10562_Những vấn đề pháp lý về trách nhiệm sản phẩm – Thực tiễn và khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
——–o0o——–

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM: THỰC
TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

N n uật n t

Học viên cao học: ĐÀO NGỌC SƠN
N ƣờ ƣớng dẫn khoa học PGS, TS Tăn Văn N ĩa

Hà Nội, tháng 12 năm 2018

i

ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.

Tác ả luận văn

Đ o N ọc Sơn

ii

LỜI CẢM ƠN

Đề tài ”Những vấn đề pháp lý về trách nhiệm sản phẩm: thực tiễn và khuyến
nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam” là nội dung tác giả chọn để nghiên cứu và
làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm theo học chương trình cao học chuyên ngành
Luật Kinh tế tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên
tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS, TS Tăng Văn Nghĩa. Thầy đã trực
tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để tác giả hoàn
thiện luận văn này. Ngoài ra tôi xin cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa sau Đại
học, Khoa Luật – Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã đóng góp những ý kiến
quý báu cho luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn ở bên và
động viên trong suốt thời gian qua để tác giả hoàn thành bài luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu và tìm
hiểu thực tế nhưng do thời gian hạn chế nên Luận văn không thể tránh khỏi những
sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Quý thầy cô,
bạn bè, đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Đ o N ọc Sơn

iii

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………
1
CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM VÀ
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM
…………………..
6
1.1 Khái quát về trách nhiệm sản phẩm
…………………………………………………………. 6
1.1.1 Khái niệm sản phẩm……………………………………………………………………………….
6
1.1.2. Khái niệm khuyết tật sản phẩm ……………………………………………………………..
7
1.1.3 Khái niệm trách nhiệm sản phẩm
………………………………………………………….
10
1.2. Pháp luật quốc tế và một số nước trên thế giới về trách nhiệm sản phẩm ….. 15
1.2.1. Lịch sử hình thành pháp luật trách nhiệm sản phẩm trong hệ thống luật
Anh – Mỹ (Common Law) …………………………………………………………………………………….
15
1.2.2 Lịch sử hình thành pháp luật trách nhiệm sản phẩm trong hệ thống luật
Châu Âu lục địa (Civil law) …………………………………………………………………………………..
21
1.2.3 Quy định về trách nhiệm sản phẩm của một số nước ASEAN ………………
27
CHƢƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN
PHẨM Ở VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH THỰC THI TRÁCH NHIỆM SẢN
PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP ……………………………………………………………………
37
2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm tại Việt Nam hiện nay ……… 37
2.1.1 Các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm sản phẩm …………..
39
2.1.2 Các cơ chế hiện hành giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm
sản phẩm ……………………………………………………………………………………………………………….
45
2.2. Tình hình thực thi pháp luật trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay ………………………………………………………………………………………………. 52
2.2.1 Đánh giá mức độ tuân thủ trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay ………………………………………………………………………………………………………..
52
iv

2.2.2 Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến việc thực thi trách nhiệm sản
phẩm
……………………………………………………………………………………………………………………..
54
2.2.3 Ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng liên quan đến trách nhiệm sản phẩm ……
58
2.2.4 Thực tế giải quyết, khôi phục các quyền lợi của người tiêu dùng bị vi
phạm và các vấn đề liên quan đến trách nhiệm sản phẩm
……………………………………….
61
2.2.5. Nhận xét chung
……………………………………………………………………………………
63
CHƢƠNG III HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH NHIỆM
SẢN PHẨM VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ……
66
3.1. Hoàn thiện chế định về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam ……………………… 66
3.1.1 Định hướng hoàn thiện chế định trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam hiện
nay ………………………………………………………………………………………………………………………..
66
3.1.2 Hoàn thiện hệ thống quy định về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa ………..
69
3.1.3 Nâng cao năng lực thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
…………….
73
3.2. Giải pháp tăng cường trách nhiệm sản phẩm và khuyến nghị đối với doanh
nghiệp Việt Nam ………………………………………………………………………………………….. 75
3.2.1 Nâng cao đạo đức kinh doanh và ý thức thực hiện trách nhiệm sản phẩm
của doanh nghiệp
…………………………………………………………………………………………………..
76
3.2.2 Nâng cao ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng …………………………………….
84
3.2.3 Tăng cường quản lý về chất lượng hàng hóa trên thị trường
………………….
87
3.2.4 Tăng cường năng lực của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng …………………..
88
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………….
93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
………………………………………………………..
94
v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên vi t tắt
Ti ng Anh (n u có)
Ti ng Việt

ASEAN
Association
of
South
East Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BLDS

Bộ luật Dân sự
BVQLNTD

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
BTTH

Bồi thường thiệt hại
CT&BVNTD
Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng
DN

Doanh nghiệp
EU
European Union
Liên minh châu Âu
FDA

Cục Quản lý thực phẩm và dược
phẩm Mỹ
FSMA

Bộ tiêu chuẩn của luật hiện đại hóa
an toàn vệ sinh thực phẩm
GlobalG.A.P

Thực hành nông nghiệp tốt toàn
cầu
MRL

Giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật
NTD

Người tiêu dùng
UCC

Bộ luật thương mại thống nhất
VietGAP

Thực hành nông nghiệp tốt tại Việt
Nam
TNSP

Trách nhiệm sản phẩm
TPP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dương
vi

TQC

Quản lý chất lượng toàn diện
TQM

Quản lý chất lượng đồng bộ
VINASTAS

Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu
dùng Việt Nam
XK

Xuất khẩu
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu
Tên bảng, biểu đồ
Trang
Bảng 2.2
Danh mục các sản phẩm bị thu hồi năm 2017 tại Việt Nam 55
Biểu đồ 2.2
Các vụ việc yêu cầu tư vấn phân chia theo hành vi
59

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tín cấp t t của đề t
Năm 2010, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thông qua, thay thế
Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 được coi là bước tiến mạnh
mẽ nhằm giải quyết tranh chấp tiêu dùng. Trong quá trình xây dựng Luật, nhiều nội
dung được đưa ra nghiên cứu và phân tích một cách kỹ lưỡng, trong đó, một trong
những nội dung trọng tâm được đề cập đến là vấn đề trách nhiệm sản phẩm. Trách
nhiệm sản phẩm là một chế định pháp luật quan trọng ở nhiều nước có nền kinh tế
thị trường phát triển hiện nay. Quá trình phát triển chế định pháp luật này gắn liền
với nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng trước những nhà sản xuất về sự an toàn của
hàng hoá của họ khi lưu thông trên thị trường. Sự phát triển của chế định này là một
bước tiến của pháp luật ở nhiều nước trong việc kiểm soát các nhà sản xuất, cung
ứng sản phẩm vì lợi ích của cộng đồng. Bản chất của chế định này là các nhà sản
xuất và những tổ chức, cá nhân tham gia vào việc tiêu thụ sản phẩm phải chịu trách
nhiệm đối với những thiệt hại gây ra cho người sử dụng sản phẩm nếu như việc sử
dụng chúng không an toàn hoặc tiềm ẩn những nguy hại nhưng không được cảnh
báo trước.
Chế định trách nhiệm sản phẩm được áp dụng đầu tiên ở Hoa Kỳ sau đó được
tiếp nhận bởi các quốc gia châu Âu, châu Á. Tuy nhiên do điều kiện và hoàn cảnh
của từng nước, có nhiều quan niệm khác nhau về phạm vi trách nhiệm, về căn cứ
xác định trách nhiệm sản phẩm. Những tranh luận về vấn đề trách nhiệm sản phẩm
chính là sự thể hiện một cách rõ rệt nhất mối quan hệ giữa lợi ích của doanh nghiệp,
yêu cầu phát triển kinh tế với lợi ích của người tiêu dùng.
Là một chế định pháp luật tương đối mới trong pháp luật Việt Nam, việc
nghiên cứu các vấn đề lý luận về chế định này là rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả
đã quyết định chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý về trách nhiệm sản phẩm: thực
tiễn và khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam” để làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình. Với việc lựa chọn đề tài này, tác giả hy vọng sẽ có giá trị đối với
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và đề ra một số giải pháp
nhằm tăng cường chế độ trách nhiệm sản phẩm tại Việt Nam hiện nay.
2

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, trên cơ sở quy định của Hiến pháp, hệ thống pháp
luật Việt Nam không ngừng được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng bảo vệ
quyền của người tiêu dùng cũng như giúp các doanh nghiệp giảm thiểu khả năng bị
thiệt hại trong sản xuất kinh doanh. Nhà nước cũng thông qua nhiều chương trình,
mục tiêu quốc gia nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của cả nước. Trong thời
gian qua, đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề trách
nhiệm sản phẩm được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như:
– Báo cáo tổng kết đề tài “Trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp – công
cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng”, chủ nhiệm đề tài Lê Hồng Hạnh.
– Luận văn cử nhân luật học “Trách nhiệm sản phẩm theo pháp luật cộng đồng
Châu Âu và pháp luật Việt Nam” của Nguyễn Thị Tường Vi.
– Luận văn tiến sỹ luật học “Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng
sản phẩm, hàng hóa” của tác giả Chu Đức Nhuận.
– “Các nguyên lý cơ bản của chế định trách nhiệm sản phẩm tại Hoa Kỳ và một
số quốc gia trên thế giới” của GS.TS Lê Hồng Hạnh, Trương Hồng Quang.
– “Bàn về Luật trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế” của PGS. TS
Tăng Văn Nghĩa.
– “Một số vấn đề về Luật Trách nhiệm sản phẩm cộng đồng châu Âu”.

– Bài viêt “The future of products liability in America (Tương lai của pháp
Luật trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ)” của ba luật sư của Hoa Kỳ là Gary Wilson,
Vincent Moccio và Daniel O. Fallon đăng trên tạp chí William Mitchell Law
Review (năm 2000) đã bàn về chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ hiện tại,
những tồn tại, bât cập và đề xuất một số hướng cải cách, đổi mới.

– Bài viết “The Japanese Product Liability Law (Pháp luật trách nhiệm sản
phẩm của Nhật Bản)” của Jason F. Cohen (Nghiên cứu sinh Ðại học Fordham –
Hoa Kỳ) đăng trên tạp chí “Fordham International Law Journal, November 1997”
đã làm rõ cơ sở chính sách và những đặc điểm cơ bản của chế độ trách nhiệm sản
phẩm ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn còn nhiều vấn đề về trách nhiệm sản
3

phẩm cần khuyến nghị cho doanh nghiệp chưa được nghiên cứu rõ. Xuất phát từ
những thực tế đó, việc nghiên cứu sâu hơn bản chất, đặc điểm của chế định trách
nhiệm sản phẩm trong tình hình hiện nay, đánh giá tác động kinh tế – xã hội có thể
xảy ra khi áp dụng chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp từ đó có các đề
xuất hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp trong điều
kiện kinh tế hiện nay là hết sức cần thiết.
3. Mục đíc v n ệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận về trách
nhiệm sản phẩm; nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách
nhiệm sản phẩm và thực trạng giải quyết trách nhiệm sản phẩm. Qua đó, Luận văn
tìm ra những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về trách nhiệm sản phẩm,
đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục để góp phần nâng cao trách nhiệm của
các cá nhân, tổ chức, thúc đẩy nên kinh tế hàng hóa phát triển lành mạnh, ổn định.
Từ mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
– Làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm sản phẩm và quy định pháp luật
về trách nhiệm sản phẩm;
– Phân tích và làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến
trách nhiệm sản phẩm, và phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm sản
phẩm tại Việt Nam hiện nay;
– Đề xuất các giải pháp góp phần tăng cường chế độ trách nhiệm sản phẩm của
doanh nghiệp tại Việt Nam.
4. Đố tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề trách nhiệm sản phẩm, quy định
của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm và việc áp dụng pháp luật trách nhiệm sản
phẩm của doanh nghiệp trong thực tiễn.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, Luận văn tập trung vào việc làm rõ các vấn đề lý luận chung về
trách nhiệm sản phẩm của các nước trên thế giới, pháp luật và thực tiễn chế độ trách
4

nhiệm sản phẩm ở Việt Nam.
Về không gian, Luận văn nghiên cứu nội dung trách nhiệm sản phẩm của các
nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Về thời gian, Luận văn sử dụng số liệu thống kê trong giai đoạn 10 năm gần
nhất và đề xuất một số định hướng đến năm 2025.
6. P ƣơn p áp n ên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài Luận
văn bao gồm: phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, thống kê và tổng hợp…
Phương pháp phân tích tổng hợp: được vận dụng trong nghiên cứu đề tài nhằm
phân tích từng nội dung thông qua bảng số liệu tổng hợp để đưa ra những nhận
định, nhận xét đánh giá các hoạt động, từ đó đưa ra các kết luận phù hợp.
Phương pháp so sánh: so sánh chủ yếu trong việc phân tích kết quả đạt được với
yêu cầu thực tế, so sánh pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế và so sánh phân
tích trong các trường hợp cụ thể khác được thể hiện thông qua bảng biểu số liệu.
Phương pháp thống kê mô tả: được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và
các chỉ tiêu phản ánh thực trạng vấn đề trách nhiệm sản phẩm tại Việt Nam, thông
qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ
để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để
đạt được mục đích nghiên cứu.
7. Ý n ĩa của đề tài
Thông qua việc tiến hành phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt
Nam về trách nhiệm sản phẩm và thực tiễn áp dụng các quy định đó trong thực tế,
Luận văn còn chỉ ra những điểm còn bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp
luật hiện hành và đưa ra một số các giải pháp cần thiết để góp phần hoàn thiện
chính sách, quy định về trách nhiệm sản phẩm; qua đó nâng cao trách nhiệm của các
tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng nhưng vẫn
bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể này.
8. Bố cục luận văn
5

Chương I: Những vấn đề chung về trách nhiệm sản phẩm và quy định của
pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
Chương II: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam và tình
hình thực thi trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
Chương III: Hoàn thiện pháp luật hiện hành về trách nhiệm sản phẩm và
khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam
6

CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN
PHẨM VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM
1.1 Khái quát về trách nhiệm sản phẩm
1.1.1 K á n ệm sản p ẩm
Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000 thì “sản phẩm” là kết quả của một quá
trình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác (với nhau) để biến
đổi đầu vào (input) và đầu ra (output) . Dưới giác độ Marketing thì sản phẩm là thứ
có khả năng thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích
cho họ và có thể đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua
sắm và tiêu dùng.
Sản phẩm không nhất thiết phải được tạo ra bởi con người, nhưng nó cần phải
có lợi ích nào đó với con người. Xét về khía cạnh đó, sản phẩm có thể tồn tại dưới
dạng hữu hình (sản phẩm vật chất), hoặc vô hình (dịch vụ).
Sản phẩm hữu hình là những sản phẩm tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, có
những đặc tính vật lý, hóa học, sinh học. Có thể cảm nhận các sản phẩm hữu hình
dưới các góc độ như nhìn thấy, sờ, cân, đo, đong, đếm và kiểm tra chất lượng bằng
phương tiện hóa, lý.
Sản phẩm vô hình hay còn gọi là dịch vụ, là kết quả của các quá trình lao
động, hoạt động kinh tế hữu ích. Cũng giống như sản phẩm hữu hình, dịch vụ được
tạo ra là để đáp ứng nhu cầu của con người, tuy nhiên do không tồn tại dưới hình
thái vật chất cụ thể nên dịch vụ chỉ có thể được cảm nhận khi con người sử dụng nó
mà thôi.
Trong thực tế thì có sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình, có sản phẩm thiên
về dịch vụ và rất nhiều sản phẩm là sự kết hợp của cả hai loại trên.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, sản phẩm là kết quả của các hoạt
động, các quá trình bao gồm phần mềm, phần cứng và vật liệu để chế biến hoặc đã
được chế biến. Khoản 1, Điều 3 Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày 21-10-2004 của
Chính phủ về quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, theo đó
7

Sản phẩm là kết quả của các hoạt động, các quá trình, bao gồm dịch vụ, phần mềm,
phần cứng và vật liệu để chế biến hoặc đã được chế biến. Hàng hoá là sản phẩm
được đưa vào tiêu dùng thông qua trao đổi, buôn bán. Theo Chỉ thị 34/1999 về trách
nhiệm sản phẩm của Liên minh châu Âu EU thì sản phẩm là mọi động sản kể cả
động sản sáp nhập trong động sản hoặc bất động sản khác, sản phẩm bao gồm cả
điện1. Trong khi đó, Luật Bồi thường thiệt hại bản sửa đổi lần thứ 3 (Restatements
3rd Torts”) năm 1997 của Hoa Kỳ định nghĩa sản phẩm là những tài sản cá nhân hữu
hình, bao gồm cả nguyên liệu chưa qua chế biến. Như vậy, quy định của pháp luật
Hoa Kỳ không quan tâm tới quá trình tạo ra sản phẩm mà chỉ xem xét sản phẩm
trên khía cạnh hình thái vật chất và chủ thể sở hữu sản phẩm.
Dưới giác độ của trách nhiệm sản phẩm thì sản phẩm bao gồm những động sản
được sản xuất hoặc chế biến2, nó không phụ thuộc vào việc sản xuất theo dây chuyền
công nghiệp với quy mô lớn hay sản xuất thủ công những sản phẩm riêng lẻ, Tăng
Văn Nghĩa (2008, tr. 41-49). Cách hiểu này tương đồng với quy định của pháp luật ở
nhiều nước về sản phẩm đồng thời mang tính chất đặc thù của pháp luật trách nhiệm
sản phẩm. Bên cạnh đó, như đã phân tích, trong pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
của một số quốc gia còn mở rộng khái niệm sản phẩm đối với các dịch vụ.
1.1.2. K á n ệm uy t tật sản p ẩm
Về cơ bản, sản phẩm có khuyết tật là sản phẩm không đáp ứng được mục đích
sử dụng của người mua hoặc người sử dụng có liên quan. Từ điển Thuật ngữ pháp
luật Pháp – Việt định nghĩa sản phẩm có khuyết tật là động sản không bảo đảm sự an
toàn mà người ta có thể trông đợi một cách chính đáng. Nếu khiếm khuyết của sản
phẩm gây thiệt hại đến người hoặc tài sản khác thì người sản xuất, người phân phối,
người bán hoặc người cho thuê sản phẩm đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
Nhà Pháp luật Việt – Pháp (2005,tr.709).
Định nghĩa của Luật BVQLNTD về hàng hóa có khuyết tật như sau:

1 Nguyên văn trích Luật trách nhiệm sản phẩm Nhật Bản số 85/1994: “the term “product” means
movable property manufactured or processed”.
2 Theo Điều 2 điểm 2 Luật Trách nhiệm sản phẩm của Cộng hòa Liên bang Đức (Produkthaftungsgetz
sửa đổi 2002).
8

Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu
dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu
dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy
chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng
hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm:
a) Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
b) Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận
chuyển, lưu giữ;
c) Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng
không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.
Tại Việt Nam và trên thế giới, khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế
biến, vận chuyển và lưu trữ là loại khuyết tật dễ xảy ra. Các dạng khuyết tật này có
thể diễn ra đối với mọi loại hàng hóa, từ hàng tiêu dùng cho đến những hàng hóa xa
xỉ phẩm như ô tô, điện thoại, xe máy… Nhiều khuyết tật ảnh hưởng trực tiếp tới việc
sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng như các lỗi kỹ thuật liên quan đến phanh, dầu
động cơ của xe máy, ô tô,.. Một số khuyết tật có thể không trực tiếp ảnh hưởng tới
tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng nhưng có thể gây ra những tâm lý lo
ngại cho người tiêu dùng, ví dụ như nước trà xanh hương chanh C2 và nước tăng lực
Rồng Đỏ hương dâu có hàm lượng chì cao quá mức công bố trong thời gian vừa qua.
Như vậy, quan điểm của pháp luật Việt Nam về hàng hóa có khuyết tật đã thể
hiện nội dung cơ bản là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng vì
những lỗi như sau:
Thứ nhất, khuyết tật do thiết kế (design defects): xảy ra khi sản phẩm được sản
xuất theo đúng thiết kế, nhưng bản thân sản phẩm có những dấu hiệu có thể gây ra
nguy hiểm bất hợp lý cho người sử dụng theo cách thức thông thường. Những
khuyết tật này là do trong quá trình thiết kế, nhà thiết kế, nhà sản xuất đã không
lường trước được những nguy hiểm trong quá trình thiết kế hoặc không đáp ứng các
tiêu chuẩn, điều kiện an toàn thông thường cho một thiết kế của sản phẩm.
9

Thứ hai, khuyết tật do sản xuất (manufacturing defects): Khuyết tật trong giai
đoạn sản xuất sản phẩm xuất hiện khi mà thành phẩm không tuân theo thiết kế dự
kiến hoặc quy cách phẩm chất của nhà sản xuất đề ra. Sự khác nhau cơ bản giữa
khuyết tật do sản xuất và khuyết tật do thiết kế là khuyết tật trong giai đoạn sản xuất
sản phẩm xuất hiện khi thành phẩm không tuân theo dự kiến hoặc quy cách chất
lượng mà nhà sản xuất đề ra. Ví dụ, khi sản xuất đã sử dụng vật liệu không đúng
tiêu chuẩn. Trong khi đó, khuyết tật do thiết kế xảy ra khi sản phẩm được sản xuất
theo đúng thiết kế, nhưng tự thân sản phẩm có những dấu hiệu có thể gây ra nguy
hiểm bất hợp lý cho người sử dụng theo cách thức thông thường. Ví dụ, các tác
dụng phụ của vắc – xin, các loại vải dễ gây cháy, thiết bị điện tử gây cháy nổ…
Thứ ba, khuyết tật do không cảnh báo sự nguy hiểm, không cảnh báo sự an toàn
(warrant defects): khuyết tật này thường xuất hiện trong giai đoạn chào bán, đưa sản
phẩm vào quá trình tiêu dùng. Theo đó người phân phối đã không cảnh báo đầy đủ
cho người tiêu dùng về những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm. Loại
khuyết tật này xảy ra phổ biến ở các loại dược phẩm, mỹ phẩm khi nhà sản xuất, nhà
phân phối, người bán lẻ không chỉ dẫn cách sử dụng hoặc những tác động phụ của
các loại sản phẩm trên. Hiện nay, trên thị trường, chúng ta có thể thấy rất nhiều cảnh
báo và hướng dẫn ghi trên nhãn mác bao bì sản phẩm như: “Không sử dụng đối với
phụ nữ đang mang thai và cho con bú”; “Để xa tầm tay trẻ em” hay “Hút thuốc lá
có thể gây ung thư phổi”… Do đó, nếu một sản phẩm có ẩn chứa những nguy cơ gây
nguy hiểm mà được cảnh báo một cách thích hợp cho người sử dụng theo cách thức
thông thường thì nhà sản xuất không phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do nguồn
nguy hiểm đó gây ra cho người tiêu dùng, Tăng Văn Nghĩa (2008).
Như vậy, khuyết tật của sản phẩm phải chứa đựng sự thiếu an toàn một cách
bất hợp lý khi sử dụng và gây nguy hiểm quá mức với người tiêu dùng. Nên các sản
phẩm như: thuốc gây tác dụng phụ, màn hình máy tính gây nhức mắt cho người
xem sẽ không được coi là sản phẩm khuyết tật khi đó là những khuyết tật hợp lý
trong điều kiện khoa học công nghệ hiện tại. Từ đó có thể thấy, một sản phẩm chứa
đựng sự nguy hiểm là bản chất của sản phẩm, nó luôn tồn tại hợp lý trong cấu tạo
sản phẩm, trong quá trình sử dụng sẽ không được coi là sản phẩm khuyết tật. Ví dụ,
10

các sản phẩm sử dụng nguồn phóng xạ là sản phẩm chứa đựng nguy hiểm, tuy
nhiên, bản thân sản phẩm này lại dược sử dụng để mang lại tính hữu ích cho con
người, tính không an toàn, gây nên nguy hiểm của các sản phẩm này là do không
được sử dịn đúng quy cách, quy trình, không đúng chức năng, mục đích.
1.1.3 K á n ệm trác n ệm sản p ẩm
1.1.3.1 Khái niệm trách nhiệm sản phẩm
Trách nhiệm hiểu theo cách thông thường là phần việc được giao hoặc coi như
được giao, phải bảo đảm hoàn thành, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu hậu
quả. Dưới góc độ pháp lý, khái niệm trách nhiệm pháp lý hiện nay còn nhiều ý kiến
khác nhau. Thứ nhất, là những việc mà chủ thể nhất định phải thực hiện; thứ hai, là
những hậu quả mà chủ thể thực hiện những hành vi nhất định phải gánh chịu. Theo
pháp luật hiện hành về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD
được đề cập dưới góc độ pháp lý tích cực (trách nhiệm mà mỗi cá nhân, tổ chức sản
xuất, kinh doanh hàng hóa phải bảo đảm cho NTD và xã hội) và trách nhệm pháp lý
tiêu cực (hậu quả bất lợi mà mỗi cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi vi phạm pháp
luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa). Ở góc độ khái quát, trách nhiệm sản phẩm
(product liability) được giải thích là trách nhiệm của người sản xuất hoặc người bán
hàng trong việc bồi thường cho các thiệt hại gây ra bởi khuyết tật của hàng hóa mà
họ đã cung cấp cho người tiêu dùng trong quá trình kinh doanh.
Trách nhiệm sản phẩm là một chế định pháp luật quan trọng ở nhiều nước có
nền kinh tế thị trường phát triển hiện nay. Quá trình phát triển chế định pháp luật
này gắn liền với nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng trước những nhà sản xuất, cung
ứng hàng hoá sản phẩm. Sự phát triển của chế định này là một bước tiến của pháp
luật ở nhiều nước trong việc kiểm soát các nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm vì lợi
ích của cộng đồng. Bản chất của chế định này là các nhà sản xuất và những tổ chức,
cá nhân tham gia vào việc tiêu thụ sản phẩm phải chịu trách nhiệm đối với những
thiệt hại gây ra cho người sử dụng sản phẩm nếu như việc sử dụng chúng tiềm ẩn
những nguy hại nhưng không được cảnh báo trước.
Hiện nay, trên thế giới, pháp luật trách nhiệm sản phẩm được xây dựng dựa
trên ba nguyên lý cơ bản về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm, sự bất cẩn và trách
11

nhiệm nghiêm ngặt. Có thể nhận thấy, đây cũng chính là ba cơ sở khởi kiện của
người bị thiệt hại trong các vụ án liên quan đến trách nhiệm.
Trong thực tiễn, người tiêu dùng ít sử dụng nghĩa vụ đảm bảo để làm cơ sở
khởi kiện vì để áp dụng ta cần phải chứng minh bản chất mối quan hệ giữa người
bán, người cung cấp hàng hóa và người mua. Việc này thực sự vô cùng phức tạp.
Nếu như sản phẩm mua về có lỗi và gây ra thương tích, người tiêu dùng phải chứng
minh rằng hành vi của nhà sản xuất khi thiết kế ra sản phẩm là không đủ tiêu chuẩn
hoặc không hợp lí. Đương nhiên, thông tin về việc nhà sản xuất thiết kế sản phẩm
như thế nào thì người tiêu dùng không thể nắm rõ được.
Trách nhiệm sản phẩm được hiểu là người sản xuất phải chịu trách nhiệm nếu
như sản phẩm có khuyết tật và việc sử dụng sản phẩm này trong điều kiện bình
thường gây ra những thiệt hại cho người sử dụng. Để khởi kiện theo cơ sở này,
người khởi kiện không cần chứng minh có hay không có sự cẩu thả của nhà sản
xuất, có hay không có nghĩa vụ đảm bảo. Người khởi kiện chỉ cần chứng minh rằng
sản phẩm kém chất lượng và nguy hiểm một cách phi lý và thực tế đã gây thiệt hại.
Qua đó có thể thấy rằng, trách nhiệm sản phẩm có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, trách nhiệm sản phẩm là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
tức là một loại trách nhiệm dân sự đòi hỏi người có trách nhiệm phải bù đắp bằng một
cách thức phù hợp đối với thiệt hại mà người khác phải gánh chịu, dựa trên những cơ
sở nhất định làm phát sinh trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, chủ thể của trách nhiệm là người sản xuất hoặc người bán hàng, tức
là phải có một chủ thể nhất định tham gia vào quy trình đưa một sản phẩm hàng hóa
đến tay người tiêu dùng. Chủ thể đó có thể có mối liên hệ trực tiếp với người tiêu
dùng hoặc không. Căn cứ để xác định một chủ thể phải chịu trách nhiệm phụ thuộc
vào việc người đó trực tiếp có mối liên hệ đối với sản phẩm mà người tiêu dùng đã
sử dụng thông qua các hình thức: (1) là người sản xuất ra sản phẩm: người sản xuất
ra sản phẩm bao gồm cả người sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc người sản
xuất một công đoạn, một bộ phận của sản phẩm đó; (2) là người thực hiện vai trò
phân phối trung gian đối với sản phẩm hoặc (3) là người cung cấp sản phẩm đến tay
người tiêu dùng.
12

Thứ ba, cơ sở để xác định trách nhiệm phát sinh trên thực tế là việc sản phẩm
có khuyết tật và khuyết tật đó gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng. Có thể nói một
cách khác là một sản phẩm được coi là có khuyết tật khi sản phẩm đó không bảo
đảm an toàn cho người sử dụng. Yêu cầu về tính an toàn đối với sản phẩm không
phải là không có giới hạn và thường được xác định ở mức độ mà người tiêu dùng có
thể trông đợi một cách hợp lý; sản phẩm không có khả năng gây ra thiệt hại khi
được tiêu dùng bởi một người tiêu dùng có nhận thức thông thường, trong điều kiện
thông thường. Nếu khả năng nhận biết về tính không an toàn vượt quá mức độ mà
sự phát triển khoa học, kỹ thuật tại thời điểm đó cho phép nhận biết thì sự không an
toàn vượt quá khả năng nhận biết đó không bị coi là khuyết tật.
Thứ tư, trách nhiệm sản phẩm là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Việc xác định trách nhiệm đối với sản phẩm không có bất kỳ đòi
hỏi nào về việc giữa người bị thiệt hại và nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm phải tồn
tại một quan hệ hợp đồng.
1.1.3.2 Phân biệt trách nhiệm sản phẩm và chất lượng sản phẩm
Về bản chất, trách nhiệm sản phẩm chính là sự ràng buộc về mặt pháp luật
trách nhiệm của các nhà sản xuất, phân phối cũng như người bán lẻ đối với người
tiêu dùng khi cung ứng sản phẩm trên thị trường. Trách nhiệm đó thể hiện ở việc
khi một sản phẩm được nhà cung cấp đưa ra thị trường, sản phẩm đó đương nhiên
phải được coi là an toàn, không phụ thuộc vào việc người sản xuất hay cung ứng có
công bố sản phẩm đó có an toàn hay không. Với sự ràng buộc trách nhiệm này, để
tránh những hậu quả pháp lý xảy ra khi có sản phẩm khuyết tật gây thiệt hại cho
người tiêu dùng, nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm khi đưa sản phẩm ra thị trường
sẽ phải nỗ lực để loại trừ khuyết tật của sản phẩm, từ đó đem lại cho người tiêu
dùng những sản phẩm bảo đảm an toàn. Khi an toàn không được bảo đảm và người
tiêu dùng phải gánh chịu thiệt hại thì họ sẽ được bồi thường, do vậy lợi ích của
người tiêu dùng sẽ được bảo đảm ở mức độ cao nhất. Người tiêu dùng đương nhiên
được bảo vệ và không đòi hỏi phải có bất kỳ việc đàm phán thuyết phục nào và
không một nhà sản xuất hay cung ứng nào có thể sử dụng ưu thế của mình trong
quan hệ với người tiêu dùng để loại trừ trách nhiệm này.
13

Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá thể hiện ở mức độ đáp ứng của sản phẩm,
hàng hóa với nhu cầu của người tiêu dùng và bảo đảm an toàn cho con người, động
thực vật, tài sản, môi trường. Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá là đặc tính của sản
phẩm, hàng hóa thể hiện ở cấu tạo, thành phần hóa học, vật lý, độ bền, độ tin cậy,
tính tiện dụng, tính thẩm mỹ và tính an toàn. Theo định nghĩa của Tổ chức Tiêu
chuẩn hoá, chất lượng sản phẩm, hàng hoá là tổng thể các chỉ tiêu, các đặc trưng
của sản phẩm, thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong các điều kiện tiêu dùng xác
định, phù hợp với công dụng của sản phẩm. Như vậy, theo định nghĩa này, chất
lượng sản phẩm, hàng hoá bao gồm nhiều chỉ tiêu, trong đó an toàn chỉ là một trong
các chỉ tiêu của sản phẩm, hàng hoá. Để làm rõ trách nhiệm của người sản xuất,
kinh doanh về sản phẩm, hàng hoá của mình với người tiêu dùng, pháp luật đã xác
định nghĩa vụ của từng chủ thể cụ thể để bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá
với người tiêu dùng:
– Người sản xuất phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản
phẩm trước khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do
mình sản xuất ra; kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có
biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hoá gây mất an toàn
hoặc sản phẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm chất
lượng; bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hoá của mình gây ra cho người tiêu
dùng và người khác.
– Người nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng
hoá nhập khẩu và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình nhập khẩu; tổ
chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng
hoá; kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc
phục hậu quả khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp
với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; tái xuất, tiêu huỷ
hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý
hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại do hàng hoá mà mình nhập
khẩu gây ra cho người tiêu dùng.
14

– Người bán hàng phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với
hàng hoá lưu thông trên thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa do
mình bán ra; áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hoá trong vận
chuyển, lưu giữ, bảo quản; cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng
hoá và cách phòng ngừa cho người mua; kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho
người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hoá gây mất an
toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ
thuật tương ứng; thu hồi, xử lý hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường
thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng.
– Người xuất khẩu có trách nhiệm áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
trong quá trình sản xuất, các hệ thống quản lý và tuân thủ các điều kiện để bảo đảm
chất lượng đối với hàng hoá xuất khẩu phù hợp với pháp luật của nước nhập khẩu,
hợp đồng hoặc điều ước quốc tế có liên quan và chịu trách nhiệm về chất lượng
hàng hóa xuất khẩu của mình để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, đồng
thời bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế
và đẩy mạnh xuất khẩu.
– Người tiêu dùng phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với
hàng hoá trong quá trình sử dụng; các quy định và hướng dẫn của người sản xuất,
người nhập khẩu, người bán hàng về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng
sản phẩm, hàng hoá. Để bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá trong quá trình sử
dụng, người tiêu dùng phải tuân thủ quy định về kiểm định chất lượng sản phẩm,
hàng hoá với những sản phẩm, hàng hoá có nguy cơ gây mất an toàn cao, phải kiểm
định định kỳ đối với những hàng hóa này.
Các quy định trên đây cho thấy, pháp luật đã xác định người chịu trách
nhiệm trực tiếp và chủ yếu về chất lượng sản phẩm, hàng hoá là doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh. Để bảo đảm nhà sản xuất, nhà phân phối có trách nhiệm với việc
sản phẩm của mình đưa vào lưu thông là an toàn, cần áp dụng trách nhiệm sản
phẩm. Chất lượng sản phẩm là cơ sở để nhà sản xuất, nhà phân phối bảo đảm trách
nhiệm của mình đối với sản phẩm. Nói cách khác, trách nhiệm sản phẩm là bảo đảm
an toàn cho sản phẩm, hàng hoá được đưa ra thị trường không gây thiệt hại cho bất
15

kỳ chủ thể nào nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
1.2. Pháp luật quốc tế và một số nước trên thế giới về trách nhiệm sản phẩm
Trách nhiệm sản phẩm là vấn đề được pháp luật các nước, đặc biệt là các nước
phát triển, quan tâm nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đảm bảo trật tự sản
xuất, lưu thông hàng hóa trên thị trường. Mặc dù khái niệm trách nhiệm sản phẩm
đã được hình thành từ đầu thế kỷ XX qua thực tiễn các vụ tranh chấp đòi bồi thường
giữa người tiêu dùng và các công ty sản xuất hàng hóa ở Hoa Kỳ, nhưng mãi đến
năm 1979, Luật Trách nhiệm sản phẩm lần đầu tiên mới được ban hành, cũng tại
Hoa Kỳ. Cuối thế kỷ XX và trong những năm đầu thế kỷ XXI, Luật trách nhiệm sản
phẩm lần lượt xuất hiện ở châu Âu và lan sang cả châu Á. Chế định trách nhiệm sản
phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng, người sử dụng sản phẩm và cả người thứ ba
khỏi những thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm. Mặc dù chỉ mới xuất hiện vào nửa
cuối thế kỷ XX nhưng ở hầu hết các quốc gia đã ban hành luật trách nhiệm sản
phẩm thì các vụ kiện liên quan tới chế định pháp luật này đều có xu hướng tăng
mạnh. Điển hình là tại Hoa Kỳ, tính đến năm 1992 trên toàn nước Mỹ đã có tới
12763 vụ kiện trách nhiệm sản phẩm được đưa ra phán quyết.
Mặc dù các nước phát triển và một số nước đang phát triển như Trung Quốc,
Ấn Độ cũng đã có luật Trách nhiệm sản phẩm nhưng trong môi trường kinh doanh
toàn cầu hiện nay, vấn đề trách nhiệm sản phẩm vẫn tạo ra những thách thức không
nhỏ cho các doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý Nhà nước.
1.2.1. ịc sử ìn t n p áp luật trác n ệm sản p ẩm tron ệ t ốn
luật An – Mỹ (Common aw)
Trách nhiệm sản phẩm ra đời đầu tiên ở Mỹ vào năm 1976, sau đó phát triển
sang các nước châu Âu và đến nay đã được nhiều quốc gia quan tâm xây dựng. Đối
với các quốc gia theo hệ thống Thông luật mà tiêu biểu là Hoa Kỳ và Anh thì luật
thường được xây dựng dựa trên án lệ, tức là dựa trên những phán quyết đã có từ
trước. Quá trình hình thành pháp luật trách nhiệm sản phẩm ở những quốc gia này
cũng phải dựa trên các án lệ như vậy.
16

Vào những năm 30 tại Hoa Kỳ thường có những vụ kiện liên quan tới thời hạn
bảo hành của sản phẩm, theo đó trong thời hạn bảo hành của một sản phẩm, nếu sản
phẩm bị hỏng hóc do khuyết tật gây tổn hại về vật chất cho khách hàng thì nhà sản
xuất, nhà phân phối sẽ phải bồi thường. Tuy nhiên, trước đó, trách nhiệm bồi thường
theo thời hạn bảo hành của sản phẩm chỉ được áp dụng giữa hai bên là người trực tiếp
mua sản phẩm đó và nhà sản xuất. Thực tế, nhiều khi những sản phẩm có khuyết tật
được mua về làm quà tặng, cho mượn, và người chịu thiệt hại có thể là người sử dụng
sản phẩm, thậm chí là người thứ ba. Vì vậy, trong thời gian này, một số phán quyết
được tòa án đưa ra đã tạo cơ sở cho việc đòi bồi thường của những người sử dụng sản
phẩm. Một ví dụ điển hình là vụ Baxter kiện công ty Ford Motor do kính chắn gió
của mô tô do Ford sản xuất, được bảo hành là chịu lực tốt và không vỡ nhưng trong
quá trình sử dụng lại bị vỡ, gây thương tích cho Baxter và người bạn cùng đi. Trong
vụ này, tòa án đã đứng về phía bên nguyên và yêu cầu công ty Ford phải bồi thường
cho cả Baxter và người bạn đi cùng theo điều kiện bảo hành.
Trong thời kỳ 1930 – 1960, các luật sư Hoa Kỳ đưa ra quan điểm trách nhiệm
sản phẩm nghiêm ngặt, tức là áp dụng trách nhiệm sản phẩm mà không dựa trên lỗi
của nhà sản xuất. Trong vụ kiện giữa Escola và Coca Cola Bottling Co., tòa án tối
cao bang California đã yêu cầu Coca Cola phải bồi thường cho nguyên đơn là một
nữ phục vụ bàn bị thương ở tay do một chai Coca Cola bất ngờ phát nổ. Trong quá
trình xét xử, mặc dù nguyên đơn không chứng minh được nhà sản xuất vỏ chai có
lỗi, nhưng theo quan điểm của tòa án, nhà sản xuất có nghĩa vụ phải cung cấp ra thị
trường những vỏ chai đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Đến năm 1965, điều khoản trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt chính thức
được Viện nghiên cứu Luật Hoa Kỳ đưa vào điều 402A của Bản quy định về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy định về trách nhiệm đặc biệt của
người sản xuất, nhà phân phối đối với những thiệt hại vật chất của người tiêu dùng
hay người sử dụng sản phẩm. Trách nhiệm này áp dụng cho cả người sản xuất, nhà
phân phối, nhà bán lẻ hay người xuất nhập khẩu sản phẩm.
Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm đối với sản phẩm tại Hoa Kỳ bao gồm
nhiều quy định riêng lẻ trong các mảng pháp luật khác nhau như về cẩu thả
17

(negligence), đảm bảo (warranty), các quy định riêng biệt về sản phẩm, các quy
phạm pháp luật về sản xuất và bán sản phẩm, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
cũng như nguyên lý về trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability).
Tại Hoa Kỳ, để xác định trách nhiệm sản phẩm, người ta dựa vào ba nguyên lý
chủ yếu là sự cẩu thả, sự vi phạm nghĩa vụ đảm bảo và trách nhiệm nghiêm ngặt.
Nguyên lý về sự cẩu thả (Negligence)
Cẩu thả là một cơ sở quan trọng trong việc xác định các trách nhiệm theo luật
về các vi phạm (tort law). Cẩu thả là việc bỏ qua, không thể hiện một sự quan tâm
tránh cho người mình có nghĩa vụ phải quan tâm bị rơi vào tình trạng chịu thiệt hại.
Trong việc áp dụng trách nhiệm sản phẩm, cẩu thả được coi là một cơ sở quan
trọng. Sự cẩu thả (tắc trách) là việc nhà sản xuất không quan tâm ở mức độ cần
thiết, tức là mức độ mà một nhà sản xuất hay cung ứng bình thường cần có khi sản
xuất hay cung ứng sản phẩm của mình ở trong điều kiện và hoàn cảnh tại thời điểm
sản xuất.
Để xác định cẩu thả, cần phải chứng minh được sự hiểu biết của bên gây thiệt
hại về khả năng xảy ra thiệt hại. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự không hiểu biết
nào cũng tạo ra được cơ sở bảo vệ. Công thức: Biết và cần phải biết luôn được áp
dụng ở đây. Ví dụ, nếu nhà sản xuất sữa sử dụng nguyên liệu từ những vùng bị dịch
thì phải biết rằng sản phẩm của mình có thể tác động xấu đến sức khoẻ của người
tiêu dùng.
Điểm quan trọng khác khi xác định trách nhiệm do cẩu thả là sự tồn tại nghĩa
vụ quan tâm của người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Bên bị thiệt hại phải
chứng minh được là giữa hai bên có một liên hệ về nghĩa vụ quan tâm. Hai người
không có mối liên hệ với nhau nào cả thì không thể phát sinh nghĩa vụ. Mối liên hệ
nghĩa vụ này phát sinh căn cứ vào các tình huống cụ thể. Ví dụ, người sản xuất thiết
bị cưa gỗ phải có nghĩa vụ đảm bảo cho sự an toàn khi vận hành máy của những
người vận hành, cho dù những người này không phải là người đã ký hợp đồng mua
máy cưa.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *