9911_Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương chi nhánh Đồng Tháp

luận văn tốt nghiệp

BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏCKINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH

[[\\

ÑAËNG VAÊN SANG

GIAÛI PHAÙP NAÂNG CAO NAÊNG LÖÏC
CAÏNH TRANH CỦA NGAÂN HAØNG
COÂNG THÖÔNG CHI NHAÙNH ÑOÀNG THAÙP
GIAI ÑOAÏN 2007- 2015

CHUYEÂN NGAØNH : TAØI CHÍNH NGAÂN HAØNG
MAÕ SOÁ

:
60.31.12

LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ

: PGS. TS TRAÀN HUY HOAØNG
Người hướng dẫn khoa học

THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH – 2007

MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH …………………………………………………………..3
1.2 CÁC KHUYNH HƯỚNG ẢNH HƯỞNG CẠNH TRANH TRONG LĨNH
VỰC NGÂN HÀNG ……………………………………………………………………………….4

1.2.1 Quá trình toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến quá trình toàn cầu hóa hoạt động
ngân hàng ………………………………………………………………………………………4

1.2.2 Đòi hỏi của khách hàng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ …………….5

1.2.3 Những thay đổi mang tính cách mạng trong công nghệ ngân hàng …………6

1.2.4. Sự gia tăng nhanh chóng danh mục dịch vụ ngân hàng ………………………..7

1.2.5. Sự gia tăng chi phí vốn trong hoạt động ngân hàng ……………………………..8
1.3 ĐẶC ĐIỂM NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG
NGÀNH NGÂN HÀNG……………………………………………………………………….9

1.3.1 Thương hiệu nổi tiếng ……………………………………………………………………..10

1.3.2 Công nghệ ngân hàng ………………………………………………………………………10

1.3.3 Sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên thị trường………………………………………..10

1.3.4 Giá cả…………………………………………………………………………………………….11

1.3.5 Khả năng tranh đua của các đối thủ cạnh tranh……………………………………11

1.3.6 Chất lượng nguồn nhân lực ………………………………………………………………12

1.3.7 Mạng lưới hoạt động ……………………………………………………………………….12
1.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THÀNH CÔNG
TRONG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH. …………………………………13

1.4.1 Về phát triển nguồn nhân lực ……………………………………………………………13

1.4.2 Phát triển sản phẩm mới tạo lợi thế cạnh tranh ……………………………………13

1.4.3 Phát triển mạng lưới hoạt động …………………………………………………………14
Kết luận chương 1………………………………………………………………………………………..15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP……………16

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Công thương Đồng
Tháp………………………………………………………………………………………………….16

2.1.1.1 Quá trình hình thành của Ngân hàng Công thương Đồng Tháp……..16

2.1.1.2 Chức năng hoạt động ……………………………………………………………….17

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức ………………………………………………………………………..17

2.1.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương Đồng Tháp ……………..19

2.1.2.1 Tình tình kinh doanh chung ………………………………………………………19

2.1.2.2 Hoạt động huy động vốn…………………………………………………………..20

2.1.2.3 Hoạt động cho vay và đầu tư tín dụng:……………………………………….21

2.1.2.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ…………………………………………………22

2.1.2.5 Nghiệp vụ bảo lãnh. …………………………………………………………………23
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP………………………………………………..23

2.2.1 Môi trường hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh

Đồng Tháp…………………………………………………………………………………………23

2.2.1.1 Hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp………….23

2.2.1.2 Thực trạng cạnh tranh của ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp……………………………………………………………………………………..24

2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương

Đồng Tháp…………………………………………………………………………………………29

2.2.2.1 Thương hiệu……………………………………………………………………………29

2.2.2.2 Công nghệ Ngân hàng………………………………………………………………29

2.2.2.3 Sản phẩm, dịch vụ……………………………………………………………………30

2.2.2.4 Giá cả (hay mức lãi suất phí dịch vụ). ………………………………………..31

2.2.2.5. Khả năng của đối thủ cạnh tranh……………………………………………….31

2.2.2.6 Chất lượng nguồn nhân lực:…………………………………………………………..36

2.2.2.7 Mạng lưới hoạt động………………………………………………………………..36

2.2.3 Xác định vị thế của Ngân hàng Công thương Đồng Tháp trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp…………………………………………………………………………………………37
2.3 ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP…………………………………………………………………38

2.3.1 Điểm mạnh: …………………………………………………………………………………..38

2.3.1.1 Chiến lược tiếp thị, tạo dựng và phát triển ngân hàng…………………….38

2.3.1.2 Nghiệp vụ tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng Công thương Đồng
Tháp………………………………………………………………………………………………….39

2.3.1.3 Nguồn nhân lực ………………………………………………………………………42

2.3.2 Điểm yếu………………………………………………………………………………………..42

2.3.2.1 Hạn chế về vốn………………………………………………………………………..42

2.3.2.2 Hạn chế do tuân thủ quy trình của Ngân hàng Công thương

Việt Nam………………………………………………………………………………………….43

2.3.2.3 Hoạt động marketing ngân hàng chưa đi vào chiều sâu. ………………44

2.3.2.4 Không đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại……44

2.3.2.5 Chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển. …………………………………45

2.3.2.6 Công tác thẩm định và kiểm soát tín dụng chưa triệt để………………..45

2.3.2.7 Chủng loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng chưa đa dạng…………………46

2.3.2.8 Môi trường làm việc kém thăng tiến…………………………………………..46

2.3.2.9 Chưa xây dựng được thương hiệu………………………………………………47
Kết luận chương 2………………………………………………………………………………………..48
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2007 – 2015
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2007 – 2015…………………………………49

3.1.1 Định hướng phát triển của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam
đến năm 2015…………………………………………………………………………………….49

3.1.1.1 Mục tiêu tổng quát …………………………………………………………………..49

3.1.1.2 Phương châm hành động…………………………………………………………..49

3.1.2 Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Công thương Đồng Tháp đến năm
2015………………………………………………………………………………………………….49
3.2 QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ………………………………………………..50

3.2.1 Phát huy thế mạnh ………………………………………………………………………….50

3.2.2. Hạn chế điểm yếu …………………………………………………………………………..50

3.2.3. Tận dụng cơ hội……………………………………………………………………………..51
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2007 -2015…………….51

3.3.1 Nhóm các giải pháp phát huy điểm mạnh. ………………………………………….51

3.3.1.1 Giải pháp 1: Tăng cường quảng cáo khuyến mãi để xây dựng và
quảng bá thương hiệu……………………………………………………………..51

3.3.1.2 Giải pháp 2: Xây dựng chiến lược khách hàng…………………………….52

3.3.1.3 Giải pháp 3: Phát triển nguồn nhân lực. ……………………………………..55

3.3.1.4 Giải pháp 4: Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. ..56

3.3.2 Nhóm các giải pháp khắc phục điểm yếu……………………………………………57

3.3.2.1 Giải pháp 1: Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng………………………..57

3.3.2.2 Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động các dịch vụ
ngân hàng. …………………………………………………………………………….58

3.3.2.3 Giải pháp 3: Đưa nhiều phong trào thi đua – khen thưởng làm động
lực thúc đẩy phát triển…………………………………………………………….60

3.3.2.4 Giải pháp 4: Thực hiện chính sách phân phối hiệu quả…………………62

3.3.2.5 Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt động

kinh doanh…………………………………………………………………………………………63

3.3.3 Nhóm các giải pháp tận dụng cơ hội ………………………………………………….63

3.3.3.1 Giải pháp 1: Tranh thủ thời cơ hội nhập kinh doanh quốc tế…………65

3.3.3.2 Giải pháp 2: Tận dụng cơ hội cổ phần hóa Ngân hàng công thương
Việt Nam. ……………………………………………………………………………..66
3.4 KIẾN NGHỊ:…………………………………………………………………………………………67

3.4.1 Đối với Nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước………………………………….67

3.4.1.1 Bảo đảm lộ trình và bước đi phù hợp với khả năng của Ngân Hàng
Việt Nam…………………………………………………………………………………67

3.4.1.2 Tham gia các điều ước, các diễn đàn quốc tế về lĩnh vực

ngân hàng ………………………………………………………………………………67.

3.4.1.3 Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước kể cả hệ
thống NHTMNN……………………………………………………………………67

3.4.1.4 Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý ổn định và phù hợp với
thông lệ quốc tế. ……………………………………………………………………68

3.4.1.5 Phát triển hệ thống thông tin tập trung………………………………………..68

3.4.1.6 Đầu tư hổ trợ Ngân hàng và doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao. ………………………………………………………………………69

3.4.2 Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam………………………………………..69

3.4.2.1 Nâng cao khả năng chủ động hội nhập của toàn hệ thống……………..69

3.4.2.2 Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ. ………………………………………………..70

3.4.2.3 Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối càng sớm

càng tốt. ………………………………………………………………………………….70

3.4.2.4 Cổ phần hóa gắn liền với hiện đại hóa………………………………………..70

3.4.2.5 Quyết định đầu tư kịp thời cơ sở vật chất cho chi nhánh……………….70

3.4.2.5 Nâng cao thẩm quyền phán quyết và tự chủ do các chi nhánh……….70

3.4.2.6 Nâng cao thẩm quyền phán quyết và tự chủ cho chi nhánh……………71
Kết luận chương 3………………………………………………………………………………………..72
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………..73

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATM: máy rút tiền tự động.
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
NH: ngân hàng
NHCSXH ĐT: Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Đồng Tháp.
NHCT ĐT: Ngân hàng công thương chi nhánh Đồng Tháp.
NHCTVN: Ngân hàng công thương Việt Nam.
NHĐT ĐT: Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Đồng Tháp.
NHNN: Ngân hàng nhà nước.
NHNNo ĐT: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Đồng
Tháp.
NHNT ĐT: Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Đồng Tháp.
NHPT NHÀ ĐT: Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh
Đồng Tháp.
NHTM : Ngân hàng thương mại.
NHTMCP PN: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam
NHTMCP.ĐTM: Ngân hàng thương mại cổ phần Đồng Tháp Mười.
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần.
Quỹ TDND : Quỹ tín dụng nhân dân.
Sacombank ĐT: NHTMCP Sài Gòn Thương Tín nhánh Đồng Tháp.
TCTD: Tổ chức tín dụng.
USD: Đôla mỹ.
VND: Việt nam đồng.
WTO: Tổ chức thương mại thế giới.

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn.
Bảng 2.3: Doanh số cho vay – thu nợ qua các năm.
Bảng 2.4: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Bảng 2.5: Hoạt động bảo lãnh.
Bảng 2.6: Hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn
Bảng 2.7: Cơ cấu thị phần tín dụng trên địa bàn.
Bảng 2.8 Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ

* SƠ ĐỒ:
Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh ranh của doanh nghiệp trong
ngành ngân hàng.
Hình 2.1 Tổ chức NHCT Đồng Tháp.
Hình: 2.2 Thị phần các NHTM tại Đồng Tháp.

1
PHẦN MỞ ĐẦU

Cạnh tranh đã là quy luật tồn tại tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị
trường. Cạnh tranh đã thúc đẩy các chủ thể luôn phải đổi mới, tự đổi mới, cải tiến,
nâng cao năng lực bản thân để chiếm lấy những vị trí, những phần thưởng không
thể dành cho tất cả. Và cũng chính những phần thưởng không phải dành cho tất cả
nên nên để nắm lấy được phải vượt lên phía trước. Và thấy rằng trong moi trường
nào càng có số đông tham gia và giá trị phần thưởng càng cao thì sự cạnh tranh
càng trở nên quyết liệt hơn.

Thực tế diễn ra cạnh tranh không riêng trên lĩnh vực kinh tế mà gần như trên tất
cả các lĩnh vực trong đời sống. Trong kinh doanh ngành ngân hàng ở nước ta, số
lương các chủ thể tham gia ngày càng nhiều, đặc biệt có sự lớn mạnh của khối
NHTMCP làm cho lát bánh thị phần luôn phải thay đổi và xu hướng hội nhập tài
chính, ngân hàng thì môi trường cạnh tranh càng gay gắt hơn.
Đồng Tháp là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, môi trường cạnh tranh lĩnh vực
ngân hàng có thể nói khởi động từ khi tách hệ thống ngân hàng sang mô hình 2 cấp.
Trên địa bàn chủ yếu là các NHTM nhà nước bắt đầu có sự tranh đua nhau và ngày
càng mạnh mẻ hơn. Đến nay, bên cạnh khối các NHTM nhà nước còn có sự tham
gia của nhiều NHTMCP như NHTMCP Sài gòn thương tín, NHTMCP Sài
gòn,…cũng như sự lớn mạnh của các NHTMNN như Ngân hàng phát triển nhà
ĐBSCL Chi nhánh Đồng Tháp,Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Đồng
Tháp, ..đưa đến sự cạnh tranh càng khốc liệt hơn.
Trước những tình thế đó, việc đưa ra “ Giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cho Ngân hàng công thương Đồng Tháp đến năm 2015” là vô cùng cấp
bách.
* Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu là cạnh tranh – Quy
luật vận động của kinh tế thị trường – đồng thời xuất phát từ thực tế hoạt động và
năng lực cạnh tranh của Ngân hàng công thương Đồng Tháp, kết hợp so sánh, đánh
giá, thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

2
* Mục đích nghiên cứu: Đưa ra được những giải pháp về vĩ mô, vi mô
nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của NHCT Đồng Tháp.
*Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, vận dụng tổng hợp phương pháp của các môn khoa học kinh tế như
Quản trị ngân hàng, quản trị học và các môn khoa học lý luận như triết học đồng
thời luận án cũng sữ dụng rộng rãi các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
mô tả, diễn giải.
Nguồn số liệu trong luận án được sử dụng trong các báo cáo hàng năm của
NHCT Đồng Tháp, NHNN CN Đồng Tháp, khảo sát giá cả, lãi suất, biểu phí dịch
vụ của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: NHCT Đồng Tháp trên cơ sở so sánh
với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp như: NHNNo Đồng Tháp,
NHĐT Đồng Tháp, NHPT Nhà Đồng Tháp, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín,…
* Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Đưa ra giải pháp để nâng cao năng lực
cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Đồng Tháp giai đọan 2007 – 2015 và là cơ
sở các NHTM khác ứng dụng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
* Nội dung: luận văn gồm 3 chương.
Chương 1 luận văn nêu những lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM
Việt Nam trong giai đọan hiện nay, các khuynh hướng ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh cũng như đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành ngân
hàng, đồng thời có những bài học kinh nghiệm của các ngân hàng thành công trong
nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chương 2 luận văn sẽ phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của NHCT
Đồng Tháp, nhận dạng ra những điểm mạnh, điểm yếu trong các yếu tố cạnh tranh
qua đó xác định vị thế của mình trên cơ sở so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
Chương 3 luận án sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực
cạnh tranh của NHCT Đồng Tháp giai đọan 2007-2015 trên quan điểm phát huy
điểm mạnh , hạn chế điểm yếu, tận dụng các cơ hội đồng thời có những kiến nghị
thiết thực đối với Nhà nước và NHCTVN.

3
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH :
Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, chúng ta đã
nói rất nhiều, bàn nhiều về cạnh tranh, cạnh tranh trong nội tại nền kinh tế, cạnh
tranh với các đối thủ đến từ bên ngoài, cạnh tranh để tồn tại phát triển, cạnh tranh để
tự hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động, cạnh tranh để củng cố và tăng cường
các lợi ích kinh tế.
Lịch sử phát triển kinh tế đã chỉ ra rằng, nguồn gốc của cạnh tranh xuất phát
từ hai điều kiện cơ bản nhất, đó là phân công lao động xã hội và tính đa nguyên chủ
thể lợi ích kinh tế. Điều này đã làm xuất hiện các cuộc đấu tranh giành giật lợi ích
kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ cũng như các tổ chức
trung gian, thực hiện phân phối lại các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Cuộc đấu tranh
đó dựa trên sức mạnh về tài chính, kỹ thuật công nghệ, chất lượng đội ngũ lao động,
quy mô hoạt động của từng chủ thể.
Đối lập với cạnh tranh là độc quyền. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và
ngành ngân hàng nói riêng đã qua thời độc quyền. Kể từ khi mở cửa kinh tế, chuyển
sang cơ chế kinh tế thị trường, đã bắt đầu xuất hiện cạnh tranh trong nội bộ nền kinh
tế, nội bộ ngành, dần xuất hiện yếu tố cạnh tranh nước ngoài và mang tính quốc tế.
Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định đối với các tổ chức nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, song chúng ta đã ý
thức rằng hội nhập quốc tế là một hiện thực và tất yếu, chúng ta đã, đang nỗ lực
tham gia các tổ chức, hiệp hội kinh tế quốc tế, chuẩn bị các điều kiện để từng bước
thực hiện các cam kết song phương và đa phương. Do đó, sự cạnh tranh ngày càng
lớn, càng khốc liệt, cạnh tranh để duy trì và tăng cường lợi ích kinh tế, cạnh tranh
để tự hoàn thiện mình, đảm bảo cho quá trình tồn tại và phát triển lâu dài, hướng tới

4
hoạt động với phạm vi và quy mô đa quốc gia, thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế và
sứ mệnh chính trị của đất nước.
Một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế muốn xác định được xu hướng cạnh
tranh, loại hình cạnh tranh, phương thức cạnh tranh của ngành mình đang hoạt động
thì việc đầu tiên là phải xác định các khuynh hướng ảnh hưởng đến cạnh tranh, xu
hướng vận động của nền kinh tế, xu hướng vận động của ngành và được đặt trong
mối tương quan chung của định hướng phát triển quốc gia, xu hướng phát triển của
thế giới, từ đó có được những nhận thức đúng đắn để xác định đối thủ cạnh tranh
của mình là ai, tiềm lực và lợi thế của họ là gì… Trên cơ sở đó, hoạch định cho
mình định hướng và xây dựng phương thức cạnh tranh thích hợp, đảm bảo thực hiện
tốt các mục tiêu đề ra.
1.2. CÁC KHUYNH HƯỚNG ẢNH HƯỞNG TỚI CẠNH TRANH TRONG LĨNH
VỰC NGÂN HÀNG
1.2.1. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến quá trình toàn cầu hóa hoạt
động ngân hàng :
Thực tế cho thấy toàn cầu hóa kinh tế là một động lực mạnh mẽ thôi thúc
tiến trình hội nhập của các quốc gia, đặc biệt là việc hội nhập trong lĩnh vực tài
chính – ngân hàng. Trong quá trình đó, các NHTM đã không ngừng mở rộng quy
mô hoạt động, mở rộng đối tượng khách hàng bằng cách vươn tới những thị trường
xa hơn, vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia. Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá
mức độ hội nhập và khả năng phát triển của NHTM là tính đa quốc gia trong phạm
vi hoạt động kinh doanh. Vì lẽ đó, nhiều chi nhánh của các NHTM đã được mở ra
trên khắp các châu lục, nhiều vụ hợp nhất, sáp nhập đã diễn ra giữa các NHTM, quy
mô trung bình của các NHTM bắt đầu tăng lên đáng kể. Xu hướng các NHTM lớn,
giàu tiềm lực tài chính đang tìm mọi cách thâm nhập, thôn tính các NHTM nhỏ ở
những quốc gia, nơi mà họ đến để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Đây được xem
là giải pháp chủ yếu trong việc thâm nhập thị trường cung cấp dịch vụ ngân hàng ở

5
các nước đang phát triển của các ngân hàng lớn, tạo ra tính đa quốc gia trong hình
thức sở hữu của các NHTM.
Chính xu hướng phi quản lý hoá, sẽ giảm bớt các quy định, các hàng rào
kiểm soát của các chính phủ đã đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Những lợi
ích mang lại từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp cho các NHTM năng
động hơn, cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Phạm vị cạnh tranh từ lâu đã không còn giới
hạn trên phạm vi quốc gia mà diễn ra ở khắp các châu lục. Trong cuộc chơi này, các
NHTM ở các nước tư bản phát triển, có quy mô lớn, mạnh về tiềm lực tài chính,
giàu kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế sẽ có nhiều lợi thế hơn so với các ngân
hàng ở các nước đang phát triển, nguy cơ bị thôn tính của các ngân hàng ở những
quốc gia này dễ xảy ra hơn, song nó cũng tạo ra những động lực nhất định để các
ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ ý thức hơn trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, nâng vị thế của ngân hàng mình lên
tầm cao mới.

1.2.2. Đòi hỏi của khách hàng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ
Xu hướng quốc tế hoá hoạt động ngân hàng đã đặt các NHTM trước áp lực
rất lớn của sự cạnh tranh, không những phải cạnh tranh với chính nó mà còn phải
cạnh tranh với các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác như các công ty tài chính,
các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, bưu điện,… Xu hướng này ảnh hưởng rất lớn
đến cở sở khách hàng của các ngân hàng và tương lai của nó. Trong hoạt động kinh
doanh, hầu hết các ngành kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói
riêng đều lấy khách hàng làm đối tượng và mục tiêu phục vụ, họ đã không ngừng nổ
lực trong việc đổi mới và xây dựng mô hình phục vụ hướng tới khách hàng, thõa
mãn toái đa các nhu cầu của khách hàng dựa trên các giới hạn chi phí cho phép. Do
đó, những đòi hỏi của khách hàng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ đã ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động của các NHTM.
Đời sống kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng
cao, nhu caàu và đòi hỏi của họ đối với các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng ngày

6
càng phải hoàn thiện, giá trị gia tăng mang lại từ các sản phẩm và dịch vụ đó ngày
càng nhiều. Chúng ta có thể nhìn thấy vấn đề này từ một thực tế, ví dụ như tốc độ
đô thị hóa nhanh, số lượng người lao động trẻ học tập và làm việc tại các đô thị lớn
ngày càng nhiều, nhu cầu về nhà ở và phương tiện đi lại tăng, đòi hỏi các NHTM
phải có những sản phẩm được thiết kế phù hợp để đáp ứng các yêu cầu này. Hay
như tuổi thọ bình quân của người dân ngày càng tăng, tỷ lệ dân số già ngày càng
nhiều, xuất hiện các nhu cầu lên kế hoạch tài chính và hưu trí cho người lớn tuổi.
Rõ ràng với các nhu cầu như vậy, đòi hỏi các ngân hàng phải nhạy cảm, thấu hiểu
và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.
Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển như ngày nay đã làm xuất hiện
nhiều kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp. Họ có quyền lựa chọn phương thức và
kênh huy động vốn sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất, hướng tớI mục đích tối đa
hóa các lợi ích kinh tế. Nhiều doanh nghiệp lớn, là những khách hàng hoạt động kinh
doanh tốt và vay vốn lớn của các ngân hàng, trong những năm gần đây đã từ bỏ
phương thức huy động vốn bằng cách vay trực tiếp để tự huy động vốn thông qua các
thị trường phi ngân hàng như thị trường chứng khoán,thị trường mở. Sự thay đổi đó
không những làm giảm doanh thu trong hoạt động cho vay mà còn làm thay đổi cơ cấu
doanh mục của các ngân hàng. Các khoản cho vay lớn, chất lượng cao trên sổ sách
giảm dần, các khoản cho vay nhỏ lẻ, chất lượng thấp, rủi ro cao tăng lên. Các NHTM
cần phải có những giải pháp để hạn chế những rủi ro do xu hướng này mang lại như
tăng cường chất lượng và hiệu quả thẩm định các khoản vay, phát triển thêm nhiều
dịch vụ và sản phẩm mới để tăng thu và giảm thiểu rủi ro.

1.2.3 Những thay đổi mang tính cách mạng trong công nghệ ngân hàng :
Đáp ứng sự hiểu biết và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, sự gia tăng
nhanh chóng trong danh mục dịch vụ tài chính của các NHTM đã được sự hỗ trợ
mạnh mẽ từ những thay đổi mang tính cách mạng trong công nghệ ngân hàng. Từ
nhiều năm trở lại đây, các NHTM đã và đang xúc tiến quá trình ứng dụng các hệ
thống tự động với độ tin cậy cao, để thay thế cho các hệ thống vận hành dựa trên lao

7
động thủ công, đặc biệt trong lĩnh vực nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ, hệ thống
máy rút tiền tự động, hệ thống xử lý, thống kê và tổng hợp các giao dịch hàng ngày.
Những thay đổi trong công nghệ ngân hàng không những mang lại sự nhanh
chóng và tiện ích trong công tác thu hút và đáp ứng tốt các nhu cầu khách hàng mà
còn giúp các NHTM hạn chế được sự tăng cao trong chi phí hoạt động. Các NHTM
đang ngày càng sử dụng nhiều vốn và chi phí cố định vào các thiết bị và phương
tiện hiện đại để dần thay thế con người trong những lĩnh vực có giao dịch lớn. Dù
vậy, trong một số lĩnh vực hoạt động của các NHTM, biệt là sự tồn tại một tỷ lệ lớn
khách hàng vẫn ưa chuộng hình thức cung cấp dịch vụ thông qua con người, yeáu
toá con người vẫn duy trì được vai trò rất lớn và mang tính quyết định trong hoạt
động kinh doanh của các NHTM. Có thể nói rằng sự phát triển công nghệ đã giúp
cho các NHTM có được những bước đi dài trong đột phá nâng cao chất lượng dịch
vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, phục vụ tốt hơn cho
công tác thống kê, phân tích hiệu quả các hoạt động kinh doanh. Song những tiến
bộ của công nghệ chỉ có thể phát huy, tạo ra những lợi thế vượt trội khi có sự quản
lý và kiểm soát hiệu quả của con người.

1.2.4. Sự gia tăng nhanh chóng danh mục dịch vụ ngân hàng :
Như chúng ta thấy, những đòi hỏi của khách hàng trong việc nâng cao chất
lượng dịch vụ đã gây sức ép trong việc đa dạng hóa danh mục dịch vụ của các
NHTM. Trong những năm gần đây các NHTM đã không ngừng mở rộng và làm
phong phú danh mục dịch vụ tài chính để thoả mãn các nhu cầu của khách hàng.
Dưới áp lực cạnh tranh đang ngày càng gia tăng của các tổ chức tài chính khác (như
các công ty tài chính, bảo hiểm, bưu điện,…), sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của
khách hàng, cũng như những tiến bộ và thay đổi nhanh chóng của công nghệ đã góp
phần không nhỏ trong việc đa dạng hóa danh mục dịch vụ tài chính. Các sản phẩm,
các sản phẩm, dịch vụ cung cấp được thiết kế chuyên biệt, mang nhiều tiện ích và
phù hợp với từng nhóm khách hàng có những đặc điểm tương đồng nhau.
Đối với những nước đang phát triển, trình độ phát triển của lĩnh vực tài chính
ngân hàng còn thấp như Việt Nam thì sự gia tăng nhanh chóng danh mục dịch vụ tài
chính ngân hàng được thể hiện rõ nét như ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh
(quyền chọn vàng, quyền chọn ngoại tệ), phát triển các sản phẩm dịch vụ cá nhân

8
như cho vay mua nhà, mua xe, tiêu dung khác dưới hình thức trả góp, phát triển hệ
thống máy rút tiền tự động (ATM), phát triển dịch vụ thu hộ tiền điện nước, điện
thoại thông qua hệ thống thanh toán tự động. Sự phát triển này chịu áp lực rất lớn từ
đòi hỏi nâng cao chất lượng dịch vụ của khách hàng và được hỗ trợ tích cực từ
những cải tiến công nghệ hiện đại.

1.2.5. Sự gia tăng chi phí vốn trong hoạt động ngân hàng :
Một trong những nguồn vốn cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng trọng yếu
đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM là nguồn huy động tiết kiệm và
tài khoản tiền gửi khách hàng. Sự gia tăng cạnh tranh từ các lĩnh vực tài chính phi
ngân hàng như các công ty bảo hiểm, quỹ hỗ tương, công ty chứng khoán,… đã làm
cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, các NHTM trở nên khó khăn hơn trong
việc thu hút các nguồn tiền gửi này. Một trong những giải pháp để “lập lại trật tự”
mà các NHTM thường áp dụng là tăng lãi suất tiền gửi để thu hút khách hàng.
Phương thức này làm tăng chi phí bình quân thực tế từ các tài khoản tiền gửi,các
nguồn huy động tiết kiệm. Có thể nói rằng khách hàng của các NHTM ngày càng
được giáo dục tốt hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn, các tài khoản tiền gửi từ các
NHTM có thể dễ dàng bị lôi kéo bởi các đối thủ cạnh tranh, thu nhập của những
khoản tiền gửi liên tục thay đổi theo điều kiện thị trường.
Thêm vào đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, các chính phủ
yêu cầu các ngân hàng cần có nhiều vốn chủ sở hữu hơn, đây là một trong những
nguồn vốn đắt đỏ do yêu cầu tỷ suất lợi nhuận mang lại từ các cổ đông để tài trợ
cho các tài sản của mình. Một trong những tiêu chí để đánh giá xếp hạng các
NHTM là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, cũng áp lực cho các NHTM duy trì
tỷ lệ này theo chuẩn mực tối thiểu của thông lệ quốc tế, điều này đã làm cho chi phí
sử dụng vốn của các NHTM không ngừng tăng lên. Để duy trì được hiệu quả hoạt
động, buoäc caùc NHTM phải tìm cách cắt giảm chi phí như tinh giảm nhân công,
thay thế các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý hiện đại, nâng cao khả năng cạnh
tranh bằng cách tăng thu nhập trả cho công chúng gửi tiền. Tuy vậy, việc gia tăng
chi phí vốn nêu trên cũng bị giới hạn trong những chừng mực nhất định, phụ thuộc
rất lớn vào diễn biến và tỷ suất sinh lợi bình quân của nền kinh tế.

9
1.3 ĐẶC ĐIỂM NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG:

Năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng trong ngành về cơ bản cũng giống như
năng lực cạnh tranh của các công ty sản xuất khác, cũng là một hàm số của các nhân
tố như: các nguồn lực của chính công ty (như: vốn, con người, trình độ công
nghệ…); sức mạnh thị trường của công ty; thái độ của công ty trước các đối thủ cạnh
tranh; năng lực của công ty để thích ứng với các tình huống thay đỏi, năng lực của
công ty để tạo ra thị trường mới, và môi trường định chế được cung cấp rộng rãi bởi
Chính phủ…

Tuy nhiên, do sản phẩm của ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ, vì vậy các yếu
tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng có sự khác biệt so với một
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thông thường.
Hình 1.1: Mô hình các yếu tố ảnh ảnh năng lực cạnh tranh của NHTM.
Thương hiệu nổi tiếng
Công nghệ ngân hàng
Sản phẩm, dịch vụ
Giá cả
Khả năng của đối thủ
cạnh tranh
Chất lượng nguồn nhân lực
Mạng lưới hoạt động

Năng lực cạnh tranh
của ngân hàng

1.3.1 Thương hiệu nổi tiếng:

Gần đây, thuật ngữ “thương hiệu” đang dần trở nên phổ biến. Thương hiệu có
một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển vượt bậc của một doanh
nghiệp, nó được coi như một tài sản có giá trị rất lớn bởi nó có khả năng tác động

10
đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Tạp chí Fortune năm 1996 đã tuyên bố
rằng “Có một tên tuổi lớn được xem như vũ khí cơ bản trong cạnh tranh”.

Do tầm quan trọng nêu trên, thương hiệu có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực
cạnh tranh của các ngân hàng trên thị trường tài chính – tiền tệ. Có được một
thương hiểu nổi tiếng sẽ hỗ trợ cho ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng đến
với mình. Đồng thời, ngân hàng có thể có được những khách hàng trung thành và
lòng trung thành đối với thương hiệu của khách hàng cho pháp ngân hàng có thể dự
báo và kiểm soát thị trường. Hơn nữa, nó tạo nên một rào cản, gây khó khăn cho các
ngân hàng khách muốn xâm nhập thị trường.

1.3.2 Công nghệ ngân hàng:

Sản phẩm ngân hàng, như đã trình bày, chính là những sản phẩm dịch vụ mang
đến lợi nhuận và tiện ích cho khách hàng. Các loại sản phẩm này không có tính thay
thế như dạng sản phẩm thông thường. Các ngân hàng luôn cố gắng tạo ra các sản
phẩm tiện ích cho khách hàng như: đóng tiền điện qua hệ thống máy ATM
(Automatic Teller Machine), kiểm soát số dư tài khoản tại nhà.

Những điều trên có thể thực hiện được chính là nhờ vào vai trò của công nghệ.
Đặc biệt là với công nghệ ngân hàng hiện đại ngày nay, ngân hàng có thể cung cấp
ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng
của các khách hàng “thượng đế”. Ngân hàng nào ứng dụng được công nghệ hiện đại
vào kinh doanh thì chắc chắn sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh, gia tăng lực cạnh tranh

1.3.3 Sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên thị trường

Như đã trình bày, sản phẩm ngân hàng là sản phẩm dịch vụ với mục đích mang
đến nhiều tiện ích cho khách hàng.

Thời gian gần đây, sản phẩm ngân hàng ngày càng trở nên phong phú và đa
dạng. Ví dụ như sự xuất hiện của loại sản phẩm là máy rút tiền tự động ATM với
nhiều chức năng, các hình thức gửi tiết kiệm khác như (như: tiết kiệm hưởng lãi
suất bậc thang, tiết kiệm online…), các hình thức cho vay đa dạng (như: cho vay
mua nhà trả góp hưởng lãi suất ưu đãi, tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay…).

11

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các ngân hàng luôn cho ra đời nhiều
loại hình ưu đãi, nhiều tiện ích để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, ngoài chủng loại
sản phẩm cho khách hàng (thời gian giải quyết thủ tục, hồ sơ) cũng là một yếu tố
quan trọng không kém để có thể thu hút khách hàng.

1.3.4 Giá cả

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng nhiều chủng loại sản phẩm mới
với nhiều tiện ích, giá cả cũng sẽ là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng.
Bởi lẽ, mỗi người khi đầu tư đều tính toán và chọn lựa hướng đầu tư sao cho
có lợi nhất.

Giá cả là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp nói chung, và các ngân hàng nói riêng. Giá cả đối với ngân hàng chính là
mức lãi suất (bao gồm cả lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn) hoặc là mức phí
dịch vụ.

Thực tế, hiện nay trên thị trường tiền tệ luôn có sự cạnh tranh giữa các ngân
hàng thông qua việc tăng lãi suất huy động vốn, giảm lãi suất cho vay và dịch vụ
phí. Các NHTM sẳn sằn cắt giảm lợi ích để chiếm lấy khách hàng tạo ra cạnh tranh
mạnh về giá cả.

1.3.5 Khả năng tranh đua của các đối thủ cạnh tranh:

Sự có mặt của cùng lúc nhiều ngân hàng trên cùng một địa bàn, một quốc gia đã
tạo nên sự cạnh tranh và bản chất cạnh tranh được phản ảnh bởi sự tranh đua này.

Để có thể tham gia và thắng thế cạnh tranh, hay nói cách khác là để có thể có
được năng lực cạnh tranh và thắng thế trong cạnh tranh đòi hỏi các ngân hàng phải
nổ lực tập trung vào mọi mặt hoạt động của mình từ quảng cáo; marketing; bán
hàng (cung cấp sản phẩm dịch vụ thái độ, cung cách phục vụ khách hàng… vì đây là
động lực trực tiếp cho sự tạo ra và nâng cao không ngừng năng lực cạnh tranh của
đơn vị mình.

Trong số những ngân hàng tham gia trên thị trường, những đối thủ nào chiếm
nhiều thị phần sẽ đóng vai trò chủ chốt và có khả năng chi phối hoạt động của các

12
ngân hàng khác. Từ đó, trong chiến lược của mình, các ngân hàng không thể nào
không nghiên cứu, đánh giá khả năng của các đối thủ của mình trước khi đề ra chiến
lược và giải pháp thực hiện.

1.3.6 Chất lượng nguồn nhân lực:

Con người luôn là nhân tố trung tâm của sự phát triển. Do đó, nếu như có được
nguồn nhân lực có chất lượng cao, nghĩa là có trình độ và tay nghề cao, thì năng lực
cạnh tranh của một ngân hàng sẽ được nâng cao so với các đối thủ của mình.

Với các cán bộ quản lý có đẳng cấp và một đội ngũ nhân viên có trình độ, có
kinh nghiệm thì sẽ rút ngắn được tiến trình giải quyết công việc, đồng thời chất
lượng công việc cũng sẽ được đảm bảo ngày càng tạo được niềm tin nơi khách
hàng.

1.3.7 Mạng lưới hoạt động:

Mạng lưới hoạt động cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng rất
lớn. Tuy nhiên, không phải mạng lưới hoạt động càng nhiều, càng rộng khắp thì sẽ
tạo được tiếng vang và chiếm được thị phần lớn trên thị trường. Bởi vì, có những
chi nhánh, phòng giao dịch mới hoạt động thành công, nhưng cũng có một số chi
nhánh mở ra lại thất bại, kinh doanh không hiệu quả, doanh số không đạt chỉ tiêu…

Việc mở rộng mạng lưới hoạt động phải qua khâu nghiên cứu, khảo sát và phân
khúc thị trường, nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong từng mảng
thị trường để từ đó xác định sự cần thiết phải mở rộng mạng lưới kinh doanh tại
từng phân khúc thị trường đó.
1.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THÀNH CÔNG
TRONG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH.

1.4.1 Về phát triển nguồn nhân lực:

Về phát triển nguồn nhân lực góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh phải nói
đến NHTMCP Á Châu (ACB). Là một NHTMCP đạt nhiều thành tựu và có vị thế
cạnh tranh mạnh trên thương trường. ACB có mục tiêu là tối ưu hoá nguồn nhân
lực, và là ngân hàng được đánh giá cao trong việc đào tạo, thu hút nhân lực, coi

13
nhân viên là tài sản quý và quan trọng. Là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam có
trung tâm đào tạo riêng .
Chính sách tuyển dụng là ưu tiên chọn lựa sinh viên xuất sắc, người có kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn cao, ACB quan tâm tìm kiếm ứng viên giỏi, có tố chất
lãnh đạo để đào tạo đội ngũ kế thừa, biết tạo môi trường thực tập quản lý, tạo thử
thách làm việc từ quản lý nhóm và phát triển, phát huy năng lực lãnh đạo.

Chính sách nhân sự của ACB trên cơ sở kế hoạch phát triển nhân lực dài hạn,
tạo môi trường làm việc thăng tiến và cơ hội phát triển năng lực, có chính sách đãi
ngộ thỏa đáng gắn với kết quả công việc đạt được, không trả lương cào bằng. Trong
huy hoạch, đề bạt ưu tiên nhân lực trẻ có năng lực, lòng nhiệt quyết và có thành tích
tốt trong công việc

Với chính sách nhân lực này góp phần đáng kể cho sự thành công của ACB
trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và có thể xem là bài học kinh nghiệm cho
các ngân hàng nghiên cứu, ứng dụng.

1.4.2 Phát triển sản phẩm mới tạo lợi thế cạnh tranh:

Sản phẩm dịch vụ thẻ là một lợi thế mạnh của hệ thống NHNT Việt Nam, là
ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ, nên hiện tại
NHNT Việt Nam vẫn giữ vị trí hàng đầu về thị phần thanh toán và cũng là đơn vị
duy nhất chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới:
Visa, MasterCard, JCB, Amex, Diners club. Không chỉ là ngân hàng đại lý thanh
toán lớn nhất cho các tổ chức thẻ quốc tế ở Việt Nam, NHNT Việt Nam còn trực
tiếp phát hành thẻ tín dụng quốc tế: Vietcombank MasterCard, Vietcombank Visa,
Vietcombank American Express. Trong đó, NHNT là ngân hàng độc quyền phát
hành thẻ American Express – một trong sản phẩm thẻ có uy tín và dịch vụ tốt nhất
trên thế giới tại thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, NHNT còn có thẻ ghi nợ nội địa Connect 24 tạo ứng dụng hiệu quả,
với thẻ Connect 24, khách hàng sẽ thực hiện các giao dịch tự động tại các máy
ATM của NHNT trên toàn quốc, và có thể thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại 5,000
đơn vị chấp nhận thẻ khắp cả nước.

14

Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cuối năm 2006, NHNT Đồng Tháp là đơn vị dẫn
đầu về đầu tư dịch vụ thẻ, toàn tỉnh chỉ có 12 máy ATM thì 5 máy thuộc về NHNT
Đồng Tháp, số thẻ phát hành 3,672 thẻ chiếm 34% thị phần và danh số thanh toán
đạt 32 tỷ đồng, chiếm 27% thị phần thanh toán thẻ. Điều đáng nói là NHNT Đồng
Tháp mới chỉ có 01 Hội sở tại Thành phố Cao Lãnh nhưng đã trang bị máy ATM ở
nhiều trọng điểm thương mại, khu công nghiệp phục vụ tốt khách hàng sử dụng thẻ.

1.4.3 Phát triển mạng lới hoạt động
NHPT Nhà Đồng Tháp thành lập năm 1997, sau 10 năm hoạt động Ngân
hàng Phát triển Nhà đã phát triển mạnh mạng lưới gồm một Hội sở và 6 phòng giao
dịch ở các huyện thị, đã phát triển thị phần đứng thứ 3 sau NHNNo Đồng Tháp và
sắp ngang bằng với NHCT Đồng Tháp. Đây là sự phát triển vượt bậc về mạng lưới
hoạt động qua đó phát triển thị phần đáng kể, kể cả tính dụng và huy động vốn,
đồng thời thu hút nguồn nhân lực trẻ góp phần thúc đẩy NHPT Nhà Đồng Tháp có
vị thế khá cao trên địa bàn.

15
Kết luận chương 1:

Cạnh tranh là tất yếu trong kinh tế thị trường. Có cạnh tranh thì mới thúc đẩy
phát triển.

Cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Riêng trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp, cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thời gian gần đây diễn ra từng
giờ, từng phút với không khí vô cùng sôi động và mang tính sống còn.
Chính vì lý do này, viêc phân tích cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng, các
yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh
tranh và kinh nghiệm từ các ngân hàng đang thành công trong việc nâng cao năng
lực cạnh tranh nhằm mang đến một cái nhìn tổng quát trong phân tích, đánh giá
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp ngân hàng để có thể đưa ra những giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngân hàng nói chung và NHCT Đồng
Tháp nói riêng.

16
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Đồng Tháp.

2.1.1.1 Quá trình hình thành của NHCT Đồng Tháp.
Thực hiện theo chủ trương chuyển đổi thành mô hình ngân hàng 2 cấp,
NHCT Đồng Tháp hình thành từ 2 Ngân hàng Thị xã Cao lãnh và Ngân hàng Thị xã
Sađéc trực thuộc NHNN tỉnh Đồng Tháp. Ra đời năm 1988 thời điểm nước ta trong
tình trạng lạm phát cao. Nguồn vốn ban đầu thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, Công
nghệ còn lạc hậu. Tổng số CBCNV là 76 người trình độ đại học chỉ 6 người. Còn
lại chủ yếu là trung cấp, sơ cấp, và chưa qua đào tạo. Nguồn vốn, năm huy động tại
chổ là 2,238 triệu đồng, dư nơ cho vay là 10,550 triệu đồng. Đến nay, 2006 – NHCT
Đồng Tháp đã là một Chi nhánh NHTMNN thuộc NHCTVN.
Tổng lao động là 152 người trong đó trên 60 % đạt trình độ đại học, còn lại
đa số ở trình độ trung cấp và số ít chưa qua đào đạo. tổng nguồn vốn huy động tại
chổ là 520,329 triệu đồng gấp 240 lần so 1988, dư nợ cho vay 1,427,326 triệu đồng,
gấp 135 lần so mới thành lập.
NHCT Đồng Tháp cũng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, phát triển
cung cấp dịch vụ ngân hàng và cho vay các thành phần kinh tế, phát triển đầu tư cho
vay mạnh kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt có những thành công lớn trong đầu tư
cho vay kinh tế hộ gia đình phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế địa phương tỉnh
Đồng Tháp.
2.1.1.2 Chức năng hoạt động:
• Huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước.

17
• Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ cho tất cả các
doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt cho vay hợp
vốn.
• Kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ liên quan đến ngoại hối, chi trả kiều
hối.
• Thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT chiết khấu chứng từ có giá
• Thanh toán trong nước và ngoài nước với nhiều phương thức khác nhau.
• Tham gia liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế.
• Cung cấp dịch vụ tư vấn trong lãnh vực đầu tư, các lãnh vực khác về ngân
hàng.
• Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thư tiền mặt.
• Thực hiện chi lương trực tiếp hay qua máy rút tiền tự động

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức:
18

HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHCT ĐỒNG THÁP.

GIÁM ĐỐC
P.GIÁM
ĐỐC
P.GIÁM
ĐỐC
P.Tiền tệ&
Kho Quỹ
P.K.hàng
số 1
P.K.hàng
sô2
P.TCHC
P.Kế toán
PHÒNG GD
1,2,45
NHCT SAĐÉC
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
Tổ QLRR&
NCVĐ
P.KHÁCH
HÀNG
P.KẾ
TOÁN
P.TCHC
P.TIỀN TỆ &
KHO QUỸ
P.GD SỐ 3
P.Q.Lý
RR&NCVĐ
P KTKSNB
P KTKSNB

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *