9865_Giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển bằng container tại công ty TNHH MTV Thanh Tân Container giai đoạn 2017-2020

luận văn tốt nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
HÀNG HÓA ĐƢỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THANH TÂN
CONTAINER GIAI ĐOẠN 2017-2020

Ngành:
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành:
QUẢN TRỊ NGOẠI THƢƠNG

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Bùi Nhật Lê Uyên
Sinh viên thực hiện
: Võ Thị Thu Hằng

MSSV: 1311140827
Lớp: 13DQN07

TP. Hồ Chí Minh, 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và số liệu
trong khóa thực tập đƣợc Công ty TNHH Một Thành Viên Thanh Tân Container
cung cấp, không sao chép bất kì nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này.

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …..

Ngƣời cam đoan

Võ Thị Thu Hằng

ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp đề tài “Giải pháp hoàn thiện
hoạt động giao nhận hàng hóa đƣờng biển bằng container tại Công ty TNHH Một
Thành Viên Thanh Tân Container giai đoạn 2017 – 2020”. Trƣớc hết em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Quý thầy cô Trƣờng Đại Học Công Nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, em đã đƣợc trang bị những kiến thức quý báu
để có thể thực tập tốt ngoài thực tế. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Bùi
Nhật Lê Uyên, ngƣời đã hƣớng dẫn trong suốt quá trình em bắt đầu viết cho đến
lúc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Em cũng xin đồng gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Công ty TNHH Một
Thành Viên Thanh Tân Container đã tạo điều kiện để em thực tập và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Sau cùng, em xin kính chúc đến các quý thầy cô, các anh chị trong công ty
luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc cũng nhƣ cuộc sống. Kính
chúc quý Công ty ngày càng thịnh vƣợng và phát triển hơn.
Sinh viên thực hiện

Võ Thị Thu Hằng

iii

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : Võ Thị Thu Hằng

MSSV :
1311140827
Khoá :
2013 – 2017

1. Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Đơn vị thực tập

iv

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên : Võ Thị Thu Hằng

MSSV :
1311140827
Khoá :
2013 – 2017
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………

Giảng viên hƣớng dẫn

v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………………………..
i
NHẬN XÉT THỰC TẬP …………………………………………………………………………………
iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ……………………………………………..
iv
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………………… v
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………..
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………………………………………….. x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ………………………………………………………………………………
xi
LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………. 1
1. Lý do chọn đề tài: ……………………………………………………………………………………
1
2. Mục đích nghiên cứu: ………………………………………………………………………………
1
3. Phạm vi nghiên cứu: ………………………………………………………………………………..
1
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: …………………………………………………………………………
1
5. Kết cấu của khóa luận:
……………………………………………………………………………..
1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH DỊCH VỤ GIAO NHẬN ….. 3
1.1 Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đƣờng biển: ……….
3
1.1.1 Khái niệm – vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
đƣờng biển: ………………………………………………………………………………………………..
3
1.1.1.1 Khái niệm: ……………………………………………………………………………………
3
1.1.1.2 Vai trò:
…………………………………………………………………………………………
3
1.1.2 Cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đƣờng
biển: ………………………………………………………………………………………………………….
5
1.1.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
đƣờng biển: ………………………………………………………………………………………………..
6
1.1.3.1 Các yếu tố khách quan: ………………………………………………………………….
6
1.1.3.2 Các yếu tố chủ quan: ……………………………………………………………………..
7
1.2 Ngƣời giao nhận: …………………………………………………………………………………..
8
1.2.1 Khái niệm – vai trò: …………………………………………………………………………….
8
1.2.2 Chức năng:
……………………………………………………………………………………….
10
1.2.3 Nghĩa vụ – quyền hạn:
………………………………………………………………………..
11
1.3 Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đƣờng biển: …………….
12
1.3.1 Container đƣờng biển (các loại container và tiêu chuẩn):
……………………….
12
vi

1.3.2 Cách thức đóng hàng vào container đƣờng biển: …………………………………..
14
1.3.2.1 Xác định đặc điểm của hàng hóa chuyên chở: …………………………………
14
1.3.2.2 Kiểm tra container:
………………………………………………………………………
14
1.3.2.3 Phân bố hàng để đảm bảo cân bằng container: ………………………………..
16
1.3.3 Các phƣơng thức gửi hàng bằng container đƣờng biển:
………………………….
17
1.3.3.1 Gửi hàng nguyên container (FCL – Full container load):
………………….
17
1.3.3.2 Gửi hàng lẻ (LCL):
………………………………………………………………………
18
1.4 Các chứng từ sử dụng trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
đƣờng biển: ………………………………………………………………………………………………
20
1.4.1 Chứng từ sử dụng đối với hàng xuất khẩu:……………………………………………
20
1.4.1.1 Chứng từ hải quan: ………………………………………………………………………
21
1.4.1.2 Chứng từ với cảng với tàu:
……………………………………………………………
21
1.4.1.3 Chứng từ khác: ……………………………………………………………………………
22
1.4.2 Chứng từ phát sinh trong giao nhận hàng nhập khẩu: …………………………….
22
1.5 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container
đƣờng biển: ………………………………………………………………………………………………
22
1.5.1 Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng container đƣờng biển: ……………………
22
1.5.1.1 Xin giấy phép (nếu có): ………………………………………………………………..
23
1.5.1.2 Xác nhận phƣơng thức thanh toán: ………………………………………………..
24
1.5.1.3 Chuẩn bị hàng xuất:
……………………………………………………………………..
26
1.5.1.4 Kiểm tra hàng xuất: ……………………………………………………………………..
27
1.5.1.5 Thuê tàu (nếu có):
………………………………………………………………………..
28
1.5.1.6 Mua bảo hiểm (nếu có):………………………………………………………………..
29
1.5.1.7 Thực hiện thủ tục hải quan:
…………………………………………………………..
29
1.5.1.8 Giao hàng: ………………………………………………………………………………….
31
1.5.1.9 Chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán: ………………………………………………….
33
1.5.1.10 Xử lí khiếu nại (nếu có):
……………………………………………………………..
33
1.5.2 Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng container đƣờng biển:
…………………..
34
1.5.2.1 Xin giấy phép (nếu có): ………………………………………………………………..
34
1.5.2.2 Xác nhận phƣơng thức thanh toán: ………………………………………………..
34
1.5.2.3 Thuê tàu (nếu có):
………………………………………………………………………..
35
1.5.2.4 Mua bảo hiểm (nếu có):………………………………………………………………..
35
vii

1.5.2.5 Chấp nhận thanh toán:
………………………………………………………………….
35
1.5.2.6 Làm thủ tục hải quan:
…………………………………………………………………..
36
1.5.2.7 Nhận hàng: …………………………………………………………………………………
36
1.5.2.8 Kiểm tra chất lƣợng hàng nhập khẩu, dán nhãn hàng hóa: ………………..
37
1.5.2.9 Khiếu nại (nếu có): ………………………………………………………………………
37
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
…………………………………………………………………………………. 39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA
ĐƢỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN THANH TÂN CONTAINER. ………………………………………………………………. 40
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Một Thành Viên Thanh
Tân Container: ………………………………………………………………………………………….
40
2.1.1 Giới thiệu Công ty TNHH Một Thành Viên Thanh Tân Container: …………
40
2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………….
40
2.1.2.1 Chức năng:………………………………………………………………………………….
40
2.1.2.2 Lĩnh vực kinh doanh: …………………………………………………………………..
41
2.1.3 Cơ cấu tổ chức: …………………………………………………………………………………
42
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức:
………………………………………………………………….
42
2.1.3.2 Cơ cấu quản lý doanh nghiệp: ……………………………………………………….
42
2.1.4 Phân tích tình hình hoạt động của Công ty:
…………………………………………..
43
2.1.4.1 Cơ cấu doanh thu các dịch vụ: ………………………………………………………
43
2.1.4.2 Khách hàng:
………………………………………………………………………………..
44
2.1.4.3 Thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh:
…………………………………………………..
45
2.1.4.4 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty: …………………….
45
2.1.4.5 Đánh giá chung tình hình hoạt động của Công ty:
……………………………
46
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển đƣờng biển tại Công ty:
…………………………………………………………………..
47
2.2.1 Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đƣờng biển bằng
container tại Công ty:
…………………………………………………………………………………
47
2.2.2 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu đƣờng biển bằng container tại Công ty:
……………………………………………………………………………………………………………….
57
viii

2.3 Đánh giá chung thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng container đƣờng biển tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thanh Tân
Container:
…………………………………………………………………………………………………
64
2.3.1 Ƣu điểm: ………………………………………………………………………………………….
64
2.3.2 Hạn chế: …………………………………………………………………………………………..
65
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
…………………………………………………………………………………. 66
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO
NHẬN HÀNG HÓA ĐƢỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN THANH TÂN CONTAINER …………………………….. 67
3.1 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa đƣờng biển bằng
container tại Công ty:
…………………………………………………………………………………
67
3.1.1 Giải pháp trong việc chuẩn bị, kiểm tra chứng từ và khai báo hải quan: …..
67
3.1.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: …………………………………………………..
67
3.1.3 Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng:
………………………………
68
3.1.4 Giải pháp nâng cao cơ sở hạ tầng kho bãi, đầu tƣ thêm phƣơng tiện vận
chuyển:
…………………………………………………………………………………………………….
70
3.1.5 Giải pháp kiểm tra container: ……………………………………………………………..
71
3.1.6 Giải pháp hoàn thiện những quy trình thực hiện đơn giản, thiết thực hơn:
..
72
3.2 Kiến nghị: …………………………………………………………………………………………..
74
3.2.1 Đối với Nhà nƣớc: …………………………………………………………………………….
74
3.2.2 Đối với Hiệp hội giao nhận Việt Nam:
…………………………………………………
75
3.3.3 Đối với các bên có liên quan: ……………………………………………………………..
75
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
…………………………………………………………………………………. 76
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………… 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………… 78
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………………. 79

ix

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

A/N
Arrival Notice
B/L
Bill of Lading
D/O
Delivery Order
HBL
House Bill of Lading
Manifest
Bản khai hàng hóa
MBL
Master Bill of Lading
SITC VN
Công ty SITC Việt Nam
TEU
Twenty-foot Equivalent Units
MSDS
Material safety data sheet
L/C
Letter of credit
FCL
Full container load
LCL
Less than a container
FIATA
International Federration of
Freight Forwarders Association
x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1: Thông số kỹ thuật container …………………………………………………………..
13
Bảng 2. 1: Cơ cấu dịch vụ của 3 năm gần đây (2013-2015)
……………………………….
43
Bảng 2. 2: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận 3 năm gần đây (2013-2015) nhóm dịch vụ
khai thuê hải quan ………………………………………………………………………………………..
46
Bảng 2. 3: Doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu cho đối tác (2013-
2015)…………………………………………………………………………………………………………..
47
Bảng 2. 4: Doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu cho đối tác (2013-
2015)…………………………………………………………………………………………………………..
57

xi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. 1: Quy trình giao hàng xuất khẩu ………………………………………………………
23
Sơ đồ 1. 2: Quy trình nhận hàng nhập khẩu
……………………………………………………..
34
Sơ đồ 2. 1: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đƣờng biển bằng container tại
Công ty ……………………………………………………………………………………………………….
48
Sơ đồ 2. 2: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đƣờng biển bằng container tại
Công ty ……………………………………………………………………………………………………….
57

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Với xu thế toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, các hoạt động xuất khẩu ngày
càng phát triển. Các Doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu càng phát triển sẽ
càng có nhu cầu dùng đến các Công ty dịch vụ để thực hiện giao nhận hàng hóa để
ngày càng chuyên nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn trên, từ những cơ sở lý luận, từ
thực tiễn quan sát đƣợc từ Công ty em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Giải
pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa đƣờng biển bằng container tại
Công ty TNHH Một Thành Viên Thanh Tân Container giai đoạn 2017 – 2020”.
2. Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đƣờng biển tại Công ty,
từ đó rút ra bài học nhằm đƣa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thanh Tân Container.
3. Phạm vi nghiên cứu:

Công ty hoạt động ở nhiều lĩnh vực nhƣ: kho bãi, đóng gói,… và hoạt động
xuất nhập khẩu rất phức tạp, rộng lớn nên trong khóa luận tốt nghiệp này em chỉ tập
trung nghiên cứu quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đƣờng biển container
tại Công ty.

Phạm vi không gian
Quy trình hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đƣờng biển container
tập trung chủ yếu ở Phòng thủ tục Hải quan (gồm bộ phận đóng hàng consol, bộ
phận mở container, bộ phận làm thủ tục Hải quan), Phòng Vận tải (vận chuyển nội
địa) và Phòng chứng từ hãng tàu. Đây là ba phòng đƣợc tập trung nghiên cứu.
Phạm vi thời gian
Đề tài tập trung vào phân tích hoạt động giao nhận hàng hóa đƣờng biển
bằng container giai đoạn 2013 – 2015 và đề xuất ra giải pháp cho giai đoạn 2017 –
2020. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu nguồn Công ty TNHH Một Thành Viên Thanh
Tân container.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Kết hợp nhiều phƣơng pháp nhƣ: nghiên cứu thực tiễn (làm việc tại Công ty),
thu thập, tổng hợp, phân tích, mô tả, so sách các kết quả tìm thấy.
5. Kết cấu của khóa luận:
2

Gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
đƣờng biển bằng container
Trong chƣơng này trình bày tổng quan những cơ sở lý luận của quy trình
dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đƣờng biển bằng container nhƣ: khái
niệm, vai trò và các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận; chỉ ra quy trình giao
nhận hàng hóa và cách thức vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container
đƣờng biển cũng nhƣ các chứng từ sử dụng trong hoạt động giao nhận.
Chƣơng 2: Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa đƣờng biển bằng container tại
Công ty TNHH Một Thành Viên Thanh Tân Container
Trong chƣơng này trình bày về:
 Khái quát lịch sử hình thành, phát triển của Công ty TNHH Một Thành Viên
Thanh Tân Container và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3
năm (2013 – 2015).
 Thực trạng về quy trình giao nhận hàng hóa đƣờng biển bằng container tại Công
ty TNHH Một Thành Viên Thanh Tân Container từ đó rút ra ƣu điểm và một số
hạn chế của công ty.
 Qua phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa đƣờng biển bằng
container rút ra đánh giá chung về những ƣu điểm và tồn tại những hạn chế tại
Công ty TNHH Một Thành Viên Thanh Tân Container làm cơ sở để đƣa ra
những giải pháp ở Chƣơng 3.
Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa đƣờng biển
bằng container tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thanh Tân Container
Trong chƣơng này trình bày một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện
quy trình giao nhận hàng hóa đƣờng biển bằng container tại Công ty TNHH Một
Thành Viên Thanh Tân Container.

3

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU ĐƢỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER
1.1 Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đƣờng biển:
1.1.1 Khái niệm – vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
đƣờng biển:
1.1.1.1 Khái niệm:
Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi
quốc tế. Xuất nhập khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một
hệ thống các quan hệ mua bán trong thƣơng mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy
mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bƣớc nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Xuất khẩu, đó là hoạt động bán những sản phẩm sản xuất trong nƣớc ra nƣớc
ngoài nhằm thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách Nhà nƣớc, phát triển sản xuất
kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Nhập khẩu, đó là hoạt động mua những sản phẩm của nƣớc ngoài về trong
nƣớc, nhằm làm đa dạng hóa sản phẩm của thị trƣờng nội địa, làm tăng sức cạnh
tranh của hàng hóa trong và ngoài nƣớc.

Hoạt động xuất nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với việc mua bán một
sản phẩm nào đó trong thị trƣờng nội địa, vì hoạt động này diễn ra trong một thị
trƣờng vô cùng rộng lớn, đồng tiền thanh toán có ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận
chuyển ra ngoài phạm vi quốc gia. Các quốc gia khi tham gia vào hoạt động buôn
bán, giao dịch quốc tế đều phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế.
1.1.1.2 Vai trò:
Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng
trƣởng và phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Hoạt động xuất nhập khẩu mang
lại nguồn tài chính rất lớn cho đất nƣớc. Vai trò của xuất nhập khẩu đối với sự tăng
trƣởng và phát triển của một quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng qua những
điểm sau đây:
● Thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh chúng ta sẽ có khả
năng phát huy đƣợc lợi thế so sánh, sử dụng tối đa và hiệu quả các
nguồn lực có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cũng nhƣ tiếp cận đƣợc
với các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đây chính
4

là vấn đề mấu chốt của công nghiệp hoá hiện đại hoá. Áp dụng công
nghệ tiên tiến hiện đại trong các ngành chế tạo và chế biến hàng xuất
khẩu sẽ tạo đƣợc những sản phẩm có chất lƣợng cao mang tính cạnh
tranh trên thị trƣờng thế giới. Khi đó sẽ có một nguồn lực công nghiệp
mới cho phép tăng số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm
đƣợc chi phí lao động của xã hội.
● Tạo việc làm tăng thu nhập cho ngƣời lao động, từ đó kết hợp hài hoà
giữa tăng trƣởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, góp phần tạo
ra những biến chuyển tốt để giải quyết những vấn đề còn bức xúc trong
xã hội.
● Tăng thu ngoại tệ tạo nguồn vốn cho đất nƣớc và cả cho nhập khẩu
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc. Đồng thời
cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thƣơng mại, tăng dự trữ ngoại tệ
cho ngân sách Nhà nƣớc và qua đó tăng khả năng nhập khẩu nguyên
liệu, máy móc thiết bị tiên tiến thay thế dần cho những thiết bị lạc hậu
còn đang sử dụng, để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất
nƣớc.
● Xuất nhập khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh. Nhờ có cạnh tranh thúc đẩy
doanh nghiệp cải tiến công nghệ để có khả năng sản xuất những sản
phẩm, dịch vụ có chất lƣợng cao, tạo ra năng lực sản xuất mới. Vì vậy,
các chủ thể tham gia xuất khẩu cần phải tăng cƣờng theo dõi kiểm soát
chặt chẽ lẫn nhau để không bị yếu thế trong cạnh tranh.
● Tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nâng cao uy tín và
vị thế của Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế. Khi hoạt động xuất nhập
khẩu xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng thế giới nó sẽ đóng góp vào việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển thể hiện ở một
số điểm sau:
 Tạo khả năng mở rộng thị trƣờng tiêu thụ làm cho sản xuất phát
triển và ổn định.
 Mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất góp phần nâng
cao năng lực sản xuất trong nƣớc.
5

 Tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển đồng thời kéo theo
các ngành liên quan phát triển theo.
 Thông qua xuất nhập khẩu, Việt Nam có thể tham gia vào thị
trƣờng cạnh tranh thế giới. Do vậy các doanh nghiệp luôn luôn phải
đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm để thích nghi với các yêu
cầu đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trƣờng thế giới.
 Tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật hiện đại.
1.1.2 Cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đƣờng
biển:
Cơ sở pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ và giải quyết các vấn đề có liên
quan đến giao nhận hàng hóa đƣờng biển bằng container ở Việt Nam.
Việc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý nhƣ
các quy phạm pháp luật quốc tế (các công ƣớc về vận đơn, vận tải; công ƣớc về hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế,…), các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc
Việt nam về giao nhận vận tải; các loại hợp đồng và L/C,… thì mới đảm bảo quyền
lợi của chủ hàng xuất nhập khẩu.
Nguyên tắc: Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận
hàng hoá xuất nhập khẩu tại các cảng biển Việt nam nhƣ sau:
 Việc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại các cảng biển là do cảng
tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và ngƣời đƣợc chủ hàng
uỷ thác với cảng.
 Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lƣu kho tại cảng) thì
có thể do các chủ hàng hoặc ngƣời đƣợc chủ hàng uỷ thác giao nhận
trực tiếp với ngƣời vận tải (tàu) (quy định mới từ 1991). Trong trƣờng
hợp đó, chủ hàng hoặc ngƣời đƣợc chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực
tiếp với ngƣời vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ,
thanh toán các chi phí có liên quan.
 Khi đƣợc uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tàu, cảng
nhận hàng bằng phƣơng thức nào thì phải giao hàng bằng phƣơng
thức đó.
6

 Trách nhiệm giao nhận hàng hóa là của chủ hàng hoặc của ngƣời
đƣợc chủ hàng ủy thác (cảng) với ngƣời vận chuyển (tàu). Chủ hàng
phải tổ chức giao nhận hàng hóa đảm bảo định mức xếp dỡ của cảng.
 Nếu chủ hàng không tự giao nhận đƣợc phải ủy thác cho cảng trong
việc giao nhận với tàu và giao nhận với chủ hàng nội địa.
 Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc ngƣời đƣợc uỷ thác phải
xuất trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền đƣợc nhận hàng và
phải nhận đƣợc một cách liên tục trong một thời gian nhất định những
hàng hoá ghi trên chứng từ.
Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan,…
 Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho
bãi, cảng.
 Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực
hiện. Trƣờng hợp chủ hàng muốn đƣa phƣơng tiện vào xếp dỡ thì phải
thoả thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.
 Cảng có trách nhiệm bảo quản hàng hóa lƣu tại kho, bãi cảng theo
đúng kĩ thuật và thích hợp với từng vận đơn, từng lô hàng. Nếu phát
hiện thấy hàng hóa có tổn thất lƣu kho tại bãi, cảng phải báo ngay cho
chủ hàng biết, đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn
ngừa, hạn chế tổn thất.
 Việc xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa tại cảng đƣợc thực hiện
trên cơ sở hợp đồng kí kết giữa cảng và chủ hàng hoặc ngƣời vận
chuyển hoặc ngƣời đƣợc ủy thác.
1.1.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
đƣờng biển:
1.1.3.1 Các yếu tố khách quan:
Môi trường luật pháp
Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển liên
quan đến nhiều quốc gia khác nhau.
Bất kì thay đổi nào nhƣ sự ban hành, phê duyệt một thông tƣ hay nghị định
của Chính Phủ ở một trong những quốc gia đó; hay sự phê chuẩn, thông qua một
Công ƣớc quốc tế cũng sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động giao nhận hàng hóa
7

xuất nhập. Do đó, việc tìm hiểu và cập nhật kịp thời về những nguồn luật khác
nhau, đặc biệt là của những quốc gia khác sẽ giúp ngƣời giao nhận tiến hành công
việc một cách hiệu quả nhất.
Môi trường chính trị, xã hội
Những biến động trong môi trƣờng chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên
quan trong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng
xuất nhập khẩu. Những biến động về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng
trƣờng hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho ngƣời giao nhận cũng nhƣ
ngƣời chuyên chở.
Thời tiết
Thời tiết ảnh hƣởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình
chuyên chở hàng hóa bằng đƣờng biển. Điều này sẽ làm ảnh hƣởng đến tốc độ làm
hàng và thời gian giao nhận hàng hóa. Ngoài ra, quá trình chuyên chở trên biển
cũng chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho tàu
hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên liên quan
chẳng hạn mƣa bão, sóng thần, biển động,…
Do những tác động trên mà thời tiết sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của hàng
hóa và là một trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp. Nó cũng là cơ sở
để xây dựng trƣờng hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho ngƣời giao nhận.
Đặc điểm của hàng hóa
Mỗi loại hàng hóa có những đặc điểm riêng của nó. Chẳng hạn hàng nông
sản hay thủy hải sản thì dễ hỏng, dễ biến đổi chất lƣợng; hàng hóa máy móc, thiết bị
lại thƣờng cồng kềnh, khối lƣợng và kích cỡ lớn,… Chính những đặc điểm riêng
này của hàng hóa sẽ quy định cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hóa sao cho
đúng cách, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lƣợng của hàng hóa
trong quá trình giao nhận và chuyên chở hàng hóa.
Bên cạnh đó, mỗi loại hàng hóa khác nhau với những đặc điểm riêng biệt sẽ
đòi hỏi những loại chứng từ khác nhau để chứng nhận về phẩm chất, chất lƣợng của
chúng. Tùy theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc theo bộ chứng từ thành toán
đƣợc quy định trong L/C mà ngƣời giao nhận sẽ phải chuẩn bị các loại chứng từ cho
phù hợp.
1.1.3.2 Các yếu tố chủ quan:
8

Bao gồm tất cả các yếu tố bên trong của doanh nghiệp hoạt động giao nhận
nhƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, máy móc, nguồn vốn đầu tƣ, đội ngũ lao
động, chiến lƣợc, mục tiêu kinh doanh,…
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của ngƣời giao nhận bao gồm nhƣ văn phòng,
kho hàng, các phƣơng tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lƣu kho hàng hóa,…
Để tham gia hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu đƣờng biển bằng container,
ngƣời giao nhận cần có một cơ sở hạ tầng với những trang thiết bị và máy móc hiện
đại để phục vụ cho việc gom hàng, chuẩn bị và kiểm tra hàng.
Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng là phần không thể thiếu. Với sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, ngƣời giao nhận đã có thể quản lý mọi hoạt
động của mình và những thông tin về khách hàng, hàng hóa qua hệ thống máy tính,
cũng nhƣ các thủ tục khai báo hải quan, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện giao
nhận. Từ đó, ngƣời giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách
hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài.
Vốn đầu tư
Để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu những trang thiết bị hiện đại nói
trên thì vốn là yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, ngƣời giao nhận phải tính toán chu
đáo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bằng việc sử dụng vốn một cách hiệu quả
nhất.
Trình độ lao động
Đây là nhân tố có ảnh hƣởng không nhỏ đến quy trình nghiệp vụ giao nhận
hàng xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển. Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa có
diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất để đƣa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu
cầu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cũng nhƣ kinh nghiệm của những ngƣời tham
gia trực tiếp hay gián tiếp vào quy trình giao nhận. Nếu ngƣời tham gia vào quy
trình có sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì sẽ xử lí thông tin thu
đƣợc trong khoảng thời gian nhanh nhất. Không những thế chất lƣợng của hàng hóa
cũng sẽ đƣợc đảm bảo do đã có kinh nghiệm làm hàng với nhiều loại hàng hóa khác
nhau.
1.2 Ngƣời giao nhận:
1.2.1 Khái niệm – vai trò:
9

Ngƣời giao nhận là ngƣời thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác
của khách hàng hoặc ngƣời chuyên chở. Nói cách khác, ngƣời kinh doanh các dịch
vụ giao nhận gọi là ngƣời giao nhận. Ngƣời giao nhận có thể là chủ hàng (khi anh ta
tự đứng ra thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là chủ tàu
(khi chủ tàu thay mặt ngƣời chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận), công ty xếp
dỡ hay kho hàng hoặc ngƣời giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một ngƣời nào
khác thực hiện dịch vụ đó.
Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Ngƣời giao nhận là
ngƣời lo toan để hàng hoá đƣợc chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì
lợi ích của ngƣời uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là ngƣời chuyên chở.
Ngƣời giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng
giao nhận nhƣ bảo quản, lƣu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá,…”
Vai trò của người giao nhận
Vai trò truyền thống của ngƣời giao nhận trong Thƣơng mại quốc tế (ngƣời
giao nhận với vai trò là đại lý, môi giới).
Khởi đầu ngƣời giao nhận chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc do các
nhà xuất nhập khẩu uỷ thác, thay mặt cho họ nhƣ xếp dỡ, lƣu kho hàng hoá, làm thủ
tục hải quan, lo liệu vận tải nội địa, làm thủ tục thanh toán tiền hàng.
Sau này do sự mở rộng của Thƣơng mại quốc tế và sự phát triển của các
phƣơng thức vận tải phạm vi dịch vụ giao nhận đã đƣợc mở rộng thêm. Ngày nay,
ngƣời giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp
dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá.
Khi mới ra đời, vai trò truyền thống của ngƣời giao nhận chỉ thể hiện ở trong
nƣớc. Hầu hết các hoạt động của ngƣời giao nhận đều chỉ diễn ra trong đất nƣớc họ.
Tại đó ngƣời giao nhận tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu bằng một việc
hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hoá vào nƣớc nhập khẩu với vai trò là một môi
giới hải quan. Mặt khác, ngƣời giao nhận hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hoá
xuất khẩu và dành chỗ cho hàng trong vận tải quốc tế hoặc lƣu cƣớc với hãng tàu
(trƣờng hợp chuyển chỗ bằng đƣờng biển) với chi phí cho ngƣời xuất khẩu hoặc
nhập khẩu chịu tuỳ thuộc vào điều kiện thƣơng mại đƣợc chọn trong hợp đồng mua
bán. Tại một số nƣớc nhƣ Pháp, Mỹ hoạt động của ngƣời giao nhận yêu cầu phải có
giấy phép làm môi giới hải quan. Trƣớc đây ngƣời giao nhận không đảm nhận tránh
10

nhiệm của ngƣời chuyên chở, anh ta chỉ hoạt động nhƣ một cầu nối giữa chủ hàng
và ngƣời chuyên chở hoặc là một chung gian môi giới.
Khi ngƣời giao nhận đóng vai trò đại lý, nhiệm vụ của anh ta chủ yếu là do
khách hàng quy định. Những nhiệm vụ này thƣờng đƣợc quy định trong luật tập tục
về đại lý hoặc luật dân sự về uỷ quyền tuy nhiên, những quy định này không còn
nhấn mạnh vào vấn đề giao nhận nữa và điều kiện hoàn cảnh cũng khác nhau.
1.2.2 Chức năng:
Thay mặt ngƣời xuất khẩu:
Theo những chỉ dẫn của ngƣời xuất khẩu ngƣời giao nhận sẽ:
 Chọn tuyến đƣờng, phƣơng thức vận tải và ngƣời chuyên chở thích
hợp. Lƣu cƣớc với ngƣời chuyên chở đã chọn lọc .
 Nhận hàng và cấp chứng từ thích hợp nhƣ: giấy chứng nhận hàng của
ngƣời giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của ngƣời giao nhận,…
 Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thƣ và tất cả những luật
lệ của chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nƣớc xuất khẩu, nƣớc
nhập khẩu cũng nhƣ ở bất cứ nƣớc quá cảnh nào và chuẩn bị những
chứng từ cần thiết.
 Đóng gói hàng hoá (trừ khi hàng hóa đã đóng gói trƣớc khi giao cho
ngƣời giao nhận).
 Chuẩn bị kho bảo quản hàng hóa.
 Tƣ vấn cho ngƣời xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng
hóa (nếu đƣợc yêu cầu).
 Vận chuyển hàng hoá đến cảng, lo liệu khai báo hải quan, lo các thủ
tục chứng từ liên quan và giao hàng cho ngƣời chuyên chở.
 Thanh toán phí và những phí khác bao gồm cả tiền cƣớc.
 Nhận vận đơn đã ký của ngƣời chuyên chở, giao cho ngƣời xuất khẩu.
 Giám sát việc vận chuyển hàng hoá trên đƣờng đƣa tới ngƣời nhận
hàng thông qua nhƣng mối liên hệ ngƣời chuyên chở và đại lý của
ngƣời giao nhận ở nƣớc ngoài.
 Ghi nhận những tổn thất của hàng hoá nếu có.
 Giúp đỡ ngƣời gửi hàng tiến hành khiếu nại ngƣời chuyên chở về
những tổn thất của hàng hoá (nếu có).
11

Thay mặt ngƣời nhập khẩu:
 Theo những chỉ dẫn giao hàng của ngƣời nhập khẩu ngƣời giao nhận
sẽ:
 Thay mặt ngƣời nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hoá từ khi
ngƣời nhận hàng lo liệu vận tải hàng.
 Nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng
hoá.
 Nhận hàng từ ngƣời vận tải.
 Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng nhƣ
các lệ phí liên quan khác.
 Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần).
 Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho ngƣời nhận hàng.
 Nếu cần giúp đỡ ngƣời nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với ngƣời
chuyên chở về những tổn thất của hàng hoá nếu có.
 Giúp ngƣời giao nhận hàng trong việc lƣu kho và phân phối nếu cần.
Ngoài những dịch vụ đã nêu ở trên, ngƣời giao nhận cũng có thể làm một số
những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc
biệt khác nhƣ gom hàng (tập hợp những lô hàng lẻ lại) có liên quan đến hàng công
trình: công trình chìa khoá trao tay (cung cấp thiết bị, xƣởng,…sẵn sàng vận hành).
Ngƣời giao nhận cũng có thể thông báo khách hàng của mình về nhu cầu tiêu
dùng, những thị trƣờng mới, tình hình cạnh tranh, chiến lƣợc xuất khẩu, những điều
khoản thích hợp cần đƣa vào hợp đồng mua bán ngoại thƣơng và tóm lại tất cả
những vấn đề có liên quan đến công việc kinh doanh của anh ta.
1.2.3 Nghĩa vụ – quyền hạn:
Ðiều 167 Luật thƣơng mại quy đinh, ngƣời giao nhận có những quyền và
nghĩa vụ sau đây:
 Nguời giao nhận đƣợc hƣởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý
khác.
 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng – Trong quá trình
thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng
thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhƣng phải
thông báo ngay cho khách hàng.
12

 Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện đƣợc chỉ dẫn
của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn
thêm.
 Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp
đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách
hàng.
1.3 Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đƣờng biển:
1.3.1 Container đƣờng biển (các loại container và tiêu chuẩn):
Container bách hóa (General purpose container)
Container bách hóa thƣờng đƣợc sử dụng để chở hàng khô, nên còn đƣợc gọi
là container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC).
Loại container này đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.
Container hàng rời (Bulk container)
Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…)
bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dƣới
đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch).
Loại container hàng rời bình thƣờng có hình dáng bên ngoài gần giống với
container bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng.
Container chuyên dụng (Named cargo containers)
Là loại thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó nhƣ ô tô, súc vật
sống…
 Container chở ô tô: cấu trúc gồm một bộ khung liên kết với mặt sàn,
không cần vách với mái che bọc, chuyên để chở ô tô và có thể xếp bên
trong một hoặc hai tầng tùy theo chiều cao xe. (Hiện nay, ngƣời ta vẫn
chở ô tô trong container bách hóa khá phổ biến).
 Container chở súc vật: đƣợc thiết kế đặc biệt để chở gia súc. Vách dọc
hoặc vách mặt trƣớc có gắn cửa lƣới nhỏ để thông hơi. Phần dƣới của
vách dọc bố trí lỗ thoát bẩn khi dọn vệ sinh.
Container bảo ôn (Thermal container)
Đƣợc thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên
trong container ở mức nhất định.
13

Vách và mái loại này thƣờng bọc phủ lớp cách nhiệt. Sàn làm bằng nhôm
dạng cấu trúc chữ T (T-shaped) cho phép không khí lƣu thông dọc theo sàn và đến
những khoảng trống không có hàng trên sàn.
Container bảo ôn thƣờng có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thực tế
thƣờng gặp container lạnh (refer container)
Container hở mái (Open-top container)
Container hở mái đƣợc thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút
hàng ra qua mái container. Sau khi đóng hàng, mái sẽ đƣợc phủ kín bằng vải dầu.
Loại container này dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài.
Container mặt bằng (Platform container)
Đƣợc thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc,
chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng nhƣ máy móc thiết bị, sắt thép…
Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trƣớc và mặt sau), vách này
có thể cố định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời.
Container bồn (Tank container)
Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO trong đó gắn một bồn
chứa, dùng để chở hàng lỏng nhƣ rƣợu, hóa chất, thực phẩm… Hàng đƣợc rót vào
qua miệng bồn (manhole) phía trên mái container, và đƣợc rút ra qua van xả (Outlet
valve) nhờ tác dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm.
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), kích thƣớc và trọng lƣợng container tiêu
chuẩn 20’ và 40’ nhƣ bảng dƣới đây:

Bảng 1. 1: Thông số kỹ thuật container
Kích thƣớc
Container 20′
(20’DC)
Container 40′
thƣờng (40’DC)
Container 40′ cao
(40’HC)
hệ Anh
hệ mét
hệ Anh
hệ mét
hệ Anh
hệ mét
Bên ngoài
Dài
19′ 10,5″ 6,058 m
40′
12,192 m
40′
12,192 m
Rộng
8′
2,438 m
8′
2,438 m
8′
2,438 m
Cao
8’6″
2,591 m
8’6″
2,591 m
9’6″
2,896 m
Bên trong
(tối thiểu)
Dài

5,867 m

11,998 m

11,998 m
Rộng

2,330 m

2,330 m

2,330 m
Cao

2,350 m

2,350 m

2,655 m

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *