10545_Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp trường Trung cấp Đông Dương tại TP.HCM

luanvantotnghiep.com

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Ngọc Hân

NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ CÁC MẠNG XÃ HỘI
CỦA HỌC SINH HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐÔNG DƯƠNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Ngọc Hân

NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ CÁC MẠNG XÃ HỘI
CỦA HỌC SINH HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐÔNG DƯƠNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số
: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ HẠNH NGA

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ thực tế
trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu.
Các số liệu có nguồn góc rõ ràng và tuân thủ đúng các nguyên tắc nghiên cứu khoa
học.
Các kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung
thực và chưa từng được công bố trước đây.

Tp.HCM, tháng 09 năm 2013
Người nghiên cứu
Bùi Thị Ngọc Hân

2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đỗ Hạnh Nga, người đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí
Minh, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý thầy cô phòng
Sau đại học – trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi hoàn
thành tốt khoá học.
Dù đã rất cố gắng để hoàn thành luận văn bằng sự nhiệt tình và trách nhiệm của
mình, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, do vậy, rất mong nhận được những đóng
góp quý báu từ quý thầy cô.
Kinh chúc quý thầy cô thật nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và thành công.

Tp.HCM, tháng 09 năm 2013
Người nghiên cứu

Bùi Thị Ngọc Hân

3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………….. 1
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………….. 2
MỤC LỤC …………………………………………………………………………………………………….. 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………………………………. 6
MỞ ĐẦU
……………………………………………………………………………………………………….. 7
1. Lý do chọn đề tài
……………………………………………………………………………………………….
7
2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………………………………………
9
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ……………………………………………………………………
9
4. Giả thuyết nghiên cứu ……………………………………………………………………………………….
9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………
9
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………………………..
9
7. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………………
10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ MẠNG
XÃ HỘI
……………………………………………………………………………………………………….. 12
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu nhận thức và thái độ về MXH …………………………..
12
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
…………………………………………………….
12
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước …………………………………………………….
15
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ………………………………………..
21
1.2.1. Nhận thức ………………………………………………………………………………………………
21
1.2.2. Thái độ
…………………………………………………………………………………………………..
27
1.2.3. Mối tương quan giữa nhận thức và thái độ
………………………………………………….
32
1.2.4. Mạng xã hội ……………………………………………………………………………………………
33
1.2.5. Nhận thức và thái độ về MXH của học sinh ……………………………………………….
38
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng
……………………………………………………………………………………
43
1.3.1. Đặc điểm lứa tuổi của học sinh TCCN
……………………………………………………….
43
1.3.2. Yếu tố ảnh hưởng từ gia đình ……………………………………………………………………
46
1.3.3. Yếu tố ảnh hưởng từ văn hóa – xã hội………………………………………………………..
48
1.3.4. Ảnh hưởng của MXH đến con người …………………………………………………………
50
Tiểu kết chương 1 ………………………………………………………………………………………… 57

4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ CÁC MẠNG
XÃ HỘI CỦA HỌC SINH HỆ TCCN TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐÔNG DƯƠNG58
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ……………………………………………………………………..
58
2.1.1. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………………………………….
58
2.1.2. Mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………………………………
58
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………………
58
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ……………………………………………………………….
58
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn …………………………………………………………….
58
2.3. Thống kê về khách thể nghiên cứu
…………………………………………………………………
62
2.4. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ về các MXH của học sinh hệ
TCCN trường Trung cấp Đông Dương ………………………………………………………………..
64
2.4.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp Đông
Dương …………………………………………………………………………………………………………….
65
2.4.2. Thực trạng nhận thức về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp
Đông Dương ……………………………………………………………………………………………………
82
2.4.3. Thực trạng thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp
Đông Dương ……………………………………………………………………………………………………
91
2.4.4. Mối tương quan giữa nhận thức và thái độ đối với các mạng xã hội …………….
100
2.5. Nguyên nhân của thực trạng nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh
hệ TCCN …………………………………………………………………………………………………………..
101
2.6. Một số biện pháp tác động nhằm nâng cao khả năng nhận thức và thái độ về
mạng xã hội của học sinh hệ TCCN ……………………………………………………………………
103
Tiểu kết chương 2 ………………………………………………………………………………………. 106
CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH HỆ
TCCN TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐÔNG DƯƠNG
……………………………………….. 108
3.1. Tổ chức nghiên cứu biện pháp……………………………………………………………………..
108
3.1.1. Mục đích của nghiên cứu………………………………………………………………………..
108
3.1.2. Thể thức nghiên cứu ………………………………………………………………………………
108
3.1.3. Khách thể
……………………………………………………………………………………………..
108
3.1.4. Giới hạn ……………………………………………………………………………………………….
108
3.1.5. Qui trình nghiên cứu biện pháp ……………………………………………………………….
108
3.1.6. Thời gian nghiên cứu
……………………………………………………………………………..
109
3.2. Một số biện pháp nâng cao khả năng nhận thức và thái độ về các mạng xã hội
của học sinh hệ TCCN thuộc trường Trung cấp Đông Dương……………………………..
109

5

3.2.1. Biện pháp 1: Điều chỉnh nhận thức về vai trò của nhận thức đối với mạng xã hội
trong đời sống của con người. ………………………………………………………………………….
109
3.2.2. Biệp pháp 2: Điều chỉnh thái độ về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
mạng xã hội. ………………………………………………………………………………………………….
110
3.2.3. Biện pháp 3: Điều chỉnh nhận thức và thái độ về các “hiệu ứng” trên mạng xã
hội. ……………………………………………………………………………………………………………….
110
3.2.4. Biện pháp 4: Điều chỉnh nhận thức và thái độ về bản thân
………………………….
111
3.3. Tổ chức thử nghiệm …………………………………………………………………………………….
112
3.3.1. Điều kiện thử nghiệm …………………………………………………………………………….
112
3.3.2. Quy trình thực hiện
………………………………………………………………………………..
112
3.4. Công cụ đánh giá sau thử nghiệm ………………………………………………………………..
112
3.5. Phân tích kết quả nghiên cứu thử nghiệm
…………………………………………………….
113
3.5.1. Kết quả nghiên cứu trước thử nghiệm ………………………………………………………
113
3.5.2. Kết quả nghiên cứu sau thử nghiệm …………………………………………………………
115
3.5.3. Kết quả nghiên cứu trường hợp
……………………………………………………………….
120
Tiểu kết chương 3 ………………………………………………………………………………………. 122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………… 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………….. 127
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………………… 1

6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Công nghệ thông tin
Cách mạng khoa học kĩ thuật
Mạng xã hội
Trung học phổ thông
Trung cấp chuyên nghiệp

CNTT
CMKH – KT
MXH
THPT
TCCN

7

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Hội
nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khóa X đã nêu rõ “Thanh niên ngày nay là lớp người
sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh, được sống trong những điều kiện vật chất và tinh
thần đầy đủ hơn, tuy rất nhạy cảm với cái mới, được đào tạo bài bản, có tri thức, nhưng vốn
sống và sự từng trải chưa nhiều, trước những tiêu cực và cám dỗ của nền kinh tế thị trường,
…, một bộ phận thanh niên có sự dao động, khủng hoảng lòng tin, lý tưởng cách mạng.
Thực trạng này đòi hỏi Đảng phải coi trọng giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng cho
thanh, thiếu niên”. Sự ảnh hưởng của nền kinh thị trường đã tác động đến toàn bộ đời sống
của người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên.
Như ta đã biết, nhờ sự ra đời của máy tính điện tử mà khoa học công nghệ thông tin
đã ra đời. Một trong những ứng dụng của khoa học CNTT là tạo điều kiện cho sự giao tiếp
giữa người và người thông qua hệ thống mạng. Kinh tế trường trường ngày càng phát triển
thì càng khiến cho con người có nhu cầu giao tiếp với nhau qua các trang mạng xã hội.
Ngày nay, hầu như học sinh thanh niên Việt Nam nào cũng quen thuộc với các ngôn từ của
mạng xã hội như “chat”, email, “blog”, chia sẻ file,.. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
hiện đại coi như bắt đầu giữa năm 40 của thế kỷ XX. Thời gian đầu của cuộc cách mạng này
được đánh dấu bằng sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mới, và được sử dụng trong mọi
hoạt động kinh tế và đời sống xã hội [24].
Như vậy, mạng xã hội ngày nay đang phát triển không ngừng, không những tạo điều
kiện cho con người giao tiếp mà còn là nơi để quảng cáo, mua bán, trao đổi, kết bạn, tìm
kiếm, quản lý nhóm, xây dựng mối quan hệ. Một trong những lợi ích mà mạng xã hội mang
lại là làm con người trở nên gần gũi nhau hơn khi có sự xa cách về địa lý và không gian.
Các trang mạng xã hội là nơi để tìm hiểu chắt lọc những điều hay, tìm kiếm những thông tin
bổ ích và định hướng giá trị sống cho nhiều người. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực của mạng
xã hội lên các hoạt động của con người là không thể tránh khỏi như mất thời gian, không

8

phân biệt được cuộc sống thực và cuộc sống ảo, sự tin tưởng từ cộng đồng là “mật ngọt”
dẫn dụ người trẻ sa vào cơn nghiện khó dứt.
Đặc điểm của một số trang mạng xã hội hiện nay như: Facebook, Tamtay, ZingMe,
Henantrua, Blogspot, … thì đó là nơi giao lưu, kết bạn, làm quen thậm chí còn là nơi để
người sử dụng thoã mãn các nhu cầu “khó nói” như rao làm người yêu, thuê người yêu; đó
còn là việc mạng xã hội dễ sử dụng; bên cạnh đó mạng xã hội không phải là đời sống thực
nó còn làm cho người sử dụng không nhận thức rõ ý nghĩa của cuộc sống , đi theo những lời
ngon ngọt để dễ mắc phải sai lầm như bị lạm dụng tình dục, lừa tình, lừa tiền, …, không
tuân thủ chế độ sinh hoạt hằng ngày, sức khỏe giảm sút, thậm chí còn xuất hiện hành vi
trộm cắp, cướp giật, giết người được báo chí đăng tải khá nhiều trong thời gian qua.
Có thể nói, với sự phát triển dày đặc của các trang MXH hiện nay thì thế giới đã trở
nên nhỏ bé, gần gũi thông qua chỉ một cái nhấn chuột. Và những MXH này hoạt động được
thì phải có đông đảo thành viên tham gia, gia nhập càng đông thì trang mạng đó càng phát
triển. Trong số những trang mạng xã hội hiện nay thì facebook đang là trang mạng mạnh
nhất trên thế giới.
Do ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của các trang MXH, thiết nghĩ cần phải có các đề
tài nghiên cứu cụ thể nhằm giúp cho các nhà giáo dục xây dựng chiến lược, định hướng giáo
dục đạo đức và nhân cách học sinh một cách đúng đắn. Trường Trung cấp Đông Dương là
nơi đang đào tạo học sinh trình độ trung cấp. Học sinh đang học ở trường phần lớn là những
học sinh thi trượt đại học, cao đẳng hoặc thậm chí chưa đỗ tốt nghiệp THPT. Do đó, học lực
của học sinh còn yếu, cùng với tuổi đời còn khá trẻ nên các em dễ dàng bị sự hấp dẫn của
các trang mạng xã hội lôi cuốn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã gợi cho người viết ý
tưởng lựa chọn đề tài: “Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh hệ trung
cấp chuyên nghiệp trường Trung cấp Đông Dương tại Tp. HCM” với mong muốn sẽ góp
phần lý giải nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn trong việc nhận thức về vai trò của các
trang MXH và thái độ của học sinh đối với các trang mạng xã hội đó.

9

2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh hệ TCCN nhằm đưa
ra các biện pháp để nâng cao nhận thức và thái độ đúng đắn ở học sinh đối với việc học tập
và cuộc sống.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng:
Nhận thức và thái độ về MXH của học sinh các hệ TCCN
3.2. Khách thể nghiên cứu:
– Khách thể nghiên cứu chính: học sinh các hệ TCCN
– Khách thể nghiên cứu bổ trợ: giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
4. Giả thuyết nghiên cứu
– Đa số học sinh các hệ TCCN có nhận thức và thái độ sai về mạng xã hội so với mục
đích ban đầu của nhà sản xuất.
– Có sự khác biệt về mức độ nhận thức và thái độ của học sinh hệ TCCN với việc sử
dụng các mạng xã hội khác nhau.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về nhận thức, thái độ, nhận thức và thái độ về
mạng xã hội, mạng xã hội, người sử dụng mạng xã hội làm cơ sở dữ liệu của đề tài.
– Khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh hệ TCCN về mạng xã hội.
– Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng nhận thức và thái độ về các
mạng xã hội của học sinh hệ TCCN đối với việc học tập và cuộc sống.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về đối tượng
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức và thái độ của của học sinh hệ TCCN về
các mạng xã hội đang phát triển tại Việt Nam như : Facebook, Tamtay, Me Zing,
Henantrua, Blogspot.
6.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về thời gian

10

Chỉ nghiên cứu các mạng xã hội ra đời và phát triển ở Việt Nam trong khoảng thời
gian từ năm 2010 đến 2013
6.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về địa bàn
Địa bàn tập trung nghiên cứu và lấy số liệu khảo sát tại Trường Trung Cấp Đông
Dương, tại 43 Nguyễn Thông, P7, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này bao gồm một số phương pháp chủ yếu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích: Nghiên cứu tài liệu là để thu thập cơ sở lý thuyết liên quan đến nhận thức
và thái độ, những thành tựu lý thuyết đã đạt được, kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp,
những chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến giáo dục thế hệ trẻ.
Thu thập tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành – ngoài ngành, số liệu thống kê,
thông tin đại chúng.
Cách tiến hành: Đọc, liệt kê, chọn lọc, phân tích, tổng hợp, các tài liệu cần thiết phục
vụ cho việc nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Xác định thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh các hệ TCCN tại
trường Trung cấp Đông Dương về các MXH.
Cách tiến hành: Dự kiến sẽ tiến hành nghiên cứu đối tượng là học sinh các hệ TCCN
với số lượng 300 phiếu điều tra.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: thu thập, bổ sung và làm rõ thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh,
giáo viên chủ nhiệm về sự ảnh hưởng, tác động của MXH.
Cách tiến hành: Dự kiến tiến hành phỏng vấn sâu đối với học sinh, giáo viên chủ
nhiệm và giảng viên bộ môn.

11

7.2.3. Phương pháp chuyên gia
Mục đích: nhằm bổ sung những kiến thức còn thiếu sót về các vấn đề chuyên môn.
Cách tiến hành: liên hệ các chuyên gia trong các lĩnh vực tâm lý, xã hội, công nghệ
thông tin để xin ý kiến cho các nội dung.
7.3. Phương pháp thử nghiệm tác động
Mục đích: so sánh giữa hai nhóm nhằm thăm dò, kiểm tra mức độ thay đổi nhận thức
và thái độ của học sinh về việc sử dụng các trang MXH.
Cách tiến hành: chọn 2 nhóm có số lượng là 30, thực hiện các bài tập và hoạt động về
kỹ năng ứng phó, kỹ năng xử lý tình huống của học sinh.
7.4. Phương pháp thông kê bằng toán học
Mục đích: xử lý các thông số cần dùng trong đề tài nghiên cứu
Cách tiến hành: sử dụng phần mền SPSS để xử lý số liệu thu thập được

12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ
VỀ MẠNG XÃ HỘI

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu nhận thức và thái độ về MXH
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
Vào năm 1969, tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã cho ra đời mạng xương sống
Nsfnet(Nation Science Foundation and Net) là tiền thân của internet và những mạng vùng
khác đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995,
Nsfnet thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển. Với khả
năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của
các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo
dục, văn hoá, xã hội… [36, tr.12].
Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một
thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet. Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên
năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự
xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.
Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi
danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của Friendster
thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên [36, tr.15].
Mạng xã hội MySpace(2004) ra đời với các tính năng như phim ảnh và “chat”,…
nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của
Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành
mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation
mua lại với giá 580 triệu USD [36, tr.115].
Từ những nhu cầu và mong muốn có một điều mới mẻ, sự ra đời của Facebook
(2006) đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình
“Facebook Platform” cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân
mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được
thành công vược bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp không

13

nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày [36,
tr.145].
Cũng từ những bước đệm đó hàng loạt nghiên cứu về mạng xã hội được ra đời, một
mặt để mở rộng những trang MXH hiện có, mặt khác các nhà khoa học của chúng ta đã
nhận thấy ảnh hưởng của nó đến con người ở ba lĩnh vực: khoa học và công nghệ, xã hội
học, tâm lý học.
(1) Các nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Hai tác giả
Acquisti Alessandro và Gross Ralph (2006), Trường Cao đẳng Robinson Vương Quốc Anh,
đã nghiên cứu về Tưởng tượng cộng đồng: nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và bảo
mật trên Facebook, Báo cáo đã cho thấy trong những năm gần đây sự tăng lên của các thành
viên trên những trang mạng xã hội trực tuyến như Friendster, MySpace hay Facebook để
liên lạc, nâng cao sự riêng tư và an ninh. Báo cáo còn nhấn mạnh về việc nghiên cứu các
thành viên trên Facebook về vấn đề nhân khẩu học và hành vi giữa các thành viên cộng
đồng có sự khác biệt không, phân tích các mối quan tâm riêng tư, so sánh thái độ nói với
hành vi thực tế. Và kết luận rằng mối quan tâm riêng tư của một cá nhân là chỉ là một yếu tố
dự báo yếu của các thành viên của mình về mạng. Cá nhân riêng tư cũng quan tâm tham gia
mạng và cho thấy một lượng lớn thông tin cá nhân. Quản lý một số vấn đề riêng tư của họ
bằng cách tin tưởng vào khả năng kiểm soát các thông tin mà họ cung cấp và truy cập bên
ngoài vào nó. Tuy nhiên, chúng ta thấy quan niệm sai lầm đáng kể trong một số thành viên
về tầm nhìn với cộng đồng trực tuyến và các khả năng hiển thị hồ sơ của họ.
Còn nhóm tác giả Ahn, Yong-Yeol, Han, S. Kwak, H.Moon, và Jeong.H (2007), với
bài nghiên cứu Phân tích các đặc điểm topo của các dịch vụ mạng xã hội trực tuyến khổng
lồ. Nghiên cứu cho thấy sự so sánh các cấu trúc của ba dịch vụ mạng xã hội trực tuyến:
Cyworld, MySpace, và Orkut, tương ứng với hơn 10 triệu người sử dụng, để hoàn thành dữ
liệu của Cyworld (bạn bè) và phân tích mức độ phân phối nhóm, tài sản nhóm, tương quan
mức độ, và tiến hóa theo thời gian. Một số dịch vụ mạng xã hội trực tuyến khuyến khích các
hoạt động trực tuyến có thể không được dễ dàng sao chép trong cuộc sống thực, chúng ta
thấy rằng họ đi chệch khỏi các mạng xã hội trực tuyến gắn bó đó cho thấy một mô hình
tương quan mức độ tương tự như các mạng xã hội thực tế.
Ngoài ra còn có tác giả Ahn June (2011) trên Tạp chí của Hiệp hội Thông tin Khoa

14

học và Công nghệ Mỹ đã có bài viết về Hiệu quả của các trang mạng xã hội của thanh thiếu
niên: lý thuyết hiện đại và những tranh cãi.
(2) Các nhà xã hội học còn nhắc đến nhiều hơn trong lĩnh vực của mình như: Nhóm
tác giả Baumgartner, JC, và Morris, JS (2010) Chính trị mạng xã hội MyFaceTube hay sự
tham gia của chính người lớn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chính mạnh xã hội đã tạo điều
kiện cho các nhà chính trị gia đưa ra những thông điệp nhằm tìm kiếm người ủng hộ chính
các nhà chính khách đó. Mạng xã hội đã giúp cho họ gần gũi với cư dân mạng qua các phản
hồi, những mong muốn trong cuộc sống, xã hội, kinh tế,… Đó cũng là một loại truyền thông
có hiệu ứng tốt trong cộng đồng dân cư có sử dụng mạng xã hội.
Nhóm tác giả Al-Lami, Mina, Hoskins, Andrew ang O’Loughlin Ben (2012) đã
nghiên cứu Huy dộng và bạo lực trong các hệ sinh thái phương tiện truyền thông mới
trường hợp ở the Dua Khailil Aswad và Camilia Shehata là một trong những nghiên cứu
chống khủng bố.
Bên cạnh đó sự hợp tác của các trường như Đại học Nghiên cứu Thông tin và Giáo
dục, Đại học Maryland ở Hoa Kỳ (2012) đã viết về những kinh nghiệm của thanh thiếu niên
với các trang mạng xã hội: mối quan hệ để chuyển tiếp và sự ràng buộc liên đới xã hội. Dựa
trên thuyết Liên đới xã hội cho thấy việc kết bạn đó là một sự tích luỹ lợi ích, như hỗ trợ xã
hội và tình cảm, giữa các thành viên tham gia trong mạng xã hội bằng cách tiết lộ thông tin
về bản thân trên hồ sơ của họ hoặc bình luận trên các trang của bạn bè. Cập nhật trạng thái,
bài viết trên tường và hình ảnh trên một hồ sơ mô tả hàng ngày của một cá nhân hoặc mạng
lưới của mình. Ngoài ra, khi bạn viết thư cho nhau, chơi trò chơi, hoặc nhận xét trên hồ sơ
của nhau, chẳng hạn như tự công bố thông tin và thông tin liên lạc trên mạng để xây dựng
mối quan hệ.
(3) Các nhà tâm lý cũng đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến giới trẻ
trong nhiều năm qua. Nhóm tác giả Backstrom, MD, Stpfer, JM, Vazire, S Gaddis, S.,
Schmukle, SC, Egloff, B., và Gosling, SD (2010) với nghiên cứu Facebook hồ sơ phản ánh
tính cách thực tế, không tự lý tưởng hoá.
Sau đó, nhóm tác giả Thomas V.Polle, Ph.D Sam G.B Robert, Ph.D and Robin I.M.
Dunbar (2011) đã nghiên cứu Sử dụng mạng xã hội và thư điện tử làm mất đi mối quan hệ
xã hội thực của Đại học Groningen ở Hà Lan

15

Tác giả Gennaro D’Amato (2012) trường Đại học Naples ở Italy đã nghiên cứu Mạng
xã hội: Một nguồn gốc mới làm này sinh stress tâm lý hay con đường làm tăng lên lòng tự
trọng? Khẳng định và phủ định tội ác ở Bronchial Asthma.
Asnat Dor & Dana Weimann-Saks (2012), trường Cao đẳng học viện Kinnerer tại
Israel đã nghiên cứu Việc sử dụng mạng xã hội ở học sinh: thái độ, hành vi và nhận thức.
Nghiên cứu đã phân tích nhóm học sinh13 tuổi ở Israel. Các phân tích đi sâu vào các khía
cạnh trong cuộc sống hàng ngày của học sinh ở gia đình và ở trường. Giữa mối quan hệ cha
mẹ con cái, và việc sử dụng mạng xã hội trước hay sau cha mẹ và thường thì chúng được ưu
tiên sử dụng máy tính gia đình như một công cụ hỗ trợ học tập đắc lực. Nhưng phần lớn
nhóm học sinh này sử dụng máy tính để sử dụng mạng xã hội để kết bạn, lập nhóm hội,…
Trong đó nghiên cứu sự quan sát của cha mẹ học sinh với hành vi, thái độ và nhận thức của
học sinh.
Erich V. Brubaker (2013), Đại học Liberty ở Lynchburg, Mỹ đã nghiên cứu Mối
quan hệ giữa facebook và thành tích học tập. Nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ giữa
facebook và thành tích học tập của học sinh cấp hai độ có sự tương quan lẫn nhau, học sinh
được tiếp cận facebook trên hai bình diện tích cực và tiêu cực, sự ảnh hưởng của facebook
đã thấm sâu vào tâm trí các em, nó trở nên là một liều thuốc xoa dịu những ức chế được dồn
nén và tác động trực tiếp đến học tập tốt hay sa sút.
Monika Cenanmeri (2013), Đại học Rome đã nghiên cứu Internet, sự phát triển xã
hội trẻ em và thanh thiếu niên. Nghiên cứu chỉ ra internet phát triển mạnh mẽ như ngày nay,
kèm theo khoa học công nghệ càng hiện đại, các thiết bị di dộng được kết nối internet, trên
đó tác động trực tiếp đến trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay. Kết quả thống kê cho thấy có
77% trẻ em từ 13 – 16 tuổi và 38% trẻ em từ 9 đến 12 tuổi ở Châu Âu đều có sử dụng
mobile để kết nối internet.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước
Thời đại thông tin ngày nay đã tạo những điều kiện và cơ hội cho con người giao lưu,
liên kết, chia sẻ những sở thích, sự quan tâm, những ý tưởng, những việc làm bằng các
phương tiện truyền thông hiện đại – nhất là sự phát triển ngày càng đa dạng của internet,
trong do có các mạng xã hội.
Rob Hurle (1991), Giáo sư Đại học Quốc gia Australia và du học sinh Việt Nam, họ

16

đã nhận thấy cần phải có internet ở Việt Nam, vì thế họ đã mang cục mordem về Viện Công
Nghệ Thông Tin (IOIT) tại Hà Nội để thí nghiệm kết nối các máy tính ở Australia và Việt
Nam thông qua đường dây điện thoại [42].
Tại IOIT Hà Nội (1992) có hộp thư điện tử riêng với “đuôi” ở tận Úc (.au) để trao đổi
e-mail với ông Rob và có lẽ đó là lần đầu tiên người ở Việt Nam gửi e-mail ra nước ngoài.
Tháng 9 năm 1993, ông Rob và một đồng nghiệp Việt kiều ở Đại học Tasmania tới Hà Nội
dự hội thảo để bàn về kế hoạch phát triển Internet tại Việt Nam Năm 1994, với tiền tài trợ
của Chính phủ Úc, ông Rob và các đồng nghiệp tại ANU mua tặng Khoa Lịch sử Trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội một chiếc máy tính đầu tiên tại Việt Nam và moderm và thực
hiện việc kết nối Internet qua cổng .au. Ông Rob cũng là một trong những người đầu tiên
nghĩ tới và được ủy quyền việc đăng ký tên miền .vn cho VN thay cho tên miền .au
(Australia) [42].
Đến năm 1994, nhu cầu sử dụng Internet tại Việt Nam tăng quá lớn và tiền tài trợ từ
Chính phủ Úc không còn đủ chi dụng, nên bắt đầu thu tiền của người VN sử dụng Internet
và thương mại hóa Internet, ông Rob và các đồng nghiệp ở IOIT bắt đầu hợp tác với Tổng
công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) để phát triển dịch vụ. Như vậy, sau 2 năm
thử nghiệm cung cấp dịch vụ điện thư, vào năm 1995, Viện Công nghệ thông tin IOIT (qua
công ty NetNam được họ thành lập) trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt
Nam, với dịch vụ thư điện tử dưới tên miền quốc gia .vn[42].
Tháng 11 năm 1997, VNPT, NetNam, và 3 công ty khác trở thành những nhà cung
cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam [42].
Như vậy sự xuất hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú từ
inetnet, dần dần đánh dấu cho sự trưởng thành của thời đại thông tin cho những năm sau đó.
Có thể nói bắt đầu từ giai đoạn 2000- 2010, internet trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, từ
trường học, cơ quan, đến các cửa hàng café đều có internet phủ sóng. Giai đoạn từ 2011-
đến nay, inetnet đã vượt hơn 31 triệu người sử dụng và truy cập [42].
Cùng với sự xuất hiện của intetnet tại Việt Nam, các mạng xã hội trực tuyến hay
mạng xã hội ảo cũng được ra đời khoảng 10 năm sau đó (2006). Trong nghiên cứu với gần
3000 người sử dụng internet của Cimigo tại sáu thành phố lớn ở Việt Nam, 60 % online để
nghe và tải nhạc, 70% để chat và gửi email và 40 % đến 45 % người dùng sử dụng intetnet

17

để tham gia vao các mạng xã hội (trực tuyến) và viết blog. Có đến 15% – 20% người sử
dụng viết blog riêng cho họ [9].
Mạng xã hội mới thực sự thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ đầu năm 2006. Sản
phẩm VietSpace đạt giải nhì cuộc thi Trí tuệ Việt Nam 2006 đã trở thành mạng xã hội đầu
tiên ở Việt Nam. Năm 2007 thế giới mạng Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện đồng loạt của
rất nhiều mạng xã hội ảo thuần Việt như: Yobanbe, Cyworld, Clipvn. Cũng năm 2007,
Facebook, MySpace – những mạng xã hội ảo nổi tiếng trên thế giới cũng bắt đầu được giới
trẻ Việt biết đến và gia nhập nhiều hơn. Blogspot là một sản phẩm của Google được phát
triển từ 2008, được thiết kế để trở thành một mạng xã hội được dùng để bày tỏ quan điểm và
chia sẻ tài liệu,… Cũng năm đó, các mạng xã hội đã mang thêm những hình ảnh mới, tính
năng mới. Đặc biệt xuất hiện nhiều mô hình xã hội chuyên biệt với các nội dung phong phú
dành cho nhiều tầng lớp trong xã hội. Trong số đó phải kể đến là: PhuNuNet (Mạng xã hội
dành riêng cho phái đep; TamTay (đang là mạng có nhiều thanh viên lớn sau Facebook
trong các mạng xã hội ở Việt Nam); Năm 2009, ZingMe được ra mắt phiên bản beta và
những năm sau đó lần lượt được nâng cấp lên với nhiều ứng dụng và tính năng mới. Từ năm
2010 trở đi, các mạng xã hội nhỏ lẻ khác cũng ra đời như: HenAnTrua, Chacha, Timnhanh,
Thegioinghenghiep, …[42].
Tuy nhiên, các mạng xã hội được thiết kế giống nhau gần như nguyên vẹn hình dáng
và cấu trúc, giống nhau về các chức năng, ứng dụng, tính năng cũng như cách chia sẻ và kết
nối. ZingMe và Tamtay giống nhau về thiết kế, hai mạng này làm những người đã từng sử
dụng Facebook gần như cảm thấy chán ngán. Blogspot trước đây là thiên đường của những
cảm xúc và sự thăng hoa vì nghệ thuật và tri thức, nhưng ngày nay chỉ còn những thế hệ 8x
còn sử dụng, thế hệ 9x ngày này dường như chưa ai biết về nó. HenAnTrua là một trang độc
lập, có ý tưởng riêng của mình, nhưng cũng mang lại khá nhiều vấn đề nhạy cảm với những
tệ nạn xã hội cần phải quan tâm.
Từ đây hàng loạt những trang mạng xã hội ra đời và thông báo cho giới trẻ để họ tiếp
cận và sử dụng những tính năng đa dạng của mạng xã hội đã cho phép người dùng tiếp
nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, vượt qua trở ngại về không gian
và thời gian. Nó giúp nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ
chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết

18

các tổ chức xã hội.
Với chức năng đa dạng và sự gia tăng ngày càng nhanh số lượng thành viên, mạng xã
hội tham gia ngày càng rộng trên tất cả các trang mạng xã hội hiện nay.
Hiện ở Việt Nam, việc tìm kiếm một nghiên cứu về mạng xã hội ở Việt Nam để kế
thừa là rất khó khăn. Nhưng cũng đã có không ít các nghiên cứu và bài viết trong các tổ
chức nhà nước, hội thảo khoa học đã có nhắc tới và xây dựng lên những vấn đề đáng được
quan tâm hiện nay và trước đó về mạng xã hội – một thời đại đa truyền thông.
Mạng xã hội được các nhà xã hội học đã đặt ra 3 chủ đề riêng biệt để đánh giá và đo
lường các vấn đề liên quan. Thứ nhất, xác định những vấn đề chung đang diễn ra. Thứ hai,
miêu tả những ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống giới trẻ hiện nay, thông qua việc tìm
hiểu nhu cầu, mục đích và các hình thức sử dụng mạng xã hội. Thứ ba, đưa ra những đề xuất
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ.
Tác giả Nguyễn Minh Hoà (2010), Mạng xã hội ảo, đặc điểm và khuynh hướng của,
bài viết đã nêu lên những quan niệm truyền thống về mạng xã hội: đó là cách liên kết các cá
nhân và cộng đồng lại dưới một kiểu nào đó để thể hiện một vài chức năng xã hội và mạng
xã hội ảo – một xu hướng mới của xã hội công nghệ thông tin [21].
Cùng năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Hậu, với bài viết Mạng xã hội với lối sống của
giới trẻ Tp.HCM. Sự xuất hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú,
mạng xã hội đã cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẽ và chọn lọc thông tin một cách có
hiệu quả, vượt qua trở ngại về không gian và thời gian. Nó giúp nâng cao vai trò của mỗi
người công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm
chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Tác giả đã nêu rõ ảnh
hưởng của mạng xã hội đến lối sống giới trẻ Tp.HCM hiện nay, thông qua việc tìm hiểu nhu
cầu, mục đích và hình thức sử dụng mạng xã hội. Đồng thời có những đề xuất, giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ.
Trần Thị Ngọc Nhờ, với bài viết Sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với không gian
giao tiếp công cộng dành cho giới trẻ ở Tp.HCM hiện nay. Tác giả đã nêu rõ tầm quan trọng
của không gian xã hội ngày nay ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân, trên phương diện an
toàn hay không an toàn, có chất lượng hay không.
Song song với các nhà nghiên cứu xã hội học thì các nhà tâm lý học cũng đã có

19

không ít các nghiên cứu về vấn đề này.
Năm 2010 đề tài Nghiện internet của Lê Minh Công, đề tài đã nêu rõ tình trạng
nghiện internet của học sinh trung học phổ thông, việc sử dụng và lạm dụng quá mức các
ứng dụng trên internet như chat, chia sẻ hình ảnh, chơi game, … dẫn đến tình trạng nghiện
ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và cảm xúc, đồng thời ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập,
sự xa sút của trí tuệ và khả năng kiềm chế bản thân.
Tác giả Nguyễn Văn Thọ (2011) đã có viết bài: “Suy nghĩ về tính tự chủ của học sinh
trong thời đại thông tin và truyền thông đa phương tiện”.. Trong đó đã đề cập đến việc sự
du nhập và sử dụng truyền thông đa phương tiện như hiện nay, các nhà tâm lý đang nhìn về
khía cạnh cảm xúc và hành vi, những cảm xúc và những hành vi, tuy khoẻ mạnh hay không
khoẻ mạnh đều là tự nhiên. Các phương tiện thông tin, truyền thông đa phương tiện là biểu
hiện của sự phát triển công nghệ của nên văn minh hiện đại. Với tiện dụng vô cùng to lớn
của nó, nhiều người, nhất là lớp trẻ đã gắn bó chặt chẽ và đầy đủ intetnet vào cuộc sống
hàng ngày, trở thành chức năng công việc của họ… Bản thân internet không có gì khiến
chúng ta lo ngại, mặc dù trong việc sử dụng nó, bên cạnh tính tích cực cũng dễ nảy sinh
những tiêu cực.
Do mạng xã hội mới phát triển ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên đã có
nhiều hội thảo khoa học được tổ chức để các nhà khoa học đi tìm tiếng nói chung để có các
ứng phó kịp thời.
Do đó Hội Tâm lý – Giáo dục, Hội nhà báo Đồng Nai, Sở Giáo Dục – Đào tạo, Trung
tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố và trường Đại học Đồng Nai (2011) đã tổ chức hội thảo
khoa học với chủ đề “Tính tự chủ của học sinh trong thời đại đa truyền thông”. Với 21 bài
tham luận được viết xuyên suốt cho chủ đề của hội thảo với 3 phần: một số vấn đề lý luận,
thực trạng của tác động truyền thông đến học sinh và nâng cao tính tự chủ của học sinh
trong thời đại đại đa truyền thông.
Cần nâng cao tính chủ của học sinh trong thời đại đa truyền thông thì tác giả Lương
Cần Liêm đã nghiên cứu Thanh thiếu niên và Intetnet: Vài ý kiến nâng cao tính tự chủ của
thanh niên. Luận điểm cũng nêu rất rõ rằng rèn luyện tính tự chủ phải đi đôi với tinh thần
trách nhiệm, tự chủ cái gì, tự chủ như thế nào, và làm chủ internet như thế nào. Phần nào
cũng đã cho thấy các nhà tâm lý học đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu những chủ đề liên quan

20

đến internet trong đời sống của con người ngày nay [25].
Cùng năm 2011, Lê Minh Công đã nghiên cứu Tác động của internet đến nhận thức
và hành vi giới tính, tình dục ở thanh thiếu niên. Nghiên cứu cho thấy intetnet xuất hiện như
một phương tiên quan trong giúp cho việc thể hiện cái tôi trong tình dục và giới tính với
người khác, trên các trường hợp lâm sàng, các phân tích đã cho thấy internet làm thay đổi
tiêu cực đến các mối quan hệ cuộc sống, gia đình, học tập, công việc,.. làm một bộ phận
thanh thiếu niên có những nhận thức sai lệch về giới, hành vi tình dục và các mối quan hệ
[10].
Tháng 4 năm 2013, trường Đại học Mở Tp.HCM đã tổ chức cuộc thi “Nhà truyền
thông chuyên nghiệp” với chủ đề Mạng xã hội. Nội dụng của cuộc thi xoay quanh những
vấn đề nóng đang diễn ra hiện nay bằng cách quay phim, ghi âm, phỏng vấn những người
không quen biết để họ bày ở quan điểm về ảnh hưởng của mạng xã hội tới đời sống hiện
nay. Đồng thời truyền những thông điệp cho cuộc thi. Dù chỉ là một cuộc thi, một sân chơi
nhưng chủ đề này cũng khá là bổ ích, giúp sinh viên – học sinh nhận thức được tình trạng
như hiện nay được rõ ràng hơn.
Cuối năm 2013, trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn Tp.HCM phối hợp
với Hội khoa học Tâm lý – Giáo Dục Đồng Nai tổ chức hội thảo khoa học về Nghiện
Internet – Những thách thức mới của xã hội hiện đại.
Dù là ở một cuộc nghiên cứu, hay những buổi hội thảo còn chiếm khá ít trong rất
nhiều chủ đề hiện nay. Nhưng qua đó cũng đã cho thấy đã có những vấn đề cần phải đem ra
để nghiên cứu, để tạo cơ hội cho những người xung quanh nhận biết được những tác dụng
tích cực song song với những hậu quả tiêu cực của một thời đại công nghệ thông tin với các
trang mạng xã hội đang dần ảnh hưởng vào giới trẻ, đặc biệt là sinh viên – học sinh, những
người còn đang ngồi trên ghế giảng đường.
Tuy đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của Internet đến tâm lý của
người sử dụng nhưng hầu hết chỉ là những bài viết tham gia Hội thảo khoa học. Vẫn còn rất
ít nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về nhu cầu
sử dụng internet của cộng đồng nhất là những nghiên cứu về nhận thức và thái độ về các
mạng xã hội của học sinh, sinh viên khi sử dụng mạng xã hội. Do vậy, đề tài tìm hiểu những
vấn đề cần nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh của hệ trung cấp chuyên nghiệp.

21

1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Nhận thức
1.2.1.1.Khái niệm về nhận thức

Vấn đề nhận thức đã nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở
các lĩnh vực khác nhau.

Theo từ điển Tiếng Việt: “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện
thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết
quả của quá trình đó” [35, tr.41].

Ở khía cạnh Triết học, Lênin cho rằng: Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới
khách quan vào trong bộ óc con người. Tuy nhiên, sự phản ánh này không phải giản đơn,
thụ động mà là quá trình biện chứng dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong mối quan
hệ với khách thể. Tính tích cực của chủ thể nhận thức thể hiện không chỉ ở sự tác động của
chủ thể diễn ra trong quá trình thực tiễn xã hội mà còn ở sự phản ánh khách thể như là một
quá trình sáng tạo trong đó chủ thể càng nắm bắt được quy luật, bản chất của khách thể [5,
tr.198].

Trong khi đó, một số nhà Tâm lý học phương Tây đã nhận định: Nhận thức là tiến
trình mà nhờ đó, chúng ta sàng lọc, diễn dịch, phân tích và hợp nhất các kích thích mà các
giác quan chúng ta cảm nhận được [20, tr.21].
Bên cạnh đó, có thể đề cập đến những quan điểm của tác giả Stephen Worchel –
Wayne Shebilsue như sau: Nhận thức là quá trình diễn dịch thông tin mà chúng ta thu nhận
được từ môi trường thông qua quá trình cảm giác. Quá trình cảm giác và nhận thức đan xen
lẫn nhau. Như vậy, với quan điểm này tác giả xem cảm giác là một giai đoạn sơ lược và
khái niệm nhận thức chỉ mức độ hiểu biết rõ ràng hơn về sự vật, hiện tượng [7, tr.4].

Còn theo tác giả Robert Feldman thì nhận thức là tiến trình nhờ đó cảm giác được
phân tích, diễn dịch và hợp nhất các thông tin cảm giác khác nhau [15, tr 35].
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực xung
quanh, hiện thực của bản thân mình, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ và hành động đối

22

với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình”[16, tr.79].
Còn theo tác giả Vũ Dũng thì nhận thức là hiểu được một điều gì đó, tiếp thu được
những kiến thức về điều nào đó, hiểu biết những quy luật về hiện tượng, quá trình nào đó
…[14, tr.185].

Theo tác giả Nguyễn Xuân Thức thì nhận thức tức là tiến hành chọn lọc, diễn dịch,
phân thích và hợp nhất các kích thích gây ra phản ứng ở các giác quan của chúng ta [32,
tr.36].

Theo những quan điểm vừa nêu trên, hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh nhận thức là
một quá trình tâm lý, điều này có nghĩa là nhận thức có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Mở
đầu của quá trình nhận thức là sự tác động của thế giới khách quan vào các giác quan và bộ
não của chủ thể, sau đó não bộ sẽ xử lý và mã hoá thông tin tạo ra sản phẩm của quá trình
nhận thức. Tuy nhiên, những định nghĩa trên chỉ mới dừng ở việc xét nhận thức như một
quá trình tâm lý mà chưa xem xét vai trò của những sản phẩm do nhận thức tạo ra. Các tác
giả xem nhận thức là một quá trình riêng lẻ của tâm lý người. Trong thực tế ta thấy rằng,
nhận thức là một trong ba mặt của đời sống tâm lý con người. Chúng ta cần hiểu nhận thức
như một quá trình tâm lý và xét nhận thức với các mặt còn lại của đời sống tâm lý để có
những cái nhìn nhận toàn diện và sâu sắc nhất.

Do vậy có thể hiểu: Nhận thức (cognitive) là một thuật ngữ đề cập đến các quá trình
tinh thần liên quan đến việc đạt được tri thức và thông hiểu, bao gồm tư duy, hiểu biết, ghi
nhớ, đánh giá và giải quyết vấn đề. Đây là những chức năng nâng cấp cao hơn của não bộ
bao gồm ngôn ngữ, tưởng tượng, tri giác và lập kế hoạch.
Trong cuộc sống, con người luôn luôn nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh
mình, đồng thời con người cũng tự nhận thức bản thân mình. Chịu sự tác động liên tục của
hiện thực khách quan, con người sẽ phản ảnh hiện thực khách quan ấy và tạo nên đời sống
tâm lý của mình. Con đường phản ánh hiện thực khách quan bằng các giác quan, bằng
những tín hiệu đặc biệt khác với sự tham gia của não bộ được gọi là nhận thức.

1.2.1.2. Bản chất của nhận thức

Hoạt động nhận thức là cơ sở của mọi hoạt động tâm lý người. Nhờ nhận thức, con

23

người mới có cảm xúc, tình cảm, mới có ý chí và mới có hành động được. Nhận thức là tiền
đề cho các hiện tượng tâm lý khác. Hoạt động nhận thức không chỉ phản ánh hiện thực xung
quanh ta mà còn phản ánh cả hiện thực của bản thân ta, nó không chỉ phản ánh hiện thực
bên ngoài mà còn phản ánh cái bên trong, không chỉ phản ánh hiện tại mà còn phản ánh cái
đã qua và cái sẽ tới của hiện thực khách quan. Bản chất của quá trình nhận thức bao gồm
một số đặc điểm cơ bản sau:
– Nhận thức là một quá trình hoạt động: Ở con người, quá trình nhận thức thường
gắn với mục đích và động cơ nhất định nên nhận thức của con người là một hoạt động. Đặc
điểm nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là tri thức về hiện thực khách quan. Nó không
chỉ là tri thức về các thuộc tính bên ngoài mà còn là tri thức về các thuộc tính bên trong.
Hoạt động nhận thức là cơ sở của mọi hoạt động tâm lý người. Nhận thức là hoạt động
khám phá thế giới xung quanh của chủ thể, nhằm tìm ra chân lý hay sự thật về những thuộc
tính và quy luật khách quan của sự vật, hiện tượng. Nhận thức đúng làm cơ sở cho tình cảm,
ý chí, quan điểm, lập trường, tư tưởng và hành động đúng. Hoạt động nhận thức thể hiện ở
những mức độ nhận thức khác nhau và mang lại sản phẩm khác nhau về hiện thực khách
quan.
– Nhận thức mang bản chất xã hội lịch sử: Hoạt động nhận thức bao giờ cũng phải
dựa vào những tri thức đã có, dựa vào kinh nghiệm của nhân loại đã tích luỹ được, tức là
dựa vào kết quả nhận thức xã hội mà loài người đã đạt được ở trình độ phát triển lịch sử lúc
đó. Nhận thức phải sử dụng các ngôn ngữ khác nhau do các thế hệ trước sáng tạo ra với tư
cách là phương tiện biểu đạt, khái quát và giữ gìn kết quả hoạt động nhận thức được thúc
đẩy bởi nhu cầu xã hội, nghĩa là ý nghĩa của con người được hướng vào giải quyết các vấn
đề bức xúc do xã hội đặt ra.
Nhận thức của con người mang tính chất lịch sử, bởi bề rộng của sự khái quát và
chiều sâu của việc phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng được quy định không chỉ bởi
khả năng của cá nhân, mà còn bởi kết quả nhận thức mà loài người đã đạt được.
1.2.1.3. Các giai đoạn của quá trình nhận thức
Khi nhận thức về thế giới xung quanh, con người có thể nhận thức cái bên ngoài và
cả cái bên trong của sự vật, hiện tượng, có thể nhận thức cái đã có, cái đang có, và cả cái sẽ

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *