11102_Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình

luận văn tốt nghiệp

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC

NGUYỄN ĐỨC TOÀN

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH
THUỘC XÃ LA HIÊN HUYỆN VÕ NHAI
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN – NĂM 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC

NGUYỄN ĐỨC TOÀN

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH
THUỘC XÃ LA HIÊN HUYỆN VÕ NHAI
TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: 60 72 01 63

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA

THÁI NGUYÊN – NĂM 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Học viên

Nguyễn Đức Toàn

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, dưới sự tận tình hướng
dẫn của giảng viên, được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, em đã có
một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành bài
luận văn tốt nghiệp. Kết quả thu được không chỉ do sự nỗ lực của bản thân mà
còn có sự giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn:
Tiến sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Hoa – Phó trưởng khoa Y tế Công cộng,
trưởng bộ môn Sức khỏe môi trường & Sức khỏe nghề nghiệp trường Đại học
Y – Dược Thái Nguyên, cô đã hướng dẫn em rất tận tình trong suốt thời gian
thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Ban Giám hiệu trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Y tế Công cộng cùng toàn thể các thầy cô giáo của khoa đã quan tâm,
tạo điều kiện giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn các thầy cô giáo trong nhà trường đã trang bị cho em những
kiến thức bổ ích, không chỉ là những bài học chuyên môn quý báu mà còn là
những kỹ năng nghề nghiệp.
Lãnh đạo địa phương, Cán bộ Trạm Y tế, người dân xã La Hiên thuộc
huyện Võ Nhai nơi em tiến hành thu thập số liệu cho luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Học viên

Nguyễn Đức Toàn

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BYT
: Bộ Y tế
CLNN
: Chất lượng nguồn nước
KAP
: Kiến thức, thái độ, thực hành
(Knowledge Attitude Practice)
LHQ
: Liên Hiệp Quốc

: Quyết Định
TC
: Tiêu chuẩn
TCCP
: Tiêu chuẩn cho phép
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TT
: Thông tư
UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
(United Nations Children’s Fund)
VSMT
: Vệ sinh môi trường
WHO
: Tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization)

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………………………………………………………….. 3
1.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt ……………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt
……………………………………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt …………………………………………….. 3
1.1.3. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam ……….. 9
1.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt
………………………….. 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
……………………………….. 27
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………………………. 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………………………………………………………………. 27
2.1.2. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………………………………………………………………………… 27
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………………………………………………….. 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu
………………………………………………………………………………………………………………………………. 28
2.2.1. Nghiên cứu định lượng………………………………………………………………………………………………………………………………. 28
2.2.2. Nghiên cứu định tính
……………………………………………………………………………………………………………………………………. 29
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………………………………………………………………….. 30
2.2.4. Phương pháp đánh giá ………………………………………………………………………………………………………………………………… 32
2.2.5. Phương pháp thu thập thông tin……………………………………………………………………………………………………….. 37
2.2.6. Khống chế sai số
……………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 37
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu ……………………………………………………………………………………………………………………… 37
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu
………………………………………………………………………………………………………………………………………. 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………………………………… 38
3.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình ……………………. 38
3.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt …………………………………………….. 41
Chương 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 50
4.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình ……………………. 50

4.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt …………………………………………….. 53
4.2.1. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ ô nhiễm với các chỉ số lý học
…………… 53
4.2.2. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ ô nhiễm với các chỉ số hóa học ………. 54
4.2.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ ô nhiễm với các chỉ số sinh học …….. 57
KẾT LUẬN
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 61
1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại xã nghiên cứu: ………………………….. 61
2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt: …………………………….. 61
KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………………………………………………………………………………………………………………………..

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ……………………………………………………………………..
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đánh giá các chỉ số lý học của các mẫu nước xét nghiệm tại các
hộ gia đình …………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 38
Bảng 3.2. Đánh giá chỉ số NH3, NO2 trong nước tại các hộ gia đình
……………………… 38
Bảng 3.3. Hàm lượng chất hữu cơ, độ cứng trong nước tại các hộ gia đình
…… 39
Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm chỉ số Coliform và Fecal Coliform trong
mẫu nước tại các hộ gia đình ………………………………………………………………………………………………… 39
Bảng 3.5. Đánh giá chỉ số xét nghiệm vi sinh vật trong nước ………………………………………. 40
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu với chỉ
số lý học ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 41
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần
nhất với chỉ số Amoniac …………………………………………………………………………………………………………….. 41
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần
nhất với chỉ số Coliform …………………………………………………………………………………………………………….. 42
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần
nhất với chỉ số Fecal Coliform ……………………………………………………………………………………………. 42
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia
súc gần nhất với chỉ số Amoniac trong nước
………………………………………………………. 43
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia
súc gần nhất với chỉ số Coliform trong nước
………………………………………………………. 43
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia
súc gần nhất với chỉ số Fecal Coliform trong nước
……………………………………… 44
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác gần
nhất với chỉ số Coliform trong nước …………………………………………………………………………….. 45
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác gần
nhất với chỉ số Fecal Coliform trong nước ……………………………………………………………. 45

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với
chỉ số Amoniac trong nước giếng đào ………………………………………………………………………… 46
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với
chỉ số Coliform trong nước giếng đào ………………………………………………………………………… 46
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với
chỉ số Fecal Coliform trong nước giếng đào ……………………………………………………….. 47
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với mùi của nước giếng đào ……. 48
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với nguồn nước ô nhiễm
NO2
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 48
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với nguồn nước ô nhiễm
Fecal Coliform ………………………………………………………………………………………………………………………………………. 49

DANH MỤC CÁC HỘP ĐỊNH TÍNH

Hộp 3.1. Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ y tế và một số hộ gia đình về chất
lượng nguồn nước giếng đào
……………………………………………………………………………………………………… 40
Hộp 3.2. Kết quả phỏng vấn sâu một số yếu tố liên quan đến chất lượng
nguồn nước giếng đào ……………………………………………………………………………………………………………………….. 44
Hộp 3.3. Kết quả thảo luận nhóm một số yếu tố liên quan đến chất lượng
nguồn nước giếng đào ……………………………………………………………………………………………………………………….. 47

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người, vấn
đề về nước đang là 1 điều đáng quan tâm hiện nay. Trên trái đất, ¾ lãnh thổ là
nước, nước trong các đại dương, ở biển, sông ngòi, ao hồ, nước ở trong lòng
đất. Nước rất cần thiết cho cuộc sống của con người, chiếm khoảng 70% khối
lượng của cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình
trao đổi chất, dung môi cho nhiều chất hòa tan của cơ thể. Nguồn nước sạch
cung cấp cho cơ thể để duy trì sự sống, vậy nên con người không thể sống mà
thiếu nước. Nước là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên
hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội [35].

Nước sạch giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta,
theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới năm 2005 trên toàn thế giới có khoảng
1,1 tỷ người đã không thể tiếp cận với nguồn nước sạch chiếm 17% dân số
toàn cầu, trong đó có tới 2/3 là châu Á, có khoảng 1,8 triệu người chết mỗi
năm liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa trong đó chiếm tới 90% ở trẻ em
dưới 5 tuổi. Năm 2016 trên thế giới có 846.000 người tử vong do tiêu chảy
liên quan đến sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh [52].

Nguồn nước bị ô nhiễm gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người, tỉ lệ
người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm
màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Các nghiên cứu khoa học
cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể
mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Con người sử dụng
nguồn nước có nhiễm chì vượt quá tiêu chuẩn cho phép có thể mắc bệnh thận,
thần kinh; nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có
thể gây ung thư. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh
đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán.

2

Việt Nam là một nước đang phát triển với mục tiêu đến năm 2020,
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Bên cạnh đà
phát triển của đất nước thì vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm
môi trường nước nói riêng đang ở mức báo động. Tại các vùng nông thôn
nước ta chỉ có 40% dân số được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia do
Bộ Y tế ban hành. Mục tiêu quốc gia đến năm 2020 tất cả dân cư nông thôn
sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia, năm 2010 với 85% số hộ sử dụng
nguồn nước hợp vệ sinh, ưu tiên hỗ trợ cho những vùng nghèo, người nghèo,
các vùng đặc biệt khó khăn [27], [28].

Thái Nguyên trong những năm qua hoạt động cung cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn không ngừng được đẩy mạnh. Đến nay đã có 82%
người dân nông thôn có điều kiện sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên
do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu làm cho số lượng cũng như chất
lượng nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo.

La Hiên là một xã thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã có diện
tích là 39,19 km², nằm ở phía tây của huyện và có tuyến quốc lộ 1B chạy qua,
điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội còn nhiều khó khăn. Cùng với việc đẩy
mạnh phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đang
là một trong những thách thức đối với chăm sóc, đảm bảo sức khỏe cho người
dân. Vậy thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình trong xã
hiện nay như thế nào? Yếu tố nào tác động đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt
của các hộ gia đình? Đây là lý do chúng em xây dựng đề tài: “Thực trạng chất
lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
thuộc xã La Hiên huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên”, với mục tiêu:

1. Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình tại
xã La Hiên huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên năm 2016.

2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh
hoạt tại các hộ gia đình ở xã La Hiên huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.

3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt
1.1.1. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt
Nước sạch là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia
đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp đồng thời có đủ 22 chỉ tiêu
đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y Tế ban hành [4]. Theo Luật tài
nguyên nước số 17/2012/QH13 cũng chỉ rõ nước sạch là nước có chất lượng
đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam [18].

Đối với nước hợp vệ sinh là nước không màu, không mùi, không vị,
không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi [33]. Các yếu tố vật lý, hóa học
và vi sinh trong nước không vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt

Tùy theo yêu cầu của việc sử dụng nước vào các mục đích khác nhau
như nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, văn hóa, thể dục thể thao, phục
vụ ăn uống và sinh hoạt mà quy định những tiêu chuẩn của ngành. Đối với
nước ăn uống và sinh hoạt có tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu
chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn địa phương. Tiêu chuẩn quốc tế về nước sinh
hoạt là tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ban hành năm 1958 và
bổ sung sửa đổi năm 1963, 1971, và 1984. Tiêu chuẩn bao gồm 3 nhóm chỉ
tiêu: Vật lý, hóa học (chất vô cơ tan, chất hữu cơ) và sinh học.
Năm 2002 với sự giúp đỡ của UNICEF, Bộ Y tế đã xây dựng và ban
hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống theo quyết định số 1329/2002/BYT-
QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế để giám sát chất lượng nước dùng
cho ăn uống và sinh hoạt. Tiêu chuẩn này quy định ngưỡng tối đa cho phép
của 112 chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học. Đây là chìa khóa pháp lý cho cả

4
người tiêu dùng cũng như sản xuất và cung cấp nước sạch. Tuy nhiên, phạm
vi áp dụng chủ yếu là đối với đô thị, công trình cấp nước tập trung cho 500
người trở lên, do vậy đối với vùng nông thôn hiện chưa phải là đối tượng áp
dụng bắt buộc [1].
Để khắc phục hạn chế này, Bộ Y tế ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu
chuẩn vệ sinh nước sạch theo quyết định số 09/2005/BYT-QĐ ngày
11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tiêu chuẩn này chỉ quy định 22 chỉ tiêu cơ
bản về cảm quan, thành phần vô cơ và vi sinh vật. Tiêu chuẩn này áp dụng đối
với các hình thức cấp nước sạch hộ gia đình, các trạm cấp nước sạch khác.
Nước sạch quy định trong tiêu chuẩn này chỉ là nước dùng cho các mục đích
sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu
dùng trực tiếp cho nước ăn uống phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn
uống ban hành kèm theo quyết định số 1329/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ
trưởng Bộ Y tế [1].
Nhìn chung về mặt số lượng có thể chấp nhận được ở mức
30l/người/ngày ở nông thôn và 100-150l/người/ngày ở thành thị. Về mặt chất
lượng, nước dùng để ăn uống và sinh hoạt phải đảm bảo những yêu cầu chung
sau đây:
– Nước phải có tính cảm quan tốt, phải trong, không có màu, không có
mùi, không có vị gì đặc biệt để gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.
– Nước phải có thành phần hóa học không độc hại cho cơ thể con
người, không chứa các chất độc, chất gây ung thư, chất phóng xạ… Nếu có
thì phải ở mức tiêu chuẩn nồng độ giới hạn cho phép theo quy định của
Nhà nước và Bộ Y tế.
– Nước không chứa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, các loại kí sinh
trùng và các loại vi sinh vật khác, đảm bảo an toàn về mặt dịch tễ học.
Cụ thể như sau:

5
a. Lý học [9] * Độ trong.
– Nước phải trong, độ trong của nước ít nhất là 30 cm.
– Nước đục là do có những chất lơ lửng trong nước (đất, cát…) đối với
nước bề mặt, chất sắt đối với nước ngầm.

Nước đang trong mà bỗng bị đục chứng tỏ là có sự thẩm lậu của các chất
bẩn hoặc do nhiễm khuẩn vào nguồn nước.
* Mầu.
– Nước hợp vệ là nước không mầu, có mầu rõ rệt khi nhìn bằng mắt thường.
– Nước hồ, ao, thường có mầu vì có lẫn chất mùn hoặc rêu, tảo.
– Nước ngầm sâu thường có mầu vàng gỉ của chất sắt, khi thấy nước có
mầu phải tìm xem nguyên nhân nào đã sinh ra màu đó.
* Mùi vị.
Nước hợp vệ là nước không mùi vị gì đặc biệt, nếu có thường là do bị nhiễm.

+ Do các chất khoáng như muối, sắt.v.v.

+ Do khí hoà tan như H2S, Cl2 thừa.

+ Do thực vật thối rữa hoặc đang bị phân huỷ.
* Nhiệt độ.
– Nước hợp vệ là nước có nhiệt độ tương đối ổn định, thường khoảng 150C.
– Với nước càng sâu thì nhiệt độ càng ổn định.
Mọi sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ (nhất là đối với nguồn nước ngầm
nông) có thể giúp ta nghi ngờ có sự nhiễm bẩn ở ngoài vào.
b. Hóa học [9] – Trong nước không có chất độc.
– Các hoá chất không quá tiêu chuẩn cho phép.
* Về chất hữu cơ.
– Sự có mặt của chất hữu cơ chứng tỏ là mẫu nước bị nhiễm bẩn.
– Chất hữu cơ là sản phẩm của sự thối nát.

6

+ Của các tổ chức động vật và thực vật.

+ Các chất thải bỏ (phân, nước thải xí nghiệp …).
– Về nguồn gốc có 2 loại chất hữu cơ.

+ Chất hữu cơ thực vật.

+ Chất hữu cơ động vật.
Chất hữu cơ động vật rất nguy hiểm, vì sự có mặt của nó còn kèm theo
các vi khuẩn gây bệnh.
* Về dẫn xuất của Nitơ (amoniac, nitrit, nitrat).
– Đó là những chất do quá trình vô cơ hoá của chất hữu cơ mà ra.
– Tuỳ theo đậm độ cao thấp của amoniac, nitrit, nitrat mà định đó là giai
đoạn đầu hay giai đoạn cuối của hiện tượng vơ cơ hoá. Từ đó có thể xác định
là mẫu nước đã bị nhiễm bẩn như thế nào.
– Khi nhận định cần phải kết hợp với đậm độ của chất hữu cơ và chất
clorua thì mới có thể khẳng định tính chất nhiễm bẩn của mẫu nước.
– Tiêu chuẩn một số chất cho phép ở trong nước uống.

+ Chất hữu cơ: Tiêu chuẩn cho phép < 4mg O2/l nước. + Dẫn xuất chất đạm: NH3 < 3mg/l nước. NO2 < 0,05mg/l nước. NO3 < 5mg/l nước. + Muối NaCl: 60 - 70 mg/l. + Fe: 0,3 mg/l. + FluO trung bình: 0,7 mg/l. + I2 trung bình: 5 - 6 g/l.  NH3 (amoniac). - Trong quá trình phân giải chất hữu cơ, amoniac xuất hiện đầu tiên. - Có amoniac chứng tỏ là có chất hữu cơ bắt đầu thối rữa. - Tiêu chuẩn cho phép là từ 0 - 3 mg NH3 trong 1 lít nước. 7  NO2 (nitrit). - Sự oxy hoá của chất đạm hữu cơ biến NH3 thành NO2, quá trình này nhờ vi khuẩn hiếu khí mà tạo ra. - Tiêu chuẩn quy định trong nước không được có NO2 hoặc nếu có phải dưới 0,05 mg/lít. - NO2 còn có thể thấy trong nước mưa. Nhưng khi có cả NH3 và NO2 thì chắc chắn là nước bị nhiễm bẩn.  NO3 (nitrat). - Sau một thời gian, chất nitrit bị oxy hoá và trở thành nitrat. - Chất nitrat là giai đoạn cuối cùng của sự phân huỷ các chất hữu cơ chứa N. - Nếu trong nước chỉ có nitrat không có nitrit và NH3 người ta cho rằng nước đó bị nhiễm bẩn nhưng đã được vô cơ hoá. Nếu có thêm NH3 và NO2 là trong dòng nước vẫn còn chất hữu cơ. - Nếu lượng nitrat quá nhiều trong nước có thể nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, vì nó gây bệnh Methemoglobin ở máu. - Tiêu chuẩn qui định cho phép lên tới 5mg nitrat trong 1lít nước. * Muối NaCl. - Khi thấy nước có nhiều NaCl chứng tỏ là nước bị nhiễm bẩn, do dịch thể động vật, nhiễm nước tiểu và phân mang lại. - Nhưng nếu ta thấy số lượng muối tăng cùng với số lượng NH3 và NO2 thì nước đã bị nhiễm bẩn và nguy hiểm. - Chất NaCl tiêu chuẩn cho phép là 60 - 70 mg NaCl/1lít nước. * Sắt (Fe). - Sắt có thể thấy ở trạng thái. + Hoà tan Fe++ (Fe(HCO3)). + Không hoà tan Fe+++ (Fe2O3). - Tiêu chuẩn cho phép là không quá 0.3mg Fe++/1lít nước. 8 * Độ cứng. - Nước cứng là nước có nhiều muối Ca, Mg khác với nước mềm là nước có ít loại muối này. - Tiêu chuẩn độ cứng ở nước ta được phân loại như sau. + Nước tốt: 4 - 80 độ cứng. (độ Đức) + Nước cứng vừa: 8 - 120 độ cứng. (độ Đức) + Nước khá cứng: 12 - 180 độ cứng. (độ Đức) + Trên 180 độ cứng. (độ Đức) là nước cứng và rất cứng. 1 độ Đức = 10mg CaO/lít = 7.14 Ca/lít. c. Sinh học [9] * Khái niệm vi khuẩn trong nước. - Nước dùng hàng ngày có thể bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn sinh bệnh sống trong nước một thời gian nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể gây bệnh cho một người, một nhóm người hoặc thành dịch, bởi vì nhiều người cùng dùng chung một nguồn nước. - Trong nước ứ đọng và nước lạnh, vi khuẩn sống dễ dàng hơn trong nước chảy và nước nóng. Nước giếng bị nhiễm bẩn là do ô nhiễm đất vì nước thải, vì gần hố xí không hợp vệ sinh. Nếu nước bị nhiễm phân thì có thể nguy hiểm, vì trong số người khoẻ cũng có thể có người mang vi khuẩn. Nguời ta tìm những vi khuẩn sau đây để làm chỉ số cho sự nhiễm phân của nước: + Vi khuẩn Escherichia Coli. + Vi khuẩn yếm khí có nha bào. + Thực khuẩn thể. Đặc biệt trong nguồn nước sinh hoạt cần phải kể đến đó là vi khuẩn Coliform và Fecal Coliform: Coliform là trực khuẩn Gram âm hiếu khí, kỵ khí tùy tiện không có nha bào, có khả năng lên men đường lactose sinh acid, sinh hơi ở nhiệt độ 35 - 370C trong vòng 48 giờ, chúng được tìm thấy ở phân người, động vật và cả trong môi trường như đất, nước, rau quả…chúng được 9 coi là chỉ điểm vệ sinh quan trọng, nhất là đối với nguồn nước đã được xử lý. Fecal Coliform là những coliform chịu nhiệt, phát triển được ở nhiệt độ 44,50C, chúng có ở phân người và động vật máu nóng. Vì vậy Fecal Coliform được coi là chỉ điểm vệ sinh quan trọng, nhất là đối với nguồn nước không được xử lý. Sự có mặt của vi khuẩn này ở ngoại cảnh chứng tỏ đã có sự ô nhiễm phân người và động vật máu nóng [5]. d. Ký sinh trùng trong nước [9]: - Chúng có khả năng sống ăn bám ở bên trong cơ thể người hay động vật và chia thành hai loại. + Ký sinh trùng địa chất. Loại ký sinh trùng không cần vật chủ trung gian để phát triển. + Ký sinh trùng sinh học, phải qua cơ thể của 2, 3 vật chủ trung gian để phát triển. - Đối với một vài loại sán, trứng, ấu trùng và các vật chủ trung gian sống ở dưới nước. Bên cạnh đó để đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt cần căn cứ vào các thông tư: - Theo thông tư số 15/2006/TT-BYT, Hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình. - Theo thông tư số 50/2015/TT- BYT, Quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt. - Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Y tế về tiêu chuẩn vệ sinh nước. 1.1.3. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam 1.1.3.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên thế giới Như chúng ta đã biết, nước đóng một vai trò chủ đạo trong hệ sinh thái và cũng quan trọng trong đời sống của con người, ở đâu có nước là ở đó có sự sống, có văn hóa và có văn minh. Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý 10 giá của mỗi quốc gia, đóng một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau [44], [47]. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này đang dần trở nên cạn kiệt bởi những tác nhân ô nhiễm do chính con người gây ra. Chúng ta hoàn toàn có lý do để e ngại rằng thế giới sẽ sớm không có nước trong sản xuất nông nghiệp, không còn đủ nguồn nước sạch phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của con người, thiếu nước sạch ảnh hưởng đến an ninh mỗi quốc gia, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây nên nhiều bệnh tật cho con người trên trái đất này. Dân số thế giới và tăng trưởng kinh tế đang làm gia tăng nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp lại mang một số tác hại đối với nguồn nước, phổ biến nhất các chất gây ô nhiễm hoá học trong nguồn nước uống phát sinh từ hoạt động nông nghiệp là nitrate và thuốc trừ sâu, phân người, phân động vật, phân bón và chất rắn sinh học (bùn thải) sử dụng cho mục đích nông nghiệp là một trong các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người [49]. Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2015, việc tiếp cận nguồn nước sạch cho người dân trên thế giới đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là giảm một nửa số người không được tiếp cận với nước sạch và các điều kiện vệ sinh cơ bản đã đạt được sớm 5 năm so với mục tiêu đề ra ở năm 2015. Đến cuối năm 2010, 89% dân số toàn cầu (khoảng hơn 6 tỷ người) có thể tiếp cận nước sạch, vượt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nước sạch vẫn không phải là nguồn tài nguyên dành cho tất cả mọi người trong khi 11% còn lại (khoảng 783 triệu người) vẫn không được tiếp cận nguồn nước an toàn; khoảng 2,5 tỷ người vẫn còn thiếu các điều kiện vệ sinh tối thiểu. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm đến 61% dân số thế giới nhưng nguồn nước dành cho khu vực này chỉ bằng 1/3 dân số toàn cầu. Khoảng nửa tỷ người tại đây không có cơ hội tiếp cận với nguồn nước đảm bảo an toàn và 1,8 tỷ người dân không được sống trong điều kiện vệ sinh [13]. 11 Theo báo cáo của UNICEP về tình hình thực hiện thập kỷ cung cấp nước và vệ sinh môi trường từ năm 1990 đến năm 2000, ở thời điểm năm 2000 có 81% dân số thế giới được cung cấp nước sạch còn 19% không được cung cấp nước sạch hoặc trong tình trạng thiếu sinh hoạt và ăn uống, trong số đó 63% thuộc Châu Á và 28% ở Châu Phi, trong khi tỷ lệ này tương ứng ở Châu Mỹ Châu Âu là 7% và 2%. Điều đó cho thấy các nước đang phát triển và kém phát triển thì tỷ lệ dân số không được cung cấp nước sạch rất cao [51]. Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị đổ trực tiếp vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Theo thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9/2010. Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên quan đến nước. Thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. Cả thế giới đang hướng tới hoàn thành được các mục tiêu thiên niên kỷ về nước vào năm 2015 (90% dân số thế giới sẽ được sử dụng nước sạch). Tuy nhiên, kỳ vọng để đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ này là không mấy hiện thực. Thực tế cho thấy, việc tiếp cận được với những dịch vụ cơ bản liên quan đến nước như nước uống an toàn, vệ sinh… vẫn là một vấn đề khó khăn đối với các nước đang phát triển. Theo ước tính, đến năm 2030 vẫn còn khoảng 5 tỷ người (chiếm 67% số dân thế giới) chưa được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh về nước. Hầu hết 80% bệnh tật ở các nước đang phát triển đều liên quan đến nước. Theo thống kê, mỗi ngày có khoảng 5.000 trẻ em, hay cứ sau 17 12 giây lại có 1 trẻ chết vì bệnh tả. Nếu như được tăng cường về cấp nước, điều kiện vệ sinh và quản lý tài nguyên nước thì cả thế giới có thể tránh được 1/10 bệnh tật [3]. Theo Giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura, tình trạng thiếu nước gia tăng như hiện nay, vấn đề quản lý hiệu quả tài nguyên nước trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và việc đấu tranh với cái nghèo còn tùy thuộc vào khả năng chúng ta đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước [3]. Việc khai thác nước sạch đã tăng gấp 3 lần trong vòng 50 năm qua. Diện tích đất tưới cũng tăng gấp đôi trong chừng ấy năm và hiện tượng này liên quan mật thiết với sự gia tăng dân số. Dân số thế giới hiện nay là 6,6 tỷ người và mỗi năm tăng thêm 80 triệu người, điều đó có nghĩa là nhu cầu về nước sạch mỗi năm tăng thêm khoảng 64 tỷ mét khối. Song, đáng tiếc là 90% số dân trong số 3 tỷ người dự kiến tăng thêm vào năm 2050 lại tập trung ở các nước đang phát triển, nơi mà ngay từ bây giờ đã đang chịu cảnh khan hiếm nước [3]. Theo ước tính, đến năm 2030 sẽ có 47% dân số trên thế giới sinh sống tại các vùng thiếu nước sạch. Chỉ tính riêng ở Châu Phi, do biến đổi khí hậu, số người thiếu nước sinh hoạt nhiều hơn vào năm 2020 là từ 75 đến 250 triệu người. Khan hiếm nước ở một số vùng khô hạn và bán khô hạn sẽ tác động lớn tới sự di cư; do hiếm nước sẽ có từ 24 triệu đến 700 triệu người dân không có chỗ ở [3]. Trên thế giới vấn đề chất lượng nguồn nước ngầm đặc biệt được quan tâm từ những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ 20 với các nghiên cứu về nồng độ của kim loại nặng trong nước ngầm đặc biệt là As. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo, các yếu tố lý học, hóa học và sinh học trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nghiên cứu về tổng Coliform trong nước vùng hồ Kashmir ở Ấn Độ cho thấy tất cả các mẫu nước xét nghiệm đều có sự xuất hiên của Coliform và cao hơn nhiều so với giới hạn cho phép. Trong tháng 12 năm 2013, với 40 mẫu nước từ các nguồn nước uống khác 13 nhau được phân tích chất lượng nước cho thấy các mẫu nước 30% bị nhiễm coliform (1-20 cfu/ml) và 5% với E.coli (2-5 cfu/ml) [42]. Nghiên cứu chất lượng nguồn nước uống trong cộng đồng nông thôn ở Ethiopia cũng cho thấy hầu hết các mẫu nước xét nghiệm tìm thấy coliform, cao hơn tiêu chuẩn cho phép, hầu hết các nguồn nước không đáp ứng các giá trị độ đục khuyến cáo của WHO [50]. Kết quả nghiên cứu 60 mẫu nước để đánh giá chất lượng nguồn nước giếng đào tại cộng đồng Nigeria (2010) cho thấy, hầu hết các mẫu nước không đạt tiêu chuẩn về Nitrat, Coliform và Fecal Coliform trong nước, tác giả lý giả rằng nguồn nước có thể bị nhiễm phân người, gia súc, gần các bãi thải sinh hoạt [37]. Kết quả nghiên cứu chất lượng nguồn nước sông AnKo (2016) ở vùng trung tâm đông nam Ethiopia được cho là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ mục đích ăn uống cho thấy, các mẫu nước xét nghiệm có tổng lượng nitrit thu được trong suốt thời gian nghiên cứu vượt quá giới hạn quy định, tổng số vi sinh khuẩn đếm được cho tất cả các mẫu nước vượt quá giới hạn cho phép 1.0x102 cfu/ml, nguyên nhân chủ yếu do sự hiện diện của chất hữu cơ cao và muối hoà tan trong nước. Các nguồn chính của các vi khuẩn trong nước là chất thải của con người và động vật [36]. Nghiên cứu đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại tỉnh Isfahan nằm ở trung tâm đất nước Iran (2012) cho thấy, tất cả các mẫu nước xét nghiệm nitrat, clorua, sắt, và florua đều vượt quá mức cho phép do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành lần lượt là 12,3%, 9,2%, 6,8% và 1,5% [40]. Trong một nghiên cứu tại huyện Charsadda, Pakistan về chất lượng nguồn nước sinh hoạt năm 2012 cho thấy tất cả các mẫu nước uống thu được từ huyện Charsadda đã được phân tích vi khuẩn coliform và dao động từ 0 đến 5 trên 100 ml. Ở Tehsil Tangi, cả hai bể đều đều và mẫu giếng đào cho thấy sự hiện diện của coliform (các làng như Yousaf Khanai, Spalmai và 14 Gandheri). Tất cả các mẫu nước uống cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn coliform tổng số ở Tasmania Charsadda, trong khi ở Tehsil Shabqadar, các mẫu nước bị nhiễm vi khuẩn coliform ngoại trừ các mẫu giếng khoan. Tại huyện Charsadda, tổng số vi khuẩn coliform trong mẫu nước uống thường vượt quá giới hạn cho phép (0 trên 100 mL) do Pak-EPA (2008) [46]. Kết quả nghiên cứu chất lượng nước uống của cộng đồng Bangladesh (2016) cho thấy, nồng độ sắt trung bình trong nước vượt quá tiêu chuẩn của WHO (0,3mg/L), độ mặn tương đối cao, phần lớn các hộ gia đình (67%) sử dụng nước uống có chất lượng kém [48]. Đồng thời cũng theo kết quả nghiên cứu chất lượng nước uống và nước sinh hoạt nông thôn tại quận Balaka, Malawi cho thấy hầu hết các mẫu nước giếng có hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép (0,3mg/L), chỉ số Fecal Coliform và Coliform lần lượt là 62- 120 cfu/100ml, và 40 - 56 cfu/100ml, cao hơn mức cho phép là 0cfu/100ml (WHO, 2011) [43]. Nguồn nước bị ô nhiễm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người đặc biệt là trẻ em ở các nước chậm phát triển. Bệnh tiêu chảy gây ra 90% số ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng năng lượng protein, có thể làm giảm khả năng đề kháng của trẻ đối với nhiễm trùng, bao gồm tiêu chảy liên quan đến nước. Trong năm 2000 - 2003 có 769.000 trẻ em dưới 5 tuổi ở vùng hạ Sahara Châu Phi đã chết mỗi năm do bệnh tiêu chảy, chỉ có 36% dân số trong vùng hạ Sahara có các phương tiện vệ sinh hợp lý, hơn 2000 trẻ em cuộc sống bị mất mỗi ngày. Tại Nam Á, mỗi năm có 683.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết do bị tiêu chảy, trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2003. Trong cùng khoảng thời gian, ở các nước phát triển, 700 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh tiêu chảy này [39]. Nghiên cứu về chất lượng nguồn nước ngầm tại quận Muzaffargarh, Pakistan chỉ ra rằng. Trong 49 mẫu nước ngầm, được thử nghiệm ở quận Muzaffargarh, phía tây nam Punjab, miền trung Pakistan, các sự kết hợp của 15 As đã vượt quá giá trị hướng dẫn tạm thời của Tổ chức Y tế Thế giới và Môi trường Hoa Kỳ Cơ quan Bảo vệ (USEPA) Mức chất gây ô nhiễm tối đa (MCL), 10 microgam/lít trong. Trong đó có 58% mẫu và đạt đến 906 microgam/lít [45]. 1.1.3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam Theo quy định của Bộ y tế nước sạch là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp đồng thời có đủ 22 chỉ tiêu đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y tế ban hành [4]. Tuy nhiên việc áp dụng các tiêu chuẩn này trong việc sử dụng nước sinh hoạt ở nhiều địa phương trên cả nước còn nhiều hạn chế, nhiều vùng miền còn sử dụng nguồn nước chưa qua xử lý và không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là vùng núi phía bắc nước ta. Vấn đề không đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là sự phát triển và tương lai của trẻ em. Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ở Việt Nam có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch [24]. Kết quả báo cáo Quốc gia kết quả 15 năm thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở Việt Nam cho thấy việc tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh cơ bản có nhiều chuyển biến tích cực: Chương trình mục tiêu quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015. Chương trình hướng tới mục tiêu: 85% người dân ở nông thôn sử dụng nước sạch. Để đạt được mục tiêu trong giai đoạn này, Việt Nam đã có các tiến bộ đều đặn đến cuối năm 2013, tỷ lệ người dân ở nông thôn sử dụng nước sạch là 82,5% tăng từ 65% (2005) và 80% (2010). So sánh giữa các vùng, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là những vùng có tỷ lệ dân sử dụng nước sạch thấp nhất (lần lượt là 73% và 77%) [8]. Tại vùng nông thôn Việt Nam chỉ có 11,7% người dân được cung cấp nước máy, 33,1% sử dụng nước giếng khoan, 31,2% sử dụng giếng đào còn lại 20,3% là sử dụng nguồn nước khác bao gồm nước mưa, nước đầu nguồn,

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *