BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT CỦA NHỮNG YẾU TỐ ƯU TIÊN
KHI THỰC HIỆN E-COMMERCE NHẰM NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN
XUẤT HOÀI LONG.
NGHIÊN CỨU TỪ MÔ HÌNH E-ADOPTION LADDER MODEL
Ngành:
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành:
QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn:Th.s NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
Sinh viên thực hiện
: LÊ ĐỨC TẠ DŨNG
MSSV: 1311140040
Lớp: 13DNT01
TP. Hồ Chí Minh, 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng nội dung bài tiểu luận của tôi gửi cho Khoa Quản Trị Kinh Doanh –
Đại học Công nghệ TP.HCM – hoàn toàn dựa vào hiểu biết cá nhân tôi. Ngoài ra, bài
tiểu luận cũng không sao chép bất kỳ tài liệu nào được công bố trước đây bởi một tác
giả nào khác hoặc tài liệu đã được công nhận tại bất kỳ cơ sở giáo dục nào, ngoại trừ
những tài liệu đã được tôi nhận thức và trích dẫn công khai.
Sinh viên ký tên
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM, đặc
biệt là Khoa Quản trị Kinh doanh, đã tận tình chỉ bảo những kiến thức và tạo điều kiện
tốt nhất cho em để có thể tiếp thu và ứng dụng những kiến thức ấy vào thực tế.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong công ty TM-SX Hoài Long
đã giúp đỡ và chỉ bảo em những kinh nghiệm làm việc trong thời gian thực tập tại cơ sở.
Đây thật sự là một cơ hội tuyệt vời để em có thể làm quen được với công việc kinh
doanh tại một công ty thật sự. Những đúc kết từ công việc này đã giúp em rất nhiều
trong việc hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Đặc biệt, sự biết ơn sâu sắc của em xin được gửi đến Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoàng Yến
đã tận tình chỉ dẫn và định hướng cho em trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập này
trong suốt hơn hai tháng vừa qua. Em thật sự rất trân trọng sự hỗ trợ hết mình từ phía
cô.
Cuối cùng, sự hỗ trợ của bạn bè là nhân tố không thể thiếu đã giúp em hoàn thành bài
báo cáo này một cách hoàn chính nhất. Những ý kiến đóng góp của các bạn để giúp em
tránh khỏi những lỗi sai nhỏ trong bài báo cáo thật sự rất quý báu.
Xin kính chúc toàn thể Quý Thầy Cô, Ban giám đốc và các anh chị tại công ty thành
công và có nhiều sức khoẻ. Em xin chân thành cảm ơn!
iii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
NHẬN XÉT TIỂU LUẬN
Họ và tên sinh viên : LÊ ĐỨC TẠ DŨNG
MSSV :
1311140040
Khoá :
2013 – 2017
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Giảng viên hướng dẫn
iv
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
……………………………………………………………………………………………… 1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ………………………………………………………………………………… 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….. 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
………………………………………………….. 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………….. 3
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………. 4
KẾT CẤU ĐỀ TÀI ………………………………………………………………………………………. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔ HÌNH E-ADOPTION LADDER VÀ GIỚI
THIỆU VỀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHUNG ĐO LƯỜNG CÁC TIÊU CHUẨN
ỨNG DỤNG E-COMMERCE ………………………………………………………………………. 5
1.1 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH E-ADOPTION LADDER MODEL
…………………. 5
1.1.1 LÝ LUẬN NỀN TẢNG VỀ E-BUSINESS
……………………………………………… 5
1.1.2 KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH E-ADOPTION LADDER MODEL ……………… 5
1.1.2.1 ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG
THÀNH CÔNG
………………………………………………………………………………………….. 5
1.1.2.2 MÔ TẢ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA E-ADOPTION LADDER MODEL …….. 6
1.1.2.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH
……………… 9
1.1.2.3.1 YẾU TỐ NGUỒN LỰC ………………………………………………………………….. 9
1.1.2.3.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH
…………………………………………………………… 10
1.1.2.3.3 YẾU TỐ QUẢN TRỊ, TỔ CHỨC …………………………………………………….. 10
1.2 KHÁI QUÁT VỀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHUNG ĐO LƯỜNG CÁC TIÊU
CHUẨN ỨNG DỤNG E-COMMERCE …………………………………………………………. 11
1.2.1 NỀN TẢNG XÂY DỰNG KHUNG ĐO LƯỜNG …………………………………… 11
v
1.2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………………….. 14
1.2.3 CÁC LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÔ HÌNH
……………………………………………….. 15
1.2.4 CHẤT LƯỢNG CỦA DỮ LIỆU ĐƯỢC KHAI THÁC ……………………………. 15
1.2.5 CÁC TIÊU CHUẨN THUỘC KHUNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CỦA DTI
NĂM 2001 ………………………………………………………………………………………………….. 16
1.2.6 NHỮNG LƯU Ý ĐÚC KẾT TỪ KHUNG ĐÁNH GIÁ ĐỂ CÓ THỂ ÁP DỤNG
VÀ CẢI THIỆN KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ TRONG TƯƠNG LAI ……….. 21
1.2.6.1 MỞ RỘNG NỀN TẢNG CỦA THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ
……………………… 21
1.2.6.2 BỔ SUNG CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU VÀ THÔNG TIN THIẾU HỤT
….. 21
1.3 TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH VỀ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP/CẦN THIẾT CỦA CÁC
YẾU TỐ ƯU TIÊN KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH E-ADOPTION LADDER ………… 22
1.3.1 PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ …… 22
1.3.2 KẾT QUẢ THU ĐƯỢC ……………………………………………………………………….. 23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
………………………………………………………………………………… 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY …… 29
2.1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN
XUẤT HOÀI LONG ……………………………………………………………………………………. 29
2.1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
…………………………………….. 29
2.1.1.1 SƠ LƯỢC VỀ DOANH NGHIỆP
……………………………………………………….. 29
2.1.1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
……………………………………….. 29
2.1.1.3 QUY MÔ CÔNG TY
…………………………………………………………………………. 30
2.1.1.3.1 QUY MÔ CƠ SỞ VẬT CHẤT, MÁY MÓC ……………………………………… 30
2.1.1.3.2 QUY MÔ NHÂN SỰ
………………………………………………………………………. 31
2.1.1.3.3 QUY MÔ VỐN
………………………………………………………………………………. 31
2.1.2 CHỨC NĂNG VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ………………………………………. 31
vi
2.1.3 SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN CỦA CÔNG TY
…………………………………………. 32
2.1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
……………………………………………………. 32
2.1.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ
2014-2016
………………………………………………………………………………………….. 34
2.2 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY ……… 37
2.2.1 NĂNG LỰC TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP …………………………… 37
2.2.2 NĂNG LỰC MARKETING
………………………………………………………………….. 39
2.2.2.1 SẢN PHẨM ……………………………………………………………………………………… 39
2.2.2.2 GIÁ CẢ
………………………………………………………………………………………….. 40
2.2.2.3 KÊNH PHÂN PHỐI ………………………………………………………………………….. 41
2.2.2.4 CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN …………………………………………………………. 41
2.2.3 VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CẬN VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
…………………….. 42
2.2.4 VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DỊCH VỤ ……………………………………………….. 43
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HOÀI
LONG ………………………………………………………………………………………………………… 43
2.3.1 ƯU ĐIỂM
………………………………………………………………………………………….. 43
2.3.2 HẠN CHẾ
………………………………………………………………………………………….. 44
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
………………………………………………………………………………… 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC CÁC HẠN CHẾ HIỆN HỮU TẠI
CÔNG TY
…………………………………………………………………………………………………… 46
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN – MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY
…………………………………………………………………………………………………… 46
3.2 GIẢI PHÁP ĐỀ RA: ÁP DỤNG NHỮNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀO
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ……………………………………………………………………… 46
KẾT LUẬN
…………………………………………………………………………………………………. 54
vii
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………… 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………….. 34
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ SỬ DỤNG
Hình 1.1.2.2: Mô hình E-adoption Ladder Model …………………………………………….. 7
Bảng 1.2.1: Mô hình chi tiết các yếu tố ưu tiên xem xét khi kinh doanh thông qua
thương mại điện tử theo nhóm 3 thành phần kinh tế (Cá nhân, doanh nghiệp, và chính
phủ) được phân thành 5 bước chính
………………………………………………………………… 12
Bảng 1.2.5: Kết quả của nghiên cứu về mức độ quan trọng của các yếu tố khi tiến hành
kinh doanh thương mại điện tử. ……………………………………………………………………… 34
Bảng 1.3.1: Kết quả chấm điểm của 24 cá nhân được khảo sát
…………………………… 12
Bảng 1.3.2: Kết quả chấm điểm tại công ty Hoài Long
……………………………………… 12
Sơ đồ 2.1.4: Cơ cấu tổ chức tại CT TNHH TM-SX Hoài Long ………………………….. 7
Bảng 2.1.5.1: Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh từ 2014 đến 2016 ………………. 9
Bảng 2.1.5.2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hoài Long
(2014 – 2016)
……………………………………………………………………………………………….. 11
Bảng 3.2.1: Dự toán ngân sách cho phương án A …………………………………………….. 12
Bảng 3.2.2: Dự toán ngân sách cho phương án B
……………………………………………… 12
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ở thế kỷ 21, Việt Nam đang dần cải thiện các chỉ sổ của nền kinh tế nhằm mục
đích cải thiện vị thế của mình trong khu vực cũng như cải thiện tiêu chuẩn sống
của người dân Việt Nam. Một trong những thành phần kinh tế đã góp phần
không nhỏ vào sự đi lên của nền kinh tế là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với tốc
độ phát triển về số lượng và quy mô ngày càng nhanh. Theo số liệu thống kê
của Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới trong năm
2003 là 25.653, và số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất là 16.916
(Tổng cục thống kê 2007). Tuy nhiên đến năm 2013, số doanh nghiệp tư nhân
được ký thành lập mới tăng gấp đôi với con số là 49.203, và số lượng doanh
nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tăng gấp ba lần lên con số 58.688 (Tổng cục
thống kê 2014).
Từ khi internet xuất hiện tại Việt Nam năm 1997, các ứng dụng công nghệ
thông tin dần thay thế các vai trò của con người và tạo ra một môi trường sống
và làm việc thuận tiện hơn rất nhiều so với trong quá khứ (email và kết nối
không dây là các ví dụ điển hình cho ứng dụng làm thay đổi môi trường sống và
phong cách làm việc của chúng ta hơn bao giờ hết). Các ứng dụng này cũng đã
giúp đem lại nguồn doanh thu khổng lồ đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh,
thương mại, và sản xuất. Trên toàn cầu, doanh thu từ kinh doanh ứng dụng điện
tử được ước tính đạt mức 6.8 nghìn tỷ đô-la Mỹ vào năm 2004, chiếm 8.6%
doanh thu bán hàng và dịch vụ trên toàn thế giới (Hobley, 2001). Thêm vào đó,
sự phát triển của các ứng dụng công nghệ thông tin mở ra cơ hội nghề nghiệp
mới, thúc đẩy mở rộng mối quan hệ bên ngoài biên giới quốc gia, từ đó xúc tiến
được sự phát triển của kinh tế ngoại thương. Một dẫn chứng cụ thể, kim ngạch
xuất khẩu của nước ta là 8,850 triệu USD (theo Tạp chí Ngoại thương 1997),
tăng lên 162,106.742 triệu USD ở năm 2015 (Tổng cục thống kê), tương ứng
với mức tăng hơn 18 lần trong gần 20 năm qua.
2
Ở một góc nhìn hẹp hơn từ phía các doanh nghiệp, điều mà họ đều mong muốn
đó là duy trì tốc độ phát triển bền vững. Và bản thân công ty, để thực hiện mong
muốn này, cần phải có những bước cải tiến về phong cách quản trị, cũng như là
ứng dụng những tiên tiến về công nghệ thông tin. Thứ hai, với mục tiêu mở
rộng kinh doanh nhằm đem về nguồn thu nhiều hơn qua các năm đồng thời với
việc giảm áp lực về các loại chi phí, công nghệ điện tử là một trong những giải
pháp hữu hiệu để có thể thoả mãn được cả hai yêu cầu này. Thực tế điển hình
như Tiki.vn, một doanh nghiệp đã mạnh dạn ứng dụng cải tiến về công nghệ
điện tử để thay đổi hành vi mua sách của người tiêu dùng (không cần phải đến
nhà sách), đồng thời giảm hoàn toàn áp lực về chi phí mặt bằng trưng bày sách
như các doanh nghiệp bán lẻ sách khác đang thực hiện, ví dụ như Phương Nam
và Fahasa.
Chính vì những lý do trên, em đã chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ
HỢP/CẦN THIẾT CỦA NHỮNG YẾU TỐ ƯU TIÊN KHI THỰC HIỆN
E-COMMERCE NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT HOÀI LONG. NGHIÊN
CỨU TỪ MÔ HÌNH E-ADOPTION LADDER MODEL” nhằm đưa ra một
mô hình kinh doanh cụ thể ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh
thương mại để doanh nghiệp có thể quyết định đưa vào áp dụng thực tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến việc đưa ra một mô hình ứng dụng công
nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TM-SX Hoài
Long. Để có thể hoàn thành được mục đích trên, một số nội dung chính yếu sau
sẽ cần được làm rõ:
– Một là, tìm hiểu về mô hình E-Adoption Ladder Model áp dụng cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mô tả chung về mô hình, những rào
cản và thuận lợi mà mô hình đem lại cho doanh nghiệp.
3
– Hai là, tìm hiểu thực trạng cạnh tranh của Công ty TM-SX Hoài
Long với các sản phẩm mà công ty đang kinh doanh sản trên thị
trường nội địa
– Ba là, đề xuất kiến nghị áp dụng mô hình vào doanh nghiệp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh và khắc phục những mặt hạn chế đang
hiện hữu tại doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố cấu thành mô hình E-adoption
ladder model và năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp trong ngành
thương mại và sản xuất tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khả năng phù hơp của mô hình E-adoption
ladder model để cải thiện năng lực cạnh tranh cốt lõi của Công ty TM-SX Hoài
Long, đồng thời mô tả thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TM-SX Hoài
Long.
Sử dụng các công trình nghiên cứu và bài viết được công bố chính thức về mô
hình từ năm 1998 và các số liệu điều tra thực tế của công ty từ năm 2014 – 2016
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài báo cáo, em có sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, và phân tích
dựa trên các tài liệu có sẵn về mô hình E-adoption ladder model, lý thuyết cạnh
tranh, nâng cao năng lực canh trạnh, và các giải pháp cải thiện năng lực cạnh
tranh tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong và ngoài nước. Về nội dung, các
tài liệu được dung để tham khảo là nguồn thông tin thứ cấp có được từ cáo cáo
thường niên của công ty TM-SX Hoài Long, các nguồn từ tổng cục thống kê,
các công trình nghiên cứu đã được công bố trước đây và từ internet. Ngoài ra,
giải pháp và kiến nghị được đưa ra dựa trên thực trạng và những hạn chế hiện
4
hữu tại công ty; đồng thời, các điểm mạnh là đòn bẩy hỗ trợ cho việc thực thi
kiến nghị đã được đưa ra.
5. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay tại công ty, chưa có bất kỳ nghiên cứu hoặc báo cáo nào được thực
hiện về vấn đề được đề cập trong nội dung của đồ án này. Đồng thời, ở những
lĩnh vực khác mà mô hình kinh doanh của công ty có tham gia, công ty cũng
không thực hiện và tiến hành bất kỳ nghiên cứu nào.
6. Kết cấu của KLTN:
Đề tài báo cáo này được phân chia thành ba chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH E-ADOPTION LADDER MODEL
VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHUNG ĐO LƯỜNG CÁC TIÊU CHUẨN ỨNG
DỤNG E-COMMERCE
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
Chương 3: GIÁI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC CÁC HẠN CHẾ HIỆN
HỮU TẠI CÔNG TY
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔ HÌNH E-ADOPTION LADDER VÀ
GIỚI THIỆU VỀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHUNG ĐO LƯỜNG CÁC TIÊU
CHUẨN ỨNG DỤNG E-COMMERCE
1.1 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH E-ADOPTION LADDER MODEL
1.1.1 Lý luận nền tảng về E-business
Khái niệm “e-business“, “e-commerce“, và “Internet commerce“ thường được sử dụng
thay thế cho nhau. Fillis và cộng sự (2004) đã định nghĩa “e-business“ là những doanh
nghiệp vận dụng công nghệ điện tử vào trong việc vận hành kinh doanh của họ, nhưng
không bao gồm việc gửi và nhận những tin nhắn e-mail. Stone (2003) khẳng định rằng
e-business không chỉ bao gồm các website, và còn có những công nghệ như mạng nội
bộ, cổng thông tin kết nối, điện thoại di động, v.v…) nhằm cải thiện lợi nhuận của
doanh nghiệp. DTI của Anh, đã chỉ rõ e-business là sự hợp thành của tất cả các hoạt
động trong kinh doanh trong nội bộ thông qua công nghệ thông tin và truyền thông.
Các hoạt động này bao gồm sự hợp nhất hoàn toàn các công nghệ thông tin và truyền
thông vào trong trong việc vận hành doanh nghiệp và có thể bao gồm cả việc tái cấu
trúc các quy trình trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hoặc đưa ra một mô
hình kinh doanh hoàn toàn phù hợp riêng cho mỗi doanh nghiệp.
Trong bài báo cáo này, khái niệm e-business và e-commerce sẽ được tách biệt ra, và
được hiểu là kinh doanh điện tử và thương mại điện tử. Lý do của việc tách biệt này là
vì đây là hai bước khác nhau trong quá trình áp dụng kinh doanh thông qua thương
mại điện tử trong mô hình E-Adoption Ladder Model. Việc sử dụng thay thế qua lại
hai khái niệm này sẽ gây hiểu nhầm cho người đọc trong suốt bài báo cáo này.
1.1.2 Khái quát về mô hình E-Adoption Ladder Model
1.1.2.1 Định nghĩa và các mô hình đã được áp dụng thành công
6
Molla, Heeks, và Balcells (2006) nhấn mạnh rằng kinh doanh thông qua thương
mại điện tử không nhất thiết là một hoạt động áp dụng ngay một lần. Tức là
doanh nghiệp nhỏ có thể dần phát triển khả năng thương mại điện tử của nó lên
tuỳ mức độ phức tạp và mức độ phức hợp của doanh nghiệp (Chen, Haney,
Pandzik, Spigarelli và Jesseman, 2003; Daniel và Grimshaw, 2002).
Trong quá trình phát triển các ứng dụng thương mại điện tử, rất nhiều mô hình
được đưa ra nhằm đáp ứng với sự đa dạng trong quy trình kinh doanh và đặc
điểm riêng của từng doanh nghiệp. Một số mô hình đã được áp dụng thành công
được liệt kê ngay dưới đây:
– DTI E-business Adoption Ladder (DTI 2001)
– British library staircase of Internet engagement model (Allcock,
Webber, và Yeates, 1999)
– The stage of growth for e-business maturity model, or SOGe
(McKay, Prananto, và Marshall, 2000; Prananto, McKay, và
Marshall, 2003)
– SMEs stages of adoption and use of e-commerce OUBS model
(Gary, 2003)
– The IBM model of stages and states of e-business (Stone, 2003)
– An e-commerce adoption process model incorporating adopting
stages, phases, and influential factors (Molla và cộng sự, 2006)
1.1.2.2 Mô tả các giai đoạn của E-Adoption Ladder Model
Martin và Matlay (2001) viết rằng có nhiều mức độ của kinh doanh điện tử
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ được biết đến qua khái niệm “e-adoption“.
7
Trong báo cáo nghiên cứu khung đo lường các tiêu chuẩn ứng dụng e-
commerce của DTI được tóm tắt trong chương 1, e-adoption được định nghĩa là
những bước hoặc cấp bậc tăng dần và có thể được phát hoạ dưới dạng một “e-
adoption ladder“ (hay bậc thang các giai đoạn trong kinh doanh điện tử), với
mỗi bước tăng dần về mức độ tinh vi và phức tạp cũng như là sự thay đồi về cơ
cấu tổ chức như trong hình mô phỏng bên dưới.
Hình 1.1.2.2: Mô hình E-adoption Ladder Model
Trong hai giai đoạn đầu tiên, người dùng được yêu cẩu chỉ cần biết đến các kỹ
năng về công nghệ thông tin và truyền thông cơ bản nhất trong việc sử dụng
email cho liên lạc trong và ngoài doanh nghiệp một cách hiệu quả và sử dụng
website quảng cáo đơn giản cho hoạt động marketing trực tuyến của doanh
nghiệp. Ở giai đoạn e-commerce, việc tương tác trực tuyến giữa doanh nghiệp
và khách hàng bắt đầu xuất hiện, bao gồm các hoạt động như đặt hàng và thanh
toán trực tuyến. Ở bước này, mục tiêu chính của doanh nghiệp, ngoài những
hoạt động tương tác với khách hàng hoặc nhà cung cấp của mình, là mục tiêu
giảm chi phí và tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường và tốc
độ tiếp cận các khách hàng mà doanh nghiệp đang hoặc sắp hướng đến. Giai
đoạn e-business là thời điểm mà sự hợp nhất và liền lạc trong quản trị chuỗi
8
cung ứng và quản trị quan hệ khách hàng là yêu cầu bắt buộc. Mục tiêu của
doanh nghiệp trong giai đoạn này chính là tối thiểu hoá các hư hại, thiếu sót, và
sự tổn hao trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mình và khả năng theo dõi thói
quen mua hàng và dịch vụ của khách hàng. Giai đoạn cuối cùng cho phép khách
hàng, nhà cung cấp, và doanh nghiệp truy cập thông tin mở tuỳ thuộc vào mức
độ triển khai của các hoạt động kinh doanh tương ứng, từ đó tạo tiền đề cho sự
xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới. Một điều cần lưu ý ở cả ba giai
đoạn cuối của mô hình đó là chúng yêu công nghệ tiên tiến và nhiều kỹ năng
kinh doanh chuyên môn cũng như là sự góp mặt của các chuyên gia trong lĩnh
vực có liên quan như quản trị, chiến lược, và marketing.
Thực tế cho thấy rằng, cả năm giai đoạn trong mô hình nãy không nhất thiết
phải được tiến hành theo thứ tự đi lên của bậc thang, và các doanh nghiệp hoàn
toàn có thể nhảy giai đoạn hoặc thực hiện song song. Một nghiên cứu các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Anh Quốc năm 2006 đã xem xét thực trạng hiện tại của
các mức độ áp dụng mô hình này trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời
nghiên cứu này chỉ ra được những yếu tố có khả năng đưa các doanh nghiệp
này tiến lên hoặc trì hoãn bước tiến của họ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy
rằng tại thời điểm khảo sát, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có áp dụng kinh
doanh điện tử đểu ở các giai đoạn đầu tiên trong mô hình (70% doanh nghiệp sử
dụng website cho hoạt động marketing và trao đổi thông tin). Chức năng buôn
bán sản phẩm và dịch vụ ở mức khá thấp. Tuy nhiên, song song với điều này,
các doanh nghiệp lại nhận thưc được rõ các mức độ cao hơn trong mô hình,
nhưng các nhà quản trị lại cho rằng không nhất thiết phải tiến lên mức độ cao
hơn cũng như là thực hiện việc thay đổi thích nghi với mức độ tinh vi hơn ở các
giai đoạn cao hơn. Lý do cho việc này được làm rõ trong nghiên cứu, đó là do
thiếu sự thúc đẩy trong việc thực thi áp dụng trong nội bộ ngành. Nghiên cứu
cũng đưa ra một ví dụ cho tiến hành song song giai đoạn: các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong ngành công nghiệp linh kiện điện tử có thể tiến hành các thay đổi
trong hoạt động kinh doanh của mình dựa trên cơ sở hạ tầng của chuỗi cung
9
ứng trong mạng nội bộ (giai đoạn e-business) đồng thời với việc kinh doanh
buôn bán trên website (giai đoạn e-commerce).
1.1.2.3 Các yếu tố tác động đến việc áp dụng mô hình
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình là một vấn đề rất được quan
tâm bởi các doanh nghiệp cũng như là các chuyên gia nghiên cứu. Stokes
(2000) đã liệt kê được các nhân tô như thiếu tính hấp dẫn và các nhân tố liên
quan đến nguồn lực đã ngăn cản sự cải thiện năng lực cạnh tranh. Smyth và
cộng sự (2001) đã chỉ ra các rào cản ví dụ như thiếu kỹ năng, thiếu sự đầu tư
trong công tác đào tạo nhân viên, và ít kiến thức trong hoạt động khởi nghiệp
qua Internet. Fillis và cộng sự (2004) đã phát triển được một mô hình các nhân
tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhỏ, gồm ba nhóm các nhân tố ảnh hưởng:
nhân tố vĩ mô (sự toàn cầu hoá, sự cạnh tranh, chính sách chính phủ, …), các
yếu tố ngành, và các yếu tố nội bộ ở quy mô vi mô. Mô hình nãy cũng nhất
mạnh các yếu tố vĩ mô là nhân tố tác động chính đến sự thay đổi về công nghệ
và các yếu tố ngành sẽ tác động đến nhu cầu kinh doanh điện tử các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Ở quy mô doanh nghiệp, các yêu tố về nguồn lực, năng lực
cạnh tranh, và định hướng của nhà quản trị là các nhân tố chính ảnh hưởng đến
việc liệu có áp dụng mô hình hay không.
1.1.2.3.1 Yếu tố nguồn lực
Sự thiếu hụt về nguồn lực tài chính, thời gian, khả năng quản trị, và nhân
lực thường được đề cập là các nhân tố tác động lên quyết định áp dụng
mô hình E-Adoption Ladder. Điều này có thể dễ hiểu do doanh nghiệp
việc thử nghiệm mô hình công nghệ nãy là không cần thiết hoặc có thể
dẫn đến những sai lầm gây thiệt hại về mặt tài chính. Vì thế, tâm lý chờ
đợi thường xuất hiện do lối tư duy suy nghĩ rằng các doanh nghiệp đi sau
thường sẽ học hỏi được và giảm thiểu được các rủi ro. Lawrence (2002)
10
khẳng định rằng sự thiếu hụt về thời gian, vốn, và thói quen trong việc
vận hành kinh doanh truyền thống đã ngăn cản doanh nghiệp gặt hái lợi
nhuận từ việc ứng dụng công nghệ thương mại điện tử. Tuy nhiên, theo
Merhtens, Cragg, và Mills (2001), vấn đề về tài chính không ảnh hưởng
đến quyết định thực thi mô hình.
1.1.2.3.2 Năng lực cạnh tranh
Theo Fillis và cộng sự (2004), một số yếu tố trong năng lực cạnh tranh
của từng doanh nghiệp được xem là rào cản chính, bao gồm: sự phát
triển đầy đủ các kỹ năng phù hợp, sự đầu tư vào hoạt động huấn luyện
nhân viên, và việc thiếu kiến thức trong hoạt động khởi nghiệp qua
Internet. Duan (2004) cũng khẳng định rằng thương mại điện tử cho các
doanh nghiệp những cơ hội tuyệt vời để cải thiện năng suất hoạt động
của mình bằng một cách thức tân tiến và mới mẻ, nhưng để hiện thực
hoá các lợi ích tiềm năng mà mỗi doanh nghiệp có thể đạt được, họ cần
các nhà quản trị có năng lực cũng như là nguồn nhân sự có chuyên môn
và kỹ năng trong việc thích ứng với các công nghệ mới cũng như là với
việc thực thi áp dụng những công nghệ này vào hoạt động kinh doanh
một cách phù hợp nhất. Các nghiên cứu khác của Drew (2003), Matlay
và Addis (2003) cũng chỉ ra các bằng chứng về rào cản kiến thức và kỹ
năng sẽ dần làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
1.1.2.3.3 Yếu tố quản trị, tổ chức
Định hướng e dè, lo ngại, và hạn chế rủi ro của các nhà quản trị cũng
như chủ doanh nghiệp là một trong những cách phản ứng của họ đối với
quá trình ứng dụng mô hình kinh doan mới. Đồng thời, quyết định ứng
dụng hay không còn chịu tác động của nhà cung cấp và khách hàng,
11
người mà từ chối việc hợp nhất thông qua công nghệ thông tin và truyền
thông tân tiến. Xu hướng này được Cyert và March (1992) khẳng định
rõ: các nhà quản trị thường ưa thích hoạt động kinh doanh được vận
hành theo cách từ trước đến nay hơn là dấn thân vào một xu hướng kinh
doanh mới. Điều này cũng dễ hiểu do lối suy nghĩ đóng và tâm lý e dè
trước những rủi ro của người tiên phong.
Tóm lại, mô hình bậc thang các giai đoạn phát triển và ứng dụng thương mại điện tử
vào kinh doanh có chức năng chính là để hỗ trợ và cải thiện năng suất hoạt động cũng
như là cải thiện năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Tuy rằng hiện nay có sự
hiện diện song song của một số mô hình khác nhau với mức độ tinh vi, phức tạp và
phân tầng khác nhau, nhưng phần lớn các mô hình (bao gồm mô hình E-adoption
Ladder) đều chọn nền tảng từ “Khung đo lường các tiêu chuẩn ứng dụng E-
commerce‘‘ của DTI năm 2001, điều mà sẽ được trình bày trong phần tiếp theo của bài
luận này.
1.2 KHÁI QUÁT VỀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHUNG ĐO LƯỜNG CÁC
TIÊU CHUẨN ỨNG DỤNG E-COMMERCE
1.2.1 Nền tảng xây dựng khung đo lường
Nghiên cứu được thực hiện bởi Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh Quốc
(ONS), Sở Thương mại và Công nghiệp Anh Quốc (DTI) và Office of e-Envoy
(OeE) của Anh dựa trên những số liệu được công bố chính thức, sau đó được
gom lại và sàn lọc những yếu tố có tầm quan trọng với các nhà đầu tư và quản
trị viên trong quá trình thực hiện các bước áp dụng thương mại điện tử. Những
số liệu này được rút trích qua các khảo sát, bài viết, nghiên cứu và thống kê ở
tổng cộng 9 quốc gia, bao gồm: Anh, Úc, Nhật Bản, Canada, Pháp, Đức, Ý,
Thuỵ Điển, và Mỹ từ năm 2001 trở về trước. Tuy nhiên, một số quốc gia không
thực hiện các khảo sát cùng chủ đề nên trong nghiên cứu luôn hiện hữu các
thông tin số liệu khiếm khuyết, khiến cho tính thiết thực của nghiên cứu không
12
hoàn toàn được phản ánh trên kết quả thu được. Ngoài ra, sự chênh lệch về thời
gian của số liệu cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu
này.
Về tổng thể, nghiên cứu đã đưa ra một hệ thống khung đánh giá tiêu chuẩn cho
18 chuyên gia là thành viên của Information Age PartnerShip’s (IPA), là một tổ
chức hợp tác giữa chính phủ Anh và khối tư nhân đứng đầu là Bộ trưởng
Thương mại và Công nghiệp Anh Quốc. Các chuyên gia này, thuộc nhiều lĩnh
vực, ngành công nghiệp khác nhau nhưng chủ yếu là các nhà cung cấp lĩnh vực
công nghệ thông tin và những người sử dụng thương mại điện tử, thực hiện việc
cho điểm các yếu tố trong hệ thống khung đánh giá được đưa ra theo mức quan
trọng. Chi tiết của việc đánh giá và khung khảo sát đánh giá sẽ được đề cập rõ
hơn trong phần kết quả của nghiên cứu dưới đây.
13
Bảng 1.2.1: Mô hình chi tiết các yếu tố ưu tiên xem xét khi kinh doanh thông
qua thương mại điện tử theo nhóm 3 thành phần kinh tế (Cá nhân, doanh
nghiệp, và chính phủ) được phân thành 5 bước chính
(trích Báo cáo của DTI 2001)
Các tiếp cận tính điểm chuẩn trong nghiên cứu đã đưa ra được 49 yếu tố được
phân thành 15 nhóm. 15 nhóm này sau đó được phân gọp lại thành 5 bước trong
mô hình e-adoption ladder model. Việc phân bước này được thực hiện và phát
14
triển bởi nhóm thực hiện phân tích điểm chuẩn của IAP, Văn phòng Nội các,
DTI và Trung tâm nghiên cứu thương mại điện tử quốc tế.
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này đưa ra kết luận dựa trên phương pháp cho điểm chuyên gia (các
chuyên gia thực hiện cho điểm độc lập hoàn toàn với nhau). Sau đó, dữ liệu thu
được sẽ được đem đi tính toán theo trọng số để tổng hợp được một hệ thống các
chỉ số đo lường tổng hợp. Việc tính toán trọng số này được tiếp cận theo hai
cách: thứ nhất, các yếu tố sẽ được cho vào nhóm và các chuyên gia sẽ cho điểm
cho nhóm; thứ hai, trong từng nhóm, các chuyên gia sẽ cho điểm cho các yếu tố
trong mỗi nhóm dựa theo tầm quan trọng của nó. Sau đó, dữ liệu sẽ được nhân
cho trọng số để đưa ra được các chỉ số cuối cùng.
Đội ngũ nghiên cứu cho đặt giả thiết rằng tất cả các yếu tố đều có cùng tầm
quan trọng, mặc dù vây, một số yếu tố trong từng ngành lại có mức độ tương
thích cao hơn nên nhận được trọng số cao hơn. Vì thế, việc tham khảo ý kiến
của chuyên gia qua điểm số đánh giá của họ đem lại một kết quả sát thực hơn.
Kết quả của phương pháp tính trọng số trong nghiên cứu này là phù hợp với góc
nhìn của nhà quản trị, vì các yếu tố được tính trọng điểm theo góc nhìn của
nhóm chuyên gia. Tuy nhiên, sự cần thiết để có được các khảo sát đến từ người
tiêu dùng sẽ giúp cho nghiên cứu ngày mang tính thiết thực hơn. Nhưng để có
thể thu thập được nguồn dữ liệu từ người tiêu dùng sẽ yêu cầu thời gian và nỗ
lực nhiều hơn, và đây chính là điểm hạn chế của nghiên cứu.
15
Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp xếp hạng theo chuẩn của Liên Hiệp
Quốc (phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong việc đưa ra xếp hạng cho
các chỉ số trên thế giới ví dụ như Chỉ số Phát triển Con người). Phương pháp
này đã cho ra những kết quả thể hiện mức độ tương đồng cao với các số liệu
thực tế, đặc biệt thể hiện xu hướng tuyến tính rõ ràng hơn phương pháp nghiên
cứu xếp hạng khác.
1.2.3 Các lưu ý khi sử dụng mô hình
Đội ngũ thực hiện nghiên cứu đã chỉ ra được tổng cộng 80 yếu tố cấu thành
khung đánh giá tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, chỉ có 49 yếu tố được đem đi phân
tích để ra được chỉ số đánh giá cuối cùng. Nguyên nhân dẫn đến sự chọn lọc
này là do sự khác biệt về ngành nghề kinh doanh mà trong đó các yếu tố bị loại
không thực sự hiện hữu; hoặc do sự khiếm khuyết số liệu sẵn khiến yếu tố cụ
thể đó bị loại khỏi khung đánh giá tiêu chuẩn. Thêm vào đó, một nguyên nhân
khách quan khác cho việc chọn lọc các yếu tố đó là sự nhất quán về thời gian
thu thập số liệu gây khó khăn cho việc so sánh và đánh giá một cách khách
quan và chính xác nhất.
Nghiên cứu cũng chỉ rõ một điểm quan trọng rằng các yếu tố sẽ thay đổi theo
bản chất của ngành kinh doanh, thói quen sử dụng internet của hộ gia đình,
chính phủ. Nhưng trong phạm vi 12 tháng từ thời điểm phát hành nghiên cứu,
các yếu tố trong khung đo lường sẽ có thể phản ánh tầm quan trọng rõ ràng
nhất.
1.2.4 Chất lượng của dữ liệu được khai thác
Trong nghiên cứu, các dữ liệu được thu thập chưa hoàn toàn có thể so sánh
được với nhau về mặt định lượng, điều đó khiến cho một số lượng không nhỏ
16
các yếu tố được xác định ban đầu phải bị loại ra. Nhưng phần kết luận của
nghiên cứu có nhấn mạnh rằng, việc cải thiện chất lượng của dữ liệu là hoàn
toàn khác phục được, và trước nhất là cải thiện về sự chênh lệch về thời gian
của số liệu.
Chính vì sự không nhất quán về thời gian của số liệu, các tính toán trọng số
trong nghiên cứu cũng sẽ được cân nhắc chấm điểm theo một thang đo mà đội
ngũ nghiên cứu đưa ra nhằm mục đích tối thiểu hoá sai sót trong việc phản ảnh
kết quả.
Để giải quyết các khiếm khuyết về dữ liệu thu thập được, phương pháp ước tính
giá trị khiếm khuyết bằng số liệu lân cận được nghiên cứu chọn để sử dụng.
Đồng thời, tính nhất quán về thời gian thu thập dữ liệu và tầm quan trọng của
các dữ liệu mới rất được đội ngũ nghiên cứu coi trọng trong toàn bộ quá trình
xử lý dữ liệu.
1.2.5 Các tiêu chuẩn thuộc khung nghiên cứu đánh giá của DTI năm 2001
STT
Các tiêu chuẩn thuộc khung
đánh giá
Mức độ
ảnh
hưởng
của
nhân tố
trong
một
nhóm
Mức độ
ảnh
hưởng
trung
bình
của
nhân tố
trong
một
nhóm
Trọng số
đánh giá
tiêu
chuẩn
trên tổng
thể
39
Cá nhân gặp những vấn đề an
ninh mạng
50%
50.0%
2.836