11112_Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Hoàng Su Phì

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIA
́ O DỤC VA
̀ ĐA
̀ O TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THA
́ I NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

VƯƠNG TIẾN LƯƠNG

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU
VỰC HUYỆN HOÀNG SU PHÌ TỈNH HÀ GIANG
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN – NĂM 2017

BỘ GIA
́ O DỤC VA
̀ ĐA
̀ O TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THA
́ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

VƯƠNG TIẾN LƯƠNG

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU
VỰC HUYỆN HOÀNG SU PHÌ TỈNH HÀ GIANG VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số : 62727601

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VI THỊ THANH THỦY

THÁI NGUYÊN – NĂM 2017
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi, không sao chép của ai, do tôi tự nghiên cứu, đọc, dịch tài liệu, tổng
hợp và thực hiện. Nội dung lý thuyết trong trong luận văn tôi có sử dụng một
số tài liệu tham khảo như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu,
chương trình phần mềm và những kết quả trong luận văn là trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Thái Nguyên, 18 tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp
tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thầy cô giáo, các anh chị và
các bạn đồng nghiệp.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, các thầy
cô giáo bộ môn Y tế công cộng đã tận tình đem hết tâm huyết giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong suốt 2 năm học tập.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Vi Thị Thanh Thủy, trưởng Bộ môn
Huấn luyện kỹ năng Y khoa; phó trưởng khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên đã dành rất nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng
dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Y tế Hà Giang, Bệnh viện đa khoa khu
vực Hoàng Su Phì, UBND huyện, Sở Y tế Hà Giang. Trân trọng cảm ơn các
anh chị, các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn tốt nghiệp.

Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè luôn dành cho tôi những điều kiện
tình thần, vật chất tốt nhất trong quá thình học tập và hoàn thành Luận văn.

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Vương Tiến Lương

iii

iv

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV
Bệnh viện
BVH
Bệnh viện huyện
NB
Người bệnh
PYT
Phòng y tế
BHYT
Bảo hiểm y tế
BS
Bác sỹ
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
CBYT
Cán bộ y tế
CSNB
Chăm sóc người bệnh
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
ĐDV
Điều dương viên
DS
Dược sỹ
GDSK
Giáo dục sức khỏe
KTV
Kỹ thuật viên
NCKH
Nghiên cứu khoa học
NVYT
Nhân viên y tế
QĐBYT
Quyết định Bộ y tế
TMH- RHM – M
Tai mũi họng-Răng hàm mặt-Mắt
TTBYT
Trang thiết bị y tế
TTYT
Trung tâm y tế
TW
Trung Ương
TYT
Trạm y tế
UBND
Ủy ban nhân dân
YHCT
Y học cổ truyền
YSĐK
Y sỹ đa khoa
NHS
Nữ hộ sinh
HSP
Hoàng Su Phì
TSNB
Tổng số người bệnh
v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………… i

LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………… ii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………………….. iii
MỤC LỤC
……………………………………………………………………………………… iv
DANH MỤC BẢNG
………………………………………………………………………. vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ …………………………………………………………………… viii
DANH MỤC CÁC HỘP
………………………………………………………………….. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………… 1
1.1. Những vấn đề cơ bản trong Hoạt động chăm sóc người bệnh
………… 1
1.1.1. Nhu cầu cơ bản trong hoạt động chăm sóc người bệnh
……………….. 1
1.2. Điều dưỡng và công tác chăm sóc người bệnh ……………………………… 5
1.2.1. Khái niệm về điều dưỡng ………………………………………………………… 5
1.2.2. Vai trò của người điều dưỡng ………………………………………………….. 6
1.2.3. Khái niệm về CSNB trong bệnh viện………………………………………… 6
1.2.4. Khái niệm CSNB toàn diện
……………………………………………………… 6
1.2.5. Khái niệm NB là trung tâm chăm sóc …………………………………………….. 7
1.2.6. Khái niệm về phân cấp chăm sóc ………………………………………………….. 7
1.2.7. Các mô hình phân công CSNB
………………………………………………………. 8
1.2.8. Hoạt động của điều dưỡng ………………………………………………………. 10
1.3. Những nghiên cứu về hoạt động chăm sóc người bệnh trên Thế giới và
Việt Nam ……………………………………………………………………………………….. 12
1.3.1. Trên Thế giới
…………………………………………………………………………. 12
1.3.2. Tại Việt Nam
…………………………………………………………………………. 13
1.3.3. Tổ chức của Bệnh viện huyện Hoàng Su Phì …………………………….. 22
1.3.4. Hoạt động chăm sóc NB tại bệnh viện Đa khoa khu vực huyện ….. 23
vi

1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
cho Bệnh viện tuyến huyện hiện nay …………………………………………………. 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……… 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 27
2.1.1. Nghiên cứu định lượng
………………………………………………………………….. 27
2.1.2. Nghiên cứu định tính
………………………………………………………………. 27
2.1.3. Rà soát tài liệu ……………………………………………………………………….. 28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
……………………………………………….. 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu
……………………………………………………………. 28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
………………………………………………………………… 28
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu
…………………………………………………………… 28
2.3.3. Các chỉ số nghiên cứu …………………………………………………………….. 28
2.3.4. Chỉ số nghiên cứu
…………………………………………………………………… 28
2.3.5. Định nghĩa biến số …………………………………………………………………. 29
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
…………………………………………………….. 29
2.4.1. Số liệu thứ cấp
……………………………………………………………………….. 29
2.4.2. Số liệu đi ̣
nh lượng ………………………………………………………………….. 29
2.4.3. Số liệu định tính ……………………………………………………………………………….. 30
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ……………………………………….. 30
2.6. Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………………….. 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
…………………………………………… 31
3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc NB tại Bệnh viện ĐKKV Hoàng Su
Phì
……………………………………………………………………………………….. 31
3.1.1. Thực trạng về hoạt động chăm sóc người bệnh ………………………….. 31
3.1.2. Đánh giá kết quả chăm sóc và điều trị ………………………………………. 41
3.1.3. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh
………………………………………………….. 43
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh ……… 46
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………….. 53
vii

4.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện đa khoa khu
vực Hoàng Su Phì
……………………………………………………………………………. 53
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh
viện đa khoa Hoàng Su Phì ………………………………………………………………. 60
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………… 64
1. Hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su
Phì ………………………………………………………………………………………………. 64
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh
viện
……………………………………………………………………………………………….. 64
KHUYẾN NGHỊ
……………………………………………………………………………. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố Điều dưỡng chăm sóc NB tại các khoa (n = 119)
……………. 31
Bảng 3.2. Phân bố chất lượng nguồn nhân lực Điều dưỡng (n = 119)
…………… 32
Bảng 3.3. Đánh giá hoạt động của phòng Điều dưỡng (n = 119) ………………… 33
Bảng 3.4. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng khoa
(n = 119)
…………………………………………………………………………………. 36
Bảng 3.5. Đánh giá quy trình CSNB của điều dưỡng (n = 119) ………………….. 39
Bảng 3.6. Phân bố người bệnh theo phân cấp chăm sóc ……………………………… 40
Bảng 3.7. Kết quả Điều dưỡng tham gia thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn

tại bệnh viện. ………………………………………………………………………….. 41
Bảng 3.8.Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về thái độ của Điều dưỡng khi tiếp
xúc người bệnh đến khám chữa bệnh (n =174) ……………………………. 43
Bảng 3.9. Tỷ lệ người bệnh đánh giá về hoạt động phục vụ của Điều dưỡng
viên (n =174)
…………………………………………………………………………… 43
Bảng 3.10. Tỷ lệ hài lòng của NB về việc phổ biến nội quy của Điều dưỡng

(n =174)
…………………………………………………………………………………. 44
Bảng 3.11. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về công khai thuốc của Điều dưỡng
(n =174)
………………………………………………………………………………….. 44
Bảng 3.12. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về hướng dẫn vệ sinh, ăn uống
hàng ngày từ Điều dưỡng (n =174)
…………………………………………….. 44
Bảng 3.13. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về giao tiếp của Điều dưỡng trong
CSNB (n =174). ………………………………………………………………………. 45
Bảng 3.14. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về thời gian chờ đợi lâu tại phòng
khám trong CSNB (n =174)
………………………………………………………. 45

ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu 3.1. Phân bố giới của Điều dưỡng viên ………………………………………….. 32
Biểu 3.2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Trưởng phòng Điều dưỡng
(n = 119)
……………………………………………………………………………….. 35
Biểu 3.3. Đánh giá hoạt động CSNB của điều dưỡng (n = 119 ) ………………. 38

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp thoại 1: Phỏng vấn Điều dưỡng viên tại khoa Ngoại
……………………….. 46
Hộp thoại 2: Phỏng vấn điều dưỡng tại khoa Nội…………………………………… 47
Hộp thoại 3: Phỏng vấn điều dưỡng tại khoa Lão Khoa…………………………. 48
Hộp thoại 4: Ý kiến điều dưỡng nữ 30 tuổi khoa Nhi. ……………………………. 48
Hộp thoại 5: Phỏng vấn Trưởng phòng Điều dưỡng ………………………………. 50
Hộp thoại 6: Hộp thoại phỏng vấn sâu giám đốc Bệnh viện đa khoa Khu vực
Hoàng Su Phì …………………………………………………………………. 52

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm các hoạt động tác động
trực tiếp đến người bệnh (NB), đó là sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu của mỗi
NB như duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận
động, vệ sinh cá nhân, ngủ nghỉ; chăm sóc, tâm lý, hỗ trợ điều trị và tránh các
nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho NB. Trong quá trình thực hiện chăm
sóc, người tác động trực tiếp đến NB chủ yếu là các điều dưỡng viên tại các
khoa phòng trong bệnh viện. Hàng ngày các điều dưỡng viên áp dụng qui
trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh (CSNB) một cách hệ thống đảm
bảo liên tục, an toàn và hiệu quả bao gồm nhận định, chẩn đoán điều dưỡng,
lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc đối với mỗi
một NB. Do vậy hoạt động của người điều dưỡng đóng một vai trò quan trọng
trong quá trình CSNB. Từ 2003 đến nay Bộ Y tế chú trọng tăng cường công
tác CSNB và có nhiều văn bản chỉ đạo thống nhất cách CSNB như trong
thông tư 07/2011[10],[16],[57],[60].
Hoạt động CSNB cũng như việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
tại một số bệnh viện huyện hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, còn
có các ý kiến của người bệnh, cộng đồng và cơ quan truyền thông về chất
lượng CSNB chưa tương xứng. Công tác chăm sóc hỗ trợ vệ sinh hàng ngày
chỉ đạt 46,2%; công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK có tỷ lệ đạt yêu cầu chỉ
66,2% tại Bệnh viện Hữu Nghị. Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương
là 86,3%. Nghiên cứu tại bệnh viện huyện Lương Tài Bắc Ninh năm 2014:
Điều dưỡng nhận định chăm sóc 22,22%, và lập kế hoạch chăm sóc 12,7%
còn thấp. Trên 50% NB điều trị nội trú hài lòng với điều dưỡng về tinh thần
CSNB[1],[31],[56]. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng CSNB như trình
độ, năm kinh nghiệm, tour trực của điều dưỡng; Đặc điểm khoa (quy mô
khoa, loại khoa, tỷ lệ điều dưỡng/người bệnh được ghi nhận tại Bệnh viện Đa
2

khoa Trung Ương Cần Thơ [55],[61]. Theo báo cáo đánh giá hàng năm tại BV
huyện Hoàng Su Phì (HSP)[20],[21], tổng số NB chăm sóc cấp I, năm sau
tăng hơn năm trước; Công suất sử dụng giường bệnh đạt 100% và những năm
sau đều tăng hơn năm trước lên đến 106%. Các hoạt động CSNB của điều
dưỡng luôn được hoàn thành để đảm bảo sự phối kết hợp công tác chuyên
môn trong điều trị NB, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề bất cập trong việc
thực hiện các hoạt động chăm sóc như: Nhận định chăm sóc có theo thường
quy hay không, chẩn đoán chăm sóc, lập kế hoạch thực hiện, và đánh giá kết
quả chăm sóc trên từng NB có được thực hiện đồng bộ thống nhất giữa các
khoa chuyên môn hay không thì chưa có một nghiên cứu nào tổng kết đánh
giá. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của NB, cũng như
chất lượng chăm sóc, chữa bệnh của BV. Vì vậy việc đánh giá thực trạng hoạt
động CSNB tại BV huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang là rất cần thiết để có
biện pháp khắc phục các tồn tại để đáp ứng nhu cầu CSNB trong thời kỳ mới.
Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là: Thực trạng hoạt động CSNB của
bệnh viện Huyện Hoàng Su Phì – Hà Giang trong năm 2015 – 2016 như thế
nào? Những yếu tố ảnh đến hoạt động chăm sóc của Bệnh viện huyện? Giải
pháp để khắc phục những khó khăn, tồn tại, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động CSNB của bệnh viện huyện Hoàng Su Phì ?
Chính vì những lý do đó mà chúng tôi xây dựng đề tài: “Thực trạng
hoạt động chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện đa khoa khu vực huyện
Hoàng Su Phì năm 2016 và đề xuất giải pháp 2016 – 2020”.
Nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa
khoa khu vực huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang năm 2016
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người
bệnh và đề xuất giải pháp giai đoạn 2016 – 2020

3

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Những vấn đề cơ bản trong Hoạt động chăm sóc người bệnh
Người khỏe mạnh tự đáp ứng được các nhu cầu của chính mình. Khi bị
bệnh tật, ốm yếu người bệnh không tự đáp ứng được nhu cầu hàng ngày cho
bản thân nên cần đến sự hỗ trợ của người điều dưỡng, do vậy các hoạt động
chăm sóc của người điều dưỡng đều có chung một nguyên tắc điều dưỡng là
xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu người bệnh.
1.1.1. Nhu cầu cơ bản trong hoạt động chăm sóc người bệnh
Nhu cầu của con người theo Abraham Maslow là nhà tâm lý học người
Mỹ, gốc Nga 1953 chia ra 5 loại:
Theo tầm quan trọng, cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau
theo thứ tự tăng dần từ thấp đến cao:
– Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học (mức thấp nhất): Là những nhu
cầu đảm bảo cho con người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển
nòi giống và các nhu cầu của cơ thể khác.
– Nhu cầu về an ninh và an toàn: Là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an
toàn, không bị đe đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ…
– Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: Là các nhu cầu về
tình yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội…
– Nhu cầu được tôn trọng: Là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người
khác, được người khác tôn trọng, địa vị …
– Nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động (mức cao nhất): Là các nhu
cầu như chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước…
4

MỨC
CAO

MƯC
THẤP

1.

Hình 1. Nhu cầu của con người theo Abraham Maslow
Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: Cấp cao và cấp thấp. Nhu
cầu cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu cấp
cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa
hai loại này là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài
trong khi đó các nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của
con người.
Các nhu cầu cơ bản càng được đáp ứng thì càng tạo ra động lực sáng
tạo và tự hoàn thiện ở mỗi cá thể. Người điều dưỡng cần biết đánh giá đúng
những nhu cầu, kinh nghiệm, kiến thức và thẩm mỹ của NB để từ đó có sự
quan tâm và lập kế hoạch chăm sóc thích hợp.
– Theo Virginia Henderson thì thành phần chăm sóc người bệnh cơ bản
gồm 14 yếu tố:
+ Ðáp ứng các nhu cầu về hô hấp.
+ Giúp đỡ NB về ăn, uống và dinh dưỡng.
5

+ Giúp đỡ NB trong sự bài tiết.
+ Giúp đỡ NB về tư thế, vận động và tập luyện.
+ Ðáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi.
+ Giúp NB mặc và thay quần áo.
+ Giúp NB duy trì thân nhiệt.
+ Giúp NB vệ sinh cá nhân hàng ngày.
+ Giúp NB tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện.
+ Giúp NB trong sự giao tiếp.
+ Giúp NB thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng.
+ Giúp NB lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người
vô dụng.
+ Giúp NB trong các hoạt động vui chơi, giải trí.
+ Giúp NB có kiến thức về y học.
1.2. Điều dưỡng và công tác chăm sóc người bệnh
1.2.1. Khái niệm về điều dưỡng
Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác điều dưỡng, chăm sóc sức
khỏe, kiểm tra tình trạng NB, theo dõi NB và các công việc khác để phục vụ
cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho NB.
Theo một định nghĩa khác thì Điều dưỡng viên là những người có nền tảng
khoa học cơ bản về điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chăm sóc NB tùy
theo sự giáo dục và sự hoàn thiện lâm sàng.
Ở Việt Nam, trước đây người điều dưỡng được gọi là Y tá, có nghĩa là
người phụ tá của người thầy thuốc. Ngày nay, điều dưỡng đã được xem là một
nghề độc lập trong hệ thống y tế do đó người làm công tác điều dưỡng được
gọi là điều dưỡng viên. Người điều dưỡng hiện có nhiều cấp bậc, trình độ và
đã được qui định rất cụ thể và chi tiết trong hệ thống ngạch bậc công chức
theo các văn bản quy định của Bộ Nội vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
6

1.2.2. Vai trò của người điều dưỡng
Lực lượng Điều dưỡng viên (kể cả Hộ sinh) giữ vai trò nòng cốt trong
hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu với mục tiêu chẩn đoán, điều trị, chăm
sóc các nhu cầu thiết yếu của người dân trong việc nâng cao sức khỏe, duy trì,
phục hồi và dự phòng bệnh tật ở ba tuyến: tuyến đầu, tuyến sau, và tuyến cuối
kết hợp với các chuyên ngành khác trong toán chăm sóc sức khỏe.
Tại các nước phát triển Anh, Mỹ, Canada,… cũng như các nước đang
phát triển như Thái Lan, Philippines, Malaysia,… Điều dưỡng viên đã được
nâng cao vai trò trong việc quản lý các cơ sở y tế ban đầu, bệnh viện, tham gia
khám và điều trị – chăm sóc các bệnh cấp và mãn tính theo chuyên ngành của
điều dưỡng và có mặt trong hầu hết các lãnh vực khác và là nghề đang được
kính trọng nhất hiện nay. Riêng tại Việt Nam thì tình hình không khả quan và
còn nhiều tồn tại, mặc dù trình độ đào tạo và phạm vi thực hành của điều
dưỡng Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi, song trong nhận thức chung
về vai trò của người điều dưỡng chưa được cập nhật phù hợp với thực tế.
1.2.3. Khái niệm về CSNB trong bệnh viện
CSNB trong bệnh viện bao gồm sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản
của mỗi NB, nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư
thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ và nghỉ, chăm sóc tâm lý, hỗ trợ điều trị
và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh [10],[58].
1.2.4. Khái niệm CSNB toàn diện
Theo quan điểm của người cung cấp dịch vụ y tế CSNB toàn diện là: Dịch
vụ y tế tổng hợp được thực hiện một cách đồng bộ bởi bác sỹ, dược sỹ, điều
dưỡng và mọi nhân viện y tế trong bệnh viện và sự tham gia của người bệnh.
Theo quan điểm của người bệnh CSNB toàn diện được hiểu là: Sự chăm
sóc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người bệnh hàng ngày về thể chất, tinh thần
và xã hội.
7

CSNB toàn diện là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng CSNB, là
mục tiêu phấn đấu của các bệnh viện. Khái niệm này cũng khắc phục nhận thức
chưa đầy đủ của một số người cho rằng CSNB toàn diện chỉ là nhiệm vụ của
phòng điều dưỡng và của các Điều dưỡng, đồng thời khái niệm này đưa ra một
quan niệm mới về vai trò của NB trong việc tham gia các quyết định về điều trị
và chăm sóc cho chính họ. Trước đây việc điều trị cho NB hầu như chỉ do người
thầy thuốc quyết định, NB chấp nhận tất cả những quyết định của thầy thuốc
trong việc điều trị cho họ và vì thế, họ phó thác tính mạng cho thầy thuốc. Ngày
nay, người ta khuyến khích và trao quyền cho NB đưa ra các quyết định điều trị
và chăm sóc cho chính họ, trên cơ sở được giải thích đầy đủ với lời khuyên của
Bác sĩ và Điều dưỡng. Có sự tham gia của NB trong nhóm chăm sóc là rất quan
trọng và có ý nghĩa trong việc chữa bệnh. Khái niệm trên làm rõ trách nhiệm
thực hiện CSNB toàn diện đối với mọi điều dưỡng trong BV.
1.2.5. Khái niệm NB là trung tâm chăm sóc
Theo Viện Y học Mỹ (IOM), chăm sóc lấy người bệnh là trung tâm là một
trong sáu mục tiêu cơ bản của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ. IMO định
nghĩa: Chăm sóc lấy người bệnh là trung tâm là sự chăm sóc được thiết lập bởi
quan hệ hợp tác giữa những người hành nghề, người bệnh và gia đình người
bệnh để đảm bảo các đáp ứng dựa trên các giá trị về nhu cầu, mong đợi và sở
thích của người bệnh, đồng thời người bệnh được hướng dẫn, hỗ trợ để đưa ra
quyết định và tham gia vào việc chăm sóc của riêng mình [58].
1.2.6. Khái niệm về phân cấp chăm sóc [10] – Người bệnh cần chăm sóc cấp I là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê,
suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm
sóc toàn diện và liên tục.
– Người bệnh cần chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn, hạn
chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ.
8

– Người bệnh cần chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các
hoạt động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc.
1.2.7. Các mô hình phân công CSNB
Theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/11/2011 của Bộ trưởng
Bộ Y tế Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh
viê ̣
n thì chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các
nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân
nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vâ ̣
n động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc
tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người
bệnh [10]. Hiện nay tại Việt Nam nhiều mô hình chăm sóc người bệnh được
triển khai và áp dụng.
1.2.7.1. Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính
Một điều dưỡng viên hoă ̣
c một hộ sinh viên chịu trách nhiệm chính
trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, tổ chức thực hiện có sự trợ giúp
của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác và theo dõi đánh giá cho một
số người bệnh trong quá trình nằm viện [14].
1.2.7.2. Mô hình chăm sóc theo nhóm
Nhóm có tư
̀ 2 – 3 điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên chịu trách nhiệm chăm
sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh [1],[14].
1.2.7.3. Mô hình chăm sóc toàn diện theo đội
Mô hình chăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ
sinh viên và người hành nghề khám bê ̣
nh, chữa bê ̣
nh khác chịu trách nhiệm
điều trị, chăm sóc cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số
buồng bê ̣
nh.
Từ 1998, với sự giúp đỡ của chuyên gia Thụy Điển, Bệnh viện Việt
Nam -Thụy Điển Uông Bí đã thí điểm triển khai mô hình chăm sóc toàn diện
theo đội tại Khoa Ngoại. Thay vì chỉ có điều dưỡng, mỗi đội này có các thành
phần: Bác sĩ, điều dưỡng, học sinh, sinh viên thực tập, kỹ thuật viên phục hồi
9

chức năng, hộ lý, người nhà người bệnh và người bệnh cùng tham gia. Các
thành viên trong đội phối hợp chặt chẽ với nhau, thường xuyên trao đổi thông
tin về tình hình người bệnh. Vào đầu giờ thăm bệnh buổi sáng, Đội đến trực
tiếp các giường bệnh được phân công quản lý. Tại đây, đội nghe điều dưỡng
báo cáo tình trạng, sức khoẻ của người bệnh, hoạt động chăm sóc người bệnh;
bác sĩ kiểm tra lại sức khoẻ người bệnh. Sau đó, các thành viên trong đội;
trong đó, cả người bệnh và người nhà người bệnh cùng thảo luận, kiểm điểm
tình hình chăm sóc, điều trị cho người bệnh, thái độ, ứng xử của các thành
viên trong đội đối với người bệnh; đồng thời, phác thảo kế hoạch chăm sóc
trong ngày, phân công cụ thể công việc của các thành viên. Nhờ đó, cán bộ
nhân viên trong Khoa bám sát được bệnh tình của người bệnh, hoạt động
chăm sóc người bệnh được giám sát tốt. Bản thân bác sĩ không chỉ làm công
tác điều trị như trước đây mà còn tham gia trực tiếp vào triển khai dự thảo kế
hoạch chăm sóc người bệnh trong ngày sao cho hiệu quả nhất, bởi hơn ai hết,
họ là người hiểu rõ hơn cả tình trạng bệnh tật của người bệnh [31].
1.2.7.4. Mô hình lấy người bệnh làm trung tâm
Công tác chăm sóc người bệnh toàn diện được thực hiện theo mô hình
lấy người bệnh, buồng bệnh làm trung tâm là có sự tham gia của các lực
lượng liên quan như bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, dược… Nội dung chăm sóc
toàn diện bao gồm về chăm sóc y tế (chữa bệnh); thể chất (ăn mặc, ở, vệ
sinh); tinh thần (phong cách giao tiếp, thời gian tiếp xúc người bệnh). Ưu
điểm của mô hình này là áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ về chẩn
đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh và từng bước thực hiện kỹ thuật chăm
sóc người bệnh chuyên sâu mô hình này lấy người bệnh làm trung tâm hiện
nay mới chỉ áp dụng tại các cơ sở bệnh viện tuyến trung ương theo hướng
chuyên sâu [1],[14].
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi trung ương công tác chăm sóc
toàn diện người bệnh cũng thực hiện theo mô hình lấy người bệnh làm trung
10

tâm với sự tham gia tích cực của các bộ phận từ lâm sàng, cận lâm sàng cũng
như vệ sinh, dinh dưỡng… người bệnh và người nhà người bệnh. Trên cơ sở
những nhu cầu chính đáng của người bệnh để tổ chức thực hiện đáp ứng nhu
cầu đó. Cán bộ y tế thường xuyên giao tiếp, giải thích tường tận, động viên an
ủi, trao đổi với người bệnh và người nhà người bệnh với các hình thức “ba
không”: Không nặng lời, không thờ ơ, không từ chối; “ba công đoạn”: Xin
phép, xin lỗi, cảm ơn [30].
1.2.7.5. Mô hình phân chăm sóc theo công việc
Mô hình này được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu thảm họa
hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹ thuật
chăm sóc đặc biệt trên người bệnh.
1.2.7.6. Mô hình chăm sóc theo ca
Bệnh viện tổ chức cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên làm việc theo ca
tại các khoa, đặc biệt là ở các khoa Cấp cư
́ u, khoa Hồi sức tích cực, khoa
Phẫu thuật, khoa Sản và khoa Sơ sinh. Mỗi ca làm việc áp dụng mô hình phân
công chăm sóc phù hợp với đặc điểm chuyên môn của từng khoa.
1.2.8. Hoạt động của điều dưỡng
Bệnh viện phải bảo đảm đủ nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên theo
quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007
của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Hướng dẫn định mức biên
chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước để bảo đảm CSNB liên tục. Bệnh
viện xây dựng cơ cấu trình độ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên phù hợp với
tính chất chuyên môn và phân hạng bệnh viện. Bảo đảm tỷ lệ điều dưỡng
viên, hộ sinh viên có trình độ cao đẳng và đại học đáp ứng yêu cầu thỏa thuận
công nhận dịch vụ chăm sóc đã được Chính phủ ký kết với các nước ASEAN
ngày 8/12/2006. Bệnh viện bố trí nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên hàng
ngày hợp lý tại các khoa và trong mỗi ca làm việc. Phòng Điều dưỡng phối
hợp với phòng Tổ chức cán bộ đề xuất về nhân lực điều dưỡng, phân bổ điều
11

dưỡng tại các khoa chuyên môn. Giám đốc bệnh viện điều động bổ sung điều
dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công kịp thời cho khoa khi
có yêu cầu để bảo đảm chất lượng chăm sóc và phục vụ người bệnh.
Trách nhiệm của điều dưỡng viên, hộ sinh viên:
Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ CSNB được quy định tại Thông tư
07 của Bộ Y tế. Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh
viên và kỹ thuật viên trong công tác CSNB. Giám sát và thực hiện việc tuân
thủ các quy trình kỹ thuật điều dưỡng, các quy định của Bộ Y tế và của bệnh
viện. Giám sát và thực hiện quy tắc ứng xử và thực hành giao tiếp với đồng
nghiệp, NB và người nhà NB.
CSNB là thiên chức của người điều dưỡng/hộ sinh hoạt động này được
thực hiện dựa trên mức độ phụ thuộc trong thực hiện các công việc hàng ngày để
đáp ứng các nhu cầu cơ bản của NB, tuy nhiên hiện nay phân cấp CSNB ở các
bệnh viện lại chỉ do bác sĩ thực hiện và quyết định. Điều 13 của Thông tư số
07/2001/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 26/01/2011 hướng dẫn công tác
điều dưỡng về CSNB trong bệnh viện quy định điều dưỡng viên, hộ sinh viên
phối hợp với bác sĩ trong phân cấp CSNB, nhưng thực tế điều dưỡng viên, hộ
sinh viên gặp nhiều khó khăn do chưa được đào tạo về vấn đề này trong trường
học, chưa được đào tạo bổ túc sau tốt nghiệp và do thiếu hướng dẫn cụ thể.
Xác định đúng khả năng độc lập của NB trong thực hiện các hoạt động
cá nhân hàng ngày và mức độ nặng của bệnh. Tăng cường chức năng chủ
động và sự phối hợp giữa các điều dưỡng viên, hộ sinh viên với bác sĩ điều trị và
nhân viên y tế khác. Để tính nhân lực điều dưỡng/hộ sinh cần thiết cho mỗi ca
làm việc và dự đoán yêu cầu nhân lực cho kế hoạch công tác hàng năm.
Phân cấp chăm sóc NB phải dựa trên các nguyên tắc sau: Mọi người
bệnh nội trú đều được phân cấp chăm sóc ngay sau khi tiếp nhận và kịp thời
điều chỉnh phân cấp chăm sóc khi tình trạng thay đổi. NB được chăm sóc và
theo dõi phù hợp với phân cấp chăm sóc. Bác sĩ phối hợp chặt chẽ với điều
12

dưỡng viên, hộ sinh viên và những nhân viên y tế khác (khi cần) để thực hiện
phân cấp chăm sóc. Phân cấp chăm sóc được dựa trên nhận định, đánh giá
trực tiếp NB về mức độ phụ thuộc của NB khi thực hiện các hoạt động hàng
ngày và mức độ nặng của bệnh hay nguy cơ tiềm ẩn của tình trạng bệnh có
thể đe dọa tính mạng NB. Phân cấp chăm sóc dựa trên mức độ phụ thuộc của
người bệnh và mức độ nặng của bệnh phù hợp với tính chất bệnh theo từng
chuyên khoa. Nhiệm vụ chuyên môn CSNB được thực hiện theo thông tư
07/BYT 2011
1.3. Những nghiên cứu về hoạt động chăm sóc người bệnh trên Thế giới
và Việt Nam
1.3.1. Trên Thế giới
Nghiên cứu của Wipada Kunaviktikul và cộng sự (2015) [63] tại Thái
Lan đã đưa ra 9 chỉ số để đánh giá chất lượng chăm sóc của điều dưỡng đó là:
Tỷ lệ điều dưỡng và tỷ lệ chuyên môn của điều dưỡng, số giờ làm việc của
điều dưỡng, số người bệnh chăm sóc/ngày với tổng số người bệnh nhập viện,
tỷ lệ những người bệnh nhập viện bị loét do tỳ đè, do nằm lâu sau khi nhập
viện 72 giờ với tổng số người bệnh ra viện cùng thời điểm, sự hài lòng của
điều dưỡng với công việc, với các mối quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội thăng
tiến, sự an toàn, thu nhập; tỷ lệ nhiễm trùng các ống Sonde tiểu sau khi nhập
viện 48 giờ so với tổng số người bệnh ra viện cùng thời điểm; sự hài lòng của
người bệnh với việc GDSK cho họ, sự hài lòng của người bệnh với kiểm soát
đau, sự hài lòng của người bệnh với các chăm sóc điều dưỡng bao gồm: Thể
chất, tinh thần, cảm xúc, sự riêng tư, sự tham gia của người bệnh vào việc ra
quyết định chăm sóc.
Tác giả Bekele Chaka (2005) [38] nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 3 bệnh
viện công Tikur Anbessa, Saint Paul và Zewditu Memorial tại Addis Ababa,
Ethiopia năm 2005 về đánh giá công tác chăm sóc điều dưỡng thông qua mức
độ hài lòng của 631 người bệnh. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ người bệnh hài lòng
13

với khả năng chuyên môn của người điều dưỡng đạt 70% nhưng tỷ lệ người
bệnh hài lòng với lượng thông tin nhận được từ điều dưỡng về tình trạng bệnh
tật, cách thức điều trị cho họ chỉ đạt 40%. Nhu cầu cải thiện mối quan hệ cá
nhân giữa điều dưỡng với NB đã được khuyến cáo.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang 9688 điều dưỡng và 5766 NB của Li-Ming
You và cộng sự [59], kết quả cho thấy có 38% điều dưỡng Trung Quốc đã
làm việc quá sức và 45% không hài lòng với nghề nghiệp của mình. Gia tăng
tỷ lệ điều dưỡng đánh giá môi trường làm việc và chất lượng chăm sóc tại
bệnh viện của họ làm việc ở mức thấp hoặc trung bình (tương ứng 29% và
61%) và mức độ an toàn NB ở các bệnh viện thấp (36%). Tăng tỷ lệ người
bệnh/điều dưỡng có mối liên quan với chất lượng chăm sóc thấp và tăng tỷ lệ
chất lượng chăm sóc thấp và trung bình (OR = 1.05). Có mối liên quan giữa
tăng tỷ lệ cử nhân điều dưỡng với kết quả điều trị tốt hơn.
1.3.2. Tại Việt Nam
Công tác nghiên cứu khoa học trước năm 2000 về lĩnh vực hoạt động
của điều dưỡng còn rất mới, rất ít nhưng từ năm 2002 đến nay NCKH về điều
dưỡng của Hội điều dưỡng đã được quan tâm đẩy mạnh, nhiều cơ sở y tế và
Hội điều dưỡng các tỉnh đã triển khai nhiều đề tài NCKH, góp phần quan
trọng vào sự phát triển của ngành điều dưỡng. Các nghiên cứu có liên quan
đến hai mục tiêu của luận văn này đã được tác giả tìm hiểu cho thấy: Hoàng
Hữu Nam và cộng sự (2005) [41], đã tiến hành nghiên cứu nguồn nhân lực
điều dưỡng công tác tổ chức điều hành và triển khai mô hình chăm sóc toàn
diện tại 2 bệnh viện huyện Hương Thủy và Phú Vang. Nghiên cứu đã chỉ ra
một số tồn tại: Về nguồn nhân lực điều dưỡng của 2 đơn vị: Thiếu về số
lượng tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ chung là 1,58%; Yếu về chất lượng tỷ lệ cán bộ
có trình độ đại học có 3,66%, trình độ tin học cơ bản 18,97%; Thiếu phương
tiện CSNB chỉ đạt 56,9%; Đời sống thu nhập của cán bộ thấp. Về mô hình tổ
14

chức thực hiện chăm sóc toàn diện: Mô hình tổ chức CSNB theo mô hình
chăm sóc nhóm nên không nắm bắt được các NB khác.
Nguyễn Thị Thanh Điều và cộng sự (2007) [28], nghiên cứu về thực
trạng và một số giải pháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong CSNB
toàn diện tại Viện Chấn thương – Chỉnh hình Quân đội, bệnh viện Trung ương
Quân đội 108 từ tháng 4/2006 đến tháng 6/2007. Nghiên cứu áp dụng phương
pháp mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng số liệu thứ cấp. Kết quả nghiên
cứu cho thấy về nhân lực điều dưỡng nữ chiếm tỷ lệ cao (71,5%); trong đó tập
trung nhiều ở độ < 30 tuổi và thâm niên công tác < 5 năm (62,8%); công tác chăm sóc toàn diện đã được triển khai sâu rộng và đạt được kết quả khả quan NB được chăm sóc toàn diện, tuy nhiên có sự khác biệt về các mặt chăm sóc như: Tư vấn chế độ ăn uống, giáo dục sức khỏe, phòng bệnh và chế độ luyện tập được thực hiện đạt tỷ lệ (<90%). Bùi Bá Vường (2010) [29], nghiên cứu thực trạng nhân lực của bệnh viện đa khoa huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình năm 2010, nhu cầu nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 qua phân tích cho thấy trình độ cán bộ 31% đại học, 49,4% cao đẳng, trung học, 25% cán bộ viên chức sẽ nghỉ chế độ trong vòng 5 năm tới, trong đó nữ hộ sinh 75%, điều dưỡng trung học 35%. Nguyễn Anh Tuấn (2011) [40], đánh giá hoạt động chăm sóc NB của điều dưỡng tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là bệnh viện đầu tiên áp dụng mô hình CSNB theo đội; hiện bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã có 33 đội chăm sóc NB tại 15 khoa lâm sàng thuộc khối Nội, Ngoại, Sản, Nhi, khối chuyên khoa lẻ và khoa Truyền nhiễm; tỷ lệ nhân viên y tế/giường bệnh và tỷ lệ bác sỹ/điều dưỡng còn thấp; thiếu nhân lực gây sự quá tải công việc nên một số nhiệm vụ chăm sóc NB của điều dưỡng viên thực hiện còn hạn chế; tỷ lệ NB và người nhà NB rất hài lòng trong thời gian điều trị tại bệnh viện cao; tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ NB và người nhà NB không biết tên

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *