9744_Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex

luận văn tốt nghiệp

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG
———***———

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT XUẤT NHẬP
KHẨU TỔNG HỢP HAPROSIMEX

Sinh viên thực hiện
: Lê Anh Phƣơng
Lớp

: Anh 18
Khóa
: 42E
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Vũ Thị Hạnh

HÀ NỘI, 11/2007

1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, quốc tế hoá đang là xu thế chung của toàn cầu. Không một quốc
gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà có thể tăng trƣởng kinh
tế mạnh mẽ đƣợc. Trong bối cảnh đó thƣơng mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt
động đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế trong nƣớc hội nhập với
nền kinh tế thế giới. Hàng dệt may đƣợc coi là một trong những mũi nhọn
xuất khẩu của Việt Nam, phát triển hàng dệt may là bƣớc đi có tính chất chiến
lƣợc và lâu dài. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức
thƣơng mại thế giới WTO, trong bối cảnh mới này, ngành dệt may Việt Nam
đứng trƣớc những cơ hội và thách thức lớn.
Là một doanh nghiệp Nhà nƣớc, công ty sản xuất và xuất nhập khẩu
tổng hợp Haprosimex từ khi thành lập đến nay, trải qua nhiều gian nan vất vả
nhƣng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Cùng với sự phát triển của đất
nƣớc, công ty Haprosimex đã dần hoàn thiện mình và đang cố gắng góp phần
khẳng định khả năng phát triển của ngành dệt may xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt
động xuất khẩu của công ty còn có một số hạn chế. Sau một thời gian thực
tập ở công ty Haprosimex em đã quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp
phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất
nhập khẩu tổng hợp Haprosimex” làm nội dung nghiên cứu của khóa luận
tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích chung tình hình hàng dệt
may thế giới trong xu thế tự do hóa thƣơng mại, phân tích hoạt động xuất
khẩu của hàng dệt may ở công ty Haprosimex trong thời gian qua. Qua đó
thấy đƣợc những lợi thế, hạn chế và nguyên nhân từ đó đƣa ra một số ý kiến
giải pháp để phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty trong
thời gian tới.
Đề tài chủ yếu chỉ nghiên cứu các vấn đề có liên quan tới hoạt động

2
xuất khẩu hàng dệt may ở công ty Haprosimex trên cơ sở kết hợp các lý
thuyết kinh tế đƣợc trang bị tại trƣờng đại học với phân tích thực trạng xuất
khẩu hàng dệt may của công ty để đề ra một số giải pháp kiến nghị nhằm phát
triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát chung về ngành dệt may thế giới và Việt Nam
Chƣơng 2: Thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty
Haprosimex
Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động xuất
khẩu hàng dệt may tại Công ty Haprosimex
Do thời gian thực tập ngắn, khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong đƣợc sự đóng góp của Thầy Cô và bạn bè để
khóa luận tốt nghiệp đƣợc hoàn thiện hơn.
Đề tài này đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ và hƣớng dẫn trực tiếp của
Thạc sỹ Vũ Thị Hạnh. Em xin bày tỏ lòng biết ơn về sự chỉ bảo tận tình,
những ý kiến quý báu của Cô trong thời gian qua.

3
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI
VÀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

I. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI
1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành dệt may thế giới
Lịch sử phát triển ngành dệt may cũng là lịch sử chuyển dịch công
nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang khu vực kém phát triển hơn do tác
động của các lợi thế so sánh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ngành dệt
may không còn tồn tại ở các nƣớc phát triển mà nó đã phát triển cao hơn với
những sản phẩm thời trang cao cấp để phục vụ cho một nhóm ngƣời .

Sự chuyển dịch này bắt đầu vào năm 1840 từ nƣớc Anh sang các nƣớc
Châu Âu khác. Tiếp theo là từ Châu Âu sang Nhật Bản vào những năm 1950.
Từ năm 1960, khi chi phí sản xuất ở Nhật Bản tăng cao và thiếu nguồn lao
động thì công nghiệp dệt may lại chuyển sang các nƣớc mới công nghiệp hoá
(NICs) nhƣ Hồng Kông, Đài Loan, Nam Triều Tiên. Theo quy luật chuyển
dịch của ngành công nghiệp dệt may thì đến năm 1980 lợi thế so sánh của
ngành dệt may mất dần đi, các quốc gia này chuyển sang sản xuất các mặt
hàng có công nghệ và kĩ thuật cao hơn nhƣ ô tô, điện tử. Ngành dệt may lại
tiếp tục chuyển dịch sang các nƣớc Nam Á, Trung Quốc rồi tiếp tục sang các
quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
2. Vai trò của ngành dệt may
Công nghệ dệt may thƣờng đƣợc gắn với giai đoạn phát triển ban đầu
của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá ở
nhiều nƣớc. Ngành công nghệ dệt may có khả năng tạo nhiều việc làm cho
ngƣời lao động, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề phát triển cho các
ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình
chính trị xã hội.

4
Công nghệ dệt may có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các
ngành công nghiệp khác. Khi dệt may là ngành công nghiệp hàng đầu của nền
kinh tế, nó sẽ cần một khối lƣợng lớn nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh
vực khác và vì thế tạo điều kiện để đầu tƣ và phát triển các ngành kinh tế này.
Ngƣợc lại, công nghiệp dệt lớn mạnh sẽ là động lực để công nghiệp may và
các ngành khác sử dụng sản phẩm dệt làm nguyên liệu phát triển theo.
Vai trò của ngành dệt may đặc biệt to lớn đối với kinh tế của nhiều
quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hoá quốc tế. Xuất khẩu hàng dệt may
đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hoá sản
xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong
lịch sử phát triển kinh tế của các nƣớc nhƣ Anh, Nhật, NICs, Trung Quốc,
Nam Á và Đông Nam Á.
Ở các nƣớc đang phát triển hiện nay, công nghệ dệt may đang góp phần
phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua tăng trƣởng sản xuất bông,
đay, tơ tằm và là phƣơng tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông
nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Ở các nƣớc công nghiệp phát triển, công
nghệ dệt may đã phát triển đến trình độ cao hơn, sản xuất những sản phẩm
cao cấp có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của
ngƣời tiêu dùng.
3. Đặc điểm của ngành dệt may thế giới
3.1
. Về tiêu thụ
Trong buôn bán thế giới, sản phẩm của ngành dệt may là một trong
những hàng hoá đầu tiên tham gia vào mậu dịch quốc tế, hàng dệt may có
những đặc trƣng riêng biệt ảnh hƣởng rất nhiều đến sản xuất và buôn bán.
Một số đặc trƣng đó là:

5
-Hàng dệt may có yêu cầu phong phú và đa dạng tuỳ thuộc vào đối
tƣợng tiêu dùng-ngƣời tiêu dùng khác nhau về văn hoá, khu vực địa lý, khí
hậu, giới tính, tuổi tác… sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Nghiên
cứu thị trƣờng để nắm vững nhu cầu tiêu dùng của từng nhóm ngƣời trong các
thị trƣờng khác nhau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiêu thụ sản
phẩm.
-Hàng dệt may mang tính thời trang cao, phải thƣờng xuyên thay đổi
mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng đƣợc nhu cầu thích đổi
mới, độc đáo và gây ấn tƣợng của ngƣời tiêu dùng. Do đó để tiêu thụ đƣợc
sản phẩm, việc am hiểu các xu hƣớng thời trang là rất quan trọng.
-Vấn đề nhãn mác cũng là một trong những đặc trƣng nổi bật trong
buôn bán hàng dệt may trên thế giới. Mỗi nhà sản xuất cần tạo đƣợc nhãn
hiệu hàng hoá của riêng mình. Nhãn hiệu sản phẩm theo quan điểm xã hội
thƣờng là yếu tố chứng nhận chất lƣợng hàng hoá và uy tín của ngƣời sản
xuất, đây là vấn đề quan tâm trong chiến lƣợc của sản phẩm vì ngƣời tiêu
dùng không chỉ tính đến giá cả mà còn rất coi trọng chất lƣợng sản phẩm.
-Trong buôn bán các sản phẩm dệt may cần chú ý đến yếu tố thời vụ.
Phải căn cứ vào chu kỳ thay đổi thời tiết trong năm ở từng khu vực thị trƣờng
mà cung cấp hàng hoá cho phù hợp. Điều này cũng liên quan đến thời hạn
giao hàng.
Thói quen tiêu dùng cũng là một đặc điểm cần lƣu ý trong buôn bán
hàng dệt may vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến vấn đề tìm thị trƣờng tiêu thụ cho
sản phẩm.
3.2
Về sản xuất
Công nghiệp dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn, vốn
đầu tƣ ban đầu không quá lớn nhƣng lại có tỷ lệ lãi cao.Vì vậy, sản xuất dệt

6
may thƣờng phát triển mạnh và có hiệu quả rất lớn đối với các nƣớc đang phát
triển và đang ở giai đoạn đầu của quá trình Công nghiệp hóa, khi một nƣớc
trở thành nƣớc công nghiệp phát triển có trình độ công nghệ cao, sức cạnh
tranh trong sản xuất hàng dệt may giảm thì họ lại vƣơn tới những ngành công
nghiệp khác có hàm lƣợng kỹ thuật cao, tốn ít lao động và đem lại nhiều lợi
nhuận. Công nghiệp dệt may lại phát huy vai trò của mình ở các nƣớc kém
phát triển hơn. Lịch sử phát triển của ngành dệt may thế giới cũng là lịch sử
chuyển dịch của công nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang khu vực kém
phát triển hơn do sự chuyển dịch về lợi thế so sánh. Nhƣ vậy không có nghĩa là
sản xuất dệt may không còn tồn tại ở những nƣớc công nghiệp phát triển mà
thực tế ngành này tiến đến giai đoạn cao hơn, sản xuất các sản phẩm có giá trị
gia tăng cao.Trong những năm gần đây, sản xuất dệt may của VN đã có những
tiến bộ nhất định và đang cố gắng để hoà nhập với lộ trình của ngành dệt may thế
giới.
3.3
. Tác động của tự do hóa thƣơng mại đối với ngành dệt may thế
giới
Đặc điểm của thị trƣờng dệt may trong giai đoạn hiện nay thể hiện rõ
tính toàn cầu hóa và hội nhập, đây là tính chất chung nhất trong phát triển
thƣơng mại toàn cầu. Việc sử dụng hàng rào thuế quan và bảo hộ mậu dịch sẽ
trở nên lỗi thời, các biên giới thƣơng mại sẽ dần đƣợc xóa bỏ. Trong tƣơng lai
việc quyết định nơi sản xuất sẽ là nơi có chi phí lao động thấp và là nơi gần
với nguồn cung cấp nguyên liệu đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng. Vì
thế bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải tham gia vào thị trƣờng thế
giới bằng lợi thế riêng của mình với việc khai thác hiệu quả các công nghệ
tiên tiến của thế giới. Sự hội nhập không có nghĩa là tạo ra sự phát triển và
nguồn lực nhƣ nhau cho tất cả các quốc gia trên thế giới mà là tạo ra môi
trƣờng bình đẳng cho các quốc gia thành viên để phát huy tối đa khả năng của

7
mình trong việc phát triển hàng dệt may, do vậy mà sự phát triển ở mỗi quốc
gia sẽ khác nhau. Với các nƣớc có ngành dệt may phát triển nhƣ: EU, Mỹ,
Nhật… sẽ tập trung vào thị trƣờng hàng có chất lƣợng cao. Đồng thời, các
nƣớc này cũng sẽ chuyển giao công nghệ cho các nƣớc có ngành sản xuất với
công nghệ thấp hơn. Với các nƣớc đang phát triển, việc đổi mới công nghệ là
yêu cầu sống còn để nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất
lƣợng tốt phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng. Tuy nhiên do trình độ công
nghệ chƣa cao lắm, đồng thời lợi thế của các quốc gia này là giá nhân công rẻ
và việc phát triển dệt may còn có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết việc làm
cho ngƣời lao động với các quốc gia đông dân nhƣ: Trung Quốc, Việt Nam,
Inđônêsia….Vì vậy trong tƣơng lai các nƣớc đang phát triển vẫn sẽ tiếp tục
sản xuất gia công xuất khẩu là chính nhằm tận dụng giá nhân công rẻ. Bên
cạnh đó các quốc gia này cũng sẽ đầu tƣ phát triển một số mặt hàng có chất
lƣợng cao, giá cả cạnh tranh nhằm nâng cao mức lợi nhuận thu về từ xuất
khẩu.
II. Khái quát về ngành dệt may Việt Nam
1. Lịch sử ngành dệt may Việt Nam
1.1. Giai đoạn trƣớc 1954
Ngành dệt ra đời sớm hơn ngành may, ban đầu chủ yếu là ngƣời dân tự
dệt vải phục vụ cho nhu cầu của bản thân rồi sau đó mới xuất hiện các
phƣờng dệt nơi tập trung các thợ dệt với mục đích thƣơng mại. Ngành may ra
đời muộn hơn, bắt đầu là các thợ may phục vụ triều đình phong kiến. Khi
thực dân Pháp xâm lƣợc, chúng thổi vào xã hội Việt Nam lối sống Âu hóa,
nhiều nhà may âu phục ra đời. Nhƣng đây cũng là thời kì cả 2 ngành Dệt –
May không đƣợc quan tâm phát triển. Với chính sách cai trị độc đoán và hà
khắc, thực dân Pháp vơ vét tài nguyên và cấm các nghề truyền thống ngành
Dệt – May cũng bị mai một dần.

8
1.2. Giai đoạn 1954 – 1975: Giai đoạn vừa xây đụng, vừa chiến đấu
và chi viện cho tiền tuyến lớn.
Khi đất nƣớc giành độc lập, công nghiệp Dệt – May khôi phục lại.
Đảng và Nhà nƣớc coi ngành công nghiệp Dệt – May là ngành ƣu tiên phát
triển hàng đầu, một mặt giải quyết nhu cầu xã hội, mặt khác giải quyết công
ăn việc làm cho ngƣời lao động. Đƣợc sự quan tâm, chăm lo phát triển của
Đảng và Nhà nƣớc, Ngành Dệt – May đã phát triển nhanh chóng. Lực lƣợng
sản xuất tăng nhanh với nhiều nhà máy mới đƣợc xây dựng. Đội ngũ công
nhân đông đảo hàng vạn ngƣời đã hăng say lao động với tinh thần ”mỗi ngƣời
làm việc bằng hai” theo lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu để tăng nhanh sản
lƣợng hàng hóa nhằm đảm bảo nhu cầu cơ bản về sợi, vải chăn, màn, bông
băng y tế cho nhân dân và cho lực lƣợng vũ trang. Với khẩu hiệu ”Tất cả cho
tiền tuyến – Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lƣợc”, mặc dù cuộc chiến tranh
phá hoại miền Bắc ngày càng ác liệt nhƣng công nhân quyết tâm bám ca, bám
máy với tinh thần đội bom để sản xuất liên tục, hoàn thành xuất sắc các chỉ
tiêu kế hoạch Nhà nƣớc giao. Vì vậy, Ngành đã chi viện đầy đủ ngƣời và của
cho tiền tuyến lớn ”vải không thiếu một mét, quân không thiếu một ngƣời”.
Từ phong trào thi đua sản xuất và anh dũng chống chiến tranh phá hoại thời kì
này, nhiều cán bộ, công nhân Ngành Dệt – May đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động và nhiều tổ đội lao động xã hội chủ
nghĩa. Những thành tích này đã tô thắm lá cờ truyền thống của Ngành Dệt –
May VN trong một giai đoạn vẻ vang nhất của dân tộc ta.
1.3. Giai đoạn 1976 – 1990: Thời kì xây dựng hoà bình và hợp tác
toàn điện với các nƣớc XHCN
Thời kì xây dựng hoà bình và hợp tác toàn điện với các nƣớc XHCN
Ngành Dệt – May VN đã phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất do tiếp
quản toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp Dệt – May ở phía Nam và tiếp tục xây

9
nhiều nhà máy lớn trên cả nƣớc nhƣ Nhà máy Sợi Hà Nội, Sợi Vinh, Sợi Huế,
Sợi Nha Trang, Dệt Kim Hoàng Thị Loan…
Trong các kế hoạch 5 năm (1976-1980, 1981-1985 và 1986-1990),
bằng nhiều phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến
kĩ thuật, Ngành Dệt – May VN đã hoàn thành xuất sắc trƣớc thời hạn các chỉ
tiêu kế hoạch Nhà nƣớc giao, bảo đảm các nguyên liệu cho sản xuất, vải, quần
áo, chăn màn… cho tiêu dùng và là đầu mối xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hoá
theo nghị định thƣ hàng năm với các nƣớc xã hội chủ nghĩa, tạo việc làm và
đổi về từ 55 – 60 ngàn tấn bông xơ mỗi năm từ Liên Xô.
Cho đến năm 1990, Ngành đã có quy mô: về dệt có 129 DNNN, 1.979
HTX và hộ cá thể về may có 166 DNNN, 620 HTX và hộ cá thể. Năng lực
thiết bị có 860.000 cọc sợi và 2000 rô to, 43.000 máy dệt (kể cả khung dệt thủ
công), 60.000 thiết bị và máy may; đã xây dựng 1 Viện công nghệ sợi dệt và
1 Trung tâm nghiên cứu may. Toàn Ngành có trên 2.000 tiến sĩ, phó tiến sĩ và
kĩ sƣ công nghệ dệt may. Sản lƣợng thực hiện cuối năm 1990 đạt 50 ngàn tấn
sợi và hơn 450 triệu mét vải (khổ 0,80m), sản xuất 150 triệu sản phẩm may.
1.4. Từ 1991- 1999: Sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng
theo định hƣớng XHCN
Tuy quy mô công suất thiết bị đã tăng lên nhanh chóng trong thời kì kế
hoạch hoá, nhƣng do mới chỉ làm ra đƣợc những sản phẩm chất lƣợng trung
bình và thấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng, Ngành Dệt – May VN
đứng trƣớc những khó khăn hết sức gay gắt: thiết bị công nghệ sợi, nhuộm,
hoàn tất (khoảng 50%) cũ kĩ, lạc hậu, đã sử dụng 30 – 40 năm (có nhà máy đã
sử dụng 50 – 60 năm); máy dệt đa phần khổ hẹp, tiêu hao năng lƣợng và lao
động cao; thiếu vốn cho đầu tƣ đổi mới công nghệ và thiếu kĩ năng quản trị
doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng. Nhƣng nhờ có đƣờng lối đổi mới đúng
đắn của Đảng và Nhà nƣớc, đƣợc sự phối hợp của các bộ, ngành trong việc

10
mở thị trƣờng mới, cùng với tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ,
công nhân, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tƣ nâng cấp thiết bị cũ và đầu
tƣ công nghệ mới để sản xuất ra những sản phẩm theo yêu cầu thị trƣờng. Bên
cạnh đó, với luật khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài, các xí nghiệp liên doanh và
100% vốn nƣớc ngoài bắt đầu đầu tƣ vào lĩnh vực dệt may. Trong vòng 10
năm, có gần 170 dự án với số vốn đăng kí hơn 1.600 triệu USD, đã góp phần
làm cho Ngành Công nghiệp Dệt – May VN có sự phát triển mới cả về quy
mô, trình độ công nghệ, mẫu mã hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy,
đến cuối năm 1999, hơn 30% thiết bị dệt và 95% thiết bị may đã đƣợc đầu tƣ
bằng thiết bị, công nghệ tiên tiến. Công suất kéo sợi đạt 177 ngàn tấn, đã sản
xuất gần 100 ngàn tấn, trong đó có các loại sợi chất lƣợng cao cho hàng dệt
kim và dệt vải cao cấp. Tổng sản lƣợng vải đạt khoảng 500 triệu mét (khổ
0,8m), sản phẩm dệt kim đạt 34.000 tấn, khăn bông 10.000 tấn, mền chăn 1
triệu chiếc, thảm len hơn 5 triệu m2, sản phẩm may khoảng 250 triệu sản
phẩm. Tổng số lao động sử dụng gần một triệu ngƣời trong đó số có trình độ
kĩ sƣ trở lên hơn 3000 ngƣời. Có 2 viện và 1 trung tâm nghiên cứu, 4 trƣờng
đào tạo trung học và công nhân lành nghề. Các Trƣờng Đại học Bách khoa Hà
Nội và Đại học Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh đều có khoa đào tạo kĩ sƣ
công nghệ sợi, dệt, nhuộm.
Từ năm 1991 – 1999, Ngành Dệt – May VN đã có những thay đổi về
chất rất quan trọng, từ thiết bị công nghệ đến sản phẩm (nhất là công nghệ
may và sản phẩm may). Từ chỗ chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân trong nƣớc và thực hiện một phần theo Nghị định thƣ với Liên Xô
và các nƣớc XHCN Đông Âu đầu vào đầu ra do Nhà nƣớc quyết định, các
doanh nghiệp Dệt – May VN đã thực hiện từ khâu đầu đến khâu cuối, tự chọn
mua nguyên phụ liệu, tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tự định giá
mua, giá bán… Đến nay, sản phẩm dệt may VN đã thoả mãn một phần nhu

11
cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và có kim ngạch xuất khẩu lớn sang các
thị trƣờng khó tính trên thế giới nhƣ EU, Nhật Bản, Mĩ, Canađa…
Thời kỳ 1991 – 1999, toàn Ngành đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân
khoảng 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ hạng cao trong 10 mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của cả nƣớc, chỉ sau dầu thô nhƣng dẫn đầu các ngành
chế biến xuất khẩu, đạt gần 1,7 tỉ USD (năm 1999), trong đó hơn 60% sản
phẩm xuất khẩu sang thị trƣờng phi hạn ngạch, chiếm 14,6% kim ngạch xuất
khẩu cả nƣớc. Tạo việc làm cho gần một triệu lao động công nghiệp, chƣa kể
số lao động sản xuất nguyên liệu trồng bông, trồng đay, trồng dâu nuôi tằm).
1.5.Giai đoạn 2000 – 2007
Dệt – May Việt Nam nỗ lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.
Trong giai đoạn 2000 – 2005 ngành dệt may Việt Nam đó đạt tốc độ
tăng trƣởng xuất khẩu tƣơng đối cao – bình quân 20%/năm. Năm 2001 tổng
giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 2001 triệu USD. Năm 2005 Việt Nam
đã xuất khẩu đƣợc 4806 triệu USD tức gấp 2.4 lần so với năm 2001 đứng thứ
hai sau dầu mỏ. Nhƣng dù vậy sản xuất hàng dệt may vẫn chủ yếu là gia
công, lệ thuộc vào đối tác nƣớc ngoài về mẫu mã, thị truờng và giá cả.
Giai đoạn 2005 – 2007 ngành dệt may Việt Nam liên tục có những
thành tựu xuất sắc với tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu cao và ổn định. HIện nay
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế
giới WTO. Việc Việt Nam gia nhập WTO mang lại cả cơ hội và thách thức
cho ngành dệt may Việt Nam. Thuận lợi lớn nhất đối với dệt may Việt Nam là
các doanh nghiệp sẽ tự do tiếp cận với nhiều thị trƣờng hơn. Các rào cản vào
thị trƣờng nƣớc ngoài sẽ bị xóa bỏ. Các doanh nghiệp sẽ ko phải lo chạy hạn
ngạch nữa mà tập trung vào sản xuất. Với những doanh nghiệp trƣớc kia

12
không có hạn ngạch thì nay có nhiều khả năng tiếp cận với thị trƣờng may
mặc Mỹ. Còn với những công ty đã xuất khẩu vào Mỹ rồi, việc không còn
hạn ngạch sẽ tạo cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trƣờng này. Đối
thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc tạm thời đang bị Mỹ áp
dụng biện pháp tự vệ đến năm 2008 do sau khi gia nhập WTO, nƣớc này đã
gia tăng quá nhanh sản phẩm dệt may vào thị trƣờng Mỹ, buộc Mỹ phải áp
hạn ngạch với 28 mặt hàng dệt may xuất xứ từ Trung Quốc. Do đó, từ nay
đến năm 2008, Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị
trƣờng đầy tiềm năng này. Bên cạnh những thuận lợi, ngành dệt may Việt
Nam phải đối đầu với những thách thức lớn, mặt trái của WTO là các doanh
nghiệp cũng sẽ phải chia sẻ thị trƣờng nội địa cho các đối thủ nƣớc ngoài.
Điều lo ngại nhất đối với các doanh nghiệp dệt may chính là sự cạnh tranh
trên sân nhà sẽ trở nên gay gắt hơn, bởi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ
dành cho ngành không còn và quan trọng hơn là hàng rào thuế quan bảo hộ
doanh nghiệp ở thị trƣờng nội địa cũng bị dỡ bỏ.
Tình hình ngành dệt may Việt Nam qua 9 tháng đầu năm 2007 có
những bƣớc tiến rất đáng kể. Xuất khẩu dệt may qua 9 tháng đầu năm 2007 đã
đạt 5,805 tỷ USD, trong khi dầu thô mới chỉ đạt 5,781 tỷ USD. Nhƣ vậy, vị trí
dẫn đầu xuất khẩu của dầu thô trong suốt những năm qua đã bị thay thế bởi
dệt may. Theo số liệu của Phòng Thƣơng mại Biella (Italia) đƣa ra trong
chuyến làm việc mới đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã lọt vào
top 10 nƣớc và vùng lãnh thổ xuất khẩu lớn nhất thế giới. Hiện Việt Nam
đứng sau Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, ấn Độ, Mêxicô, Hồng Công (Trung
Quốc), Băngla Đét và gần ngang bằng với Inđônêxia, Mỹ. Với mức tăng
trƣởng 30% và dự kiến đạt 7,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2007,
Việt Nam đã có bƣớc nhảy vọt từ vị trí thứ 16 lên top 10.
2. Vai trò của ngành dệt may đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

13
2.1. Ngành dệt may góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Việc chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế đƣợc thể hiện rõ nhất là sự
chuyển đổi cơ cấu của các ngành kinh tế mũi nhọn trong đó vai trò của ngành
dệt may Việt Nam trong quá trình chuyển dịch cơ cấu là không thể phủ nhận.

Xét về cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia ngành dệt may Việt
Nam, trƣớc thời mở cửa chỉ có các công ty, xí nghiệp và hợp tác xã quốc
doanh hoạt động với tổng sản lƣợng bị hạn chế, nhƣng sau khi Đảng và Nhà
nƣớc chủ trƣơng mở cửa, phát triển kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần,
ngành dệt may Việt Nam đã thể hiện sự năng động chuyển mình đáng khâm
phục, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may Việt Nam bao gồm
đầy đủ cả doanh nghiệp nhà nƣớc, tƣ nhân, liên doanh và 100% vốn nƣớc
ngoài. Hiện nay ƣớc tính có khoảng 1200 doanh nghiệp dệt may trong toàn
ngành và hàng chục ngàn cơ sở nhỏ khác (tính mọi thành phần kinh tế) trên
lãnh thổ Việt Nam có: 187 doanh nghiệp dệt may nhà nƣớc (Trung ƣơng và
địa phƣơng, trong đó 72 thuộc về lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm, 117 doanh nghiệp
May. Khoảng 800 công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, tƣ nhân trong đó
khoảng 600 đơn vị là may mặc, thêu và đan len chủ yếu ra đời từ năm 1998
trở lại đây.
2.2. Ngành dệt may góp phần mở rộng hợp tác quốc tế
2.2.1. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Cùng với xu hƣớng hòa bình, hợp tác trên thế giới, kinh tế, công nghệ,
khoa học và môi trƣờng không còn có thể bó hẹp trong pham vi từng quốc
gia. Do tác động ngày càng sâu rộng của cuộc cách mạng mới trong khoa học
và công nghệ, những hoạt động sản xuất ngày càng có tính chất tƣơng tác qua
lại vƣợt ra khỏi khuôn khổ từng quốc gia riêng lẻ.

14

Trong những dự án đầu tƣ liên doanh và 100% vốn nƣớc ngoài đang
triển khai hoạt động tại Việt Nam thì các lĩnh vực đầu tƣ chủ yếu của họ là
hƣớng vào đầu tƣ khoa học công nghệ, máy móc thiết bị cho các ngành Sợi –
Dệt – Nhuộm – Đan len – May mặc – Phụ tùng máy may.
2.2.2. Hợp tác và hội nhập dƣới góc độ thƣơng mại

Dƣới góc độ kinh tế, sự hội nhập trong ngành dệt may Việt Nam với
thế giới đƣợc thể hiện ở việc phát triển theo chiều rộng và chiều sâu các giao
dịch thƣơng mại với các nƣớc khác một cách có hiệu quả.

Xét dƣới góc độ kinh tế, sự hội nhập trong ngành dệt may Việt Nam
với thế giới đƣợc thể hiện ở việc phát triển theo chiều rộng và chiều sâu các
giao dịch thƣơng mại với các nƣớc khác một cách có hiệu quả.

Xét dƣới góc độ hợp tác theo con đƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài ta có thể
thấy tốc độ tăng trƣởng sản xuất trong quá trình phát triển của ngành dệt may
Việt Nam bình quân đạt 10,7%/năm trong đó có sự đóng góp đáng kể của các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài .

Hiện nay Việt Nam có 170 dự án đầu tƣ liên doanh và 100% vốn nƣớc
ngoài đang triển khai hoạt động với tổng số vón đầu tƣ ƣớc tính là 1,2 tỉ đô la.
Tính đến nay trong số 13 nƣớc tham gia đầu tƣ, Đài loan và Hàn quốc là hai
nƣớc có số dự án nhiều nhất. Ngoài ra Nhật Bản, Hồng Kông là những nƣớc
kế tiếp đầu tƣ nhiều trong lĩnh vực may mặc.
2.3. Ngành dệt may góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống của
nhân dân
Trong bốn thập kỷ qua, công nghiệp dệt may luôn có vị trí quan trọng
trong đời sống con ngƣời, đây là ngành tạo nhiều công ăn việc làm nhất cho
ngƣời lao động. Lao động ngành may chiếm 25% lực lƣợng lao động công
nghiệp: 5,58% giá trị sản xuất công nghiệp (1999). Năm 2000 ngành này đang

15
có 1,6 triệu lao động và dự kiến năm 2005 sẽ sử dụng 3 triệu lao động, năm
2010 là 4,5 triệu lao động. Nƣớc ta vốn là nƣớc có dân số phát triển khá
nhanh, nguồn lao động dồi dào và ngƣời dân vốn cần cù, khéo léo. So với các
nƣớc khác giá sinh hoạt ở Việt Nam thấp hơn do đó giá nhân cũng rẻ hơn, đây
cũng là điều kiện quan trọng tạo cho hàng hoá của ta nói chung và hàng dệt
may nói riêng có ƣu thế cạnh tranh thị trƣờng thế giới. Ngành dệt và đặc biệt
là ngành may nƣớc ta có đội ngũ công nhân lành nghề, tiếp thu kỹ thuật
nhanh, có thể sản xuất những sản phẩm chất lƣợng cao do vậy may công
nghiệp đang là một thị trƣờng gia công hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Nói đến vai trò của dệt may Việt Nam với việc cải thiện đời sống nhân dân,
trƣớc hết nó thể hiện ở việc cung cấp sản phẩm may mặc đến cho từng ngƣời
dân Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Bác Hồ kính yêu đã
nói những lời hết sức giản dị nhƣng thật là vĩ đại: “Tôi có mong ƣớc là đất
nƣớc đƣợc thống nhất, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc và đƣợc đi học”.
Ngƣời Việt Nam bây giờ quan tâm đến mặc đẹp hơn là mặc ấm và mặc lành, điều
đó đã chứng tỏ sự đóng góp quan trọng của ngành dệt may Việt Nam đối với việc
cải thiện đời sống nhân dân. Ngoài ra, vai trò của dệt may Việt Nam với việc cải
thiện đời sống nhân dân còn đƣợc thể hiện ở nguồn lợi mà nó đem về cho đất
nƣớc, từ tổng kim ngạch xuất khẩu, ngân sách nhà nƣớc có nguồn thu, từ đó nhân
dân có bệnh viện, trƣờng học, nơi vui chơi giải trí và các công trình phúc lợi xã
hội. Với vai trò vừa thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc, vừa là nguồn xuất
khẩu thu ngoại tệ chủ yếu, ngành dệt may luôn luôn là một trong những ngành
kinh tế lớn của đất nƣớc và đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích phát triển.
Bảng 1.1: Kim ngạch XK hàng dệt may Việt Nam 2001- 9 tháng 2007

Đơn vị: Triệu USD
Năm
Kim ngạch xuất khẩu Tổng kim ngạch
Tỷ trọng /

16

(Nguồn: Tổng công ty Dệt – May Việt Nam)
Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam liên tục
tăng qua các năm và ngày càng góp phần quan trọng trong việc tăng tổng kim
ngạch xuất khẩu. Đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ
chức thƣơng mại thế giới, kim ngạch xuất khẩu dệt may có bƣớc tiến vƣợt
bậc, chiếm tỷ trọng 16,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu
năm 2007 tăng 2% so với tỷ trọng/ tổng số của toàn năm 2006.
3. Những khó khăn và thuận lợi của ngành dệt may Việt Nam
3.1. Những thuận lợi
Ngành dệt may VN đƣợc đánh giá là ngành có lợi thế so sánh cao nhờ
các yếu tố :
– Nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ, tuy nhiên đây không phải
là yếu tố ổn định trong cạnh tranh. Khi trình độ khoa học kỹ thuật nâng cao,
lợi thế về lao động sẽ không còn sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nữa.
– Vị trí địa lý và điều kiện giao lƣu hàng hoá: VN nằm trong khu vực
Đông Nam Á, Vị trí của VN cũng thuận tiện cho việc phát triển giao lƣu hàng

dệt may
xuất khẩu
tổng số
2001
2000
15100
7.55
2002
2710
16530
6,1
2003
3630
19880
5,5
2004
4319
26003
6
2005
4806
34278
7,13
2006
5800
40000
14,5
9 tháng 2007
5805
35200
16,5

17
hải quốc tế với các khu vực trên thế giới với bờ biển dài, có nhiều hải cảng
nƣớc sâu và có khí hậu tốt…
– Khả năng cung cấp nguyên liệu: VN có rất nhiều vùng có điều kiện khí
hậu thổ nhƣỡng phù hợp cho sự phát triển cây bông. Nghề trồng dâu nuôi
tằm, dệt lụa truyền thống của VN đã đƣợc phát triển với việc áp dụng kỹ thuật
mới, cho ra đời các sản phẩm có chất lƣợng cao, đƣợc ƣa chuộng trên thế giới
tuy sản lƣợng còn thấp.
– Khả năng đổi mới thiết bị công nghệ: Trang thiết bị ngành may đã có
những thay đổi đáng kể với các thiết bị công nghệ mới của các nƣớc tiên tiến,
có thể sản xuất những mặt hàng chất lƣợng quốc tế. Phần lớn các doanh
nghiệp may có quy mô vừa và nhỏ, có khả năng thích nghi linh hoạt, dễ dàng
đổi mới trang thiết bị, công nghệ theo điều kiện biến động của thị trƣờng.
– Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ: Ngành dệt may với đặc điểm có
hàm lƣợng lao động lớn và có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao, đƣợc xếp vào
lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ phát triển. Nhiều chính sách thƣơng mại và đầu
tƣ đã có tác dụng thiết thực trong việc tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi,
tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp dệt may và thu hút vốn đầu tƣ vào
lĩnh vực này.
– Khả năng cạnh tranh: Xuất phát từ những lợi thế trên, mặc dù sản phẩm
dệt may của VN hầu nhƣ chƣa đƣợc biết đến trên thị trƣờng thế giới nhƣng
sản phẩm may xuất khẩu của VN đƣợc đánh gía cao về nhiều phƣơng diện.
Chất lƣợng sản phẩm tốt và ổn định, thời gian giao hàng đƣợc xem vào loại
tốt nhất so với các nƣớc Châu Á.
3.2. Những khó khăn
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, ngành dệt may VN đang phải đƣơng
đầu với nhiều khó khăn và thách thức từ nhiều phía:

18
-Không những phải nhập nguyên liệu, mà hầu hết các phụ liệu khác
ngành may xuất khẩu cũng phải nhập ngoại, một phần do sản xuất phụ liệu
trong nƣớc chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, một phần do khách hàng nƣớc
ngoài yêu cầu phải sử dụng phụ liệu do bên họ cung cấp. Vì vậy, các doanh
nghiệp thƣờng rơi vào thế bị động do nguồn cung cấp nguyên phụ liệu chậm
chễ, thiếu đồng bộ hay không đảm bảo quy cách phẩm chất.
-Trình độ thiết kế kiểu mẫu còn chƣa phát triển.
-Về cơ chế quản lý nhập khẩu: Bên cạnh những thay đổi đáng kể trong
công tác quản lý XNK, nhiều hính sách biện pháp vẫn còn bất cập, gây khó
khăn cho các doanh nghiệp sản xuất-XNK hàng dệt may.
Có thể nói, sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn kém cạnh tranh hơn
nhiều nƣớc trong khu vực về nhiều mặt :
+ Về giá: Do hầu hết phải nhập khẩu từ nguyên phụ liệu đến công nghệ,
thiết bị, mặt khác do VN chỉ làm những khâu cắt, ráp, đóng góp … có giá trị
gia tăng thấp, nên giá thành sản phẩm vẫn còn khá cao trong thị trƣờng cạnh
tranh.
+ Về cơ cấu sản phẩm: sản phẩm dệt may VN vẫn còn đơn điệu. Khả
năng đa dạng hoá mặt hàng không theo kịp với sự thay đổi của yêu cầu thị
trƣờng, đặc biệt là với các trang phục cao cấp.
+ Về thị trƣờng: VN đang tham gia vào thị trƣờng thế giới khi thị trƣờng
đã khá định hình, phải cạnh tranh với các nƣớc có cùng loại sản xuất xuất
khẩu nhƣng có trình độ phát triển cao hơn, có tên tuổi và uy tín trên thị
trƣờng, lại đƣợc ƣu đãi hơn trong các Hiệp định song phƣơng hay đa phƣơng
về hàng dệt may với các nƣớc nhập khẩu .
+ Về cơ sở hạ tầng: So với nhiều nƣớc trong khu vực, cơ sở hạ tầng của
VN kém cạnh tranh hơn về nhiều phƣơng diện: Các dịch vụ tài chính, ngân

19
hàng kém phát triển, điều kiện giao thông vận tải kho tàng, bến bãi vừa thiếu
vừa yếu kém, chi phí điện nƣớc, liên lạc viễn thông cao,… Với mặt hàng dệt
may, khối lƣợng nguyên liệu nhập khẩu cũng nhƣ xuất khẩu thành phẩm cần
phải chuyển tải lớn thì các yếu tố trên càng trở nên quan trọng.
Tuy nhiên, VN cũng đang cố gắng khắc phục dần những yếu điểm của
mình để đi lên hoà nhập cùng nhịp với thế giới và ngành dệt may VN cũng
nhƣ hàng dệt may của VN cũng đang từng bƣớc chuyển đổi cho phù hợp với
xu thế phát triển của thế giới.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
CỦA CÔNG TY HAPROSIMEX

I. Giới thiệu chung về công ty
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Haprosimex
Tên tiếng Việt: Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội

20
Tên tiếng Anh: Hanoi General Production and Import-Export Company
(Haprosimex Hanoi)
Tên viết tắt: Haprosimex
Trụ sở chính: 22 Hàng Lƣợc, Hà Nội
Số điện thoại: 04.8257808
Fax: 04.8264014
Website: http://www.haprosimex.com.vn/
Công ty Haprosimex chuyên sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng: dệt
may, thủ công mĩ nghệ, nông lâm sản…. Công ty Haprosimex đã xuất khẩu
sang hơn 60 quốc gia và vùng lành thổ trên thế giới, trong đó các thị trƣờng
xuất khẩu chính là: Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, Anh…..
Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu đƣợc Bộ thƣơng mại đánh giá là
doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín liên tục từ năm 2004 đến nay, công ty
Haprosimex luôn nỗ lực hết mình với khẩu hiệu “ Tất cả vì khách hàng”.
Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội có tiền thân là
liên hiệp các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Hà Nội.Theo chủ trƣơng đổi mới
và để thích nghi với cơ chế thị trƣờng, theo nghị quyết 16/NQ của Bộ Chính
Trị và nghị quyết số 146/HĐBT của Hội Đồng Bộ trƣởng thực hiện việc giải
thể liên hiệp hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, ngày 18/12/1989 UBND thành
phố Hà Nội đã ra quyết định số 591/QĐ-TC chuyển liên hiệp hợp tác xã tiểu
thủ công nghiệp Hà Nội thành Liên hiệp sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu
tiểu thủ công nghiệp Hà Nội trên cơ sở tiếp nhận, tổ chức lại lao động, cơ sở
vật chất, nguồn vốn…của Liên hiệp hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Theo
quyết định này Liên hiệp sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công

21
nghiệp Hà Nội là một tổ chức kinh tế tập thể có tƣ cách pháp nhân và thực
hiện chế độ hạch toán kinh tế. Từ năm 1989 đến năm 1993, đây là Liên hiệp
xuất nhập khẩu tổng hợp mạnh nhất trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, có
hoạt động trên mọi lĩnh vực xuất nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
là: sắt, thép, phân bón, hóa chất, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất…Các mặt
hàng xuất khẩu chính là hàng hóa nông lâm sản, khoáng sản, nguyên vật liệu
thô, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp…Tuy nhiên, nhìn chung trong giai
đoạn này Liên hiệp vẫn chủ yếu kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh, đơn đặt
hàng, hạn ngạch do nhà nƣớc cấp, khả năng tự chủ thấp, cơ cấu bộ máy tổ
chức còn cồng kềnh, hiệu quả chƣa cao.
Năm 1993, công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đƣợc
thành lập theo quyết định số 528/QĐ/UB ngày 29 tháng 1 năm 1993 của
UBND thành phố Hà Nội với tên gọi ban đầu là Công ty sản xuất, dịch vụ và
xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội trực thuộc Liên hiệp sản xuất,
dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội. Theo quyết định này,
công ty là doanh nghiệp nhà nƣớc có đầy đủ tƣ cách pháp nhân và hạch toán
độc lập, đƣợc mở tài khoản tại các ngân hàng kể cả tài khoản ngoại tệ và đƣợc
sử dụng con dấu riêng theo quyết định của nhà nƣớc. Cũng theo quyết định
thành lập này công ty có số vốn kinh doanh ban đầu là 1564,5 triệu đồng, bao
gồm:
– Vốn cố định là 550,7 triệu đồng
– Vốn lƣu động là 1013,8 triệu đồng
Trong đó:
– Vốn ngân sách nhà nƣớc cấp : 1552,5 triệu đồng
– Vốn doanh nghiệp tự bổ sung : 120 triệu đồng

22

Đến ngày 30 tháng 8 năm 1993, UBND thành phố Hà Nội lại ra quyết
định số 3236/QĐ/UB đổi tên công ty thành tên chính thức hiện nay là Công ty
sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội. Đăng ký kinh doanh số 109194
do Uỷ ban kế hoạch nhà nƣớc cấp ngày 10/09/1993.

Trong những buổi đầu thành lập, công ty đã gặp phải không ít
khó khăn cả về khách quan lẫn chủ quan. Đó là do việc chuyển đổi từ một cơ
quan hành chính bao cấp sang thành đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán
độc lập cùng với cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, đội ngũ công nhân viên
chƣa quen với công việc sản xuất kinh doanh mới cộng với việc thanh tra,
kiểm tra kéo dài… Bên cạnh đó là những khó khăn do việc các thị trƣờng
xuất nhập khẩu truyền thống nhƣ Liên Xô và các nƣớc Đông Âu có nhiều xáo
trộn, trong khi thị trƣờng Tây Âu và khu vực châu Á tuy có mở rộng nhƣng
vẫn còn rất mới. Trong tình hình đó, toàn bộ cán bộ công nhân viên trong
công ty đã đoàn kết phấn đấu vừa sắp xếp lại tổ chức, vừa duy trì hoạt động
kinh doanh và từng bƣớc tháo gỡ những vƣớng mắc về tài sản, về vốn, về tổ
chức quản lý. Từ đó công ty nâng cao đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh,
từng bƣớc mở rộng thị trƣờng. Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của thành ủy,
UBND thành phố Hà Nội cùng các cơ quan chức năng kết hợp với sự năng
động sáng tạo của ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã
đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của mình không ngừng phát triển với tốc
độ năm sau cao hơn năm trƣớc. Đến nay công ty sản xuất và xuất nhập khẩu
tổng hợp Hà Nội đã là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu của thành phố
Hà Nội cũng nhƣ của cả nƣớc, với tốc độ tăng trƣởng bình quân là 25%/năm.
Công ty đã có tích lũy, đầu tƣ chiều sâu, mở rộng ngành nghề và đa dạng hóa
mặt hàng, mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu với nhiều nƣớc trên thế giới,
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, công ty đã có chỗ đứng vững chắc
trên thƣơng trƣờng và có tiềm năng phát triển lớn mạnh hơn.

23
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
2.1. Chức năng
– Tổ chức các cơ sở sản xuất may mặc, dệt len, lắp ráp xe máy, gia
công chế biến nông lâm sản và các hàng hóa khác để xuất khẩu và làm dịch
vụ xây dựng.
– Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng thủ công nghiệp, công nghiệp, hàng
nông lâm, hải sản, khoáng sản.
– Nhập khẩu vật tƣ nguyên liệu, thiết bị phụ tùng, phƣơng tiện để phục
vụ cho nhu cầu của thị trƣờng.
– Nhận ủy thác xuất khẩu và nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong
nƣớc và quốc tế, tham gia liên doanh, liên kết sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu
dùng trong nƣớc.
– Hợp tác, liên doanh liên kết mở cửa hàng làm đại lý giới thiệu, tiêu
thụ sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh với các tổ chức kinh tế
trong và ngoài nƣớc.
2.2. Nhiệm vụ

Là một doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nƣớc do
UBND thành phố Hà Nội quản lý, có tƣ cách pháp nhân, thực hiện chế độ
hạch toán kinh tế độc lập, có tài sản riêng, nhiệm vụ của công ty là:
– Tổ chức và hoàn thiện bộ máy của công ty.
– Bảo toàn và phát triển vốn của nhà nƣớc giao
– Nộp ngân sách nhà nƣớc và địa phƣơng
– Thực hiện chế độ thu chi, hóa đơn, chứng từ theo chế độ hạch toán
của nhà nƣớc

24
– Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, thực hiện đúng đƣờng lối chính sách bảo vệ tài nguyên môi trƣờng.
3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Tổng giám đốc

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty, là ngƣời chịu trách
nhiệm sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc theo quy
định hiện hành.

Phó tổng
giám đốc
IV
Phòng
Tổ
Chức
Hành
Chính

Trung
Tâm Y
Tế

Phó
Tổng
Giám
đốc
II
Phó
tổng
giám
đốc I
Phòng
Kế toán –tài chính

Phó tổng
giám
đốc III
Trung
tâm TN
&KTCL
SP
Công ty liên
doanh
Haprosimex –
MSA
Nhà
MáyMay
Thanh Trì


nghiệp
mũ xuất
khẩu
Ban
CBSX
Nhà Máy
May 3
Phòng kỹ
thuật đầu tƣ
Nhà Máy Dệt
vải Denim
Các Nhà Máy
Dệt Sợi Khác
Phòng
Xuất Nhập
Khẩu
Phòng
Kế hoạch
Thị trƣờng
Phòng
Đời
Sống

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *