bảo chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường để kiểm soát tốt
đường máu và duy trì cân nặng của người bệnh.
Glucid: phải giảm số lượng, thay đổi tuỳ từng bệnh nhân do thể trạng gầy, béo,
hoặc tính chất làm việc. Tổng số calo trong ngày khoảng 2240 calo.
Chế độ ăn: phụ thuộc vào tuổi, cân nặng bệnh nhân.
Tuổi trẻ < 40 tuổi: 42 Kcalo/kg. Tuổi > 40 tuổi: 32 Kcalo/kg.
Thành phần: glucid 50%; lipid: 33% và protid: 17%.
Bữa ăn nên chia như sau: Bữa sáng: 33%.Bữa trưa: 35%.Bữa tối: 17%.Bữa
nửa đêm: 15%.
Vệ sinh hàng ngày: người bị mắc bệnh đái tháo đường luôn bị đe doạ bởi
những biến chứng khó tránh trong cuộc sống hằng ngày, rất dễ nhiễm khuẩn nên
người điều dưỡng hàng ngày phải giúp bệnh nhân (nếu bệnh quá nặng) làm những
công việc: đánh răng miệng, rửa mặt, bệnh nhân phải được vệ sinh da sạch sẽ, tắm
11
gội bằng xà phòng và nước sạch, những chỗ sây sước phải luôn được giữ vệ sinh
sạch sẽ. Mụn nhọt, lở loét hàng ngày phải được thay băng sạch sẽ, khô ráo và tránh
bị nhiễm trùng, thay quần áo hàng ngày (quần áo, ra giường phải được sấy hấp…) và
thay ra trải giường hàng ngày để phòng tránh nhiễm khuẩn da.
Người điều dưỡng cần chăm sóc theo dõi không những trong thời gian bệnh
nhân nằm viện mà ngay cả khi bệnh nhân đã ra viện.
Mỗi mũi tiêm cách nhau 5 cm, không tiêm một chỗ quá 3 lần. Kéo da lên 1 cm
và tiêm thẳng góc vào nếp da thuốc uống sulfamid chống tăng đường huyết; thuốc
kháng sinh, các vitamin, các thuốc điều trị biến chứng.
Thực hiện các xét nghiệm: đường máu, nghiệm pháp tăng đường máu, đường
niệu, protein niệu, bilan lipid…
Soi đáy mắt, điện tâm đồ…
Thực hiện y lệnh:
Tiêm insulin dưới da đúng liều, đúng giờ và luôn phải đổi vùng tiêm (vì tổ
chức vùng tiêm dễ bị thoái hoá mỡ làm cho vùng tiêm không ngấm thuốc).
Sử dụng thuốc uống sulfamid chống đái tháo đường.
Làm các xét nghiệm cơ bản: đường máu, đường niệu, chuyển hoá cơ bản.
Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và gia đình:
Phát hiện bệnh khi còn ở giai đoạn tiền lâm sàng bằng cách xét nghiệm đường
huyết và đường niệu trong cộng đồng để có thể giúp cho bệnh nhân điều chỉnh chế
độ ăn khi có rối loạn về các xét nghiệm trên, không cần dùng thuốc mà vẫn lao động
và công tác bình thường.
Khi bệnh nhân đã nằm viện nên tuyên truyền cho họ hiểu được tầm quan trọng
của chế độ ăn và cách sử dụng bảng chuyển đổi thức ăn.
Giáo dục cho bệnh nhân thể dục, lao động, luyện tập rất cần thiết trong điều trị
tăng đường huyết vì làm giảm béo và làm giảm acid béo tự do, tăng tuần hoàn và cơ
lực, làm giảm biến chứng xơ vữa, tăng lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL), làm giảm
triglycerid và cholesterol.
Thang Long University Library
12
Tuy nhiên cần lưu ý khi bệnh nhân có đường máu 300 mg % hoặc ceton niệu,
không được tập thể dục hoặc lao động nặng mà phải nghỉ ngơi.
Những người béo phì nên ăn một chế độ ăn ít calo so với những người bình
thường và cũng được theo dõi kỹ hơn về các xét nghiệm đường máu và đường niệu.
Tránh làm việc quá sức, xúc cảm mạnh khi bệnh nhân còn biểu hiện nhẹ.
Giáo dục cho bệnh nhân biết được các biến chứng dễ xảy ra và nhất là biến
chứng nhiễm khuẩn, đề cao vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh da để tránh biến chứng.
Những người trong gia đình cần được theo dõi bằng xét nghiệm để phát hiện
bệnh sớm.
Vấn đề hôn nhân: 2 người đều mắc bệnh đái tháo đường không nên kết hôn.
Đánh giá tình trạng chăm sóc
Tình trạng bệnh nhân sau một thời gian điều trị, thực hiện các kế hoạch chăm
sóc và so sánh với nhận định ban đầu khi bệnh nhân vào viện để đánh giá tình hình
hiện tại.
Các kết quả xét nghiệm: đường máu, đường niệu để đánh giá tiến triển của
bệnh, điều chỉnh liều lượng thuốc và có kế hoạch chăm sóc thích hợp.
Các dấu hiệu sinh tồn đã được theo dõi và ghi chép đầy đủ.
Các biến chứng của bệnh có giảm đi hay nặng lên.
Vấn đề thực hiện chế độ ăn uống.
Đánh giá lượng nước vào ra hàng ngày.
Việc chăm sóc điều dưỡng có được thực hiện đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của một
bệnh nhân đái tháo đường hay không?
Cần bổ sung những điều còn thiếu vào kế hoạch chăm sóc.

13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong số 2000 bệnh nhân ĐTĐ theo dõi, điều trị tại Khoa A1- BVTƯ QĐ
108, chúng tôi chọn được 150 bệnh nhân nội trú ĐTĐ týp 2 đưa vào nghiên cứu từ
tháng 4 năm 2015 đến tháng 10 năm 2015.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
* Chẩn đoán ĐTĐ dựa vào tiêu chuẩn của TCYTTG(WHO) năm 2010:
+ Glucose máu đói (sau bữa ăn cuối cùng 8-12 giờ) ≥ 7.0 mmol/l (phải làm ít
nhất 2 lần) hoặc
+ Glucose máu bất kỳ ≥ 11.1 mmol/l kết hợp với các triệu chứng tăng tăng
glucose máu (làm 2 lần) hoặc
+ Glucose máu giờ thứ 2 của nghiệm pháp dung nạp ≥ 11.1 mmol/l.
* Chẩn đoán đái tháo đường typ 2 theo tiêu chuẩn:
+ Bệnh tiến triển từ từ.
+ Thường có cơ địa béo phì hiện tại hoặc trước đó.
+ Không có chiều hướng nhiễm toan – ceton.
+ Định lượng insulin máu bình thường.
+ Glucose máu kiểm soát được khi áp dụng chế độ ăn hợp lý, vận động thể lực
đều đặn, hoặc kết hợp với thuốc uống hạ GM, hoặc insulin liều thấp.
* Chẩn đoán lần đầu hoặc đã điều trị tại các cơ sở y tế khác.
* Có điều kiện khám định kỳ và theo dõi lâu dài tại Khoa A1 Nội Cán Bộ –
BVTƯ QĐ 108.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
+ Đái tháo đường typ1, ĐTĐ thai kỳ, các loại ĐTĐ khác có nguyên nhân.
+ Bệnh nhân có những bệnh nội tiết khác kèm theo (Basedow, hội chứng
Cushing, to đầu chi……).
Thang Long University Library
14
+ Bệnh nhân có biến chứng cấp tính , ác tính.
+ Những BN mất máu cấp hoặc mạn, thiếu sắt, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm
sắc tố sắt… ảnh hưởng tới kết quả HbA1c.
+ Bệnh nhân không có điều kiện theo dõi, chuyển vùng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tiến cứu, mô tả, cắt ngang.
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân điều trị tại khoa A1 Nội cán bộ :
+ Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng và làm bệnh án theo mẫu thống nhất

+ Làm các xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu, huyết học.
+ Thăm dò chức năng:

– Điện tâm đồ.

– Siêu âm bụng, siêu âm Doppler mạch cảnh, mạch chi dưới.

– Khám mắt.

– Khám tim mạch
+ Những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được gửi bệnh nhân lên khoa
Nội cán bộ (A1) tham gia tư vấn giáo dục BN ĐTĐ, tư vấn giáo dục về chế độ ăn
hợp lý tại khoa dinh dưỡng BVTƯ QĐ 108. Kê đơn điều trị theo phác đồ.
+ Tất cả bệnh nhân được hẹn khám lại theo định kỳ hàng tháng hoặc mỗi 3
tháng để chỉnh liều thuốc (tùy theo kết quả khám và xét nghiệm của BN).
+ Đánh giá mức độ kiểm soát 3 tháng một lần
+ Đến thời điểm cuối dựa theo kết quả phỏng vấn tại những lần khám mà bệnh
nhân sẽ được phân làm 2 nhóm: Nhóm chấp hành tốt chế độ điều trị và nhóm chấp
hành chưa tốt chế độ điều trị và so sánh kết quả kiểm soát các chỉ số giữa 2 nhóm.
15
2.2.2. Phưong pháp xác định các chỉ số nghiên cứu:
* Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, làm bệnh án theo mẫu thống nhất
+ Hành chính : tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (để liên
lạc với bệnh nhân nhắc nhở đến khám theo hẹn).
+ Tiền sử bản thân và gia đình.
– Gia đình có ai mắc bệnh đái tháo đường .
– Tiền sử bản thân mắc các bệnh phối hợp khác.
+ Thời gian được chẩn đoán ĐTĐ, hoàn cảnh phát hiện bệnh.
+ Việc điều trị bệnh ĐTĐ: Phương pháp (chế độ dinh dưỡng, luyện tập, thuốc).
+ Việc chấp hành các chế độ điều trị bệnh đái tháo đường: dùng thuốc có
thường xuyên theo hướng dẫn, có đi kiểm tra định kỳ theo hẹn…
+ Các biến chứng mạn tính của ĐTĐ như: mắt, thận, tim mạch..
+ Các bệnh phối hợp
* Khám lâm sàng
+ Chỉ số khối cơ thể – Body Mass Index (BMI)

Cân nặng (kg)
BMI = Đơn vị tính : kg/ m2

[Chiều cao(m)]2

Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới đề nghị
cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Bảng 2.1. Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn phân loại của Hiệp hội đái tháo đường
châu Á- Thái Bình Dương
Thể trạng
BMI (kg/m2)
Thiếu cân
< 18,5 Bình thường 18,5 – 22,9 Thừa cân ≥ 23,0 Có nguy cơ 23,0- 24,9 Béo độ I độ II 25,0- 29,9 ≥ 30 Thang Long University Library 16 + Đo chu vi vòng eo và vòng mông để tính tỷ số WHR (waist hip ratio): WHR = vòng eo / vòng mông Người châu Á: WHR của nữ ≥ 0,80; WHR của nam ≥ 0,90 + Đo huyết áp: Đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ sau khi BN nghỉ ít nhất 5 phút, đo huyết áp hai lần cách nhau 2 phút, kết quả tính bằng trung bình của hai lần đo. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA khi BN có tiền sử dùng thuốc hạ HA trước đó, hoặc bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán THA theo JNC VIII- 2010. Khám chuyên khoa: + Khám mắt ( gửi khám chuyên khoa mắt lần đầu khi đưa vào nghiên cứu và sau đó khám theo hẹn định kỳ của bác sĩ ): - Đo thị lực, nhãn áp phát hiện tăng nhãn áp. - Khám phát hiện đục thể thủy tinh: - Soi đáy mắt phát hiện tổn thương võng mạc, hoặc có thể chụp mach huỳnh quang. Đánh giá tổn thương mắt theo Airlie- House: + Khám tim mạch, khám bàn chân: + Tình trạng da niêm mạc, nhiễm trùng ngoài da, phù, cổ chướng…. * Xét nghiệm cận lâm sàng Các xét nghiệm sinh hóa máu được làm tại khoa Sinh hoá BVTƯ QĐ 108 + Các xét nghiệm sinh hóa thường quy khác như định lượng creatinin huyết thanh, enzym ASAT, ALAT, tổng phân tích nước tiểu 10 thông số . Bảng 2.2. Giá trị bình thường của một số chỉ số hóa sinh máu Chỉ số hóa sinh Đơn vị Giá trị bình thường Glucose máu mmol/l 3,9- 6,4 HbA1c % 4 – 6 Cholesterol mmol/l 3,9 – 5,2 Triglycerid mmol/l 0,46 – 1,88 HDL- c mmol/l ≥ 0,9 LDL- c mmol/l ≤ 3,4 Ure mmol/l 2,5- 7,5 Creatinin Mmol/l Nam : 62- 120 Nữ : 53- 100 ASAT U/l- 370 C ≤ 37 ALAT U/l- 370 C ≤ 40 17 2.2.3. Biện pháp quản lý, theo dõi, điều trị bệnh nhân Tất cả bệnh nhân khi đủ tiêu chuẩn nghiên cứu đều được tư vấn sơ bộ một số kiến thức về bệnh đái tháo đường, các dấu hiệu phát hiện biến chứng, tầm quan trọng của việc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân ĐTĐ và tuân thủ điều trị. + Tư vấn chế độ ăn hợp lý: Phải ăn cân đối các thành phần glucid, protid, lipid, chất xơ, muối. Ăn đúng giờ, nên chia nhỏ nhiều bữa trong ngày để hạn chế tăng glucose máu sau ăn, chỉ ra những loại thức ăn cần hạn chế cho từng bệnh nhân (cụ thể khẩu phần ăn do bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng tính toán). + Luyện tập thể lực: dựa vào kết quả xét nghiệm glucose máu, huyết áp, tình trạng biến chứng hiện taị để đưa ra lời khuyên về cách thức và hình thức luyện tập phù hợp như; Đi bộ tối thiểu mỗi ngày 30 phút , 1 tuần trung bình khoảng 150 phút, có thể bơi lội, chơi cầu lông, đạp xe đạp… + Hầu hết bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi đều được chẩn đoán và điều trị từ trước do đó bệnh nhân vào nghiên cứu được kê đơn thuốc điều trị phối hợp : Tiết chế, luyện tập và thuốc . 2.2.4. Phương pháp đánh giá và thời điểm đánh giá * Các bệnh nhân được hẹn tái khám định kỳ mỗi tháng để điều chỉnh liều lượng thuốc (những bệnh nhân khó chỉnh liều có thể tái khám từ 0,5 - 1 tháng, hoặc vào điều trị nội trú). * Khám và làm các xét nghiệm đầy đủ các chỉ số (glucose máu, HbA1c, cholesterol TP, triglycerid, HDL- c, LDL- c, ure, creatinin, ASAT, ALAT) để đánh giá mức độ kiểm soát theo khuyến cáo cứ mỗi 3 tháng / lần. * Đánh giá mức độ kiểm soát các chỉ số dựa theo khuyến cáo của Hội Nội tiết- đái tháo đường Việt Nam năm 2009. * Đánh giá mức độ kiểm soát các chỉ số và biến chứng của bệnh tại các thời điểm ban đầu (T0) ; sau mỗi 3 tháng , ký hiệu lần lượt là T3. Thang Long University Library 18 Bảng 2.3. Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 của Hội Nội tiết- đái tháo đườngViệt Nam năm 2009. Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém Glucose máu Lúc đói mmol/l 4,4 – 6,1 6,2 - 7,0 > 7,0
HbA1c
%
< 6,5 ≤ 7,5 > 7,5
Huyết áp
mmHg
< 130/80 130/80 - 140/90 >140/90
BMI
Vòng eo: nam
Nữ
kg/(m)2
cm
18,5 – 23
< 90 < 80 18,5 - 23 ≥ 23 Cholesterol TP mmol/l < 4,5 4,5 – ≤ 5,2 ≥ 5,3 HDL-c mmol/l > 1,1
≥ 0,9
< 0,9 Triglycerid mmol/l < 1,5 1,5 - ≤ 2,2 > 2,2
LDL-c
mmol/l
< 2,5 2,5 – 3,4 ≥ 3, 4 * Đánh giá mức độ chấp hành chế độ điều trị của bệnh nhân: Để đánh giá ảnh hưởng của việc chấp hành điều trị đối với kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, dựa trên bộ câu hỏi chuẩn của Tổ Chức Y tế Thế giới và Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế năm 2005. Theo đó bệnh nhân được chia thành 2 nhóm bao gồm: + Nhóm chấp hành tốt chế độ điều trị: - Thực hiện tốt đầy đủ các liệu pháp điều trị theo hướng dẫn bao gồm: chế độ dinh dưỡng, luyện tập thân thể, dùng thuốc. - Không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi phác đồ điều trị . - Có sổ theo dõi glucose máu, huyết áp, cân nặng và những diễn biến bất thường tại nhà, phản ánh kịp thời mỗi lần tái khám - Khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa. - Tham gia đầy đủ các buổi tư vấn giáo dục cho bệnh nhân đái tháo đường. + Nhóm chấp hành chưa tốt chế độ điều trị: - Chấp hành chưa tốt các liệu pháp điều trị: dinh dưỡng, luyện tập, thuốc … - Không đi khám lại theo đúng hẹn, tham gia không đủ các buổi tư vấn về bệnh

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *