BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HIỀN
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐÃ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 9
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2017
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HIỀN
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐÃ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 9
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: từ tháng 7/2016 đến tháng 11/2016
HÀ NỘI 2017
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người
bệnh, là đơn vị khoa học, kỹ thuật có nghiệp vụ cao về y tế, trong đó, thuốc là
công cụ đắc lực cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Để đạt hiệu quả tốt
nhất về điều trị, sử dụng thuốc hiệu quả và hợp lý là yếu tố rất quan trọng.
Hiện nay chi phí cho thuốc phòng và điều trị bệnh khá đắt, tại Việt Nam, tiền
thuốc bình quân đầu người trong năm của năm 2003 là khoảng 7,6 USD đến
năm 2008 là 16,45 USD [24] và năm 2009 là 19,77 USD tăng 20,18% so với
năm trước và tăng hơn 300% so với năm 2001.
Sự phát triển của ngành công nghiệp dược đã mang lại lợi ích to lớn
cho xã hội: Thuốc được sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt hơn và
mạng lưới cung ứng thuốc phát triển rộng khắp làm giảm tình trạng khan
hiếm thuốc; Nhiều dược chất mới ra đời, nhiều dạng bào chế mới với những
tính năng ưu việt đã góp công lớn vào những tiến bộ của ngành y. Theo báo
cáo của Cục Quản Lý Dược, tính đến ngày 31/12/2010 đã có 25.497 số đăng
ký thuốc còn hiệu lực, trong đó có 12.244 số đăng ký thuốc sản xuất trong
nước với 516 hoạt chất và 13.253 số đăng ký thuốc nước ngoài với 947 hoạt
chất [22]. Tuy nhiên, sự đa dạng của thuốc cũng gây ra nhiều khó khăn, lúng
túng trong việc chọn lựa, sử dụng thuốc chữa bệnh trong các cơ sở y tế và có
sự cạnh tranh không lành mạnh cũng như tình trạng sử dụng thuốc không hợp
lý. Theo báo cáo tình trạng sử dụng thuốc trên thế giới năm 2011 – WHO thì
Sử dụng thuốc không hợp lý là lãng phí và có thể gậy hại cho cá nhân cộng
đồng. Tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử
vong, là 1 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ, ước tính tổn
hại khoảng 466 triệu Bảng ở Anh và Bắc Ai-Len và 5,6 triệu USD mỗi bệnh
viện mỗi năm tại Mỹ. Tình trạng kháng kháng sinh đang gia tăng đáng kể trên
toàn cầu, đã làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, phần lớn là do lạm dụng.
2
Chi phí cho tình trạng kháng kháng sinh hàng năm là từ 4-5 tỷ USD ở Mỹ và
khoảng 9 tỷ EUR ở châu Âu
Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2011 của Cục
Quản lý khám chữa bệnh, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện
chiếm tỷ trọng 59,5% tổng giá trị tiền viện phí hàng năm. Những bất cập
trong cung ứng, sử dụng thuốc tại các bệnh viện cũng ngày càng gia tăng như:
Thuốc không thiết yếu (thuốc không thực sự cần thiết) được sử dụng với tỷ lệ
cao, vitamin, khoáng chất … được kê đơn không có mục đích rõ ràng, lạm
dụng các kháng sinh thế hệ mới…[30]
Đối với mỗi Bệnh viện, một hệ thống danh mục thuốc (DMT) có hiệu
quả sẽ đem lại lợi ích rất lớn trong công tác khám chữa bệnh, giúp cho chu
trình cung ứng thuốc, thông tin thuốc cũng như xử lý ADR sẽ dễ dàng hơn.
Ngoài ra một DMT được xây dựng hợp lý sẽ giúp cho việc tư vấn, giáo dục
về thuốc trọng tâm hơn và cải thiện được mức độ sẵn có của thuốc, từ đó giúp
cho việc sử dụng thuốc trên người bệnh tốt hơn.
Đối tượng phục vụ của Bệnh viện là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
cán bộ Ủy ban nhân dân Quận 9và tiếp nhận khám chữa cho nhân dân trên địa
bàn và nhân dân các khu vực lân cận có nhu cầu. Với trọng trách đó, công tác
khám chữa bệnh và hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện cần được quan
tâm nghiên cứu để đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy để góp phần tăng cường sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả cho Bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề
tài:“Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng của Bệnh Viện Quận 9 Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2015’’.
Với các mục tiêu như sau:
1. Mô tả cơ cấu DMT đã sử dụng tại Bệnh viện Quận 9 năm 2015;
2. Phân tích ABC/VEN DMT đã được sử dụng tại bệnh viện Quận 9 năm
2015.
3
Trên cơ sở đó đánh giá khái quát tính phù hợp của DMT đã sử dụng
năm 2015 với DMT chủ yếu của Bộ Y tế và nguồn kinh phí bệnh viện để từ
đó đề xuất một số khuyến nghị giúp cho hoạt động xây dựng Danh mục thuốc
tại bệnh viện ngày càng thực tế và hiệu quả hơn.
4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1 DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN
DMT bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động có kế
hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả. DMTbệnh
viện được xây dựng hàng năm theo định kỳ và có thể bổ sung hoặc loại bỏ
thuốc trong DMT bệnh viện trong các kỳ họp của HĐT&ĐT bệnh viện.
a. Nguyên tắc xây dựng danh mục
– Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều
trị trong bệnh viện;
– Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, phù hợp với phạm vi
chuyên môn của bệnh viện;
– Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
– Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do
Bộ Y tế ban hành;
– Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
b. Tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc trong danh mục
– Mô hình bệnh tật của bệnh viện;
– Chất lượng, Hiệu quả và an toàn trong điều trị của thuốc;
– Ưu tiên lựa chọn thuốc Generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế,
hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể;
– Căn cứ vào chi phí và chi phí – hiệu quả của thuốc;
– Điều kiện, trang thiết bị chuyên môn con người để xử trí thuốc.
c. Quy trình chọn lựa một số thuốc mới
– Chỉ có Bác sĩ, Dược sĩ mới có quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ
một dược phẩm;
– Bản yêu cầu bằng văn bản gửi cho thư ký của DTC;
5
– Thành viên DTC đánh giá thuốc bằng cách rà soát lại thông tin trong
y văn và chuẩn bị một bản báo cáo viết;
– Đưa ra những ý kiến đề xuất cho danh mục;
– Trình bày kết quả đánh giá tại cuộc họp của DTC;
– DTC chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu kể trên (việc đưa ra quyết định
– Phổ biến quyết định của DTC đến tất cả các cá nhân liên quan.
d. Duy trì một danh mục
– Đánh giá những yêu cầu cần bổ sung mới và loại bỏ thuốc hiện có
trong danh mục một cách thường xuyên;
– Đánh giá hệ thống theo nhóm, phân nhóm điều trị.
e. Quản lý thuốc ngoài danh mục
– Việc sử dụng thuốc ngoài DMT bệnh viện phải được yêu cầu thông
qua bản dự trù có chữ ký của trưởng các khoa/phòng và được giám đốc bệnh
viện phê duyệt.
– Hạn chế số lượng thuốc ngoài danh mục;
– Hạn chế tiếp cận;
– Lưu trữ hồ sơ yêu cầu đối với thuốc không nằm trong danh mục (tên
thuốc, số lượng, chỉ định);
– Thường xuyên rà soát và thảo luận tại các cuộc họp của DTC.
f. Thuốc hạn chế sử dụng
– Thuốc do bác sĩ chuyên khoa sâu chỉ định hoặc chỉ dùng trong những
tình trạng bệnh cụ thể;
– Do DTC xác định và thực thi;
– Quy định sử dụng hạn chế 1 số thuốc trong DMT bao gồm: những thuốc có dấu “
* ’’ và một số thuốc điều hòa miễn dịch;
– Theo dõi sát sao đảm bảo sử dụng hợp lý.
6
1.2. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
Trong bệnh viện chu trình cung ứng thuốc là nhiệm vụ quan trọng nhất
trong công tác dược bệnh viện của khoa Dược, cung ứng thuốc gồm 4 hoạt
động:
– Lựa chọn thuốc (xây dựng danh mục thuốc)
– Mua sắm
– Cấp phát/ Tồn trữ
– Sử dụng
Chu trình cung ứng thực sự là một chu trình khép kín: Mỗi chức năng
được cấu thành nên bởi chức năng trước là tiền đề cho chức năng sau. Sự lựa
chọn phải được xây dựng trên kinh nghiệm thực tế về nhu cầu sức khỏe và sử
dụng thuốc. Hoạt động mua thuốc là kết quả của quyết định lựa chọn.
Trong chu trình cung ứng thuốc bệnh viện thì hoạt động lựa chọn xây
dựng DMT là hoạt động đầu tiên nhằm tăng cường sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý trong bệnh viện. Quy trình xây dựng DMT chính là nền tảng cho việc
quản lý dược tốt và sử dụng thuốc hợp lý. Thật lý tưởng nếu như DMT được
xây dựng dựa trên cơ sở các hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp.
DMT có vai trò quan trọng trong chu trình quản lý thuốc trong bệnh viện,
là cơ sở pháp lý để bệnh viện lựa chọn, xây dựng DMT cụ thể cho đơn vị mình.
Tiêu chí xây dựng DMT của bệnh viện được dựa trên Thông tư số: 45/2013/TT-
BYT ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2013 với các mục tiêu sau:
– Đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người sử dụng;
– Sẵn có với số lượng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp với điều kiện
bảo quản, cung ứng và sử dụng;
– Phù hợp với mô hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật, trình độ của thầy
thuốc và nhân viên y tế trong cơ sở khám chữa bệnh;
– Giá cả hợp lý;
7
– Đa số là đơn chất, nếu là đa chất phải chứng minh được sự kết hợp đó
có lợi hơn khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an toàn.
Trường hợp có hai hay nhiều thuốc tương tự nhau phải lựa chọn trên cơ sở
đánh giá đầy đủ về hiệu lực, độ an toàn, chất lượng và khả năng cung ứng.
Tóm lại các yếu tố liên quan đến hoạt động lựa chọn, xây dựng DMT
có thể được khái quát theo sơ đồ dưới đây:
Hình 1.1. Các yếu tố xây dựng Danh Mục Thuốc
1.2.1 Tình trạng bệnh tật và mô hình bệnh tật (MHBT)
MHBTcủa một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là tập hợp
tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác động của
những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó trong một
khoảng thời gian nhất định. Ở Việt Nam, về mặt mô hình bệnh tật, các bệnh
nhiễm khuẩn là những bệnh phổ biến nhất, kể cả trong quá khứ, hiện tại và
tương lai [11],[13]. Tuy nhiên, các bệnh không nhiễm trùng như bệnh tim
mạch, huyết áp, tai nạn, chấn thương … đang có xu hướng gia tăng.
Mô hình bệnh
tật tại BV
Hướng dẫn điều
trị
Danh mục
TTY
Trình độ
chuyên môn, kỹ
thuật, kinh phí
DMT chữa
bệnh chủ yếu
tại bệnh viện
Khả năng chi trả
của người bệnh,
quỹ BHYT
Hội đồng thuốc và điều
trị bệnh viện
Danh mục thuốc
bệnh viện
8
– MHBT của Bệnh viện
Không giống MHBT ở cộng đồng, Bệnh viện (BV) là nơi khám và
chữa bệnh cho người mắc bệnh trong cộng đồng. Mỗi bệnh viện có một
MHBT riêng do mỗi BV có tổ chức nhiệm vụ khác nhau, đặt trên các địa bàn
khác nhau với đặc điểm dân cư địa lý khác nhau. Đặc biệt là sự phân công
chức năng nhiệm vụ trong các tuyến y tế khác nhau. Ở Việt Nam cũng như
trên thế giới có hai loại MHBT bệnh viện theo hình 1.2
MHBT trong bệnh viện là một căn cứ quan trọng giúp BV xây dựng
danh mục thuốc phù hợp.
Hình 1.2. MHBT của hệ thống bệnh viện
1.2.2 Hƣớng dẫn điều trị chuẩn (STG)
SGT (Phác đồ điều trị) là văn bản chuyên môn cótính chất pháp lý. Nó
được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn mẫu
trong điều trị học mỗi loại bệnh. Một phác đồ điều trị có thể có một hoặc
nhiều công thức điều trị khác nhau.
Theo WHO: Các tiêu chí của một SGT về thuốc gồm:
– Hợp Lý: Phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, còn hạn sử dụng;
– An Toàn: Không gây tai biến, không làm cho bệnh nặng thêm, không
có tương tác thuốc;
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Viện
MHBT của BV Chuyên Khoa,
Viện có giƣờng bệnh
(Gồm các bệnh chủ yếu là bệnh
chuyên khoa và bệnh thông thường)
MHBT của BV Đa Khoa
(Gồm các bệnh thông thường và
bệnh chuyên khoa)
9
– Hiệu Quả: Dễ dùng, khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu hoặc
đạt mục đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định;
– Kinh Tế: Chi phí điều trị thấp nhất.
Nếu chỉ đơn thuần tuân thủ theo DMT sẽ không cải thiện chất lượng
điều trị nếu như việc lựa chọn không dựa trên STG. Thật là lý tưởng nếu như
DMT được xây dựng dựa trên cơ sở các hướng dẫn điều trị các bệnh thường
gặp. Ở nhiều nước trên thế giới, khi bắt đầu xây dựng DMT thì đã có sẵn
những hướng dẫn điều trị hoặc những tài liệu tương tự để tham khảo và sử
dụng.
Mối quan hệ giữa STG, DMT và những tác động của chúng đối với
việc sử dụng và dự trữ thuốc được thể hiện qua hình 1.3 dưới đây.
Hình 1.3. Sơ đồ chu trình tác động của STG và DMT lên kết quả
chăm sóc và phòng bệnh
Danh Mục Bệnh thƣờng gặp
Lựa Chọn Điều
Trị
Cải thiện Sử Dụng và khả
năng Cung Ứng
Chuẩn bị Ngân
sách và Cung ứng
thuốc
Giám Sát và Đào
Tạo
DMT và Hƣớng
dẫn danh mục
Hƣớng Dẫn Điều
Trị
10
1.2.3. DMT chủ yếu tại cơ sở khám, chữa bệnh
DMT chủ yếu được xây dựng trên cơ sở danh mục TTY của Việt Nam
và của WHO hiện hành.
Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa
bệnh là cơ sở để các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn thuốc phù hợp với mô
hình bệnh tật. Hiện nay, danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu đang được sử
dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh là danh mục thuốc Tân dược thuộc phạm
vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế được ban hành kèm theo Thông tư số:
40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014. Trong đó bao gồm: 845 Hoạt
chất, 1064 thuốc tân dược; 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu.
Theo Thông tƣ 40: Việc lựa chọn thuốc thành phẩm để mua sắm, sử
dụng cho người bệnh theo nguyên tắc:
– Ưu tiên lựa chọn thuốc Generic;
– Thuốc đơn chất;
– Thuốc sản xuất trong nước.
1.2.4. Hội đồng thuốc và điều trị (DTC)
Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8
năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện
gồm IV Chương 15 điều. Hội đồng giúp xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt
chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và điều dưỡng, trong đó, dược sỹ tư vấn thuốc, bác
sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và điều dưỡng là người thực hiện y lệnh.
a. Chức năng của HĐT&ĐT: Hội đồng có chức năng tư vấn cho
Giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc
của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
b. Mục đích của HĐT&ĐT: đảm bảo người bệnh được hưởng chế độ
chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thông qua việc lựa chọn thuốc cần được
cung ứng, giá cả, sử dụng.
11
c. Nhiệm vụ của HĐT&ĐT(được ghi cụ thể từ điều 4 đến điều 9 trong
thông tư):
1. Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện:
Các tiêu chí lựa chọn thuốc; Lựa chọn các hướng dẫn điều trị làm cơ sở cho
việc xây dưng danh mục thuốc; Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu
mua thuốc;……
2. Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện: Nguyên tắc xây
dựng danh mục; Tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục; Các bước xây dựng
danh mục; Tập huấn, hướng dẫn sử dụng danh mục; Đánh gía, sửa đổi, bổ
sung danh mục.
3. Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị: Nguyên tắc xây dựng
HDĐT; Các bước xây dựng HDĐT; Triển khai thực hiện.
4. Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc: Quá
trình tồn trữ, bảo quản kê đơn, cấp phát và sử dụng; Áp dụng các phương
pháp phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị; Xác định các vấn đề, nguyên
nhân liên quan đến sử dụng thuốc và lựa chọn các giải pháp can thiệp.
5. Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị:
Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng ADR; Tổ chức giám sát
ADR; Triển khai hệ thống báo cáo ADR; Thông tin kịp thời ADR để rút kinh
nghiệm; Cập nhật, bổ sung, sửa đổi danh mục dựa trên thông tin về ADR; Tổ
chức tập huấn về ADR.
6. Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của HĐT&ĐT chính là đánh giá, lựa chọn
thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện. Trong chu trình quản lý thuốc ở
bệnh viện, HĐT&ĐT là tổ chức đứng ra điều phối quá trình cung ứng thuốc.
HĐT&ĐT thường phải phối hợp với bộ phận mua thuốc và phân phối thuốc.
HĐT&ĐT không thực hiện chức năng mua sắm mà có vai trò đảm bảo xây
12
dựng hệ thống danh mục và chính sách thuốc, bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện
theo yêu cầu của HĐT&ĐT.
d. Tổ chức của Hội đồng thuốc và điều trị
Thông tư số 21/2013/TT-BYTquy định: Hội đồng phải được thành lập
ở tất cả bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập; hoạt động
theo chế độ kiêm nhiệm.
Tùy theo hạng bệnh viện, Hội đồng có ít nhất 5 thành viên trở lên, bao
gồm các thành phần sau:
– Chủ tịch Hội đồng: là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ
trách chuyên môn;
– Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược
bệnh viện;
– Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ
khoa Dược hoặc cả hai thành viên này;
– Ủy viên gồm:
+ Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và
điều dưỡng trưởng bệnh viện;
+ Các bệnh viện hạng II trở lên có thêm ủy viên dược lý hoặc dược sĩ
dược lâm sàng;
+ Trưởng phòng Tài chính – Kế toán.
e. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
1. Hội đồng họp định kỳ hai tháng một lần hoặc đột xuất do Chủ tịch
Hội đồng triệu tập. Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát
sinh giữa các kỳ họp định kỳ của Hội đồng;
2. Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội
dung họp định kỳ trong 1 năm;
13
3. Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm
tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. Tài liệu
phải được gửi trước cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp;
4. Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình
Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
5. Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng.
Hoạt động của HĐT&ĐT đã bước đầu khẳng định được vai trò của
khoa Dược bệnh viện trong việc hỗ trợ Ban Giám đốc trong việc tăng cường
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
f. Vai trò DTC trong chu trình quản lý thuốc
Trong chu trình quản lý thuốc ở bệnh viện HĐT&ĐT là tổ chức đứng ra
điều phối quá trình cung ứng thuốc. HĐT&ĐT thường phải phối hợp với bộ
phận mua thuốc và phân phối thuốc. HĐT&ĐT không thực hiện chức năng
mua sắm mà có vai trò đảm bảo xây dựng hệ thống danh mục và chính sách
thuốc, bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện theo yêu cầu của HĐT&ĐT. Vai trò của
HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc được thể hiện theo hình:
Hình 1.4.
Sơ đồ chu trình quản lý thuốc
Lựa chọn
Sử dụng
Mua thuốc
Phân phối
DTC
Mua Thuốc
14
1.3. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC TRONG CÁC BỆNH
VIỆN Ở NƢỚC TA
Tại Việt Nam những năm qua, công tác dược nói chung đã có những
bước phát triển rất cơ bản về tổ chức, quản lý, sản xuất và cung ứng thuốc. Hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về Dược được rà soát, sửa đổi, bổ sung và
xây dựng mới để đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển, đặc biệt là Luật Dược đã
được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực từ 1/10/2005.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
ngành công nghiệp Dược cũng có những phát triển vượt bậc. Ở Việt Nam, thị
trường dược phẩm cũng rất phong phú, từ chỗ thiếu thuốc chủ yếu là nhập
khẩu đến hết năm 2008 thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được phần lớn
nhu cầu của nhân dân, có khoảng 1.500 hoạt chất với khoảng 18.000 sản
phẩm năm 2008 thì năm 2009 đã lên đến 22.000 sản phẩm. Tuy nhiên công
nghiệp Dược Việt Nam vẫn phát triển ở mức trung bình thấp, chưa sáng chế
được thuốc mới và hiện chỉ có hơn 52% doanh nghiệp Dược đủ tiêu chuẩn
sản xuất thuốc. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là Generic, không có giá
trị cao, mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ thuốc nội địa [15].
Theo đánh giá của Bộ Y tế “ Ngành Dược đã có những thành tích nổi
bật là đảm bảo nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục tình
trạng thiếu thuốc trước đây” [11]. Năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất
trong nước đạt 831,250 triệu USD, tăng 16,18% so với năm 2008, đáp ứng
được hơn 49% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân. Tiền thuốc bình quân
đầu người năm 2009 đạt 19,77USD, tăng 3,32% so với năm 2008. Việt Nam
đã sản xuất được 234/314 hoạt chất trong danh mục TTY, đủ nhóm tác dụng
dược lý theo phân loại của WHO. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu
thuốc với tổng giá trị năm 2009 gần 1,2 tỷ USD, tăng gần 27% so với năm
2008 và tăng hơn 300% so với năm 2001. Trong đó nhập khẩu thuốc thành
15
phẩm là 904,8 triệu USD, Vaccin, sinh phẩm y tế là 29,6 triệu USD và
nguyên liệu là 265,9 triệu USD [15].
Qua báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2008, triển khai kế hoạch
năm 2009 của Cục Quản lý Dược, hấu hết các bệnh viện đã xây dưng DMT
căn cứ theo DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh
hiện hành. Năm 2008 tổng giá trị mua thuốc tại các bệnh viện trên toàn quốc
là 12.322 tỷ đồng chiếm khoảng 50% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [24].
Mặc dù thuốc sản xuất trong nước chất lượng đã được nâng lên đáng kể
và giá thành thấp hơn nhiều so với thuốc nhập khẩu cùng loại nhưng tại các
bệnh viện, xu hướng sử dụng vẫn là các thuốc ngoại đắt tiền. Qua khảo sát
tình hình sử dụng thuốc nội trong khối bệnh viện năm 2009, tỷ lệ thị phần
giữa thuốc nội và thuốc ngoại là 50/50, đến tháng 6 năm 2010 là 46/54 [15].
Tuy nhiên thuốc nội chỉ chiếm 19-25% về giá trị tiền. Kết quả khảo sát tại
bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy năm 2006 tỉ lệ thuốc ngoại chiếm
78,9% thuốc nội 21,1% mặc dù so với năm 2002 tỉ lệ thuốc nội trong DMT đã
tăng từ 13,6% lên 21,1% .Tại BV Đa khoa Hải Dương năm 2004 tỷ lệ thuốc
nội là 61,4% năm 2006 là 70%. Tại BV Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội tỷ lệ thuốc
nội tăng trong 3 năm liên tiếp năm 2006 là 28,5%, năm 2007 là 31,9% đến
2008 đã là 33,4% [25].
Việc xây dựng DMT trong BV còn chưa chú trọng nhiều đến nguyên
tắc “Ưu tiên chọn thuốc Generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong
nướcđạt chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn thực hành sản
xuất tốt (GMP)”. Việc sử dụng thuốc ngoại nhập, thuốc biệt dược vẫn chiếm
tỷ lệ cao. Đặc biệt là những loại thuốc của một số công ty dược phẩm phân
phối độc quyền được sử dụng nhiều dẫn đến tình trạng hiện nay sử dụng
thuốc tại các bệnh viện lớn thường vượt quá khả năng kinh tế của người
bệnhvà khả năng chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế.
16
Thống kê của Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế cho thấy, tính đến hết
năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng ở Việt Nam đã lên đến hơn 1,696
triệu USD, tăng gần 19% so với năm 2008. Điều này có nghĩa tiền thuốc đã
tăng mạnh qua từng năm và phản ánh hai khía cạnh: Một là số lượng người
bệnh tăng lên, sử dụng thuốc nhiều hơn. Hai là giá thuốc tăng cao và kéo theo
chi phí bỏ ra mua thuốc cũng tăng theo. Năm 2009 Quỹ Bảo hiểm y tế bị thâm
hụt xấp xỉ 2.000 tỷ đồng [15] [27].
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động
cung ứng thuốc trong bệnh viện. Vấn đề này đã được nghiên cứu ở nhiều
bệnh viện tuyến trung ương như bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Bạch Mai,
bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện 103, bệnh viện K, bệnh viện
E, bệnh viện Phụ sản TW, … và nhiều bệnh viện tuyến tỉnh như bệnh viện đa
khoa tỉnh Hải Dương, bệnh viện đa khoa Hà Tây, bệnh viện Kiến An Hải
Phòng, Bệnh viện đa khoa Lào Cai,…
Các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về 4 nội dung của chu trình
cung ứng thuốc và đã sơ bộ cho thấy trong những năm gần đây, lĩnh vực cung
ứng thuốc trong bệnh viện đã được quản lý và chấn chỉnh ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên cung ứng thuốc trong bệnh viện nói chung và việc lựa chọn thuốc
nói riêng vẫn còn là một vấn đề nan giải, cần có những những chấn chỉnh
không chỉ từ phía các bệnh viện mà là của toàn ngành Y tế.
Trước những bất cập nói trên của các bệnh viện, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này với mong muốn có những đánh giá chính xác nhất về
hoạt động xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện hiện nay, cụ thể là Bệnh
viện Quận 9.
1.4. BỆNH VIỆN QUẬN 9
1.4.1. Lịch sử hình thành
Bệnh viện Quận 9 là bệnh viện tuyến quận, hạng 3, trực thuộc Ủy ban
nhân dân Quận 9.Có 100 giường bệnh, 16 khoa phòng trong đó gồm 09 khoa
17
Lâm Sàng, 03 khoa Cận Lâm Sàng, 04 phòng Chức Năng. Với tổng số cán bộ
viên chức làm việc là148người.
1.4.2. Chức năng nhiệm vụ
Bệnh viện đi vào hoạt động đã đáp ứng phần nào nhu cầu khám chữa
bệnh cho nhân dân trong địa bàn quận, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ
UBND Quận. Là một Bệnh viện Đa khoa hạng 3, bệnh viện có những nhiệm
vụ chính sau:
1. Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh;
2. Đào tạo cán bộ Y tế;
3. Nghiên cứu khoa học về Y học;
4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật;
5. Phòng bệnh;
6. Hợp tác quốc tế;
7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện.
1.4.3 Mô hình bệnh tật của bệnh viện Quận 9
Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của bệnh viện đƣợc phân loại theo bảng phân
loại bệnh tật quốc tế ICD 10
STT
Nhóm bệnHh
Mã ICD
Số lƣợt
bệnh
nhân
Tỷ lệ
(%)
1
Bệnh da và mô ngoài da
L00-L99
2321
2,92
2
Bệnh hệ cơ xương khớp, mô liên kết
M05-M99
4023
5,05
3
Bệnh hệ hô hấp
J02-J22
3.1672
39,78
4
Bệnh hệ tiết niệu, sinh dục
N00-N82
3.664
4,60
5
Bệnh hệ tiêu hóa
K02-K93
9.802
12,31
6
Bệnh hệ tuần hoàn
I00-I99
8.229
10,34
7
Bệnh hệ thần kinh
G00-G13
510
0,64
18
8
Bệnh khối u
C00-D89
39
0,05
9
Bệnh mắt và phần phụ của mắt
H00-H32
2.396
3,01
10
Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển
hóa
E00-E35
4.957
6,23
11
Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng
A06-A67
3.670
4,61
12
Bệnh tai và xương chũm
H55-H99
863
1,08
13
Các nguyên nhân ngoại sinh của bệnh
tật và tử vong
V01-Y56
167
0,21
14
Chấn thương, ngộ độc và một số hậu
quả khác do nguyên nhân bên ngoài
S02-T98
2.073
2,60
15
Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ
chu sinh
P00-P08
1.083
1,36
16
Rối loạn tâm thần và hành vi
F00-F09
78
0,10
17
Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản
O03-O99
2.190
2,75
18
Triệu chứng, dấu hiệu và những phát
hiện lâm sàng bất thường, không phân
loại ở phần khác
R10-R09
1.209
1,52
19
Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và
tiếp xúc với cơ quan y tế
Z00-Z23
665
0,84
Tổng
79.611
100
Kết quả bảng 1.1 cho thấy mô hình bệnh tật tại bệnh viện Quận 9 khá
đa dạng. Trong đó:
– Chiếm tỷ lệ cao nhất 39,78% là nhóm bệnh hô hấp.
– Chiếm tỷ lệ cao thứ hai 12,31% là bệnh tiêu hóa.
– Chiếm tỷ lệ cao thứ ba 10,34% là nhóm bệnh tuần hoàn.
Như vậy, lượng bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện chủ yếu là
các bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa vàbệnh tuần hoàn.
19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
DMT bệnh viện Quận 9 đã sử dụng trong năm 2015, Bệnh viện Quận 9 –
Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Số liệu nghiên cứu được thu thập dựa trên thống kê của bệnh viện từ 1
tháng 1 năm 2015 đến 31 tháng 12 năm 2015
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Biến số nghiên cứu
Bảng 2.1: Các biến số nghiên cứu
TT
Tên biến số
Định nghĩa
Loại biến
Cách thu
thập
1
Nhóm tác dụng
dược lý
Căn cứ theo TT40/11/2014/TT-BYT chia thành
27 nhóm như Danh mục thuốc thuộc phạm vi
thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế
Thứ hạng
Hồi cứu số
liệu
2
Kinh phí sử dụng
của từng thuốc
Tính theo công thức:
số lượng x đơn giá
Liên tục
3
Thành phần thuốc
– Thuốc đơn thành phần: trong công thức có 1
hoạt chất có hoạt tính.
– Thuốc đa thành phần: trong công thức có > 1
hoạt chất có hoạt tính.
Nhị phân
4
Nguồn gốc xuất
xứ
– Thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước.
– Thuốc có nguồn gốc sản xuất nước ngoài.
Nhị phân
5
Đường dùng
– Thuốc có đường dùng là tiêm
– Thuốc có đường dùng là uống
– Thuốc có đường dùng khác
Thứ hạng
6
Nhóm
Biệt
dược/INN
– Thuốc biệt dược: Thuốc được xếp vào gói biệt
dược trong danh mục thuốc trúng thầu tại bệnh
viện năm 2015.
– Thuốc generic: Thuốc được xếp vào gói thuốc
generic trong danh mục thuốc trúng thầu tại
bệnh viện năm 2015.
Nhị phân
7
Nhóm
thuốc
thường/Gây
nghiện-
hướng
thần
– Thuốc có hoạt chất và hàm lượng nằm trong
các phụ lục 1, 2 và 3, 4 của thông tư
19/2014/TT-BYT
– Các thuốc còn lại
Nhị phân
8
Nhóm ABC
– Thuốc hạng A (k: 0-75%)
– Thuốc hạng B (k: 75-90%)
– Thuốc hạng C (k>90%)
Thứ hạng
9
Nhóm V, E, N
– Thuốc nhóm V
– Thuốc nhóm E
– Thuốc nhóm N
Thứ hạng
20
2.3.2 Thiết kế nghiên cứu
Đề tài tiến hành phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu các tài liệu thu
thập được tại khoa Dược, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tài chính kế toán,
các khoa Lâm sàng của bệnh viện trong năm 2015.
2.3.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Thu thập các thông tin sẵn có:
+ Tại khoa Dược ta thu nhập số liệu qua:
– Quyết định thành lập mới DTC năm 2013 (do có thay đổi một số vị trí
lãnh đạo trước đó trong bệnh viện);
– Toàn bộ biên bản họp của DTC về hoạt động xây dựng DMT và quản
lý sử dụng DMT năm2015.
– Bảng dự trù thuốc năm2015 của các khoa lâm sàng.
– Danh mục thuốc trúng thầu năm 2015.
– DMT bệnh viện xây dựng năm 2014, 2015.
– Báo cáo sử dụng thuốc (Báo cáo Nhập – Xuất – Tồn) của năm 2015.
– Sổ theo dõi ADR và sổ thông tin thuốc năm 2015.
– Giấy đề nghị bổ sung và loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục của các
khoa/phòng năm 2014, 2015.
+ Thu thập số liệu từ các khoa phòng khác:
– Bảng kiểm tra bệnh viện năm 2015 – Lưu tại phòng KHTH
– Báo cáo tổng thu, tổng chi năm 2015 – Lưu tại phòng Tài chính kế
toán
– Khai thác phần mềm quản lý bệnh viện – tại phòng công nghệ thông
tin / Phòng Kế hoạch tổng hợp
2.3.4. Xử lý và phân tích số liệu
– Số liệu sau khi thu thập được mã hóa, làm sạch. Số liệu được nhập
bằng phần mềm Microsoft Excel 2007. Sắp xếp theo mục đích phân tích, tính
số liệu, giá trị và tỷ lệ phần trăm của từng biến.
21
– Các số liệu trình bày bằng phần mềm Microsoft Word dưới dạng:
bảng biểu, đồ thị, biểu đồ và sơ đồ.
2.4. PHÂN TÍCH CƠ CẤU DMT
2.4.1. Cơ cấu danh mục thuốc
Các số liệu sau khi được thu thập được đưa vào phần mềm Microsoft
Excel để xử lý và phân tích theo các bước sau:
Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về DMT đã sử dụng năm 2015 trên
cùng một bản tính Excell: Tên thuốc (cả Generic và biệt dược); nồng độ, hàm
lượng; đơn vị tính; đơn giá; số lượng sử dụng của từng khoa/phòng; nước sản
xuất; nhà cung cấp.
Dùng các hàm tính để tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu.
Tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu:
+ Xếp theo nhóm tác dụng dược lý
+ Xếp theo nước sản xuất: đưa ra tỷ lệ thuốc nội/ngoại
+ Xếp theo tên Biệt dược gốc – tên Generic
+ Xếp theo các thuốc đơn thành phần/ đa thành phần
+ Xếp theo DMT uống/tiêm (Dạng bàochế).
+ Xếp theo DMT gây nghiện, hướng thần/ thuốc thường (Quy chế
chuyên môn)
Tính tổng SLDM, trị giá của từng biến số, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số
liệu.
2.4.2. Phân tích ABC:
Là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng
năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong
ngân sách [30].
Các bước tiến hành:
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm: gồm N sản phẩm
Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm:
22
+ Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i=1,2,3….N)
+ Số lượng các sản phẩm: qi
Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số
lượng sản phẩm. ci = gi x qi
Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm: C = ci
Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi
sản phẩm chia cho tổng số tiền: pi = ci x100/C
Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần
Bước 6: Tính giá trị % tích luỹ của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm (k):
bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách
Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:
+ Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 – 80% tổng giá trị tiền
(có k từ 0 80%)
+ Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 – 20% tổng giá trị tiền
(có k từ 80 95%)
+ Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 – 10% tổng giá trị tiền
(có k > 95%)
Bước 8: Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng sản
phẩm; hạng B chiếm 10 – 20% và 60 – 80% còn lại là hạng C.
Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu
phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số
sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của
đồ thị.
Lợi ích của phương pháp phân tích ABC: Cho thấy những thuốc được
sử dụng thay thế với lượng lớn và có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn
trên thị trường, thông tin này được sử dụng để:
– Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn;
23
– Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế;
– Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn;
– Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những điểm chưa hợp lý trong sử dụng
thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với MHBT;
– Xác định phương thức mua các thuốc không có trong DMT thiết yếu
của bệnh viện.
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ
trên 1 năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thể ứng dụng cho một
đợt đấu thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu.
Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt là các thuốc
trong nhóm A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những
thuốc không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn
những phác đồ điều trị có hiệu lực tương đương nhưng giá thành rẻ hơn [30]
2.4.3. Phân tích VEN
Là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu
tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện theo các hạng mục: sống còn, thiết yếu
và không thiết yếu [30]
Theo thông tư số: 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08 tháng 8 năm
2013 quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong
bệnh viện. Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục
cụ thể như sau:
a. Thuốc V (Vital drugs): Là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc
các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa
bệnh của bệnh viện;
b. Thuốc E (Essential drugs): Là Thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình
bệnh tật của bệnh viện;